You are on page 1of 95

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING TP.HCM

KHOA THUẾ-HẢI QUAN

Học phần:

Xuất xứ và Phân loại hàng hóa


Số tín chỉ: 3TC

Người trình bày: Dương Phùng Đức


phungducduong@gmail.com

1
Giới thiệu tổng quát nội dung

XUẤT XỨ VÀ PHÂN LOẠI HÀNG HÓA

Thời gian Nội dung Hình thức Ghi chú


dạy-học
Từ buổi 1 GV giảng ; SV xem
Phần I- Xuất xứ hàng hóa Thảo luận trước TL
Đến buổi 5 -nt- -nt-

Từ buổi 6- Phần II-Phân loại hàng hóa


11
Buổi 10 ->Kiểm tra giữa kỳ -nt- -nt-

2
PHẦN I - Xuất xứ hàng hóa
NỘI DUNG:

Chương 1: Kiến thức chung về xuất xứ hàng hóa

Chương 2: Quy tắc xuất xứ không ưu đãi

Chương 3: Quy tắc xuất xứ theo Chế độ ưu đãi phổ cập –


GSP

Chương 4: Quy tắc xuất xứ ưu đãi đặc biệt


Mục tiêu chung

 Sinh viên hiểu rõ về C/O, quy tắc xuất xứ ưu đãi theo Chế độ

ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), các Hiệp định Thương mại tự
do được ký giữa Việt Nam và các nước, quy trình, trình tự, thủ
tục cấp C/O, các mẫu C/O...

4
Tài liệu tham khảo:
 Xuất xứ hàng hóa:

Luật Hải quan số 54/2014/QH13; Nghị định số

08/2015/NĐ-CP ngày 21//01/2015 ;…

Luật Thương mại ngày 14/6/2005; Luật Quản lý ngoại

thương ngày 12/6/2017

Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 ; Thông tư

05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 và Các Thông tư quy


định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định TM …
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING TP.HCM
KHOA THUẾ-HẢI QUAN

Chương 1
Kiến thức chung về xuất xứ hàng hóa
1.1. Khái niệm xuất xứ hàng hoá
1.2. Vai trò của xuất xứ hàng hóa
1.3. Quy tắc xuất xứ hàng hóa
1.4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
(Certificate of Origin – C/O)
Xuất xứ là gì?

7
Xuất xứ là gì?
 Cotton: Trồng ở Malawi Nhiều quốc gia có thể tham gia vào
• Vải: dệt ở Nam Phi Qui trình SX một sản phẩm nhưng
chỉ có một nước xuất xứ
• Nhuộm: Nam Phi
• In ấn: Nam Phi
• Sợi: Pakistan Cần một qui tắc để
xác định quốc gia đó
• Các nút: Ấn Độ
• Cắt các bộ phận:Nam Phi
• Lắp ráp: Malawi
• Giấy phép: USA Cotton pyjamas

8
1.1. Khái niệm xuất xứ hàng hoá
 “Nước xuất xứ hàng hoá” là nước mà hàng hoá đó

được sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn đưa ra về
thuế quan, hạn chế định lượng và các biện pháp khác
liên quan đến thương mại;
(Phụ lục chuyên đề K-Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999)

9
 Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản

xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công


đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá
trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ
tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

10
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Hiệp định về quy tắc xuất xứ hàng hóa (GATT/WTO)

 Hiệp định về quy tắc xuất xứ GATT/WTO

 Ủy ban về quy tắc xuất xứ (WTO)

 Ủy ban Kỹ thuật quy tắc xuất xứ (WCO)

11
Mục tiêu và nguyên tắc của
Hiệp định về qui tắc xuất xứ
 Mục tiêu hài hòa qui tắc xuất xứ, ổn định TM thế giới;

 Nguyên tắc:

(a) Áp dụng đồng nhất cho các mục đích của hiệp định;
(b) Thể hiện rõ nước xuất xứ của một hàng hóa là nước
SX ra toàn bộ hàng hóa đó hoặc nước thực hiện công đoạn
chế biến cơ bản cuối cùng nếu có nhiều nước tham gia;
(c) Khách quan, dễ hiểu và có thể dự đoán trước được;.
13
 Nguyên tắc (tt):

d) Không được sử dụng qui tắc xuất xứ trực tiếp hoặc gián
tiếp làm công cụ thực hiện mục tiêu thương mại cho dù
chúng được gắn với những biện pháp hoặc công cụ đó.

(e) Thực hiện một cách nhất quán, thống nhất, khách quan
và hợp lý;

(f) Mạch lạc, chặt chẽ;

(g) Dựa trên tiêu chuẩn khẳng định.


