You are on page 1of 43

CHƯƠNG 2:

CHIẾM HỮU
z

ThS. NGUYỄN TRƯƠNG TÍN


NỘI DUNG BÀI HỌC
z

2.1. Khái niệm chiếm hữu


Chiếm hữu gián tiếp (uỷ
quyền cho ng khác nắm
giữ vật của mình) và
trực tiếp 2.2. Chiếm hữu có căn cứ
pháp luật và chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu căn cứ pl và 2.3. Các trạng thái


ko căn cứ pháp luật chiếm hữu
1. Khái niệm chiếm hữu
z

 Khoản 1 Điều 179 BLDS 2015: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài
sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”. Hay
có thể hiểu: chiếm hữu là sự làm chủ trong thực tế của một chủ thể luật đối với
một vật, không phụ thuộc vào việc vật đó có thuộc sở hữu của người chiếm hữu
hay không.
 Theo đó, bản chất của chiếm hữu là việc nắm giữ, chi phối tài sản. Sự nắm giữ, chi
phối ở đây được hiểu là những hoạt động cụ thể chủ thể đối với tài sản, diễn ra
bình thường trong đời sống, thể hiện ở việc cầm nắm, giữ gìn, trông coi, quản lý,
kiểm soát thực tế đối với các động sản; hoặc cư ngụ, sinh sống trong ngôi nhà; hay
tiến hành xây dựng nhà cửa, trồng tỉa cây cối trên đất; nuôi trồng các cây, con trên
mặt nước...
1. Khái niệm chiếm hữu
z

 Ví dụ: Một người đang sử dụng một chiếc điện thoại thì bị cướp và kẻ cướp
đó bị bắt quả tang. Lúc này, tên cướp đó đã xâm phạm đến trật tự công, vì y
đã dùng hành vi bạo lực bất hợp pháp để tước đoạt tài sản ra khỏi sự chiếm
hữu bình thường, yên ổn của người chiếm hữu. Trường hợp này, một cách
hợp lý, người chiếm hữu chỉ cần chứng minh là người đang thực tế chiếm hữu
chiếc điện thoại đó thì bị cướp, mà không cần phải chứng minh mình có
quyền sở hữu, quyền chiếm hữu (chiếm hữu hợp pháp hay chiếm hữu có căn
cứ pháp luật) đối với chiếc điện thoại (dù có thể anh ta có được chiếc điện
thoại này là do đã lấy trộm của một người khác).
2.2. CHIẾM
z
HỮU CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ
CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT

Theo quy định tại Điều 165


BLDS năm 2015
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
(khoản 1)
Chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật (khoản 2)
2.2.1. CHIẾM HỮU CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
z

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản theo một trong các căn cứ chiếm
hữu mà pháp luật đã quy định theo Điều 165 BLDS 2015:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của
pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh
rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật
này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo
quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản
z

 Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi
phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội hay
nói cách khác thì họ có tất cả các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài
sản đó. Ví dụ: chủ sở hữu ở trong ngôi nhà của mình, chủ sở hữu cất giấu số
tài sản của mình…
 Tuy nhiên cũng có trường hợp chủ sở hữu không kiểm soát tài sản về mặt
thực tế tài sản, nhưng cũng có thể kiểm soát sự tồn tại và việc sử dụng tài
sản. Đây là trường hợp chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu thực tế cho người
khác còn mình chỉ thực hiện quyền quản lý tài sản. Ví dụ: Đối với hợp đồng
gửi giữ tài sản thì chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu thực tế cho
người giữ tài sản còn mình chỉ thực hiện việc quản lý tài sản.
z a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản

 Chủ sở hữu có toàn quyền tự mình bằng các hành vi cụ thể để thực hiện
quyền chiếm hữu tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Tuy nhiên, việc
thực hiện quyền chiếm hữu không được làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà
nước, công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, trái pháp luật,
đạo đức xã hội.

 Ví dụ: Chủ sở hữu bất động sản có nghĩa vụ phải cho chủ sở hữu khác
mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản liền kề một
cách hợp lý nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện…
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
z
 Thông qua các giao dịch dân sự thì chủ sở hữu có quyền ủy quyền người khác quản lý tài
sản mà mình là chủ sở hữu. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thì có quyền
chiếm hữu tài sản trên trong thời gian được chuyển giao và có quyền chống lại sự xâm
phạm của người khác đến sự chiếm hữu của mình.

