You are on page 1of 7

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trong các chính thể hiện đại, bất luận nhà nước và xã hội nào cũng đều do giai cấp nhất
định lãnh đạo thông qua chính đảng đại diện cho giai cấp ấy. Một đảng duy nhất cầm quyền
hay lưỡng đảng, đa đảng thay nhau cầm quyền là do tương quan lực lượng chính trị ở từng
quốc gia quy định. Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo
Nhà nước và xã hội, do tương quan lực lượng chính trị Việt Nam quy định, được lịch sử lựa
chọn, được nhân dân tin tưởng, trao gửi trọng trách bằng hiến định và được khẳng định
bằng năng lực, hiệu quả lãnh đạo.

Trong vô số các hoạt động chống phá có hệ thống của các thế lực thù địch thì việc xuyên
tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo, trách nhiệm cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam bao
giờ cũng là trọng điểm, được tiến hành một cách ráo riết, quyết liệt. Chúng cố tình “lờ đi”,
“lảng tránh” thực tế lựa chọn của lịch sử dân tộc đối với đảng cách mạng chân chính, tiên
phong, đủ năng lực lãnh đạo và đào thải tự nhiên đối với những tổ chức không xứng đáng,
phản bội lại lợi ích dân tộc, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân. Chúng xuyên tạc một
đảng duy nhất cầm quyền đồng nhất với “toàn trị”, “mất dân chủ” để cổ xúy cho đa nguyên,
đa đảng, ra sức phủ nhận thực tế dân chủ trong Đảng và cơ chế phát huy sức mạnh dân
chủ toàn xã hội của Đảng ta. Chúng tấn công vào các điều khoản hiến định khẳng định địa
vị cầm quyền, vai trò lãnh đạo hợp hiến, hợp pháp của Đảng ta; vu khống, xuyên tạc Đảng
ta “đứng trên luật pháp”, cố tình “quên đi” nguyên tắc mọi tổ chức đảng và đảng viên phải
hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, thực hiện cầm quyền theo pháp luật.

Bài viết này góp phần làm rõ thêm rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã
hội là tất yếu khách quan, thể hiện tính chính đáng về sự cầm quyền được hiến định, được
lịch sử lựa chọn, nhân dân tin tưởng trao trọng trách và tuyệt đối tin theo, nhất là được kiểm
chứng trên thực tế bằng bản lĩnh, uy tín, năng lực, đạo đức của một đảng cách mạng chân
chính, thực hiện sứ mệnh lãnh đạo và trách nhiệm cầm quyền vì lợi ích của quốc gia - dân
tộc, vì ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