14
1.2. Vai trò của xuất xứ hàng hóa

(1) Thuế quan ưu đãi


(2) Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá
(3) Thống kê ngoại thương và duy trì hệ thống
hạn ngạch

15
1.2. Vai trò của xuất xứ hàng hóa (tt)

(4) Xúc tiến thương mại; Mua sắm chính phủ;

(5) Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ lợi ích


người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, các biện
pháp tự vệ;

16
1.3. Quy tắc xuất xứ hàng hóa

1.3.1. Định nghĩa : “…qui tắc xuất xứ được định nghĩa là


những luật, qui định, quyết định hành chính chung do các
Thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa
với điều kiện là qui tắc xuất xứ này không liên quan đến
thoả thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp
dụng ưu đãi thuế quan ngoài phạm vi điều chỉnh của khoản
1 Điều I của GATT 1994…”

(Theo Điều 1-Hiệp định về qui tắc xuất xứ xủa WTO)


17
1.3. Quy tắc xuất xứ hàng hóa (tt)

 “rules of origin” means the specific provisions,


developed from principles established by national
legislation or international agreements ("origin criteria"),
applied by a country to determine the origin of goods;
(Specific Annex K-Kyoto Convention 1999)

 “Quy định về xuất xứ” là các quy định cụ thể, được phát
triển từ những nguyên tắc của luật pháp quốc gia và các
hiệp định quốc tế ("tiêu chí nguồn gốc"), được áp dụng
bởi một nước để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng
hoá;
18
1.3.2. Các loại quy tắc xuất xứ
(Types of rules of origin)

Preferential Rules of Origin - "Quy tắc xuất xứ ưu đãi"

là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thoả

thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.

19
1.3.2. Các loại quy tắc xuất xứ
(Types of rules of origin)
Non-Preferential Rules of Origin - "Quy tắc xuất xứ không ưu
đãi" là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa trong các
trường hợp áp dụng:
 các biện pháp TM không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc,
 chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ,
 hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan,
 mua sắm chính phủ
 và thống kê thương mại.

20
Ý nghĩa và vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa
Ảnh hưởng của quy tắc xuất xứ đối với chính sách TM
“định vị” các tác động của chính sách
 khắc phục “tình trạng thương mại không công bằng”
“bảo vệ sản xuất nội địa”
 chính sách ưu đãi đối với hàng hóa
 các mục đích an toàn vệ sinh và môi trường, đảm bảo
an ninh quốc gia hoặc chính sách chính trị.
Ảnh hưởng của quy tắc xuất xứ đối với nền kinh tế
Thương mại quốc tế
Đầu tư
21
Mục đích của việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa

Thực thi các biện pháp/công cụ thương mại như thuế


chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ ;

Xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng thuế tối
huệ quốc (MFN) hay diện ưu đãi thuế quan (GSP,…);

Thống kê thương mại ;

Thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn
hàng hóa;

Các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định.

22
Thảo luận tình huống

Mỗi phân đoạn đại diện cho một quốc gia


riêng lẻ. Các bức tường thể hiện thuế quan và
chiều cao của các bức tường cho thấy mỗi quốc gia
duy trì chế độ thuế quan riêng của mình đối với các
nước khác. Các đường nét đứt quãng thể hiện mối
quan hệ thương mại tự do giữa các quốc gia.
23
Tình huống 1
Individual countries have their own external customs tariff
Các quốc gia riêng lẻ có thuế quan riêng

Cần phải có quy tắc


xuất xứ không ?

Illustration by Rudolf H. Strahm ”Wirtschaftsbuch Schweiz”, Verlag Sauerländer


24
Tình huống 2
Customs Union
Liên minh thuế quan

Cần phải có quy tắc


xuất xứ không ?

Illustration by Rudolf H. Strahm ”Wirtschaftsbuch Schweiz”, Verlag Sauerländer


25
Tình huống 3
Free Trade Area
Khu vực thương mại tự do

Cần phải có quy tắc


xuất xứ không ?

Illustration by Rudolf H. Strahm ”Wirtschaftsbuch Schweiz”, Verlag Sauerländer


26
Tình huống
 Bạn đánh giá Tác động của mức độ nghiêm ngặt trong
qui tắc xuất xứ ưu đãi đến dòng chảy TM như thế nào?

Illustration: “effects of stringency of rules of origin” from Stefano Inama


27 „Quantifying the trade effects of rules of origin on preferences: the case of GSP, AGOA and ACP preferences”
1.4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
(Certificate of Origin – C/O)
1.4.1.Khái niệm:

“certificate of origin” means a specific form identifying


the goods, in which the authority or body empowered to
issue it certifies expressly that the goods to which the
certificate relates originate in a specific country. This
certificate may also include a declaration by the
manufacturer, producer, supplier, exporter or other
competent person; (Specific Annex K-Kyoto Convention 1999)
28
1.4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (tt)
(Certificate of Origin – C/O)

“Giấy chứng nhận xuất xứ” là một mẫu cụ thể xác


định hàng hoá, mà cơ quan chức năng hoặc đơn vị có
thẩm quyền cấp phép xác nhận một cách rõ ràng là
hàng hoá đó đó được xác nhận là có nguồn gốc tại
một nước cụ thể. Giấy chứng nhận này cũng có thể
bao gồm tờ khai của nhà sản xuất, cung cấp, xuất
khẩu và các đối tượng có năng lực khác;
29
1.4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (tt)
(Certificate of Origin – C/O)

"Giấy chứng nhận xuất xứ" là văn bản do tổ


chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng
hoá cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan
về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá đó.