 Điều 187 BLDS năm 2015 quy định về quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy
quyền quản lý tài sản

 1. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó
trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

 2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối
với tài sản được giao theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản (tt).
z

 Phạm vi ủy quyền:

Người được ủy quyền quản lý tài sản chỉ được chiếm hữu thực tế đối với tài
sản chứ không có quyền chiếm hữu pháp lý, và chỉ có quyền sử dụng, định
đoạt tài sản khi được chủ sở hữu đồng ý. Chính vì vậy, người được ủy quyền
dù có chiếm hữu thực tế đối với tài sản liên tục, công khai trong thời hạn quy
định tại Điều 236 BLDS 2015 (là 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với
bất động sản) thì người được ủy quyền quản lý tài sản cũng không thể trở
thành chủ sở hữu tài sản được ủy quyền quản lý.
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản (tt).
z

 Cách thức quản lý tài sản: Tùy thuộc vào từng loại tài sản cụ thể thì sẽ
có những cách thức quản lý khác nhau. Người được ủy quyền quản lý tài
sản sẽ có nghĩa vụ phải quản lý, bảo vệ, giữ gìn tài sản được chủ sở hữu
ủy quyền quản lý theo những phương thức tốt nhất đã được thỏa thuận.

 Thời hạn quản lý tài sản: Thời hạn quản lý tài sản theo thỏa thuận giữa
chủ sở hữu và người được ủy quyền quản lý tài sản. Hết thời hạn thỏa
thuận trên thì người được ủy quyền quản lý tài sản phải giao lại tài sản
cho chủ sở hữu và sẽ được hưởng thù lao nếu có thỏa thuận.
c) Người
z
được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua
giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.

 Trong thực tế, có rất nhiều những giao dịch dân sự mà người chủ sở hữu đã
chuyển giao quyền chiếm hữu hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu và
quyền sử dụng cho người khác.

 Ví dụ: Thông qua hợp đồng ủy quyền quản lý tài sản, hợp đồng gửi giữ tài
sản… thì chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu thực tế cho người
khác; hoặc thông qua hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản… thì
chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác của quyền chiếm hữu và quyền
sử dụng thực tế đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch
dân sựzphù hợp với quy định của pháp luật (tt).

 Điều 188. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự

1. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung
không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện
việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.

2. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền
chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý.

3. Người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo
quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao
z
dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật (tt).
 Thông qua các giao dịch dân sự trên, chủ sở hữu chỉ giao quyền chiếm hữu thực tế hoặc
quyền chiếm hữu và sử dụng thực tế đối với tài sản chứ không giao quyền sở hữu đối
với tài sản. Người được giao tài sản phải thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó phù hợp
với mục đích và nội dung của giao dịch dân sự.
 Ví dụ: A gửi B trông giữ chiếc xe gắn máy thì B chỉ được chiếm hữu chiếc xe máy với
mục đích trông giữ, B không được phép sử dụng chiếc xe máy; Hay A cho C mượn
chiếc máy tính xách tay thì C chỉ được quyền chiếm hữu, sử dụng chiếc máy tính nhưng
không có quyền định đoạt nó.
 Như vậy, quyền định đoạt trong các giao dịch trên vẫn thuộc về chủ sở hữu. Chính vì
vậy nếu người được chủ sở hữu giao chiếm hữu hoặc chiếm hữu và sử dụng tài sản
muốn chuyển giao quyền này cho người khác thì phải có sự đồng ý của chủ sở hữu.
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch
z dân sự phù hợp với quy định của pháp luật (tt).

