You are on page 1of 5

Đề cương sinh cuối kì

A. Trắc Nghiệm
I. Tập Tính
 Cơ sở thần kinh
- Tập tính bẩm sinh: chuỗi phản xạ không điều kiện.
- Tập tính học được: chuỗi phản xạ có điều kiện.
 Các hình thức học tập ở động vật, kể tên một số tập tính phổ biến ở
động vật.
 Hình thức học tập:
- Quen nhờn: Là động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại
nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.
- In vết: Là hiện tượng con non mới sinh đi theo những vật đầu tiên mà
chúng nhìn thấy, thường là con bố mẹ.
- Điều kiện hóa
a) Điều kiện hóa đáp ứng (điều kiện hóa kiểu Paplôp)
- Do sự hình thành những mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động
trong trung ương thần kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng
thời.
b) Điều kiện hóa hành động (điều kiện hóa kiểu Skinnơ)
- Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một điều kiện nào đó,
sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.
- Học ngầm: Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học
được.
- Học khôn: Là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ để giải quyết những tình
huống mới. Học khôn gặp ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển.
 Tập tính phổ biến:
- Tập tính kiếm ăn
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Tập tính sinh sản
- Tập tính di cư
- Tập tính xã hội: Tập tính thứ bậc, Tập tính vị tha.
 Thích nghi, tồn tại, phát triển.
 Nhận biết tập tính qua ví dụ…
 Phân biệt được tập tính bẩm sinh, học được qua ví dụ…
 Biểu hiện của tập tính qua ví dụ…
II. Sinh trưởng ở thực vật
 Khái niệm về mô phân sinh, vị trí của mô phân sinh.
- Khái niệm: Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được
khả năng nguyên phân.
- Vị trí:
Phân loại Có ở nhóm Vị trí phân bố Chức năng
thực vật

Mô phân sinh - 1 lá mầm - Chồi đỉnh - Giúp thân, rễ


đỉnh - 2 lá mầm - Chồi nách tăng chiều dài
( ST sơ cấp) - Đỉnh rễ
Mô phân sinh - 2 lá mầm - Ở thân, rễ - Giúp thân, rễ
bên tăng đường
(ST thứ cấp) kính
Mô phân sinh - 1 lá mầm - Mắt của thân - Giúp tăng
lóng chiều dài của
( ST sơ cấp) thân

 Kết quả của sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp (phần chức năng-
bảng).
 Các loại mô phân sinh có ở cây một lá mầm và cây 2 lá mầm (phần có ở
nhóm thực vật- bảng).
 Vai trò của mô phân sinh lóng, vai trò của tầng sinh mạch.
- Vai trò mô phân sinh lóng : gia tăng chiều dài của lóng.
- Vai trò của tầng sinh mạch: tạo ra mạch gỗ thứ cấp ở bên trong vòng và
mạch rây thứ cấp ở bên ngoài, đẩy mạch gỗ sơ cấp và mạch rây sơ cấp ra
xa nhau.
 Đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
Sinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp

- Là sinh trưởng làm tăng chiều - Là sinh trưởng làm tăng chu vi
dài của thân và rễ. của thân và rễ cây.

- Do mô phân sinh đỉnh và mô - Do mô phân sinh bên (tầng sinh


phân sinh lóng đảm nhiệm. mạch và tầng sinh bần) đảm
nhiệm.
- Có ở cây Một lá mầm hoặc phần - Chỉ có ở cây Hai lá mầm.
thân non của cây Hai lá mầm.

III. Hoocmôn thực vật


 Vai trò các hoocmôn
Hoocmon Tạo ra chủ yếu Ứng dụng ( vai trò)
Auxin Đỉnh thân, đỉnh chồi - Tạo quả không hạt
- Kích thích tạo rễ
- Nuôi cấy mô ở tế bào
thực vật, diệt cỏ…
- Ngắt bỏ đỉnh thân
chồi ngọn-> ra chồi
bên
Giberelin (GA) Lá và rễ - Tạo quả không hạt
- Kích thích tăng chiều
cao
- Kích thích hạt, củ
nảy mầm
Xitokilin ( sự trẻ) Rễ - Giữ cây, quả tươi
xanh lâu
- Kích thích nảy mầm
Etilen (sự chín) - Giấm quả
- Thúc quả nhanh chín,
rụng lá.
Axit Abixixic (AAB) - Liên quan đến sự
( Sự ngủ nghỉ) chín, ngủ của hạt,
đóng mở khí khổng
(bảo quản hạt).

