You are on page 1of 39

THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

CHUYÊN ĐỀ 5. NH ÓM HALOGEN
PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT
I. Cấu tạo nguyên tử
Cấu hình e ngoài cùng:……ns2np5. Dễ nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm: X + 1e X-
- Tính chất hóa học đặc trưng: tính oxi hóa mạnh (dễ nhận e) F > Cl > Br > I
- Số oxh của F luôn là -1; số oxh của Cl, Br, I là -1, +1, +3, +5, +7 trong hợp chất
II.CLO
1.Tính chất hóa học:
a) Tác dụng với kim loại: (Đa số kim loại) tạo muối clorua (có hóa trị cao nhất)
b) Tác dụng với phi kim (cần có nhiệt độ hoặc có ánh sáng)
c) Tác dụng với dung dịch bazơ
d) Tác dụng với muối
e) Tác dụng với nước
f) Tác dụng với một số hợp chất có tính khử
2.Điều chế: Nguyên tắc là khử các hợp chất Cl- tạo Cl0
a. Trong phòng thí nghiệm: Cho HCl đậm đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh
b. Trong công nghiệp: dùng phương pháp điện phân

2NaCl + 2H2O H2+2NaOH+Cl2↑; 2NaCl 2Na + Cl2↑


III.AXIT CLOHIĐRIC (HCl): Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh và
tính khử mạnh.
IV. Tính tan của muối bạc
AgF AgCl↓ AgBr↓ AgI↓
Tan nhiều Trắng Vàng lục Vàng đậm

IV. HỢP CHẤT CÓ OXY: nước gia-ven (NaCl, NaClO, H2O), clorua vôi (CaOCl2), kaliclorat
(KClO3) đều có tính oxy hóa, điều chế bằng cách clo td với dung dịch kiềm tương ứng
PHẦN 2: BÀI TẬP

CHỦ ĐỀ 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG VÀ SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG


A. Bài tập cơ bản
Câu 1: Viết các PTHH xảy ra (nếu có) khi sục khí Cl2 vào từng dung dịch sau: NaOH, KBr, FeCl2, KF,
Ca(OH)2, NaI, KOH(đun nóng)?
Câu 2: Viết 4 PTHH được dùng điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp?
Câu 3: Viết PTHH khi cho HCl tác dụng với: HClO, KMnO4, CaOCl2, KClO3, PbO2
Câu 4: Hãy viết các PTHH thể hiện tính chất hóa học của axit clohiđric? Trong các phản ứng đó phản
ứng nào là phản ứng trao đổi? Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử, vai trò của HCl trong các phản
ứng đó?

1
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 5: Hãy viết các PTHH chứng tỏ: trong pứ oxi hoá khử, HCl có thể là chất oxh, chất khử, chất môi
trường
Câu 6: Hoàn thành sơ đồ phản ứng:
(13) (14)
CaOCl2 HCl FeCl2 FeCl3
a)
(10) (11) (12)
(9) (15) (16)
FeCl3 Cl2 NaClO ** NaCl
(17)
(1) (3)
(2)
NaCl KClO3 KCl AgCl Cl2 Br2 I2
(4) (5) (6) (7) (8)

b) Các chất X, Y, Z, T là những hợp chất khác nhau của clo trong đó clo có số oxh là -1; +5.

B. Bài tập nâng cao


Câu 6: Viết PTHH đ/chế các hợp chất chứa oxi của clo? Rút ra phương pháp chung để đ/chế các chất đó?
b. Cho biết tính chất chung của các hợp chất chứa oxi của clo? Viết phương trình minh họa.
Câu 7: Từ NaCl, đá vôi, nước và các chất xt cần thiết, viết pthh điều chế: nước giaven, clorua vôi,
NaOH, HCl và CaCl2
Câu 8: Vì sao điều chế halogen như clo, brom, iot bằng cách cho hh H2SO4đ và MnO2 tác dụng lần lượt
với NaCl, KBr, KI. Nhưng phản ứng này không thể áp dụng đ/c flo. Viết pthh đ/c các halogen trên. Làm
thế nào có thể đ/c được flo?
Câu 9: Cho khí Clo qua dung dịch NaBr thấy dung dịch có màu vàng. Tiếp tục cho khí clo đi qua thấy
dung dịch mất màu. Lấy vài giọt dung dịch sau thí nghiệm nhỏ lên giấy quì tím thí giấy quí hóa đỏ. Hãy
giải thích hiện tượng và viết PTHH

CHỦ ĐỀ 2: NHẬN BIẾT


Câu 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các lọ mất nhãn đựng riêng rẽ các chất sau:
a. HCl, NaCl, BaCl2. b. HCl, NaCl, NaNO3, HNO3.
c. NaCl, Na2CO3, Na2SO4. d. NaCl, HCl, NaOH, Na2SO4, H2SO4.
Câu 2: Cho các chất rắn sau: NaCl, Na2SO4, BaCO3, BaCl2. Chỉ sử dụng dung dịch HCl, nêu cách nhận
biết các chất rắn đó và giải thích?
Câu 3: Chỉ được sử dụng thêm một thuốc thử tự chọn, nêu pp phân biệt các dung dịch
a. HCl, NaOH, NaCl, MgCl2

2
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

b. NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, CuCl2

CHỦ ĐỀ 3: BÀI TẬP VỀ HALOGEN


A. Bài tập cơ bản
Câu 1: Cho 23,7 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl 30% (d = 1,15 g/ml). Lượng KMnO4 tham
gia phản ứng là 80%, sau phản ứng thu được khí A, khí A oxi hoá hết một lượng kim loại tạo 32,47 gam
MCl3
a. Xác định kim loại M.
b. Tính V dung dịch HCl đủ dùng để hoà tan lượng thuốc tím trên tạo clo.
Câu 2: Cho 5,4 gam kim loại hóa trị X phản ứng hết với Clo được 26,7 gam muối clorua. Xác định tên
KL?
Câu 3: Cho natri phản ứng vừa đủ với 1 halogen thu được 11,7 gam natri halogenua. Cũng lượng
halogen đó phản ứng vừa đủ với nhôm tạo ra 8,9 gam nhôm halogennua. Tên của halogen đó là?
Câu 4: Cho 19,88 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở 2 chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch
AgNO3 (dư), thu được 33,68 gam kết tủa. Xác định công thức của NaX, NaY và tính khối lượng mỗi
muối.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 2,84 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của 2 kim loại X và Y kế tiếp nhau
trong phân nhóm IIA bằng dung dịch HCl, thu được 0,672 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A.
a. Xác định kim loại X, Y.
b. Tính tổng khối lượng muối thu được trong A và % khối lượng mỗi muối trong hh ban đầu.
Câu 6: Hòa tan 11 gam hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HCl (dư), thu được 8,96 lít khí (ở đktc).
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính khối lượng muối khan thu được.
Câu 7: Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc).
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính khối lượng muối khan thu được.
Câu 8: Cho một miếng hợp kim Na, K tác dụng hết với nước thu được 2 lít hidro đo ở 00C và 1,12 atm
và dung dịch D. Đem trung hoà D bằng dung dịch HCl 0,5 M rồi cô cạn thu được 13,3 gam muối.
a. Tính % khối lượng mỗi KL có trong hợp kim.
b. Tính số ml dung dịch HCl cần thiết trung hoà dung dịch D.
Câu 9: Cho 12g hh Cu và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu thu được 4,48(l) khí (đktc).
a. Tính % khối lượng của từng KL trong hh đầu. b. Tính khối lượng muối thu được.
Câu 10: Cho 20(g) hh CuO và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 6,72(l) khí (đktc).
a. Tính % khối lượng của từng chất trong hh đầu. b. Tính khối lượng muối thu được.

3
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

B. Bài tập nâng cao


Câu 1: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau một thời gian thu được
336 ml H2 (đktc) thì lấy thanh kim loại ra, khối lượng thanh kim loại giảm 1,68 % so với ban đầu. Xác
định tên kim loại đã dùng?
Câu 2: Hoà tan 20,6 gam NaBr vào nước thu được dung dịch A. Sục khí clo vào A một thời gian rồi
đem cô cạn dung dịch thu được 16,15 gam chất rắn B
a. Hãy tính thể tích clo ở đktc đã tham gia phản ứng.
b. Cho 16,15 gam chất rắn B vào nước, sau khi tan hoàn toàn cho dung dịch tác dụng với AgNO3 dư
thu được một lượng kết tủa. Tính khối lượng kết tủa đó?
Câu 3: Cho 6(g) brom có lẫn tạp chất là clo vào 1 dung dịch cú chứa 1,6(g) kali bromua và lắc đều thu
toàn bộ clo pứ hết. Sau đó làm bay hơi hh sau pư và sấy khô thu được 1,36(g) chất rắn. Tính hàm
lượng % của clo trong loại brom muối trên
Câu 4: Cho 15,8 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đậm đặc (dư) thu được V lít khí clo (đktc).
Tính V?
Câu 5: Hỗn hợp khí X gồm oxi và clo có tỉ khối đối với hidro là 23,8. Để phản ứng hết với 7,2 gam hỗn
hợp Y gồm Mg và Ca cần vừa hết 2,8 lít khí X (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại có trong Y.
Câu 6: Hỗn hợp A gồm KCl và KBr. Hòa tan A vào nước rồi cho tác dụng với AgNO3. Khối lượng kết
tủa tạo ra bằng khối lượng AgNO3 đã phản ứng.
a. Tính thành phần % về khối lượng các chất trong A.
b. Hòa tan 50 gam A vào nước rồi cho phản ứng với 118 gam AgNO3. Lọc, tách kết tủa thu được
dung dịch X. Tính khối lượng kết tủa thu được?
c. Dùng nước pha loãng dung dịch X đến thể tích 250ml. Tính nồng độ các chất tan trong X

PHẦN 3: TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ 5


Câu 1. Tìm câu sai
A. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa
B. Trong các hợp chất, halogen chỉ thể hiện số oxi hóa (-1) vì chúng là những chất oxi hóa mạnh.
C. Thành phần và tính chất các hợp chất của halogen là tương tự nhau.
D. Flo là phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất.
Câu 2. Chọn nhận định đúng về tính chất của các nguyên tố nhóm VIIA trong các nhận định sau:
A. Có tính chất hóa học khác nhau hoàn toàn, vì có cấu hình e khác nhau
B. Có tính chất hóa học tương tự nhau
C. Chỉ có nguyên tố Flo là nguyên tố thể hiện tính oxi hóa
D. Có tính chất hoàn toàn giống nhau.
Câu 3. Tính axit giảm dần trong dãy axit halogenhidric như sau:

