TRỌNG TÂM triết học HK2 2022-2023 (AutoRecovered)

You might also like

You are on page 1of 18

NHỮNG VẤN ĐÊ TRỌNG TÂM ÔN THI

Môn: Triết học Mác- Lênin


Học kỳ 2 năm học 2022-2023
(Phần tự luận)

Chương 3: Chủ nghĩa duy vật lịch sử

1. Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội. Liên
hệ với việc sản xuất vật chất ở Việt Nam hiện nay.
*Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội
-Khái niệm sản xuất vật chất:
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, sản xuất vật chất được nhìn nhận từ hai góc độ:
Thứ nhất, quá trình con người sử dụng công cụ lao động, tác động vào giới tự nhiên,
cải biến các dạng nguyên liệu thô của giới tự nhiên tạo ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu sinh
tồn của mình.
Thứ hai, quá trình con người tác động đến con người thông qua tình yêu -hôn nhân - gia
đình, sinh ra thế hệ con cái đáp ứng nhu cầu tình cảm, duy trì nòi giống và bổ sung nguồn nhân
lực cho sản xuất, lực lượng bảo vệ quốc phòng. Ăngghen viết: “Theo quan điểm duy vật, nhân
tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp.
Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực
phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó, mặt khác là sản
xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống”

-Vai trò của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội:

+Sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của con người, giúp con người thoát thai khỏi
động vật và trạng thái sống bầy đàn để tạo nên cộng đồng xã hội.

+Sản xuất vật chất là tất yếu khách quan của sự sinh tồn và phát triển xã hội.

+Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành các quan hệ xã hội và con người với tư cách là thành
viên xã hội.

+Sản xuất vật chất là cơ sở của mọi sự tiến bộ xã hội


Liên hệ

*VN: nước nông nghiệp lạc hậu, không tbcn, csvc-trình độ: kém

->xd thành công CNXH cần thay đổi nhiều mặt

Phương hướng:

-đổi mới kinh tế, cơ chế quản lí: nội – ngoại lực

Đầu tư trang thiết bị

Đẩy mạnh phát triển kinh tế mũi nhọn

Kết hợp kt-xh

Kế thừa và phát huy thành tựu CNH

*đảng: CNH-HĐH: K đơn thuần phát triển Cn

Chuyển dịch cơ cấu ngành-> CNH- HĐH

KẾT hợp thủ công truyền thống vs CN hiện đại

2. Phương thức sản xuất và vai trò của Phương thức sản xuất.
 Khái niệm phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành sản xuất ra của cải vật
chất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Tương ứng với cách thức sản xuất
đó, con người có những quan hệ nhất định đối với giới tự nhiên và những quan
hệ đối với nhau trong sản xuất. Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau
không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng
cách nào, với những tư liệu lao động nào”
 Vai trò của phương thức sản xuất
+Phương thức sản xuất quyết định tính chất và kết cấu xã hội:
+Phương thức sản xuất quyết định đời sống vật chất và đời sống tinh thần
của xã hội:
3. Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất. Các yếu tố cấu thành LLSX và
QHSX? Liên hệ với vấn đề phát triển LLSX ở Việt Nam hiện nay.

- LLSX là sự tổng hợp tất cả mọi yếu tố vật chất mà con người sử dụng để sản
xuất ra của cải vật chất. LLSX biểu thị mối quan hệ giữa con người với giới tự
nhiên và trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.
-Lực lượng sản xuất được cấu thành từ ba yếu tố:
(1) Con người với toàn bộ sức mạnh cơ bắp, trình độ chuyên môn, kỹ năng,
kinh nghiệm và kỷ luật lao động, năng lực quản lý sản xuất, khả năng làm chủ
khoa học công nghệ, văn hóa giao tiếp, khả năng tiếp thị.
(2) Tư liệu sản xuất là sự thống nhất hữu cơ giữa đối tượng lao động (đất đai,
rừng núi, sông biển) và công cụ lao động (cây, cuốc, các loại máy móc). Đối
tượng lao động là yếu tố tĩnh, còn công cụ lao động là yếu tố động, luôn được
cải tiến.
(3) Khoa học công nghệ là một hệ thống tri thức về các giải pháp thực hiện quá
trình chế biến vật chất và thông tin. Trong quan niệm truyền thống, khoa học
(phát minh) tách rời kỹ thuật (máy móc). Hiện nay khoa học gắn liền với kỹ
thuật, gọi là "công nghệ”. Ngày nay, khoa học công nghệ đang trở thành lực
lượng sản xuất trực tiếp, quyết định năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm. → yếu tố quan trọng nhất : con người quyết định mọi vấn đề của sx