1- Đầu thế kỷ XX, trước thách đố lịch sử đặt ra là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng
giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, nhiều lực lượng, tổ chức theo các ý thức
hệ khác nhau đã đứng lên cứu nước, giải phóng dân tộc nhưng cuối cùng đều thất bại. Thất
bại đó đặt ra nhu cầu tất yếu phải có một chính đảng đủ năng lực hoạch định đường lối và
phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo, có khả năng và uy tín tập hợp lực lượng dân
tộc và đoàn kết quốc tế, thì mới gánh vác được trọng trách lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930 đã đáp ứng trúng nhu cầu lịch sử, khắc phục được
những sai lầm, thiếu sót của các phong trào yêu nước trước đó. Đảng Cộng sản Việt Nam
bước lên vũ đài chính trị, nắm lấy sứ mệnh lãnh đạo dân tộc, lôi cuốn không ít nhà yêu
nước tiến bộ từ bỏ lập trường giai cấp của mình và tự nguyện chuyển sang lập trường giai
cấp công nhân, phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng sau khi được giáo dục, giác ngộ lý
tưởng cách mạng của Đảng. Các lực lượng chính trị khác hoặc thối chí, hoặc thoái hóa,
thậm chí đi ngược lại lợi ích quốc gia - dân tộc, thỏa hiệp và đầu hàng thực dân đế quốc,
không những mất dần uy tín chính trị, mà còn bị nhân dân xa lánh; chỉ có Đảng Cộng sản
Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất đủ năng lực và phẩm chất để lãnh đạo, được nhân
dân tuyệt đối tin tưởng và đi theo làm cách mạng tự giải phóng. Từ khi ra đời đến nay, năng
lực lãnh đạo và uy tín của Đảng đã được khẳng định trong suốt tiến trình cách mạng. Sự ra
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu
lịch sử của cách mạng. Thực tiễn đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố
quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Một đảng mới 15 năm tuổi, chỉ với khoảng 5 nghìn đảng viên, đã lãnh đạo nhân dân ta làm
nên Cách mạng Tháng Tám năm 1945, “phá tan gông xiềng nô lệ hơn 80 năm của chế độ
thực dân, xóa bỏ chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một thời đại
mới rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của dân tộc”(1). Cách mạng Tháng Tám thắng lợi,
chính quyền về tay nhân dân, nhưng đứng trước sự chống phá điên cuồng của thù trong,
giặc ngoài, Đảng phải ra tuyên bố “Tự ý giải tán” (11-11-1945)(2), thực chất là rút vào hoạt
động bí mật. Trong điều kiện không thể hoạt động công khai, việc giữ vững vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với Nhà nước càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là thể chế hóa đường lối của
Đảng thành Hiến pháp năm 1946, phát huy vai trò, uy tín của lãnh tụ Hồ Chí Minh trên
cương vị Chủ tịch nước, đề cao tính tiền phong, gương mẫu, uy tín của những người cộng
sản trong bộ máy nhà nước. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định bằng uy tín, sự
hy sinh của biết bao đảng viên trong nhà tù đế quốc thực dân; bằng bản lĩnh và trí tuệ, dám
đối mặt và giải quyết có hiệu quả những thách thức đe dọa sự tồn vong của quốc gia - dân
tộc; bằng sự sát hạch trong Chính phủ liên hiệp nhiều đảng phái với lý luận sắc bén, cơ sở
thực tiễn thuyết phục. Thực tế đó khiến cho không chỉ những người không đảng phái bị
thuyết phục, chấp nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, mà kể cả các lực lượng chính trị đối lập
(Việt quốc, Việt cách) cũng không dám công khai chống phá những đường lối, chủ trương
của Đảng hợp lòng dân, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

Bước vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cứu nước, trong khi các lực lượng
chống cộng chạy theo làm tay sai cho ngoại bang, bán nước cầu vinh, các lực lượng chính
trị khác dù có tinh thần dân tộc nhưng thiếu năng lực và uy tín, bị đào thải tự nhiên, thì Đảng
Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, năng lực, phẩm chất, uy tín để lãnh
đạo dân tộc, lãnh đạo nhân dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được nhân dân thừa
nhận, tin tưởng tuyệt đối và tự nguyện đứng dưới ngọn cờ của Đảng; được khẳng định
bằng đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, sáng tạo; bằng sự dấn thân, hy sinh
của những người đảng viên cộng sản trên những mặt trận gian khổ nhất; bằng thực tiễn
cuộc đấu tranh cách mạng sinh tử mà không lực lượng chính trị nào có thể thay thế được;
bằng sự dũng cảm thừa nhận những sai lầm, khuyết điểm trước nhân dân để không ngừng
hoàn thiện và lãnh đạo cách mạng tiến lên. Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến giải phóng
dân tộc và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc là
những bằng chứng thực tiễn sinh động khẳng định năng lực, tố chất của Đảng trong lãnh
đạo cách mạng. Trong điều kiện chiến tranh, mặc dù Đảng trực tiếp lãnh đạo nhiều mặt,
nhưng luôn coi trọng phát huy vai trò, sức mạnh của Nhà nước để tổ chức phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội, xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; xây
dựng hậu phương lớn ở miền Bắc và điều hành trực tiếp cuộc kháng chiến trên chiến
trường miền Nam; phát huy sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế; kết hợp đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao.

Bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước sau ngày đất nước thống
nhất, sự lãnh đạo của Đảng đã được thể chế hóa trong các bản hiến pháp. Khi đứng trước
những sai lầm, khuyết điểm do bệnh chủ quan, duy ý chí, Đảng đã dũng cảm “nhìn thẳng
vào sự thật, nói rõ sự thật” và khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đường lối
đổi mới toàn diện đất nước của Đảng đã đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của
nhân dân, phù hợp với xu thế thời đại, vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có vai trò cực kỳ quan trọng để bảo vệ,
phát huy quyền con người, quyền công dân, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong
điều kiện mới. Lãnh đạo thông qua Nhà nước trở thành phương thức quan trọng hàng đầu,
khẳng định địa vị cầm quyền của Đảng khi quyền lực chính trị được chính đáng hóa trong
quyền lực công, đường lối của Đảng được thể chế hóa, nguồn lực và sức mạnh của Nhà
nước được sử dụng để phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã

hội chủ nghĩa.

