Tiểu Luận QTSK- Nguyễn Hoàng Phi Yến

You might also like

You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

ĐÁNH GIÁ VỀ TRANG THIẾT BỊ, NỘI


THẤT, DỊCH VỤ BỔ SUNG TẠI KHÁCH
SẠN VINPEARL RESORT & SPA DA NANG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thúy Vinh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Phi Yến

Mã số sinh viên: 2024210050

LỚP: 12DHQTDVLH02

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


NHẬP MÔN QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

ĐÁNH GIÁ VỀ TRANG THIẾT BỊ, NỘI


THẤT, DỊCH VỤ BỔ SUNG TẠI
KHÁCH SẠN VINPEARL RESORT & SPA
DA NANG

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thúy Vinh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Phi Yến

Mã số sinh viên: 2024210050

LỚP: 12DHQTDVLH02

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04 NĂM 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoàng Phi Yến MSSV: 2024210050


Lớp: 12DHQTDVLH02
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

TPHCM, ngày … tháng 12 năm 2023


(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thúy Vinh


DANH MỤC CÁC BẢNG (nếu có)
Bảng 1.1: Ví dụ về .......................................................................................................Trang
Bảng 1.2: Ví dụ về ...................................................................................................Trang
Bảng 2.1: .............................................................................................................. Trang
Bảng 2.2: ...............................................................................................Trang

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH (nếu
có)

Hình 1.1: Ma trận ...........................................................................................................Trang


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức .................................................................................................Trang
Biểu đồ 2.1: ...................................................................................................................Trang
Biểu đồ 2.2:.................................................................................................................... Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG KHÁCH
SẠN VÀ DỊCH VỤ BỔ SUNG TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ .....xxx
1.1. Tiêu chí phân loại khách sạn.....................................................................................xxx
1.1.1. ............................................................................................................................... xxx
1.1.2. ............................................................................................................................... xxx
1.2. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn/ khu nghỉ dưỡng (chọn loại hình phù hợp với
doanh nghiệp đã chọn).....................................................................................................xxx
1.2.1................................................................................................................................. xxx
1.2.2................................................................................................................................. xxx
1.3. Dịch vụ bổ sung trong kinh doanh dịch vụ lưu trú....................................................xxx
1.2.1................................................................................................................................. xxx
1.2.2................................................................................................................................. xxx

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ VỀ TRANG THIẾT BỊ, NỘI THẤT VÀ DỊCH VỤ BỔ


SUNG CỦA DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN VINPEARL RESORT & SPA DA
NANG
2.1. Đánh giá về trang thiết bị, nội thất của khách sạn.....................................................xxx
2.1.1................................................................................................................................. xxx
2.1.2................................................................................................................................. xxx
2.2. Đánh giá về dịch vụ bổ sung của khách sạn..............................................................xxx
2.2.1................................................................................................................................. xxx
2.2.2................................................................................................................................. xxx
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG CHO LOẠI HÌNH DỊCH VỤ BỔ SUNG TẠI
DOANH NGHIỆP..........................................................................................................xxx
3.1.................................................................................................................................... xxx
3.1.1................................................................................................................................. xxx
3.2.................................................................................................................................... xxx
3.2.1................................................................................................................................. xxx

KẾT LUẬN....................................................................................................................xxx
PHỤ LỤC....................................................................................................................... xxx
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................xxx
MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập học phần Nhập môn quản trị khách sạn, từ nền tảng
kiến thức lý thuyết về môn học này, bản thân luôn nhận thức về tầm quan trọng của
kiến thức thực tiễn. Với lợi thế được học tập, nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh,
tác giả luôn nỗ lực học tập lý thuyết kết hợp với trải nghiệm thực tiễn. Nhận thức được
tầm quan trọng của kinh doanh lưu trú trong hoạt động quản trị khách sạn, em chọn
nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu về trang thiết bị, nội thất, dịch vụ bổ sung của khách sạn
Vinpearl Resort & Spa Da Nang”.
Để thực hiện đề tài này, em thực hiện các hoạt động và phương pháp nghiên
cứu như: nghiên cứu tổng hợp kiến thức lý thuyết về khách sạn; thu thập dữ liệu qua
các nguồn tài liệu, giáo trình, sách, báo, thông tin trên internet…; phân tích, so sánh
Vinpearl Resort & Spa Da Nang; đi thực tế nhằm thu thập thông tin, dữ liệu, hình
ảnh… về Vinpearl Resort & Spa Da Nang.
Đề tài được chia thành 03 chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn và dịch vụ bổ sun
trong kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Chương 2: Đánh giá về trang thiết bị, nội thất và dịch vụ bổ sung của doanh
nghiệp khách sạn Vinpearl Resort & Spa Da Nang.
Chương 3: Đề xuất ý tưởng cho sự phát triển loại hình dịch vụ bổ sung tại
doanh nghiệp.

