You are on page 1of 40

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
---o0o---

ĐỒ ÁN ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT


Đề tài: Điều khiển tốc độ động cơ từ xa

GVHD: NGUYỄN HỮU PHƯỚC


SVTH: HUỲNH QUANG NHẬT
LỚP: CĐ ĐKTĐ 19A
MSSV: 0309191058

Tp. HCM, tháng 5 năm 2021


LỜI NÓI ĐẦU
Điện tử công suất là một môn học được xem là rất quan trọng của chuyên ngành
điện – điện. Ngày nay điện tử công suất đóng vai trò rất quan trọng trong sản
xuaatss và đời sống con người. Nó được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành
công nghiệp hiện đại, truyền động điện, giao thông đường sắt, nâu luyện thép, gia
nhiệt cảm ứng. diện phân nhôm từ quặng, các quá trình điện phân trong công nghiệp
hóa chất thiết bị công nghiệp, dân dụng. Để tìm hiểu môn học này, sau đây nhóm
thực hiện xin được giới thiệu một để tài nhỏ rất hữu dụng trong cuộc sống Mạch
điều khiển tốc độ động cơ từ xa.

Người thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Phước đã tận
tình quan tâm hướng dẫn và tạo điều kiện để chúng em hoàn thành môn học. Kính
chúc quý thầy cô ngày càng khỏe mạnh để phấn đấu đạt thành tích cao trong công
tác giảng dạy. Chúc Trường Cao Đẳng Kĩ Thuật Cao Thắng sẽ mãi là niềm tin, nền
tảng vững chắc cho nhiều thế hệ sinh viện với bước đường học tập.

Với điều kiện, thời gian cũng như kinh nghiệm cò hạn chế nên báo cáo này
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Người thực hiện đề tài rất mong được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức,
phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày ….. tháng ….. năm 2021
Giảng viên hướng dẫn

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.....................................................................1

1.1 Khái quát vấn đề............................................................................................1


1.2 Mục tiêu yêu cầu của đề tài............................................................................1

1.3 Nội dung đề tài................................................................................................2

1.4 Giới hạn đề tài nghiên cứu.............................................................................2

1.5 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2

CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN.........................................3

2.1 Khái niệm về ánh sáng hồng ngoại (Tia hồng ngoại)...................................3

2.2 Nguyên lý thu phát hồng ngoại.....................................................................3

2.3 Tổng quan về linh kiện chính sử dụng trong mạch.....................................4

2.3.1 IC phát tín hiệu hồng ngoại TSOP1738..................................................4

2.3.2 Transistor BC547.....................................................................................6

2.3.4 Điện trở.....................................................................................................8

2.3.5 Tụ điện......................................................................................................9

2.3.5 Diode.......................................................................................................11

2.3.6 Động cơ DC............................................................................................15

2.3.6 IC định thời 555.....................................................................................18

2.3.7 IC đếm 4017............................................................................................23

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH...........................................27

3.1 Thiết kế mạch...............................................................................................27

3.1.1 Sơ đồ nguyên lí.......................................................................................27

3.1.2 Nguyên lí hoạt động...............................................................................27

3.2 Thi công mạch...............................................................................................28

3.2.1 Limh kiện sử dụng trong mạch.............................................................28

3.2.2 Sơ đồ mạch in.........................................................................................29

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI....................30

4.1 Những vấn đề giải quyết được trong đề tài...............................................30


4.2 Hướng phát triển của đề tài.........................................................................30

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................31


MỤC LỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG

Hình 2.1: Sơ đồ chân TSOP1738

Hình 2.2: Sơ đồ khối TSOP1738

Hình 2.3: Sơ đồ chân BC547

Hình 2.4: Sơ đồ hoạt động BC547

Hình 2.5: Điện trở

Hình 2.6: Tụ hóa, cấu tạo tụ hóa, tụ gốm

Hình 2.7: Kí hiệu tụ

Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lí hoạt động của tụ

Hình 2.9: Diode

Hình 2.10: Kí hiệu diode

Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý hoạt động diode

Hình 2.12: Phân cực thuận và đặc tuyến của Diode

Hình 2.13: Phân cực ngược cho Diode

Hình 2.14: Động cơ DC

Hình 2.15: Cấu tạo động cơ DC

Hình 2.16: Pha 1: Từ trường của rotor cùng cực với stator, sẽ đẩy nhau tạo ra
chuyển động quay của rotor

Hình 2.17: Pha 2: Rotor tiếp tục quay

Hình 2.18: Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa stator
và rotor cùng dấu, trở lại pha 1

Hình 2.19: Cấu tạo IC định thời 555

Hình 2.20: Sơ đồ chân 19

Hình 2.21: Sơ đồ bên trong IC định thời 555

Hình 2.22: Sơ đồ chân IC đếm 4017


Hình 2.23: Giảng đồ xung của IC 4017

Hình 3.1: Sơ nguyên lí

Hình 3.2: Sơ đồ mạch in

Bảng 3.1: Linh kiện


CHƯƠNG 1: GiỚI THIỆU ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Chương này trình bày vẫn tất quá trình thực hiện đề tài và toàn bộ nội dung của
đề tài. Nội dung chương bao gồm những phần chính như sau : lý do chọn để tài;
mục tiêu của đồ án nội dung thực hiện; giới hạn để ăn và phương pháp nghiên cứu,

1.1 Khái quát vấn đề

Ngày nay, con người cùng với những ứng dụng của khoa học kỹ thuật tiên tiền
của thếgiới, chúng ta đang ngày một thay đổi, văn minh vành hiện đại hơn. Sự phát
triển của kỹ thuật điện tử đã tạo ra hàng loạt những thiết bị với các đặc điểm nổi
bực như độ chính xác cao, tốc độ nhanh, gọn nhẹ... là những yếu tố rất cần thiết góp
phần cho hoạt động của con người đạt hiệu quả ngày càng cao hơn.