30
1.4.2. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
Theo Phụ lục chuyên đề K-Công ước Kyoto 1999:
Về hình thức:
Cỡ giấy của C/O nên theo tiêu chuẩn cỡ giấy A4 của ISO
quốc tế (210 x 297 mm, 8.27 x 11.69 inch).
Trình bày lề trên 10 mm và lề trái 20 mm. Khoảng cách
dòng là 4.24 mm (1/6 inch) và độ rộng là 2.54 mm (1/10
inch).
Về nội dung:
Ô số 1: "người gửi", "nhà sản xuất", "nhà cung
cấp", v.v…. có thể được coi là "nhà xuất khẩu".
31
Về nội dung C/O (tt)
Các ô trong mẫu chuẩn:

Ô số 2: Chỉ có giấy chứng nhận gốc về xuất xứ điện tử,

được xác định bằng từ “Bản gồc” nằm ngay sát tiêu đề của
chứng từ…. Ô này cũng dùng để điền tên (khối liền để in
một tiêu đề, biểu tượng, v.v…) của cơ quan cấp phép và
cần để trống để cho các mục đích chính thức khác.

Ô số 3: Các thông tin cụ thể trong ô này có thể được thay

thế bởi “yêu cầu”, và, nếu có thể, của nước đến.
32
Về nội dung C/O (tt)
 Ô số 4: Ô này có thể được dùng để điền những thông tin bổ sung
về phương tiện vận tải, đường đi, v.v…những thông tin này có thể
được đưa thêm vào, nếu được yêu cầu, ví dụ như của cơ quan cấp
phép.
 Ô số 5: Nếu một dấu hiệu “Thông tin số” được yêu cầu thì có thể
điền thêm vào, tốt nhất là trong lề của ô này hoặc bắt đầu từ đầu
mỗi dòng trong ô này. "Nhãn mác và số " có thể được tách khỏi
“số và loại gói hàng” và “Miêu tả hàng hoá” bằng đường thẳng
đứng. Nếu một đường thẳng không được sử dụng, các thông tin
này cần được phân biệt bằng một khoảng cách thích hợp. Việc mô
tả hàng hoá có thể được hỗ trợ bằng cách điền thêm số của Nhóm
HS được áp dụng, tốt nhất là bên phải của cột đó. Các thông tin về
tiêu chuẩn nguồn gốc xuất xứ, nếu được yêu cầu, nên tách riêng
với những thông tin khác bằng một đường thẳng đứng.
33
Về nội dung C/O (tt)
 Ô số 6: Thông thường, khối lượng tổng cần đủ để cho xác định
hàng hoá.

 Ô số 7: Cột này được để trống để bổ sung thông tin chi tiết nếu
được yêu cầu, ví dụ như các biện pháp đo lường, hoặc tham khảo
các chứng từ khác (ví dụ, các hoá đơn thương mại).

Các ô số 6 và 7: Các số lượng khác mà nhà xuất khẩu có thể khai


báo nhằm tạo thuận lợi cho việc xác định có thể được đưa vào ở ô
số 6 hoặc số 7, nếu phù hợp.

 Ô số 8: Ô này được dùng cho các thông tin chi tiết xác nhận của
cơ quan có thẩm quyền (chứng nhận, dấu, chữ ký, ngày, tháng và
nơi cấp phép, v.v…). Ô này cũng có thể được sử dụng cho việc
khai báo có chữ ký của nhà xuất khẩu (hoặc nhà cung cấp hoặc
34
nhà sản xuất).
35
1.4.3. Mục đích của việc sử dụng giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Các chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ phục vụ:

Áp dụng thuế quan ưu đãi

Các biện pháp kinh tế hoặc

Các biện pháp thương mại đuợc áp dụng đơn phương


hoặc trên cơ sở thoả thuận song phương và đa phương
hoặc

Các biện pháp được áp dụng vì lý do sức khoẻ và yêu cầu


của cộng đồng.
36
1.4.4. Đặc điểm của giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa

Về hình thức:
C/O có dòng chữ FORM D/ FORM E/ FORM S/ FORM
AK/ FORM AJ, ...;
Số tham chiếu: mỗi C/O có một số tham chiếu riêng;

Các tiêu chí trên C/O phải được điền đầy đủ theo quy
định;
Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ và mặt sau của C/O phải
theo đúng quy định ;
37
1.4.4. Đặc điểm của giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
Về nội dung:

C/O có dấu và/hoặc chữ ký trên C/O của người, và cơ


quan, tổ chức có thẩm quyền cấp C/O đã được qui định;

C/O có thời hạn hiệu lực;

 Thông tin trên C/O có sự phù hợp, thống nhất các chứng
từ thuộc hồ sơ HQ;

38
1.4.5. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Một số mẫu C/O ưu đãi thông dụng ở Việt Nam:

C/O mẫu A: cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu
sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi
thuế quan phổ cập GSP (Generalized System of Preferences)
C/O mẫu D: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước
thành viên ASEAN để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định
Thương mại hàng hóa ASEAN ( viết tắt là ATIGA).
C/O mẫu E: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước
thành viên ASEAN và Trung Quốc để hưởng các ưu đãi thuế
quan theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa (ACFTA).
39
1.4.5. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tt)
 C/O mẫu AK: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa thành
viên ASEAN và Hàn Quốc để hưởng các ưu đãi đặc biệt theo
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Đại Hàn dân quốc
(AKFTA).
 CO mẫu AJ: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa thành viên
ASEAN và Nhật Bản để hưởng các ưu đãi đặc biệt theo Hiệp
định đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản (AJCEP).
 C/O mẫu AANZ: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các
nước thành viên ASEAN - Úc – New Zealand để hưởng các
40
ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định AANZFTA.
1.4.4. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tt)
 C/O mẫu AI: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa các nước
thành viên ASEAN - Ấn Độ để hưởng các ưu đãi đặc biệt
theo Hiệp định AIFTA.

 C/O mẫu VJ/JV: cấp cho các sản phẩm mua bán giữa 2
nước Việt Nam - Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định
VJEPA.

 C/O mẫu S - Lào: cấp để thực hiện Bản Thỏa thuận giữa Bộ
Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về
Quy tắc xuất xứ áp dụng cho các mặt hàng được hưởng ưu
đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam – Lào.
41
1.4.5. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tt)
 C/O mẫu S do Campuchia cấp; Mẫu C/O mẫu X do Việt
Nam cấp để thực hiện Bản Thỏa thuận giữa Bộ Công
Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia về thúc
đẩy thương mại song phương giữa hai nước.

 C/O mẫu EAV: do Việt Nam cấp thực hiện Quy tắc xuất xứ
hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam
và Liên minh Kinh tế Á – Âu) …

Một số mẫu C/O thông thường :

C/O mẫu B: cấp cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt
Nam trong các trường hợp thông thường hay không đáp
42
ứng tiêu chuẩn xuất xứ để hưởng chế độ ưu đãi GSP đó.
Một số mẫu C/O thông thường :
 C/O mẫu ICO: cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của
Việt Nam đến các nước thuộc Tổ chức cà phê thế giới (cấp
kèm theo C/O mẫu A hoặc B).

 C/O mẫu X là Giấy chứng nhận xuất xứ cấp đến các nước
còn lại.

 C/O mẫu DA59: cấp cho hàng xuất khẩu đi Nam Phi.

 C/O cho hàng xuât khẩu đi Thổ Nhĩ Kỳ.

 Mẫu C/O Thổ Nhĩ Kỳ; Mẫu C/O Venezuela.

43
1.4.5. Kiểm tra chứng nhận xuất xứ hàng hóa

 Kiểm tra cấp C/O:

 Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất
(kiểm tra trên Bộ hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc
phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã
cấp trước đó)

 Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm
cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của Người xuất
khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của Người xuất khẩu.

44
1.4.6. Kiểm tra chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bạn sẽ kiểm
tra như thế
nào ?
C/O hàng nhập khẩu

Kiểm tra C/O

C/O hàng xuất khẩu

45
1.4.6. Kiểm tra chứng nhận xuất xứ hàng hóa
 Kiểm tra lại xuất xứ hàng hóa theo yêu cầu của nước NK

 Trường hợp Hải quan của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu

hàng hoá của Việt Nam hoặc các cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng
hoá, Tổ chức cấp C/O của Việt Nam sẽ tiến hành xác minh
xuất xứ của hàng hoá này và thông báo lại cho cơ quan đã
yêu cầu… trong thời gian sớm nhất nhưng không quá sáu
(06) tháng …

46
1.4.7. Các trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hoá NK phải nộp cho cơ quan hải quan

Tại thời điểm làm thủ tục hải quan:


1. Hàng hoá hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan;
2. Hàng hóa hưởng ưu đãi theo thuế suất tối huệ quốc;
3. Hàng hoá theo các chế độ quản lý nhập khẩu;
4. Hàng hoá có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ
của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.
5. Hàng hoá áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện
pháp hạn chế số lượng.
47
KẾT THÚC
Cảm ơn sự theo dõi của các bạn

48
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING TP.HCM
KHOA THUẾ-HẢI QUAN

