You are on page 1of 44

Mục lục

BÀI THI
Câu 1 (1.5 điểm):
Miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng
cho
việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của
nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi
được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:
a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lit hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lit hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0
lít. (0.25 điểm)
Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là
chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lit thì được miễn
thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy
định của pháp luật (0.25 điểm)
⇒ Như vậy, anh Ân được phép mang rượu xách tay về Việt Nam, số lượng vượt định mức
là 0.5 lít (< 1 lit) được miễn thuế cả chai. (0.25 điểm)
⇒ Các loại thuế được miễn: (1) miễn thuế nhập khẩu (0.25 điểm), không chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt (0.25 điểm) và thuế giá trị gia tăng (0.25 điểm)
Câu 2
Ý 1: Huy động nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước, đồng thời sử dụng nguồn thu
này để đầu tư giải quyết các vấn đề có liên quan đến môi trường. (0,25 điểm)
Ý 2: Thông quan việc thu thuế bảo vệ môi trường sẽ góp phần thay đổi nhận thức và hành vi
của tổ chức, cá nhân trong việc giữ gìn môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
(0.25 điểm)
Ý 3: Khuyến khích phát triển kinh tế đi liền giảm ô nhiễm môi trường, phù hợp với tinh hình
kinh tế hiện nay và xu hướng phát triển của thế giới. (0,25 điểm)
Ý 4: khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới công nghệ theo hướng đảm bảo an toàn, thân thiện
với môi trường. (0,25 điểm)
Ý 5: Tương ứng với mỗi ý nêu trên sinh viên có thể nêu một ví dụ hoặc phân tích (0,25
điểm)
Câu 3
Ý 1 (1 điểm).
1. Máy điều hòa công suất 70.000 BTU;
+ Thuế nhập khẩu:
Giá CIF = FOB + F + I = 2.000 + 300 + 46 = 2.346 USD. (0.25 điểm)
⇒ Thuế nhập khẩu phải nộp = 10 * 2.346 * 15% * 23.000 = 80.937.000 VND (0.25 điểm)
⇒ Thuế TTĐB phải nộp = (10 * 2.346 *23.000 + 80.937.000) * 10%=62.051.700 VND (0.25
điểm)
⇒ Thuế GTGT phải nộp = (10 * 2.346* 23.000 + 80.937.000 + 62.051.700) *10% =
68.256.870 VND (0.25 điểm)
Ý 2 (1 điểm).
2. Rượu vang nồng độ cồn 13%:
→ Giá tính thuế nhập khẩu = 3 * 500 * 250 – 10.000 = 365.000 USD (0,25 điểm)
→ Thuế NK phải nộp = 365.000 * 50% * 23.000 = 4.197.500.000 VND (0.25 điểm)
→ Thuế TTĐB phải nộp = 365.000 * 1,5 * 35% * 23.000 = 4.407.375.000 VND (0.25 điểm)
→ Thuế GTGT phải nộp = 365 * 1,5 * 1,35 * 10% * 23.000 = 1.699.987.500 VND (0.25
điểm)
Ý 3 (1 điểm)
3. Máy điều hòa công suất 100.000 BTU
Giá tinh thuế NK = 3 * 2.500=7.500 USD (0.25 điểm)
Thuế NK = 7.500 * 15% * 23.000 = 25.875.000 VND (0.25 điểm)
Vì là máy điều hòa có công suất trên 90.000 BTU nên không chịu thuế TTĐB (0.25 điểm)
Thuế GTGT = 7.500 * (1+15%) * 10% * 23.000 = 19.837.500 VND (0.25 điểm)
Câu 4: SV trả lời được một số nội dung chính: (3,5 điểm)
Ý 1 (1.0 điểm): Xác định Trị giá hải quan
- Chi phi thiết kế bao bì là 2000 usd trên hóa đơn phải cộng vào giá tính thuế của hàng
nhập khẩu; vì đây là khoản điều chỉnh cộng theo quy định về chi phí thiết kế ở nước
ngoài: (0.25 điểm)
- Chi phí vận tải biển 300 USD và chi phí Bảo hiểm hàng hóa 50 USD là khoản điều
chỉnh cộng theo quy định; (0.25 điểm)
- Các chi phí khác đều không điều chỉnh theo quy định; (0.25 điểm)
- Trị giá hải quan được xác định :
⇒ TGHQ = (18.000 + 2000 + 300 + 50) x 23.000 = 468.050.000 VNĐ (0.25 điểm)
Ý 2 (1.25 điểm)
Trường hợp DN có C/O Form D hợp lệ - Căn cứ theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi Đặc
biệt (ATIGA) thì mặt hàng trên có thuế suất thuế NK 0% (0,25 điểm)
và Căn cứ theo biểu thuế GTGT (83/2014 TT-BTC) thì mặt hàng trên có thuế suất VAT
là 10% (0.25 điểm).
- Xác định số thuế doanh nghiệp nộp COHQ:
Thuế NK = 468.050.000 * 0% = 0 VND (0.25 điểm)
Thuế giá trị gia tăng (VAT)=(468.050.000+0) x 10% = 46.805.000 VNĐ (0.25 điểm)
Tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp = 46.805.000 VNĐ (0.25 điểm)
Ý 3 (1.25 điểm)
Trường hợp DN không có C/O Form D. Căn cứ theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
(125/2017/NĐ-CP) thì mặt hàng trên có thuế suất thuế NK 30% (0.25 điểm) và Căn cứ
theo biểu thuế GTGT (83/2014/TT-BTC) thì mặt hàng trên có thuế suất VAT là 10%
(0.25 điểm).
Xác định số thuế doanh nghiệp nộp CQHQ:
Thuế NK = 468.050.000 × 30% = 140.415.000 VNĐ (0.25 điểm)
Thuế giá trị gia tăng = (468.050.000 +140.415.000) x 10% = 60.846.500 VND (0.25 điểm)
Tổng số thuế doanh nghiệp phải nộp = 201.261.500 VNĐ (0,25 điểm)

LÝ THUYẾT XUẤT XỨ (C/0)


I. QUY TẮC XUẤT XỨ
Quy tắc xuất xứ (ROO – Rule Of Origins)
• Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quy tắc xuất xứ là tập hợp các
tiêu chí cần thiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa.

• Quy tắc xuất xứ ưu đãi (Preferential ROO) là tập hợp các tiêu chí được thiết kế nhằm đảm
bảo hàng hóa đó được hưởng ưu đãi thuế quan FTA nếu tuân thủ các quy định về xuất xứ áp
dụng với hàng hóa trong FTA đó.
Mục đích của Quy tắc xuất xứ
1. Quy tắc xuất xứ được hiểu như “quốc tịch” của hàng hóa => hải quan xác định được hàng
hóa đến từ đâu, có “xứng đáng” được hưởng ưu đãi thuế quan hay không.
• Quy tắc xuất xứ trong FTA => đảm bảo rằng hàng hóa được coi là “có xuất xứ” trong FTA
=> hưởng ưu đãi thuế quan => và ngược lại.
2. Quy tắc xuất xứ giúp cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng tránh gian lận
thương mại”.
3. Quy tắc xuất xứ giúp đo mức độ thụ hưởng ưu đãi thuế quan FTA.
• Tính bằng kim ngạch xuất khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).
Các loại quy tắc xuất xứ

Có 2 loại quy tắc xuất xứ chính, được phân chia theo mục đích áp dụng và thị trường nhập
khẩu, đó là:

• “Quy tắc xuất xứ ưu đãi” nhằm mục đích được hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập
khẩu.

• “Quy tắc xuất xứ không ưu đãi” không nhằm mục đích hưởng thuế quan ưu đãi tại thị
trường nhập khẩu mà Việt Nam không có FTA hoặc không bị ràng buộc bởi một thỏa thuận
ưu đãi thuế quan nào.
“Quy tắc xuất xứ ưu đãi”

Ưu đãi đơn phương

• Ưu đãi thuế quan mà các nền kinh tế phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,…) dành cho các
nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia,
Bangladesh,...).

• Ưu đãi một chiều và không phải là kết quả của đàm phán.

• Khi các nền kinh tế phát triển (A) đánh giá một nền kinh tế đang hoặc kém phát triển (B) đã
trưởng thành tương đối trong một số ngành hàng cụ thể, A có thể sẽ rút lại các ưu đãi thuế
quan đã dành cho (B).

Ưu đãi song phương

• Là kết quả của quá trình đàm phán các FTA hoặc các thỏa thuận thương mại song phương.

• Việt Nam hiện đang có các FTA song phương với: • Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile.

• ASEAN và EAEU – Liên minh Kinh tế Á Âu • EU – 28 quốc gia thành viên.

Ưu đãi đa phương

• Là kết quả của quá trình đàm phán các FTA hoặc các thỏa thuận thương mại bao gồm nhiều
hơn 2 Bên thành viên.

• TPP hoặc RCEP là những FTA đa phương.

Quy tắc xuất xứ ưu đãi có các tiêu chí:


+ Xuất xứ thuần túy (WO).
+ Xuất xứ thuần túy FTA (WO-AK hoặc WO-RCEP).
+ Được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ (PE).
+ Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) Hàm lượng Giá trị Khu vực (RVC).
+ Công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP) hoặc sự kết hợp của bất kỳ các tiêu chí nào
trong số các tiêu chí kể trên.

Xuất xứ thuần túy (WO – Wholly Obtained)

Ví dụ: Cà phê hòa tan có quy tắc xuất xứ thuần túy ATIGA và được sản xuất tại Việt Nam

• Cà phê được trồng và thu hoạch tại tỉnh Lâm Đồng.

• Sữa được thu hoạch toàn bộ tại huyện Củ Chi.

• Đường được sản xuất toàn bộ từ mía của tỉnh Quảng Ngãi.

Cà phê, sữa và đường được gom chế biến thành cà phê tan tại Vina Café Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai => đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuần túy ATIGA, có nghĩa 100% nguyên liệu phải có xuất
xứ thuần túy Việt Nam.