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất.
Đây là quan hệ kinh tế cơ bản giữ vai trò quyết định mọi quan hệ xã hội khác.
Quan hệ sản xuất được cấu thành từ 3 tiểu quan hệ:
(1) Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất – đây là yếu tố then chốt của quan hệ
sản xuất, vì cá nhân nào, nhóm người nào, giai cấp nào nắm quyền sở hữu
tư liệu sản xuất thì sẽ nắm quyền quyết định.
(2) Quan hệ tổ chức-quản lý sản xuất, là quan hệ trong việc tổ chức quá trình
sản xuất, quản lý nhân sự, theo đó cá nhân, nhóm, giai cấp nào có quyền tổ
chức, quản lý sản xuất sẽ có quyền quyết định
(3) Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động-quyết định việc trả tiền công cho
người lao động.

Trong lịch sử, đã từng tồn tại hai hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất:

(1) Tư hữu (trong các chế độ Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa)
(2) Công hữu (trong chế độ Công xã nguyên thủy, Xã hội chủ nghĩa, Cộng sản
chủ nghĩa)
4. Quy luật QHSX phù hợp với trình độ LLSX. Lấy ví dụ vận dụng xem xét
vấn đề thực tiễn ở nước ta.

*Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển LLSX

Trong một phương thức sản xuất, LLSX đóng vai trò như là nội dung, còn QHSX
đóng vai trò như là hình thức tồn tai và phát triển của nội dung đó. Sự tác động
qua lại giữa chúng tạo nên quy luật vận động cơ bản của xã hội, chi phối mọi quy
luật khác

Trình độ phát triển của LLSX bh cụ thể trong các khía cạnh:

(1)Trình độ của công cụ lao động ( đơn giản hay hiện đại) – thủ công/máy móc/tự
động

(2)Năng lực tổ chức sx và phân công lao động của người quản lý

(3)Kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và khả năng làm chủ khoa học
công nghệ

(4) Năng suất lao động

(5) Năng lực tiếp thị, bảo quản sản phẩm

*Nội dung quy luật:

-LLSX quyết định QHSX: Man quyết định quản lý SX, phân phối SP

-QHSX tác động trở lại LLSX: QHSX ảnh hưởng đến thái độ người lao động, ứng
dụng công nghệ, cải tiến CCLĐ, sáng kiến SX.

-LLSX luôn phát triển

-Qhsx thay đổi chậm

Đến 1 lúc nào đó giữa chúng nảy sinh mâu thuẫn, sẽ phát sinh CMXH, thay đổi
qhsx cũ bằng qhsx mới.
 Lịch sử xã hội loài người là lịch sử thay thế của các PTSX: CXNT – CHNL –
PK – TBCN – CSCN.
 PTSX sau bao giờ cũng tiến bộ hơn PTSX trước nó.
Lấy ví dụ vận dụng xem xét vấn đề thực tiễn ở nước ta.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất có ý nghĩa phương pháp luận to lớn đối với việc nghiên cứu tiến trình vận
động của lịch sử cũng như phương hướng hoạch định sách lược, chiến lược của
giai cấp công nhân. Nhờ nắm vững quy luật này mà Lênin đã tiến hành cách
mạng tháng mười và thiết lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong
lịch sử, mở đầu một kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ở Việt Nam, trước đổi mới, do ảnh hưởng của chủ nghĩa chủ quan duy ý chí,
nên Đảng ta vận dụng chưa hợp lý quy luật này. Với lực lượng sản xuất còn
thấp, đã thiết lập quan hệ sản xuất quá tiên tiến, nên đã kìm hãm sự phát triển
của lực lượng sản xuất, ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động, đời sống nhân
dân khó khăn - đó là nguyên nhân công cuộc đổi mới.

Bản chất công cuộc đổi mới là đổi mới quan hệ sản xuất: Đa dạng hóa hình
thức sở hữu và thành phần kinh tế, từ đó tác động tích cực đến sự phát triển của
lực lượng sản xuất, tạo địa bàn cho lực lượng sản xuất phát triển, làm cho năng
suất lao động tăng, của cải sản xuất nhiều, đời sống nhân dân no ấm, xã hội
phát triển mọi mặt.