3.2 - Quy tắc xuất xứ không ưu đãi

2.1. Quy tắc xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy

2.2. Quy tắc xác định hàng hoá có xuất xứ không


thuần túy

2.3. Nguyên tắc xác định xuất xứ của hàng hoá

2.4. Thủ tục cấp C/O


QUI TẮC XUẤT XỨ
Thống kê,
chống bán Qui định
Sử dụng
KHÔNG ƯU ĐÃI cho TM phá giá, cấp quốc gia
theo MFN phép, nhãn ,.. (+ WTO
NON PREFERENTIAL
Agreement)

XUẤT
XỨ
ORIGIN
Các Hiệp
Sử dụng Xác định
ƯU ĐÃI cho TM định TM ưu
PREFERENTIAL
thuế NK đãi hoặc TM
Ưu đãi
(tariffs)
vùng

50
2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam
 Khái niệm:
Quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa không ưu đãi được hiểu
là những quy tắc xuất xứ thông dụng nhất áp dụng xác định
xuất xứ của những hàng hóa thông thường, không có ưu đãi
về thương mại hay thuế quan.
Theo Điều 3, NĐ 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018:
"Quy tắc xuất xứ không ưu đãi" là các quy định về xuất xứ
áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại khoản 2 Điều này
và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại
không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá,
chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế
quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.
51
2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

Xuất xứ thuần tuý


(wholly obtained –
”WO”)
Hàng hoá có
xuất xứ
Xuất xứ không thuần
tuý
(Non-wholly obtained)
52
2.1. Quy tắc xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Quy định của Hiệp định quy tắc xuất xứ:


Theo Chuẩn mực qui định tại Phụ lục chuyên đề K của
Công ước Kyoto-1999 (WCO):

“Goods produced wholly in a given country shall be


taken as originating in that country.”

Hàng hoá được sản xuất toàn bộ tại một nước cụ thể thì
sẽ được coi là có nguồn gốc xuất xứ tại nước đó.

53
Quy định của Hiệp định quy tắc xuất xứ (tt)
(WCO)-Sản xuất toàn bộ tại một nước, cụ thể:
a.Các sản phẩm khoáng sản được khai thác từ đất, từ vùng
nước lãnh hải và thềm lục địa.
b.Các sản phẩm rau được thu hoạch hoặc thu gom tại nước
đó ;
c.Động vật sống được sinh ra và nuôi tại nước đó ;
d.Các sản phẩm thu được từ động vật sống của nước đó;
e.Các sản phẩm thu được từ việc săn bắn hoặc đánh bắt
được thực hiện tại nước đó;

54
(WCO)-Sản xuất toàn bộ tại một nước, cụ thể: (tt)
f. Các sản phẩm thu được từ việc đánh bắt hải sản và các sản
phẩm khác từ biển của các tàu thuyền của nước đó ;
g. Các sản phẩm thu được từ nước ngoài của công ty tàu
thuyền của nước đó chỉ duy nhất đối với các sản phẩm được
quy định tại đoạn (f) ở trên;
h. Các sản phẩm được khai thác từ đất, tầng đất cái ngoài khu
vực lãnh hải của nước đó với điều kiện là nước đó có quyền
duy nhất xử lý đối với đất đó và tầng đất cái đó;
i. Các phế thải và phế liệu từ việc sản xuất và gia công, các sản
phẩm đã qua sử dụng và tập hợp được của nước đó và chỉ
phù hợp với việc tái hồi phục nguyên liệu thô;
j. Hàng hoá được sản xuất tại nước đó duy nhất từ các sản
55
phẩm nêu tại đoạn (a) phần (ij) ở trên.
Ví dụ:

Nguồn: Tài liệu Hội thảo “Quy tắc xuất xứ và các biện pháp phi thuế quan trong các FTA Việt Nam -
56 EU (EVFTA) và Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)”
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý (ND 31/2018/ND-CP):
1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu
hoạch tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
2. Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm
nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
3. Các sản phẩm từ động vật sống nêu tại Khoản 2 Điều này.
4. Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi
trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại nước, nhóm nước, hoặc vùng
lãnh thổ đó.
5. Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt
kê từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy
ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một nước, nhóm
nước,
57 hoặc vùng lãnh thổ đó.
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý (tt):

6. Các sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển
bên ngoài lãnh hải của một nước, nhóm nước, hoặc vùng
lãnh thổ, với Điều kiện nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh
thổ đó có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và
dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế.

7. Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ
vùng biển cả bằng tàu được đăng ký ở nước, nhóm nước,
hoặc vùng lãnh thổ đó và được phép treo cờ của nước,
nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
58
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý (tt):
8. Các sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay
trên tàu từ các sản phẩm nêu tại Khoản 7 Điều này được
đăng ký ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó và được
phép treo cờ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó.
9. Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hiện không
còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa
hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các
nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào Mục đích tái
chế.
10. Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất từ các sản
phẩm nêu từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều này tại nước, nhóm
nước,
59 hoặc vùng lãnh thổ đó.
Ví dụ minh họa:

60
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
2.2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Khái niệm:
Khi có hai hoặc nhiều nước tham gia vào việc sản
xuất hàng hoá thì tạo nên một hàng hóa có xuất xứ không
thuần tuý. Hàng hóa này được công nhận có xuất xứ từ
một quốc gia, vùng lãnh thổ khi quốc gia, vùng lãnh thổ
đó thực hiện cộng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng làm
thay đổi cơ bản hàng hóa này.

61
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy (tt)

Theo Chuẩn mực qui định tại Phụ lục chuyên đề K của
Công ước Kyoto-1999 (WCO):

 Where two or more countries have taken part in


the production of the goods, the origin of the goods
should be determined according to the substantial
transformation criterion.

Khi có hai hoặc nhiều nước tham gia vào việc sản
xuất hàng hoá này thì nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá
sẽ được áp dụng theo tiêu chí chuyển đổi lớn.

62
“substantial transformation criterion” means the criterion

according to which origin is determined by regarding as the


country of origin the country in which the last substantial
manufacturing or processing, deemed sufficient to give the
commodity its essential character, has been carried out.

“các tiêu chí chuyển đổi lớn” là những tiêu chí mà theo đó

nguồn gốc xuất xứ được xác định bằng cách coi quốc gia có
nguồn gốc xuất xứ là quốc gia mà hàng hoá đó được sản xuất
hoặc gia công phần lớn, được coi là đủ để đem lại những đặc
điểm cơ bản của hàng hoá.
63
Ví dụ 1: Tiêu chí chuyển đổi nhóm 4 số HS
đồ chơi (thú nhồi bông) thuộc nhóm 95.03

Heading 58.01 Beneficiary country Heading 95.03

Woven fabric Stuffed animal

64
Ví dụ 2: Tiêu chí chuyển đổi cơ bản được qui định
mặt hàng cà vạt thuộc nhóm 62.15: sản xuất từ sợi

Beneficiary country

Woven fabric

65
Thảo luận một số khái niệm có liên quan
"Sản xuất" ?

"Nguyên liệu" ?

"Sản phẩm“?

66
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
Xác định hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý theo qui định VN
Hàng hóa được coi là có xuất xứ khi :

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản

xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước, nhóm nước, hoặc vùng
lãnh thổ nếu hàng hóa đó đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh
Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do BCT quy định.

BCT ban hành DM Quy tắc cụ thể mặt hàng và hướng dẫn

cách xác định các tiêu chí xuất xứ hàng hóa.


67
"Công đoạn gia công, chế biến hàng hoá" là quá
trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản
của hàng hóa.

“Thay đổi cơ bản” là việc một hàng hoá được biến


đổi qua một quá trình sản xuất, để hình thành một vật
phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính
năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với
hàng hoá ban đầu.

68
Chuyển đổi mã số hàng hóa

Heading 1401 Heading 4602

VÍ DỤ 1: Sản xuất giỏ rơm, phân loại nhóm 4602

69
VÍ DỤ 2: WCO

• An electric hair curling iron


(subheading 8516.32) made in EU
from Japanese parts (8516.90).

Net cost:
3,65

Non- Profit:
originating Manufacturing 0,50
inputs: 1,20 costs: 2,45

Transport:
0,25
Ex-works
price: 4,15 FOB
price:
70 4,40
Ví dụ: xuất xứ ?.....
 List rule for hair curling iron (8516.32):
Originating or not?

(3) – Not originating!


(4) – Originating!
Input materials cannot be

from the same heading


Value/ex-works =
as the product
1.2/4.15 = 28.9 %
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

 Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” - CTC

là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4

(bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu

đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập

khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng

để sản xuất ra hàng hóa đó.

73
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
 Tiêu chí "Tỷ lệ phần trăm của giá trị“ - LVC
Là hàm lượng giá trị có được đủ để coi là có xuất xứ tại
một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi diễn ra
công đoạn sản xuất, gia công, chế biến cuối cùng.
Tỷ lệ này được xác định là Phần giá trị gia tăng có được
tính trên tổng giá trị của hàng hóa được sản xuất, gia
công, chế biến tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh
thổ sau khi trừ đi giá nguyên liệu đầu vào NK không
thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó hoặc giá
trị nguyên liệu đầu vào không xác định được xuất xứ
74 dùng để sản xuất ra hàng hóa.
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

Công thức trực tiếp tính “Tỷ lệ phần trăm giá trị”- LVC :

Trị giá NL đầu vào có XX từ nước, nhóm nước, hoặc


vùng lãnh thổ sản xuất
LVC = ______________________________________ x 100%
Trị giá FOB

75
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

Công thức gián tiếp tính “Tỷ lệ phần trăm giá trị”- LVC :

Trị giá FOB – Trị giá NL đầu vào không có XX từ nước,


nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất
__________________________________________ x 100%
Trị giá FOB

76
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

 “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm

nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm trị giá CIF
của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có
xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ;
chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp,
các chi phí khác và lợi nhuận.