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (tại một bên thành viên xuất khẩu).
• Được hiểu là xuất xứ thuần túy trong phạm vi lãnh thổ của một FTA, tức nhiều hơn MỘT
Bên thành viên của FTA đó.
• WO-FTA có thể tìm thấy trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc
(AKFTA) và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mỗi Bên thành viên được
coi như một tỉnh/ thành phố/ địa phương của Việt Nam (hoặc của bất cứ thành viên FTA
nào).
Ví dụ: • sữa có xuất xứ thuần túy New Zealands.
• đường có xuất xứ thuần túy Malaysia
• cà phê có xuất xứ thuần túy Việt Nam
Việt Nam nhập khẩu sữa và đường nói trên về chế biến cà phê hòa tan có xuất xứ thuần túy
TPP, khi xuất khẩu từ Việt Nam tới các thành viên TPP => sản phẩm này được ghi trên C/O
hoặc CNXX với tiêu chí “WO” – được hiểu là “WO-TPP”.
Quá trình chuyển đổi cơ bản của hàng hoá
• Hàng hoá có thể không có xuất xứ thuần tuý tại 1 nước (VD: Việt Nam) nhưng trải qua 1
quá trình chuyển đổi cơ bản ở nước đó (Việt Nam) thì gọi là hàng hoá có xuất xứ ở nước đó
(Việt Nam):
• Tiêu chí CTC (Chuyển đổi mã HS của hàng hoá).
Quy tắc De Minimis (Chỉ áp cho tiêu chí CTC).
• Quy tắc cộng gộp.
• Tiêu chí RVC (Regional Value Content – Xuất xứ nội vùng).
• Quy tắc cộng gộp.
• Tiêu chí về quá trình sản xuất, gia công.
Tiêu chí “PE” PE có nghĩa là được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu “có xuất xứ”. Các trường
hợp sau đây có thể được coi là đáp ứng tiêu chí “PE”:
• (i) Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí WO.
• (ii) Được sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu đáp ứng tiêu chí RVC, CTC và/ hoặc tiêu chí
Công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP).
• (iii) Được sản xuất toàn bộ từ các nguyên liệu đáp ứng tiêu chí PE;
CTC (Chuyển đổi mã số HS của hàng hóa)
CTC (Chuyển đổi mã số HS của hàng hóa) là tiêu chí xuất xứ ngày càng trở nên phổ biến
trong các FTA, được hiểu một cách đơn giản là “mã HS của thành phẩm phải khác mã HS
của các nguyên liệu đầu vào ở cấp 2 số, 4 số hoặc 6 số tùy vào Quy tắc cụ thể mặt hàng
(PSR) áp dụng cho thành phẩm đó.
• CTC bao gồm:
• CC (Change in Chapter – Chuyển đổi Chương); Chặt nhất, khó nhất trải qua quá
trình biến đổi hoàn toàn thành 1 sản phẩm khác
• CTH (Change in Tariff Heading – Chuyển đổi Nhóm): vừa Nguyên liệu và Thành
phẩm hàng hoá nằm cùng 1 chương, nhưng ko cùng 1 nhóm
• CTSH (Change in Tariff Sub-Heading – Chuyển đổi Phân nhóm): Lỏng nhất NL và
thành phẩm cùng phân nhóm phân nhóm khác Cấp độ phổ biến là CTH
Một số đặc tính cơ bản của tiêu chí CTC:
• CTC chỉ áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ, chỉ áp dụng cho công đoạn sản xuất
hàng hoá cuối cùng để hợp nhất các nguyên liệu không có xuất xứ
• Nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá phải có mã HS khác
với mã HS của thành phẩm mà chúng tạo nên
• Ngoại lệ của CTC: De Minimis (chỉ áp dụng với CTC, không áp dụng với RVC)
• Ưu điểm: khách quan, đơn giản, rõ ràng, dễ dự đoán.
“CTC ex from” – “CTC loại trừ”
Trong Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) của nhiều FTA, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều
mã HS có quy tắc “CTC ngoại trừ một số mã HS nhất định”. Điều đó có nghĩa là “nếu mã HS
của nguyên liệu trùng với mã HS được liệt kê tại cụm từ “loại trừ/ ngoại trừ một số mã HS
nhất định” thì nguyên liệu đó phải chứng minh là có xuất xứ FTA.
VD: Trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), quy tắc xuất
xứ áp dụng đối với Chương 02 (Thịt và phụ phẩm ăn được từ thịt sau giết mổ) là CC ngoại
trừ từ Chương 01. Điều đó có nghĩa là “nếu mã HS của 32 nguyên liệu thuộc Chương 01 thì
nguyên liệu đó phải có xuất xứ trong phạm vi AJCEP.
De Minimis
De Minimis là được hiểu là “tỷ lệ không đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí
CTC” nhưng thành phẩm vẫn được coi là có xuất xứ nếu tỷ lệ đó không vượt quá ngưỡng X%
hoặc trị giá hoặc trọng lượng của thành phẩm
• Tỷ lệ được tính bằng trọng lượng hoặc trị giá của nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí
CTC chia cho tổng trọng lượng hoặc trị giá FOB của thành phẩm có sử dụng nguyên vật liệu
đó.
• X% thay đổi tùy theo quy định tại các FTA. Thông thường tỷ lệ này là 10% hoặc trọng
lượng hoặc trị giá.
• Một số FTA có quy định chặt hơn - chỉ cho phép ngưỡng 7% hoặc 8% với một số mặt hàng
nhất định.
Ví dụ:
• Dệt may là nhóm sản phẩm duy nhất có phần mô tả hàng hóa bằng trọng lượng.
• Theo tỷ trọng của bông, xơ, sợi đặc thù được sử dụng để tạo nên thành phẩm dệt may đó.
• Hàng hóa có thể được mô tả theo chiều dài của sản phẩm, độ dày mỏng của sản phẩm
(nhóm hàng sắt thép thuộc các Chương từ 72 – 76)
• Mã HS 5208.31: vải vân điểm đã nhuộm, trọng lượng không quá 100g/m2 );
• Mã HS 5204.11: chỉ khâu làm từ bông, chưa đóng gói để bán lẻ, có tỷ trọng bông từ 85%
trở lên;
• Mã HS 7208.25: thép cuộn không hợp kim cán phẳng, có chiều dày từ 4.75 mm trở lên.
RVC được tính theo 2 cách: trực tiếp hoặc gián tiếp.
Cộng gộp
Có 3 hình thức cộng gộp cơ bản:
• (i) Cộng gộp thông thường (Accumulation): Đây là hình thức cộng gộp áp dụng trong tất
cả các FTA Việt Nam là thành viên. Nguyên liệu đáp ứng tiêu chí xuất xứ cụ thể quy định
cho nguyên liệu đó thì sẽ được cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu vào công đoạn sản
xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.
• (ii) Cộng gộp toàn bộ/ Cộng gộp đầy đủ (Full Cumulation): Đây là hình thức cộng gộp
áp dụng trong các FTA thế hệ mới (TPP) hoặc áp dụng cho một số nhóm hàng nhất định
trong một số FTA như nhóm hàng dệt may trong AJCEP; nhóm hàng dệt may trong
AANZFTA. Quy định này cho phép nguyên liệu không nhất thiết phải đáp ứng đúng quy tắc
xuất xứ dành cho nguyên liệu đó.
• (iii) Cộng gộp bán phần (Partial Cumulation): Đây là hình thức cộng gộp được quy định
duy nhất trong ATIGA, theo đó nếu nguyên liệu đáp ứng quy định tại khoản (i) thì áp dụng
cộng gộp 100% trị giá của nguyên liệu; nếu nguyên liệu chỉ đáp ứng ngưỡng RVC từ 20 đến
39% thì được cộng gộp đúng số phần trăm thực tế trong khoảng từ 20 đến 39% đó vào công
đoạn sản xuất tiếp theo để xác định xuất xứ cho hàng hóa.
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THUẾ SUẤT NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI, THUẾ
SUẤT NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CHO HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU VÀO VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định thuế suất
đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông
thường và được áp dụng như sau:

Điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi:


- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng
hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ
nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại
với Việt Nam;
- Mức thuế ưu đãi Tối huệ quốc MFN, hay còn gọi là thuế suất ưu đãi là thuế dành cho các
nước là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và những nước tuy chưa phải là
thành viên WTO nhưng đã ký hiệp định thương mại song phương.
IV/ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG THUẾ NK ƯU ĐÃI
- Hàng hóa NK có XX từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực
hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với VN.
- Hàng hóa từ khu phi thuế quan NK vào TT trong nước đáp ứng
ĐK XX từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử
tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với VN.
- Phải thuộc danh mục các nhóm mặt hàng, mặt hàng được hưởng
thuế ưu đãi nhập khẩu, thuế suất ưu đãi.
Ví dụ: Hàng hóa nhập khẩu từ Brazil sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi do Việt Nam và
Brazil cùng là thành viên của WTO
VD: Hàng hóa có xuất xứ từ Greenland được hưởng thuế xuất NK theo thỏa thuận đối xử Tối
huệ quốc trong quan hệ thương mại của Quốc vương Đan Mạch với Việt Nam, do cả Đan
Mạch và Việt Nam đều chấp nhận các Hiệp định của WTO, các nghĩa vụ và quyền lợi, bao
gồm cả đối xử tối huệ quốc trong thuế quan nhập khẩu giữa 2 nước cũng sẽ được áp dụng
trong trường hợp này.
Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước có thỏa thuận đối xử Tối huệ quốc trong quan hệ
thương mại với Việt Nam nếu chưa được đưa vào Danh mục giảm thuế mà Việt Nam đã cam
kết thì được áp dụng thuế suất ưu đãi.

Điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt:
- Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam ban hành kèm theo các Nghị định
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
- Được nhập khẩu từ các nước là thành viên của Hiệp định.
- Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp định vào Việt Nam.
- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong từng Hiệp định, có Giấy chứng nhận xuất
xứ hàng hóa CO form mẫu theo quy định hiện hành của pháp luật.
V/ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG THUẾ NK ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT
- Nước XK phải là thành viên của FTA.
- Hàng hóa NK phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế quan.
- Hàng hóa phải tuân thủ quy tắc xuất xứ của FTA đó và được cấp
℅.
- Các nước nằm nhóm nước ASEAN.
- Hàng hóa đáp ứng quy tắc vận tải trực tiếp: được vận chuyển
thẳng hoặc vận chuyển quá cảnh từ nước XK là thành viên của
hiệp định đến Việt Nam.

Ví dụ: điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định VCFTA
(căn cứ vào Nghị định 112/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2022) bao gồm các điều kiện:
- Thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định
112/2022/NĐ-CP
- Được nhập khẩu vào Việt Nam từ Cộng Hòa Chi Lê
- Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa (trong đó có quy định về vận chuyển trực
tiếp) và có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định
VCFTA)
- Ngoài ra hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam nhập khẩu vào thị trường trong
nước được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định VCFTA
phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Nghị định
112/2022/NĐ-CP.

CÁC CĂN CỨ ĐỂ PHÂN LOẠI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU


Theo điều 26 Luật Hải quan 2014 (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Hai-
quan-2014-238637.aspx)
Các căn cứ để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu:
1. Hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
2. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả
hàng hóa, đặc tính và các nội dung giải thích kèm theo
3. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt nam được xây dựng dựa trên cơ sở áp
dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa
4. Trên cơ sở Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Danh mục
hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành do Chính phủ quy định, Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành mã số hàng hóa thống nhất với mã số thuộc Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Câu 2(2,5 điểm):
Trong Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương ban hành, anh/chị hãy
giải thích rõ một số thuật ngữ được đề cập ở cột 3 như sau: CC, CTH, CTSH, LVC 30%.?-
Cho ví dụ minh họa.