5. Phạm trù hình thái KT-XH. Sự phát triển của các hình thái KT-XH là quá
trình lịch sử-tự nhiên. Liên hệ quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
# Phạm trù hình thái KT-XH
Khái niệm và cấu trúc hình thái KT-XH
Hình thái KT-XH dùng để chỉ 1 kiểu xh xác định về chất, tồn tại ở từng giai đoạn lịch
sử nhất định, vận hành thống nhất giữa LLSX, QHSX và KTTT.
-Một hình thái KT-XH được cấu thành từ 3 yếu tố:
a) LLSX  Các yếu tố này tác động qua lại, thúc đẩy hoặc
kìm hãm lẫn nhau, tạo nên các quy luật xh...
b) QHSX
c) KTTT

Sự phát triển của các hình thái KT-XH là quá trình lịch sử-tự nhiên
-Mâu thuẫn giữa llsx phát triển với qhsx đã lỗi thời chuyển thành mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đấu tranh
giai cấp đến đỉnh điểm phát sinh CMXH . CMXH thực hiện bước chuyển từ hình thái KT-XH thấp lên hình thái tiến bộ
hơn.
-Mác viết: “ Tôi coi sự phát triển của các hình thái kt-xh là một quá trình lịch sử tự nhiên”
Theo Mác lịch sử loài người đã đang và sẽ trải qua 5 hình thái sau:
+Công xã nguyên thủy: chế độ tư hữu về TLSX là nguyên nhân làm tan rã hình thái CXNT.
+Chiếm hữu nô lệ: Phong trào giải phóng nô lệ làm tan rã chế độ chiếm hữu nô lệ.
+Phong kiến : Cách mạng tư sản – công trường thủ công đã thủ tiêu chế độ phong kiến .
+Tư bản chủ nghĩa: Cách mạng vô sản làm lung lay, sụp đổ từng phần chủ nghĩa tư bản.
+Chủ nghĩa cộng sản: - thời kì quá độ
*Một số đặc trưng của chế độ CXNT
- SX dựa trên tự nhiên hoang dã: săn bắt và hái lượm
- Công cụ lao động còn rất thô sơ bằng đá , dùng chung
- Sản phẩm lao động chia đều
- Chưa có giai cấp (giàu – nghèo) và nhà nước
- Sinh hoạt theo chế độ ăn lông, ở lỗ, quần hôn (phụ quyền)
- Cư trú theo từng cộng đồng ( thị tộc, bộ tộc ...)
* Đặc trưng của hình thái kinh tế - xã hội CHNL
- Hình thành chế độ tư hữu về TLSX
- XH phân chia giai cấp( Chủ nô – nô lệ)
- Trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công ra đời
- Nhà nước hình thành ( đế chế)
- Người nô lệ không được pháp luật thừa nhận quyền con người
- Chiến tranh chinh phạt thường xuyên
* Đặc trưng của chế độ hình thái phong kiến
- XH có 2 giai cấp cơ bản: Địa chủ và nông dân
- Địa chủ bóc lột nông dân bằng địa tô
- Công cụ lao động được cải tiến nhờ nghề rèn, đúc kim loại
- Nghề thủ công phát triển
- Mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế với 2 hình thức : phân quyền và tập quyền.
Giáo hội can thiệp vào nhà nước.
-Nhân quyền không được tôn trọng.
* Đặc trưng của hình thái kinh tế - xã hội TBCN
- Xã hội có 2 giai cấp cơ bản: Tư sản và vô sản
- Tư bản bóc lột vô sản bằng giá trị thặng dư
-Sản xuất dựa trên công trường thủ công – công nghiệp – tự động hóa
-Giáo dục, khoa học, y tế,...phát triển
-Mô hình nhà nước phong phú, đa dạng xây dựng trên nền tảng nhà nước pháp quyền
-Tôn trọng nhân quyền, quyền tự do cá nhân
-Phúc lợi xã hội được coi trọng tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết: phân
hóa giàu nghèo, môi trường, bạo lực, tệ nạn xã hội, tự tử...
*Xã hội chủ nghĩa-1 giai đoạn quá độ
Trong “Phê phán cương lĩnh Gothar” Mác cho rằng, Giữa xã hội Tư bản & xã hội
Cộng sản tồn tại 1 thời kỳ quá độ, gọi là chủ nghĩa xã hội do giai cấp vô sản nắm
quyền, gọi là Chuyên chính vô sản. Xã hội vận hành theo nguyên tắc: “Làm theo
năng lực, hưởng theo lao động”.