Điện tử dùng trở thành một ngành khoa học đa nhiệm vụ. Điện tử đã đáp ứng
được những đòi hỏi không ngừng của các ngành, lĩnh vực khác nhau cho đến nhu
cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống hằng ngày. Một trong những ứng dụng
quan trọng của ngành công nghệ điện từ là kỹ thuật điều khiển từ xa bằng hồng
ngoại. Sử dụng hồng ngoại được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp và các lĩnh
vực khác trong cuộc sống với những thiết bị điều khiển từ xa rất tinh vĩ và đạt được
năng suất, kinh tế thật cao xuất phát từ những ứng dụng đó, em đã thiết kế và thi
công một mạch ứng dụng nhà trong thu phát hồng ngoại: Bộ điều khiển từ xa bằng
hồng ngoại”. Đề tài này giúp em hiểu rõ hơn về nguyên lý thu phát và ứng dụng
những lý thuyết được học vào thực tế. Đồng thời tim hiểu thêm những điều chưa
được học và năng cao kỹ năng thực hành cũng như là những ứng dụng của mạch
trong thực tế.

Vì thời gian thực hiện còn hạn chế và những gì đã học và tìm hiểu được cũng có
giới bạn nên để tài còn nhiều hạn chế. Kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý
tận tình của côcác bạn.

1.2 Mục tiêu yêu cầu của đề tài

Trong dự án này, chúng ta sẽ điều khiển tốc độ động cơ DC không dây bằng
hồng ngoại (IR -Infrared radiation) hay điều khiển từ xa (Remote) của Ti-Vi. Trong

Trang 1
CHƯƠNG 1: GiỚI THIỆU ĐỀ TÀI

mạch này, chúng ta sẽ không sử dụng bất kỳ vi điều khiển nào. Chúng ta chỉ sử
dụng các linh kiện cơ bản cùng với IC định thời 555 và IC đếm thập phân 4017 để
hoàn thành nhiệm vụ này.

Mạch này có thể điều khiển tốc độ động cơ DC ở 5 cấp độ khác nhau và bất kỳ
điều khiển từ xa hồng ngoại nào như điều khiển từ xa của TV / DVD, v.v.. đều có
thể được sử dụng để điều khiển mạch.

1.3 Nội dung đề tài

 Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của mạch.


 Thiết kế, thi công mạch.

1.4 Giới hạn đề tài nghiên cứu

Đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nguyên lý thu phát và ứng dụng bộ thu
phát hồng ngoại để điều khiển thiết bị

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Tham khảo các tài liệu trên mạng, sách trong thư viện

Trang 2
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

CHƯƠNG 2
LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

2.1 Khái niệm về ánh sáng hồng ngoại (Tia hồng ngoại)

Ánh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) là ánh sáng không thể nhìn thấy được
bằng mắt thường, có bước sóng tử 0.86pm đến 098 μm. Tia hồng ngoại có vận tốc
truyền bằng vận tốc ánh sáng.

Tia hồng ngoại có thể truyền đi được nhiều kênh tín hiệu. Nó được ứng dụng
rộng rãi trong công nghiệp. Lượng thông tin có thể đạt 3 mega bits. Lượng thông tin
được truyền đi với ánh sáng hồng ngoại lớn gấp nhiều lần so với sáng điện tử mà
người ta vẫn dùng

Tia hồng ngoại dễ bị hấp thụ, khả năng xuyên thấu kém. Trong điều khiển từ xa
bằng ta hồng ngoại, chùm tia hồng ngoại phát đi hẹp, có hướng, do đó phải thu
đúng hướng.

Sóng hồng ngoại có những đặc tính quan trọng giống như ánh sáng (sự hội tụ
qua thiếu kinh, tiêu cự...), ánh sáng thường và ánh sáng hồng ngoại khác nhau rất rõ
trong sự xuyên suốt qua vật chất. Ánh sáng hồng ngoại không bị yếu đi khi vượt
quát các lớp bản dẫn để đi ra ngoài.

2.2 Nguyên lý thu phát hồng ngoại

Tia hồng ngoại được sử dụng rất phổ biến và không bị ảnh hưởng bởi từ trường,
vì thế nó được sử dụng tốt trong truyền thông và điều khiển. Nhưng nó vẫn có một
số khuyết điểm, một số vật phát hồng ngoại mạnh làm ảnh hưởng đến truyền thông
và điều khiển như quang phải mặt trời.

Khó khăn khi sử dụng hồng ngoại là, REMOTE điều khiển TVVCR hoặc những
ứng dụng khác và linh kiện rất tốn kém.

Việc thu hoạc phát bức xạ hồng ngoại bằng nhiều phương tiện khác nhau, có thể
nhận tia hồng ngoại tử ánh sáng mặt trời. Nhiều thứ có thể phát tia hồng ngoại như:
là bức xạ, là điện,đèn, cơ thể người...

Trang 3
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Để truyền là hổng ngoại tốt phải tránh xung nhiễu, bắt buộc phải dùng mà phát
và nhận ổn định để xác định xem đó là xung truyền hay nhiều. Tần số làm việc tốt
nhất là từ 30KHz đến 60KHz, nhưng thường sử dụng khoảng 36KHz, Dùng tấn số
36 KHz để truyền tin hiệu thì dễ, nhưng khó thu và giải mã, phải sử dụng bộ lọc để
tín hiệu ngõ ra là xung vuông, nếu ngõ ra có xung nghĩa là đã nhận được tin hiệu
ngõ vào.

2.3 Tổng quan về linh kiện chính sử dụng trong mạch

2.3.1 IC phát tín hiệu hồng ngoại TSOP1738

TSOP1738 là một bộ thu hồng ngoại (IR) được sử dụng rộng rãi trong một số
lượng lớn các sản phẩm điện tử để nhận và giải điều chế tín hiệu hồng ngoại.

Các tín hiệu giải điều chế nhận được có thể dễ dàng giải mã bằng vi điều khiển.
Nó hỗ trợ mã RC5, mã RC6, định dang Sony (SIRCS), mã NEC, mã Sharp,...

Khi tín hiệu nhiễu được áp dụng cho TSOP1738, nó vẫn có thể nhạn được tín
hiệu dữ liệu. Tuy nhiên, độ nhạy được giảm xuống mức nào đó để không xảy ra
xung đột

Một số ví dụ cho các tín hiệu nhiễu: ánh sáng DC (từ bóng đèn vonfram hoặc
ánh sáng mặt trời), tín hiệu liên tục ở 38kHz hoặc ở bất kì tần số nào, tín hiệu từ đèn
huỳnh quang

Hình 2.1: Sơ đồ chân TSOP1738

Mạch của TSOP1738 được thiết kế theo cách đó tránh được các xung đầu ra
không mong muốn do nhiễu hoặc tín hiệu nhiễu. Một bộ lọc bang thông, một tầng

Trang 4
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

tích hợp và một bộ điều khiển độ lợi tự động được sử dụng để ngăn chặn những
nhiễu như vậy.

