You are on page 1of 46

Microsoft Excel

MICROSOFT EXCEL 2013

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 5
1. Khởi động MS Excel.............................................................................................5
2. Thực đơn gồm các thẻ...........................................................................................5
3. Các tờ bảng tính (Sheet)........................................................................................6
4. Các thao tác với tệp văn bản..................................................................................6
5. Giới thiệu bảng tính...............................................................................................6
6. Khái niệm và phân loại địa chỉ..............................................................................7
II. CÁC THAO TÁC VỚI DỮ LIỆU............................................................................7
1. Nhập dữ liệu..........................................................................................................7
2. Sửa dữ liệu............................................................................................................7
3. Xoá dữ liệu............................................................................................................7
4. Sao chép dữ liệu....................................................................................................7
5. Tương tác với dữ liệu............................................................................................8
6. Khôi phục thao tác................................................................................................8
7. Tìm kiếm............................................................................................................... 8
8. Thay thế................................................................................................................8
III. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG BẢNG TÍNH..............................................8
1. Đánh dấu, bôi đen.................................................................................................8
2. Chèn thêm.............................................................................................................8
3. Xoá hàng hoặc cột.................................................................................................8
4. Thay đổi độ rộng hàng\cột....................................................................................9
5. Cột\hàng có độ rộng bằng dữ liệu.........................................................................9
6. Làm ẩn\hiện cột.....................................................................................................9
7. Làm ẩn\hiện hàng..................................................................................................9
8. Trộn các ô (Merge cells).......................................................................................9
IV. ĐỊNH DẠNG CHO TRANG TÍNH........................................................................9
1. Định dạng kiểu dữ liệu..........................................................................................9

1
Microsoft Excel

2. Định dạng dữ liệu trong ô....................................................................................10


3. Kẻ khung bảng....................................................................................................10
4. Định dạng kiểu chữ.............................................................................................10
6. Chọn màu nền của bảng......................................................................................10
7. Tạo cửa sổ con cho bảng tính..............................................................................10
V. ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU........................................................................................10
1. Dữ liệu kiểu số (Number)....................................................................................10
2. Dữ liệu kiểu chữ (Text).......................................................................................11
3. Dữ liệu kiểu ngày tháng......................................................................................11
4. Dữ liệu kiểu công thức........................................................................................11
VI. SỬ DỤNG HÀM TRONG EXCEL......................................................................12
1. Các hàm thống kê................................................................................................12
1.1. Hàm SUM....................................................................................................12
1.2. Hàm AVERAGE..........................................................................................12
1.3. Hàm MIN.....................................................................................................12
1.4. Hàm MAX....................................................................................................12
1.5. Hàm RANK..................................................................................................12
1.6. Hàm COUNT...............................................................................................12
1.7. Hàm SUMIF:................................................................................................12
1.8. Hàm COUNTIF............................................................................................13
2. Các hàm toán học................................................................................................13
2.1. Hàm ABS.....................................................................................................13
2.2. Hàm SQRT...................................................................................................13
2.3. Hàm INT......................................................................................................13
2.4. Hàm MOD....................................................................................................13
2.5. Hàm ROUND...............................................................................................13
3. Các hàm thời gian...............................................................................................14
3.1. Hàm NOW...................................................................................................14
3.2. Hàm TODAY...............................................................................................14
3.3. Hàm DAY....................................................................................................14

2
Microsoft Excel

3.4. Hàm MONTH..............................................................................................14


3.5. Hàm YEAR..................................................................................................14
4. Các hàm về ký tự.................................................................................................14
4.1. Hàm LEFT...................................................................................................14
4.2. Hàm RIGHT.................................................................................................14
4.3 Hàm LEN......................................................................................................14
4.4. Hàm VALUE...............................................................................................14
4.5. Hàm LOWER...............................................................................................14
4.6. Hàm UPPER.................................................................................................14
4.7. Hàm PROPER..............................................................................................14
5. Các hàm logic......................................................................................................15
5.1. Hàm AND....................................................................................................15
5.2. Hàm OR.......................................................................................................15
5.3. Hàm NOT.....................................................................................................15
5.4. Hàm IF.........................................................................................................15
6. Hàm tìm kiếm......................................................................................................15
6.1. Hàm VLOOKUP..........................................................................................15
6.2. Hàm HLOOKUP..........................................................................................16
VII. TẠO ĐỒ THỊ......................................................................................................16
VIII. CƠ SỞ DỮ LIỆU...............................................................................................16
1. Sắp xếp dữ liệu....................................................................................................16
2. Đặt lọc và kết xuất dữ liệu tự động (Auto Filter).................................................17
XI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU........................................................................................18
1. Công cụ SUBTOTAL....................................................................................18
2. Công cụ CONSOLIDATE.............................................................................20
3. Công cụ PIVOTTABLE................................................................................22
4. Phân tích độ nhạy (What-If Analysis)............................................................24
X: LÀM VIỆC VỚI MACRO.....................................................................................26
1. Khái niệm......................................................................................................26
2. Tạo MACRO.......................................................................................................29

3
Microsoft Excel

3. Thực thi MACRO..........................................................................................30


4. Gán MACRO cho các đối tượng....................................................................30
5. Xóa MACRO.................................................................................................31
XI. CÀI ĐẶT TRANG IN..........................................................................................32
1. Phân trang...........................................................................................................32
2. Xem trước khi in.................................................................................................32
3. Thiết lập trang in.................................................................................................32
4. In ấn.................................................................................................................... 32
PHẦN THỰC HÀNH.................................................................................................33
Bài 1........................................................................................................................ 33
Bài 2........................................................................................................................ 34
Bài 3........................................................................................................................ 34
Bài 4........................................................................................................................ 35
Bài 5........................................................................................................................ 36
Bài 6........................................................................................................................ 38
Bài 7........................................................................................................................ 39
Bài 8........................................................................................................................ 42
Bài 9........................................................................................................................ 44
Bài 10...................................................................................................................... 45
Bài 11...................................................................................................................... 46

4
Microsoft Excel

I. MỞ ĐẦU
Microsoft Excel là một bảng tính điện tử nằm trong hệ thống Microsoft
Office thực hiện trên môi trường Windows có các đặc tính tiêu biểu sau:
- Tính toán, thống kê, xử lý số liệu bằng nhiều phương thức khác nhau
- Tổ chức và lưu giữ cơ sở dữ liệu dưới dạng bảng
- Thao tác trên bảng tính có thể tạo ra các báo cáo tổng hợp hoặc phân tích
có kèm theo các biểu đồ, hình vẽ minh họa...

1. Khởi động MS Excel


Khởi động Excel
- Khởi động máy tính
- Vào Start\All Programs\Microsoft Office 2013\Excel 2013
- Hoặc nháy vào biểu tượng Excel 2013 tại màn hình
Các cách thoát khỏi Excel
- File\Close
- Nhấn chuột vào dấu chéo góc phía trên bên phải màn hình
- Nhấn tổ hợp phím Alt + F4 Thanh tiêu đề
Màn hình làm việc

Thẻ thực đơn

Khu vực
bảng tính

Các trang tính

2. Thực đơn gồm các thẻ


- FILE: tạo mới, mở, lưu, in ấn, thiết lập bảng tính cùng các công cụ hỗ trợ
chung
- HOME: căn chỉnh cơ bản đối với ký tự, ô, và bảng biểu.
- INSERT: chèn các biểu tượng, biểu đồ, ứng dụng...
- PAGE LAYOUT: căn chỉnh chung cho toàn văn bản

5
Microsoft Excel

- FORMULAS: các hàm xử lý


- DATA: tương tác với dữ liệu như: lọc, sắp xếp, kiết xuất, ...
- REVIEW: tương tác rà soát bảng tính
- VIEW: Xem bảng tính ở các chế độ khác nhau
Truy xuất thực đơn
- Nháy chuột vào tên thực đơn cần sử dụng
- Hoặc bấm tổ hợp phím Alt + <Phím có dấu gạch chân>

3. Các tờ bảng tính (Sheet)


Tại vị trí tên sheet, nhấn nút phải chuột -> xuất hiện menu nhanh
- Insert: Chèn thêm 1 sheet mới
- Delete: Xóa sheet
- Rename: Đổi tên sheet
- Hide: Giấu bảng tính
- Move or copy: di chuyển hoặc sao chép sheet
Có thể sử dụng chuột để di chuyển sheet hoặc giữ phím Ctrl trong khi di
chuyển sheet ta copy được sheet.