4
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

A. HF > HBr > HCl > HI B. HI > HBr > HCl > HF
C. HCl > HBr > HI > HF D. HF > HCl > HBr > HI
Câu 4. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn hai điện cực sẽ thu được sản phẩm là:
A. Na và Cl2 B. Na, Cl2, H2 và O2 C. Nước Javen và H2 D. NaOH, Cl2 và H2
Câu 5. Có thể tồn tại hỗn hợp khí nào sau đây ở điều kiện thường?
A. Khí H2S và khí Cl2 B. Khí HI và khí Cl2 C. Khí NH3 và khí HCl D. Khí O2 và khí Cl2
Câu 6. Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
A. H2SO4 đậm đặc B. Na2SO3 khan C. CaO D. NaOH đặc
Câu 7. Cách tốt nhất để làm sạch không khí trong phòng thí nghiệm có lẫn lượng lớn khí clo là:
A. Phun nước. B. Phun dung dịch Ca(OH)2.
C. Phun khí NH3. D. Phun khí H2.
Câu 8. Trong các axit sau: HClO, HClO2, HClO3, HClO4, axit nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. HClO4 B. HClO2 C. HClO3 D. HClO
Câu 9. Trong các axit sau: HClO, HClO2, HClO3, HClO4, axit nào có tính axít mạnh nhất?
A. HClO4 B. HClO2 C. HClO3 D. HClO
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Iot có bán kính nguyên tử lớn hơn brom.
B. Axit HBr có tính axit yếu hơn axit HCl.
C. Flo có tính oxi hoá yếu hơn clo.
D. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tính khử của ion Br− lớn hơn tính khử của ion Cl−
B. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl.
C. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo.
D. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch HF hòa tan được SiO2.
B. Flo có tính oxi hóa mạnh hơn clo.
C. Trong các hợp chất, ngoài số oxi hoá -1, flo và clo còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
D. Muối AgI không tan trong nước, muối AgF tan trong nước.
o
t C
Câu 13. Cho phản ứng: NaX(rắn) + H2SO4(đặc)  NaHSO4 + HX(khí).
Các hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là

5
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

A. HCl, HBr và HI. B. HF và HCl. C. HBr và HI. D. HF, HCl, HBr và HI.
Câu 14. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

Hình vẽ trên minh họa phản ứng nào sau đây?


o o
t t
A. NH4Cl + NaOH   NaCl + NH3 + H2O. B. NaCl(rắn) + H2SO4(đặc)   NaHSO4 + HCl.
H SO ñaëc, t oC
C. C2H5OH 
2 4
C2H4 + H2O.
o
CaO, t
D. CH3COONa(r) + NaOH(r)  Na2CO3 + CH4.
Câu 15. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:

Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần
lượt đựng
A. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc. B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3. D. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 16. Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không
khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như các hình vẽ dưới đây:

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?
A. Cách 3. B. Cách 2 hoặc cách 3. C. Cách 2. D. Cách 1.
Câu 17. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:

6
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?
A. CuO (rắn) + CO (khí), t0 → Cu + CO2
B. NaOH + NH4Cl (rắn), t0 → NH3 + NaCl + H2O
C. Zn + H2SO4 (loãng), t0 → ZnSO4 + H2
D. K2SO3 (rắn) + H2SO4, t0 → K2SO4 + SO2 + H2O
Câu 18. Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư
dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là
A. KMnO4. B. MnO2. C. CaOCl2. D. K2Cr2O7.
Câu 19. Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2. B. CO2. C. H2. D. SO2.
Câu 20. Trong các chất khí sau: CO2, SO2, N2, H2S, O2, H2, Cl2, SO3. Có bao nhiêu khí làm mất màu
nước brom?
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 21. Dãy các khí đều có khả năng làm nhạt màu nâu đỏ của dung dịch brôm?
A. CO2, SO2, N2, H2S B. NO, SO2, N2, H2S C. SO2, H2S D. NO2, SO2, N2, H2S
Câu 22. Cho 3,16 gam KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thì số mol HCl bị oxi hóa là
A. 0,02. B. 0,05. C. 0,10. D. 0,16.
Câu 23. Cho 23,7 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2 (đktc).
Giá trị của V là
A. 6,72. B. 8,40. C. 3,36. D. 5,60.
Câu 24. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo
thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần
lượt là
A. Cl2, O2 và H2S. B. SO2, O2 và Cl2. C. H2, O2 và Cl2. D. H2, NO2 và Cl2.
Câu 25. Các chất khí sau: SO2, NO2, Cl2, N2O, CO2. Các chất khí khi tác dụng với dung dịch NaOH (ở
nhiệt độ thường) luôn tạo ra 2 muối là:
A. NO2, SO2, CO2 B. Cl2, NO2 C. SO2, CO2 D. CO2, Cl2, N2O

7
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 26. Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc).
(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư).
(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.
Số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 27. Cho các chất riêng biệt sau: FeSO4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng với dung
dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 28. Dựa vào phương trình phản ứng hóa học: 2HI + 2FeCl3 → 2FeCl2 + I2 + 2HCl
A. HI là axit mạnh hơn HCl, do HI nay được HCl ra khỏi muối của nó. B. HI là chất khử
C. HI là chất khử, FeCl3 là chất oxi hóa D. Cả A, B và C
Câu 29. Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường?
A. H2S và N2. B. H2 và F2. C. Cl2 và O2. D. CO và O2.
Câu 30. Chỉ ra nội dung sai:
A. Đơn chất clo là chất khí, màu vàng lục.
B. Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính khử mạnh.
C. Khí clo tan ít trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.
D. Trong các hợp chất với oxi, clo đều có số oxi hoá dương.
Câu 31. Trong nước clo có bao nhiêu chất (phân tử, ion, không kể H2O)?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 32. Phản ứng không dùng để sản xuất HCl trong công nghiệp:
0
250
A. NaCl + H2SO4   NaHSO4 + HCl
0
t
B. Cl2 + H2   2HCl
0
C. 2NaCl + H2SO4 
400
 Na2SO4 + 2HCl
D. CH4 + 4Cl2 
askt
 CCl4 + 4HCl
Câu 33. Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của clo:
A. Xử lí nước sinh hoạt.
B. Sản xuất nhiều hoá chất hữu cơ (dung môi, thuốc diệt côn trùng, nhựa, cao su tổng hợp,...).
C. Sản xuất NaCl, KCl trong công nghiệp.
D. Dùng để tẩy trắng, sản xuất chất tẩy trắng.
Câu 34. Khi tác dụng với dung dịch NaOH, Clo thể hiện:

8
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

A. Tính oxi hóa B. Tính khử.


C. Đồng thời cả tính khử và tính oxi hóa. D. Tính axit.
Câu 35. Cho các phản ứng:
(1) O3 + dung dịch KI (2) F2 + H2O(to) (3) MnO2 + HCl đặc(t0c) (4) Cl2 + dung dịch H2S
Các phản ứng tạo ra đơn chất là:
A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (4) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4)
Câu 36. Trong phân tử CaOCl2, clo ở mức oxi hóa bằng:
A. 0; 0 B. 1; 0 C. -1; 0 D. -1; +1
Câu 37. Nước Javel, clorua vôi có tính tẩy màu là do:
A. Cả 2 có tính tẩy mạnh B. Cả 2 có tính oxi hóa mạnh
C. Cả hai là muối của axit yếu D. Do có chứa clo
Câu 38. Khí flo không tác dụng trực tiếp với:
A. O2 và N2. B. Au và Pt. C. Hg và Au. D. H2 và O2.
Câu 39. Chất nào được dùng để khắc chữ lên thủy tinh?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HF.
C. Dung dịch H2SO4 đặc. D. Dung dịch HClO4.
Câu 40. Chất nào được dùng để tráng lên phim ảnh?
A. AgCl B. AgBr C. AgI D. AgF
Câu 41. Nguồn nguyên liệu chính để điều chế iot là:
A. Nước biển. B. Nước ở một số hồ nước mặn.
C. Rong biển. D. Quặng natri iotua.
Câu 42. Muối iot là muối ăn được trộn thêm một lượng nhỏ:
A. I2 hoặc KI B. NaI, KI C. KI hoặc KIO3 D. CaI2, NaI
Câu 43. Oxi hóa hoàn toàn 14,30 gam hỗn hợp bột các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi dư thu được
22,3 gam hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì lượng muối tạo ra là:
A. 48,.90 gam B. 36,60 gam C. 32,050 gam D. 49,80 gam
Câu 44. Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 1000C. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,4M. D. 0,2M.
Câu 45. Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí gồm N2 và Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, còn lại 1,12 lít khí thoát ra. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm thể tích
của Cl2 trong hỗn hợp trên là
A. 88,38%. B. 75,00%. C. 25,00%. D. 11,62%.

9
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 46. Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có
trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch
AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu là
A. 58,2%. B. 52,8%. C. 41,8%. D. 47,2%.
Câu 47. Hoà tan hoàn toàn 21,1gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có tỉ lệ mol là 1:2) vào một lượng
nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 39,5g B. 28,7g C. 57,9g D. 68,7g
Câu 48. Cho 31,84 gam hỗn hợp 2 muối NaX và NaY (X, Y là 2 halogen thuộc hai chu kỳ kế tiếp
trong HTTH) vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 57,34 gam kết tủa. Vậy hai muối là:
A. NaF, NaCl B. NaCl, NaBr C. NaBr, NaI D. A và C đều đúng
Câu 49. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch chứa 30g hỗn hợp muối NaF, NaCl và NaBr đến phản ứng hoàn
toàn. Cô cạn dung dịch thu được 25,55 gam muối khan. Khối lượng của NaBr trong hỗn hợp đầu là:
A. 10,3 gam B. 5,15 gam C. 6 gam D. 12 gam
Câu 50. Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và m gam chất rắn
gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn
hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Thành phần % theo khối lượng của KMnO4 trong X là
A. 62,76%. B. 74,92%. C. 72,06%. D. 27,94%.
Câu 51. Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn
toàn X thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít
dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X.
Phần trăm khối lượng KCl trong X là
A. 18,10%. B. 12,67%. C. 29,77%. D. 25,62%.
CHUY ÊN ĐỀ 6. OXY-L ƯU HUỲNH

PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. OXY:
- Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt)  oxit
- Tác dụng với phi kim (trừ Halogen)  oxit
- Tác dụng với hợp chất:
II. OZON VÀ HIDROPEOXIT
a. Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi
- Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác
- Khử trùng nước ăn, khử mùi, bảo quản hoa quả, chữa sâu răng
b. Hydropeoxyt: Tính oxi hóa – khử: do nguyên tố oxi trong H2O2 có soh là -1 trung gian giữa -2 và 0
III. LƯU HUỲNH

10
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Là một phi kim hoạt động hóa học mạnh nhưng kém oxi và các halogen
- Tác dụng với kim loại và hidro (trừ Au, Pt) ở nhiệt độ cao: tạo thành sunfua. Lưu huỳnh thể hiện
tính oxi hóa
- Tác dụng với phi kim (trừ N2, I2): lưu huỳnh thể hiện tính khử
- Tác dụng với hợp chất
IV. HIDRO SUNFUA (H2S)
- Tính axit yếu
- Tính khử mạnh
Các muối sunfua
- Trật tự tính tan của muối sunfua trong nước và axit:
Na,K,Ca,Ba... Mn, Zn,Fe... Cd,Co,Ni,Pb,Cu,Hg,Ag.....

