Thảo Luận Dân Sự 2

You might also like

You are on page 1of 16

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT: NGHĨA VỤ

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền

Tóm tắt: Bản án số 94/2021/DS-PT ngày 03/11/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng.
Bản án xoay quanh “tranh chấp đòi lại tài sản” giữa nguyên đơn - Phạm Thị Kim V và
vợ chồng bị đơn đã ly hôn (2008) - Phạm Văn H và Nguyễn Thị Đ. 
Bà V và bị đơn H là chị em ruột. Năm 2007, khi vay vốn vợ chồng bị đơn thế chấp tài sản
là nhà thờ tổ tiên. Năm 2009, nguyên đơn trả nợ thay số tiền 124.590.800 đồng để tránh tài sản
bị phát mãi. Nay, bà V khởi kiện yêu cầu hai bị đơn thanh toán trả lại tiền. Ngoài ra, do hai bị
đơn ly hôn nên cả ba thống nhất ông H trả cho bà V 65.000.000 đồng, bà Đ trả 59.590.800
đồng. 
Sau Tòa sơ thẩm, bà Đ có đơn kháng cáo một phần và cho biết thêm “không nghe bà V
nói ra tiền trả số tiền trên, bà V cũng không đòi nợ”. Toà phúc thẩm cho rằng sau khi nguyên
đơn thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay mà các bị đơn không tự nguyện thanh toán thì nguyên đơn
phải yêu cầu thanh toán. Nhưng nguyên đơn không yêu cầu cũng không khởi kiện. Do đó, từ
thời điểm nguyên đơn yêu cầu thanh toán, mà các bị đơn không thanh toán thì phát sinh lãi do
chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Vì vậy, Tòa nhận định thời gian tính lãi các bị đơn phải trả lãi
cho nguyên đơn kể từ ngày nguyên đơn yêu cầu cho đến ngày xét xử sơ thẩm (căn cứ khoản 1
Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Căn cứ Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, Toà
phúc thẩm đưa ra các quyết định sau. Một, chấp nhận một phần kháng cáo của bà Đ. Hai, chấp
nhận một phần yêu cầu khởi kiện và không chấp nhận một phần yêu cầu tính lãi của nguyên
đơn. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015, Tòa buộc ông H trả 33.873.450
đồng (trong đó tiền gốc 30.000.000 đồng, 3.873.450 đồng tiền lãi) và bà Đ trả 67.284.800 đồng
(trong đó 59.590.800đồng, 7.694.000 đồng tiền lãi). 

1. Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?


Căn cứ theo Điều 574 BLDS 2015 định nghĩa thì: “Thực hiện công việc không có ủy
quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực
hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không
biết hoặc biết mà không phản đối.”

2. Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
 Căn cứ Khoản 3 Điều 275 BLDS năm 2015, có thể thấy việc thực hiện công việc
không có ủy quyền là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự.
 Việc thực hiện công việc không có ủy quyền là những sự kiện có thể xảy ra trong
thực tế, và chính những sự kiện pháp lý này có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm
dứt nghĩa vụ giữa các bên chủ thể được hình thành. Do đó, các nhà làm luật đã dự
liệu trước và công nhận giá trị pháp lý của việc phát sinh nghĩa vụ khi thực hiện
công việc không có ủy quyền tại các Điều 574 - 578 BLDS năm 2015.
 Luôn tồn tại những cặp quyền – nghĩa vụ đối xứng. VD: khi mua bánh mì thì trả tiền
nhận bánh mì, giao bánh mì nhận tiền.

3. Cho biết điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về chế định “thực
hiện công việc không có ủy quyền”.
Những điểm mới của chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” ở BLDS năm
2015 so với BLDS năm 2005:

BLDS năm 2005 (Chương XIX) BLDS 2015 năm (Chương XVIII)
Khái niệm Điều 594: “Thực hiện công việc Điều 574: “Thực hiện công việc
không có ủy quyền…hoàn toàn vì không có ủy quyền…vì lợi ích của
lợi ích của người có công việc người có công việc được thực
được thực hiện…”. hiện…”. 
=> Điều 574 BLDS năm 2015 đã bỏ
đi chữ “hoàn toàn” so với Điều 594
về khái niệm thực hiện công việc
không có ủy quyền.
=> Điều 574 BLDS năm 2015 quy định bám sát thực tế hơn, dự trù được
nhiều trường hợp. Vì có những chủ thể sẽ thực hiện công việc không có
ủy quyền không chỉ hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được
thực hiện mà còn vì cho lợi ích riêng của bản thân.
Nghĩa vụ Khoản 3 Điều 595 quy định: Khoản 3 Điều 575 có quy định bổ
thực hiện “Người thực hiện công việc sung thêm trường hợp người thực
công việc không có ủy quyền phải báo cho hiện công việc không ủy quyền không
không có người có công việc được thực cần báo kết quả, quá trình cho người
ủy quyền hiện…trừ trường hợp…không có công việc được thực hiện khi
biết nơi cư trú của người đó.” “không biết trụ sở của người có công
việc được thực hiện.”