 Lưu ý:

 Trong các giao dịch dân sự trên thì mặc dù chủ sở hữu đã giao quyền chiếm
hữu hoặc chiếm hữu và sử dụng cho người khác nhưng chỉ là quyền chiếm
hữu thực tế hoặc quyền chiếm hữu và sử dụng thực tế, còn pháp luật vẫn công
nhận quyền chiếm hữu và sử dụng pháp lý đối với chủ sở hữu. Vì thế, người
được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao
(mặc dùng chiếm hữu liên tục, công khai) theo căn cứ về thời hiệu quy định
tại Điều 236 BLDS 2015 (10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất
động sản).
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai
là chủ sởz hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp,
chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy
định khác của pháp luật có liên quan;

Điều 228. Xác lập quyền


sở hữu đối với tài sản vô
chủ, tài sản không xác
định được chủ sở hữu

Điều 229. Xác lập quyền


sở hữu đối với tài sản bị
chôn, giấu, bị vùi lấp,
chìm đắm được tìm thấy
Xác
z lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản
không xác định được chủ sở hữu

 Tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản mà chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu
hợp pháp do lơ đãng, sơ suất để mất quyền chiếm hữu thực tế (không trực tiếp
nắm giữ, quản lý) ngoài ý muốn của mình .
 Kể từ khi phát hiện ra tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm,
tài sản không biết được ai là chủ sở hữu thì người phát hiện có quyền chiếm hữu
tài sản đó cho đến khi giao nộp cho chủ sở hữu hoặc giao nộp cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Như vậy, nếu một người phát hiện hiện tài sản bị đánh rơi, bị
bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm mà giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thì khoảng thời gian từ khi người đó phát hiện tài sản bị đánh
rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm đến khi người đó đến nơi thông
báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người phát hiện tài
sản đồng thời cũng là người đang chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật.
z

 Tuy nhiên, trong trường hợp người phát hiện biết được
tài sản đó là do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi
vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa
vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao
nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy
định này nhằm giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm
pháp luật, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích xã hội.
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới
nước zbị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của
Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

 Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi
dưới nước bị thất lạc có thể trở thành chủ sở hữu của
gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc nếu
sau một thời gian thông báo công khai mà không có
người đến nhận chúng theo quy định tại Điều 231,
232, 233 BLDS 2015.
z
e) Các trường hợp khác do pháp luật quy định

Chiếm hữu tài sản trong Người quản lý tài sản của
Cơ quan quản lý di sản:
trường hợp tình thế cấp người vắng mặt, người bị
khoản 3 Điều 616 BLDS
thiết: khoản 2 Điều 171 tuyên bố mất tích: Điều
2015
BLDS 2015. 65 BLDS 2015.

Cơ quan nhà nước có


thẩm quyền: cơ quan tiến
Người giám hộ: khoản 1 hành tố tụng thu giữ tài
Điều 59 BLDS 2015 sản là tang vật vi phạm
pháp luật hoặc liên quan
đến vụ án….
CHIẾM
z
HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT

 Tất cả các hành vi chiếm hữu tài sản mà không phụ thuộc
các trường hợp được coi là chiếm hữu có căn cứ pháp luật
thì đều bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
 Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nhận thức của người chiếm hữu
thì việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật sẽ được xác
định theo hai trạng thái sau:
z

chiếm
• Chiếm hữu không có căn
hữu cứ pháp luật nhưng ngay
không có tình và
căn cứ • chiếm hữu không có căn
cứ pháp luật không ngay
pháp tình.
luật
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
z

 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là việc chiếm hữu tài sản không
có căn cứ pháp luật trong trường hợp người chiếm hữu không biết và không thể biết việc
chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

 Như vậy, hành vi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật chỉ được coi là ngay tình
nếu có đủ cả 2 điều kiện: KHÔNG BIẾT và KHÔNG THỂ BIẾT việc chiếm hữu đó là
không có căn cứ pháp luật.