Giải thích thuật ngữ


(Theo Phụ lục I: QUY TẮC CỤ THỂ MẶT HÀNG (Ban hành kèm theo Thông tư số
03/2023/TT-BTC Ngày 14 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-03-2023-TT-BCT-sua-doi-Thong-
tu-22-2016-TT-BCT-Quy-tac-xuat-xu-hang-hoa-558499.aspx
RVC40 hoặc RVC35 nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hóa, tính theo công thức
quy định tại khoản 1 Điều 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC ngày
03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương không thấp hơn 40% (bốn mươi phần
trăm) hoặc 35% (ba mươi lăm phần trăm) tương ứng, và công đoạn sản xuất cuối cùng được
thực hiện tại một nước thành viên;
Ví dụ: Việt Nam sản xuất máy sấy nông sản xuất khẩu qua Nhật Bản CO form AJ theo Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), tiêu chí hàm lượng khu vực RVC
đạt tối thiểu 40% trị giá xuất khẩu với các chi phí:
Mô tơ điện nhập khẩu từ Pháp: 440 triệu đồng
Bạc đạn nhập khẩu từ Thái Lan: 300 triệu đồng
Ốc vít nhập khẩu Malaysia: 140 triệu đồng
Các vật tư linh kiện sản xuất trong nước: 250 triệu đồng
Chi phí nhân công trực tiếp: 300 triệu đồng
Chi phí phân bổ trực tiếp: 150 triệu đồng
Chi phí sản xuất khác: 50 triệu đồng
Lợi nhuận: 200 triệu đồng
Theo công thức trực tiếp:
Ta có giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác
Giá xuất xưởng = chi phí + lợi nhuận
CHi phí xuất xưởng = nguyên liệu + nhân công + phân bổ trực tiếp
FOB = 440 + 300 + 140 +250 + 300 +150 + 200 + 50 = 1830 triệu đồng
Trị giá nguyên liệu đầu vào không xuất xứ ASEAN: 440 triệu đồng
RVC = (1830 - 440)/1830 = 1390/1830 = 75%
Quan sát thấy hàm lượng giá trị khu vực ASEAN của hàng hóa không thấp hơn 40% (cụ thể
là 75%), vì vậy đã thỏa mãn tiêu chí RVC 40.
Ví dụ: Mặt hàng có mã
LVC30%: Là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản
xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này
so với tổng trị giá của hàng hóa được sản xuất ra. LVC30% nghĩa là hàng hóa phải đạt tỷ lệ
giá trị gia tăng không dưới 30% theo 2 công thức
Trực tiếp: LVC = (trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng
lãnh thổ sản xuất)/trị giá FOB x 100%
Gián tiếp: LVC = (trị giá FOB - Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước,
hoặc vùng lãnh thổ sản xuất)/trị giá FOB x 100%
(nguồn LVC: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/thuat-ngu-tieu-chi-xuat-xu-tren-c-o.html)
WO: nghĩa là hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một
nước thành viên
Ví dụ: Cà phê hòa tan 3 trong 1 có
CC: là việc nguyên liệu không có xuất xứ được chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến
một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu
không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua chuyển đổi mã
HS ở cấp 2 số (Chuyển đổi Chương);
VD: Sản xuất mặt hàng xe đẩy bằng nhựa cho em bé có HS 94037010 được làm từ hạt nhựa
PVC HS 39042110. Quan sát thấy chương của xe đẩy (chương 94) khác với chương của hạt
nhựa (chương 39) nên đã thỏa mãn tiêu chí CC.
CTH: là việc nguyên liệu không có xuất xứ được chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến
một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu
không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi
mã HS ở cấp 4 số (Chuyển đổi Nhóm)
VD: Xích bằng đồng HS 74191000 được sản xuất từ đồng que HS 74071040. Quan sát thấy
sản phẩm xích bằng đồng có HS thuộc nhóm 19, khác nhóm với nguyên liệu đồng que (nhóm
07) nên đã thỏa mãn tiêu chí CTH
CTSH: là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến
một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu
không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi
mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm);
Ví dụ: Ớt xay xuất khẩu có mã HS 09042290 được sản xuất từ quả ớt có HS 09042190. Quan
sát thấy phân nhóm của ớt xay (phân nhóm 22) khác với phân nhóm của ớt xay (phân nhóm
21) nên đã thỏa mãn tiêu chí CTSH.

29.1 C/O là gì?


C/O là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) cấp
phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu
theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác
(nước nhập khẩu) về mặt thuế quan: theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập. (theo Khoản 1 Điều 3 – Nghị định số 31/2018/NĐ-CP)
(Theo Khoản 4 Điều 3 – Nghị định số 31/2018/NĐ-CP)
Văn bản liên quan:
● Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi
tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi
hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
● Thông tư số 39/2018/TT-BCT quy định về kiếm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa
● Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định về xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu
● Thông tư số 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa

2.9.2. C/O được phân chia thành 2 loại chính:

● C/O không ưu đãi (Non-preferential Rules of Origin): Không có chức năng giảm
thuế xuất, nhập khẩu đối với hàng hóa chỉ có vai trò chứng nhận xuất xứ của loại hàng
này.
● C/O ưu đãi (Preferential Rules of Origin): Với loại C/O này sản phẩm sẽ được
giảm thuế, và có vai trò chứng nhận về xuất xứ hàng hóa.
C/O không phải là giấy tờ bắt buộc phải có trong bộ chứng từ khai báo hải quan tuy nhiên các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xin C/O để hoàn thiện thủ tục thông quan dễ dàng hơn
và phục vụ mục đích kinh doanh của đơn vị mình.
+ Form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam đến tất cả các
nước) + CO form A (hàng xuất khẩu sang nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phố
cập GSP)
+ CO form E ( ACFTA) : Hiệp định thương mại hàng hóa Asean-China
+ CO form D (ATIGA) : Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
+ CO form AJ (AJCEP) : Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Asean-Japan
+ CO form VJ (VJEPA) : Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Japan
+ CO form AK(AKFTA): Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN- Korea + CO form
AANZ(AANZFTA) Hiệp định thành lập khu thương mại tự do Asean- Australia, Newzeland
+ CO form Al (AIFTA) : Hiệp định thương mại hàng hóa ASIAN- India CO form VK
(VKFTA): Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Korea
+ CO form VC (VCFTA) : Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile + CO form
EAV(VNEAEUFTA): Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh kinh tế Á-Âu và các
nước thành viên
+ CO form AHK - Hiệp định thành lập khu thương mại tự do Asean- HongKong + CO form
CPTPP Hiệp định CPTPP + CO form RCEP : Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) đã được 15 nước, bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia,
Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Trung
Quốc, Hàn Quốc, ký kết sáng 15/11.

2.9.3 Đơn vị cấp C/O hiện nay :


*Bộ công thương cấp C/O ưu đãi http://www.ecosys.gov.vn/ C/O form A áp dụng với
mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU
C/O form D, E, S, AK, VK, AJ, VJ, EUR1, CPTPP, S, RCEP...
*VCCI - phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam được bộ công thương ủy quyền
cấp:
http://comis.covcci.com.vn/
● C/O form A hàng xuất từ nước khác sang Việt Nam áp dụng hưởng thuế quan phổ cập
(GSP)

● C/O mẫu B cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định xuất xứ
không ưu đãi tại Việt Nam... CO tram X: Cấp cho hàng hóa không đáp ứng quy định
xuất xứ
2.9.4 Qui trình cấp C/O
Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng C/O, phải
đăng ký:
+ Bộ hồ sơ thương nhân
+ 1 bản sao của Giấy phép đăng ký kinh doanh
+ Bản đăng ký dấu DN + mẫu chữ ký của người ký tên CO
+ Bản đăng ký cơ sở sản xuất: diện tích nhà xưởng, số lượng công nhân, số lượng máy
móc, công suất theo tháng
Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho Cơ quan cấp CO, DN phải chuẩn bị đầy Hồ sơ xin
cấp C/O như sau: Sau khi hồ sơ thường nhận đc phố duyên
1. Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền
của doanh nghiệp
2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela...): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại
Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp Mẫu A hoặc
Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cản bộ C/O sẽ tư văn cho DN mua mẫu C/O
nào).
- C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và
Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.
Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O
phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần
dấu và chữ ký của DN).
3. Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.
4. Packing List: 1 bản gốc của DN
5. Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (thông quan)(1 bản
sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”
6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN
và dấu “Sao y bản chính”
7. Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao) nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước
ngoài, hoặc Hoá đơn gia trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các
nguyên vật liệu trong nước
8. Bảng kê nguyên phụ liệu là bảng liệt kê tất cả nguyên phụ liệu sử dụng cấu tạo nên
sản phẩm
9. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu
xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.
Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hưởng dẫn DN giải trình
theo như các mẫu (xem phần "Hướng dẫn giải trình sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xử"
và tư vấn các bước giải trình tiếp theo.
10. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên phụ liệu
hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xử của sản phẩm.Tuỳ
từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo.
2.9.5 Nội dung chi tiết của CO (vd C/O form D)
(1) Goods consigned from: hàng vận chuyển từ đâu
- Exporter's business name, address, country: tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu
(2) Goods consigned to: hàng vận chuyển tới đâu
- Consignee's name, address, country: tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng
– Issued in phát hành tại đâu
- See overleaf note: xem ghi chú ở mặt sau
(3) Means of transport and route: cách thức vận chuyển và tuyến đường
– By sea: bằng đường biển - By air: bằng đường không
- By truck: bằng xe tải, đường bộ - By rail bằng đường sắt
- Departure date: ngày tàu chạy (shipped on board date trên B/L)
- Vessel's name/aircraft: tên tàu/máy bay
- Port of discharge: cảng dỡ hàng
(4) For official use: cho mục đích chính thức (của cơ quan nước nhập)
- Preferent treatment not given: không được hưởng ưu đãi
- Preferent treatment given: được hưởng ưu đãi
(5) Item number: số (thứ tự) hàng hóa
(6) Marks and number on packages; số và ký hiệu trên kiện hàng
(7) Descriptions of Goods: mô tả hàng hóa - Number and types of packages: số lượng và loại
kiện hàng