Khoản 4 Điều 595: “Trong Khoản 4 Điều 575: “Trường hợp


trường hợp người có công việc người có công việc được thực hiện
được thực hiện chết thì…” chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt
tồn tại, nếu là pháp nhân thì…”

=> BLDS năm 2015 bổ sung trường hợp trên là hợp lý, phù hợp. Vì chủ
thể pháp luật dân sự không chỉ có cá nhân mà còn có pháp nhân. Mà pháp
nhân không thể gắn với khái niệm “nơi cư trú”, “chết”; nơi đặt cơ quan
điều hành của pháp nhân gọi là “trụ sở”, “chấm dứt tồn tại”.
Chấm dứt Khoản 4 Điều 598: “Người thực Khoản 4 Điều 578: “Người thực hiện
thực hiện hiện công việc không có ủy quyền công việc không có ủy quyền chết,
công việc chết.” nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại,
không có nếu là pháp nhân.”
ủy quyền
=> BLDS năm 2015 quy định đầy đủ hơn BLDS năm 2005 về chủ thể
pháp luật dân sự, pháp nhân thì không có khái niệm “chết” mà chỉ có
“chấm dứt tồn tại.”

 Theo Điều 576 BLDS năm 2015, thì nhưunxg ngừoi thực hiện công việc không có uỷ
quyền như vậy thì có nên được giàu lên hay không? – Vì theo pháp luật quy định, đã đảm
bảo cho những người này không bị nghèo đi. Mà theo Quốc Hội, những người thực công
việc không có uỷ quyền cũng “nên” được giàu lên. Vì để đảm bảo cho quyền lợi và nghĩa
vụ của các bên được thực hiện một cách tương xứng.
4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” theo
BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện. 
Cơ sở pháp lý: Điều 574 BLDS năm 2015: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là
việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc
đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà
không phản đối.” 
Để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” phải đáp ứng đủ 3 điều
kiện sau:
Thứ nhất, người thực hiện công việc phải là một người không có nghĩa vụ thực hiện công
việc nhưng tự nguyện thực hiện công việc dù không có bất cứ sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy
định về việc thực hiện công việc không có ủy quyền này. Nghĩa là người thực hiện công việc
không có sự ủy quyền từ người có công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó.
Nghĩa vụ ở đây có thể do luật định hoặc do các bên tự thỏa thuận với nhau. 
Thứ hai, người thực hiện công việc thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc,
không được vì lợi ích của mình hay người khác, phải thực hiện công việc như việc của mình.
Pháp luật đưa ra quy định này để tránh người thực hiện công việc không có ủy quyền lợi dụng
vì lợi ích của chính họ.
Thứ ba, người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối việc người thực
người công việc không có ủy quyền thực hiện công việc của mình. Giữa người thực hiện công
việc và người có công việc được thực hiện không được tồn tại một hợp đồng, không có ủy
quyền. Ngoài ra, một người không có quyền can thiệp vào công việc của người khác, không có
quyền làm điều đó theo ý chí chủ quan của mình mà không được người có công việc chấp
nhận.
5. Trong Bản án nêu trên, Tòa án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không
có ủy quyền” có thuyết phục không? Vì sao? 
Theo nhóm tác giả, Toà án áp dụng quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền”
hoàn toàn thuyết phục. 
Căn cứ Điều 574 BLDS 2015. Đối chiếu với từng điều kiện để áp dụng chế định “thực
hiện công việc không có ủy quyền” thì có thể công nhận nguyên đơn đã thực hiện công việc
không có uỷ quyền. 
Thứ nhất, người thực hiện không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng tự nguyện thực
hiện. Năm 2007, hai bị đơn cùng ký Hợp đồng tín dụng số 349.03.07/HĐTD ngày 14/09/2007
và Hợp đồng thế chấp số 349/07 ngày 12/09/2007 nên người có nghĩa vụ thanh toán số tiền
phải là hai bị đơn. Ngoài ra, “... số tiền 124.590.800đồng (nợ gốc 100.000.000đồng và nợ lãi
24.590.800đồng) mà nguyên đơn ra trả nợ thay cho các bị đơn vào ngày 21/5/2009 tại Quỷ
TDTW chi nhánh Sóc Trăng, là số tiền nợ vay đến hạn hợp đồng mà các bị đơn không thực
hiện nghĩa vụ trả nợ, …”. Do đó, việc thanh toán số tiền chắc chắn không phải nghĩa vụ của bà
V. Bà V đã tự nguyện thực hiện chứ không có bất cứ sự thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về
việc thực hiện công việc không có ủy quyền này. 
Thứ hai, người thực hiện công việc vì lợi ích của người có công việc. Có thể thấy, nguyên
đơn thực hiện việc trả nợ thay nhằm mục đích không để Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh
Sóc Trăng phát mãi tài sản thế chấp là căn nhà thờ cúng tổ tiên. Nếu xét về quan hệ gia đình,
bà V có trách nhiệm đạo lý của người cháu, người con trong việc bảo vệ các di sản do ông bà,
cha mẹ để lại. Nhưng đây không là nghĩa vụ dân sự của bà V theo luật định. Dù bà V trả nợ
thay cho hai bị đơn để tránh việc xử lý tài sản thì bà V cũng không nhận được bất kì lợi ích về
vật chất từ hành động của bản thân. Thay vào đó, hai bị đơn mới là người nhận được lợi ích về
vật chất vì khoản vay vốn của hai vợ chồng đã được thanh toán đúng hạn. 
Thứ ba, người có công việc không biết hoặc biết mà không phản đối việc thực người
công việc. “Tại phiên tòa sơ thẩm người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn thừa nhận bị
đơn Phạm Văn H có trả cho nguyên đơn số tiền 35.000.000đồng và thống nhất với bị đơn H,
do bị đơn H với bị đơn Đ đã ly hôn nên số nợ 124.590.800đồng, bị đơn H có nghĩa vụ trả cho
nguyên đơn số tiền 65.000.000đồng …; bị đơn Đ có nghĩa vụ trả cho nguyên đơn
59.590.800đồng”. Dẫn chứng trước đã cho thấy bị đơn H  đã có trách nhiệm trả lại số tiền.
Thêm vào đó, bị đơn Đ đã chấp nhận yêu cầu của bị đơn H về việc bị đơn Đ phải có trách
nhiệm trả lại cho nguyên đơn. Từ đó, có thể khẳng định cả hai bị đơn đều chủ động trong việc
thừa nhận trách nhiệm trả lại số tiền cho nguyên đơn. Đây là một biểu hiện cho việc biết mà
không phản đối việc thực hiện công việc của nguyên đơn và thậm chí là thừa nhận việc làm. 
(?) Chuyện gì xảy ra nếu vợ chồng này không thể trả nợ? – Ngân hàng sẽ phát mãi căn
nhà thế chấp
(?) Trong vục việc kể trên, có thực hiện công việc cần thực hiện hay không không? – Có
thật sự tồn tại công việc.
(?) Việc thực hiện không có uỷ quyền như vậy có thực sự vì lợi ích của người được thực
hiện công việc không có uỷ quyền hay không? – Câu này không có đúng, sai mà là ý kiến của
mỗi người