*Đặc trưng của hình thái kinh tế-xã hội CSCN

-Sx dựa trên chế độ công hữu về TLSX

-Có 1 nền công nghiệp hiện đại

-Đời sống xh phát triển cao

-Con người có điều kiện phát triển toàn diện

-Giai cấp và nhà nước dần dần tự tiêu vong

* Liên hệ quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.

-Dân tộc Việt có nguồn gốc từ Huyền tích : “Trăm trứng”

-Trải qua thời nguyên thủy lâu dài, săn bắt, hái lượm, phong cách xăm mình

-Tiến đến thời kì phong kiến với sự hình thành nhà nước Văn Lang, Âu Lạc, Vạn
Xuân, Đại Việt, Đại Ngu, Nam Việt (Việt Nam)

-Tiến lên xây dựng CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN

-Hiện nay: xây dựng CNXH trên cơ sở kinh tế thị trường và xây dựng trên nền tảng
nhà nước pháp quyền.

“Quy luật phân công lao động là cái làm cơ sở cho sự phân chia giai cấp. Nhưng điều
đó hoàn toàn k loại trừ việc sử dụng bạo lực ...trong sự hình thành các giai cấp” (tập
20, tr 490)

“Khi các trang trại, công trường thủ công hình thành thì các tù binh bắt được trong
chiến tranh k bị đem giết mà được giữ lại để lao động, giúp việc nhà.”
6. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng.
*Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 xh
nhất định do các loại hình quan hệ sản xuất ( các thành phần kinh tế) quyết
định. Mác chỉ rõ: “ Toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế
của xh, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng
tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng
với cơ sở hiện thực đó”
*Kiến trúc thượng tầng
Kiến trúc thượng tầng là hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội như chính
trị, pháp luật, tôn giáo, văn hóa-nghệ thuật, khoa học.
Mác và Ăngghen viết: “Trong mọi thời đại, tư tưởng của giai cấp thống trị là
những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp nào là lực lượng vật chất
thống trị trong xh thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xh. Giai cấp
nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn cả những tư
liệu sản xuất tinh thần, thành thử tư tưởng của những người không có tư liệu sx
tinh thần cũng đồng thời bị giai cấp thống trị đó chi phối”.
* Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
-Tất cả các hình thái ý thức và thể chế xh thuộc kttt đều xây dựng, tồn tại và
phát triển trên nền tảng csht.
- Xh xây dựng trên 1 cơ chế kinh tế ntn, sẽ có 1 hệ thống pháp luật, chính trị,
giáo dục, tôn giáo.. tương ứng
- Mọi mâu thuẫn phát sinh trong KTTT đều có nguồn gốc từ csht. Giải thích
văn hóa phải căn cứ vào cơ sở tồn tại kinh tế của nó.
-Khi CSHT thay đổi thì sớm muộn KTTT cũng sẽ thay đổi tương ứng.
ktr
7. Giai cấp và nguồn gốc hình thành giai cấp. Vai trò của đấu tranh giai cấp.

*Khái niệm
Kn “giai cấp” được Lê nin đề cập trong “Sáng kiến vĩ đại”: “Giai cấp là những tập
đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với (những tư liệu sản xuất
này thường được pháp luật quy định và thừa nhận), về vai trò của họ trong tổ chức
lao động xã hội, và do đó khác nhau về cách thức hưởng thụ và phần của cải xã hội ít
hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có
thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác
nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” (12, tr.17-18)

*Trong chế độ tư hữu, các giai cấp có địa vị xh đối lập nhau, sự đối lập đó là do:

-Các giai cấp có qh khác nhau đối với TLSX: làm chủ hoặc không có TLSX (phải
bán sức lao động)

-Các giai cấp có vai trò khác nhau trong tổ chức lao động xh: có quyền tổ chức lao
động hoặc làm thuê.

-Các giai cấp có phần của cải thu nhập khác nhau nhiều hoặc ít

-> “Giai cấp nào chi phối TLSX vật chất thì cũng chi phối luôn những TLSX tinh
thần”

*Định nghĩa giai cấp của Lênin có yn to lớn

-Đưa ra tiêu chí phân định giai cấp: Kinh tế. Từ sự khác biệt kinh tế, dẫn đến mọi sự
khác biệt về: chính trị, giáo dục, thẩm mỹ, lối sống,...