Tan trong nước Không tan trong Không tan trong nước
và axit nước, tan trong axit và axit
- Một số muối có màu đặc trưng: CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S, PbS... màu đen, ZnS màu trắng
V. LƯU HUỲNH ĐIOXIT - LƯU HUỲNH TRIOXIT
- Tính chất của 1 oxit axit
- Tính khử và tính oxi hóa
VI. AXIT SUNFURIC (H2SO4)
a. Tính chất của H2SO4 loãng: Tính axit
b. Tính chất của H2SO4 đặc: Tính oxy hóa
- Tác dụng với kim loại
- Tác dụng với phi kim
- Tính háo nước
- Tác dụng với các hợp chất có tính khử

PHẦN 2. BÀI TẬP

CHỦ ĐỀ 1: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG VÀ SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG


Câu 1. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
a) KNO3  O2  Fe3O4  FeCl3  AgCl
b) KClO3  O2  CO2  CaCO3  CaCl2  Ca(NO3)2  O2
c) Al2O3  O2  P2O5  H3PO4 Cu3(PO4)2

KMnO4

11
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

d) FeS  H2S  S  Na2S  ZnS  ZnSO4



SO2  SO3  H2SO4
Câu 2.Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có)
a) S FeS  H2S  CuS

SO2  SO3  H2SO4
b) Zn  ZnS  H2S  S  SO2  BaSO3  BaCl2
c) SO2  S  FeS  H2S  Na2S  PbS
d) FeS2  SO2  S H2S  H2SO4  HCl Cl2  KClO3  O2.
e) H2  H2S  SO2  SO3 H2SO4  HCl Cl2

S  FeS  Fe2(SO4)3  FeCl3
f) FeS2  SO2  HBr  NaBr  Br2  I2

SO3 H2SO4  KHSO4  K2SO4  KCl KNO3
Câu 3. Bổ túc chuỗi phản ứng sau, xác định rõ các chất
FeS2 + O2  (A) + (B) (A) + O2  (C) 
(C) + (D)  (E) (E) + Cu  (F) + (A) + (D)
(A) + (D)  (G) (G) + NaOH  (H) + (D)
(H) + HCl  (A) + (D) + (I)
Câu 4. Từ S, Fe, HCl nêu 2 phương pháp điều chế H2S.
Câu 5.Từ FeS2, NaCl, H2O, không khí, chất xúc tác có đủ, điều chế các chất sau: FeCl2, FeCl3,
Fe2(SO4)3, Na2SO4, nước Javel, Na2SO3, Fe(OH)3.

CHỦ ĐỀ 2: NHẬN BIẾT


A. Bài tập cơ bản: Phân biệt các loại dung dịch sau
Câu 1. Dung dịch: NaOH, H2SO4, HCl, BaCl2.
Câu 2. Na2CO3, NaCl, MgSO4, NaNO3.
Câu 3. NaCl, NaNO3, Na2CO3, Na2SO4.
B. Bài tập nâng cao: Phân biệt các loại dung dịch sau
Câu 1. Dung dịch: H2SO4, HCl, NaCl, Na2SO4.

12
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 2. Dung dịch: KCl, Na2CO3, NaI, CuSO4, BaCl2.


Câu 3. Dung dịch Ca(NO3)2, K2SO4; K2CO3, NaBr

CHỦ ĐỀ 3: TOÁN HÓA HỌC VỀ OXI-LƯU HUỲNH


A. Bài tập cơ bản

DẠNG 1: XÁC ĐỊNH CHẤT


Câu 1. Cho 3,36 lít O2(đktc) phản ứng hoàn toàn với một kim loại hóa trị (III) thu được 10,2g oxit. Xác
định tên kim loại.
Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,84g một kim loại hóa trị (II) hết với 0,168 lít khí O2 (đktc). Xác định tên
kim loại.
Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 2,88g một kim loại hết với oxi thu được 4,8g oxit. Xác định tên kim loại.
Câu 4. Cho 2,8g một kim loại hóa trị (III) tác dụng hết với dung dịch axit sunfuric đặc nóng thu được
1,68 lít khí SO2 đktc. Xác định tên kim loại.
Câu 5. Cho 12,15g một kim loại tác dụng hết với 1000ml dung dịch axit sunfuric 1,35M. Xác định tên
kim loại.
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 1,44g kim loại hóa trị (II) bằng 250ml dung dịch H2SO4 0,3M. Sau phản ứng
phải dùng hết 60ml dung dịch NaOH 0,5M để trung hòa lượng axit còn dư. Xác định tên kim loại.
Câu 7. 6,3 gam một kim loại X có hóa trị không đổi tác dụng hoàn toàn với 0,15 mol O2. Chất rắn thu
được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl (dư) thấy thoát ra 1,12 lít khí H2 ở đktc. Xác định
kim loại X.
Câu 8. Cho 1,2 gam kim loại X hóa trị (II) vào 150ml dung dịch H2SO4 loãng 0,3M, X tan hết, sau đó ta
cần thêm 60ml dung dịch KOH 0,5M để trung hòa axit dư. Xác định kim loại X.

DẠNG 2: BÀI TẬP CHẤT DƯ, CHẤT PHẢN ỨNG HẾT


Câu 1. Nung hỗn hợp gồm 3,2g S và 4,2g Fe trong bình kín đến phản ứng hoàn toàn. Tính khối lượng
các chất sau phản ứng?
Câu 2. Nung hỗn hợp gồm 3,2g S và 1,3g Zn trong bình kín đến phản ứng hoàn toàn. Tính khối lượng
các chất sau phản ứng
Câu 4. Nung 5,6 g bột sắt và 13g kẽm với một lượng dư lưu huỳnh. Sản phẩm cảu phản ứng cho tan
hoàn toàn trong dung dịch axit clohidric. Khí sinh ra dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b. Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)2 (D = 1,1g/ml) cần để hấp thụ hoàn toàn lượng khí sinh ra.
Câu 5. Cho 8,96 lít khí (đktc) H2S vào một bình đựng 85,2g Cl2 rồi đổ vào bình đựng một lít nước để
phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Trong bình còn khí gì? Bao nhiêu mol?
b. Tính khối lượng H2SO4 sinh ra.

13
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

DẠNG 3: XÁC ĐỊNH MUỐI TẠO THÀNH TỪ PHẢN ỨNG H2S / SO2 VỚI BAZƠ TAN
Câu 1. Dẫn toàn bộ 2,24 lít khí H2S vào 100 ml dung dịch KOH 1,6M. Tính khối lượng muối sau phản
ứng?
Câu 2. Cho 150 g dung dịch H2S 3,4% tác dụng với 250 ml dd NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo
thành sau phản ứng.
Câu 3. Dẫn 4,48 lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành
sau phản ứng?
Câu 4. Dẫn khí sunfurơ có khối lượng 6,4g vào 250g dung dịch KOH 12%. Tính khối lượng muối tạo
thành sau phản ứng?
Câu 6. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,8M thu được m gam
kết tủa. Tính m?
Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được m gam
kết tủa.Tính m?
Câu 8. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 12 gam kết
tủa. Tính V?
Câu 9. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M thu được 21,7 gam
kết tủa. Tính V?

DẠNG 4: TOÁN VỀ H2SO4


AXIT SUNFURIC
Dạng 1: bài tập về axit sunfuric loãng
1. Cho 20 gam hỗn hợp Cu và Al phản ứng với dung dịch H2SO4 dư, thu được 13,44 lít khí (đktc).
Tính % theo khối lượng Al và Cu trong hỗn hợp lần lượt là.
A. 44%, 66% B. 54%, 46% C. 50%, 50%. D. 94%, 16%.
2. Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO vào 600ml dung dịch H2SO4 0,5 M, D=1,1gam/ml. Phản ứng vừa đủ
thu được dung dịch X gồm ZnSO4 và CuSO4.
a. % khối lượng Zn và CuO trong hỗn hợp
A. 62%, 38% B. 54%, 46% C. 50%, 50%. D. 94%, 16%.
b. Nồng độ phần trăm của gồm ZnSO4 và CuSO4 trong dung dịch X là
A. 1,62%, 2,38% B. 4,73%, 2,35% C. 2,15%, 1,2%. D. 2,34%, 1,16%.
3. Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được
0,336 lít khí đktc. Khối lượng muối sunfat thu được là:
A. 1,24 gam B. 6,28 gam C. 1,96 gam D. 3,4 gam.
4. Cho 2,81 gam hỗn hợp A gồm 3 oxit kim loại MgO, ZnO, Fe2O3 hoà tan vừa đủ trong 300 ml dung
dịch H2SO4 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng gam các muối sunfat khan thu được là:
A. 5,21 gam B. 4,25 gam C. 5,14 gam D. 4,55 gam

Dạng 2: Kim loại phản ứng chỉ có một sản phẩm khử
Câu 1: Cho 11g hỗn hợp Al, Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít SO2 sản
phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch A. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được m gam một kết tủa, nung kết tủa này ngoài không khí tới khối
lượng không đổi thu được a gam một chất rắn, tính m và a?