*Quan điểm của nhóm: không vì lợi ích


- Coi trọng thể hiện và mặt mũi, nên bà V cũng một phần muốn bảo vệ thể diện cho gia
đình mình. Coi trọng văn hoá truyền thống gia đình, muốn bảo vệ ngôi nhà thừo cúng tổ tiên.
- Để bảo vệ giá trị của căn nhà, vì khi căn nhà được ngân hàng phát mãi thì giá trị phát
mãi sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá trị thật của căn nhà. Nên khi nhận lại được căn nhà sau khi
thế chấp, thì có thể nhận lại được giá trị lớn hơn.
*Quan điểm của thầy: vì lợi ích
- Vì cuối cùng, căn nhà này là nơi cư trú duy nhất của hai vợ chồng. Và khi nhận lại được
căn nhà, thì căn nhà này được giao lại để cho người vợ và đứa con chung sinh sống.

6. Việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án có thuyết phục
không? Vì sao?
Theo nhóm tác giả, việc Tòa án tính lãi đối với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án hoàn
toàn thuyết phục.
Xét về mặt pháp lý, theo khoản 3 Điều 275 BLDS 2015, nghĩa vụ trả tiền của vợ chồng bị
đơn đã phát sinh vì bà V đã thực hiện công việc không có uỷ quyền (cơ sở pháp lý: Điều 574
BLDS 2015). 
Theo khoản 1 Điều 576 BLDS 2015, “Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận
công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán
các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công
việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình”. Do đó vợ
chồng bị đơn có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn. Nhưng điều luật có quy định “thanh toán
các chi phí hợp lý”. Xét về cả pháp lý và đạo lý, số tiền nguyên đơn yêu cầu trong Toà sơ thẩm
là bất hợp lý. Còn về việc tính lãi của Toà sơ thẩm cũng còn chưa phù hợp vì chưa xét đến việc
số tiền nguyên đơn yêu cầu các bị đơn trả là sự tự nguyện, không phải giao dịch vay tài sản nên
không phát sinh lãi. “Tuy nhiên, khi nguyên đơn có yêu cầu các bị đơn thực hiện nghĩa vụ trả
lại tiền mà các bị đơn không thực hiện hoặc chậm thực hiện hay khi quyền và lợi ích hợp pháp
bị xâm phạm mà nguyên đơn khởi kiện thì phát sinh lãi do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền,
nên các bị đơn có trách nhiệm trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm
trả, theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm
2015.”
Xét về mặt đạo lý, quan hệ giữa bà V và ông H là chị em. Trong thời kì hôn nhân, bà V
và cả vợ chồng nguyên đơn là thành viên trong gia đình. Việc giữ gìn tài sản của ông bà, cha
mẹ để lại là trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình, theo truyền thống Việt Nam. Hơn
nữa, việc bà V là chị giúp đỡ hai vợ chồng em mình là ông H và bà Đ là hoàn toàn phù hợp với
đạo lý Việt Nam.  
Do đó, phương thức tính lãi của Toà án phúc thẩm với nghĩa vụ trả tiền như trong Bản án
là hoàn toàn thuyết phục xét về cả đạo lý về pháp lý.     
(?) Tại sao cách tính tiền lãi của Toà án sơ thẩm và Phúc thẩm lại khác nhau? – Vì Toà án
sơ thẩm và phúc thẩm căn cứ vào hai ngày tính số tiền lãi khác nhau.
- Phúc thẩm: về thời gian tính lãi, kể từ ngày nguyên đơn yêu cầu (ngày 28/01/2020) đến
ngày xét xử sơ thẩm (ngày 13/05/2021) tính tròn là 15,5 tháng.
- Sơ thẩm: tính từ ngày 21/5/2009
(?) Cách tính lãi như Toà án phúc thẩm có hợp lý hay không? - Tại Đ576 không có quy
định về ngày bắt đầu nghĩa vụ hoàn lại, và Toà án phúc thẩm cho rằng đây là nghĩa vụ chậm
trả tiền nên lấy lãi xuất bằng mức tối thiểu của ngân hàng nhà nước Việt nam cho vay.