-Phê phán tư tưởng đòi xóa nhòa giai cấp trong xh hiện đại
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH GIAI CẤP

Về nguồn gốc giai cấp có nhiều quan điểm

-Thuyết định mệnh: Con người có số phận, do Trời định

-Xh Phương Tây: Giàu nghèo do khác biệt về sinh học, tài năng, địa vị

-Quan niệm dân gian VN: có số giàu, số nghèo

Khổng Tử: “Tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên”

*Quan niệm MLN về nguồn gốc giai cấp

-Giai cấp là 1 hiện tượng lịch sử, trong chế độ công xã nguyên thủy chưa có giai cấp.

-Giai cấp ra đời gắn liền với xh chế độ tư hữu về TLSX

Khi chưa có chế độ tư hữu về TLSX, mọi người sống bình đẳng, của cải chia đều.

Khi TLSX dùng riêng, mỗi gia đình có cách làm ăn riêng, dẫn đến thu nhập khác
nhau.

-Sự ra đời của giai cấp còn gắn liền vs năng suất lao động: của cải làm ra dư thừa, có
điều kiện tích lũy.

-Chủ nô và nô lệ là 2 giai cấp đầu tiên trong lịch sử.

Ăngghen viết: “Quy luật phân công lao động là cái làm cơ sở cho sự phân chia giai
cấp. Nhưng điều đó hoàn toàn không loại trừ việc sử dụng bạo lực, cướp bóc, mánh
khóe và sự lừa bịp trong sự hình thành các giai cấp”

* Vai trò của đấu tranh giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp đối
kháng, vì:
-Đấu tranh giai cấp phát triển đến đỉnh điểm tất yếu phát sinh CMXH, thực hiện bước
chuyển xã hội từ hình thái thấp lên hình thái cao hơn.

-Thông qua đấu tranh giai cấp, bản thân các giai cấp tham gia đấu tranh sẽ trưởng
thành, ý thức và sự đồng cảm giai cấp được củng cố.

-Đấu tranh giai cấp không chỉ diễn ra bằng bạo lực trong thời kỳ cách mạng, mà còn
diễn ra trong hòa bình, thông qua tiếng nói của Chính đảng, Công đoàn, Hiệp hội
nghề nghiệp...

Theo quan điểm hiện đại:

Ngoài đấu tranh giai cấp, còn các động lực khác thúc đẩy xã hội phát triển:

-Khoa học – công nghệ

- Văn hóa đang là động lực mạnh thúc đẩy xã hội phát triển
8. Dân tộc và các đặc trưng cơ bản của dân tộc. Liên hệ xem xét vấn đề dân tộc ở
Việt Nam hiện nay.

*Khái niệm dân tộc

Trong khoa học, kn dân tộc được dùng theo 2 nghĩa:

-Dân tộc với tính cách là tộc người: Kinh, Mông, Dao

-Dân tộc với tính cách là một quốc gia: VN, Lào, TQ, Italy,...

* Các đặc trưng cơ bản của dân tộc

-Dân tộc là một cộng đồng người ổn định chung sống trên một lãnh thổ thống nhất

-Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ( tiếng mẹ đẻ)

-Dân tộc là 1 cộng đồng thống nhất về kinh tế

-Dân tộc là 1 cộng đồng bền vững về văn hóa, tâm lý

-Dân tộc – quốc gia là 1 cộng đồng người có nhà nước và pháp luật thống nhất

*Liên hệ xem xét vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

Quốc gia dân tộc Việt Nam gồm 54 tộc người, trong đó tộc người Kinh chiếm đa số.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt vẫn giữ vững
nền độc lập, tự chủ, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần cần cù lao
động, đức tính thông minh, sáng tạo. Trong xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay,
Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội. Do vậy, một mặt cần phải
giao lưu, học hỏi các dân tộc khác, mặt khác cần giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
9. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước. Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới,
liên hệ với Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

*Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước

-Nguồn gốc nhà nước

Nhà nước là 1 phạm trù lịch sử.

Trong thời đại CXNT chưa có nhà nước (cộng đồng tự quản)

Khi giai cấp xh, phát sinh đấu tranh giai cấp

Các giai cấp có nguy cơ thủ tiêu nhau

Một cơ quan trung gian hòa giải hình thành, gọi là nhà nước

“Với tất cả tính ngây thơ và giản dị của chế độ thị tộc, đó quả là một tổ chức tốt
đẹp biết bao! Không có quân đội, hiến binh và cảnh sát, k có quý tộc, vua chúa,
tổng đốc, trưởng quan và quan tòa, k có nhà tù, k có những vụ xử án-thế mà mọi
việc đều trôi chảy”

“Đã có một thời kỳ k có nhà nước, lúc đó các quan hệ xh, bản thân xh, kỷ luật tổ
chức lao động đều duy trì được nhờ có sức mạnh của phong tục, tập quán, nhờ có
uy tín và lòng tôn trọng”

“Nhà nước là 1 bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với một giai cấp
khác”

“Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp k thể điều hòa
được”

BẢN CHẤT NHÀ NƯỚC


-Bản chất giai cấp của nhà nước: Lúc mới xh, nhà nước là cơ quan hòa giải trung
gian, nhưng sau đó những người nắm bộ máy nhà nước đã biến nó thành công cụ
trấn áp nhân dân lao động.