- Including quantity where appropriate: bao gồm số lượng khi cần thiết - HS number of
importing country mà số HS của nước nhập khẩu - HS = Harmonized Commodity
Description and Coding System: hệ thống hài hòa và mô tả mã hóa hàng hóa.
Muốn biết thực tế hãy học thực tế một cách bài biết
9) Gross weight or other quantity: trọng lượng tổng hoặc số lượng - Value (FOB) whereas
RVC is applied. giá trị FOB khi tiêu chí RVC được áp dụng
(10) Number and date of invoices: số và ngày của hóa đơn (Commercial Invoice)
(11) Declaration by the exporter. khai báo của người xuất khẩu
- Undersigned hereby: ký xác nhận vào dưới đây – Comply with... tuân theo...
- Place and date, signature of authorized signatory: địa điểm, ngày và chữ ký bên xin cấp.
(12) Certification: xác nhận (của cơ quan cấp CO) – Place and date, signature and stamp of
cerifying authority: địa điểm và ngày chữ ký và dấu cơ quan xác nhận.
(13) Others
- Third party invoicing: hóa đơn bên thứ ba Third country invoicing hóa đơn nước thứ ba
- Back-to-back CO: C/O giáp lưng -Issued retroactively: C/O cấp sau
- Accumulation: tiêu chỉ cộng gộp toàn bộ - De minimis: tiêu chí De Minimis, mức linh hoạt
- Partial cumulation: cộng gộp từng phần
– Exhibitions: hàng phục vụ triển lãm
(8) Origin criterion: tiêu chí xuất xứ
Cấp sau: (Issued Retroactively)
Sau 1 ngày VC, EAV
Sau 3 ngày. E. DAJ,VJ, S, X
Sau 3 ngày làm việc AK, VK, AI, AANZ
VK*: Sau 2 ngày làm việc và cả ngày XK.
WO (wholly obtained): xuất xứ thuần túy: được hiểu là hàng hóa thu được toàn bộ trong
phạm vi lãnh thổ của Bên thành viên xuất khẩu hoặc được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu
có xuất xứ thuần túy của Bên thành viên xuất khẩu đó. Những hàng hóa đạt tiêu chí XX này
bao gồm :
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trong được thu hoạch, hai hoặc thu lượm ở đó. Ví dụ: cà
phê được trồng ở Tây Nguyên là hàng hóa có xuất xứ thuần túy vì Tây Nguyên là lãnh thổ
của Việt Nam,
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng ở đó.
3. Các sản phẩm thu được từ động vật sống được đề cập tại khoản 2 của điều này.
4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm
hoặc săn bắt tại đó.
5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4,
được chiết đáy biển. xuất hoặc lấy ra từ đất, vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới
6. Các sản phẩm lấy từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của
Bên đó, với điều kiện là Bên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải,
7. đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế. Các sản phẩm đánh bắt ở biển và các sản
phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký tại một Bên hoặc được
phép treo cờ của Bên đó.
8. Các sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký tại một
Bên hoặc được phép treo cờ của Bên đó, trừ các sản phẩm được đề cập tại khoản 7 của điều
này.
9. Các vật phẩm được thu thập ở đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban
đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chi có thể vứt bỏ hoặc dùng làm
các nguyên vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế.
10. Các hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại một Bên chỉ từ các sản phẩm được đề cập
từ khoản 1 đến khoản 9 của điều này.
=>Như vậy đối với việc xác định tiêu chỉ WO khả dễ dàng tức là các sản phẩm được sản xuất
tại quốc gia xuất khẩu mà sản phân đó không có yếu tố từ quốc gia khác thì được áp dụng
tiêu chí WO.
Lưu ý: Điều kiện xin và được công nhận tiêu chí WO thì cần phải có bảng kê thu mua có xác
nhận của địa phương mà sản phẩm, hàng hóa được nuôi trồng/ đánh bất/sản xuất.
* Non wholly obtained: xuất xứ không thuần túy Là các hàng hóa mà không đáp ứng được
các yêu cầu bên trên.
1 / Hàm lượng giá trị nội địa - LVC (Local Value Content), khu vực – RVC (Regional
Value Content)
“Hàm lượng giá trị nội địa, khu vực là trị giá nguyên vật liệu có xuất xứ từ nước, nhóm nước
hoặc vùng lãnh thổ sản xuất chiếm một tỉ lệ nhất định.
+ Ví dụ với LVC: Hàng hóa A có tổng giá trị nguyên vật liệu có xuất xứ Việt Nam là 40%,
với VKFTA quy định hàm lượng LVC đạt 35% thì cơ quan hải quan Hàn Quốc đồng ý cho
phép chứng nhận là hàng có xuất xứ từ Việt Nam.
+ Trường hợp RVC, trong hiệp định thương mại tự do TQ - ASEAN, nếu tổng giá trị
nguyên vật liệu có xuất xứ từ Việt Nam và Thái Lan, Lào cộng lại trên 40% mà trong FTA
quy định RVC là 40% thì được công nhận là hàng hóa có xuất xứ VÙNG Asean,
Có 2 cách tính LVC/RVC là trực tiếp và gián tiếp, trực tiếp thì lấy tổng giá trị nguyên
vật liệu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó đó chia cho tổng giá FOB
hàng hóa đó, còn cách gián tiếp là lấy giá FOB trở đi nguyên vật liệu không có xuất xứ nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó đó hoặc là nguyên vật liệu không thể chứng minh nguồn
gốc rồi chia cho giá FOB. Việc có nguồn gốc nước ngoài sẽ tính giá CIF, hàng Tỉnh giá trị
hàng nước thì cần có hóa đơn. hóa mua trong
LVC hoặc RVC thì là một tiêu chí không đảm bảo tiêu chí rõ ràng, vì nếu nguyên vật liệu
mua trong nước thì người bán và người mua có thể thông đẳng nhau chỉnh giá sao cho áp
được LVC hoặc RVC. Ngoài ra cũng không dễ dự đoán vì giá nguyên vật liệu thay đổi mỗi
năm, năm nay bạn có thể đáp ứng tỉ lệ nhưng năm sau nếu nguyên vật liệu có xuất xứ từ vùng
hoặc nước đó giá giảm đi thì có thể không đạt tỉ lệ LVC/RVC.