Em rất mong nhận được ý kiến góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG KHÁCH
SẠN VÀ DỊCH VỤ BỔ SUNG TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ
1.1. Tiêu chí phân loại khách sạn trong kinh doanh dịch vụ lưu trú
1.1.1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ lưu trú
Để thực hiện mục đích chuyến du lịch, cơ sở lưu trú đã hình thành từ thời kỳ cổ
đại, lúc đầu chỉ là nhà trọ, đến thời kỳ phục hưng và cận đại, các khách sạn hình thành
và phát triển nhanh chóng với những tiện nghi phục vụ đầy đủ và sang trọng như năm
1874 tại San Francisco ở Mỹ hình thành khách sạn Palace Hotel với 800 buồng; năm
1927 ở Chicago hình thành khách sạn Coxrad Hotel với 3000 buồng; vào thời kỳ hiện
đại do khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, kinh tế thế giới phát triển mạnh
mẽ, hệ thống gaio thông phát triển nhanh và hiện đại, nhiều tập đoàn khách sạn ở các
quốc gia, các tập đoàn khách sạn ở các châu lục và thế giới phát triển, thu hút phần lớn
khách du lịch quốc tế
Luật du lịch 2005 xác định: “ Cơ sở lưu trú là cơ sở cho thuê buồng, giường và
cung cấp các dịch vụ khác của phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu
trú du lịch chủ yếu”
Theo Philip kotler ( 2006 ) : “ Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ
thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia. Trong đó đối tượng cung cấp nhất định phải
mang tính vô hình và không dẫn đến bất kì quyền sở hữu một vật nào cả. Còn việc sản
xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào”
“ Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không
tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam
theo quy định của pháp luật” ( Tổng cục du lịch, 2012)
Dịch vụ lưu trú là việc cung cấp tiện nghi phục vụ nhu cầu lưu trú, sinh hoạt của
khách hàng ( Ít nhất là chổ ngủ và phòng vệ sinh ) Trong thời gian tạm xa nơi thường
trú ( Tổng cục du lịch, 2012 )
Kinh doanh dịch vụ lưu trú được định nghĩa là: “ Việc cung cấp có mái che, thu
phí, chổ ở qua đêm trong các phòng được trang bị thích hợp, bao gồm ít nhất một
chiếc giường, được cung cấp như một dịch vụ chính co khách du lịch và người ở trọ.
Cung cấp mái che qua đêm chổ ở có thể bao gồm việc cung cấp các dịch vụ ăn uống,
các hoạt động thể dục hoặc khu vực xanh” ( Italian National Agency for the Protection
of the Environment and for Technical services, 2008)
1.1.2. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ lưu trú
- Đặc điểm về đối tượng khách
Đối tượng khách đến lưu trú tại các cơ sở lưu trú rất đa dạng về nghề nghiệp,
trình độ, quan hệ xã hội, về giới tính, tuổi tác, về phong tục tập quán,vv.. Để đáp ứng
nhu cầu khách và nâng cao chất lượng phục vụ khahs, các cơ sở lưu trú cần nắ vững
đặc điểm này để lập ra những phương án và những quy trình phục vụ phù hợp với đối
tượng khách. Đồng thời tổ chức phục vụ khách nhiệt tình, chu đáo gây cảm tình của
khách và nâng cao uy tín của khách
- Đặc điểm sản phẩm
Khác với kinh doanh khách sạn, kinh doanh lưu trú chỉ có sản phẩm phi vật chất,
hay nói cách khác là dịch vụ bao gồm: dịch vụ lưu trú, các dịch vụ bổ sung. Sản phẩm
dịch vụ có những đặc điểm sau:
- Thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng trùng nhau và trên cùng một địa điểm
- Sản phẩm dịch vụ không lưu kho, không cất trữ, không tồn tại trước khi tiêu
dùng
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ được đánh giá sau khi tiêu dùng và thông qua cảm
nhận khách hàng
-Đặc điểm về hoạt động
Hoạt động kinh doanh lưu trú có những đặc điểm sau:
- Để phục vụ khách với chất lượng cao, kinh doanh khách sạn hình thành bộ phận
chuyên môn hóa và thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận tao thành quy trình
phục vụ khép kín
- Kinh doanh lưu trú có mỗi quan hệ chặt chẽ với các công ty lữ hành, muốn thu hút
khách hàng, các khách sạn cần phối hợp và thiết lập quan hệ chặt chẽ với các công ty
lữ hành
- Lao động trong kinh doanh lưu trú là lao động trực tiếp phục vụ khách, không thể áp
dụng cơ giới hóa được, tính chuyên môn hóa khá cao, thời gian làm việc liên tục
24/24h được tổ chức theo ca kíp
1.1.3. Tiêu chí phân loại khách sạn
Trong ngành công nghiệp khách sạn, “khách sạn” là cụm từ được sử dụng như một
thuật ngữ chỉ trạng thái chung cho các loại hình thuộc loại này, còn chúng ta thường
gặp những thuật ngữ chỉ cụ thể hơn như khách sạn thương mại, khách sạn sang trọng.
khách sạn nghỉ dưỡng v.v... Medlik và Ingram (2000 : 14) đã viết “sự đa dạng phong
phủ của khách sạn có thể được nhìn thấy từ nhiều thuật ngữ để biểu thị những loại
hình đặc biệt của nó”. Nhìn chung, việc phân loại và đánh giả khách sạn đã được ghi
nhận kể từ khi Andre Michelin - người sáng lập ra công ty bán đồ trang sức Michelin
đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn viên du lịch dầu tiên vào năm 1900 tại Pháp. Cuốn
“Green Guides" xuất bản vào tháng 3 hàng năm do Michelin viết về khách sạn và các
cơ sở lưu trú khác đánh giá các khách sạn từ 1 sao đến 4 sao và cuốn “Res Guides”
đánh giá các khách sạn từ 1 sao đến 3 sao trên cơ sở các trang thiết bị, tiện nghi, dịch
vụ và sự sáng tạo trong thiết kế và phục vụ (Foster, 1999).
Nhiều nhà xuất bản khác như đại diện các cơ quan thương mại của chính phủ, hiệp hội
thương mại, các hiệp hội thuộc lĩnh vực du lịch sau này cũng đã cố gắng xuất bản các
ấn phẩm phân loại khách sạn. Tại Mỹ việc phân loại khách sạn được Cục điều tra dân