14
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 2: Cho 12g hỗn hợp hai kim loại Cu, Fe tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc,nóng, dư thu được 5,6 lít
SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch X. Cho KOH dư vào dung dịch X thu được m gam kết
tủa, nung kết tủa ngoài không khí thu được a gam một chất rắn. Tính % theo khối lượng của mỗi kim
loại trong hỗn hợp?Tính giá trị của m và của a?
Câu 3: Cho 5,4g kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít
SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Tìm kim loại R và tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
Câu 4: Cho 8,8g muối sunfua của một kim loại hóa trị II, III tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu
được 10,08 lít SO2 đktc. Tìm công thức của muối sunfua? Tính số mol H2SO4 đã phản ứng?
Dạng 3: Kim loại phản ứng cho nhiều sản phẩm khử
Câu 1: Cho m gam Zn tan vào H2SO4 đặc nóng th được 6,72 lít hỗn hợp hai khí H2S và SO2 (đktc) có tỉ
khối so với H2 là 24,5. Tính số mol của mỗi khí trong hỗn hợp? Tính giá trị của m?Tính khối lượng
muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng?
Câu 2: Cho 11g hỗn hợp Al, Fe tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu được 4,032 lít hỗn hợp hai khí
H2S, SO2 có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch X, cho NaOH dư vào dung dịch X thu được m gam
kết tủa, nung kết tủa tới khối lượng không đổi thu được m gam một chất rắn. Tính % khối lượng mỗi
kim loại trong hỗn hợp? Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X sau phản ứng. Tính giá trị
của a và m?
Câu 3: Cho 4,5g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít hỗn hợp SO2,
H2S có tỉ khối so với H2 là 24,5 và dung dịch X. Tìm kim loại R và tính khối lượng muối tạo thành trong
dung dịch sau phản ứng?
Câu 4: Cho 1,44g một kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đăc nóng thu được 0,672 lít hỗn hợp SO2,
H2S có tỉ khối so với H2 là 27. Tìm kim loại R và tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch sau
phản ứng?
Câu 5: Cho 8,9g hỗn hợp Zn, Mg tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch X và 0,1 mol
SO2 ; 0,01 mol S ; 0,005 mol H2S. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?
Câu 6: Hòa tan 30 g hỗn hợp một số kim loại vào dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), tới khi phản ứng kết
thúc thu được 3,36 lít SO2, 3,2 gam S và 0,112 lít H2S. Xác định số mol H2SO4 đã phản ứng và khối
lượng muối tạo thành trong dung dịch sau phản ứng?
Dạng 4: Hỗn hợp chất phản ứng với H2SO4
Câu 1: Cho 15,2g hỗn hợp CuO, FeO phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc thu được 1,12 lít SO2 sản
phẩm khử duy nhất ở đktc. Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu?Cho NaOH dư vào
dung dịch sau phản ứng thu được a gam kết tủa, nung chất rắn ngoài không khí tới khối lượng không đổi
thu được m gam chất rắn. Tính giá trị của m, a?
Câu 2: Cho 24,8 g hỗn hợp Cu2S và FeS có cùng số mol, tác dụng với H2SO4đ dư, đun nóng thấy thoát
ra V lít SO2 (ở đktc). Tính giá trị của V và khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng?
Tính số mol axit đã tham gia phản ứng? Cho dung dịch sau phản ứng với KOH dư thu được m gam hỗn
hợp hai chất rắn, nung chất rắn tới khối lượng không đổi chỉ thấy hỗn hợp hai oxit nặng a gam. Tính giá
trị của m và a?
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol mỗi chất Fe, FeS, FeS2 bằng H2SO4 đặc nóng dư, thu được V lít
SO2 (ở đktc). Xác định giá trị của V?
Câu 4: Cho hỗn hợp FeS, Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 0,5M thu được 2,464 lít hỗn hợp hai khí ở
đktc. Cho hỗn hợp khí thu được vào dung dịch Pb(NO3)2 được 23,9g kết tủa màu đen. Tính % khối
lượng của mỗi chất rắn trong hỗn hợp ban đầu?

15
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 5: Cho 36 g hỗn hợp X chứa Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO420% thu được 80
g hỗn hợp muối. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp X. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã
dùng?
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Câu 1: Hòa tan 4,8 gam một kim loại M hóa trị II vừa đủ tác dụng với 392 gam dung dịch H2SO4 5%.
Xác định M
Câu 2: Cho 1,44g kim loại X hóa trị II vào 250ml dung dịch H2SO4 0,3M, X tan hết, sau đó ta cần 60ml
dung dịch KOH 0,5M để trung hòa axit còn dư. Xác định kim loại X.
Câu 3:Cho 11,2 gam kim loại R vào gam H2SO4 đặc nóng dư thu được khí SO2. Dẫn toàn bộ khí SO2
vào dung dịch Brôm dư được dung dịch A. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2
dư được 69,9 gam kết tủa.Xác định R.
Câu 4:.Cho FeS hoà tan vào dung dịch loãng H2SO4 dư khí sinh ra cho qua dung dịch Pb(NO3)2 thu
được 23,9 g kết tủa đen.
1/ Tính mFeS.
2/. Nung 11,2g Fe, 26g Zn với một lượng dư lưu huỳnh thu lấy sản phẩm rồi cho tan vào dung dịch
HCl dư. Khí thu được cho vào dung dịch CuSO4. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Câu 5: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS hoà tan vào dung dịch loãng H2SO4 dư thu được 6,72 l hỗn hợp khí
A (đktc). Dẫn hỗn hợp này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 47,8g kết tủa đen.
a. Tính% khối lượng Fe và FeS trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.
Câu 6:Cho 36 gam hỗn hợp X chứa Fe2O3 và CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% thu được
80 gam hỗn hợp muối.
a. Tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp X.
b. Tính m dung dịch H2SO4 đã sử dụng.
Câu 7: Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 3,36 lít khí bay ra
(đktc).
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong X.
b. Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với H2SO4 đặc nóng. Tính thể tích khí SO2 (đktc) bay ra.
B. Bài tập nâng cao
Câu 8: Hỗn hợp khí A gồm H2S và oxi có dư. Đốt 5,6 lít A (đktc) thì sản phẩm khí làm mất màu vừa đủ
400g dung dịch Brom 2%. Tính % khối lượng H2S trong hỗn hợp A?
Câu 9: Tính thể tích dung dịch NaOH 2M tối thiểu để hấp thụ hết 5,6 lit khí H2S (đktc).
Câu 10: Cho 6,8 g H2S hấp thụ vào 100ml dung dịch NaOH 4M. Tìm CM của chất trong dung dịch sau
phản ứng?
Câu 11: Cho 10,38 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Ag chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,352 lít khí (đktc).

16
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

- Phần 2: tác dụng với dung dịch H2SO4 đ, nóng dư thu được 2,912 lít khí SO2 (đktc).
Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 12: Cho 12,4 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg, Cu vào dung dịch H2SO4 đ, nguội dư thì thu được 6,16 lít
khí SO2 (đktc). Phần không tan cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí (đktc). Tính %
khối lượng trong hỗn hợp đầu.

PHẦN 3. TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ 6


Câu 1. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Chữa sâu răng B. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn
C. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm D. Sát trùng nước sinh hoạt
Câu 2. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước
ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hoá học. B. Ozon là chất có tính oxi hoá mạnh.
C. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng. D. Ozon không tác dụng được với nước.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.
B. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.
C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống nấm mốc.
D. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu.
Câu 4. Cho ozon tác dụng với mảnh giấy trắng có tẩm hồ tinh bột và dung dịch kali iodua thấy mảnh
giấy có màu xanh, hiện tượng do:
A. Ozon oxi hóa tinh bột làm tinh bột có màu xanh.
C. Ozon oxi hóa KI thành iot, iot làm xanh hồ tinh bột
B. Ozon khử ion K+ thành K và oxi hóa xenlulo (trong thành phần của giấy)
D. Màu xanh là màu của ozon
Câu 5. Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
A. 4S + 6NaOH(đặc), t0 →2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O. B. S + 2Na (t0) → Na2S
C. S+ 6HNO3 (đặc), t0→H2SO4 + 6NO2 + 2H2O. D. S + 3F2 (t0) → SF6.
Câu 6. Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?
A. H2S. B. Na2SO4. C. SO2. D. H2SO4.
Câu 7. Cho các phản ứng hoá học sau:
0 0
t C t C
(a) S + O2  SO2 (b) S + 3F2  SF6
0
t C
(c) S + Hg → HgS (d) S + 6HNO3(đặc)  H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

17
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là


A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 8. Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. dung dịch Ba(OH)2 B. CaO C. dung dịch NaOH D. nước brom
Câu 9. Để phân biệt 2 khí SO2 và H2S, có thể dùng
A. dung dịch natri hiđroxit. B. dung dịch đồng (II) clorua.
C. dung dịch brom trong nước. D. dung dịch brom trong clorofom.
Câu 10. Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ
qua một lượng dư dung dịch
A. Pb(NO3)2. B. NaHS. C. NaOH. D. AgNO3
Câu 11. Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai hai khí SO2 và SO3?
A. Ba(OH)2 B. H2O C. NaOH D. KMnO4
Câu 12. Oxi dùng trong ngành Y không được lẫn O3. Người ta dùng cách nào sau đây để phát
hiện sự có mặt của O3:
A. Màu xanh của ozon B. Giấy có tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột C. Khí Cl2 D. Khí H2S
Câu 13. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt 3 dung dịch NaOH, HCl, H2SO4 thì
chọn chất:
A. Zn B. Na2CO3 C. BaCO3 D. Qùy tím
Câu 14. Để làm khô khí H2S có lẫn hơi nước, có thể dùng chất nào sau đây?
A. H2SO4 đặc B. CuSO4 khan C. CaO D. P2O5
Câu 15. Đốt cháy Fe trong Clo dư thu được chất X; Nung sắt với lưu huỳnh thu được chất Y. Để
xác định thành phần cấu tạo và hóa trị các nguyên tố X, Y có thể dùng hóa chất nào sau đây
A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH C. Dung dịch HNO3 và dung dịch Ba(OH)2
B. Dung dịch H2SO4 và dung dịch BaCl2 D. Dung dịch HCl và dung dịch AgNO3
Câu 16. Chọn điều khẳng định đúng:
A. Oxi không tác dụng trực tiếp với halogen C. Oxi tác dụng với tấc cả các phi kim
B. Oxi tác dụng với tất cả các kim loại D. Oxi tác dụng với tất cả các hợp chất
Câu 17. Để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng nhiệt phân, người ta không dùng chất
nào sau đây
A. KClO3 B. KMnO4 C. KNO3 D. NH4NO2
Câu 18. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. điện phân nước. B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2. D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 19. Để chứng minh SO2 là một oxit axit, người ta cho SO2 phản ứng với chất nào sau đây?
18
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

A. Dung dịch thuốc tím B. Dung dịch axit sunfuhiđric


C. Dung dịch xút D. Dung dịch Brom
Câu 20. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì:
A. Dung dịch vẩn đục màu vàng. B. Không có hiện tượng gì xảy ra.
C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen. D. Tạo thành chất rắn màu đỏ
Câu 21. SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước Br2. B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
Câu 22. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 23. Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
A. NH3 và HCl. B. H2S và Cl2. C. Cl2 và O2. D. HI và O3.
Câu 24. Trường hợp không xảy ra phản ứng hoá học là
A. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl B. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2
C. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O D. O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2
Câu 25. SO2 tác dụng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch BaCl2 B. Dung dịch Ba(OH)2 C. Dung dịch KCl D. Dung dịch NaHSO3
Câu 26. H2S không được tạo thành khi cho các cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau (ở điều kiện
thích hợp)?
A. FeS + HCl B. FeS2 + H2SO4 loãng C. CuS + HCl D. H2 + S
Câu 27. Tính khử của các chất giảm dần theo thứ tự sau: Hãy chọn đáp án đúng
A. H2S > SO2 > S B. H2S > S > SO2 C. H2S > SO2 > S D. H2S > S >H2S
Câu 28. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5

19
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 29. Cho các thí nghiệm sau: (a) Đốt khí H2S trong O2 dư; (b) Nhiệt phân KClO3 (xúc tác MnO2); (c)
Dẫn khí F2 vào nước nóng; (d) Đốt P trong O2 dư; (e) Khí NH3 cháy trong O2. Số thí nghiệm tạo ra chất
khí là
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3
Câu 30. Cho các muối sunfua: CaS, PbS, ZnS, FeS. Chất có tính chất khác với các chất còn lại là:
A. CaS B. PbS C. ZnS D. FeS
Câu 31. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế H2S bằng phản ứng giữa FeS với axit:
A. H2SO4 B. HCl C. HNO3 D. Cả A, B và C đều được.
Câu 32. Trong công nghiệp, không sản xuất chất nào?
A. S B. H2S C. SO2 D. SO3
Câu 33. Muối sunfua có màu vàng là:
A. FeS B. PbS C. CdS D. CuS
Câu 34. Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là:
A. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào axit và khuấy đều.
C. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều. D. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều.
Câu 35. Để làm khô khí H2S, ta có thể dùng:
A. NaOHkhan B. CaO C. P2O5 D. Ca(OH)2
Câu 36. Hoá chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất là:
A. Axit clohiđric B. Axit sunfuric. C. Axit nitric D. Axit photphoric
Câu 37. Chất nào không được điều chế trong phòng thí nghiệm?
A. Axit clohiđric. B. Axit sunfuric C. Axit nitric D. Axi sunfuhiđric
Câu 38. Trong sản xuất H2SO4 khí SO3 được hấp thụ bằng:
A. Nước. B. Axit sunfuric loãng. C. H2SO4 đặc, nguội. D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 39. Oleum là:
A. Dung dịch của SO3 trong H2SO4 B. H2SmO3m +1
C. H2SO4. mSO3 D. Cả A, B và C
Câu 40. Phản ứng nào dưới đây cho thấy H2SO4 đóng vai trò môi trường?