Thực tiễn đấu tranh cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã
khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết
định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Khi nắm chính quyền, Đảng càng có điều kiện
sử dụng sức mạnh Nhà nước để đấu tranh với các thế lực đi ngược lại lợi ích dân tộc, lợi
ích nhân dân, hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp của mình. Vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước và xã hội đã được thực tiễn đất nước khẳng định, phù hợp với nguyện
vọng, ý chí của nhân dân và được hiến định. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta từ một
nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một nước độc lập, tự do, phát triển theo con
đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước,
làm chủ xã hội; đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã thoát khỏi tình trạng
chậm phát triển, bước vào hàng ngũ các quốc gia có thu nhập trung bình, vị thế ngày càng
cao trong khu vực và trên thế giới. Chưa bao giờ dân tộc ta có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực
và uy tín như ngày nay.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội với vai trò, vị trí là một đảng duy
nhất cầm quyền, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, chịu sự giám sát của
nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình. Bản chất của đảng cầm
quyền là đảng lãnh đạo chính quyền và nhờ đó bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân; nhân dân làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. Vấn đề cốt yếu đối với một đảng cộng
sản cầm quyền là cầm quyền một cách khoa học, dân chủ và tuân theo pháp luật trên cơ sở
giữ vững sự trong sạch, vững mạnh của các tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên và quan
hệ gắn bó máu thịt giữa đảng với nhân dân(3). Đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước nhưng
không đồng nhất quyền lực của đảng với quyền lực nhà nước. Quyền lực của đảng là
quyền lực chính trị, thể hiện ở năng lực trí tuệ đề ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương đúng
đắn, sáng suốt, được thể chế hóa thành hiến pháp, pháp luật; lựa chọn, giới thiệu các đảng
viên ưu tú, có uy tín để nhân dân bầu vào các cơ quan quyền lực nhà nước, thông qua đó,
hiện thực hóa ý chí của Đảng bằng tất cả sức mạnh của bộ máy nhà nước. Quyền lực nhà
nước về hình thức là quyền lực công, nhưng về bản chất vẫn là quyền lực chính trị, bởi bất
cứ lực lượng chính trị nào muốn thực hiện mục tiêu, lý tưởng của mình cũng đều phải tìm
cách giành lấy chính quyền, sử dụng sức mạnh nhà nước phục vụ cho mục tiêu chính trị
của mình. Chính điều này quy định nhà nước mang chức năng thống trị chính trị và chức
năng xã hội (công quyền), bảo đảm sự thống nhất giữa hai chức năng này là cơ sở cho giữ
vững được bản chất cách mạng của nhà nước và không ngừng phát huy dân chủ trong xã
hội, bảo đảm nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Việc tồn tại một đảng, lưỡng đảng hay đa đảng ở từng nước là do những điều kiện lịch sử -
cụ thể, tương quan lực lượng chính trị quy định, không có khuôn mẫu chung cho tất cả các
nước. Ở Việt Nam, từ trước năm 1988, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chính
quyền, còn có hai đảng tham chính: Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Hai
đảng này đều do Đảng Cộng sản Việt Nam đứng ra vận động thành lập, thừa nhận vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là đảng đối lập. Năm 1988, hai đảng
tuyên bố tự giải thể sau khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Trong các văn kiện chính trị - pháp lý ở Việt Nam, thuật ngữ Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội được sử dụng phổ biến, chính thức. Khái niệm đảng lãnh đạo chính quyền và đảng cầm
quyền dù nội hàm khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, nhất là trong
điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Khi nắm chính
quyền, đảng không thể hoàn thành được sứ mệnh lãnh đạo nếu không thông qua bộ máy
nhà nước, không thực hiện tốt trách nhiệm cầm quyền, không sử dụng đầy đủ quyền lực
công, sức mạnh của nhà nước để phục vụ cho mục tiêu, lý tưởng tốt đẹp của mình. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và
xã hội”(4).