1. Tính RVC trực tiếp


2 . Tính RVC gián tiếp

Thường thì tiêu chí này áp dụng cho CO form D, E, AK, AJ, AANZ, AI. Lưu ý, khi tính theo
tiêu chí này thì cần phải quy đổi về giá FOB để tính. Cách tính RVC
RVC được tính theo 2 cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2/ Chuyển đổi hạng mục thuế quan - chuyển đổi mã số HS của hàng hóa Chang in
Tariff classification (CTC): Tiêu chí chuyển đổi mã số HS (CC>CTH>CISH) là sự thay đổi
về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên
liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác
định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
+CC: Change in Tariff of Chapter: chuyển đổi mã số hàng hóa mức độ chương CC" là
chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương (2 số đầu tiên trong dãy số 15). Điều
này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản
phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 02 số (chuyển đổi Chương) – nghĩa là sản
phẩm phải ở chương khác với nguyên vật liệu không xuất xứ trong bảng mã HS
Ví dụ 1: Sản phẩm được cấu tạo từ NVL với mà HS là 38129909 và 35169009, thành phẩm
xuất khẩu có mã 85389090 — Hàng hóa đạt tiêu chí CC. (Tức là mức độ chương của sản
phẩm khác các sản phẩm đầu vào)
Ví dụ 2: Nguyên liệu đầu vào là có mà HS 76204010, và 39199099 thành phẩm xuất khẩu có
mã HS 85389099 thì ở đây đã có sự chuyển đổi mã số HS ở cấp độ chương từ 76 và 39 sang
chương 85 =>>đạt tiêu chỉ xuất xứ CC
+ CTH: Change in Tariff of Heading chuyển đổi mã số hàng hóa mức độ 4 số (nhóm)
CTH" là chuyển đối từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm. Điều
này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xử sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản
phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 04 số (chuyển đổi Nhóm) (4 số đầu tiên trong
dãy số HS). → nghĩa là sản phẩm phải ở nhóm khác với nguyên vật liệu không xuất xứ trong
bảng mã HS.
Ví dụ 1: Nguyên liệu đầu vào có mã hscode: 01051590 – thành phẩm có mà
hscode: 16021090 như vậy đạt tiêu chí CTH (tức là khác nhau ở mức độ 04 số)
Ví dụ 2: 1 nguyên liệu dầu vào có mã HS 59610000 và 59040000, mã HS của thành *phẩm
có mã HS 59601010. Thì ở đây đã có sự thay đổi mã số ở cấp độ nhóm, giũa nhóm 61 và
nhóm 04 sang nhóm 60=> đạt tiêu chí CTH Ví dụ 3. Nguyên liệu đầu vào mã HS 05080200.
Thành phẩm xuất đi có mã HS 05084030. Thì ở dây là đang bị trùng cả chương cả nhóm=>>
không đạt tiêu chí CTH
+ CTSH: Change in Tariff of Sub-heading: chuyển đổi nữ số hàng hóa mức độ 6 số (phân
nhóm).
“CTSH” là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân
nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xử sử dụng trong quá trình sản
xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 06 số (chuyển đổi Phân nhóm) ->
nghĩa là sản phẩm phải ở phân nhóm khác với nguyên vật liệu không xuất xứ trong bảng mã
HS.
Ví dụ 1: nguyên liệu đầu vào có mã HS 02101930 để sản xuất thành phẩm xuất đi có mã
hscode 16010010 đạt tiêu chí CTSH vì 06 số đầu tiên khác nhau.
Ví dụ 2: Nguyên liệu 39109099 thành phẩm xuất khẩu mã 39192099. Thì ở đây đã có sự thay
đổi cấp độ phân nhóm từ 90 sang 20=>> đạt tiêu chí CTSH /
3. Tiêu chỉ SP - specific process: gia công, chế biến cụ thể, áp dụng cho những mặt hàng cụ
thể phải được chế biến, sản xuất theo quy định riêng hoặc hàng hóa gia công đơn giản (chủ
yếu dùng cho hàng dệt may).
Công đoạn gia công, chế biến cụ thể (Specific Process) quy định nguyên liệu không có
xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể tại một bên thành
viên FTA.
Nếu một sản phẩm A có tiêu chí WO; sản phẩm B có tiêu chí RVC; sản phẩm C có tiêu chí
CTC, sản phẩm D có tiêu chí “RVC hoặc CTC" thì sản phẩm E có quy trình sản xuất cụ thể
sẽ không phải là một tiêu chí đơn lẻ nào trong bất cứ tiêu chí của A, B, C hoặc D mà sẽ là
một quy trình sản xuất được mô tả trong 36 quy định cụ thể, hoặc là quy trình sản xuất cụ thể
kết hợp với một/ một vài các tiêu chí được liệt kê ở trên.
Ưu điểm của tiêu chí này là “không thay đổi”, nếu tuân theo cùng 1 quy trình sản xuất thì
hàng hoá đạt chuẩn sẽ luôn tiếp tục có xuất xứ mà không phụ thuộc vào chi phí nguyên liệu,
nhân công và các yếu tố đầu vào khác (như khi tính RVC); cũng không bị ảnh hưởng do thay
đổi nguồn cung nguyên liệu (là yếu tổ có thể tác động tới tiêu chí CTC).
4. Tiêu chí De Minimis – Quy tắc tỷ lệ không đáng kể
De Minimis được hiểu là "tỷ lệ không đáng kể nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí CTC"
những thành phẩm vẫn được coi là có xuất xứ nếu tỷ lệ đó không vượt quá ngưỡng X% hoặc
trị giá hoặc trọng lượng của thành phẩm
Tỷ lệ được tính bằng trọng lượng hoặc trị giá của nguyên vật liệu không đáp ứng tiêu chí
CTC chia cho tổng trọng lượng hoặc trị giá FOB của thành phẩm có sử dụng nguyên vật liệu
đó. X% thay đổi tùy theo quy định tại các FTA Thông thường tỷ lệ này là 10% hoặc trọng
lượng hoặc trị giá. Một số FTA có quy định chặt hơn – chỉ cho phép ngưỡng 7% hoặc 8% với
một số mặt hàng nhất định.
5 Tiêu chí PE: Sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ :
Sản xuất hoàn toàn tử nguyên liệu có xuất xứ (Produced Entirely from originating "materials)
nghĩa là 100% nguyên liệu được sử dụng là nguyên liệu có nguồn gốc, bao gồm:
1. Được sản xuất toàn bộ tử nguyên liệu đáp ứng tiêu chí WO.
2. Được sản xuất toàn bộ tử nguyên liệu đáp ứng tiêu chí RVC, CTC và/ hoặc tiêu chỉ Công
đoạn gia công chế biến cụ thể (SP),
3. Được sản xuất toàn bộ từ các nguyên liệu đáp ứng tiêu chỉ PE,
4. Được sản xuất toàn bộ từ các nguyên liệu đáp ứng tiêu chỉ WO, PE hoặc RVC, CTC hoặc
SP.
6/ PSRs (Product Specific Rules) - Quy tắc cụ thể mặt hàng
- Quy tắc cụ thể mặt hàng (Product Specific Rules) là quy tắc áp dụng cho các hàng hóa cụ
thể nằm trong danh mục riêng. Quy tắc này yêu cầu nguyên liệu trải qua quá trình chuyển đổi
mã số hàng hóa hoặc trải qua một công đoạn gia công cụ thế, hoặc đáp ứng tỷ lệ Phần trăm
giá trị hay kết hợp của các tiêu chí vừa nêu đề sản xuất ra hàng hóa cụ thể nằm trong danh
mục.
Khi quy tắc cụ thể mặt hàng cho phép lựa chọn giữa các tiêu chí RVC, CTC, SP, hoặc kết
hợp giữa các tiêu chí nêu trên, mỗi nước thành viên FTA cho phép người xuất khẩu hàng hoá
quyết định việc sử dụng tiêu chí tương ứng để xác định xuất xứ hàng hoá.
BÀI TẬP XUẤT XỨ HÀNG HÓA
Bài 1
Công ty A - Việt Nam chế biến Vải thiều tươi sấy khô đóng gói xuất khẩu. Nguyên liệu sử
dụng là Vải thiều tươi: Mua của người trồng vải tại Bắc Giang – Việt Nam.
Sản phẩm được sấy lạnh khô từ trái vải thiều tươi và được đóng thành từng bao với trọng
lượng 1kg/bao và xuất khẩu sang cho Công ty X tại Brazil ( nước không có thỏa thuận ưu đãi
đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam và không có chế độ GSP. Nhà nhập khẩu X
yêu cầu Công ty A cung cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu này Yêu cầu:
1- Vải thiếu sấy khô có xuất xứ Việt Nam hay không?Vì sao?
TL: Vải thiều sấy khô xuất xứ tại Việt Nam vì lô hàng này được thu hoạch toàn bộ tại
nước Việt Nam cụ thể là Bắc Giang – Việt Nam không sử dụng nguyên liệu đầu vào
không xuất xứ , áp dụng quy tắc 1 của quy tắc xuất xứ thuần túy trong quy tắc xuất xứ
không ưu đãi.
2-C/O Công ty A xin cấp cho lô sản phẩm này là C/O mẫu gì? Tiêu chí xác định xuất xứ
cho lô hàng này theo tiêu chí nào? Thủ tục xin cấp C/O cho Công ty A
TL: Cty A xin cấp cho lô sản phẩm này là C/O mẫu B vì xuất khẩu sang cho Công ty X tại
Brazil ( nước không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với
Việt Nam và không có chế độ GSP). Áp dụng quy tắc 1 của quy tắc xuất xứ thuần túy
trong quy tắc xuất xứ không ưu đãi.
Bài 2: Công ty IP ở Việt Nam nhập khẩu hạt điều khô chưa bóc vỏ(0801.3100) từ Ấn độ về
Việt Nam để chế biến “Nhân hạt điều khô rang muối” ( 2008.19.10) xuất khẩu sang các nước
không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam và không có chế
độ GSP. Nhà nhập khẩu ở các nước yêu cầu Công ty IP ở Việt Nam cung cấp C/O cho các lô
hàng xuất khẩu
Yêu cầu:
a- Sản phẩm hạt điều rang muối có xuất xứ nước nào?
Tl: Sản phẩm hạt điều rang muối có xuất xứ nước Việt Nam bởi vì có sự chuyển đổi cơ bản
của hàng hóa so với nguyên liệu đầu vào không xuất xứ theo quy tắc: chuyển đổi mã số hàng
hóa CTC thay đổi CC
b- C/O mà Công ty IP cung cấp cho các nước nhập khẩu trên là C/O form gì?Tiêu chí
xác định trên C/O là tiêu chí nào?
Tl: C/O mà Công ty IP cung cấp cho các nước nhập khẩu trên là C/O form B vì xuất
khẩu sang các nước không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với
Việt Nam và không có chế độ GSP. Tiêu chí xác định trên C/O là tiêu chí chuyển đổi
mã số hàng hóa ( từ 0801.3100 sang 2008.19.10) của quy tắc xuất xứ không thuần túy
trong quy tắc XX không ưu đãi.
Bài 3: Công ty C ở Việt Nam mua cá tầm giống từ Trung Quốc về nuôi và sau một thời gian
cá tầm đẻ trứng. Cá con được nuôi dưỡng đến khi trọng lượng đạt từ 2kg/con thì Công ty C
đánh bắt, đóng gói cấp đông xuất khẩu sang nước Y không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt
trong quan hệ thương mại với Việt Nam và không có chế độ GSP. Nhà nhập khẩu ở nước Y
yêu cầu Công ty C cung cấp C/O cho lô hàng cá
Yêu cầu:
a- Sản phẩm cá tầm đông lạnh có xuất xứ nước nào?
TL: Sản phẩm cá tầm đông lạnh có xuất xứ nước Việt Nam vì theo tiêu chí 2 trong quy tắc
xuất xứ thuần túy thì cá con được nuôi dưỡng và lớn lên tại lãnh thổ Việt Nam mà không có
bất kỳ sự can thiệp nào của yếu tố nước ngoài.
b- C/O mà Công ty C cung cấp cho nước nhập khẩu trên là C/O form gì?Tiêu chí xác
định trên C/O là tiêu chí gì?
TL: C/O mà Công ty C cung cấp cho nước nhập khẩu trên là C/O form B. Tiêu chí xác định
trên C/O là TIÊU CHÍ 2 trong quy tắc xuất xứ thuần túy trong quy tắc XX không ưu đãi.
Bài 4:
Công ty JS Việt Nam sản xuất hàng lô hàng 100 ghế nhựa giả mây xuất khẩu sang Brazil. Chi
phí sản xuất như sau: Brazil đang đàm phán nên chưa có trong FTA
-Nhựa giả mây Nhập khẩu xuất xứ Trung quốc: 7.000 usd
-Khung gỗ làm từ gỗ cao su Việt Nam: 2.000 usd
-Keo dán, đinh vít, phụ kiện vật tư Việt Nam: 500 usd
-Chi phí nhân công : 3000 usd
-Chi phí sản xuất khác: 200 usd
-Chi phí vận chuyển, chi phí đóng gói bao bì thùng Carton : 600 usd - Lợi nhuận: 1000 usd.
Yêu cầu:
Ta có LVC= ((7000+2000+500+3000+200+600+1000) – 7000/
(7000+2000+500+3000+200+600+1000)) * 100= 51% > 30%
a- Sản phẩm ghế trên có xuất xứ nước nào?
TL: Sản phẩm ghế trên có xuất xứ nước Việt Nam vì Việt Nam tạo ra sự chuyển đổi cơ bản
của ghế nhựa trên.
b- C/O mà Công ty JS cung cấp cho các nước nhập khẩu trên là C/O form gì?Tiêu chí xác
định trên C/O là tiêu chí nào?
TL: C/O mà Công ty JS cung cấp cho các nước nhập khẩu trên là C/O form B vì Brazil là
nước không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam và không
có chế độ GSP. Tiêu chí xác định trên C/O là tiêu chí thay đổi của tỉ lệ phần trăm của giá trị
của quy tắc xuất xứ không thuần túy trong quy tắc XX không ưu đãi.
Bài 5: Công ty Vissan Việt Nam nhập khẩu Bò thịt sống (chương 1) từ Thái Lan về để giết
mổ. Phần thịt thu được từ giết mổ thịt Bò sống được cấp đông (chương 2: nửa con) và xuất
khẩu sang Liban. Nhà nhập khẩu yêu cầu cung cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu trên.
Lô hàng trên có Xuất xứ Việt Nam không? Giải thích . Nếu có thì sẽ có C/O form nào?
TL: Lô hàng trên có Xuất xứ Việt Nam theo tiêu chí CC trong quy tắc xuất xứ không thuần
túy. Nếu có thì sẽ có C/O form B.
Ghi chú: đầu tiên phải coi trong quy tắc PSG (quy tắc cụ thể mặt hàng)
Bài 6: Công ty Thực phẩm Nông sản Miền Tây nhập khẩu 40 tấn gạo từ Thái Lan. Sau khi
Nhập khẩu Công ty đưa vào xay xát trắng và phân loại theo tỷ loại 2% tấm và loại 5% tấm.
Số lượng gạo tỷ lệ 2% tấm thu được là 20 tấn, Công ty đóng gói theo bao trọng lượng 25kg
và in nhãn hiệu , tên, địa chỉ công ty trên bao bì .
Số lượng gạo đóng gói xuất khẩu bán cho Công ty X tại Jordan. Nhà nhập khẩu gạo yêu cầu
cung cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu .
Lô hàng trên có Xuất xứ Việt Nam không? Giải thích. Nếu có thì sẽ có C/O form nào?
TL: Lô hàng trên không có xuất xứ VN do không có sự thay đổi cơ bản của hàng hóa so với
nguyên liệu đầu vào không xuất xứ ( do hoạt động xay át là hoạt đọng đơn giản) dựa vào 3
tiêu chí thể hiện sự thay đổi cơ bản, Việt Nam chỉ là nước chế biến và đóng gói cuối cùng
dựa vào tiêu chí công đoạn gia công, chế biến hàng hóa trong xuất xứ không thuần túy. VN
qua Jordan sẽ xuất form B không ưu đãi.

I. Xác định trị giá Hải quan đối với hàng hóa XNK
Một số khái niệm liên quan
a. Trị giá giao dịch: là giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho
hàng hoá trong giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập khẩu, sau khi đã được cộng
thêm hoặc trừ đi các khoản điều chỉnh.
b. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán: là tổng số tiền mà người mua đã
thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng nhập
khẩu.
– “Đã thanh toán”: số tiền người bán nhận được từ người mua tại thời điểm nhập khẩu, bao
gồm các khoản đặt cọc, ứng trước cho lô hàng.
– “Sẽ phải thanh toán”: số tiền người mua sẽ phải trả cho người bán,bao gồm khoản thanh
toán ghi trên hóa đơn và không ghi trên hóa đơn.
Ví dụ về các khoản thanh toán gián tiếp (không ghi trên hóa đơn):
Công ty A ( Việt Nam) mua 2000 máy tính của công ty B ( Singapore)
Giá hóa đơn: 450USD/chiếc
– Lô hàng trước công ty B giao thiếu hàng nên hóa đơn lần này đã được trừ 25USD/chiếc
– Lô hàng trước nữa công ty B giao một số máy tính không đạt chất lượng theo thỏa thuận
nên hóa đơn lần này được khấu trừ thêm 20USD/chiếc
– Để mua được lô hàng với giá này, công ty A đã chuyển 10.000USD cho
công ty C. Đó là khoản tiền mà công ty B nợ công ty C
==> Giá thực tế: (450+25+20)x2000 + 10.000= 1.000.000 USD
c. Giao dịch bán hàng để xuất khẩu tới nước nhập khẩu:
+ Giao dịch bán hàng:
– Là hoạt động thương mại
– Có ít nhất 2 bên tham gia ( bên mua và bên bán)
– Chuyển quyền sở hữu về hàng hóa
– Thanh toán tiền hàng
+ Giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến Việt Nam:
Là HĐTM trong đó có sự chuyển dịch hàng hoá từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu,
biên giới VN hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa, nhằm mục đích chuyển quyền
sở hữu từ người bán sang người mua.
– Thanh toán tiền hàng
+ Giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến Việt Nam:
Là HĐTM trong đó có sự chuyển dịch hàng hoá từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu,
biên giới VN hoặc từ khu phi thuế quan vào thị trường nội địa, nhằm mục đích chuyển quyền
sở hữu từ người bán sang người mua.
Hoạt động nào là hoạt động bán hàng để xuất khẩu?
– HĐ1: Người bán có trụ sở Vũng Tàu, người mua có trụ sở Việt Trì, hàng hóa được giao từ
cơ sở sản xuất của người bán tại Trung Quốc.
– HĐ2: Người bán có trụ sở Trung Quốc, người mua có trị sở Việt Trì, hàng được giao từ cơ
sở sản xuất của người bán tại Vũng Tàu.
=>HĐ 1 là giao dịch bán hàng để xuất khẩu
=>HĐ 2 không được coi là giao dịch bán hàng để xuất khẩu
==>Khi xác định một giao dịch có phải là giao dịch bán hàng để xuất khẩu đến nước nhập
khẩu hay không thì địa điểm trụ sở của người mua và người bán không phải là yếu tố quyết
định.
d. Những giao dịch không được coi là giao dịch bán hàng để xuất khẩu:
– Giao dịch hàng đổi hàng không thể hiện giá trị của hàng hóa trên HĐ.
– Giao dịch gửi hàng để bán.
– Giao dịch gửi miễn phí: hàng mẫu, hàng quảng cáo.
– Giao dịch biếu, tặng hàng hóa.
– Giao dịch NK của các đơn vị là văn phòng, chi nhánh không phải là pháp nhận độc lập.
– Giao dịch thuê, mượn hàng hóa.