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)


     Tóm tắt: Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà
Nội.
 Nguyên đơn: Cụ Ngô Quang Bảng
 Bị đơn: Bà Mai Hương
 Tóm tắt nội dung án: Ngày 20/10/1982, ông Phục chuyển nhượng diện tích
1.010m² thuộc thửa đất số 49, Tờ bản đồ số 13 tại số 49A phố Trần Hưng Đạo, thị
trấn Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Ngày 26/11/1991, cụ Bảng
chuyển nhượng nhà, đất trên cho vợ chồng bà Mai Hương với số tiền là 5.000.000
đồng nhưng bà Hương còn nợ lại 1.000.000 đồng tương đương ⅕ giá trị nhà đất
tại thời điểm đó, hẹn hết quý II sẽ thanh toán. Năm 1996, bà Hương chuyển
nhượng lại toàn bộ nhà, đất trên cho ông Chinh và bà Sáu nhưng vẫn không thanh
toán số tiền còn thiếu cho cụ Bảng, cụ khởi kiện yêu cầu bà Hương phải trả số tiền
tương đương với ⅕ giá trị nhà đất là 1.697.760.000 đồng nhưng bà Hương xác
định chỉ nợ 1.000.000 đồng và tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản của nhà nước. Toà
sơ thẩm và phúc thẩm buộc bà Hương trả lại 1.000.000 đồng tiền nợ gốc và tiền lãi
1.710.000 đồng. 
 Quyết định của Toà giám đốc thẩm: Chấp nhận kháng cáo của cụ Bảng, toà giám
đốc thẩm buộc bà Hương trả số tiền tương đương với ⅕ giá trị nhà đất là
1.697.760.000 đồng

1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào? Qua
trung gian là tài sản gì?
Theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản quy
định về Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền, vàng thì giá trị
khoản tiền phải thanh toán được tính lại như sau:
“I- TRƯỜNG HỢP ĐỐI TƯỢNG CỦA NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN LÀ CÁC KHOẢN
TIỀN, VÀNG
1- Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền
chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền truy thu
thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:
a) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 1-7-1996 và
trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ
thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá
gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là "giá gạo") tại thời điểm gây thiệt
hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm
xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số
tiền đó.
b) Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc tuy xảy
ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc
phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng
nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa
vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản
tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân
hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm
theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
2- Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử toà án chỉ quyết
định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản 1 nói trên.
3- Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản
tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định,
cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp toà án đều không phải quy đổi các khoản tiền
đó ra gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán số tiền thực tế
đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao dịch cho đến khi thi hành án
xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định.
4- Đối với các khoản vay có lãi (kể cả loại có kỳ hạn và loại không có kỳ hạn) ở ngoài tổ
chức Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của các khoản tiền đó cũng đã được bảo đảm thông
qua việc chịu lãi của bên vay tài sản, cho nên trong mọi trường hợp toà án đều không
phải quy đổi số tiền đó ra gạo, mà chỉ buộc người vay phải trả số tiền nợ gốc chưa trả
cùng với số tiền lãi chưa trả.
Trong việc tính tiền lãi cần phân biệt các trường hợp như sau:
- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết trước ngày 1-7-1996 thì chỉ tính số tiền lãi
chưa trả theo quy định của Bộ luật dân sự; đối với khoản tiền lãi đã trả thì không phải giải
quyết lại.
- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết từ ngày 1-7-1996 trở đi thì việc tính lãi phải
tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự, số tiền lãi đã trả cũng phải được giải quyết lại,
nếu mức lãi suất mà các bên thỏa thuận cao hơn mức lãi suất được quy định tại khoản 1
Điều 473 Bộ luật dân sự.
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì lãi suất được tính như sau:
a) Về nguyên tắc, tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngoài nguyên tắc tiền lãi chỉ được tính trên số nợ gốc, các bên có thể thỏa thuận về việc
nhận lãi vào nợ gốc để tính lãi của thời hạn vay tiếp theo. Tuy nhiên, để tránh tình trạng
bên cho vay có thể lợi dụng thỏa thuận này để thu lợi trái pháp luật, thì toà án chỉ chấp
nhận việc nhập lãi vào nợ gốc một lần đối với loại vay có kỳ hạn giữa các bên ở ngoài tổ
chức Ngân hàng, tín dụng tại thời điểm đến hạn trả nợ mà người vay không thực hiện
được nghĩa vụ trả nợ của mình. Các trường hợp khác đều phải tính theo lãi suất nợ quá
hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự.
b) Nếu mức lãi suất do các bên thỏa thuận vượt quá 50% của lãi suất cao nhất do Ngân
hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay, thì toà án áp dụng
khoản 1 Điều 473 Bộ luật dân sự buộc bên vay phải trả lãi bằng 150% mức lãi suất cao
nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định đối với loại vay tương ứng.
c) Nếu mức lãi suất không vượt quá 50% mức lãi suất cao nhất của loại vay tương ứng do
Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm vay, thì toà án buộc bên vay phải trả lãi theo
đúng mức lãi suất mà hai bên đã thoả thuận tại thời điểm này.
d) Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi trong việc vay nhưng không xác
định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do
Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm xét xử sơ thẩm
theo quy định tại khoản 2 Điều 473 Bộ luật dân sự.
5- Trong trường hợp đối tượng hợp đồng vay tài sản là vàng, thì lãi suất chỉ được chấp
nhận khi Ngân hàng Nhà nước có quy định và cách tính lãi suất không phân biệt như các
trường hợp đã nêu tại khoản 4 trên đây, mà chỉ tính bằng mức lãi suất do Ngân hàng Nhà
nước quy định.”