Dấu hiệu phân biệt giữa tín hiệu dữ liệu và tín hiệu nhiễu là: tần số sóng mang,
độ dài cụm và chu kì làm việc

 Tín hiệu dữ liệu phải đáp ứng những điều kiện sau:
 Tần số sóng mang phải gần với tần số trung tâm của dải thông (ví dụ:
38kHz). Độ dài đợt nổ phải là 10 chu kỳ/đợt hoặc lâu hơn
 Sau mỗi lần nổ khoảng tuwg 10 chu kỳ đến 70 chu kỳ một khoản thời gianits
nhất 14 chu kỳ là cần thiết
 Đối với mỗi cụm dài hơn 1,8ms, một khoảng thời gian tương ứng là cần thiết
tại một số thời điểm trong luồn dữ liệu. Khoản cahsc thời gian này ít nhất
phải có cùng độ dài với thời gian nổ.
 Có thể liên tục nhận tới 1400 lần nổ ngắn mỗi giây
 Đặc trưng:
 Tiêu thụ ít điện năng
 Khả năng miễn nhiễm cao với ánh sáng xung quanh. Có thể truyền dữ liệu
liên tục (lên đến 2400bps)
 Độ dài cụm từ 10 chu kỳ nổ
 Khả năng tương thích TTL và CMOS
 Đầu ra hoạt động thấp
 Cải thiện khả năng che chắn chống lại diện trường

Trang 5
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình 2.2: Sơ đồ khối TSOP1738

TSOP1738 sẽ hoạt động bằng cách sử dụng một cảm biến ánh sáng cụ thể để phát
hiện bước sóng ánh sáng chọn trong phổ hồng ngoại (IR). Bằng cách sử dụng đèn
LED tạo ra ánh sáng có cùng bước sóng với cảm biến đang tìm kiếm, bạn có thể
xem cường độ của ánh sáng nhận được. Khi một vật ở gần cảm biến, ánh sáng từ
đèn LED bật ra khỏi vật thể và đi vào cảm biến ánh sáng. Điều này dẫn đến một
bước nhảy lớn về cường độ, mà chúng ta đã biết có thể được phát hiện bằng cách sử
dụng một ngưỡng.

2.3.2 Transistor BC547

BC547 là transistor được sử dụng rộng rãi và nó có thể được sử dụng trong bất
kỳ ứng dụng mục đích chung nào. Nó cũng có thể được sử dụng để thay thế cho
nhiều transistor, do đó nó có thể được sử dụng trong nhiều loại mạch điện tử, ví dụ
chuyển đổi tải nhỏ trên điện áp và dòng đầu vào rất thấp cũng như khuếch đại âm
thanh nhỏ và các tín hiệu khác.

Tần số chuyển tiếp tối đa của transistor là 300MHz vì vậy nó cũng sẽ hoạt động
tốt trong các mạch RF dưới tần số 300MHz. PNP bổ sung BC547 là BC557. Thay
thế và tương đương: 2N2222, 2N3904,2N4401, BC337

Hình 2.3: Sơ đồ chân BC547


 Thông số kỹ thuật
 Loại gói: TO-92
 Loại transistor: NPN

Trang 6
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

 Dòng cực thu tối đa (IC): 100mA


 Điện áp cực thu - cực phát tối đa (VCE): 45V
 Điện áp cực thu - cực gốc tối đa (VCB): 50V
 Điện áp cực phát - cực gốc tối đa (VEBO): 6V
 Tiêu tán cực thu tối đa (Pc): 500 mW
 Tần số chuyển đổi tối đa (FT): 300 MHZ
 Độ lợi dòng điện DC tối thiểu và tối đa (hFE): 110 - 800
 Nhiệt độ bảo quản và hoạt động tối đa phải là: -65 đến +150 độ C.
 Các ứng dụng
 Mạch cảm biến
 Mạch tiền khuếch đại âm thanh
 Các giai đoạn khuếch đại âm thanh
 Chuyển đổi tải dưới 100mA
 Cặp transistor Darlington
 Mạch tần số vô tuyến
 Nguyên lí hoạt động

Hình 2.4: Sơ đồ hoạt động BC547

Trang 7
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

 Cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E. Trong đó (+) là nguồn
vào cực C, (-) là nguồn vào cực E.
 Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và
E, trong đó cực (+) vào chân B và cực (-) vào chân E.
 Khi công tắc mở, ta thấy rằng mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện
nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua, lúc này dòng IC = 0.
 Khi công tắc đóng, mối P - N được phân cực thuận khi đó có dòng điện chạy
từ nguồn (+) UBE qua công tắc tới R hạn dòng và qua mối BE về cực (-) tạo
thành dòng IB.
 Ngay khi dòng IB xuất hiện, lập tức dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn
phát sáng, khi đó dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB.

Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB, khi đó có công thức

IC = β .IB

Trong đó:

IC: dòng chạy qua mối CE

IP: dòng chạy qua mối BE

β : hệ số khuếch đại của transistor

Khi có điện UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp
P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực rất
mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn nhỏ trong số
các điện tử đó thể vào lỗ trống tạo thành dòng IB. Còn lại phần lớn số điện tử bị hút
về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE tạo thành dòng ICE chạy qua
transistor.

2.3.4 Điện trở

Trang 8
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình 2.5: Điện trở

Điện trở là linh kiện thụ động có tác dụng cản trở cả dòng và áp Điện trở được
sử dụng rất nhiều trong các mạch điện tử.

R =pl/S

Trong đó:

p là diện trở suất của vật liệu


S là thiết diện của dây.
t là chiều dài của dây.

Điện trở là đại lượng vật lí đặc trưng cho tính chất cản trở dòng diện của một vật
thể dẫn điện. Nó được định nghĩa là tỉ số của hiệu điện thế giữa hai đầu vật thể đó
với cường độ dòng điện đi qua nó:

R=U/I

Trong đó:

U: là hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn điện, đơn vị (V).
I : là cường độ dòng điện đi qua vật dẫn điện, đơn vị (A).
R : là điện trở của vật dẫn điện, đo bằng (Q2).