số Mỹ phân loại dựa vào quy mô, trong đó loại lớn nhất là khách sạn có từ 300 buồng
trở lên và loại nhỏ nhất dưới 25 buồng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của ngành
công nghiệp khách sạn, quy mô trung bình của khách sạn ngày càng tăng. Nhiều khách
sạn thuộc cả loại hình giả thấp (budget hotels) lẫn khách sạn sang trọng (luxury hotels)
bây giờ đã có trên 300 buồng. Vì vậy, từ thập niên 1970 đến nay việc phân loại khách
sạn theo quy mô buồng không còn mang ý nghĩa cao (Foster, 1999).
Ngoài ra, ngày nay việc phân biệt sự khác nhau giữa một khách sạn và motel đã trở
nên ít rõ nét hơn so với các thập niên 40, 50 của thế kỷ XX. Như ở Canada, người ta
định nghĩa một khách sạn là cơ sở lưu trú có các buồng mà chúng ta có thể đi vào phía
bên trong và motel là cơ sở lưu trú có các buồng đi vào phía bên ngoài. Một cơ sở lưu
trú có các buồng có thể đi vào phía bên trong và bên ngoài có thể được coi là “motel
hotel". Tại Mỹ, khi các motel phát triển mạnh vào những năm 1950, nó đã cạnh tranh
rất mạnh với các khách sạn truyền thống. Vào năm 1962, đã có hơn 200 motel tham
gia vào Hiệp hội khách sạn Mỹ. Từ thời điểm này, tên của Hiệp hội khách sạn Mỹ đã
chính thức được đổi tên thành Hiệp hội khách sạn và motel Mỹ (AHMA).
Hiện nay, có nhiều cách phân loại khách sạn dựa vào việc phân chia các tiêu thức khác
nhau. Theo Từ điển quốc tế về quản lý lưu trú (International Dictionary of Hospitality
Management) của Pizam và Holcomb (2008) thì việc phân loại trong ngành công
nghiệp khách sạn (Hotel classification) có thể được phân loại :
1.1.3.1. Phân chia theo cách phân đoạn thị trường (Market segment)
Đây là hình thức phân chia được sử dụng khá phổ biến. Bởi trong kinh doanh lưu trú
các đoạn thị trường khách hàng cụ thể được các khách sạn hoặc chuỗi khách sạn nhắm
đến thể hiện khá rõ nét thông qua kiến trúc, kích thước, trang trí, dịch vụ, tiện nghi,
chất lượng phục vụ. giá cả v.v... Với nhiều tiêu chí như trên, nên cách phân loại này có
nhiều cách gọi như phân loại theo cấp độ dịch vụ (Levels of service) (Bardi, 2003) hay
phân loại khách sạn theo giá (Iotels classified by price) (Burrows and Powers, 2008),
Giáo trình này thống nhất đó là phân chia theo “đoạn thị trưởng” vì dựa trên nhiều yếu
tố trong phân khúc khách hàng. Hiện có 05 đoạn thị trường chính gồm : (1) Các khách
sạn thuộc loại hình “Economy/limited service"; (2) Các khách sạn thuộc loại hình
"Mid-market"; (3) Các khách sạn thuộc. loại hình “All- suite”: (4) Các khách sạn thuộc
loại hình “First Class”- (5) Các khách sạn thuộc loại hình "Luxury”.
1.1.3.2. Phân chia theo mức độ dịch vụ (Levels of service)
Về bản chất, cách phân chia này cũng là phân chia theo cách phân đoạn thị trường
(market segment). Cách phân chia này được James A.Bardi (2003) và nhiều nhà
nghiên cứu khác tiếp cận và được nhiều giáo trình khác sử dụng. Thật sự, cách phân
chia theo phân đoạn thị trường thường được sử dụng với nhiều tiêu chí tổng hợp (vị trí,
đặc điểm riêng của loại hình lưu trú, mức độ dịch vụ, giá, đối tượng khách hưởng
đến...). Còn cách phân chia theo mức độ dịch vụ thủ người ta tiếp cận theo hướng dịch
vụ nhiều hơn. Để cho người học tiếp cần nhiều điểm, chúng tôi cũng trình bày quan
điểm của Bardi (2003) và các nhà nghiên cứu khác về vấn đề này. Theo Bardi (2003),
việc phân loại khách sạn theo mức độ dịch vụ có 4 loại chính : Các khách sạn thuộc
loại “Full service”, “All suites”, “Limited service”, “Extended stay”.
1.1.3.3. Phân chia theo loại hình/hay chức năng (Hotels classified by type/by function)
Trong từng đoạn thị trường nêu trên có rất nhiều khách sạn mà những khách sạn này
lại nhắm vào đối tượng rất khác nhau. Vì vậy đừng ở giác độ chức năng, chúng ta có
thể phân chia các loại khách sạn như sau: Khách sạn thương mại (Commercial hotels),
Khách sạn hội nghị (Convention hotels), Khách sạn định cư (Resident hotels), Khách
sạn sòng bạc (Casino hotels), Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotels) và các loại hình
khách sạn du lịch đặc biệt.
1.1.3.4. Phân loại theo vị trí
1.1.3.5. Phân loại theo liên kết (Affiliations)
Cách phân loại này còn được nhiều giáo trình gọi là cách phân loại theo “quyền sở
hữu”. Theo Bardi (2003 : 11) thì theo cách phân chia này gồm có các loại hình sau :
Khách sạn độc lập (Independent hotels), Khách sạn liên kết theo chuỗi (Chain
affiliations) và một số cách phân loại khác…
1.2. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn/ khu nghỉ dưỡng
1.2.1. Tiểu chuẩn xếp hạng
Việc phân loại và xếp hạng khách sạn, nhà hàng có thể được thực hiện bởi các chính
phủ, hiệp hội trong lĩnh vực du lịch, các tổ chức từ nhân, hoặc sách hướng dẫn du lịch
v.v...Trước hết nói về cơ sở để tiến hành xếp hạng khách sạn, ở phần lớn các nước
thường dựa trên 04 nhóm yêu cầu cơ bản sau đây :
• Yêu cầu kiến trúc, số lượng buồng khách sạn.
• Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ trong khách sạn.
• Yêu cầu về số lượng và trình độ nhân viên phục vụ trong khách sạn.
• Yêu cầu về chất lượng và tính đa dạng các dịch vụ phục vụ tại khách sạn.
• Yêu cầu về vệ sinh ( yêu cầu bổ sung này có thêm ở Việt Nam)
Tuy nhiên dựa vào điều kiện mỗi nước, người ta có những điều chỉnh để cho phù hợp.
1.2.1.1 Tiêu chuẩn số sao:
- 1 sao: Khách sạn tiêu chuẩn, đầy đủ tiện nghi cơ bản, phù hợp với khách hàng
có ngân sách hạn chế.