- Vậy, theo Thông tư liên tịch số 01/TTLT việc tính lại khoản tiền phải thanh toán được
quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 đều được quy định bằng mức tiền cụ thể hoặc được đảm
bảo bằng mức lãi suất Ngân hàng nên không phải thanh toán thông qua một trung gian
như khoản 1. Bên cạnh đó khoản 2, 3, 4 và 5 đều đã thể hiện đúng như tinh thần của
khoản 2 Điều 280 BLDS năm 2015 về “Thực hiện nghĩa vụ trả tiền” như sau: “Nghĩa vụ
trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. 
- Đối với khoản 1 thì việc tính lại giá trị khoản tiền được thực hiện thông qua trung gian
là “gạo”, nghĩa là khoản tiền đó sẽ được quy đổi ra gạo theo giá gạo loại trung bình (giá
gạo) tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, sau đó tính số lượng gạo đó
thành tiền tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

(?) Tại sao tài sản chung gian là gạo? - Tại thời điểm phát hành Thông tư, thì nước ta vẫn
chưa đảm bảo được lương thực trong nước. Và gạo cũng là một vật phẩm gần gũi, và gắn
liền với nước ta. Mặc dù, giá gạo có xu hướng đi xuống và không theo kịp giá trị tiền tệ.
Và không nên sử dụng gạo làm vật trung gian để đo lường tài sản có giá trị lớn, bất động
sản  không đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sụ.

2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong tình huống trên, ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là 5.475.000
đồng.
- CSPL: điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử
và thi hành án về tài sản.
- Xét thấy thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa ông Quới và bà Cô trước ngày
1/7/1996. Trong thời gian gây ra thiệt hại và phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ
thẩm giá gạo đã tăng quá 20%. Nên ta tiến hành quy đổi giá trị tiền thế chân của bà Cô
như sau:
 Quy đổi khoản tiền thế chân 50.000 đồng ra gạo với giá trị tại
thời điểm phát sinh nghĩa vụ: 50.000 : 137 = 365 kg.
 Giá gạo trung bình hiện nay là 15.000 đồng/kg nên số tiền ông
Quới phải trả cho bà Cô là: 365 x 15.000 = 5.475.000 đồng
3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất
động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
- Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất
động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GDT.
- Vì theo các khoản thuộc Điều 1 của Thông tư liên tịch số 01/TTLT thì chỉ điều chỉnh
đối tượng là nghĩa vụ về tài sản là các khoản tiền, vàng (là các khoản tiền bồi thường, tiền
hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền
vay không có lãi, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính) và nghĩa vụ tài sản
là hiện vật, chứ không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất
động sản như trong Quyết định trên.