2.3.5 Tụ điện

 Kí hiệu: được kí hiệu là C

Trang 9
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình 2.6: Tụ hóa, cấu tạo tụ hóa, tụ gốm


 Biểu tượng trên mạch điện:

Hình 2.7: Kí hiệu tụ

Tụ điện là một linh kiện thụ động cấu tạo của tụ điện là hai bản cục bằng kim
loại ghép cách nhau một khoảng dở giữa hai bản tụ là dung dịch hay chất điện môi
cách điện có điện dung C. Đặc điểm của tụ là cho dòng điện xoay chiều đi qua,
ngăn cản dòng điện một chiều.

Công thức tính điện dung của tụ:

C =ε .S/d
ε là hằng số điện môi
S là diện tích bề mặt tụ mả
d là bể giảy chất điện mới

Tụ điện phẳng gồm hai bản phẳng kim loại diện tích đặt song song và cách nhau
một khoảng d

Cường độ điện trường bên trong tụ có trị số:

E=δ /ε 0.ε
ε 0=8.86.10−12 C 2/N.m 2 là hằng số điện môi của chân không.

Trang 10
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

ε là hằng số điện môi tương đối của môi trường; đối với chân không ε
= 1, giấy tẩm dầu = 3,6, gốm =5,5, mica =4√ 5
 Nguyên lý hoạt động:
 Nguyên lý phóng nạp: Khả năng tích trữ năng lượng điện tương tự như một
ắc quy nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường.Thực hiện lưu trữ hiệu quả các
electron và phóng ra điện và sinh ra dòng điện.
 Nguyên lý nạp xả:  Tính chất đặc trưng và cũng là nguyên lý cơ bản trong
hoạt động của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện
xoay chiều.

Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lí hoạt động của tụ


 Ứng dụng:
 Tụ điện là linh kiện điện tử không thể thiếu trong các bo mạch điều khiển từ
công nghiệp đến dân dụng như : Tivi, tủ lạnh, máy giặt,…
 Để khởi động – động cơ 1 pha thì bắt buộc phải dùng tụ điện để kích hoạt
motor. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà ta chọn tụ điện thích hợp. Gồm có tụ
ngậm và tụ đề.
 Bên trong các máy hàn điện tử sử dụng tụ điện khá nhiều dùng nạp và phóng
điện trong mạch khuếch đại. Để làm nóng chảy kim loại thì cần một dòng

Trang 11
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

điện khá lớn, máy hàn cơ tăng dòng điện bằng lõi kim loại và dây đồng.
Nhược điểm tiêu thụ điện cao, trọng lượng nặng.
 Ứng dụng của tụ điện trong thực tế lớn nhất là việc áp dụng thành công
nguồn cung cấp năng lượng, tích trữ năng lượng.

2.3.5 Diode

Hình 2.9: Diode

Diode được cấu tạo gồm hai lớp bản dẫn p-n được ghép với nhau. Diode chỉ hoạt
động dẫn dòng điện tử cực anode sang cathode khi áp trên hai chân được phân cực
thuận (V P>V N ) và lớn hơn điện áp ngưỡng. Khi phân cực ngược (V P<V N ) thì Diode
không dẫn điện.

Là diode thông dụng nhất, dùng để đổi điện xoay chiều – thường là điện thế
50Hz đến 60Hz sang điện thế một chiều. Diode này tùy loại có thể chịu đựng được
dòng từ vài trăm mA đến loại công suất cao có thể chịu được đến vài trăm ampere.
Diode chỉnh lưu chủ yếu là loại Si. Hai đặc tính kỹ thuật cơ bản của Diode chỉnh
lưu là dòng thuận tối đa và đi ngược tối đa (Điện áp sụp đổ). Hai đặc tính này do
nhà sản xuất cho biết.

Hình 2.10: Kí hiệu diode

 Nguyên lý hoạt động:


 Khối bán dẫn P chứa nhiều lỗ trống tự do mang điện tích dương nên khi ghép
với khối bán dẫn N thì các lỗ trống này có xu hướng chuyễn động khuếch tán

Trang 12
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

sang khối N. Cùng lúc khối P lại nhận thêm các điện tử (điện tích âm) từ
khối N chuyển sang. Kết quả là khối P tích điện âm (thiếu hụt lỗ trống và dư
thừa điện tử) trong khi khối N tích điện dương (thiếu hụt điện tử và dư thừa
lỗ trống).
 Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi
chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các
nguyên tử trung hòa. Quá trình này có thể giải phóng năng lượng dưới dạng
ánh sáng hình thành điện áp tiếp xúc.
 Sự tích điện âm khối P và Dương khối N hình thành một điện áp gọi là điện
áp tiếp xúc (UTX). Điện trường sinh ra bởi điện áp có hướng từ khối N đến
khối P nên cản trở chuyển động khuếch tán và như vậy sau một thời gian kể
từ lúc ghép 2 khối bán dẫn với nhau thì quá trình chuyển động khuếch tán
chấm dứt và tồn tại điện áp tiếp xúc. Lúc này ta nói tiếp xúc P-N ở trạng thái
cân bằng. Điện áp tiếp xúc ở trạng thái cân bằng khoảng 0.6V đối với điốt
làm bằng bán dẫn Si và khoảng 0.3V đối với điốt làm bằng bán dẫn Ge. Điệp
áp ngoài ngược chiều điện áp tiếp xúc tạo ra dòng điện.
 Hai bên mặt tiếp giáp là vùng các điện tử và lỗ trống dễ gặp nhau nhất nên
quá trình tái hợp thường xảy ra ở vùng này hình thành các nguyên tử trung
hòa. Vì vậy vùng biên giới ở hai bên mặt tiếp giáp rất hiếm các hạt dẫn điện
tự do nên được gọi là vùng nghèo. Vùng này không dẫn điện tốt, trừ khi điện
áp tiếp xúc được cân bằng bởi điện áp bên ngoài. Đây chính là cốt lõi hoạt
động của điốt. Điệp áp ngoài cùng chiều điện áp tiếp xúc ngăn dòng điện.