Các điều kiện trị giá giao dịch

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 39/2015/TT-BTC thì trị giá giao dịch trong hải quan
được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập
khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:

a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu
phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập
khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;

a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;

a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc
nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm
tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.

Ví dụ 1: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập
khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.

Ví dụ 2: Nhập khẩu thuốc giảm đau morphin chỉ được bán tại bệnh viện (ví dụ cho a2)

b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản
thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá
hải quan.

Ví dụ: Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua
một số lượng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào
giá của hàng hóa khác mà người nhập khẩu sẽ bán lại cho người xuất khẩu.
Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số
điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền
của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải
quan phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao
dịch.

c)Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải
cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC (đã được sửa đổi
tại Thông tư số 60/2019/TT-BTC)., người mua không phải thanh toán thêm bất kỳ
khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.

Ví dụ: Phân chia lợi nhuận sau khi bán lại hàng nhập khẩu.

Ví dụ: Công ty A nhập điện thoại từ công ty B và bán lại, chuyển nhượng cho doanh
nghiệp khác (công ty C) và thu được một khoản lợi nhuận thì công ty A sẽ không phải
chia hoa hồng cho công ty B.

d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ
đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư
39/2015/TT-BTC.

"Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nếu thuộc một trong các trường hợp
sau:
a) Cùng là nhân viên hoặc một người là nhân viên, người kia là giám đốc trong doanh
nghiệp khác;
b) Cùng là những thành viên hợp danh góp vốn trong kinh doanh được pháp luật công
nhận;
c) Là chủ và người làm thuê;
d) Người bán có quyền kiểm soát người mua hoặc ngược lại;
đ) Cùng bị một bên thứ ba kiểm soát;
e) Cùng kiểm soát một bên thứ ba;
Một người có quyền kiểm soát người khác quy định tại các điểm d, đ, e khoản này là
người có thể hạn chế được hay chỉ đạo được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với
người kia.
g) Có một trong các mối quan hệ gia đình: Vợ chồng, bố mẹ và con cái được pháp luật
công nhận, ông bà và cháu có quan hệ huyết thống với nhau, cô chú bác và cháu ruột,
anh chị em ruột, anh chị em dâu, rể;
h) Một người thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền
biểu quyết của cả hai bên;
i) Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trong đó một bên là đại lý độc quyền,
nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng độc quyền của bên kia được coi là
có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệ đó phù hợp với quy định một trong các
điểm từ điểm a đến điểm h trên đây."
Ví dụ:
- Giá mua bán hàng hóa nhập khẩu được đàm phán và thống nhất trong hợp đồng thương mại
theo cách thức phù hợp với thông lệ đàm phán, thỏa thuận giá cả thông thường của ngành
hàng đó hoặc theo cách mà người bán đưa ra giá mua bán hàng hóa cho những người mua
không có quan hệ đặc biệt khác.

- Giá mua bán hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả chi phí và lợi nhuận chung, tương ứng với chi
phí và lợi nhuận chung của việc bán hàng hóa cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại.

- Công ty Twilio VIệt Nam nhập khẩu từ Twilio Indonesia 2 mặt hàng: nước hoa Jolly
Rhythm 75gr 4,84 USD/chai và gel vuốt tóc 7,35 USD/chai. Sau khi hải quan nghiên cứu dữ
liệu giá thì mức giá nhập khẩu thông thường cho nước hoa Jolly Rhythm là 8,4 USD/chai và
gel vuốt tóc là 13,8 USD/chai. Doanh nghiệp đã khai báo giá thấp hơn so với giá của dữ liệu
giá của hải quan. TÌm hiểu thêm thì hải quan phát hiện ra cả 2 công ty đều là công ty con của
Twilio Nhật Bản, vì vậy hai công ty đều bị kiểm soát bởi một bên thứ 3, vì vậy không thoả
mãn điều kiện áp dụng trị giá giao dịch.

Ví dụ:

TRỊ GIÁ HÀNG GIAO DỊCH VÀ CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH (CỘNG & TRỪ)
❖ CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH CỘNG
Điều kiện để điều chỉnh cộng: (Tr 128)
● Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế
đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
● Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu
● Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng
từ có liên quan
Các khoản điều chỉnh cộng: (Tr 128)
– Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới.
Trường hợp các chi phí này bao gồm các khoản thuế phải nộp ở Việt
Nam. Thì không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá hải quan của
hàng hóa nhập khẩu.
– Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu
Bao gồm: Giá mua bao bì. Các chi phí khác liên quan đến việc mua bán
và vận chuyển bao bì đến địa điểm đóng gói, bảo quản hàng hóa.
– Chi phí đóng gói hàng hóa.
Bao gồm chi phí về vật liệu đóng gói và nhân công đóng gói.
– Khoản trợ giúp:
Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc
giảm giá. Được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc
người bán hàng. Để sản xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến Việt Nam.
– Phí bản quyền, phí giấy phép
– Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được
sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển
trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi hình thức.
– Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng
hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
Không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống
cửa khẩu nhập đầu tiên.
Trường hợp các chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống
cửa khẩu nhập đầu tiên đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế hoặc
đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì
được trừ ra khỏi trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu nếu đáp đủ
các điều kiện các khoản điều chỉnh trừ.
– Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu
tiên.
❖ CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH TRỪ
Điều kiện để điều chỉnh khoản trừ:
Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp
pháp liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
Các khoản điều chỉnh trừ:
- Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng
hóa. Bao gồm các chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo
dưỡng. Hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám sát.
Và các chi phí tương tự.
- Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận
chuyển đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
- Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá
mua hàng nhập khẩu. Trường hợp các khoản phí, lệ phí liên quan
đến nhiều loại hàng hóa khác nhau mà không tách riêng cho từng
loại hàng hóa. Thì phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại
hàng hóa.
- Khoản giảm giá.
- Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa
nhập khẩu.
- Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu.
Trường hợp các chi phí này là thỏa thuận giữa người mua, người
bán. Và là một phần trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải
thanh toán. Do người mua trả cho người bán. Sẽ không được trừ
ra khỏi trị giá giao dịch.
- Chi phí mở L/C, phí chuyển tiền để thanh toán cho lô hàng nhập
khẩu. Nếu chi phí này do người mua trả cho ngân hàng đại diện
cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng.
- Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa thuận tài
chính của người mua và có liên quan đến việc mua hàng hóa
nhập khẩu.
II/ PHÂN LOẠI HÀNG HÓA
❖ Căn cứ để phân loại HH:
Để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo danh mục hàng hóa XNK
(Xuất Nhập Khẩu) Việt Nam, các căn cứ chính dựa vào thông tư số
36/2018/TT-BCT ngày 30/12/2018 của Bộ Công Thương. Thông tư
này hướng dẫn việc quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam và
thi hành Luật Xuất nhập khẩu năm 2014. Các căn cứ chính bao gồm:
Luật Xuất nhập khẩu năm 2014: Đây là cơ sở pháp lý cơ bản về hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Thông tư số 36/2018/TT-
BCT được ban hành dựa trên các quy định trong Luật Xuất nhập khẩu
năm 2014.
Hệ thống mã hóa hàng hóa: Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt
Nam sử dụng hệ thống mã hóa hàng hóa quốc tế như Hệ thống mã hóa
hàng hóa quốc tế (HS Code) và Mã thông báo hàng hóa (Item Code) để
phân loại hàng hóa.
Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam: Thông tư số 36/2018/TT-
BCT quy định danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, bao gồm
các nhóm hàng, danh mục con và mã HS Code tương ứng cho từng loại
hàng hóa.
Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/22
Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
Nghị định thư quy định việc thực hiện Danh mục thuế quan hài hòa
ASEAN (AHTN) 2012.
❖ 6 quy tắc phân loại hàng hóa
Quy tắc 1: Quy tắc tổng quát chung
“Tên của các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra
chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại
hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ
chú giải của các phần, chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây
nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác.”
Ví dụ: “Ngựa sống” phân loại theo nội dung nhóm: Nhóm 01.01
Quy tắc 2: Chưa hoàn thành, chưa hoàn thiện, chưa lắp ráp, đã
tháo rời; Hỗn hợp hoặc hợp chất.
Gồm hai quy tắc:
– Quy tắc 2a: Hàng hóa ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện
nhưng đã có đặc tính cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn
thiện thì được phân loại cùng nhóm với hàng hóa đã hoàn chỉnh. Áp
dụng tương tự cho hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.
Ví dụ: Xe ô tô thiếu bánh xe vẫn được áp mã theo xe ô tô.
– Quy tắc 2b: Các hàng hóa được làm từ một phần nguyên liệu hoặc
chất sẽ được phân loại giống các hàng hóa được làm từ nguyên liệu
hay chất đó.
Ví dụ: Axit sunfuric 100% thuộc nhóm 2807, Nước thuộc nhóm 2201.
Hỗn hợp Axit sunfuric và nước được phân vào nhóm 2807 – áp mã theo
chất cơ bản là Axit sunfuric.
Quy tắc 3: Cụ thể nhất; Đặc trưng cơ bản; Thứ tự sau cùng
– Quy tắc 3a: Những nhóm có mô tả cụ thể nhất và đặc trưng cơ bản
nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện
việc phân loại hàng hóa.
Ví dụ: Tông đơ tỉa lông. Áp dụng quy tắc 3a, những nhóm có mô tả cụ
thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát. Xét thấy
nhóm 8510: “Tông đơ và các dụng cụ loại bỏ râu, lông tóc” có miêu tả cụ
thể hơn nhóm 8467: “Dụng cụ cầm tay có gắn động cơ điện”. Do đó,
Tông đơ tỉa lông được phân vào nhóm 8510.
– Quy tắc 3b: Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu
khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành
khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ nếu không phân
loại được theo quy tắc 3a, thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận
cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của hàng hóa,
Ví dụ: Bộ sản phẩm gồm lược (9615), kéo (8213), chối (2603) và máy
kẹp tóc (8510). Bộ sản phẩm này đáp ứng các điều kiện để được coi
như “ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ”
Và trong bộ sản phẩm này, máy kẹp tóc (8510) là sản phẩm chính. Do
đó, bộ làm tóc được phân vào nhóm 8510.
– Quy tắc 3c: Khi không thể áp dụng quy tắc 3a hoặc 3b thì phân loại
hàng hóa vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm
tương đương được xem xét
Ví dụ: Socola sữa có tỉ lệ sữa = tỉ lệ bột cacao = 50%. Xét thấy không
thể phân loại vào nhóm 0402 hoặc nhóm 1806 theo quy tắc 3a, và cũng
không thể phân loại theo nguyên tắc 3b. Do đó, mặt hàng sẽ được phân
loại vào quy tắc 3c: “phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số
các nhóm cùng được xem xét”. Theo đó, socola sữa được phân loại vào
nhóm 1806.
Quy tắc 4: Nhóm giống chúng nhất
“Nếu hàng hóa không thể phân loại theo đúng các quy tắc phía trên thì
được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.”
Ví dụ: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã
thuốc 30.04.
Quy tắc 5: Bao bì
Phạm vi áp dụng: Hộp, túi, bao và các loại bao bì có hình dạng đặc biệt,
Các loại chứa đựng hoặc đi kèm với sản phẩm.
– Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự
Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để
chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian
dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản
phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao
bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa
đựng.
Ví dụ: Hộp đựng guitar có hình dạng của đàn guitar. Do đó, được phân
loại vào nhóm cùng với đàn ghita: 9209. Tuy nhiên, hộp đựng kính đeo
mắt bằng vàng không thể áp mã theo kính.
– Quy tắc 5b: Bao bì học quản trị nhân sự ở đâu
Quy định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa
đựng hàng hóa. Tuy nhiên quy tắc này không áp dụng cho bao bì có thể
dùng lặp lại, ví dụ trong trường hợp thùng kim loại hoặc bình sắt, thép
đựng khí đốt dạng nén hoặc lỏng.
Ví dụ: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thế sử dụng lại)
vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng
một lần thì áp mã ga.
Quy tắc 6:
Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa ở cấp độ phân nhóm
phải đảm bảo:
● Được xác định phù hợp theo nội dung của phân nhóm và chú
giải phân nhóm. Theo quy tắc này thì các chú giải phần và
chương có liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô
tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.
● Phải xác định HS Code ở cấp độ Nhóm trước tiên.
● Các quy tắc 1 đến 5 điều chỉnh việc phân loại ở cấp độ phân
nhóm trong cùng một nhóm.
● Chỉ những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được.