77
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

 “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước,


nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị giá CIF
của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu
có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ
khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi
trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không
xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế
biến ra sản phẩm cuối cùng.
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
“Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được
tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí
khác”.
- “Giá xuất xưởng” = Chi phí xuất xưởng + Lợi
nhuận;
- “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi
phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp;
- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên
vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu
đó;
- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các
khoản thưởng và những khoản phúc lợi khác có liên quan
đến quá trình sản xuất;
- “Chi phí phân bổ trực tiếp” ...; “Chi phí khác “
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

 Tiêu chí "công đoạn gia công, chế biến hàng hóa"

"Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa" là quá trình
sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của
hàng hóa.

Những công đoạn gia công, chế biến giản đơn không
được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá ?

80
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

Giới thiệu Danh mục hàng hoá sử dụng


tiêu chí "Tỷ lệ phần trăm của giá trị"
và tiêu chí "Công đoạn gia công hoặc
chế biến hàng hoá"

81
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
2.3. Nguyên tắc xác định xuất xứ của hàng hóa:
Theo Danh mục do BCT ban hành;
Hàng hóa không đáp ứng tiêu chí “chuyển đổi mã
số hàng hóa” thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt
hàng theo quy định vẫn được coi là hàng hóa có xuất
xứ nếu :
- Tỷ lệ giá trị NL ≤ 15% Trị giá FOB của hàng hóa (C50-
C63); hoặc
- Tỷ lệ trọng lượng NL ≤ 15% tổng trọng lượng hàng hóa
82
Những công đoạn gia công, chế biến giản đơn không được
xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá
1. Các công việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và
lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông
lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư
hỏng và các công việc tương tự).
2. Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm
cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng Phần.
3. Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng;
đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì
đơn giản khác.
4. Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn,
mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.
5. Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.
6. Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản
phẩm hoàn chỉnh.
7. Kết hợp của hai hay nhiều công việc đã liệt kê từ (1) đến (6)
8. Giết, mổ động vật.
83
Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng
cụ, hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc bị tháo rời
1. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “chuyển đổi mã số hàng
hóa”, vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán
lẻ, khi được phân loại cùng hàng hóa đó, được loại trừ khỏi các
nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra
hàng hóa.
2. Trường hợp hàng hóa áp dụng tiêu chí “tỷ lệ Phần trăm giá trị”,
trị giá của vật liệu đóng gói và bao gói chứa đựng hàng hóa dùng
để bán lẻ được coi là một Phần cấu thành của hàng hóa và được
tính đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.
3. Vật liệu đóng gói và bao gói dùng để chuyên chở và vận chuyển
hàng hóa sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ của hàng
84
hóa đó.
Xác định xuất xứ của bao bì, phụ kiện, phụ tùng, dụng
cụ, hàng hoá chưa được lắp ráp hoặc bị tháo rời

4. Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hàng hóa; phụ kiện, phụ
tùng, dụng cụ đi kèm hàng hóa với chủng loại số lượng phù hợp
được coi là có cùng xuất xứ với hàng hóa đó.
5. Hàng hóa chưa được lắp ráp hoặc đang ở tình hạng bị tháo rời
được nhập khẩu thành nhiều chuyến hàng do Điều kiện vận tải
hoặc sản xuất không thể nhập khẩu trong một chuyến hàng, nếu
người nhập khẩu có yêu cầu, xuất xứ của hàng hóa trong từng
chuyến hàng được coi là có cùng xuất xứ với hàng hóa đó.
85
Các yếu tố gián tiếp không cần xét đến khi
xác định xuất xứ hàng hoá

Các yếu tố gián tiếp được sử dụng trong quá trình


sản xuất, kiểm tra, hoặc thử nghiệm hàng hóa nhưng
không cấu thành hàng hóa đó, hoặc các yếu tố được sử
dụng trong việc bảo dưỡng nhà xưởng, hoặc vận hành
thiết bị có liên quan tới việc sản xuất hàng hóa sau đây
không cần xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa, cụ thể:

86
Các yếu tố gián tiếp không cần xét đến khi
xác định xuất xứ hàng hoá
1. Nhiên liệu và năng lượng.
2. Dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc.
3. Phụ tùng, vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng.
4. Dầu nhờn, chất bôi trơn, hợp chất và các nguyên liệu khác dùng
trong sản xuất hoặc dùng để vận hành thiết bị và nhà xưởng.
5. Găng tay, kính, giày dép, quần áo và các thiết bị an toàn.
6. Các thiết bị, dụng cụ và máy móc dùng để thử nghiệm hoặc kiểm
tra hàng hóa.
7. Chất xúc tác và dung môi.
8. Bất kỳ nguyên liệu nào khác không cấu thành hàng hóa nhưng
việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá
trình sản xuất ra hàng hóa đó.
87
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
2.4. Thủ tục cấp C/O
+ Cấp C/O :