Trang 13
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý hoạt động diode

 Ứng dụng:
 Diode là một linh kiện bán dẫn được dùng rất nhiều trong các mạch chỉnh
lưu điện, dùng trong nhiều thiết bị điện tử, các bộ chuyển đổi tín hiệu, chia
tín hiệu… Một số mạch ứng dụng của diode mà chúng ta đã có dịp tìm hiểu
trong vật lý như:
 Mạch logic số.
 Mạch xén – kẹp.
 Mạch ghim.
 Mạch tách sóng đường bao.
 Phân cực thuận cho Diode
 Khi ta cấp điện áp dương (+) vào Anot và điện áp âm (-) vào Catot, khi đó
dưới tác dụng tương tác của điện áp, miền cách điện thu hẹp lại.
 Khi điện áp chênh lệch giữa hai cực đạt 0,6V (với Diode loại Si) hoặc 0,2V
(với Diode loại Ge) thì diện tích miền cách điện giảm bằng không => Diode
bắt đầu dẫn điện.
 Nếu tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh nhưng chênh
lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng (vẫn giữ ở mức 0,6V)
 Khi Diode (loại Si) được phân cực thuận, nếu điện áp phân cực thuận < 0,6V
thì chưa có dòng đi qua Diode, nếu áp phân cực thuận đạt 0,6V thì có dòng
đi qua Diode sau đó dòng điện qua Diode tăng nhanh nhưng sụt áp thuận vẫn
giữ ở giá trị 0,6V.

Trang 14
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình 2.12: Phân cực thuận và đặc tuyến của Diode


 Phân cực ngược cho Diode

 Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Catot và nguồn
(-) vào Anot,  dưới sự tương tác của điện áp ngược, miền cách điện càng
rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua mối tiếp giáp. Diode có thể chịu
được điện áp ngược khoảng 1000V thì diode bị đánh thủng.

Hình 2.13: Phân cực ngược cho Diode

2.3.6 Động cơ DC

Động cơ một chiều DC (DC là từ viết tắt của "Direct Current Motors") là Động
cơ điều khiển bằng dòng có hướng xác định hay nói dễ hiểu hơn thì đây là loại động
cơ chạy bằng nguồn điện áp DC- điện áp 1 chiều(Khác với điện áp AC xoay chiều).
Đầu dây ra của đông cơ thường gồm hai dây (dây nguồn- VCC và dây tiếp đất-
GND). DC motor là một động cơ một chiều với cơ năng quay liên tục.

Khi bạn cung cấp năng lượng, động cơ DC sẽ bắt đầu quay, chuyển điện năng
thành cơ năng. Hầu hết các động cơ DC sẽ quay với cường độ RPM rất cao ( số

Trang 15
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

vòng quay/ phút). Tốc độ không tải của động cơ DC nếu không giảm tốc có thể đạt
từ 1000RPM tới 40.000RPM.

Hình 2.14: Động cơ DC

Ứng dụng của động cơ DC cũng rất đa dạng và hầu hết trong mọi lĩnh vực của
đời sống. Trong tivi, trong đài FM, ổ đĩa DC, máy in- photo, máy công
nghiệp...v...v.

Đối với động cơ điện 1 chiều có loại không chổi than (Brussless DC Motor-
BLDC) và động cơ có chổi than (Brush DC Motor- DC Motor). Do động cơ BLDC
thực chất là động cơ điện 3 pha không đồng bộ vì vậy mình chỉ xét động cơ điện 1
chiều có chổi than.

 Cấu tạo
 Gồm có 3 phần chính stator( phần cảm), rotor ( phần ứng), và phần cổ góp-
chỉnh lưu.

Hình 2.15: Cấu tạo động cơ DC

Trang 16
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

 Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp nam châm vĩnh
cửu, hay nam châm điện.
 Rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện một chiều.
 Bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện trong khi chuyển
động quay của rotor là liên tục. Thông thường bộ phận này gồm có một bộ
cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.
 Nguyên lí hoạt động

Hình 2.16: Pha 1: Từ trường của rotor cùng cực với stator, sẽ đẩy nhau tạo ra
chuyển động quay của rotor

Hình 2.17: Pha 2: Rotor tiếp tục quay

Trang 17
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình 2.18: Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa
stator và rotor cùng dấu, trở lại pha 1

Nếu trục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài, động cơ sẽ
hoạt động như một máy phát điện một chiều, và tạo ra một sức điện động cảm ứng
Electromotive force (EMF). Khi vận hành bình thường, rotor khi quay sẽ phát ra
một điện áp gọi là sức phản điện động counter-EMF (CEMF) hoặc sức điện động
đối kháng, vì nó đối kháng lại điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động
này tương tự như sức điện động phát ra khi động cơ được sử dụng như một máy
phát điện (như lúc ta nối một điện trở tải vào đầu ra của động cơ, và kéo trục động
cơ bằng một ngẫu lực bên ngoài). Như vậy điện áp đặt trên động cơ bao gồm 2
thành phần: sức phản điện động, và điện áp giáng tạo ra do điện trở nội của các
cuộn dây phần ứng. Dòng điện chạy qua động cơ được tính theo biều thức sau:

I=[ V( nguồn) – V( Phần điện động)]/R(Phần ứng)

 Các phương trình điều chỉnh tốc độ.


 Thay đổi điện áp phần ứng.
 Thay đổi điện trở mạch rotor.
 Thay đổi từ thông.
2.3.6 IC định thời 555

Cấu tạo của 1 IC NE555 gồm có một bộ OP – AMP dùng để so sánh điện áp, 1
mạch lật và transistor giúp xả điện. Cấu tạo rất đơn giản nhưng nó được coi là một
mạch tích hợp hoạt động rất tốt và có độ chính xác khá cao

Trang 18
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình 2.19: Cấu tạo IC định thời 555

Cấu tạo bên trong gồm có 3 điện trở được mắc nối tiếp để có thể chia điện áp
nguồn (Vcc) thành 3 phần giúp tạo nên một điện áp chuẩn. Điện áp ⅓ Vcc sẽ được
nối với chân dương của OP – AMP 1 và điện áp ⅔ Vcc còn lại sẽ được nối với chân
âm của OP – AMP 2. Trong trường hợp khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn ⅓   Vcc thì
chân S= và lúc này FF kích hoạt. Khi điện áp ở chân số 6 mà lớn hơn ⅔ Vcc thì
chân R của FF= và FF sẽ được reset. 

Với đặc tính của Ic 555 thì chân cấp nguồn sẽ được hoạt động với dải điện áp từ
2.0 – 18V, cùng với đó là chuẩn đầu ra tương thích TTL khi được cấp nguồn 5V với
dòng điện rút và ấp có thể lên đến 200mA. 