4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ
Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
 Theo Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng
số tiền còn nợ tương đương ⅕ giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ
thẩm mới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2 phần II Nghị quyết
số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao. Vậy nên nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000 đồng thì bà
Hương phải thanh toán cho cụ Bảng số tiền là ⅕ x 1.697.760.000 = 339.552.000
đồng
5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu
một tiền lệ (nếu có)?
 Với hướng như trên của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có tiền lệ là Quyết
định số 741/2011/DS-GĐT ngày 26/09/2011 của Toà án nhân dân tối cao
 Cụ thể: Ông Hoanh chuyển nhượng đất cho ông An với giá trị là 500.000.000đ.
Ông An còn nợ lại 235.000.000đ. Toà án cấp sơ thẩm buộc ông An trả lại tiền nợ
gốc và lãi suất. Toà án cấp phúc thẩm chỉ buộc ông An trả tiền nợ gốc. Toà án
nhân dân tối cao ra quyết định buộc ông An thanh toán số tiền còn thiếu theo giá
thị trường tài thời điểm xét xử sơ thẩm cho ông Hoanh.

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận


Tóm tắt: Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc,
tỉnh An Giang.
Chủ thể của tranh chấp: bà Tú là người có quyền yêu cầu trả tiền, bà Phượng là người có
nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú, bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là bên được chuyển giao nghĩa
vụ trả nợ cho bà Tú. Bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ, không trả tiền vốn cho
bà Tú, lẽ ra bà Phượng phải có trách nhiệm thực hiện. Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, An
Giang quyết định buộc bà Ngọc phải có trách nhiệm trả lại tiền đã vay cho bà Tú.
1.  Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa
vụ theo thỏa thuận?
Chuyển giao quyền yêu cầu Chuyển giao nghĩa vụ

Điểm giống  Thay đổi chủ thể của quan hệ nghĩa vụ sang chủ thể thứ ba
 Sau khi chuyển giao quyền/ nghĩa vụ, bên chuyển giao chấm
dứt toàn bộ quan hệ nghĩa vụ với bên có nghĩa vụ/ quyền
 Áp dụng đối với các quan hệ nghĩa vụ đang còn hiệu lực
 Không được chuyển giao khi quyền yêu cầu/ nghĩa vụ gắn liền
với nhân thân của bên chuyển giao
 Bên chuyển giao phải thông báo cho bên có quyền/ nghĩa vụ
khi chuyển giao quyền/ nghĩa vụ

Điể CSPL Điều 365 BLDS 2015 Điều 370 và Điều 371 BLDS 2015
m
khác
Đối Bên có quyền Bên có nghĩa vụ
tượng
chuyển
giao
Nguyên Bên có quyền chuyển giao Việc chuyển giao nghĩa vụ bắt
tắc quyền yêu cầu sang người thứ buộc phải được bên có quyền đồng
chuyển ba, không cần sự đồng ý của bên ý
giao có nghĩa vụ
Phạm Trường hợp quyền yêu cầu thực Biện pháp bảo đảm chấm dứt khi
vi hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm
chuyển đảm thì việc chuyển giao bao được chuyển giao
giao gồm cả biện pháp bảo đảm đó
Nghĩa Người chuyển giao quyền yêu Không quy định về nghĩa vụ của
vụ khi cầu có nghĩa vụ cung cấp thông người chuyển giao nghĩa vụ đối
chuyển tin, chuyển giao giấy tờ có liên với người thế nghĩa vụ.
giao quan cho người thế quyền nếu
không chuyển giao mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường (Điều
366 BLDS 2015).