● THÔNG TƯ 60/2019/TT-BTC
“Điều 6. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
1. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp này là trị giá
giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
2. Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua đã thanh toán
hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được
điều chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
3. Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số
tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, theo hình thức thanh toán
trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu, bao
gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa đơn thương mại;
b) Các khoản người mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa
đơn thương mại, bao gồm:
b.1) Các khoản đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán (ví dụ: tiền trả trước, tiền
ứng trước cho hàng hóa, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm
hàng hóa);
b.2) Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán.
c) Các khoản điều chỉnh cộng và các khoản điều chỉnh trừ theo quy định tại Điều 13, Điều 14
và Điều 15 Thông tư này.
4. Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
a) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu,
trừ các hạn chế dưới đây:
a.1) Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa
nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng
hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;
a.2) Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;
a.3) Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là
một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng
không làm tăng hoặc giảm giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa đó.
Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu
trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.
b) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán
mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan. Ví dụ:
Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số
lượng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá
của hàng hóa khác mua cùng hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay
giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu
khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem
là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải điều chỉnh khoản tiền do ảnh
hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.
c) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng
quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư này, người mua không phải thanh toán thêm
bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.
d) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc
biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
5. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành
nhập khẩu kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm
điều khiển, vận hành nhập khẩu.
a) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được ghi, lưu trữ trong phương tiện trung
gian để cài đặt vào máy móc thiết bị sau khi nhập khẩu:
a.1) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành tách riêng với trị giá của
phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần
mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phương tiện trung gian.
Cách xác định trị giá của phương tiện trung gian thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều
này;
a.2) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành không tách riêng với trị
giá của phương tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và
phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, bao gồm cả trị giá của phương tiện trung gian.
b) Các trường hợp không cộng trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu vào trị giá
hải quan của máy móc thiết bị:
b.1) Phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu để nâng cấp, thay thế phần mềm điều
khiển, vận hành nhập khẩu lần đầu đã được cộng vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu;
b.2) Phần mềm điều khiển, vận hành sản xuất tại Việt Nam để cài đặt vào máy móc
thiết bị nhập khẩu.
c) Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần mềm điều khiển,
vận hành để cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số tiền thực tế thanh toán cho quyền sử
dụng phần mềm điều khiển, vận hành phải được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập
khẩu.
d) Thủ tục khai báo, kiểm tra:
d.1) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu cùng máy móc thiết bị:
d.1.1) Người khai hải quan xác định và khai báo trị giá hải quan của máy móc
thiết bị, bao gồm cả trị giá phần mềm điều khiển, vận hành; xác định và khai báo trị
giá hải quan của phương tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai hải quan nhập khẩu máy
móc thiết bị hoặc tờ khai trị giá hải quan (nếu có);
d.1.2) Cơ quan hải quan kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại
Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
d.2) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành không nhập khẩu cùng máy móc
thiết bị:
d.2.1) Người khai hải quan thực hiện như sau:
d.2.1.1) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu trước khi nhập
khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo, xác định trị giá phần mềm điều khiển,
vận hành nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản này, trong đó tại ô “Mô tả hàng hóa” phải
khai báo phần mềm điều khiển, vận hành dùng cho máy móc thiết bị dự kiến nhập khẩu; tại ô
“Mã số hàng hóa” phải khai báo mã số hàng hóa của máy móc thiết bị dự kiến nhập khẩu; xác
định và khai báo trị giá hải quan của phương tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai nhập khẩu
phần mềm điều khiển, vận hành. Khi nhập khẩu máy móc thiết bị, tại ô “Chi tiết khai trị giá”
của tờ khai nhập khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan phải ghi rõ số tờ khai nhập khẩu
phần mềm điều khiển, vận hành;
d.2.1.2) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu sau khi nhập
khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan khai báo mã số, trị giá hải quan của phần mềm
điều khiển, vận hành, phương tiện trung gian (nếu có) như quy định tại điểm d.2.1.1; tại ô
“Chi tiết khai trị giá”, người khai hải quan ghi rõ số tờ khai nhập khẩu máy móc thiết bị.
d.2.2) Cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ, tài liệu có liên quan đến trị giá phần mềm
điều khiển, vận hành nhập khẩu, phương tiện trung gian (nếu có), khai báo của người khai hải
quan và xử lý như sau:
d.2.2.1) Trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng theo quy định tại điểm
d.2.1, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung, xử lý vi phạm theo
quy định. Nếu người khai hải quan không khai báo bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung, cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, ấn
định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, xử lý vi phạm theo quy định;
d.2.2.2) Trường hợp người khai hải quan khai báo và xác định trị giá theo đúng quy
định tại điểm d.2.1, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá hải quan do người khai hải quan tự
xác định, tự kê khai.
6. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian (carrier media) chứa đựng phần
mềm ứng dụng dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu (software for data processing equipment),
trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của phương tiện trung gian,
không bao gồm trị giá của phần mềm ứng dụng nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần
mềm ứng dụng được tách riêng với trị giá của phương tiện trung gian.
Điều 13 - Điều chỉnh cộng -THÔNG TƯ 39/2015/TT-BTC
1. Chỉ điều chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải
thanh toán;
b) Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
c) Có số liệu khách quan, định lượng được, phù hợp với các chứng từ có liên quan.
Trường hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu
khách quan, định lượng được để xác định trị giá hải quan thì không xác định theo phương
pháp trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
2. Các khoản điều chỉnh cộng:
a) Chi phí hoa hồng bán hàng, phí môi giới. Trường hợp các chi phí này bao gồm các khoản
thuế phải nộp ở Việt Nam thì không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá hải quan của
hàng hóa nhập khẩu.
b) Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa nhập khẩu, bao gồm: Giá mua bao bì, các chi phí
khác liên quan đến việc mua bán và vận chuyển bao bì đến địa điểm đóng gói, bảo quản hàng
hóa.
Các loại container, thùng chứa, giá đỡ được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục
vụ chuyên chở hàng hóa và sử dụng nhiều lần thì không được coi là bao bì gắn liền với hàng
hóa nên không phải là khoản phải cộng về chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa.
c) Chi phí đóng gói hàng hóa, bao gồm:
c.1) Chi phí về vật liệu đóng gói bao gồm giá mua vật liệu đóng gói và các chi phí khác liên
quan đến việc mua bán và vận chuyển vật liệu đóng gói đến địa điểm thực hiện việc đóng
gói;
c.2) Chi phí về nhân công đóng gói, bao gồm tiền thuê nhân công và các chi phí liên quan đến
việc thuê nhân công đóng gói hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan.
Trường hợp người mua phải chịu các chi phí về ăn ở, đi lại cho công nhân trong thời gian
thực hiện việc đóng gói thì các chi phí này cũng thuộc về chi phí nhân công đóng gói.
d) Khoản trợ giúp: Trị giá của hàng hóa, dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm
giá, được chuyển trực tiếp hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng, để sản
xuất và bán hàng hóa xuất khẩu đến Việt Nam.
d.1) Các khoản trợ giúp bao gồm:
d.1.1) Nguyên liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được
đưa vào hàng hóa nhập khẩu;
d.1.2) Nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
d.1.3) Công cụ, dụng cụ, khuôn rập, khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được
sử dụng để sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
d.1.4) Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi
công, thiết kế mẫu, sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước
ngoài và cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu.
d.2) Xác định trị giá của khoản trợ giúp:
d.2.1) Nếu hàng hóa, dịch vụ trợ giúp được mua của một người không có quan hệ đặc biệt để
cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá mua hàng hóa, dịch vụ trợ giúp
đó;
d.2.2) Nếu hàng hóa, dịch vụ trợ giúp do người nhập khẩu hoặc người có quan hệ đặc biệt với
người nhập khẩu sản xuất ra để cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá
thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ trợ giúp đó;
d.2.3) Nếu hàng hóa, dịch vụ trợ giúp được làm ra bởi cơ sở sản xuất của người mua đặt ở
nước ngoài nhưng không có tài liệu, chứng từ để hạch toán riêng cho hàng hóa, dịch vụ trợ
giúp đó thì trị giá của khoản trợ giúp được xác định bằng cách phân bổ tổng chi phí sản xuất
trong cùng kỳ của cơ sở đó cho lượng hàng hóa, dịch vụ trợ giúp được sản xuất ra;
d.2.4) Khoản trợ giúp do người mua thuê thì trị giá của khoản trợ giúp là chi phí thuê;
d.2.5) Khoản trợ giúp là hàng hóa đã qua sử dụng thì trị giá của khoản trợ giúp là trị giá còn
lại của hàng hóa đó;
d.2.6) Hàng hóa trợ giúp được người mua gia công, chế biến trước khi chuyển cho người bán
để sử dụng vào sản xuất hàng hóa nhập khẩu thì phải cộng thêm phần giá trị tăng thêm do gia
công, chế biến vào trị giá của khoản trợ giúp;
d.2.7) Khoản trợ giúp được người mua, bán giảm giá cho người xuất khẩu thì phải cộng thêm
phần trị giá được giảm vào trị giá hải quan;
d.2.8) Trường hợp sau khi sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu còn thu được nguyên, vật liệu
thừa, phế liệu từ các hàng hóa trợ giúp thì phần trị giá thu hồi được từ nguyên vật liệu thừa và
phế liệu này được trừ ra khỏi trị giá của khoản trợ giúp, nếu có số liệu thể hiện trị giá của phế
liệu hoặc nguyên, vật liệu thừa.
Trị giá các khoản trợ giúp được xác định bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc mua bán,
vận chuyển, bảo hiểm đến nơi sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu.
d.3) Phân bổ trị giá khoản trợ giúp cho hàng hóa nhập khẩu.
d.3.1) Nguyên tắc phân bổ trị giá khoản trợ giúp:
d.3.1.1) Trị giá các khoản trợ giúp phải được phân bổ hết cho hàng hóa nhập khẩu;
d.3.1.2) Việc phân bổ phải lập thành các chứng từ hợp pháp;
d.3.1.3) Việc phân bổ phải tuân thủ các quy định, chuẩn mực kế toán của Việt Nam.
d.3.2) Phương pháp phân bổ trị giá khoản trợ giúp:
Người khai hải quan tự phân bổ các khoản trợ giúp cho hàng hóa nhập khẩu theo một trong
các phương pháp sau:
d.3.2.1) Phân bổ cho số hàng hóa nhập khẩu trong chuyến hàng nhập khẩu đầu tiên;
d.3.2.2) Phân bổ theo số lượng đơn vị hàng hóa đã được sản xuất tính đến thời điểm
nhập khẩu chuyến hàng đầu tiên;
d.3.2.3) Phân bổ cho toàn bộ sản phẩm dự kiến được sản xuất ra theo thỏa thuận mua
bán giữa người mua và người bán (hoặc người sản xuất);
d.3.2.4) Phân bổ theo nguyên tắc giảm dần hoặc tăng dần;
d.3.2.5) Ngoài các phương pháp trên, người mua có thể sử dụng các phương pháp
phân bổ khác (ví dụ như: phân bổ theo tháng, quý, năm), với điều kiện phải tuân thủ các quy
định của pháp luật về chế độ kế toán và phải được lập thành chứng từ.
đ) Phí bản quyền, phí giấy phép theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
e) Các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt,
sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi
hình thức. Thủ tục khai báo, kiểm tra như sau:
e.1) Trường hợp khoản tiền này xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai:
e.1.1) Người khai hải quan tự khai báo tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai hàng hóa
nhập khẩu hoặc tờ khai trị giá hải quan đối với trường hợp phải khai tờ khai trị giá hải quan;
e.1.2) Cơ quan hải quan kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 25
Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
e.2) Trường hợp chưa xác định được khoản tiền này tại thời điểm đăng ký tờ khai do phụ
thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp
đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng:
e.2.1) Tại thời điểm đăng ký tờ khai, người khai hải quan khai báo rõ lý do chưa khai
báo được khoản tiền do người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định
đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc tờ khai trị giá hải
quan đối với trường hợp phải khai tờ khai trị giá hải quan. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày
thực trả, người khai hải quan thực hiện khai báo, tính số thuế phải nộp đối với khoản tiền
thực tế đã trả trên tờ khai bổ sung sau thông quan, đồng thời nộp đủ tiền thuế theo quy định;
e.2.2) Cơ quan hải quan kiểm tra các chứng từ có liên quan đến khoản tiền này và
khai báo của người khai hải quan theo quy định nêu tại điểm e.2.1 khoản này và xử lý như
sau:
e.2.2.1) Trường hợp người khai hải quan không khai báo hoặc khai báo không
đúng khoản tiền thực tế phải trả, ra quyết định xử phạt theo quy định, đồng thời yêu
cầu người khai hải quan khai báo hoặc khai báo bổ sung. Trường hợp người khai hải
quan không khai báo hoặc không khai báo bổ sung theo yêu cầu, cơ quan hải quan
thực hiện xác định trị giá hải quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp
(nếu có) theo quy định;
e.2.2.2) Trường hợp người khai hải quan khai báo không đúng thời hạn theo
quy định tại điểm e.2.1 khoản này, cơ quan hải quan thực hiện xử phạt theo quy định.
g) Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu đến cửa
khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống
cửa khẩu nhập đầu tiên.
Trường hợp các chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu
tiên đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán
hay sẽ phải thanh toán thì được trừ ra khỏi trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu nếu đáp
đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
g.1) Trị giá của khoản điều chỉnh này được xác định trên cơ sở hợp đồng vận tải, các
chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa;
g.2) Trường hợp giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải nhưng người mua không có
hợp đồng vận tải, các chứng từ tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa, hoặc có nhưng không
hợp pháp, thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch;
g.3) Trường hợp lô hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng hợp đồng vận tải
hoặc các chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa không ghi chi tiết cho từng loại
hàng hóa thì người khai hải quan lựa chọn một trong các phương pháp phân bổ sau:
g.3.1) Phân bổ trên cơ sở biểu giá vận tải của người vận tải hàng hóa;
g.3.2) Phân bổ theo trọng lượng hoặc thể tích của hàng hóa;
g.3.3) Phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hóa trên tổng trị giá lô
hàng.
h) Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
h.1) Trường hợp người nhập khẩu không mua bảo hiểm cho hàng hóa thì không phải
cộng thêm chi phí này vào trị giá hải quan;
h.2) Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhưng
chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hóa.
i) Các chi phí nêu tại điểm g và điểm h khoản này không bao gồm thuế giá trị gia tăng phải
nộp ở Việt Nam. Trường hợp khoản thuế này đã bao gồm trong chi phí vận tải, phí bảo hiểm
quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì được trừ
ra khỏi trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu nếu đáp đủ các điều kiện quy định tại khoản
1 Điều 15 Thông tư này.
Điều 15 - Điều chỉnh trừ - Thông tư 60/2019/BTC-TT
1. Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên quan và
có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
b) Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
c) Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
2. Các khoản điều chỉnh trừ:
a) Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các chi phí về
xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật, chi phí giám
sát và các chi phí tương tự;
b) Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa khẩu
nhập đầu tiên. Trường hợp các chi phí này liên quan đến nhiều loại hàng hóa khác nhau
nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phải phân bổ các chi phí theo nguyên
tắc nêu tại điểm g và điểm h Điều 13 Thông tư này;
c) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập khẩu.
Trường hợp các khoản phí, lệ phí liên quan đến nhiều loại hàng hóa khác nhau mà không tách
riêng cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hóa.
d) Khoản giảm giá:
d.1) Chỉ được điều chỉnh trừ khi có đủ các điều kiện sau:
d.1.1) Khoản giảm giá thuộc một trong các loại giảm giá sau đây:
d.1.1.1) Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
d.1.1.2) Giảm giá theo số lượng hàng hóa mua bán;
d.1.1.3) Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
d.1.2) Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận tải ở
nước xuất khẩu hàng hóa;
d.1.3) Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách
khoản giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ khai hải
quan;
d.1.4) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn
bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
d.1.5) Trị giá khai báo và thực tế về số lượng hàng hóa nhập khẩu, cấp độ thương mại,
hình thức và thời gian thanh toán phải phù hợp với Bảng công bố giảm giá của người bán.
d.3.2.4) Xử lý tiền thuế chênh lệch do khoản giảm giá được trừ thực hiện theo quy định.
đ) Các chi phí do người mua chịu liên quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
đ.1) Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;
đ.2) Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu;
đ.3) Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu;
đ.4) Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới;
e) Chi phí kiểm tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp các chi phí
này là thỏa thuận giữa người mua, người bán và là một phần trong giá thực tế đã thanh toán
hay sẽ phải thanh toán do người mua trả cho người bán, sẽ không được trừ ra khỏi trị giá giao
dịch;
g) Chi phí mở L/C, phí chuyển tiền để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu, nếu chi phí này do
người mua trả cho ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán tiền hàng.
h) Khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa thuận tài chính của người mua và có
liên quan đến việc mua hàng hóa nhập khẩu: Chỉ được điều chỉnh trừ khoản tiền lãi ra khỏi trị
giá giao dịch khi có đầy đủ các điều kiện sau:
h.1) Thỏa thuận tài chính được lập thành văn bản;
h.2) Người khai hải quan chứng minh được rằng tại thời điểm thỏa thuận tài chính được thực
hiện, mức lãi suất khai báo không lớn hơn mức lãi suất tín dụng thông thường tại nước xuất
khẩu, nhưng không vượt quá mức lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Nghị định số 134/2016/NĐ-CP