4. Các thao tác với tệp văn bản


Tạo mới văn bản
- Insert\Blank Page
- Hoặc Ctrl + N
Ghi văn bản
- File\Save hoặc bấm tổ hợp Ctrl + S
- Save in: Chọn thư mục cần lưu văn bản
- File name: tên văn bản cần lưu
Lưu văn bản đã có với một tên mới
- File\Save As hoặc bấm phím F12
- Save in: Chọn thư mục cần lưu văn bản
- File name: tên văn bản cần lưu -> Nhập tên văn bản
Mở văn bản
- File\Open hoặc Ctrl + O, hoặc Bấm vào biểu tượng
- Chọn đường dẫn đến văn bản: bằng cách chọn ”Computer” hoặc chọn tệp
trong danh mục Recent Documents (các văn bản gần đây)
Đóng văn bản
- File\Close
- Hoặc bấm vào dấu chéo góc trên bên phải màn hình

5. Giới thiệu bảng tính


- Mỗi file Excel = 1 đến 255 Sheets (trang tính)
- Mỗi sheet = 65536 hàng x 256 cột
o Cột ký hiệu: A,B,C…
o Hàng ký hiệu: 1,2,3...
- Cell: là ô giao giữa hàng và cột

6
Microsoft Excel

o Mỗi cell đều có địa chỉ trên bảng tính


- Địa chỉ ô: Cột trước, hàng sau: A12,B12
- Vùng: là một tập hợp các ô liên tiếp hình chữ nhật
o Xác định vùng: <địa chỉ ô bắt đầu> : <địa chỉ ô kết thúc>;
o ví dụ: A3:D3

6. Khái niệm và phân loại địa chỉ


- Địa chỉ tương đối:
o Thay đổi khi ta thực hiện copy, di chuyển công thức
o Có dạng: <Cột><Hàng Ví dụ: B12
- Địa chỉ tuyệt đối
o Không thay đổi khi ta thực hiện copy, di chuyển công thức
o Có dạng: <$Cột><$Hàng> Ví dụ: $B$12
o Sử dụng bàn phím: nhấn F4
- Địa chỉ hỗn hợp
o Tuyệt đối cột, tương đối hàng: <$Cột><Hàng> Ví dụ: $B12
o Tương đối cột, tuyệt đối hàng: <Cột><$Hàng> Ví dụ: B$12

II. CÁC THAO TÁC VỚI DỮ LIỆU

1. Nhập dữ liệu
- Chọn ô cần nhập dữ liệu (để chuột tại ô đó)
- Nhập dữ liệu
- Kết thúc nhập bằng phím Enter hoặc sử dụng 4 phím di chuyển

2. Sửa dữ liệu
- Chọn ô cần sửa dữ liệu
- Nháy đúp chuột vào ô cần sửa
- Hoặc Ấn phím F2
- Kết thúc sửa bằng phím Enter

3. Xoá dữ liệu
- Chọn vùng, ô muốn xóa
- Nhấn phím Delete

4. Sao chép dữ liệu


- Chọn vựng cần sao chộp (Bụi đen)
- Edit\Copy hoặc ấn Ctrl+C
- Di chuyển con trỏ tới vựng cần dỏn
- Edit\Paste hoặc ấn Ctrl+V

7
Microsoft Excel

5. Tương tác với dữ liệu

6. Khôi phục thao tác


- Edit\Undo hoặc Ctrl+Z
- Edit\Redo hoặc Ctrl+Y

7. Tìm kiếm
- Home\Find&Select hoặc Ctrl+F
- Nhập giá trị cần tìm vào ô Find what
- Chọn Find Next

8. Thay thế
- Home\Find&Select hoặc Ctrl+F
- Find what: Nhập giá trị cần tìm
- Replace with: Nhập giá trị cần thay thế bằng
- Replace: Thay thế từng giá trị
- Replace All: Thay thế toàn bộ

III. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRONG BẢNG TÍNH

1. Đánh dấu, bôi đen


- Đánh dấu 1 ô: Chọn ô đó
- Đánh dấu nhiều ô: Giữa chuột trái và kéo cho đến khi bao phủ hết khu
vực
- Đánh dấu hàng: Nhắp chuột vào tiêu đề hàng
- Đánh dấu cột: Nhắp chuột vào tiêu đề cột
- Đánh dấu toàn bộ các ô: Ctrl+A

2. Chèn thêm
- Đánh dấu cột hoặc hàng cần chèn
- Tại vị trí bôi đen, nhấn chuột phải chọn Insert

3. Xoá hàng hoặc cột


- Đánh dấu cột hoặc hàng cần xóa
- Tại vị trí bôi đen, nhấn chuột phải chọn Delete

8
Microsoft Excel

4. Thay đổi độ rộng hàng\cột


- Có thể đặt con trỏ tại biên của hàng/cột  xuất hiện mũi tên 2 chiều 
giữ chột trái và kéo ra/vào cho đến khi đạt được động rộng hay chiều cao
mong muốn của cột/hàng.
- Độ rộng của cột
o Bôi đen (các) cột
o Nhấn chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Column Width
- Độ cao của hàng
o Bôi đen (các) hàng
o Nhấn chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Row Height

5. Cột\hàng có độ rộng bằng dữ liệu


- Đánh dấu cột/hàng
- Format Cells\Alignment\Shrink to fit\OK

6. Làm ẩn\hiện cột


- Đánh dấu cột cần ẩn/hiện
- Nhấn chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Hide (ẩn) hoặc Unhide (bỏ
chế độ ẩn)

7. Làm ẩn\hiện hàng


- Đánh dấu hàng cần ẩn/hiện
- Nhấn chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Hide (ẩn) hoặc Unhide (bỏ
chế độ ẩn)

8. Trộn các ô (Merge cells)


- Bôi đen các ô
- Nhắp chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn: Format Cells\Alignment\
Merge cells (Hoặc bấm vào biểu tượng )

IV. ĐỊNH DẠNG CHO TRANG TÍNH

1. Định dạng kiểu dữ liệu


- Chọn vùng cần định dạng/bôi đen
- Nhắp chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Format
Cells\Number:
o Number: dữ liệu kiểu số
o Currency: dữ liệu kiểu tiền tệ
o Date/time: dữ liệu kiểu thời gian
o Percentage: dữ liệu kiểu phần trăm
o Fraction: dữ liệu kiểu phõn số

9
Microsoft Excel

o Scientific: dữ liệu kiểu chữ số khoa học


o Text: dữ liệu kiểu văn bản
o Special: dữ liệu kiểu chữ số đặc biệt: số điện thoại
o Custom: kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa

2. Định dạng dữ liệu trong ô


- Chọn vùng cần định dạng/bôi đen
- Nhắp chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Format
Cells\Ailgnment:
o Horizoltal: Theo chiều ngang
o Vertical: Theo chiều dọc
o Merge cells: Trộn ô/ hủy bỏ trộn ô
o Orentation: Hướng chữ

3. Kẻ khung bảng
- Chọn vùng cần định dạng/bôi đen
o Nhắp chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Format Cells\Border
o Style: Kiểu đường kẻ
o Border: Kẻ khung, viền cho bảng
o Color: Màu cho đường kẻ

