You are on page 1of 2

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 6

CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Phần 1: Nhận định

6. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.

Nhận định: Sai. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 100 BLTTDS quy định, theo yêu
cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự,
người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa
đương sự với người làm chứng hoặc giữa các người làm chứng với nhau. Nói cách
khác, nếu không có yêu cầu của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai
của các đương sự, người làm chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất. Ngoài ra,
nếu căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 97 BLTTDS thì trong các trường hợp do Bộ luật
này quy định, Tòa án có thể tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương
sự với người làm chứng để thu thập tài liệu, chứng cứ. Như vậy, theo quy định trên,
việc đối chất không mang tính bắt buộc. Xét thấy việc đối chất sẽ mang lại lợi ích cho
việc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ án thì Tòa án sẽ
tiến hành đối chất. Do đó, đối chất không là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.

7. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay
đương sự.

Nhận định: Sai. Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 6 BLTTDS thì đương sự có
quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh
cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 7 Điều 70
và khoản 1 Điều 71 BLTTDS, đương sự có thể đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài
liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu
cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra
quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ
cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu
giám định, quyết định việc định giá tài sản. Và việc Viện kiểm sát kiểm sát là tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo
quy định của pháp luật (thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm
quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm dựa trên quy định
tại Điều 21 và khoản 6 Điều 97 BLTTDS). Quy định này nghĩa là: trong quá trình tiến
hành tố tụng, Viện kiểm sát chỉ tiến hành hoạt động kiểm sát của mình và chỉ thực hiện
quyền thu thập tài liệu chứng cứ trong trường hợp cần chứng cứ chứng minh cho quyền
kháng nghị của mình đối với các Bản án, Quyết định của Tòa án. Như vậy, căn cứ từ
những lập luận trên, trường hợp không thể tự mình thực hiện được việc thu thập tài
liệu, chứng cứ thì đương sự chỉ có quyền đề nghị Tòa án, mà không có quyền đề nghị
Viện kiểm sát tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ.

You might also like