You are on page 1of 4

CÂU HỎI LUẬT HÀNH CHÍNH

BÀI 1: NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

1. Công việc chính của Nhà nước ?


- Ban hành pháp luật Lập pháp
- Tổ chức thực hiện pháp luật Hành pháp
- Bảo vệ pháp luật Tư pháp
 Mọi hoạt động mang tính nhà nước từ LP, HP, TP đều là quản lí nhà nước ( theo
nghĩa rộng)
2. Có bao nhiêu hệ thống cơ quan nhà nước?
Có 5 hệ thống cơ quan
a. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước
- Quốc hội
- Hội đồng nhân dân
b. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
- Chính phủ
- Bộ, cơ quan ngang bộ
- Ủy ban nhân dân các cấp
- Cơ quan chuyên môn của UBND
c. Hệ thống cơ quan xét xử.
- Tòa án NDTC
- Tòa án nhân dân các cấp ( cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện)
- Tòa án nhân quân sự ( trung ương, quân khu, khu vực)
d. Hệ thống cơ quan kiểm sát
- Viện kiểm sát các cấp (tối ca, cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện)
- VKS quân sự (trung ương, quân khu, khu vực)
e. Các thiết chế hiện định độc lập.
- Hđ bầu cử quốc gia
- CQ kiểm toán NN
3. Tại sao các cơ quan hành chính lại là cơ quan chủ yếu thực hiện quản lí NN?
Xuất phát từ chức năng (phương diện hoạt động cơ bản) của cơ quan hành chính:
là những cơ quan sinh ra để quản lí nhà nước
4. Các chủ thể khác tham gia quản lí nhà nước ngoài các cơ quan hành chính

Ngoài các cơ quan hành chính thì các cơ quan khác tuy không quản lí xã hội nhưng
cũng phải quản lí hành chính trong nội bộ ( xử phạt, khen thưởng), vận hành bộ máy của
mình trơn tru, thống nhất để thực hiện chức năng chính của mình.
Ngoài ra có những tổ chức bình thường không liên quan đến quản lí nhà nước nhưng
trong một số trường hợp được nhà nhà nước trao quyền can thiệp vào việc quản lí nhà
nước (Chính phủ trợ giá thu mua lương thực tạm trữ cho người nông dân thông qua
hiệp hội lương thực VN Hh lương thực không còn là 1 tổ chức bth mà lúc này đại diện,
thay mặt nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện quản lí nhà nước)

Cá nhân đại diện cho nhà nước trong một số trường đặc biệt ( những đại diện chỉ huy
tàu hỏa, tàu thủy )

5. Tại sao quản lí nhà nước có tính chủ động, sáng tạo cao ?
- Xuất phát từ yêu cầu khách thể quản lí ( xã hội luôn luôn vận động, biến đổi)
- Bản chất, quản lí nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành ( tự thân NN
cũng đòi hỏi cần có tính chủ động sáng tạo)
6. Tại sao quản lí nhà nước có tính liên tục ?
7. Tại sao trong quyền uy phục tùng lại bất bình đẳng về ý chí

Vì chủ thể quản lí và đối tượng bị quản lí bất bình đẳng về địa vị pháp lí

- Chủ thể quản lí: mang quyền lực nhà nước


- Đối tượng quản lí: phải phục tùng quyền lực nhà nước
8. Nhận định đúng sai: “ Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính luôn là
những quan hệ XH mang tính bất bình đẳng”
Nhân định : Sai
Giải thích: Có những trường hợp ngoại lệ, trong QLNN vẫn có sự bình đẳng,
thường là giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp với nhau, phối phối hợp cùng nhau
để thực hiện công việc QLNN. Nhưng sự bình đẳng này chỉ mang tính chất tương
đối, bổ trợ và không phải là chủ yếu.
9. Có bao nhiêu nhóm QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính
Việt Nam ?
Có 4 nhóm:
a. Nhóm 1: Những QHXH phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước thực hiện chức năng QLNN trên các lĩnh vực
VD: Trong quá trình thực hiện QLNN, bộ GD-ĐT sẽ phát sinh quan hệ với
nhiều đối tượng:

Các trường ĐH
Chính phủ, TTCP
Bộ GD-ĐT
ĐHQG ( thuộc chính Bộ tài chính
phủ )