4. Định dạng kiểu chữ


- Chọn vùng cần định dạng/bôi đen
- Nhắp chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Format
Cells\Border\Font
o Font: Kiểu chữ
o Font style: Chữ thường, đậm, nghiêng
o Size: Cỡ chữ
o Color: Màu chữ

6. Chọn màu nền của bảng


- Chọn vùng cần định dạng/bôi đen
- Nhắp chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Format Cells\Patterns

7. Tạo cửa sổ con cho bảng tính


- View\Split (huỷ bỏ: bỏ chọn Split)
- Cố định các hàng\cột: View\Freeze Panes

10
Microsoft Excel

V. ĐỊNH DẠNG DỮ LIỆU

1. Dữ liệu kiểu số (Number)


Dữ liệu kiểu số là tập hợp các ký tự số, có thể chứa dấu phẩy (,), dấu
chấm (.), dấu đô la ($), dấu phần trăm (%). Mặc định căn lề phải của ô.
Định dạng:
- Chọn các ô cần định dạng (bôi đen)
- Nhắp chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Format Cells\Number
hoặc sử dụng biểu tượng nhanh định dạng kiểu số trên thanh ribbon

DL kiểu Tăng phần


tiền tệ ($) thập phân
DL kiểu số chứa Giảm phần
dấu phẩy phân cách thập phân

2. Dữ liệu kiểu chữ (Text)


Bao gồm các ký tự chữ và ký tự số... Mặc định căn lề trái của ô
Định dạng:
- Chọn các ô cần định dạng/bụi đen
- Nhắp chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn
Format Cells\Number\Text ‘- Căn cứ….
hoặc thêm dấu nháy đơn (’) vào trước dữ liệu

3. Dữ liệu kiểu ngày tháng


- Dữ liệu dạng ngày tháng được mặc định nhập là: mm/dd/yy
Định dạng:
- Chọn các ô cần định dạng (bôi đen)
- Nhắp chuột phải lên khu vực bôi đen, chọn Format Cells\Number\Date

4. Dữ liệu kiểu công thức


- Ký tự đầu tiên là dấu bằng = hoặc dấu cộng (giá trị dương) hoặc dấu trừ
(giá trị âm)
- Kết quả trong ô là giá trị của công thức đó
- Thành phần: Các số, các chuỗi (trong nháy kép), toạ độ ô, tên vùng, các
hàm, các toán tử (tính toán, toán tử chuỗi, toán tử so sánh)

11
Microsoft Excel

VI. SỬ DỤNG HÀM TRONG EXCEL


Dạng tổng quát của hàm
=<Tên hàm>(Danh sách đối số)
- Tên hàm: Là các mẫu do Excel quy định. Ví dụ: Sum; Average...
- Đối số: Cụ thể là các trị số, dãy các ô, tên vùng, công thức, tên hàm.
Chú ý: Hàm phải được bắt đầu bằng dấu (=), tên hàm không phân biệt
chữ hoa và chữ thường. Đồng thời đối số nằm trong đấu ngoặc đơn (),
nếu có nhiều đối số thì các đối số cách nhau bằng dấy phẩy (,) (hoặc dấu
chấm phẩy (;)

1. Các hàm thống kê


1.1. Hàm SUM: Tính tổng
- Cú pháp: =SUM(Danh sách đối số)
- Ví dụ: =SUM(C5:C10)
=SUM(C5:C10,B5:B10)
đến và
1.2. Hàm AVERAGE: Tính trung bình cộng
- Cú pháp: =AVERAGE(Danh sách đối số)
- Ví dụ: =AVERAGE(C5:C10)
=AVERAGE(C5:C10,B5:B10)
1.3. Hàm MIN: Tính giá trị nhỏ nhất
- Cú pháp: =MIN(Danh sách đối số)
- Ví dụ: =MIN(C5:C10)
=MIN(C5:C10,B5:B10)
1.4. Hàm MAX: Tính giá trị lớn nhất
- Cú pháp: =MAX(Danh sách đối số)
- Ví dụ: =MAX (C5:C10)
=MAX (C5:C10,B5:B10)
1.5. Hàm RANK: Xếp số thứ tự
- Cú pháp: =RANK(X, Danh sách đối số, [thứ tự])
Chú ý: X là số mà thứ tự ta muốn xác định trong Danh sách đối số (Danh
sách đối số sử dụng địa chỉ tuyệt đối để sao chép)
- Ví dụ: =RANK(C2, C2:C10) ->2
1.6. Hàm COUNT: Đếm các ô có giá trị số
- Cú pháp: =COUNT(Danh sách các giá trị)
- Ví dụ: =COUNT(C5:C10)
=COUNT(C5:C10,B5:B10)
1.7. Hàm SUMIF: Tính tổng có điều kiện
- Cú pháp: =SUMIF(Vùng điều kiện, điều kiện, Vùng tính tổng)
- Ví dụ:điều kiện “=Đường”; “Đường”; D15
“>=15”; “<30”

12
Microsoft Excel

1.8. Hàm COUNTIF: Đếm có điều kiện


- Cú pháp: =COUNTIF(Vùng điều kiện,điều kiện)
- Ví dụ: =COUNTIF(C5:C10,”Nam”)

2. Các hàm toán học


2.1. Hàm ABS: Tính giá trị tuyệt đối của một số
- Cú pháp =ABS(N)
- Ví dụ: =ABS(-12) -> 12
=ABS(C5)
2.2. Hàm SQRT: Khai căn bậc hai của một số
- Cú pháp =SQRT(N)
- Ví dụ: =SQRT(4) ->2
=SQRT(C15)
2.3. Hàm INT: Lấy phần nguyên của một số
- Cú pháp =INT(N)
- Ví dụ: =INT(10.4) -> 10
=INT(C5)
2.4. Hàm MOD: Cho biết số dư trong phép chia số nguyên
- Cú pháp =MOD(M,N): M chia cho N
- Ví dụ: = MOD(15,4) -> 3
= MOD(C15,4)
2.5. Hàm ROUND: Làm tròn giá trị số
- Cú pháp =ROUND(Biểu thức số, n)
- Ví dụ: =ROUND (1.46,1) -> 1,5

13
Microsoft Excel

=ROUND (C5,1)
=ROUND (C5*D5,1)

3. Các hàm thời gian


3.1. Hàm NOW: Trả lại ngày tháng năm và giờ hiện hành của hệ thống
- Cú pháp =NOW()
3.2. Hàm TODAY: Trả lại ngày tháng năm hiện hành của hệ thống
- Cú pháp =TODAY()
3.3. Hàm DAY: Trả lại giá trị ngày của dữ liệu kiểu ngày tháng
- Cú pháp =DAY(dữ liệu kiểu ngày)
- Ví dụ: =DAY(B5)
3.4. Hàm MONTH: Trả lại giá trị tháng của dữ liệu kiểu ngày tháng
- Cú pháp =MONTH(dữ liệu kiểu ngày)
- Ví dụ: =MONTH(B5)
3.5. Hàm YEAR: Trả lại giá trị năm của dữ liệu kiểu ngày tháng
- Cú pháp =YEAR(dữ liệu kiểu ngày)
- Ví dụ: =YEAR(B5)