 Thông số chuẩn của IC 555 sẽ được liệt kê như sau: 


 Với nguồn điện áp đầu vào nằm trong dải từ 2 – 18V; 
 Dòng điện tiêu thụ: 6 – 15mA; 
 Công suất tiêu thụ lớn nhất (Pmax): 600mW;
 Điện áp logic đầu ra ở mức cao (mức 1): 0.5 – 15V;
 Điện áp logic đầu ra ở mức thấp (mức 0): 0.03 – 0.06V;
 Sơ đồ chân

Trang 19
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình dáng chân của IC 555 trong thực tế gồm loại 8 chân hình tròn (8-pin Metal
Can Package), loại 8 chân hình vuông (8-pin Mini Dual in-line Package) và loại 14
chân (14-pin DIP). Loại 14 chân là IC 556, bao gồm hai bộ định thời 555.

Loại 8 chân hình vuông thường được sử dụng nhất. Sơ đồ chân IC 555 của cả hai
loại 8 chân được hiển thị ở hình bên dưới.

Hình 2.20: Sơ đồ chân.

Chân 1 – Ground (GND)


Chân này cho nối mass để lấy dòng cấp cho IC.
Chân 2 – Trigger (Ngõ vào xung kích)
Nó chịu trách nhiệm chuyển đổi SET và RESET của flip-flop. Biên độ của xung
kích hoạt bên ngoài sẽ ảnh hưởng đến ngõ ra của bộ định thời. Ngõ ra lên mức cao
và khoảng định thời bắt đầu khi ngõ vào tại chân kích kích hoạt giảm xuống dưới
một nửa điện áp điều khiển (tức là 1/3 của VCC).
Chân 3 – Output 
Dạng sóng ngõ ra sẽ xuất hiện ở chân này. Điện áp ngõ ra nằm trong khoảng từ
1,7 V đến dưới VCC. Hai loại tải có thể được kết nối với ngõ ra. Một là tải tích cực
Trang 20
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

mức cao, được kết nối giữa các chân 3 và 1 (GND) và một là tải kích cực mức thấp,
được nối giữa các chân 3 và 8 (VCC).
Chân 4 – Reset 
Một xung âm tác động vào chân này sẽ vô hiệu hóa hoặc reset bộ định thời. Bộ
định thời chỉ bắt đầu hoạt động khi điện áp trên chân này lớn hơn 0,7 V và do đó nó
thường được kết nối với VCC khi không được sử dụng.
Chân 5 – Control Voltage (Điện áp điều khiển)
Nó điều khiển ngưỡng và mức kích hoạt và do đó điều khiển được thời gian định
thời của 555. Độ rộng của xung ngõ ra được xác định bởi điện áp điều khiển. Điện
áp ngõ ra có thể được điều chế bởi một điện áp bên ngoài được đưa vào chân này.
Trong thực tế, chân này có thể không nối cũng được nhưng mà để giảm trừ nhiễu
người ta thường nối chân số 5 xuống GND thông qua tụ điện từ 0.01uF đến 0.1uF
các tụ này lọc nhiễu và giữ cho điện áp chuẩn được ổn định.
Chân 6 – Threshold (Ngưỡng)
Điện áp đặt vào chân này được so sánh với điện áp tham chiếu 2/3 VCC. Khi
điện áp tại chân này lớn hơn 2/3 VCC, flip-flop bị RESET và ngõ ra chuyển từ Cao
xuống Thấp.
Chân 7 – Discharge (Xả điện)
Chân này được kết nối với cực thu hở của transistor NPN bên trong để cho phép
tụ định thời xả điện. Khi điện áp tại chân này đạt đến 2/3 VCC, ngõ ra sẽ chuyển từ
Cao xuống Thấp.
Chân 8 – VCC 
Điện áp cung cấp trong phạm vi 4.5V đến 16V được cấp vào chân này.
 Sơ đồ mạch bên trong IC 555
Sơ đồ khối bên trong của bộ đếm thời gian 555 được hiển thị bên dưới. Nó bao
gồm những thành phần sau đây:
 Hai bộ so sánh
 Một SR flip-flop
 Hai transistor
 Một mạng điện trở

Trang 21
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình 2.21: Sơ đồ bên trong IC định thời 555

Các bộ so sánh chính là các Op-Amp cơ bản. Bộ so sánh 1 so sánh điện áp


ngưỡng với điện áp tham chiếu VCC 2/3. Tùy thuộc điện áp của chân 6 so với điện
áp chuẩn 2/3 VCC mà bộ so sánh 1 có điện áp mức cao hay thấp để làm tín hiệu R
(Reset) điều khiển flip-flop.

Bộ so sánh 2, cung cấp đầu vào S cho flip-flop, so sánh điện áp kích hoạt với
điện áp tham chiếu VCC 1/3. Tùy thuộc điện áp của chân 2 so với điện áp chuẩn 1/3
VCC mà bộ so sánh 2 có điện áp mức cao hay thấp để làm tín hiệu S (Set) điều
khiển flip-flop.

Mạng điện trở gồm ba điện trở sẽ hoạt động như một mạch chia điện áp. Giá trị
của các điện trở này là 5KΩ. Ba điện trở 5K này chịu trách nhiệm về tên “IC 555”.

Trong số hai transistor, một transistor là transistor xả điện. Cực thu hở của
transistor này được kết nối với chân xả điện (Chân 7) của IC. Tùy thuộc vào trạng
thái ngõ ra của flip-flop mà transistor này dẫn bảo hòa hoặc tắt

Trang 22
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Khi transistor dẫn bão hòa, nó cung cấp một đường dẫn xả điện tới tụ điện được
kết nối bên ngoài. Cực nền của transistor kia được kết nối với chân reset (Chân 4)
để reset bộ định thời bất chấp trạng thái của các ngõ vào khác.

 Hoạt động của IC 555

Ba điện trở 5KΩ tạo thành một mạng chia điện áp. Mạng này cung cấp hai điện
áp tham chiếu tới hai bộ so sánh 2/3 VCC tới ngõ vào đảo của bộ so sánh trên (bộ
so sánh 1) và 1/3 VCC tới ngõ vào không đảo của bộ so sánh dưới (bộ so sánh 2).