A. 10FeSO4 +2KMnO4 + 8H2SO4 


 5Fe2(SO4)3 +K2SO4 +2MnSO4 +8H2O

B. Fe +H2SO4 → FeSO4 + H2
C. S + 2H2SO4 →3SO2 + 2H2O
D. C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O
o
t C
Câu 41. Xét phản ứng xảy ra FeS + H2SO4(đặc)  …………….+ SO2 + …………….

20
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Tỉ lệ mol giữ H2SO4 phản ứng và SO2 tạo thành là:


A. 10: 9 B. 4:1 C. 6: 5 D. 2: 1
Câu 42. Số gam H2O dùng để pha loãng 1 mol oleum có công thức H2SO4.2SO3 thành axit H2SO4 98%
là:
A. 36g B. 40g C. 42g D. 48g.
Câu 43. Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà
100 ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố
lưu huỳnh trong oleum trên là
A. 32,65%. B. 23,97%. C. 37,86%. D. 35,95%.
Câu 44. : Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam oxit sắt bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được dd X và 3,248 lít
khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dd X, thu được m gam muối sunfat khan. Tính giá trị
của m .
Câu 45. Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch
A và 8,96 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan. m có giá trị là:
A. 59,1 gam B. 35,1 gam C. 49,5 gam D. 30,3 gam
Câu 46. Hòa tan hết 20,608 gam một kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch A
và V lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 70,0672 gam muối khan. M là:
A. Na B. Mg C. Fe D. Ca
Câu 47. Cho 13,33 gam hỗn hợp Al, Cu, Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung
dịch A, 7,728 lít khí (đktc) và 6,4 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam
muối khan?
A. 40,05 gam B. 42,25 gam C. 25,35 gam D. 46,65 gam
Câu 48. Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 0,12 mol Fe và 0,24 mol kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng
dư thu được dung dịch A và 10,752 lít khí (đktc) Cô cạn dung dịch A thu được 59,28 gam muối khan. M
là:
A. Na B. Mg C. Ca D. Al
Câu 49. Cho 15,82 gam hỗn hợp Al, Fe, Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung
dịch A và 9,632 lít SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A sẽ thu được số gam muối khan là:
A. 57,1 B. 60,3 C.58,81 D.54,81
Câu 50. Cho 13,248 gam một kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí
H2S (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 66,24 gam muối khan. V có giá trị là:
A. 2,4640 lít B. 4,2112 lít C. 4,7488 lít D. 3,0912 lít
Câu 51. Hòa tan hết m gam hỗn hợp 3 kim loại bằng H2SO4 đặc nóng dư thu được 11,782 lít SO2(đktc)
và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 71,06 gam muối khan. m có giá trị là:
A. 20,57 B. 60,35 C.58,81 D.54,81

21
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 52. Hòa tan hỗn hợp A gồm 16,8 gam Fe; 2,7 gam Al và 5,4 gam Ag tác dụng với H2SO4 đặc nóng
chỉ thoát ra khí SO2. Số mol H2SO4 tham gia phản ứng là:
A. 1,25 mol B. 1,20 mol C.1,45 mol D.1,85 mol
Câu 53. Cho 7,40 gam hỗn hợp kim loại Ag, Al, Mg tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu
được hỗn hợp sản phẩm khử gồm 0,015 mol S và 0,0125 mol H2S và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A
thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 12,65 gam B. 15,62 gam C. 16,52 gam D. 15,26 gam
Câu 54. Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 dung dịch H2SO4 đặc
nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan.
m có giá trị là:
A. 145 gam B. 140 gam C. 150 gam D. 155 gam
Câu 55. Hòa tan 6,76 gam hỗn hợp ba oxit Fe3O4, Al2O3, và CuO bằng 100ml dung dịch H2SO4 1,3 M
vừa đủ, thu được dung dịch Y có hòa tan các muối. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam hỗn hợp các
muối khan. m có giá trị là:
A. 15,47 gam B. 16,35 gam C. 17,16 gam D. 19,5 gam
Câu 56. Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit MgO, ZnO, Fe2O3 hòa tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch
H2SO4 loãng, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 5,21 gam hỗn hợp các muối sunfat
khan. Nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4:
A. 0,5 M B. 0,1 M C. 0,3 M D. 0,4 M
Câu 57. Cho hỗn hợp X gồm 5,4 gam Al, 4,8 gam Mg và 13 gam Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc,
nóng dư thu được 0,175 mol một sản phẩm khử duy nhất là X. X là:
A. SO2 B. S C. H2S D. H2
Câu 58. Cho 9 gam hỗn hợp Al và Mg có tỉ lệ số mol Al: Mg = 4:3 tác dụng với tác dụng với H2SO4 đặc
nóng vừa đủ (chứa 0,5625 mol H2SO4) thu được 1 sản phẩm khử duy nhất X. X là:
A. SO2 B. S C. H2S D. H2
Câu 59. Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí mùi
xốc. Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 0,6 M, sau phản ứng đem cô cạn dung
dịch thu được 37,8 gam chất rắn, kim loại M là:
A. Cu B. Ca C. Fe D. Mg
Câu 60. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 0,84 lít khí (đktc) gồm một
sản phẩm khử duy nhất. Sản phẩm khử duy nhất đó là:
A. SO2 B. S C. H2S D. H2
Câu 61. Nung m gam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm 4 chất có khối
lượng 75,2 gam. Cho X tác dụng với H2SO4 đặc nóng, dư thu được 6,72 lít khí SO2 duy nhất (đktc). Giá
trị m là:
A. 56 gam B. 5,6 gam C. 52 gam D. 11,2 gam

22
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 62. Cho 2,54 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit FeO, MgO, Al2O3 tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch
H2SO4 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Gía trị của m là:
A. 7,34 gam B. 5,82 gam C. 4,94 gam D. 6,34 gam
Câu 63. Cho 1,26 gam hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 tác dụng với H2SO4đặc, nóng
vừa đủ thu được 0,015 mol một sản phẩm khử có chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử đó là:
A. SO2 B. S C. H2S D. H2
Câu 64. Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu
được cần V ml dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là
A. 10. B. 40. C. 30. D. 20.
Câu 65. Khối lượng oleum chứa 71% SO3 về khối lượng cần lấy để hòa tan vào 100 gam dung dịch
H2SO4 60% thì thu được oleum chứa 30% SO3 về khối lượng là:
A. 506,78 gam B. 312,56 gam C. 539,68gam D. 496,68gam
Câu 66. Tính khối lượng SO3 cần hòa tan vào 100g dung dịch H2SO4 92,8% để điều chế một loại oleum
mà trong đó SO3 chiếm 71% về khối lượng?
A. 284g B. 355,2g C. 255,2g D. 244,8g
Câu 67. Đốt cháy 3,36 lít H2S (đktc) bằng 3,92 lít O2(đktc). Dẫn khí thu được vào bình chứa 100ml
dung dịch Ba(OH)2 0,8M được khối lượng kết tủa là:
A. 2,17g B. 13,02g. C. 34,72g D. 21,7g
Câu 68. Để thu được 2,24 lít SO2 (đtc) từ 0,1mol H2SO4 đặc, cần cho axit này tác dụng với chất nào sau
đây:
A. Cu B. H2S C. Lưu huỳnh D. Cacbon

CHUY ÊN ĐỀ 7. NHI ỆT PH ẢN ỨNG -T ỐC ĐỘ PH ẢN ỨNG – CÂN BẰNG


HÓA HỌC

PHẦN 1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT


I. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm
tốc độ phản ứng hóa học, gọi tắt là tốc độ phản ứng.
Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong
một đơn vị thời gian.
A + B  C + D
t0 C1
t t C2

C C1 - C 2
v 
t t

23
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

ΔC: độ biến thiên nồng độ (mol/l)


Δt: độ biến thiên thời gian.
Các yếu tố ảnh hưởng tốc độ phản ứng:
+ Nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
+ Áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
+ Nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
+ Diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
+ Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
II. CÂN BẰNG HÓA HỌC
1. Phản ứng thuận nghịch
Phản ứng xảy ra đồng thời theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện như nhau.
Vd: H2 + I2  2HI
Đặc điểm của phản ứng thuận nghịch
+ Phản ứng không dừng lại mà vẫn diễn ra theo hai chiều trái ngược nhau.
+ Các chất phản ứng và sản phẩm luôn tồn tại trong hệ phản ứng.
2. Cân bằng hóa học: Trạng thái của phản ứng thuận nghịch mà tại đó vận tốc của phản ứng thuận bằng
vận tốc phản ứng nghịch.
Lưu ý: Cân bằng hóa học là cân bằng động vì khi đó phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn xảy ra
nhưng với vận tốc như nhau nên nồng độ các chất trong hệ không còn thay đổi.

PHẦN 2. BÀI TẬP


Chủ đề 1: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
Câu 1. Thực nghiệm cho thấy tốc độ của phản ứng: A(k) + 2B(k) → C(k) + D(k) được tính theo biểu
thức:
v= k[A][B]2. Hỏi tốc độ của phản ứng tăng lên bao nhiêu lần nếu:
a. Nồng độ B tăng 3 lần, nồng độ A không đổi.
b. Áp suất hệ tăng 2 lần.
Câu 2. Khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ của một phản ứng hóa học tăng lên gấp đôi. Hỏi tốc độ của
phản ứng đó sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 40oC?
Câu 3. Phản ứng hóa học xảy ra theo pt: A + 2B → C
Nồng độ ban đầu của A là 0,8 mol/l, của B là 1 mol/l. Sau 10 phút, nồng độ của B còn 0,6 mol/l.
a. Hỏi nồng độ mol của A lúc đó là bao nhiêu?

