You are on page 1of 2

DẠNG TOÁN LƯỢNG DƯ

Phương trình tổng quát: aA + bB -> cC + dD


Ta có nA: số mol chất A theo đề bài
nB: số mol chất B theo đề bài
𝑛𝐴 𝑛𝐵
Lập tỉ số và
𝑎 𝑏
- So sánh tỉ số:
𝑛𝐴 𝑛𝐵
< Chất A hết, chất B dư, số mol tính theo chất A
𝑎 𝑏
𝑛𝐴 𝑛𝐵
> Chất B hết, chất A dư, số mol tính theo chất B
𝑎 𝑏
𝑛𝐴 𝑛𝐵
= Cả A và B đều hết, số mol tính theo A hay B đều được
𝑎 𝑏
Câu 1: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 3,65 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành
sau phản ứng
Câu 2: Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.
Câu 3: Cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,25 mol HCl thì thu được muối và
1,68 lít khí hiđro (đktc). Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng.
Câu 4: Cho 8,1g Al vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4 gam H2SO4. Tính thể tích H2
thu được ở điều kiện tiêu chuẩn ?
Câu 5: Cho 10g CaCO3 vào dung dịch chứa 3,65 g HCl. Tính thể tích khí thu được?
Câu 6: Cho 6 gam NaOH đã được cho vào dung dịch chứa 32,5 gam FeCl3, khuấy đều
a) Chất nào còn dư sau phản ứng, dư bao nhiêu gam?
b) Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 7: Hoà tan 20,4g Al2O3 vào dung dịch chứa 17,64 g H2SO4. Tính khối lượng muối thu
được sau phản ứng.
Câu 8: Cho 8,1 g Al vào dung dịch H2SO4 thì thể khí thu được là 6,72 lít khí ở đktc
a) Al dư hay hết, nếu dư thì dư bao nhiêu gam?
b) Tính khối lượng muối thu được.
Câu 9: Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch chứa 5,475 gam HCl.
a) Sau phản ứng, chất nào dư, dư bao nhiêu g ?
b) Tính thể tích khí thu được ở đktc
ÔN TẬP
Câu 1: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời
gian khối lượng thanh sắt tăng 2 gam. (Giả sử đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt).
Câu 2: Cho 4,8 gam kim loại M có hóa trị II vào dung dịch HCl dư , thấy thoát ra 4,48 lít khí
hidro (ở đktc). Tìm kim loại M
Câu 3: Cho 5,4 gam nhôm vào dung dịch HCl dư, thể tích khí thoát ra (ở đktc) là bao nhiêu
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng được 11,2
lít khí hiđro (ở đktc). M là kim loại nào ?
Câu 5: Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch CuSO4 sau 1 thời gian lấy lá Zn ra thấy khối lượng dung
dịch tăng 0,2g. Vậy khối lượng Zn phản ứng là ?
Câu 6: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 6,72 lít khí
hidro (ở đktc). Phần trăm của mỗi kim loại trong hỗn hợp là bao nhiêu ?
Câu 7: Nhúng 1 lá nhôm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau 1 thời gian, lấy lá nhôm ra khỏi dung
dịch thấy khối lượng dung dịch giảm 1,38g. Tính khối lượng nhôm đã tham gia phản ứng?
Câu 8: Hoà tan hoàn toàn 32,5 gam một kim loại M (hoá trị II) bằng dung dịch FeSO4 loãng
được 28 gam sắt. Kim loại M là ?
Câu 9: Cho 1 lá đồng có khối lượng là 6g vào dung dịch AgNO3 2M, phản ứng xong đem lá
kim loại ra rửa nhẹ, làm khô, cân được 13,6g. Thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng?
Câu 10: Hòa tan a gam bột sắt cần vừa đủ 600ml dung dịch H2SO4 thu được 10,08 lit khí H2
(đktc) và dung dịch A.
a) Tính a?
b) Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng?
Câu 11: Hòa tan 7g hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi
kết thúc phản ứng, thấy trong bình phản ứng còn 1,5g chất rắn và thu được 4,48 lit H2 (đktc).
Tính % về khối lượng mỗi kim loại ?
Câu 12: Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M. Khối
lượng hỗn hợp muối thu được sau phản ứng là ?
Câu 13: Cho 8 g hỗn hợp Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư sinh ra 4,48 lít
khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của Fe và Mg là bao nhiêu ?
Câu 14: Hoà tan 16,8g kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72
lít khí H2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là ?
Câu 15: Hòa tan 25,8g hỗn hợp gồm bột Al và Al2O3 trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng
người ta thu được 0,6 g khí H2. Khối lượng muối AlCl3 thu được là ?
Câu 16: Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magiê vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí
H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là?

You might also like