4. Các hàm về ký tự
4.1. Hàm LEFT: Trả lại N ký tự từ bên trái của xâu ký tự
- Cú pháp =LEFT(xâu ký tự,N)
N: là số ký tự cần lấy
- Ví dụ: =LEFT(“Hà Nội”,2) -> Hà
4.2. Hàm RIGHT: Trả lại N ký tự từ bên phải của xâu ký tự
- Cú pháp: =RIGHT(xâu ký tự,N)
N: là số ký tự cần lấy
- Ví dụ: =RIGHT(“Hà Nội”,3) -> Nội
4.3 Hàm LEN: Đếm số chữ cái trong xâu
- Cú pháp: =LEN(xâu ký tự)
- Ví dụ: =LEN(“Hà Nội”) -> 6
4.4. Hàm VALUE: Chuyển xâu ký tự về dạng số
- Cú pháp: =VALUE(xâu ký tự số)
- Ví dụ: =VALUE($1,000) -> 1,000
4.5. Hàm LOWER: Chuyển xâu ký tự thành chữ thường
- Cú pháp: =LOWER(xâu ký tự)
- Ví dụ: =LOWER(“Hà Nội”) -> hà nội
4.6. Hàm UPPER: Chuyển xâu ký tự thành chữ hoa
- Cú pháp: =UPPER(xâu ký tự)
- Ví dụ: =UPPER(“Hà Nội”) -> HÀ NỘI
4.7. Hàm PROPER: Chuyển các ký tự đầu của mỗi từ thành chữ hoa
- Cú pháp: =PROPER(xâu ký tự)
- Ví dụ: =PROPER(“hà nội”) -> Hà Nội

14
Microsoft Excel

5. Các hàm logic


- Khái niệm: trả về giá trị đúng hoặc sai (TRUE or FALSE)
- Các dấu so sánh sử dụng trong hàm logic: =; <>; >; >=; <; <=
5.1. Hàm AND: Trả về giá trị đúng khi thỏa mãn đồng thời các biểu thức logic
- Cú pháp: =AND(biểu thức logic 1,biểu thức logic 2,...)
- Ví dụ: =AND(4>2,3<4) -> TRUE
5.2. Hàm OR: Trả về giá trị đúng khi thỏa mãn ít nhất một biểu thức logic
- Cú pháp: =OR(biểu thức logic 1,biểu thức logic 2,...)
- Ví dụ: =OR(4>2,5<3) -> TRUE
5.3. Hàm NOT: Trả về giá trị phủ định của một biểu thức logic
- Cú pháp: =NOT(biểu thức logic)
- Ví dụ: =NOT(4>2) FALSE
5.4. Hàm IF: Sử dụng khi có nhiều điều kiện lựa chọn, trả về 1 trong 2 giá trị
tùy theo điều kiện TRUE hoặc FALSE
- Cú pháp: =IF(biểu thức điều kiện, giá trị đúng, giá trị sai)
- Chú ý: hàm IF cú thể sử dụng lồng vào nhau.
Ví dụ 1: =IF(C10>=23,“Đỗ”,“Trượt”)
Ví dụ 2: =IF(B8<5,"Yếu",IF(B8<7,"TB",IF(B8<8,"Khỏ",
IF(B8<9,"Giái","Xuất sắc"))))

6. Hàm tìm kiếm


6.1. Hàm VLOOKUP: Tìm kiếm giá trị đầu tiên của một bảng và trả về một giá
trị của dòng tìm thấy trên cột được chỉ định trong hàm
Cú pháp = VLOOKUP(giá trị tìm,bảng tham chiếu,cột lấy trị,cách tìm)
Giá trị tìm: giá trị mang đi so sánh tại Cột khóa của bảng tham chiếu
Bảng tham chiếu (bảng phụ): lấy địa chỉ tuyệt đối
Cột lấy trị: thứ tự cột trong bảng tham chiếu sẽ lấy giá trị trả về nếu tìm
thấy
Cách tìm:
- Nếu là 0: các giá trị dũ tìm và giá trị trong khối khai thác phải chính
xác bằng nhau
- Nếu là 1: Tìm xấp xỉ. Khối khai thác phải được sắp xếp tăng dần
Ví dụ:
Dựa vào Mã hàng để nhập tự động Loại hàng từ bảng tham chiếu vào
cột Loại hàng

15
Microsoft Excel

=vlookup(C14,$G$26:$H$29,2,0)

6.2. Hàm HLOOKUP: Tìm kiếm theo hàng


Cú pháp:=HLOOKUP(giá trị tìm,bảng tham chiếu,hàng lấy trị,cách tìm)

VII. TẠO ĐỒ THỊ


- Bôi đen bảng dữ liệu
- Chọn Insert
- Trong khu vực Chart, chọn bảng dữ liệu
mong muốn
- Lưu ý:
o chọn kiểu đồ thị trong mục
o xác định địa chỉ tuyệt đối của vùng cần tạo đồ thị
o hiệu chỉnh đồ thị cho phù hợp
o truy xuất đồ thị ra sheet hiện tại hoặc sheet mới
Hiệu chỉnh đồ thị
- Nháy chuột vào đồ thị, thiết lập
o Kiểu đồ thị
o Dữ liệu của đồ thị
o Các lựa chọn
o Vị trí để đồ thị

VIII. CƠ SỞ DỮ LIỆU

1. Sắp xếp dữ liệu


- Chọn khu vực dữ liệu cần sắp xếp (bôi đen)
- Chọn Data\Sort

16
Microsoft Excel

- Add level: thêm các cấp độ sắp xếp khác nhau


- Tích chọn ”My data has headers” nếu bảng có hàng tiêu đề
- Chọn cột cần sắp xếp
- Sort on: sắp xếp theo màu ô, màu chữ, hay biểu tượng ô
- A - Z: sắp xếp tăng
- Z - A: sắp xếp giảm

2. Đặt lọc và kết xuất dữ liệu tự động (Auto Filter)


- Chọn vựng dữ liệu cần lọc (bôi đen)

- Chọn biểu tượng


- Khi đó, ở đầu mỗi trường xuất hiện một mũi tên
- Chọn mũi tên tại từng trường:
o Muốn lọc theo tiêu chuẩn nào đó ta chọn mục
tương ứng.
o Sort by Color: tìm theo màu sắc
o Gõ vào mục Search để tìm theo yêu cầu
o (Select All): lấy lại toàn bộ dữ liệu
o Muốn lọc theo một tiêu chuẩn không xác định
ta chọn mục Custom

Các lựa chọn trong mục Text


Filters (/Custom Filter)
- equals: bằng - ngang bằng
- does not equals: không bằng
- is greater than: lớn hơn
- is greater than or equal to: lớn
hơn hoặc bằng

17
Microsoft Excel

- is less than: nhỏ hơn


- is less than or equal to: nhỏ hơn hoặc bằng
- begins with: bắt đầu với
- does not begin with: không bắt đầu với
- contains: chứa đựng
- does not contain: không chứa đựng.
- Có thể sử dụng AND, OR kết hợp giữa các điều kiện lọc trực tiếp

XI. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Nội dung:
 Công cụ Subtotal

 Công cụ Consolidate

 Công cụ Pivot Table

 Phân tích độ nhạy (What-If)

1. Công cụ SUBTOTAL
Chức năng Subtotal cho phép tổng hợp từng nhóm dữ liệu của các cột kiểu số trong cơ
sở dữ liệu, chẳng hạn như tìm tổng, số lớn nhất, số nhỏ nhất, số trung bình, … Kết quả
tổng hợp được đặt trên hay dưới mỗi nhóm.
Giả sử có bảng dữ liệu bán hàng như sau:

Ta cần tính tổng số tiền mà mỗi nhân viên thực hiện được:
(1) Xếp thứ tự cột Nhân viên thực hiện
(2) Chọn cơ sở dữ liệu hay trỏ chuột vào một ô bất kỳ

18
Microsoft Excel

(3) Chọn lệnh Data \ Outline \ Subtotal, xuất hiện hộp thoại Subtotal:
 Hộp At each change in: chọn tên cột đã dùng để xếp thứ tự (Nhân viên thực
hiện)

 Hộp Use function: chọn hàm dùng để tổng hợp dữ liệu (Sum)

 Hộp Add subtotal to: đánh dấu chọn những cột kiểu số cần đưa ra kết quả tổng
hợp (Số tiền)

 Replace current subtotals: chọn để kết quả tổng hợp mới sẽ ghi đè kết quả
tổng hợp cũ, không chọn thì kết quả tổng hợp mới sẽ thêm vào cơ sở dữ liệu,

 Page break between group: chọn để có ngắt trang giữa các nhóm, khi in ra
giấy thì mỗi nhóm một trang giấy,

 Summary below data: chọn / không chọn để kết quả tổng hợp ở dưới / trên
mỗi nhóm. Ngoài Excel tự dộng thêm vào một kết quả tổng hợp Grand … cho
cả cơ sở dữ liệu,

 Nút Remove All: để gỡ bỏ tất cả các kết quả tổng hợp hiện thời.