- 2 sao: Khách sạn trung bình, đáp ứng các tiêu chuẩn về tiện nghi, an toàn và vệ
sinh.
- 3 sao: Khách sạn cao cấp, có các tiện nghi đầy đủ, chất lượng dịch vụ tốt,
thường được lựa chọn bởi đa số khách du lịch.
- 4 sao: Khách sạn sang trọng, đáp ứng các yêu cầu cao cấp của khách hàng, có
các tiện nghi và dịch vụ tốt nhất, cung cấp trải nghiệm lưu trú đẳng cấp.
- 5 sao: Khách sạn siêu sang, cao cấp nhất, đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách
hàng về tiện nghi, dịch vụ và trải nghiệm.
1.2.2. Tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn/ khu nghỉ dưỡng Vinpearl Resort & Spa Da
Nang
Vinpearl Resort & Spa Da Nang là một khu nghỉ dưỡng sang trọng, được xây dựng và
quản lý bởi Tập đoàn Vingroup - một trong những tập đoàn kinh doanh đa ngành lớn
nhất Việt Nam. Vì vậy, tiêu chuẩn xếp hạng của khu nghỉ dưỡng này phải đáp ứng một
số yêu cầu cao cấp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Theo tiêu chuẩn xếp hạng của Việt Nam, Vinpearl Resort & Spa Da Nang có thể được
xếp hạng là một trong những khu nghỉ dưỡng 5 sao. Đây là mức độ cao nhất trong hệ
thống xếp hạng của Việt Nam. Để đáp ứng tiêu chuẩn này, khu nghỉ dưỡng đáp ứng
các tiêu chí sau đây:
 Thiết kế sang trọng và đẳng cấp: Vinpearl Resort & Spa Da Nang cần có kiến
trúc độc đáo, tinh tế và mang tính biểu tượng. Thiết kế nội thất phải được trang
trí bằng những vật liệu cao cấp, đồng bộ và hài hòa với kiến trúc tổng thể của
khu nghỉ dưỡng.
 Các tiện nghi đầy đủ: Khu nghỉ dưỡng phải có đầy đủ các tiện nghi cao cấp như
hồ bơi, phòng tập thể dục, spa, sân tennis, sân golf, nhà hàng, bar, phòng hội
nghị, phòng họp, phòng karaoke, trung tâm thương mại, và các dịch vụ hỗ trợ
khác.
 Dịch vụ tốt và chuyên nghiệp: Khu nghỉ dưỡng cần cung cấp các dịch vụ tốt
nhất cho khách hàng, bao gồm dịch vụ đưa đón sân bay, thuê xe, lễ tân 24/7,
dịch vụ giặt là, dịch vụ đặt vé máy bay, đặt tour du lịch, và các dịch vụ hỗ trợ
khác.
 Vị trí đẹp và thuận tiện: Vinpearl Resort & Spa Da Nang nằm ở vị trí đẹp và
thuận tiện cho việc di chuyển và tham quan.
1.3. Dịch vụ bổ sung trong dịch vụ lưu trú
Theo Nguyễn văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương: “ Dịch vụ bổ sung là những
dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu không bắt buộc
như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong kinh doanh dịch vụ”
Vai trò của dịch vụ bổ sung:
- Dịch vụ bổ sung đóng vao trò không nhỏ trong việc tăng doanh thu trong khách sạn
nếu dịch vụ đã có nhiều khác h hàng sử dụng và hài lòng
- Là cơ sở cho sụ tồn tại lau dài và phát triển của khách sạn
- Đáp ứng kịp thời vào sự mong đợi của khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng thêm uy
tín và gây được nhiều thiện cảm cho khách sau khi đã sử dụng
- Dịch vụ bổ sung có ý nghĩa khá lớn đối với sự lựa chọn của khách, và ảnh hưởng đến
sự thỏa mãn của khách
ở khách sạn ngoài kinh doanh các dịch vụ chính như lưu trú và ăn. Hoạt động
kinh doanh dịch vụ bổ sung trong khách sạn cũng rất đa dạng nhất là trong điều kiện
nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch ngày càng cao như hiện tại. Kinh doanh dịch vụ
bổ sung cũng phụ thuộc vào quy mô và thứ hạng của từng khách sạn nhưng nhìn
chung nó bao gồm các dịch vụ như:
1.3.1. Dịch vụ ăn uống tại nhà hàng trong khách sạn
Bất cứ khách sạn nào dù bình dân hay cao cấp cũng đều có khu vực nhà hàng,
phòng ăn cho khách hàng, bởi ăn uống là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu đối với
mỗi con người.
Khách sạn sẽ cung cấp đủ ba bữa trong ngày, bữa sáng miễn phí, có tiệc đứng,
buffer,…
1.3.2. Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ vận chuyển khách ở khách sạn là một loại dịch vụ bổ sung giữ vị trí quan
trọng trong kinh doanh khách sạn nâng cao chất lương phục vụ khách và góp phần
phục vụ đồng bộ các nhu cầu của khách
Dịch vụ đưa đón khách được coi là dịch vụ ” đánh trúng tâm lý khách hàng” bởi
dịch vụ này tạo cho khách hàng một cảm giác như được quan tâm, chào đón từ sân
bay đến khách sạn . Khách hàng sẽ không phải lo lắng với việc tìm địa chỉ, phương
tiện di chuyển đến khách sạn. Ở đây, các khách sạn có thể liên kết với các nhà xe để
kinh doanh dịch vụ này.
1.3.3. Dịch vụ hội trường
Phần lớn các khách sạn đều có hội trường, có một số khách sạn lớn từ 3 sao trở
lên có đến 2 hoặc 3 cái hội trường lớn, nhỏ. Thông thường các khách sạn kinh doanh
các loại dịch vụ ở hội trường bao gồm; Phục vụ hội nghị, hội thảo, phục vụ văn hóa
văn nghệ, nhận tiệc cưới…
Dịch vụ hội nghị, hội thảo ở hội trường bao gồm các dịch vụ: Dịch vụ phục vụ ở
hội trường, dịch vụ ăn uống, dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ nước uống, dịch vụ
lưu trú, dịch vụ trang trí và âm thanh.
1.3.4. Một số dịch vụ bổ sung khác trong kinh doanh lưu trú
- Dịch vụ vui chơi, giải trí: Karaoke, sòng bạc,hồ bơi, golf, tennis…
- Thủ tục đăng kí hộ chiếu, giấy quá cảnh , mua vé máy bay,các dịch vụ tuyến
điểm du lịch, hướng dẫn viên
- Dịch vụ trung gian: mua hoa, vé xem ca nhạc; đánh thức khách dậy,trông trẻ,
thú cưng, đóng gói hành lý
- Phục vụ ăn uống, trang điểm, săn sóc sức khỏe tại phòng, phòng tập gym
- Cho thuê xưởng nghệ thuật
- Cho thuê phiên dịch, thư ký; các dịch vụ in ấn
- Dịch vụ thu đổi ngoại tệ
- Dịch vụ cho thuê xe đạp hoặc ô tô
- Dịch vụ đặt tour du lịch
- Dịch vụ truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh.