24
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

b. Tính tốc độ TB của phản ứng trong thời gian nói trên. Nếu tính theo chất A hay B thì tốc độ có
khác nhau không?
Câu 4. Người ta cho N2 và H2 vào một bình kín, thể tích không đổi và thực hiện phản ứng:
N2 + 3H2  2NH3.
Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] =1,5M; [H2] =3M; [NH3] =2M. Hãy tính
nồng độ ban đầu của N2 và H2.
Chủ đề 2: CÂN BẰNG HÓA HỌC
Câu 5. Cho các phản ứng sau:
1. H2(k) + I2(r)  2 HI(k),  H >0
2. 2NO(k) + O2(k)  2 NO2 (k),  H <0
3. CO(k) + Cl2(k)  COCl2(k),  H <0
4. CaCO3(r)  CaO(r) + CO2(k),  H >0
Khi tăng nhiệt độ hoặc áp suất các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận? Giải thích?

PHẦN 3: TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP CHUYÊN ĐỀ 7


Câu 1. Cho ba mẫu đá vôi (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ,
mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện
thường). Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?
A. t1 < t2 < t3. B. t1 = t2 = t3. C. t3 < t2 < t1. D. t2 < t1 < t3.
Câu 2. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại
lượng nào dưới đây?
A. Nhiệt độ. B. Tốc độ phản ứng. C. Áp suất. D. Thể tích khí
Câu 3. Khi ở trạng thái cân bằng hoá học, thì:
A. phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.
B. phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều không dừng lại.
C. chỉ có phản ứng thuận dừng lại.
D. chỉ có phản ứng nghịch dừng lại.
Câu 4. Cho các cân bằng sau

 2SO3 (k)
(1) 2SO2 (k) + O2 (k) 
 
 2NH3 (k)
(2) N2 (k) + 3H2 (k) 


 CO2(k) + H2O(k)
(3) CO2 (k) +H2 (k) 
 
 H2 (k) +I2 (k)
(4) 2HI(k) 

Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là
A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (3) và (4) D. (1) và (2)
Câu 5. Cho các cân bằng hóa học sau:

25
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ


 2HI (k).
(a) H2 (k) + I2 (k) 
 
 N2O4 (k).
(b) 2NO2 (k) 


 2NH3 (k).
(c) 3H2 (k) + N2 (k) 
 
 2SO3 (k).
(d) 2SO2 (k) + O2 (k) 

Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên
không bị chuyển dịch?
A. (b). B. (a). C. (c). D. (d).
Câu 6. Cho các cân bằng sau:
(I) 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k); (II) CaCO3 (r) ⇄ CaO (r) + CO2 (k);
(III) FeO (r) + CO (k) ⇄ Fe (r) + CO2 (k); (IV) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k).
Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 7. Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (k) + H2O (k) ⇄CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0
Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H2; (4) tăng áp
suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là:
A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4).

 CO (k) + H2O (k); ΔH > 0.
Câu 8. Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau: CO2 (k) + H2 (k) 

Xét các tác động sau đến hệ cân bằng: (a) tăng nhiệt độ; (b) thêm một lượng hơi nước; (c) giảm áp suất
chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác; (e) thêm một lượng CO2. Trong những tác động trên, các tác động
làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:
A. (a) và (e). B. (b), (c) và (d). C. (d) và (e). D. (a), (c), (e).
Câu 9. Cho cân bằng hoá học sau: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k); ΔH < 0.
Cho các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất chung của hệ phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) dùng
thêm chất xúc tác V2O5, (5) giảm nồng độ SO3, (6) giảm áp suất chung của hệ phản ứng. Những biện
pháp nào làm cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (2), (3), (4), (6). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (4), (5). D. (2), (3), (5).

Câu 10. Xét phản ứng N2(K) + 3H2(K) 


 2NH3(K) + Q


Nồng độ của NH3 trong hỗn hợp khi đạt tới trạng thái cân bằng sẽ lớn hơn khi:
A. Nhiệt độ và áp suất đều giảm B. Nhiệt độ và áp suất đều tăng
C. Nhiệt độ giảm và áp suất tăng D. Nhiệt độ tăng và áp suất giảm
Câu 11. Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:

 CO2 (k) + H2 (k); ΔH < 0
CO (k) + H2O (k) 

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. tăng áp suất chung của hệ. B. cho chất xúc tác vào hệ.

26
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

C. thêm khí H2 vào hệ. D. giảm nhiệt độ của hệ.


o
xt , p ,t
Câu 12. 
Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k)   2NH3 (k) ΔH < 0

Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. B. giảm áp suất của hệ phản ứng.
C. tăng áp suất của hệ phản ứng. D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng.
o
xt , p ,t

Câu 13. Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k)   2NH3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả

nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi:
A. thay đổi áp suất của hệ B. thay đổi nồng độ N2
C. thay đổi nhiệt độ D. thêm chất xúc tác Fe
Câu 14. Cho cân bằng hóa học: CaCO3 (rắn) ⇄ CaO (rắn) + CO2 (khí)
Biết phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. Tác động nào sau đây vào hệ cân bằng để cân bằng đã cho
chuyển dịch theo chiều thuận?
A. Tăng áp suất. B. Tăng nhiệt độ.
C. Tăng nồng độ khí CO2. D. Giảm nhiệt độ
Câu 15. Cho hệ cân bằng trong một bình kín: N2(k) + O2(k) ⇄ 2NO(k); ΔH > 0
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. thêm chất xúc tác vào hệ. B. giảm áp suất của hệ.
C. thêm khí NO vào hệ. D. tăng nhiệt độ của hệ.
Câu 16. Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k).
(màu nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có
A. ΔH > 0, phản ứng tỏa nhiệt. B. ΔH < 0, phản ứng tỏa nhiệt.
C. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt. D. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt.
Câu 17. Cho các cân bằng hóa học:
N2 (k) + 3H2 (k) ⇄2NH3 (k) (1) H2 (k) + I2 (k) ⇄2HI (k) (2)
2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) (3) 2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k) (4)
Khi thay đổi áp suất những cân bằng hoá học bị chuyển dịch là
A. (2), (3), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 18. Cho cân bằng hoá học: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k); ∆H > 0. Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. giảm nồng độ HI. B. giảm áp suất chung của hệ.
C. tăng nhiệt độ của hệ. D. tăng nồng độ H2
Câu 19. Cho cân bằng hoá học: PCl5 (k) ⇄ PCl3 (k) + Cl2 (k); ΔH > 0.

27
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi


A. thêm PCl3 vào hệ phản ứng. B. thêm Cl2 vào hệ phản ứng.
C. tăng áp suất của hệ phản ứng. D. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
Câu 20. Cho cân bằng hoá học: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt.
Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu 21. Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng
mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2
A. tăng 9 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 4,5 lần. D. tăng 3 lần.

 2NH3 (k)
Câu 22. Cho phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp amoniac N2 (k) + 3H2 (k) 

Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận
A. tăng lên 8 lần. B. giảm đi 2 lần. C. tăng lên 6 lần. D. tăng lên 2 lần.
Câu 23. Cho phản ứng hóa học sau: 2SO2(k) + O2 (k) ⇄2SO3 (k) ΔH= −198 kJ
Ở nhiệt độ thường phản ứng xảy ra rất chậm. Để thu được nhiều sản phẩm SO3, ta cần tiến hành biện
pháp nào dưới đây?
A. Tăng nhiệt độ. B. Tăng nồng độ oxi.
C. Giảm áp suất bình phản ứng. D. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất bình.
Câu 24. Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3 (r) ⇄CaO (r) + CO2 (k) ΔH > 0
Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất để tăng hiệu suất phản ứng là
A. giảm nhiệt độ. B. tăng áp suất.
C. tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2. D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2
Câu 25. Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so
với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:
A. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

 N2O4 (k).
Câu 26. Trong một bình kín có cân bằng hóa học sau: 2NO2 (k) 

Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí trong bình so với H2 ở nhiệt độ T1 bằng 27,6 và ở nhiệt độ T2 bằng 34,5.
Biết T1 > T2. Phát biểu nào sau đây về cân bằng trên là đúng?

28
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

A. Khi tăng nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng giảm.
B. Khi giảm nhiệt độ, áp suất chung của hệ cân bằng tăng.
C. Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.
D. Phản ứng nghịch là phản ứng tỏa nhiệt.

CHUY ÊN ĐỀ 8. MỘT SỐ PH ƯƠNG PH ÁP GI ẢI NHANH CÂU TO ÁN HÓA


VÔ CƠ

I. PP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

DẠNG 1. KIM LOẠI (R) TÁC DỤNG VỚI HCl, H2SO4 TẠO MUỐI VÀ GIẢI PHÓNG H2
m kim loại + m axit = m muối + m hydro
a. Kim loại + HCl 
 Muối clorua + H2

2HCl 
 2Cl- + H2

Áp dụng công thức giải nhanh: m muối clorua + m kim loại pư + 71.nH2

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch
H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 10,27. B. 9,52. C. 8,98. D. 7,25.
Câu 2.Hoà tan 14,5 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Mg, Fe, và Zn vừa đủ trong dung dịch HCl, kết thúc
phản ứng thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch X.Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối
clorua khan?
b. Kim loại + H2SO4 loãng 
 Muối sunfat + H2

H2SO4 
 SO 24  + H2

Áp dụng công thức giải nhanh: m m u o ái sunfat  m K L p  96.n H 2 (2)

Câu 1. Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4
0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2(ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan

A. 38,93 B. 103,85 C. 25,95 D. 77,96
Câu 2. Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng
nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc).Cô cạn
dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 42,6 B. 45,5 C. 48,8 D. 47,1

DẠNG 2. MUỐI TÁC DỤNG VỚI AXIT


1. Muối cacbonat + ddHCl 
 Muối clorua + CO2 + H2O

29
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

(Rn+, CO32- ) + 2HCl 


 (Rn+, 2Cl –) + CO2 + H2O

(R + 60) gam  m =1


1 ga m
  (R + 71) gam 1 mol

Áp dụng CT giải nhanh: m m u o ái c l o r u a  m m u o ái c a c b o n a t  1 1 .n C O (3)


2

VD. Nung m (g) hỗn hợp X gồm 2 muối carbonat trung tính của 2 kim loại A và B đều có hóa trị 2.
Sau một thời gian thu được 3,36 lit CO2 (đktc) còn lại hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với
dung dịch HCl dư, thì thu được ddC và khí D. Phần dung dịch C cô cạn thu 32,5g hỗn hợp muối khan.
Cho khí D thoát ra hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 15g kết tủa. Tính m.
2. Muối cacbonat + H2SO4 loãng 
 Muối sunfat + CO2 + H2O

(Rn+, CO32- ) + H2SO4 


 (Rn+, SO2-
4
) + CO2 + H2O

m= 36gam
(R + 60) gam  (R + 96) gam 1 mol

Áp dụng CT giải nhanh: m m u o ái s u n f a t  m m u o ái c a c b o n a t  3 6 . n C O 2 (4)

DẠNG 3. OXIT TÁC DỤNG VỚI AXIT TẠO MUỐI + H2O

1. Oxit + ddHCl 
 Muối clorua + H2O

(Rn+, O2-) + 2HCl 


 (Rn+, 2Cl-) + H2O

m= 55gam
(R + 16) gam  (R + 71) gam 
 1 mol H2O hoặc 2 mol HCl

hoặc 1 mol O2-

m m u o ái clo ru a  m o x it  5 5 .n H 2 O  m o x it  2 7 , 5 .n H C l
Câu 1. Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số
mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,23. B. 0,18. C. 0,08. D. 0,16.
Câu 2. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi
thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản
ứng hết với Y là
A. 57 ml. B. 50 ml. C. 75 ml. D. 90 ml.
Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 20 gam hổn hợp gồm Fe2O3, CuO, Al2O3, cần vừa đúng 100 ml dung dịch
HCl 0,4M. Cô cạn dung dịch, lượng muối clorua khan thu được là
A. 21,1 gam. B. 24 gam. C. 25,2 gam. D. 26,1 gam.