Địa vị cầm quyền của Đảng ta được hiến định, thể hiện ở nội dung cầm quyền, trách nhiệm
của Đảng trong hệ thống chính trị, trong mối quan hệ giữa Đảng với các thiết chế chính trị,
thiết chế chính trị - xã hội: Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và với toàn
thể xã hội. Nội dung cầm quyền của Đảng được thể hiện trên các lĩnh vực đời sống xã hội,
ở sứ mệnh trọng đại của Đảng đối với quốc gia - dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng,
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa vì sự tự do, phát triển của mỗi con người.

Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng phải
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh
đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực lãnh đạo và
năng lực cầm quyền.
Tính tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền được khẳng định ở
chỗ, Đảng đại biểu cho lợi ích không chỉ của giai cấp công nhân, mà còn cả nhân dân lao
động và toàn dân tộc. Điều này hoàn toàn khác với đảng chính trị trong thể chế đa đảng chỉ
đại biểu cho một nhóm lợi ích nhất định, mà trong rất nhiều trường hợp lợi ích cục bộ của
đảng phái mâu thuẫn, xung đột với lợi ích chung của xã hội. Đối với Đảng Cộng sản Việt
Nam, bất cứ người nào, không phân biệt thành phần xuất thân, khi được giác ngộ lý tưởng
cách mạng, tự nguyện đứng trên lập trường giai cấp công nhân để phấn đấu cho mục tiêu,
lý tưởng của Đảng, thực hiện theo Cương lĩnh và Điều lệ Đảng, đều được bồi dưỡng và kết
nạp vào Đảng. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của
nhân dân; Đảng đấu tranh kiên quyết với mọi biểu hiện chủ nghĩa biệt phái, “lợi ích nhóm”,
không chỉ có nguy cơ gây chia rẽ nội bộ mà còn làm suy giảm năng lực đại biểu cho lợi ích
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.

Tính tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước
và xã hội được khẳng định ở sự tiêu biểu về trí tuệ, năng lực lãnh đạo của Đảng. Trí tuệ và
năng lực lãnh đạo thể hiện ở việc hoạch định đường lối và phương pháp cách mạng đúng
đắn, sáng suốt, đem lại độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Có được
đường lối và phương pháp lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt là nhờ Đảng luôn vận dụng sáng
tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát thực tiễn và xu thế
thời đại. Phương pháp lãnh đạo dân chủ được Đảng đề cao, từ phát huy dân chủ trong
Đảng đến mở rộng dân chủ xã hội. Bất luận trong mọi tình thế, Đảng luôn bám sát thực tiễn,
tôn trọng quy luật khách quan, tiếp thu ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân để hoàn
thiện đường lối và phương pháp lãnh đạo của mình. Tổng kết thực tiễn, hướng về cơ sở,
lắng nghe sáng kiến của nhân dân, làm cho đường lối của Đảng luôn phản ánh được nhu
cầu, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp quy luật khách quan,... luôn được Đảng đề cao.
Là đảng duy nhất cầm quyền, nhưng Đảng không rơi vào tình trạng “độc thoại” - như các
thế lực thù địch xuyên tạc - mà luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến phản biện của nhân dân,
không định kiến với ý kiến khác khi đóng góp mang tính xây dựng, có trách nhiệm, vì lợi ích
quốc gia - dân tộc. Điều này thể hiện rõ khi xây dựng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương,
chính sách lớn, nhất là mỗi dịp chuẩn bị Đại hội Đảng thì việc thảo luận, góp ý xây dựng văn
kiện Đảng luôn trở thành đợt sinh hoạt chính trị sôi nổi, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân,
các ý kiến góp ý được tổng hợp, chắt lọc, tiếp thu tối đa, làm cho nghị quyết của Đảng thật
sự là sản phẩm trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, phát huy cao độ vai trò nhân dân tham gia
xây dựng Đảng.