 Cơ sở khoa học của việc đảo quất, tuốt lá đào dịp tết.
- Đảo quất: Cây quất trồng đến năm thứ 2 hoặc thứ 3 tiến hành chăm sóc
quất với mục đích là điều khiển quất có quả và chín vào dịp tết.
- Đào thuộc cây rụng lá vào mùa đông hàng năm sau khi lá rụng hết, nụ
hao lớn nhanh và nở. Nếu cú để tự nhiên đào sẽ rụng lá vào cuối tháng 12
âm lịch, và hoa đào sẽ nở ào cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm sau. Cho nên
muốn có hoa đào đẹp và tết âm lịch, đi đôi với việc hãm đào, thì phải tuốt
lá đào trước tết một thời gian khoảng 50-60 ngày tùy giống, với đào bạch
tuốt lá vào 5-6 tháng 10 âm lịch, tuỳ thuộc vào thời tiết rét hay ấm, cây tơ
hay già, cây khoẻ hay yếu, cây tơ và khoẻ thì tuốt trước cây già và yếu
tuốt lá sau.
 Tương quan các hoocmôn trong nuôi cấy mô thực vật, tương quan
hoocmôn trong sự ngủ nghỉ của hạt, chồi, củ.
- Tương quan giữa hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế sinh trưởng:
Tương quan nồng độ AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của
hạt.
- Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau: Tương quan giữa
Auxin/Xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô trong nuôi cấy mô thực
vật.
IV. Phát triển ở thực vật có hoa
 Cách tính tuổi ra hoa của cây một năm.
- Tuổi của cây một năm được tính bằng số lá trên cây.
 Khái niệm cây ngày ngắn và cây trung tính.
- Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ). Ví dụ:
đậu tương, vừng, cà fe, cà tím, mía...
- Cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ). Ví dụ: hành,
cà rốt, lúa mì...
- Cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). Ví dụ: cà
chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương...
 Khái niệm xuân hóa.
- Hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là sự xuân
hóa.
 Tác động ánh sáng vào đêm dài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự ra hoa ở
các nhóm thực vật.
- Ảnh hưởng tới sự ức chế, kích thích ra hoa ( sắc tố Phitôcrôm ở các nhóm
cây)
- VD: Vào những tháng mùa đông, tại các cánh đồng mía Cuba người ta
thường bắn pháo hoa chiếu sáng khắp cánh đồng nhằm mục đích ức chế
mía ra hoa, giúp tăng năng suất và chất lượng mía. (vì mía là cây ngày
ngắn tức là ra hoa khi điều kiện chiếu sáng < 12h à đốt pháo sáng để tăng
thời gian chiếu sáng trong ngày sao cho >12h à cây không nở hoa được).
 Xác định chu kì chiếu sáng cụ thể để 1 cây ngày dài ra hoa.
- Một cây ngày dài có độ dài đêm tiêu chuẩn là 9 giờ sẽ ra hoa. Vì vậy, tất
cả các quang chu kì có số giờ đêm dưới 9 giờ sẽ làm cho cây ngày dài ra
hoa.
- VD: 16 giờ chiếu sáng/8 giờ trong tối.
B. Tự Luận
 Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ và tập tính di cư.
- Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ: đảm bảo các cá thể phân bố hợp lí
để tồn tại. Bảo tồn thức ăn, nơi ở, bảo vệ đồng loại, con non.
- Tập tính di cư ở động vật nhằm giúp động vật tránh được các điều kiện
bất lợi của môi trường sống, tìm đến nơi có điều kiện sống tốt hơn.
 Giải thích ý nghĩa của các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển
của thực vật dựa trên những hiểu biết về hoocmôn thực vật.
 Dựa vào kiến thức về xuân hóa và quang chu kì hãy nêu một số ví dụ cụ
thể về việc thúc đẩy hay kìm hãm sự ra hoa ở thực vật. Giải thích ý nghĩa
của việc làm đó.
- Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp. Ví dụ:
Cây lúa mì, cây bắp cải,…chỉ ra hoa khi trải qua điều kiện nhiệt độ thấp.
Muốn kìm hãm sự ra hoa cần có các biện pháp tăng nhiệt…
- Quang chu kì ( VD cây mía phía trên)

You might also like