30
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

2. Oxit + ddH2SO4 loãng 


 Muối sunfat + H2O

(Rn+, O2-) + H2SO4 


 (Rn+, SO 24  ) + H2O

m= 80gam
(R + 16) gam  (R + 96) gam 
 1 mol H2O hoặc 1 mol H2SO4

hoặc 1 mol O2-

m m u o ái su n fat  m o x it  8 0 .n H 2 S O 4
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml H2SO4 0,1 M (vừa đủ).
Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 g B. 4,81 g C. 3,81 g D. 5,81 g

II. PP BẢO TOÀN MOL NGUYÊN TỐ.


Thí dụ: Cho 6,72 g Fe vào dung dịch chưa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy
nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4. C. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol FeSO4.
B. 0,12 mol FeSO4. D. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
Phương pháp giải
Bảo toàn nguyên tố sắt và lưu huỳnh:

 FeSO 4 )3 xmol 
 
Fe
   Fe 2 (SO 4 )3 ymol   H 2SO 4

0,12mol SO 0,15mol  0,3mol
 2 
Bảo toàn sắt: x + 2y = 0,12; bảo toàn lưu huỳnh: x + 3y + 0,15 = 0,3
 x + 2y = 0,12
  x = 0,06; y = 0,03
 x + 3y + 0,15 = 0,3
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,4 mol FeO và 0,1mol Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng, dư
thu được dung dịch A và khí B không màu, hóa nâu trong không khí. Dung dịch A cho tác dụng với
dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lấy toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không
đổi thu được chất rắn có khối lượng là
A. 23,0 gam. B. 32,0 gam. C. 16,0 gam. D. 48,0 gam.
Câu 2. Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn X
gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch Y. Cô cạn
dung dịch Y, lượng muối khan thu được là
A. 20 gam. B. 32 gam. C. 40 gam. D. 48 gam.
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí
H2 ở đktc và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Giá trị của a là

31
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

A. 3,6 gam. B. 17,6 gam. C. 21,6 gam. D. 29,6 gam.


Câu 4. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe; 0,1 mol Fe3O4; 0,1 mol FeS2 vào dd H2SO4 đặc
nóng, dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A thu được kết tủa B. Lọc kết tủa,
rửa sạch, sấy khô, nung đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. m có giá trị là
A.84 gam B. 51 gam C. 56 gam D. 48 gam

III. PP BẢO TOÀN MOL ELECTRON


Thí dụ: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 g kim loại M (có hóa trị hai không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí
Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 g chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đktc).
Kim loại M là
A. Be B. Cu C. Ca D. Mg
PP giải:

 5, 6
x  y 
Tính số mol mỗi khí:  22, 4  nCl2  x  0, 2; nO2  y  0, 05
71x  32 y  23  7, 2

Theo định luật bảo toàn mol electron
Cl 2 + 2e  2Cl- ; O 2 + 4e  2O -2  Số mol e nhận = 0,4 + 0,2 =0,6 (mol)
0,2 0,4 0,05 0,2

Số mol e nhường = Số e nhận = 0,6 mol M  M 2+ + 2e  0,3M = 7,2  M = 24 (Mg)


0,3 0,6

Bài tập áp dụng


Câu 1. Cho 5,4 gam kim loại R tác dụng hết với H2SO4 đặc thu được 1,68 lit H2S duy nhất (đktc). Xác
định R.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 2,88 gam kim loại M trong dd H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A và
1,088 lít khí SO2 duy nhất ở đkc. Tìm kim loại M.
Câu 3. Hỗn hợp gồm 0.03mol Na và 0,01mol Al hòa tan hết trong dd chứa 0,02 mol HCl. Tính thể tích
H2 sinh ra (đktc) (0,672 lít)
Câu 4. Cho 2,16 gam kim loại A tác dụng hoàn toàn với dd H2SO4 đặc nóng tạo ra 2,9568 lít khí SO2 ở
27,30C và 1atm. Xác dịnh A.
Câu 5. Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại Mg trong dd H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch A và 2,24
lít khí X duy nhất ở đktc. Tìm khí X. (H2S)
Câu 6. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng (dư), thoát ra 0,112 lít khí
SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeO B. FeCO3 C. FeS D. FeS2
Câu 7. Trộn 5,6 g bột sắt với 2,4 g bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí),
thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dich HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn
lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là

32
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

A. 4,48 B. 3,36 C. 2,80 D. 3,08


Câu 8. Để m (g) phôi bào sắt (X) ngoài không khí, sau một thời gian biến thành hỗn hợp (Y) có khối
lượng 24g gồm 4 chất. Cho (Y) tác dung với axit H2SO4 đặc, nóng (dư) thấy thoát ra 6,72lít khí SO2 duy
nhất (đktc). Tính m.
A. 20,16g B. 18,20g C. 26,18g D. 10,08g

33
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn: HÓA HỌC, lớp 10
NĐỀ CHÍNH THỨCN Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Mã đề 150
Họ và tên:………………………………………………………….Lớp:………….SBD:……………….
Cho biết nguyên tử khối của H =1; O =16; S = 32; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127;
Al = 27; Fe = 56; Cu = 64; Mg = 24; Zn = 65; Mn = 55; Cr = 52; Na = 23; K =39; Ca =40.
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1. Nguyên tắc điều chế flo là:


A. Cho dung dịch HF tác dụng với chất oxi hóa mạnh.
B. Điện phân hổn hợp KF và HF nóng chảy.
C. Nhiệt phân các hỗn hợp chứa flo.
D. Cho muối florua(F-) tác dụng với chất oxi hóa.
Câu 2. Cấu hình lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIA (nhóm oxi) là
A. ns2np6. B. ns2np5. C. (n-1)d10ns2np4. D. ns2np4.
Câu 3. Phản ứng nào sau đây không điều chế được khí Clo ?
A. Dùng K2Cr2O7 oxi hóa HCl. B. Dùng KMnO4 oxi hóa HCl.
C. Dùng MnO2 oxi hóa HCl. D. Dùng K2SO4 oxi hóa HCl.
Câu 4. Cho m gam hỗn hợp Mg, Al, Zn tác dụng với 0,448 lít Cl2 (đktc), sau phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được dung dịch Y và 0,672 lít H2
(đktc). Làm khô dung dịch Y thu được 4,98 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 2,86. B. 3,12. C. 1,43. D. 2,14.
Câu 5. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1 M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị
của x là
A. 0,1. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,4.
Câu 6. Hai khí có thể tồn tại trong một bình chứa ở điều kiện thường là
A. NH3 và Cl 2. B. O2 và Cl2. C. HI và Cl2. D. H2S và Cl2.
Câu 7. Cho các cân bằng sau đây đều được thực hiện trong bình kín
(I) 2HI(k)⇄H2(k) + I2(k); (II) CaCO3(r) ⇄CaO(r) + CO2(k);
(III) FeO(r)+ CO(k)⇄ Fe(r) +CO2(k); (IV) 2SO2(k) +O2 (k)⇄2SO3(k).
Khi giảm áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều nghịch
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 8. Cho biết cân bằng hoá học sau được thực hiện trong bình kín: PCl5(k) ⇄ PCl3 (k)+ Cl2(k);
∆H>O. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. thêm PCl3. B. tăng áp suất. C. thêm Cl2. D. tăng nhiệt độ.
Câu 9. Cho 0,2 mol SO2 vào dung dịch chứa 0,5 mol NaOH, dung dịch thu được chứa chất tan là
A. NaHSO3 B. Na2SO3. C. Na2SO3, NaOH. D. Na2SO3, NaHSO3.
Câu 10. Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. KBr + I2 → B. KI + Br2 → C. H2O + F2 → D. KBr + Cl2 →
Câu 11. Cho các phản ứng:
(1) Zn + HCl → (4) Fe2O3 +H2SO4(đặc) →
(2) MnO2 + HCl (đặc) → (5) C + H2SO4 (đặc) →
(3) Fe + H2SO4 (loãng) → (6) FeO + HCl →
Các phản ứng trong đó axit đóng vai trò chất oxi hóa là
A. (1), (3), (5). B. (1), (3), (4). C. (1),(2),(3),(5),(6). D. (1),(2),(4),(6).