19
Microsoft Excel

Bên trái bảng tính, có nút dấu – hay dấu +, nhấp vào nút đó thì dấu – trở thành dấu +
và ngược lại, dấu – để xem chi tiết, dấu + chỉ xem kết quả tổng hợp.

2. Công cụ CONSOLIDATE
Chức năng Consolidate cho phép hợp nhất dữ liệu từ nhiều vùng dữ liệu nguồn
(Sources) và hiển thị kết quả trong vùng dữ liệu đích (Destination).
Giả sử công ty xăng dầu ABC có 3 cửa hàng, mỗi cửa hàng có một bảng báo cáo
doanh thu 6 tháng đầu năm 2012. Công ty có nhu cầu tổng hợp các báo cáo của 3 cửa
hàng thành một báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 của công ty.

20
Microsoft Excel

Thực hiện các bước sau:


(1) Chọn vùng dữ liệu đích bằng cách trỏ chuột vào một ô bất kỳ ở vùng đó,
(2) Chọn lệnh Data \ Data Tools \ Consolidate, xuất hiện hộp thoại Consolidate

21
Microsoft Excel

 Hộp Function: chọn hàm sử dụng (Sum, Min, Max, …), thông thường khi tổng
hợp dữ liệu bạn chọn hàm Sum để tính tổng.

 Hộp Reference: để tham chiếu lần lượt các vùng dữ liệu nguồn.

 Hộp All references: chứa tất cả các vùng dữ liệu nguồn cần thiết cho việc hợp
nhất. Để xóa một vùng dữ liệu trong hộp All references, bạn chọn vùng đó, rồi
nhấp nút Delete.

 Top row: chọn nếu muốn dùng tên cột của vùng nguồn,

 Left column: chọn nếu muốn dùng các giá trị của cột đầu tiên của vùng nguồn,
ở đây là giá trị của cột Mặt hàng,

 Create links to source data: chọn nếu muốn dữ liệu hợp nhất được cập nhật
mỗi khi có thay đổi ở vùng dữ liệu nguồn.

3. Công cụ PIVOTTABLE
PivotTable, còn gọi là bảng dữ liệu tổng hợp, là một bảng tính được tạo ra từ một cơ
sở dữ liệu của Excel hay từ nguồn dữ liệu bên ngoài.
Giả sử có bảng dữ liệu bán hàng như sau:

Ta muốn tổng hợp tổng số tiền mà mỗi nhân viên đã thực hiện được theo từng khu vực

22
Microsoft Excel

Cách thực hiện:


 Chọn lệnh Insert \ Tables \ PivotTable \ PivotTable

 Xuất hiện hộp thoại Create PivotTable, chọn dữ liệu mà bạn muốn phân tích
và chọn nơi đặt kết quả.

 Nhấp nút OK, xuất hiện hộp thoại PivotTable Field List

 Bạn chọn tên trường, rồi kéo thả vào vùng bên dưới:

 Vùng Column Labels: mỗi giá trị đại diện của một trường sẽ tạo thành một
cột với tên cột là giá trị đó (Khu vực)

 Vùng Row Labels: mỗi giá trị đại diện của một trường sẽ tạo thành một
hàng với tên hàng là giá trị đó (Nhân viên thực hiện)

 Vùng Values: mặc định tính Tổng (Sum) của các giá trị của trường (Số
tiền)

23
Microsoft Excel

4. Phân tích độ nhạy (What-If Analysis)


What-If Analysis (phân tích điều gì sẽ xảy ra) là phương pháp cơ bản nhất để truy vấn
dữ liệu trong bảng tính. Giả sử, bạn thiết lập công thức tính Lợi nhuận = Doanh thu –
Chi phí. Bạn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy với kết quả Lợi nhuận nếu Doanh thu thay đổi
hoặc Chi phí thay đổi hoặc cả 2 cùng thay đổi?
Phân tích 1 chiều: Biến thay đổi theo hàng
Ví dụ: Doanh thu thay đổi từ 8 đến 11, chi phí không đổi = 6, lợi nhuận thay đổi?

 Tạo bảng với biến Doanh thu thay đổi theo hàng (A6:F8)

 Trỏ ô tham chiếu kết quả vào ô lợi nhuận (B8 = B3)

24
Microsoft Excel

 Chọn vùng B7:F8

 Ra lệnh Data \ Data Tools \ What-If Analysis \ Data Table

 Cho Row input cell tham chiếu đến ô B1 vì biến thay đổi theo hàng là Doanh
thu.

 Nhấn OK, để xem kết quả

Phân tích 1 chiều: Biến thay đổi theo cột


Ví dụ: Doanh thu không đổi =10, chi phí thay đổi từ 5 đến 8, lợi nhuận thay đổi?

 Tạo bảng với biến Chi phí thay đổi theo cột (A6:C11)

 Trỏ ô tham chiếu kết quả vào ô lợi nhuận (C7 = B3)

 Chọn vùng B7:C11

 Ra lệnh Data \ Data Tools \ What-If Analysis \ Data Table

 Cho Column input cell tham chiếu đến ô B2 vì biến thay đổi theo cột là Chi phí

 Nhấn OK để xem kết quả

Phân tích 2 chiều: 1 biến thay đổi theo hàng và 1 biến thay đổi theo cột
Ví dụ: Doanh thu thay đổi từ 8 đến 11, chi phí thay đổi từ 5 đến 8, lợi nhuận thay đổi?
Thực hiện như trong hình sau:

25
Microsoft Excel

X: LÀM VIỆC VỚI MACRO

Nội dung:
 Khái niệm

 Tạo Macro

 Thực thi Macro

 Gán Macro cho đối tượng nút nhấn, đồ họa.

 Xóa Macro

1. Khái niệm
Macro là công cụ cho phép ghi lại các thao tác (các lệnh) của người sử dụng dưới
dạng một danh sách các lệnh. Khi ta gọi tới một macro (chạy macro), nó sẽ thực hiện
lại các thao tác (các lệnh) đó một cách tự động.
Như vậy muốn tự động hóa một quá trình, ta cần thực hiện các công việc đó, dùng
macro ghi lại và khi cần thực hiện quá trình đố tự động, ta cho chạy macro.
Để làm việc với Macro, bạn cần thực hiện một số tùy chọn sau:
 Hiển thị thẻ Developer:

26
Microsoft Excel

Trên menu chọn File và sau đó chọn Options, trong khung bên trái Chọn
Customize Ribbon, và click vào Developer ở phía bên phải của hộp thoại, xong
nhấn nút OK, sẽ trở về giao diện bảng tính, lúc này trên menu bên phải sẽ xuất
hiện thẻ Developer, Click vào thẻ Develope.

Trở về bảng tính thấy như hình chọn thẻ DEVELOPER

Click vào nút tam giác màu vàng có dấu chấm than màu đen “Macro Security”,
xuất hiện hộp thoại Macro Settings,

Click chọn vào Enable all macros (not recommended; potentially dangerous
code can run), xong nhấn nút OK và lưu File.
Sau đó mở lại File thì Macro mới hoạt động.
 Thiết lập thông số cho phép Macro hoạt động trong Excel

27
Microsoft Excel

Ví dụ: Bạn cần thiết kế một giao diện tìm kiếm thông tin như sau. Khi người dùng
nhập vào một hoặc nhiều tiêu chí trên các ô tìm kiếm và nhấn nút Tìm kiếm. Kết quả
hiển thị ở khung Kết quả tìm kiếm phía dưới.
Để thiết kế công cụ tìm kiếm, thực chất là sử dụng chức năng lọc nâng cao (Advanced
fillter), tuy nhiên ta không lọc thủ công mà làm thao tác đó 1 lần, ghi lại bằng Macro
và khi cần tìm kiếm thì cho chạy Macro (nhấn nút Tìm kiếm) để nó thực hiện lại thao
tác mà ta đã ghi.