Ngõ vào đảo của bộ so sánh phía trên được kết nối với ngõ vào điều khiển.
Thông thường, ngõ vào điều khiển không được sử dụng và được kết nối với
2/3VCC. Ngõ vào còn lại của bộ so sánh này là ngưỡng và đầu ra của nó được kết
nối với ngõ vào R của flip-flop.

Khi điện áp ngưỡng lớn hơn 2/3 VCC (điện áp điều khiển), thì flip-flop bị
RESET và ngõ ra xuống THẤP. Điều này sẽ làm cho transistor xả điện dẫn bảo hòa
và cung cấp một đường dẫn xả điện cho bất kỳ tụ điện nào được kết nối bên ngoài.

Ngõ vào xung kích được kết nối với ngõ vào đảo của bộ so sánh bên dưới. Khi
ngõ vào xung kích nhỏ hơn điện áp tham chiếu (1/3 VCC), ngõ ra của bộ so sánh
bên dưới lên mức cao.

Điện áp mức cao ở ngõ ra bộ so sánh dưới nối với ngõ vào S của flip-flop và do
đó flip-flop là SET và ngõ ra mức cao và khoảng định thời bắt đầu. Khi ngõ ra cao,
transistor xả điện TẮT và cho phép sạc với bất kỳ tụ điện nào được kết nối với nó
bên ngoài.

Do đó, để cho ngõ ra ở mức cao, ngõ vào kích hoạt phải nhỏ hơn điện áp tham
chiếu trong giây lát. Ngõ ra ở mức thấp khi điện áp ngưỡng lớn hơn 2/3 VCC, flip-
flop bị reset và làm cho ngõ ra xuống mức thấp

 Ứng dụng
 Phát xung
 Tạo trễ thời gian
 Định thời chính xác

Trang 23
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

 Định thời tuần tự


 Điều chế độ rộng xung (PWM)

Các ứng dụng điển hình của bộ định thời 555 có thể được phân biệt theo phương
thức hoạt động. Tùy thuộc vào chế độ mà nó được vận hành tức là ở chế độ phi ổn
hoặc ở chế độ đơn ổn, một số ứng dụng của IC 555 là:

 Bộ chia tần số
 Máy phát xung răng cưa
 Máy dò xung bị thiếu
 Điều chế vị trí xung
 Phát xung vuông
 Điều chế độ rộng xung
 Bộ dao động
 Tone Burst Generator
 Thiết bị cảnh báo tốc độ
 Bộ biến đổi điện áp DC – DC
 Bộ chuyển đổi điện áp sang tuần số
 Low Cost Line Receiver
 Máy kiểm tra cáp

2.3.7 IC đếm 4017

IC 4017 là ic đếm thập phân tức đếm hệ 10, nó đếm xung clock. Khi ta đưa tín
hiệu xung vào chân clock thì ic sẽ đếm xung và xuất ra 10 output tương ứng với 1
xung clock.

 Ic 4017 có 10 ngõ ra riêng biệt tuần tự là 3 , 2, 4, 7, 10, 1, 5, 6, 9, 11


 Chân số 16 là chân nguồn Vcc
 Chân số 8 là chân nối mass
 Chân số 12 là chân chia hệ 5
 Chân số 14 là ngõ vào xung CLOCK
 Chân số 13 là chân ENABLE

Trang 24
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

 Chân số 15 là chân RESET

Hình 2.22: Sơ đồ chân IC đếm 4017

 Đặc điểm.
 Bộ đếm thập phân CMOS 16 chân.
 Hỗ trợ 10 đầu ra đã được giải mã
 Dải điện áp cung cấp rộng từ 3V đến 15V, thường là + 5V
 Tương thích với TTL
 Tần số tối đa: 5,5Mhz
 Ứng dụng.
 IC này thường được ứng dụng trong các mạch đếm, mạch timer, ma trận
LED, LED chaser và các dự án LED khác.
 Bộ đếm nhị phân hoặc bộ giải mã nhị phân
 Có thể được sử dụng để làm bộ chia.
 Đo sáng từ xa, ô tô, điện tử y tế
 Khi chúng ta hiểu nguyên lý hoạt động, tự bản thân sẽ nghĩ ra thật nhiều ứng
dụng hữu ích với nó.
 Hoạt động IC 4017

Trang 25
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

 Các chân giãi mã ngõ ra nhận tín hiệu thông qua 2 cổng (1 cổng NAND và 1
cổng NOT) vì thế tín hiệu ở các chân giải mã chỉ ở mức cao khi tính hiệu vào
cũng ở mức cao
 Khi chưa có xung C tác dụng thì chân giải mã 0 sẽ ở mức cao. Lúc này tín
hiệu ngõ vào của các FF sẽ là D, = 1, D,= D = D = D = 0.
 Khi chân của IC 4017 nhận xung đầu tiên: Chân giải mã ngõ ra 1 sẽ nhận các
tín hiệu tương ứng → lên mức cao.
 Khi chân của IC 4017 nhận xung thứ 2: Chân giải mã ngõ ra 2 sẽ nhận các
tín hiệu tương ứng → lên mức cao
 Khi chân của IC 4017 nhận xung thứ 3: Chân giải mã ngõ ra 3 sẽ nhận các
tín hiệu tương ứng > lên mức cao.
 Tương tự như vậy lần lượt các chân giải mã ngõ ra sẽ lên mức cao và khi
chân của IC 4017 nhận xung thứ 10: mạch quay về trạng thái ban đầu.
 Nhận xét: Các tín hiệu ở các chân giải mã ngõ ra sẽ lần lượt ở mức cao khi
có xung C tác động.
 Tín hiệu ở chân 12( Carry Out) sẽ chỉ ở mức cao khi tin hiệu ở một trong các
chân giải mã 0,1,2,3,4 ở mức cao còn chân 5,6,7,8,9 sẽ ở mức thấp

Khi IC hoạt động: IC 4017sẽ có 10 ngõ ra ở mức cao liên tục gọi là bộ đếm
thập phân như hình dưới đây:

Trang 26
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VÀ LINH KIỆN

Hình 2.23: Giảng đồ xung của IC 4017

Trang 27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH

CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH

3.1 Thiết kế mạch

3.1.1 Sơ đồ nguyên lí

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lí

3.1.2 Nguyên lí hoạt động

Trong mạch này, có bộ thu hồng ngoại TS11738 có nhiệm vụ dò tín hiệu hồng
ngoại từ điều khiển từ xa của TV. Sau khi nhận được tín hiệu từ điều khiển từ xa, nó
sẽ kích mạch đa hài đơn ổn dùng IC 555. Mạch đa hài này được sử dụng để tạo một
xung đơn mỗi khi chúng ta nhấn bất kỳ nút nào trên điều khiển từ xa hồng ngoại.