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ VỀ TRANG THIẾT BỊ, NỘI THẤT VÀ DỊCH VỤ BỔ


SUNG CỦA DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN VINPEARL RESORT & SPA DA
NANG
2.1. Đánh giá về trang thiết bị, nội thất của khách sạn
2.1.1.Khái quát chung về khách sạn Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng
Tọa lạc tại số 23 Trường Sa, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Vinpearl Resort &
Spa Đà Nẵng  là khu nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao, nổi bật với lối kiến trúc tân cổ
điển cùng khuôn viên sinh thái đa dạng. 
Hệ thống 122 biệt thự nghỉ dưỡng tại Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng sở hữu tầm nhìn
độc đáo vừa hướng hồ, vừa hướng biển, đem đến cho du khách cơ hội trải nghiệm một
môi trường sống xứng tầm giữa thiên nhiên tuyệt đẹp và hệ thống tiện nghi hiện đại. 
Đặc biệt, tất cả các biệt thự tại khu nghỉ dưỡng này đều có hồ bơi riêng và được bao
quanh bởi dòng nước hiền hòa. Nét dịu dàng của những dòng nước uốn quanh các villa
tại Vinpearl Resort & Spa Đà Nẵng vừa khiến khung cảnh nơi đây thêm phần lãng
mạn, vừa gợi nhớ dáng hình của “nàng thơ” Venice Ý.