Chuẩn bị dữ liệu:

28
Microsoft Excel

- Lập bảng dữ liệu gốc (Bảng tính lương) có thể cùng hoặc khác với sheet Tìm kiếm
- Lập vùng điều kiện lọc (vùng để nhập vào các tiêu chí tìm kiếm).
- Lập vùng kết quả phía dưới (Nhập tên trường thông tin cần hiển thị trong kết quả)

2. Tạo MACRO
 Vào Developer \ Code \ Record macro

 Đặt tên cho Macro, chọn phím tắt nếu cần, OK

 Thực hiện các thao tác muốn ghi lại. Trong ví dụ này ghi lại thao tác lọc bằng
Advanced Fillter: lọc bảng dữ liệu gốc với vùng điều kiện lọc, kết quả lọc tham
chiếu đến vùng kết quả. (Xem lại phần trích lọc nâng cao ở Bài 2: “Cơ sở dữ
liệu” )

 Bấm nút Stop Recording để kết thúc

29
Microsoft Excel

3. Thực thi MACRO


 Chọn Developer \ Code \ Macros. Xuất hiện hộp thoại Macro.

 Chọn một Macro muốn thực thi, nhấn Run

4. Gán MACRO cho các đối tượng


Thực hiện gán Macro cho nút nhấn:
 Chèn nút nhấn vào bảng tính bằng lệnh Developer \ Controls \ Form Controls
\ Button

 Trỏ phải vào nút nhấn, chọn Assign macro

30
Microsoft Excel

 Chọn tên Macro, nhấn OK

Lưu ý: Bạn có thể thực hiện việc gán Macro tương tự cho các đối tượng đồ họa (như
hình vẽ, ảnh,…)

5. Xóa MACRO
 Chọn Developer \ Code \ Macros. Xuất hiện hộp thoại Macro.

 Chọn một Macro muốn xóa, nhấn Delete

31
Microsoft Excel

XI. CÀI ĐẶT TRANG IN

1. Phân trang
- Định vị chuột ở vị trớ cần phõn trang
- Chọn Insert\Page Break

2. Xem trước khi in


- Chọn File\Print

3. Thiết lập trang in


- Chọn File\Print\Page Setup
- Orientation: Hướng giấy
- Portrait: in dọc
- Landscape: in ngang
- Margin: Căn lề
- Header/Footer: Tiêu đề trang
- Sheet: Tiêu đề bảng

4. In ấn
- Chọn File\Print
o Copies: Số bản
o Printer: chọn máy in
o Settings: Thiết lập khu vực in, trang
in, mặt giấy, hướng giấy, khổ giấy, lề,
và kích cỡ

32
Microsoft Excel

PHẦN THỰC HÀNH


Bài 1: Lập bảng tính sau:
A B C D E F G
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2 TRƯỜNG ĐHKHXH&NV Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
3
4 Hà Nội, ngày…... tháng…..năm 201…
5
6 BẢNG LƯƠNG CƠ QUAN X
Mức Ngày Lương Tạm
7 Stt Họ và Tên Còn lại
lương công tháng ứng
8 310 26
9 310 24
10 390 27
11 425 25
12 535 23
13
14 T. Cộng
15 T. bình
16 Lớn nhất
17 Nhỏ nhất
18 Đếm số
nhân viên
1. Nhập dữ liệu cho cột B, C, D
2. Nhập số thứ tự tự động từ 1 trở đi
3. Tính Lương tháng = Mức lương * Ngày công
4. Tính Tạm ứng = Lương tháng/3
5. Tính số tiền Còn lại = Lương tháng - Tạm ứng
6. Thống kê dữ liệu cho từng cột theo tổng cộng, trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất
7. Đặt tên sheet chứa bài tập trên là “BT 1A”, ghi file lên đĩa.
8. Sao bài tập từ sheet “BT1A” sang 1 Sheet mới và đặt tên là “BT1B”
9. Tại sheet “BT1B”
+ Thêm 1 hàng mới vào hàng 7, nhập Hệ số là 0.31 vào ô E7
+ Thêm cột Thưởng, tính tiền thưởng (bằng cách lấy Mức lương * Hệ số)
+ Tính số tiền Còn lại = Lương tháng - Tạm ứng + Thưởng

33
Microsoft Excel

Bài 2: Tạo một bảng tính theo mẫu sau


BẢNG LƯƠNG THÁNG 2
LươngCB 178,000
Chức Hệ N. Bảo Thực
STT Họ và tên Lương Phụ cấp Thưởng
vụ số Công hiểm lĩnh
1 Lương Thiên Vương GĐ 5.1
2 Trần Khánh Toàn TP 4.7
3 Trương Thị Tuyết TP 4.3
4 Bùi Quang Trung TP 2.6
5 Trần Thị Hạnh NV 3.2
6 Ngô Quốc Thắng NV 2.5
7 Lê Lựu NV 3.4
8 Đỗ Thị Thắm NV 2.5
9 Chu Viết Hòa NV 2.8
10 Nguyễn Thanh Bình NV 2.7
1. Lương = Hệ số * Lương CB; Phụ cấp = 10% của lương
2. Bảo hiểm = 15% Lương; Thực lĩnh = Lương + Phụ cấp -
Bảo hiểm
3. Chèn thêm một dòng cuối và tính tổng số tiền phải trả cho CBNV
4. Đếm xem có bao nhiêu người có Hệ số lương lớn hơn 3.0
Bài 3: Soạn thảo và định dạng theo mẫu sau
CÔNG TY BÁCH HÓA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HÀ NỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG KÊ DANH MỤC BÁN HÀNG
Tỷ giá: 16000

SỐ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN GHI


TT MẶT HÀNG
LƯỢNG (USD) USD VND CHÚ
1 Quạt trần 10 100
2 Ti vi 3 300
3 Máy điều hoà 4 500
4 Tủ lạnh 1 300
5 Máy điều hoà 5 500
6 Quạt trần 6 120
7 Ti vi 7 524
8 Quạt trần 5 230
9 Tủ lạnh 6 290
10 Máy điều hoà 2 500

34
Microsoft Excel

1. Tính cột Thành tiền theo công thức sau:


USD = Số lượng x Đơn giá
VND =USD x Tỷ giá
2. Thêm 1 cột Tỷ lệ vào bên phải cột Ghi chú và tính
Tỷ lệ = (VND) / (VND) * 100%
3. Tính tổng Số lượng, Thành tiền theo các mặt hàng theo bảng sau:
BẢNG TỔNG HỢP
SỐ
MẶT HÀNG USD VND
LƯỢNG
Ti vi ? ? ?
Quạt trần ? ? ?
Tủ lạnh ? ? ?
Máy điều hoà ? ? ?
4. Lọc và đưa ra danh sách các mặt hàng: Quạt trần
5. Lọc và đưa ra danh sách các mặt hàng có đơn giá >=300

Bài 4. Tạo bảng tính theo mẫu sau


BẢNG LƯƠNG THÁNG 2
LươngCB 178,000
Chức Hệ N. Bảo Thực
STT Họ và tên Lương Phụ cấp Thưởng
vụ số Công hiểm lĩnh
1 Lương Thiên Vương GĐ 5.1
2 Trần Khánh Toàn TP 4.7
3 Trương Thị Tuyết TP 4.3
4 Bùi Quang Trung TP 2.6
5 Trần Thị Hạnh NV 3.2
6 Ngô Quốc Thắng NV 2.5
7 Lê Lựu NV 3.4
8 Đỗ Thị Thắm NV 2.5
9 Chu Viết Hòa NV 2.8
10 Nguyễn Thanh Bình NV 2.7
1. Lương = Hệ số*Lương CB. Tự nhập dữ liệu cho cột N.Công (N.Công
<=31)
2. Điền dữ liệu cho cột phụ cấp biết: ngày công lớn hơn hoặc bằng 25, Phụ
cấp được 100000, trường hợp ngược lại phụ cấp được 60000
3. Cho cột Thưởng = 100000 nếu là chức vụ = GĐ,
Thưởng = 80000 nếu là chức vụ = TP, còn lại thưởng 50000
4. Nếu chức vụ = GĐ hoặc ngày công >25 thì Bảo hiểm = 5% Lương. Ngược
lại Bảo hiểm = 15% Lương.