Điều 6. Miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho
việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước
ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn
thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:
a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0
lít.
Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai)
có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả
chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của
pháp luật;
b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;
c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;
d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm
trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều
kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam;
Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn
thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.
2. Người điều khiển tàu bay và nhân viên phục vụ trên các chuyến bay quốc tế; người điều
khiển tàu hỏa và nhân viên phục vụ trên tàu hỏa liên vận quốc tế; sĩ quan, thuyền viên làm
việc trên tàu biển; lái xe, người lao động Việt Nam làm việc ở các nước láng giềng có chung
biên giới đường bộ với Việt Nam không được hưởng định mức hành lý miễn thuế quy định
tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này cho từng lần nhập cảnh mà cứ 90 ngày được miễn
thuế 01 lần. Định mức quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này không áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi.
3. Người xuất cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước
hoặc gửi sau chuyến đi, không thuộc Danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu
hoặc xuất khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật, được miễn thuế xuất khẩu không
hạn chế định mức.
4. Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
5. Thủ tục miễn thuế thực hiện theo Điều 31 Nghị định này.

Theo thông tư 60/2019/TT-BTC


5. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành nhập
khẩu kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận
hành nhập khẩu.
a) Trường hợp phần mềm điều khiển, vận hành được ghi, lưu trữ trong phương tiện trung gian để cài
đặt vào máy móc thiết bị sau khi nhập khẩu:
a.1) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành tách riêng với trị giá của phương tiện
trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận
hành nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phương tiện trung gian. Cách xác định trị giá của phương
tiện trung gian thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này;
a.2) Trường hợp trị giá của phần mềm điều khiển, vận hành không tách riêng với trị giá của phương
tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển,
vận hành nhập khẩu, bao gồm cả trị giá của phương tiện trung gian.
b) Các trường hợp không cộng trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu vào trị giá hải quan
của máy móc thiết bị:
b.1) Phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu để nâng cấp, thay thế phần mềm điều khiển, vận
hành nhập khẩu lần đầu đã được cộng vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu;
b.2) Phần mềm điều khiển, vận hành sản xuất tại Việt Nam để cài đặt vào máy móc thiết bị nhập
khẩu.
c) Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành
để cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số tiền thực tế thanh toán cho quyền sử dụng phần mềm
điều khiển, vận hành phải được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.
6. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian (carrier media) chứa đựng phần mềm
ứng dụng dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu (software for data processing equipment), trị giá hải quan
là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của phương tiện trung gian, không bao gồm trị giá
của phần mềm ứng dụng nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm ứng dụng được tách
riêng với trị giá của phương tiện trung gian.
Miễn thuế đối với quà biếu, quà tặng
b) Đối với quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho cơ quan, tổ chức Việt Nam được
ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động theo pháp luật về ngân sách và được cơ quan có
thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện là toàn bộ trị
giá của quà biếu, quà tặng và không quá 04 lần/năm.”

You might also like