Điều khiển từ xa hồng ngoại TV gửi các xung được điều chế 38KHz và
TSOP1738 phát hiện ra sóng hồng ngoại được điều chế ở 38Khz. Ngõ ra của TSOP
tích cực mức THẤP, có nghĩa là ngõ ra của nó ở mức CAO khi không có hồng
ngoại và xuống mức THẤP khi phát hiện ra sóng hồng ngoại. Nó có ba chân,
Ground (GND), Vs (Nguồn) và chân ngõ ra (OUTPUT). Vì vậy, bất cứ khi nào
nhấn bất kỳ nút nào trên điều khiển từ xa hồng ngoại, nó sẽ kích mạch đa hài đơn
ổn (Monostable Multivirator) bằng cách gửi xung mức thấp đến chân Trigger (chân
số 2) của IC 555.

Ngoài ra, IC định thời 555 gửi xung đồng hồ đến IC đếm thập phân 4017 để dịch
chuyển mức cao ở ngõ ra của nó sang chân ngõ ra tiếp theo. IC đếm 4017 được sử
dụng để thay đổi giá trị của điện trở định thời cho IC định thời 555 thứ hai, IC này
được mắc theo kiểu mạch đa hài phi ổn (Astable Multivibrator). IC 555 này được sử

Trang 27
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH

dụng để tạo tín hiệu PWM. IC đếm thập phân 4017 thiết lập điện trở cho mạch dao
động đa hài bằng cách dịch chuyển mức cao ở ngõ ra của nó sang chân ngõ ra tiếp
theo. Và bằng cách thay đổi giá trị của điện trở định thời này mà chu kỳ làm việc
(duty cycle) của tín hiệu PWM thay đổi và do đó tốc độ của động cơ DC thay đổi
mỗi khi chúng ta nhấn nút từ điều khiển từ xa hồng ngoại.

IC 4017 là một IC đếm thập phân họ CMOS. Nó có thể tạo ra mức cao ở 10 ngõ
ra (Q0 – Q9) một cách tuần tự, có nghĩa là nó tạo ra mức cao ở từng ngõ ra một ở
10 chân ngõ ra. Mức cao ở ngõ ra này được chuyển sang các chân ngõ ra còn lại khi
xung đồng hồ chuyển từ THẤP lên CAO được đưa vào chân 14 (xung kích cạnh
lên). Lúc đầu, ngõ ra Q0 (chân số 3) là mức CAO, sau đó với mỗi xung đồng hồ,
mức CAO ở ngõ ra sẽ chuyển sang chân ngõ ra tiếp theo. Giống như một xung đồng
hồ làm cho Q0 xuống THẤP và Q1 lên CAO, và sau đó xung đồng hồ tiếp theo làm
cho Q1 xuống THẤP và Q2 lên CAO, v.v. Sau Q9, nó sẽ bắt đầu lại từ Q0.

Có năm điện trở chọn lọc (R5, R6, R7, R8, R11) chịu trách nhiệm tạo ra năm
PWM khác nhau tại chân đầu ra của 555 IC (U4). Trong mạch này, người thực hiện
đề tài đã sử dụng nguồn điện một chiều 12v cho toàn mạch. Ở đây chúng tôi đã đặt
một diode zener 4.7v để bảo vệ TSOP1738. Động cơ DC được sử dụng ở đây là
động cơ giảm tốc DC 12v được điều khiển với sự trợ giúp của bóng bán dẫn BC547
NPN.

3.2 Thi công mạch

3.2.1 Linh kiện sử dụng trong mạch

Bảng 3.1: Linh kiện

STT Linh kiện sử dụng Số lượng


1 TSOP1738 1
2 IC 555 2
3 IC 4017 1
4 Transistor BC547 1
5 Nguồn Dc 12v 1
6 Diode 1N4007 7
7 Tụ điện phân cực 470uF, 4.7uF,1uF Mỗi loại 1 con
8 Tụ điện không phân cực 100nF 2
9 Tụ điện không phân cực 1nF 1

Trang 28
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MẠCH

10 Điện trở 10kΩ, 1kΩ Mỗi loại 2 con


11 Điện trở 680Ω, 220kΩ, 330Ω, 220Ω, 4.7kΩ, Mỗi loại 1 con
470Ω, 100Ω, 10Ω
12 Motor 1
13 Led 1
14 Diode Zener 4.7v 1
3.2.2 Sơ đồ mạch in

Hình 3.2: Sơ đồ mạch in

Trang 29
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

4.1 Những vấn đề giải quyết được trong đề tài

 Những vấn đề nghiên cứu:


 Nghiên cứu cách sử dụng IC đếm 4017
 Nghiên cứu cách sử dụng IC định thời 555
 Thiết kế mạch bằng các phần mềm vẽ mạch điện tử chuyên dụng
 Lựa chọn, tính toán các thông số linh kiện được dùng trong mạch. Thi công
phần mạch, kiểm tra mạch nếu phát hiện hư hỏng
 Những vẫn để hoàn thành:
 Hoàn thành mạch, đáp ứng nhu cầu đặt ra.
 Mạch chạy đúng
 Hoàn thành đề tài đúng kế hoạch và thời gian quy định.
 Những hạn chế của đề tài:
 Khoảng cách thu phát còn hạn chế
 Remote chỉ có chức năng tăng tốc độ

4.2 Hướng phát triển của đề tài

 Hoàn thành mạch để đảm bảo tính tin cậy, chính xác nhận áp dụng vào thực
tiễn
 Điều khiển tốc độ của động cơ thông qua remote
 Thu nhỏ kích thước thiết bị

Trang 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thượng Văn Bé, Giáo trình điện tử công suất, Tài liệu lưu hành nội bộ, trường
Cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng.
2. https://dientuviet.com/dieu-khien-toc-do-dong-co-dung-remote/
3. Datasheet của mắt hồng ngoại TSOP1738
4. Datasheet của IC định thời 555
5. Datasheet của IC đém 4017
6. https://circuitdigest.com/electronic-circuits/wireless-dc-motor-control-circuit-
diagram

Trang 31
Trang 32

You might also like