35
Microsoft Excel

Bài 5: Mở một bảng tính mới và nhập theo mẫu sau:


PHÒNG GIÁO DỤC HÀ NỘI KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG PTTH CẦU GIẤY KHỐI LỚP 12
ĐIỂM THI
GIỚI XẾP XẾP

XLHK
TT HỌ TÊN ĐIỂM ĐIỂM

TOÁN
THỨ

VĂN
TÍNH LOẠI


TB ƯT

Quang Nam A 9 9 8
Thắng Nam A 8 8 7
Hải Nữ B 7 8 9
Vương Nam B 8 7 5
Ngọc Nữ C 5 8 6
Yến Nữ C 7 9 7
Liên Nữ B 7 6 8
Ngọc Nữ B 6 5 9
Hà Nam C 7 7 7
Hưng Nam A 7 6 9

1. Tính kết quả cho các cột Điểm TB, Xếp loại, Xếp thứ

2. Điền dữ liệu cho cột Điểm ƯT dựa vào bảng tham chiếu sau:
Bảng danh mục 1 Bảng danh mục 2
XLHK ĐIỂM ƯT XLHK A B C
A 1 ĐIỂM ƯT 1 0.7 0
B 0.7

C 0

36
Microsoft Excel

3. Sao chép dữ liệu sang 1 Sheet mới, sử dụng hàm VLOOKUP, điền dữ liệu
cho cột Điểm ƯT dựa vào bảng danh mục 1
4. Sao chép dữ liệu sang 1 Sheet mới, sử dụng hàm HLOOKUP, điền dữ liệu
cho cột Điểm ƯT dựa vào bảng danh mục 2

5. Sao chép dữ liệu sang 1 Sheet mới rồi sắp xếp theo cột tên từ A-> Z

6. Đếm số học sinh Nam, Nữ trong danh sách

7. Đếm số học sinh có Điểm TB >=7

8. Đưa ra danh sách các học sinh xếp loại Khá, Giỏi

37
Microsoft Excel

Bài 6. Tạo bảng tính theo mẫu sau


TÌNH HÌNH BÁN HÀNG NĂM 2010

ST Tên Số Đơn Thành


Mã Số Đvt Tháng Quí
T hàng lượng giá tiền
1 SC01 ? ? 5 ? 55 ? ?
2 ST02 7 120
3 KE03 11 200
4 NG04 10 120
5 KE05 10 30
6 NG06 4 50
7 ST07 7 30
8 SC08 5 15

Bảng danh mục 1 Bảng thống kê Thành tiền

Mã hàng Tên hàng Đơn giá Đvt Tên hàng Thành tiền

SC Sữa chua 3000 Hộp Sữa chua


ST Sữa tươi 4000 Túi Sữa tươi
KE Kem 13000 Kg Kem
NG Nước ngọt 3500 Chai

Bảng danh mục 2

Mã hàng SC ST KE NG
Tên hàng Sữa chua Sữa tươi Kem Nước ngọt
Đơn giá 3000 4000 13000 3500
Đvt Hộp Túi Kg Chai
Mô tả: 2 ký tự đầu của Mã số cho biết Mã hàng

Yêu cầu:

1. Sử dụng hàm Vlookup, dựa vào Mã hàng tra trong BẢNG DANH MỤC
1 để có giá trị tương ứng của Tên hàng, Đvt, Đơn giá

38
Microsoft Excel

2. Copy bảng tình hình bán hàng sang một vùng tính khác, sử dụng hàm
Hlookup, dựa vào Mã hàng tra trong BẢNG DANH MỤC 2 để có giá trị
tương ứng của Tên hàng, Đvt, Đơn giá
3. Sử dụng hàm IF, dựa vào cột tháng để xét dữ liệu cho cột Quí:
Quí 1: từ tháng 1 -> tháng 3
Quí 2: từ tháng 4 -> tháng 6
Quí 3: từ tháng 7 -> tháng 9
Quí 4: từ tháng 10 -> tháng 12
4. Thành tiền = Số lượng * Đơn giá
5. Lập BẢNG THỐNG KÊ THÀNH TIỀN theo mẫu trên

Bài 7. Cho bảng tính theo mẫu sau

Bảng danh mục ngành

Ngành viết Số vào sổ


TT Ngành CTĐT
tắt Min Max
1 Báo chí Chuẩn BC 11 39
2 Chính trị học Chuẩn CTH 3 37
3 Công tác xã hội Chuẩn CTXH 28 42
4 Đông phương học Chuẩn ĐPH 8 84
5 Du lịch học Chuẩn DLH 0 0
6 Hán Nôm Chuẩn HN 3 29
7 Khoa học quản lí Chuẩn KHQL 1 31

39
Microsoft Excel

DỮ LIỆU SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NĂM 2019

Ngành Ngày Giới Nơi Xếp Số vào Khóa


Mã SV Họ và tên TBTL TCTL Ngành Lớp khóa học CTĐT
VT sinh tính sinh loại sổ học

4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 17 18 19 20
BC Nguyễn Thị Thanh 11/BC.1 QH-
13030018 04/09/1994 Nữ 3.04 134 Khá Báo chí QH-2013-X-BC Chuẩn
Phương Anh Hóa 9 2013-X
BC Nguyễn Thị Thu 12/BC.1 QH-
13032071 21/09/1995 Nữ Hà Nội 2.99 134 Khá Báo chí QH-2013-X-BC Chuẩn
Hà 9 2013-X
CTH 3/CTH.1 Chính trị QH-
14030180 Lý Thị Hương 03/11/1996 Nữ Lào Cai 2.78 135 Khá QH-2014-X-CTH Chuẩn
9 học 2014-X
Tuyên Công tác QH-2014-X-
14030468 Nông Văn Tính 23/05/1996 Nam 3.03 135 Khá Chuẩn
Quang xã hội CTXH
Nguyễn Thị Công tác xã
15030209 27/05/1997 Nữ Hà Nội 3.12 124 Khá QH-2015-X-CTXH Chuẩn
Phương Anh hội
Công tác QH-2015-X-
15034335 Đàm Bích Diệp 11/08/1997 Nữ Hà Nội 3.05 124 Khá Chuẩn
xã hội CTXH
Đông
Nguyễn Thị Nghệ
13032388
Diệu Linh
24/08/1995 Nữ
An
3.35 138 Giỏi phương QH-2013-X-NB Chuẩn
học
Đông
Hưng
13030566 Đào Thu Trang 24/09/1995 Nữ
Yên
2.71 138 Khá phương QH-2013-X-DNA Chuẩn
học
Phạm Thuý
14031888 25/07/1996 Nữ Hà Nội 3.00 135 Khá Hán Nôm QH-2014-X-HN Chuẩn
Khánh Hà
Lưu Phương Nam
15030408 27/10/1997 Nữ 3.19 125 Khá Hán Nôm QH-2015-X-HN Chuẩn
Anh Định
Nguyễn Ngọc
15030409 27/02/1997 Nữ Hà Nội 3.54 125 Giỏi Hán Nôm QH-2015-X-HN Chuẩn
Anh
Hoàng Thùy Cao Khoa học
12030288 12/03/1994 Nữ 3.06 130 Khá QH-2012-X-QL Chuẩn
Linh Bằng quản lí
Tô Thị Thuỳ Phú Khoa học
13030318 25/04/1995 Nữ 2.97 130 Khá QH-2013-X-QL Chuẩn
Lương Thọ quản lí