Sở GD- ĐT các cấp Các cơ quan ngang bộ


Ủy ban ND các cấp
* Mũi tên hướng ra ngoài sự tác động đối với Xã hội

b. Nhóm 2: Các QHXH phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ của các
cơ quan nhà nước và các tổ chức phục vụ hoạt động của các CQNN, tổ chức chính trị,
tổ chức CT-XH:
- Các CQ hành chính NN: Các bộ, các cơ quan ngang bộ,..
- Các tổ chức phục vụ hoạt động của CQNN: Văn phòng Chủ tích nước,..
- Tổ chức chính trị: Đảng
- Tổ chức CT-XH: Mặt trận tổ quốc VN,..
c. Nhóm 3: Những QHXH phát sinh trong quá trình các cơ quan kiểm toán nhà
nước, HĐND các cấp, TAND các cấp và VKSND các cấp thực hiện hoạt
động quản lí nhà nước.
- Những chủ thể này không có chức năng QLNN
- Trong một số TH nhất định cũng phải tham gia QLNN.
VD: Bình thường, cơ quan kiểm toán sẽ kiểm tả các quỹ để rà soát tham ô, nếu
phát hiện ra trường hợp vi phạm pháp luật thì cơ quan kiểm toán không có quyền trực
tiếp xử lí mà phải làm đơn trình lên cơ quan có thẩm quyền để xử lí vụ việc. Tuy
nhiên, trong trường hợp CQKT kiểm tra ngân sách của các đối tượng ( VD ĐH Luật
TPHCM) thì đối tượng bị kiểm tra phải có nghĩa vụ cung cấp giấy tờ, số liệu, thông
tin cụ thể cho CQKT  phát sinh sự QLNN
Theo luật mới nhất thì hiện nay một số chức vụ trong cơ quan KT có thẩm quyền trực
tiếp xử lí HC các trường hợp cụ thể theo luật định. (tham gia QLNN)
VD: Trong cơ quan xét xử ( cụ thể là tòa án), trong quá trình xét xử nếu như bị
cáo, gia đình bị cáo hoặc những người tham gia phiên tòa có dâu hiệu gây rối trật tự
thì thẩm phám có quyền xử phạt hành chính tùy theo trường hợp cụ thể luật định.
d. Nhóm 4: Các QHXH phát sinh trong quá trình các tổ chức hoặc cá nhân được
NN trao quyền thực hiện các hoạt động có tính chất quản lsi nhà nước nhất
định.
- Các cá nhân hay tổ chức này bình thường thì xa lạ với QLNN nhưng trong một số tình
huống được NN trao quyền để thay mặt nhà nước thực hiện nhiệm vụ QLNN
VD:
Tổ chức: Hiệp hội lương thực VN.
Chính phủ trợ giá thu mua lương thực tạm trữ cho người nông dân thông qua hiệp
hội lương thực VN HH lương thực không còn là 1 tổ chức bth mà lúc này đại diện,
thay mặt nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện quản lí .
Cá nhân: Chỉ huy tàu biển
Các chỉ huy tàu bay sẽ chịu tránh nhiệm QL, có quyền bắt giữ và xử phạt mọi đối
tượng trên tàu khi tàu rời khỏi đất liền. Nhưng khi tàu cập bến thì chỉ huy không còn
quyền hạn này nữa mà mọi vấn đề sẽ giao lại cho cơ quan phụ trách trên đất liền xử lí.
10. Trong 4 nhóm QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của LHC VN thì nhóm nào
là quan trọng nhất ?
Nhóm 1 là quan trọng nhất vì cơ quan HC NN là chủ thể chủ yếu trong hoạt động
quản lí nhà nước.
11. Đâu là phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật HC ?
Trả lời: Phương pháp quyền uy phục tùng
Giải thích: LHC có hai phương pháp điều chỉnh là Quyền uy-phục tùng (cơ bản,
chủ yếu, xuyên suốt) và Thỏa thuận-bình dẳng ( bổ trợ, không chủ yếu). Trong đó
pp QU-PT là chủ yếu vì QHXH mà Luật HC điều chỉnh là quan hệ chấp hành-điều
hành với đặc trưng là sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia quan hệ.

You might also like