Hình 2.1: Hình ảnh Vinpearl Resort & Spa Da Nang ( Vinpearl, 2022)

2.1.2. Trang thiết bị


Vinpearl Resort & Spa Da Nang được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và tiên
tiến. Các phòng nghỉ đều được trang bị hệ thống điều hòa không khí, tivi màn hình
phẳng, tủ lạnh mini, máy pha cà phê và trà, máy sấy tóc, ổ cắm điện quốc tế, két an
toàn, Wi-Fi miễn phí và nhiều tiện nghi khác. Các phòng cũng được trang bị các thiết
bị an ninh, bao gồm khóa thẻ từ, hệ thống báo động và camera giám sát để đảm bảo an
toàn cho khách hàng. Ngoài ra, các phòng còn có ban công riêng với tầm nhìn hướng
biển hoặc hướng vườn, mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái và thư giãn.
Ngoài ra, khách sạn còn có các khu vực chung như hồ bơi, phòng gym, trung tâm spa,
khu vực giải trí, nhà hàng và quầy bar. Các khu vực này được trang bị đầy đủ các thiết
bị hiện đại và chất lượng cao, tạo ra một không gian thoải mái và tiện nghi cho khách
hàng.
2.1.3. Nội thất
Nội thất của Vinpearl Resort & Spa Da Nang được thiết kế đơn giản, tinh tế và hiện
đại. Tất cả các phòng đều được trang bị nội thất sang trọng với các màu sắc trang nhã,
giúp tạo ra một không gian sống động và ấm áp.