K có nhà nước đứng trên giai cấp, ngoài giai cấp

-Bản chất xh của nhà nước: bảo vệ an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự xh, quản lý
kinh tế

Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới, liên hệ với Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

- Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới: Nhà nước xh chủ nghĩa: cơ sở kinh tế
dựa trên công hữu về TLSX, bộ máy nhà nước nắm trong tay giai cấp công-nông-
tri thức, Là một nửa nhà nước.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam thiết lập sau cách mạng tháng 8-1945 thành
công gọi là Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau khi đất nước thống nhất,
Đại hội lần thứ IV (1976), đổi thành Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đặt ra là chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc, tiến
tới xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Hiến pháp 1992 ghi nhận Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước của dân, do dân, vì dân, hoạt động theo nguyên tắc: “Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra”.
10. Ý thức xã hội và các yếu tố cấu thành ý thức xã hội. Liên hệ với vấn đề nâng
cao ý thức của người Việt

*KN
Ý thức xh bao gồm toàn bộ đời sống tinh thần của xh như tâm lý, tình cảm, tập
quán, truyền thống và hệ thống các quan điểm tư tưởng được đúc kết trong các
hình thái ý thức xã hội như: Chính trị, pháp luật, khoa học, đạo đức, tôn giáo,
văn hóa, triết học,...

*Các yếu tố cấu thành ý thức xh


1.Tâm lý xã hội hay ý thức đời thường: bao gồm toàn bộ những thị hiểu thường
ngày của xã hội, như thị hiếu về ăn, mặc, thẩm mỹ, cảm thụ nghệ thuật, vui
chơi giải trí và những tình cảm, ước muốn, thói quen, phong tục, tập quán của
xã hội được hình thành 1 cách tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của đs sinh
động hàng ngày.
-đặc điểm của tlxh: nặng về cảm tính và thay đổi từng ngày
Mang tính bắt chước(tâm lý đám đông)
-tâm lý người Việt: lo xa, xính ngoại, hiếu kì, thích bắt chước, nói xấu, dìm
hàng
2. Hệ tư tưởng hay ý thức lý luận(chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn
giáo, khoa học, văn hóa, nghệ thuật): là toàn bộ những quan niệm, những tư
tưởng được hệ thống hóa và đúc kết thành các học thuyết khoa học, chính trị,
xh, phản ánh đời sống vật chất xh theo lập trường giai cấp nhất định
3. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai cấp độ của quá trình phản ánh tồn tại xã
hội, do vậy, chủng tồn tại trong sự thống nhất biện chứng: Tâm lý xã hội tạo
điều kiện cho việc tiếp thu hệ tư tưởng, còn hệ tư tưởng góp phần củng cố tâm
lý xã hội. Chính vì vậy, muốn truyền bá hệ tư tưởng thì phải am hiểu tâm lý xã
hội của đối tượng và muốn ổn định tâm lý xã hội thì cần trấn an hệ tư tưởng.
Trong thời đại công nghệ thông tin - viễn thông phát triển như hiện nay, khi dư
luận xã hội và phản biện xã hội đang đóng vai trò quyền lực thứ tư, tạo nên
những áp lực tâm lý lớn cho các chính khách và người quản lý.
4.Tính giai cấp và tính dân tộc của ý thức xã hội:Trong xã hội có giai cấp, mỗi
giai cấp có điều kiện vật chất khác nhau, do vậy có tâm tư, tình cảm, ước
muốn, quan niệm sống, lối sống và tư tưởng khác nhau.

Liên hệ:
+Vấn đề: tâm lí tiểu nông, bảo thủ, vh làng xã, mê tín dị đoan
+giải pháp:
Đẩy mạnh phát triển llsx, KH-CN
Đẩy mạnh nghiên cứu lí luận-định hướng XHCN
Khai thác hiệu quả, bền vững

You might also like