2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú?
“Theo lời khai của bà Tú thì chính bà Phượng yêu cầu cho Phượng vay tiền để kinh doanh
cá khô xuất khẩu và bà đã vay tiền ngân hàng cho bà Phượng vay tổng số tiền
615.000.000đ.”
“Theo phía biên nhận do bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực tiếp nhận tiền
của bà Tú….Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận
vay tiền với bà Tú. Ngoài ra, cũng theo lời khai của bà Phượng thì vào tháng 4 năm 2004,
do phía bà Loan, ông Thạnh và bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả vốn vay Ngân
hàng nên bà đã cùng bà Tú vay nóng bên ngoài để có tiền trả cho Ngân hàng.”
“Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ
thanh toán nợ, không trả tiền vốn cho bà Tú, lẽ ra bà Phượng phải có trách nhiệm thực hiện”
3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
“Tuy nhiên, bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ vay trả nợ cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thanh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số
tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ vào ngày
12/5/3005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và
ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt làm phát sinh
nghĩa vụ của bà của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng cầu tiền
đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn
cứ pháp luật.” 
 Dựa trên quyết định này, ta có thể thấy Toà án đã không cần sự đồng ý bằng văn bản, mà
ddồng ý bằng hành động hay hành vi của bà Tú cũng được
4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Quan điểm của nhóm là đồng ý với những đánh giá của Tòa án nhân dân thị xã Châu
Đốc, tỉnh An Giang bởi những lý do sau
Thứ nhất, Tòa đã xác nhận giữa bà Phượng với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh có sự
chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú và việc này đã được bà Tú chấp nhận. Điều này là hoàn
toàn phù hợp với quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 315 BLDS năm 2005 ( khoản 1 Điều
370 BLDS năm 2015): “ Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ
nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có
nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ”. Cụ thể là bà Tú đã
chấp nhận việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng cho bà Ngọc, bà Loan và ông
Thạnh thông qua việc bà Tú đã xác lập hợp đồng cho bà Ngọc vay 456.000.000 đồng và bà
Loan, ông Thạnh vay 150.000.000 đồng. Vì pháp luật không quy định rõ ràng về hình thức thể
hiện sự đồng ý của bên có quyền trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ nên hành vi bà Tú xác
lập hợp đồng vay nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là đã thể hiện sự đồng ý của bên có
quyền khi bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho người khác. Vậy kể từ thời điểm bà Tú
lập hợp đồng vay tiền cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng
đã chấm dứt.
Thứ hai, Tòa án đã có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi: “ Người có nghĩa vụ có chịu
trách nhiệm về hành vi của người thế nghĩa vụ hay không?” Tòa án đã đưa ra câu trả lời như
sau: “ kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay tiền cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì
nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đối với bà Tú đã chấm dứt.” và “việc bà Tú giữa giấy chứng
minh của bà Phượng theo thỏa thuận. Phía bà Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú,
buộc bà Tú trả lại cho bà Phượng giấy chứng minh Hải quan”. Vậy trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác thì khi đã chuyển giao nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ sẽ chấm dứt toàn bộ nghĩa
vụ với bên có quyền. Người có quyền chỉ được phép yêu cầu người có thế nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ nên người có nghĩa vụ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về hành vi thực hiện nghĩa
vụ của bên thế nghĩa vụ. Trong vụ việc này, bà Phượng không có bất kỳ trách nhiệm nào đối
với nghĩa vụ trả nợ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh.
5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với người
có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo quy định tại Điều 370 và Điều 371 BLDS năm 2015 thì không có quy định
rõ ràng về trách nhiệm của người có nghĩa vụ ban đầu đối với người có quyền khi người
thế nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ. Cụ thể Điều 370 quy định:
“ 1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên
có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ
hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm
“Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm
đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Chuyển giao nghĩa vụ là sự chuyển giao nghĩa vụ từ người có nghĩa vụ sang người
thứ ba được gọi là người thế nghĩa vụ trên cơ sở có sự đồng ý của người có quyền. Người
thế nghĩa vụ phải có trách nhiệm thực hiện thực hiện đúng nghĩa vụ đối với người có
quyền hoặc người thế quyền. Trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp đảm
bảo thì biện pháp đảm bảo bị chấm dứt trong trường hợp có thỏa thuận khác. Xét từ góc
độ văn bản thì chúng ta sẽ không có câu trả lời hay một quy định rõ ràng cho câu hỏi
“Người có nghĩa vụ ban đầu có trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế
nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ ?”

6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.

Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu không trách
nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao trừ khi các bên có sự thỏa thuận khác.

Thứ nhất quan điểm của tác giả Đỗ Văn Đại: “Nếu cho rằng người có nghĩa vụ
ban đầu vẫn có trách nhiệm đối với người có quyền thì chúng ta không thấy sự khác
nhau giữa chuyển giao nghĩa vụ với “thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ
ba”. Do vậy, để chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định thực hiện
nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba, cần xác định rõ chuyển giao nghĩa vụ giải
phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi có bên có thoả thuận khác.” Tác giả đưa ra
những ví dụ cụ thể như hướng giải quyết của Trọng tài trong vụ việc Công ty Việt Nam
và công ty Hồng Kông hay quyết định của Toà án cấp sơ thẩm trong Bản án số
913/2006/DS-PT ngày 06-09-2006 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó, tác giả một lần nữa khẳng định, “khi có chuyển giao nghĩa vụ theo thoả thuận
thì người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm với người có quyền đối với nghĩa
vụ hay phần nghĩa vụ được chuyển giao” thông qua hướng giải quyết của Toà giám đốc
thẩm trong Quyết định số 361/2009/DS-GĐT ngày 13-8-2009 của Toà dân sự Toà án
nhân dân tối cao.

Thứ hai, quan điểm của tác giả Chế Mỹ Phương Đài: “Người có nghĩa vụ chấm
dứt toàn bộ mối quan hệ với bên có quyền. Sau khi việc chuyển giao nghĩa vụ có hiệu
lực, người có quyền chỉ được phép yêu cầu người thế quyền nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ
nên người đã chuyển giao nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa
vụ của bên thế nghĩa vụ”.

Ngoài ra tác giả còn phân biệt việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho bên thứ ba
khác về mặt bản chất so với việc ủy quyền thực hiện nghĩa vụ. Người được ủy quyền thực
hiện nghĩa vụ dân sự không là chủ thể độc lập trong quan hệ nghĩa vụ chính mà người
này chỉ thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi được ủy quyền, nhân danh người ủy quyền và
vì lợi ích của người ủy quyền theo quy định tại Điều 565 BLDS năm 2015. Trong quan
hệ nghĩa vụ, người ủy quyền vẫn là chủ thể chính thực hiện trách nhiệm trong việc thực
hiện nghĩa vụ dân sự. Còn đối với trường hợp chuyển giao nghĩa vụ thì người chuyển
giao nghĩa vụ không có bất kỳ trách nhiệm nào đối với hành vi thực hiện nghĩa vụ của
người thế nghĩa vụ trừ khi các bên có thỏa thuận khác và người thế quyền sẽ là chủ thể
chính trong quan hệ nghĩa vụ dân sự đồng thời là người chịu trách nhiệm phải thực hiện
đúng nghĩa vụ đối với bên có quyền hoặc người thế quyền.