Tính tất yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước
và xã hội còn thể hiện ở đạo đức cầm quyền. Đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng
không chỉ do phương pháp khoa học, tôn trọng quy luật khách quan, mà còn ở đạo đức,
lương tri, xuất phát từ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, “việc gì có lợi cho dân thì hết sức
làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Khi đứng trước những sai lầm, khuyết điểm,
Đảng không giấu giếm, mà dũng cảm thừa nhận sai lầm, khuyết điểm trước nhân dân và
kiên quyết sửa chữa, khắc phục để tiến lên. Khi đối mặt với thách thức, hiểm nguy, mọi tổ
chức đảng và đảng viên luôn gương mẫu, đi đầu, kể cả chấp nhận gian khổ, hy sinh. Trong
điều kiện kinh tế thị trường, trước nguy cơ suy thoái phẩm chất đạo đức, lối sống, càng đặt
ra yêu cầu nghiêm ngặt cho mọi đảng viên phải đề cao trách nhiệm nêu gương, cán bộ giữ
chức vụ càng cao càng phải nêu gương, nhất là tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng,
đề kháng với mọi cám dỗ, thường xuyên tự soi, tự sửa để không ngừng hoàn thiện bản
thân, giữ trọn lời thề trước Đảng, đáp lại niềm tin yêu của nhân dân. Xây dựng Đảng về đạo
đức được xác định là một trong bốn nội dung của công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ
mới.

Là đảng duy nhất cầm quyền, nhưng Đảng không cho phép bất cứ ai đứng trên pháp luật,
mọi tổ chức đảng và đảng viên luôn phải hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.
Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện ở đường lối nhất quán về bảo vệ, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng mối quan hệ bình đẳng
giữa Nhà nước và công dân; thực hiện dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Cùng với nguyên tắc Đảng lãnh đạo, bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ
sở những nguyên tắc cơ bản khác, như tập trung dân chủ, pháp chế xã hội chủ nghĩa và
đặc biệt là nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Thực hiện cầm quyền theo pháp luật, Đảng chỉ rõ kỷ luật Đảng không thay thế
cho kỷ luật hành chính nhà nước. Đảng viên vi phạm pháp luật đều bị đưa ra xét xử nghiêm
minh, không có ngoại lệ, nhất là các vụ đại án tham nhũng bị phát hiện, đưa ra truy tố, xét
xử thời gian qua càng cho thấy Đảng ta luôn đặt mình trong khuôn khổ hiến pháp và pháp
luật. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến hết năm 2019, cấp ủy và ủy ban kiểm tra
các cấp đã thi hành kỷ luật 1.111 tổ chức đảng, 18.265 cấp ủy viên các cấp và 54.573 đảng
viên. Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 8 tổ
chức đảng, 45 đảng viên; Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 111 đảng viên, trong
đó có 92 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (2 Ủy viên Bộ Chính trị, 21 Ủy viên và
nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, 38 sĩ quan trong lực lượng công an, quân đội (cấp tướng
là 23 đồng chí...)(5).

3- Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là
yêu cầu khách quan của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mặc dù
Hiến pháp năm 1946 không quy định về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, song
vai trò của Đảng luôn thể hiện xuyên suốt nội dung Hiến pháp và trong thực tiễn cách mạng.

Hiến pháp năm 1959 đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong Lời nói đầu: “Từ năm
1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Lao động Việt
Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới”; “Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhất định sẽ giành
được những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
thực hiện thống nhất nước nhà”.

Điều 4 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham
mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lê-
nin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết
định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tồn tại và phấn đấu vì lợi ích của giai cấp
công nhân và nhân dân Việt Nam. Các tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến
pháp”.

Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 (gọi tắt là Hiến pháp năm 1992) thể chế
hóa đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, kế thừa Hiến pháp năm 1980 về hiến định vai trò
lãnh đạo của Đảng. Điều 4 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Kế thừa Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng
định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều 4 Hiến pháp
năm 2013, cùng với khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, đã bổ sung, phát triển những nội
dung quan trọng về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; khẳng định và làm
rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Khoản 2, Điều 4 Hiến pháp năm 2013
đã bổ sung một nội dung mới, thể hiện rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Đảng đối với nhân
dân: “Ðảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự
giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”.
Những quy định bổ sung này không chỉ tiếp tục khẳng định bản chất cách mạng, vai trò tiên
phong của Đảng, mà đây là lần đầu tiên chế định hóa trách nhiệm chính trị - pháp lý của
Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân
về những quyết định của mình. Cả hai chiều quan hệ: Đảng với nhân dân và nhân dân với
Đảng được xác định một cách biện chứng, bản chất là giải quyết mối quan hệ giữa lực
lượng cầm quyền và cơ sở xã hội của nó

You might also like