Hình 2.2: Hình ảnh phòng hạng studio của khách sạn ( Vinpearl, 2022)
Các phòng nghỉ được trang bị đầy đủ nội thất tiện nghi, bao gồm giường ngủ, tủ quần
áo, bàn làm việc, ghế sofa và bàn ăn (trong trường hợp của các phòng suite). Những
chi tiết nhỏ như đèn ngủ, hệ thống chiếu sáng và rèm cửa cũng được bố trí một cách
khéo léo, tạo ra một không gian sống thoải mái và sang trọng cho khách hàng.

2.2. Đánh giá về dịch vụ bổ sung của khách sạn


2.2.1. Dịch vụ ăn uống:
Vinpearl Resort & Spa Da Nang có nhiều nhà hàng và quán bar với đa dạng các món
ăn Âu, Á, đặc sản Việt Nam và đồ uống ngon, phục vụ suốt cả ngày. Nhà hàng Nắng
và Nhà hàng Sao là hai nhà hàng chính tại khách sạn, cung cấp bữa sáng, trưa, tối và
các món ăn nhẹ cho khách thưởng thức. Đặc biệt, nhà hàng Nắng còn có không gian
bên ngoài với tầm nhìn ra biển và bãi tắm, tạo cảm giác thư giãn và thoải mái.
Ngoài ra, khách sạn còn có quán bar Sky Bar tại tầng thượng, tại đây khách hàng có
thể tận hưởng ly cocktail và cảnh quan thơ mộng của thành phố Đà Nẵng vào buổi tối.
2.2.2. Dịch vụ Spa và làm đẹp:
Khách sạn Vinpearl Resort & Spa Da Nang cung cấp các dịch vụ Spa và làm đẹp
chuyên nghiệp và sang trọng tại Vincharm Spa. Vincharm Spa cung cấp các liệu trình
spa độc đáo, phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, bao gồm các liệu trình tắm
trắng, mát xa, chăm sóc da mặt, chăm sóc tóc và móng tay, giúp giảm stress và thư
giãn tuyệt đối.
2.2.3. Dịch vụ vui chơi giải trí:
Khách sạn Vinpearl Resort & Spa Da Nang cũng cung cấp các dịch vụ giải trí như bể
bơi trong nhà và ngoài trời, sân tennis, sân chơi golf, phòng tập thể dục và thư giãn tại
khu vực bể sục nước nóng. Bên cạnh đó, khách sạn còn cung cấp dịch vụ trông trẻ và
các hoạt động cho trẻ em để gia đình có thể thư giãn và tận hưởng kỳ nghỉ đầy đủ.
Vinpearl Resort & Spa Da Nang cung cấp cho khách hàng rất nhiều hoạt động giải trí
và thư giãn trong khuôn viên của khách sạn. Đầu tiên, khách hàng có thể tham gia các
hoạt động thể thao ngoài trời như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, tennis,
golf,... Trong đó, sân golf tại Vinpearl Resort & Spa Da Nang là một điểm đến được
đánh giá rất cao về chất lượng với đầy đủ tiện nghi và cảnh quan đẹp.

Ngoài ra, khách sạn còn có một trung tâm spa hiện đại với đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp và tận tình phục vụ, đảm bảo sẽ mang lại cho khách hàng những giây phút thư
giãn tuyệt vời. Trung tâm spa này có đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và làm đẹp
cơ thể như mát-xa, xông hơi, tắm thảo dược, trị liệu da,...
Khách sạn cũng có một khu vui chơi trẻ em với nhiều trò chơi hấp dẫn và an toàn, đảm
bảo mang lại cho trẻ em những giây phút vui chơi và học tập thật sự bổ ích.
Ngoài ra, Vinpearl Resort & Spa Da Nang còn có một số hoạt động giải trí khác như
karaoke, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí trong nhà và ngoài trời,... Tất cả các hoạt
động giải trí này đều được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, bao gồm
cả gia đình và các nhóm bạn.
Tuy nhiên, giá cả cho các hoạt động giải trí và thư giãn này tại Vinpearl Resort & Spa
Da Nang khá cao so với mức trung bình của các khách sạn cùng loại ở khu vực này.
Điều này có thể khiến một số khách hàng có ngân sách hạn chế cảm thấy khó khăn
trong việc trải nghiệm các dịch vụ này.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG CHO LOẠI HÌNH DỊCH VỤ BỔ SUNG TẠI
DOANH NGHIỆP
Vinpearl Resort & Spa Da Nang đã cung cấp cho khách hàng của mình những dịch vụ
chất lượng và đa dạng để đáp ứng nhu cầu của họ. Tuy nhiên, việc đổi mới và phát
triển loại hình dịch vụ bổ sung sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng
hơn và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Sau đây là những ý tưởng cho loại hình
dịch vụ bổ sung mà Vinpearl Resort & Spa Da Nang có thể đưa vào triển khai.