Trong trường hợp người có nghĩa vụ ban đầu cam kết với người có quyền hoặc
người thế quyền với nội dung là khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người thế quyền
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì  người có nghĩa
vụ ban đầu sẽ thực hiện nghĩa vụ thay thế cho người thế nghĩa vụ với tư cách là người
bảo lãnh theo quy định tại Điều 335 BLDS năm 2015. Người bảo lãnh không là một bên
trong quan hệ nghĩa vụ chính và người bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ khi người có
nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ đối với bên có quyền.

Tương tự như quan điểm của hai tác giả trên thì quan điểm của nhóm cho rằng người có
nghĩa vụ ban đầu không có trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không
thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác. Chuyển giao nghĩa vụ được hiểu là sự chuyển dịch trách nhiệm pháp lý từ người
có nghĩa vụ sang người thế nghĩa vụ trên cơ sở sự đồng ý, chấp thuận của người có quyền theo
quy định tại Điều 370 BLDS năm 2015. Khác với quy định tại Điều 365 BLDS năm 2015 quy
định về chuyển giao quyền yêu cầu không cần sự đồng ý của người có quyền thì sự chuyển
giao nghĩa vụ cần sự chấp thuận của người có quyền bởi bản chất của chuyển giao nghĩa vụ
không chỉ là chuyển giao trách nhiệm pháp lý từ người có nghĩa vụ ban đầu sang người thế
nghĩa vụ mà còn là sự thay đổi rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của người có quyền. Nghĩa là người có quyền sẽ quan tâm đến khả năng thực hiện
nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ, quan tâm đến quyền lợi của mình nên pháp luật quy định cần
có sự thông báo đến người có quyền và sự đồng ý từ họ để họ dự liệu khả năng thực hiện nghĩa
vụ của người thế nghĩa vụ. Nên khi người có quyền chấp nhận sự thay đổi người thực hiện
nghĩa vụ tức là chấp nhận hoặc dự liệu được khả năng thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa
vụ nên việc người có nghĩa vụ ban đầu phải có trách nhiệm khi người thế quyền không thực
hiện nghĩa vụ đối với người có quyền là không hợp lý trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Trên
thực tế thì tòa án đã theo hướng giải quyết người có nghĩa vụ ban đầu không có trách nhiệm
đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc
không đầy đủ nghĩa vụ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thông qua các bản án như: 
bản án 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang;
Quyết định số 361/2009/DS-GĐT ngày 13-8-2009 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao;
Bản án số 913/2006/DS-PT ngày 06-09-2006 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
   Trong bản án có đoạn: “ Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng
vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng
với bà Tú đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông
Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng
có trách nhiệm thanh toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận.” 

8. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

- Theo nhóm thảo luận, hướng giải quyết của Tòa án là xác nhận việc chuyển giao nghĩa
vụ trả nợ của bà Phượng cho ông Thạnh, bà Loan và bà Ngọc là hoàn toàn hợp lý vì:
- Việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ của bà Phương cho ông Thạnh, bà Loan và bà Ngọc
đã được phía người có quyền – bà Tú chấp nhận, bên có quyền cũng đã xem xét đến khả
năng, điều kiện có thể thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ để đảm bảo đến quyền
lợi hợp pháp của mình. Đồng nghĩa với việc từ đó nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú của bà
Phượng đã chấm dứt và chuyển giao cho ông Thạnh, bà Loan và bà Ngọc.

=> Vì thế, nói người có nghĩa vụ ban đầu sau khi chuyển nghĩa vụ thì không còn trách
nhiệm với bên có quyền cũng là điều hợp lí. 

9. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh
có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của
người thứ 3, thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh này chấm dứt.

- Vì bảo lãnh là 1 trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Căn cứ theo khoản 7
Điều 292 BLDS năm 2015 Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:

“Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Cầm cố tài sản;

2. Thế chấp tài sản;

3. Đặt cọc;

4. Ký cược;

5. Ký quỹ;

6. Bảo lưu quyền sở hữu;

7. Bảo lãnh;
8. Tín chấp;

9. Cầm giữ tài sản.”


-   Biện pháp bảo đảm trong trường hợp nghĩa vụ được chuyển giao thì phải chấm
dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nghĩa là sự bảo lãnh của bên thứ 3 đối với bà
Phượng phải chấm dứt khi bà thực hiện việc chuyển giao nghĩa vụ trừ trường hợp có
thỏa thuận khác. Căn cứ theo Điều 371 BLDS năm 2015 Chuyển giao nghĩa vụ có
biện pháp bảo đảm: “Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao
thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”[2]

[1] BLDS năm 2015

[2] BLDS năm 2015

You might also like