Hàng hóa XK thuộc diện không được hưởng ưu đãi thuế

quan và phi thuế quan theo quy định;

Hàng hóa XK thuộc diện được hưởng ưu đãi theo chế độ

ưu đãi phổ cập thuế quan và các chế độ ưu đãi khác

88
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
2.4. Thủ tục cấp C/O
+ Mẫu C/O : Tổ chức cấp C/O phát hành.
Mẫu A cấp cho các sản phẩm XK sang các nước, vùng lãnh thổ dành
cho VN chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập;
C/O dệt may cấp cho các sản phẩm dệt may;
C/O hàng dệt thủ công, cấp cho các SP dệt thủ công XK sang EU;
C/O cho hàng cà phê, cấp cho SP cà phê theo quy định của Tổ chức
cà phê thế giới; Người XK có thể đề nghị cấp thêm mẫu A hoặc B.
Các loại C/O do nước NK sản phẩm của VN quy định hoặc được quy
định trong các Hiệp định quốc tế khác mà VN là thành viên;
Mẫu B cấp cho sản phẩm XK của VN trong các trường hợp Người
XK không đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O nói trên;
89
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
2.4. Thủ tục cấp C/O
+Đăng ký Hồ sơ thương nhân :
Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề
nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân ;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản
sao);
Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao);

Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (nếu có).

Hồ sơ thương nhân phải được cập nhập 2 năm/lần;


90
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
2.4. Thủ tục cấp C/O
+Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O
Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai hoàn chỉnh, hợp lệ

Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh bao gồm một (01) bản
gốc và ba (03) bản sao.
Tờ khai HQ XK đã làm TTHQ (bản sao).
Nếu cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người đề nghị cấp C/O cung cấp
thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm XK như: TKHQ NK nguyên, phụ liệu;
giấy phép XK; hợp đồng mua bán; hóa đơn GTGT mua bán NPL trong nước; mẫu
nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm XK; vận đơn đường biển; vận đơn đường không và
các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm XK;
91
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
2.4. Thủ tục cấp C/O

+ Cấp C/O
Thời hạn cấp C/O không quá 3 ngày làm việc kể từ thời điểm Người
đề nghị nộp Bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ;

TH cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi
sản xuất …Thời hạn cấp C/O đối với trường hợp này không quá 05
ngày làm việc kể từ ngày Người đề nghị nộp Bộ hồ sơ đầy đủ;

Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở
việc giao hàng hoặc thanh toán của Người XK, trừ khi ảnh hưởng này
do lỗi của Người XK.
92
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)

2.4. Thủ tục cấp C/O

+ Cấp sau C/O

Trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp vào thời điểm XK do

sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp bất khả kháng hoặc
có lý do xác đáng của Người đề nghị cấp C/O, C/O có thể được cấp
sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không vượt
quá 01 năm tính từ ngày giao hàng đến ngày cấp thực tế và phải ghi rõ:
“ISSUED RETROACTIVELY” (cấp sau và có hiệu lực từ khi giao
hàng) lên C/O.
93
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
2.4. Thủ tục cấp C/O
+ Cấp lại C/O
C/O bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng. Bản C/O cấp lại này sẽ lấy số và
ngày của C/O cũ và đóng dấu « CERTIFIED TRUE COPY ». Bản C/O
cấp lại này phải được cấp không quá một (01) năm kể từ ngày cấp bản
gốc C/O.
Tách C/O thành 02 hay nhiều bộ. C/O được cấp lại trong trường hợp
này, một bộ sẽ lấy số và ngày của C/O cũ. Các bộ còn lại sẽ lấy số mới
và ngày cấp mới;
TH hàng phải tái NK để tái chế, chuyển sang nước NK khác. C/O cũ
chưa thu hồi, C/O đề nghị cấp lại sẽ lấy số, ngày cấp mới và được đánh máy rõ vào ô
phù hợp trên Mẫu C/O : « THIS C/O REPLACES THE C/O No. (số C/O cũ) DATED
(ngày phát hành C/O cũ) ».
94
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam(tt)
2.4. Thủ tục cấp C/O

+ Tổ chức cấp C/O

Các Phòng quản lý XNK khu vực thuộc Bộ Công Thương,


các đơn vị thuộc Phòng TM và CN VN;

Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A cho mặt hàng giầy
dép XK đi thị trường EU do các Phòng quản lý XNK khu
vực tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình
Dương, HCM và Vũng Tàu ;

DS các Tổ chức cấp C/O công bố theo từng thời điểm;
95
Cảm ơn
sự theo dõi của các bạn

96

You might also like