3.1. Phát triển dịch vụ hội thảo và sự kiện


Vinpearl Resort & Spa Da Nang có thể phát triển thêm dịch vụ tổ chức hội thảo và sự
kiện, như là một loại hình dịch vụ bổ sung. Điều này sẽ giúp thu hút khách hàng thuộc
đối tượng doanh nghiệp, nhóm khách du lịch và các nhóm tổ chức sự kiện. Với sự đa
dạng về diện tích và kiến trúc của các phòng hội nghị, Vinpearl Resort & Spa Da Nang
có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng từ những buổi hội thảo nhỏ đến những sự kiện
lớn.

3.1.1. Triển khai gói dịch vụ tổ chức hội thảo và sự kiện


Vinpearl Resort & Spa Da Nang có thể đưa ra các gói dịch vụ tổ chức hội thảo và sự
kiện cho khách hàng. Các gói dịch vụ này có thể bao gồm đặt phòng, cho thuê thiết bị,
đưa đón khách và ăn uống tại nhà hàng của khách sạn. Những gói dịch vụ này sẽ giúp
khách hàng tiết kiệm được chi phí và thời gian cho việc tổ chức sự kiện.
3.2. Phát triển về ẩm thực
3.2.1.Tổ chức các buổi workshop và lớp học nấu ăn

Đây là một ý tưởng mới mẻ có thể thu hút nhiều du khách. Tại đây, khách hàng có thể
được học cách chế biến các món ăn đặc trưng của Việt Nam và các món ăn quốc tế
đang được yêu thích hiện nay. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể tự tay chế biến
những món ăn ngon và độc đáo để thưởng thức ở nhà sau khi kết thúc chuyến du lịch
của mình. Đồng thời, nếu khách hàng có nhu cầu, khách sạn có thể cung cấp các món
ăn đặc trưng của Việt Nam và quốc tế tại các bữa tiệc hay sự kiện tại khách sạn.
Để thực hiện ý tưởng này, khách sạn có thể sử dụng các phòng hội thảo hoặc nhà bếp
đặc biệt được thiết kế để phục vụ cho mục đích này. Để thu hút khách hàng, khách sạn
có thể tuyển chọn các đầu bếp chuyên nghiệp để hướng dẫn và giảng dạy trong các
buổi workshop và lớp học.

3.2.2. Phục vụ thức ăn và đồ uống tại bể bơi

Nếu khách sạn cung cấp dịch vụ ăn uống tại khu vực bể bơi, sẽ giúp khách hàng có thể
thưởng thức các món ăn và đồ uống yêu thích trong không gian thoải mái và thoáng
mát. Điều này cũng giúp cho khách hàng có thể tận hưởng được thời gian của mình
một cách tối đa và có trải nghiệm tuyệt vời hơn tại khách sạn.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu về cơ sở lý thuyết về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn và dịch vụ bổ
sung trong kinh doanh dịch vụ lưu trú. Để áp dụng lý thuyết này vào thực tế, nên em
đã lựa chọn khách sạn Vinpearl Resort & Spa Da Nang để đánh giá trang thiết bị, nội
thất và dịch vụ bổ sung của doanh nghiệp. Từ kết quả đánh giá, em đã nhận thấy rằng
Vinpearl Resort & Spa Da Nang có trang thiết bị và nội thất hiện đại, sang trọng và
đáp ứng tốt các tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn. Đặc biệt, dịch vụ bổ sung của khách
sạn như tiệc tùng, spa và thể thao cũng được đánh giá cao với sự phục vụ nhiệt tình và
chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Dựa trên kết quả đánh giá, em đã đề xuất một số
ý tưởng cho loại hình dịch vụ bổ sung tại Vinpearl Resort & Spa Da Nang, nhằm cải
thiện và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Các ý tưởng này mong rằng có thể góp
phần tăng cường sự cạnh tranh của khách sạn trong ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Bài tiểu luận sẽ không thiếu khỏi sai rất mong cô có thể góp ý cũng như giúp cho bài
em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phan Chí Anh và cộng sự. (2013). Nghiên cứu các mô hình đánh giá chất lượng dịch
vụ. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, (29)1, 11-22, truy xuất từ
https://js.vnu.edu.vn. Web: www.samsonhotel.vn
Web: www.samsonhotel.vn
Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, TS. Nguyễn Quyết Thắng
2022, Vinpearl.com

You might also like