34
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 12. Cho 31,6 gam KMnO4 phản ứng hết với dung dịch HCl đặc (dư), thu được V lít khí Cl2
(đktc). Giá trị của V là
A. 8,4 B. 3,36. C. 11,2. D. 5,60.
Câu 13. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. I2. B. F2. C. Br2 D. Cl2.
Câu 14. Khí HCl có thể điều chế bằng cách cho muối natri clorua tác dụng với chất nào sau đây?
A. H2SO4 loãng. B. H2SO4 đặc. C. NaOH. D. H2O.
Câu 15. Những hóa chất nào không dùng để điều chế được SO2
A. S và O2. B. FeS2, O2. C. H2SO4 loãng, Cu. D. Na2SO3 , H2SO4 loãng.
Câu 16. Khoáng vật cacnalit có công thức là
A. Na3AlF6. B. CaF2. C. KCl.MgCl2.6H2O. D. NaCl.KCl.
Câu 17. Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S (b) Sục khí F2 vào nước
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc (d) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH
(e) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 18. Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%
thu được dung dịch muối có nồng độ 11,76%. Kim loại A là
A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Zn.
Câu 19. Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng?
A. NaBr. B. NaCl. C. NaF. D. NaI.
Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Zn, Cu thu được 34,5 gam hỗn hợp rắn Y
chỉ gồm các oxit kim loại. Để hòa tan hết hỗn hợp Y cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,4 mol
H2SO4 .Khối lượng hỗn hợp X là
A. 31,3g. B. 24,9g. C. 28,1g. D. 21,7g.
Câu 21. Trong số các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào sai?
A. Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O
B. Cl2 + 2NaOH → NaClO + NaCl + H2O
C. 3Cl2 + 6KOH  t 0 ,thuong
 KClO3 + 5KCl + 3H2O
D. 2KClO3 2KCl + 3O2
0
MnO2 ,t
 
Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 15,7gam hỗn hợp Zn và Al trong khí oxi (dư) thu được 21,3gam hỗn hợp
oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 3,92 lít. D. 8,96 lít.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây đúng
A. Bất cứ phản ứng nào khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng.
B. Bất cứ phản ứng nào cũng vận dụng đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng mới tăng được
tốc độ phản ứng.
C. Tùy theo phản ứng mà vận dụng một, một số hay tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
để tăng tốc độ phản ứng.
D. Bất cứ phản ứng nào cũng chỉ vận dụng một trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để
tăng tốc độ phản ứng.
Câu 24. Oxi có số oxi hóa dương trong
A. Na2O2. B. H2O2. C. H2O. D. OF2.
Câu 25. Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì
A. không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch.
B. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch với số lần như nhau.
C. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận.
D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch.
Câu 26. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. B. Sục khí H2S vào dung dịch ZnCl2.

35
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 27. Cho 14,85g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Zn, Al tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 8,96
lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là
A. 29,05g. B. 29,45g. C. 43,25g. D. 44,05g.
Câu 28. Cho 26,6g hỗn hợp KCl và NaCl vào nước để được 500g dd A. Cho dd A trên tác dụng vừa đủ
với AgNO3 thì thu được 57,4 gam kết tủa.Nồng độ% KCl trong dung dịch A là
A. 2,34%. B. 2,98%. C. 3,42%. D. 2,89%.
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (2đ) Hoàn thành chuỗi phản ứng
Cl2   KClO3   O2   SO2   H2SO4   HCl   AgCl   Cl2   I2
Câu 2 (1đ)
Hòa tan hoàn toàn 4,64 gam một oxit sắt trong H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,224 lít SO2( đktc).
Xác định công thức oxit sắt.

----------HẾT----------
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG KIỂM TRA HỌC KÌ II – NH2019 - 2020
TRƯỜNG THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC MÔN: HÓA HỌC 10
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã đề 266
Họ và tên:……………………………………………………….Lớp:………….SBD:……………….
Cho nguyên tử khối: H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Li = 7; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28;
K = 39; Ca = 40; P = 31; S = 32; F = 19; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64;
Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137; Hg = 201; Pb = 207.
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Cho 12,6 gam hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng vừa
đủ thu được 0,15 mol một sản phẩm khử có chứa lưu huỳnh. Sản phẩm khử đó là
A. H2S. B. S. C. H2. D. SO2.
Câu 2: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong phân tử hiđrosunfua và ion sunfat
A. +2, +4. B. +2, +6. C. -2, +6. D. +6, +4.
Câu 3: Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu
được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 4: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl?
A. Al. B. Cu(OH)2. C. KMnO4. D. Ag.
Câu 5: Hoà tan hết 50 gam hỗn hợp gồm Cu và CuO trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 11,2
lít khí SO2 ở đktc. Hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp là :
A. 64 %. B. 32 %. C. 36 %. D. 68%.
Câu 6: Sục 3,36 lít SO2 (đktc) vào dung dịch KMnO4 0,2 M thấy làm mất màu tối đa V (ml). Giá trị V

A. 200 ml. B. 250 ml. C. 300 ml. D. 450 ml.
Câu 7: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm halogen là
A. ns2np5. B. ns2np4. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 8: Khí HCl có thể được điều chế bằng cách cho tinh thể muối ăn tác dụng với chất nào sau đây?
A. HNO3. B. H2SO4 đậm đặc. C. H2SO4 loãng. D. NaOH.
Câu 9: Một phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng khi
A. tổng nồng độ các chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.
B. nồng độ các chất tham gia và sản phẩm như nhau.
C. tốc độ phản ứng thuận và nghịch bằng nhau.
D. phản ứng thuận đã kết thúc.
36
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

Câu 10: Clo không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. NaCl. C. NaBr. D. Ca(OH)2.
Câu 11: Cho các chất khí sau: CO, H2, CH4, CO2. Khí không cháy trong O2 là
A. H2 B. CO C. CO2 D. CH4
Câu 12: Quan sát sơ đồ thí nghiệm sau

Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?


A. Thay Zn bằng Fe, khí sinh ra ở ống nghiệm 1 vẫn không đổi.
B. Thay dung dịch Pb(NO3)2 bằng CuCl2 thì hiện tượng vẫn không đổi.
C. Có khí sinh ra ở ống nghiệm 1, khí này đi qua bột S thì bị oxi hoá.
D. Có kết tủa đen xuất hiện ở ống nghiệm 2 đó là chì (II) sunfat.
Câu 13: Cho dãy chất sau: SO2, SO3, H2S, CO2, O2. Số chất làm mất màu dung dịch Br2 là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 14: Để làm sữa chua, mẹ Win phải cho vào sữa một phần sữa chua Vinamilk, gọi là “chữa chua
cái” sau đó đem ủ để tiến hành lên men. Theo em, “sữa chua cái” có vai trò gì?
A. Chất xúc tác để thúc đẩy quá trình lên men sữa chua.
B. Chất duy trì nhiệt độ, giữ ấm cho quá trình lên men sữa chua.
C. “Sữa chua cái” chứa những vi sinh vật phân giải khí, tạo áp suất khi ủ, thúc đẩy lên men.
D. “Sữa chua cái” chứa những phân tử kích thước nhỏ, tăng tiếp xúc của sữa với không khí.
Câu 15: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?
A. 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. B. HCl + NaOH → NaCl + H2O.
C. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O. D. HCl + Mg → MgCl2 + H2.
Câu 16: Hoà tan m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3 và CuO cần vừa đủ 400g dung dịch HCl 14,6% thu được
dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 58,4 gam chất kết tủa. Giá trị
của m là:
A. 56,7 g B. 42,0 g C. 48,2 g D. 44,0 g
Câu 17: Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch NaOH 1 M thu được dung
dịch X chứa
A. Na2S và NaOH dư. B. NaHSO3 và Na2SO3.
C. NaHS và Na2S. D. Na2SO3 và NaOH dư.
Câu 18: Nguyên tử S thể hiện tính oxi hoá trong phản ứng nào sau đây?
A. S + 2Na (t0) → Na2S.
B. S+ 6HNO3 (đặc), t0→H2SO4 + 6NO2 + 2H2O.
C. S + 3F2 (t0) → SF6.
D. 4S + 6NaOH(đặc), t0 →2Na2S + Na2S2O3 + 3H2O.
Câu 19: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2 B. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4
C. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl. D. Mg, ZnO, Ba(OH)2,CaCO3.
Câu 20: Cho phản ứng: N2(k) + 3H2(k) 2NH3(k), ∆H = -92 kJ/mol. Hai biện pháp làm tăng hiệu suất
tổng hợp NH3 (cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận) là
A. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất. B. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất.
C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất. D. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu 21: Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với axit clohiđric?
A. Fe, CuO, H2SO4, Ag, Mg(OH)2. B. KMnO4, Cu, Fe, H2SO4, Mg(OH)2.

37
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

C. Fe2O3, KMnO4, Cu, Fe, AgNO3. D. Fe2O3, KMnO4¸Fe, CuO, AgNO3.


Câu 22: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. SO2. B. H2. C. N2. D. CO2.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Oxi không tác dụng trực tiếp với halogen.
B. Tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi.
C. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu.
D. Oxi tham gia vào quá trình cháy, gỉ, hô hấp.
Câu 24: Đốt cháy 6,4 gam bột đồng trong bình kín dung tích không đổi có thể tích là 22,4 lít (đktc) chứa
đầy không khí (chứa 20% O2 và 80% N2 theo thể tích) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng
chất rắn thu được sau phản ứng là:
A. 8 g. B. 7,5 g. C. 7,04 g. D. 10 g.
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít
khí H2 (đktc) và dung dịch chức m gam muối. Giá trị của m là:
A. 28,4. B. 22,0 C. 36,2. D. 22,4.
Câu 26: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời
thấy khối lượng muối giảm 8,9 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên (đo ở đktc)
là:
A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít.
Câu 27: Khí nào dưới đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mưa axit?
A. H2S. B. SO2. C. O3. D. CO2.
Câu 28: Cho 11,2 g Fe và 2,4g Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư sau phản ứng thu được dung
dịch A và V lít khí H2 ở đktc. V có giá trị là:
A. 4,48. B. 6,72. C. 8,96. D. 5,6.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)


Câu 1: (1,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hoá học sau:
a. KClO3 + HCl (đặc)   .…..… + …...…. + ………..
b. HCl + Na2SO3   ……… + ………. + ………..
c. Fe(OH)3 + 3H2SO4 (đặc)   ……… + …....….
d. Mg + H2SO4 (đặc)  …………. + H2S  + ……….
Câu 2: (1 điểm) Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,2 gam chất A tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3 thì thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Tìm công thức của A.
Câu 3: (1 điểm) KEM tập làm nhà nghiên cứu hoá học. “Hiện nay, hàng tấn thép kém chất lượng được
tuồng ra thị trường gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành xây dựng. Như vậy, một mẻ thép thành phẩm
cần được kiểm định chất lượng trước khi bán ra. Thép là hợp kim của Fe và C ngoài ra còn có một số
nguyên tố như Si, Mn, P, S,…” Một mẫu thép CB500-V được KEM mua về. Với những gì có trong
phòng thí nghiệm, KEM tiến hành như sau:
Hoà tan 20,9 gam mẫu thép CB500-V (giả định chỉ gồm Fe và C) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng
dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí X gồm SO2 và CO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 31,75.
a. Tính số mol Fe và C trong mẫu thép.
b. Tính hàm lượng C (CEV) trong mẫu thép CB500-V trên. Đối chiếu Bảng 1, kết luận về chất lượng
của mẫu thép. (Nếu CEV lớn hơn mức tối đa cho phép thì thép không đạt chất lượng)
Mác thép CEV CEV: Tổng đương lượng
CB400-V 0,56% cacbon tối đa cho phép.
CB500-V 0,61% Công thức tính:
CB600-V 0,63% CEV =
Bảng 1. Thành phần hoá học trên cơ sở phân tích mẻ nấu theo TCVN 1651-2:2018 thép thanh vằn.

38
THPT TRỊNH HOÀI ĐỨC TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ

39

You might also like