40
Microsoft Excel

1. Điền dữ liệu cho cột Ngành VT có sử dụng Bảng danh mục ngành
2. Thêm 1 cột dữ liệu Số thứ tự vào sổ (STTVS) ở cuối cùng, điền dữ liệu cho
cột STTVS với số đầu tiên là Số vào sổ min của từng ngành trong Bảng
danh mục ngành, STTVS tiếp theo tăng dần.
3. Điền dữ liệu cho cột Số vào sổ theo nguyên tắc: Số vào sổ =
STTVS+”/”+NgànhVT+”.19”
4. Điền dữ liệu cho cột Khóa học biết rằng cột Khóa học là lấy 9 ký tự đầu của
cột lớp
5. Làm Quyết định tốt nghiệp theo mẫu phía dưới trên một Sheet Exel khác:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ___________________________

Số: /QĐ-XHNV Hà Nội, ngày tháng 06 năm 2019


QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận tốt nghiệp đại học chính quy đợt 2 năm 2019
____________________

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Căn cứ Quyết định số 510/QĐ-XHNV ngày 05/03/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn về việc ban hành Quy định về Tổ chức và Hoạt động trong
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;
Căn cứ Quy chế đào tạo đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số
5115/QĐ-ĐHQGHN, ngày 25/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ biên bản họp của Hội đồng xét tốt nghiệp đại học hệ chính quy đợt 2, năm 2019 vào
ngày 18/06/2019;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Công nhận tốt nghiệp đại học chính quy và cấp bằng cử nhân cho 13 (mười ba) sinh
viên thuộc chương trình đào tạo chuẩn và chất lượng cao của các ngành sau đây:

TT Ngành đào tạo Khóa học

41
Microsoft Excel

QH-2012-X QH-2013-X QH-2014-X QH-2015-X Tổng

1 Báo chí 2 2
2 Chính trị học 1 1
3 Công tác xã hội 1 2 3
4 Đông phương học .. .. .. .. 0
5 Hán Nôm .. .. .. .. 0
6 Khoa học quản lí .. .. .. .. 0
x Tổng cộng .. .. .. .. 12

Điều 2. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và sinh viên có tên trong Điều 1 chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.

KT. HIỆU TRƯỞNG


PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Lưu ĐT, HC-TH;

PGS.TS Hoàng Anh Tuấn

Bài 8. Cho dữ liệu sinh viên tốt nghiệp như bài 7


Yêu cầu: Dựa trên bảng dữ liệu để làm Giấy chứng nhận tốt nghiệp trên một
Sheet khác, khi điền mã sinh viên sẽ in được đúng dữ liệu của sinh viên đó
Mẫu Giấy chứng nhận tốt nghiệp

42
Microsoft Excel

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIẤY CHỨNG NHẬN


HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Chứng nhận
13030018
Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Anh Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 04/09/1994 Nơi sinh: Thanh Hóa
Mã số sinh viên: 13030018 Chương trình đào tạo: Chuẩn
Khóa học: QH-2013-X-BC Ngành học: Báo chí
Đã được công nhận tốt nghiệp đại học và cấp bằng cử nhân theo Quyết định số
2373/QĐ-XHNV, ngày19/06/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn.
Điểm trung bình chung học tập: 3.04
Xếp loại tốt nghiệp: Khá
Hiện tại, sinh viên đang chờ nhận bằng tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2019
TL. HIỆU TRƯỞNG
KT. TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

ThS. Đào Minh Quân

43
Microsoft Excel

Bài 9. Cho dữ liệu sinh viên tốt nghiệp như bài 7


Yêu cầu: Dựa trên bảng dữ liệu để làm Quyết định tốt nghiệp cho từng ngành,
khi điền Ngành VT sẽ in được đúng dữ liệu tốt nghiệp của ngành đó
Mẫu Danh sách sinh viên tốt nghiệp theo ngành
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DANH SÁCH SINH VIÊN ĐƯỢC CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
(kèm theo Quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân số /QĐ-XHNV, ngày
/06/2019)

BC Ngành đào tạo: Báo chí

T Giới TBT Xếp


Mã SV Họ và tên Ngày sinh Nơi sinh Số vào sổ
T tính L loại
Nguyễn Thị
1 13030018 04/09/1994 Nữ Thanh Hóa 3.04 Khá 11/BC.19
Phương Anh
Nguyễn Thị Thu
2 13032071 21/09/1995 Nữ Hà Nội 2.99 Khá 12/BC.19

Ấn định danh sách gồm 2 sinh viên

44
Microsoft Excel

Bài 10. Cho 3 Sheet dữ liệu như hình


Sheet 1

CÔNG TY BÁCH HÓA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỬA HÀNG 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG KÊ DANH MỤC BÁN HÀNG
Tỷ giá: 23000
ĐƠN
SỐ GIÁ THÀNH TIỀN
TT MẶT HÀNG LƯỢNG (USD) USD VND GHI CHÚ
1 Quạt trần 10 100 T7
2 Ti vi 3 300 T7
3 Máy điều hoà 4 500 T7
4 Tủ lạnh 1 300 T7
5 Máy điều hoà 5 500 T8
6 Quạt trần 6 120 T8
7 Ti vi 7 524 T8
8 Quạt trần 5 230 T9
9 Tủ lạnh 6 290 T9
10 Máy điều hoà 2 500 T9
Sheet 2

CÔNG TY BÁCH HÓA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỬA HÀNG 2 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG KÊ DANH MỤC BÁN HÀNG
Tỷ giá: 23000
ĐƠN
SỐ GIÁ THÀNH TIỀN
TT MẶT HÀNG LƯỢNG (USD) USD VND GHI CHÚ
1 Quạt trần 7 100 T7
2 Ti vi 6 300 T7
3 Máy điều hoà 3 200 T7
4 Tủ lạnh 2 300 T7
5 Máy điều hoà 1 500 T8
6 Quạt trần 5 120 T8
7 Ti vi 6 524 T8
8 Quạt trần 4 230 T9

45
Microsoft Excel

9 Tủ lạnh 8 290 T9
10 Máy điều hoà 2 500 T9
Sheet 3

CÔNG TY BÁCH HÓA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỬA HÀNG 3 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG KÊ DANH MỤC BÁN HÀNG
Tỷ giá: 23000
ĐƠN
SỐ GIÁ THÀNH TIỀN
TT MẶT HÀNG LƯỢNG (USD) USD VND GHI CHÚ
1 Quạt trần 9 100 T7
2 Ti vi 8 300 T7
3 Máy điều hoà 7 500 T7
4 Tủ lạnh 6 300 T7
5 Máy điều hoà 2 500 T8
6 Quạt trần 4 120 T8
7 Ti vi 8 524 T8
8 Quạt trần 9 230 T9
9 Tủ lạnh 6 290 T9
10 Máy điều hoà 4 500 T9

1. Tính USD = Số lượng x Đơn giá


2. Tính VND = Số lượng x Đơn giá x Tỷ giá
3. Dùng Data/ Consolidate để tính tổng dữ liệu của ba cửa hàng
4. Dùng PivotTable để tính tổng 3 tháng

Bài 11. Tạo một Macro để nối nhiều file Exel với nhau theo file hướng dẫn
Bai11.NoiNhieuFileExel.doc

46

You might also like