 Ví dụ: C mua của B một chiếc máy vi tính mà không biết chiếc máy đó là B trộm cắp
của A. Trong trường hợp này C chiếm hữu chiếc máy tính đó bị coi là không có căn cứ
pháp luật nhưng được coi là ngay tình vì C không biết tài sản đó là B trộm cắp, đồng
thời vì chiếc máy vi tính là một tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu nên C không
thể biết chiếc máy vi tính đó có phải của B hay không.
CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
z chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình:
Có hai dạng
+ Dạng thứ nhất: thông qua giao dịch với người thứ ba ngay tình. Đó là các
trường hợp người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã chuyển giao tài sản
cho người thứ ba thông qua một giao dịch dân sự, ví dụ thông qua hợp đồng
tặng cho, mua bán,… và người chuyển giao tài sản đó làm cho người thứ ba tin
rằng người chuyển giao quyền sở hữu cho mình có quyền chuyển giao.
Mua nhầm của gian là động sản không đăng ký quyền quyền sở hữu mà
không biết người bán tài sản không là chủ sở hữu thì người chiếm hữu được coi
là ngay tình vì pháp luật không buộc họ phải biết việc chiếm hữu của mình là
không có căn cứ pháp luật.
Ví dụ: A lấy trộm xe máy và bằng cách nào đó A đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu xe, sau đó A đã tặng cho B. B đinh ninh chiếc xe là tài sản
của A nên đã nhận.
 + Dạng thứ hai: việc chiếm hữu ngay tình thông qua hành vi, như thấy
một ngôi znhà, thửa đất bỏ hoang lâu ngày không ai quản lý, sử dụng hoặc
người chiếm hữu có hành vi sử dụng một phần đất của người khác, nhưng
có căn cứ cho rằng họ không biết là mình đã lấn chiếm đất của người
khác,… người này đã vào khai thác, sử dụng công khai, liên tục làm các
thủ tục kê khai theo quy định, sau ba mươi năm chủ tài sản mới về kiện đòi,
thì Tòa án có thể bác yêu cầu của người đi kiện.
 Giải thích như trên có vẻ phù hợp với thực tế nhưng về mặt pháp luật thì
có trường hợp bị vướng, bởi lẽ nếu coi nhà đất bỏ hoang là vật vô chủ hoặc
là vật không xác định ai là chủ sở hữu, thì bất động sản đó thuộc Nhà nước.
Người phát hiện chỉ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của
pháp luật.
CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT KHÔNG NGAY TÌNH
z

 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình là việc chiếm hữu
tài sản của một người không theo những căn cứ quy định tại Điều 165 BLDS
2015, nhưng người chiếm hữu mà biết hoặc tuy không biết nhưng luật buộc
phải biết được rằng việc chiếm hữu tài sản đó của mình là không có căn cứ
pháp luật. Nói cách khác, việc chiếm hữu nếu thiếu một trong hai điều kiện
để được coi là chiếm hữu ngay tình thì sẽ bị coi là không ngay tình.

 Ví dụ: Biết tài sản là do người khác trộm cắp được mà có nhưng ham giá rẻ
nên vẫn mua; mua tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nhưng người bán không
phải là người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu…
CHIẾM
z
HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT
KHÔNG NGAY TÌNH

 VÍ DỤ: C mua của B một chiếc xe máy mà không biết chiếc xe đó là B trộm
cắp của A. Do B lừa dối C là xe của B nhưng đã bị mất giấy tờ nên bán rẻ.
Trong trường hợp này C chiếm hữu chiếc xe máy đó bị coi là không có căn
cứ pháp luật và không ngay tình vì dù C không biết tài sản đó là B trộm cắp
nhưng xe máy là một tài sản phải đăng ký quyền sở hữu nên C buộc phải biết
chiếc xe đó có phải là của B hay không thông qua việc kiểm tra giấy tờ đăng
ký xe máy hoặc các hình thức khác.
z
CHIẾM HỮU KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP
LUẬT KHÔNG NGAY TÌNH

 Một người chiếm hữu tài sản dù không rơi vào trường hợp buộc phải biết
nhưng họ đã biết việc chiếm hữu đó là không có căn cứ pháp luật thì vẫn bị
coi là chiếm hữu không ngay tình.

 Ví dụ: C mua của B một chiếc máy vi tính dù đã biết chiếc máy đó là B mượn
của A. Trong trường hợp này dù C không buộc phải biết chiếc máy đó có phải
của B hay không do máy vi tính là loại tài sản không phải đăng ký quyền sở
hữu nhưng C vẫn bị coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không
ngay tình vì đã biết.
2.3. CÁC TRẠNG THÁI CHIẾM HỮU
z

CHIẾM
CHIẾM
HỮU
HỮU
KHÔNG
NGAY
NGAY
TÌNH
TÌNH

CHIẾM
CHIẾM
HỮU
HỮU LIÊN
CÔNG
TỤC
KHAI
z
CHIẾM HỮU NGAY TÌNH

Điều 189 BLDS 2005: “người chiếm hữu Điều 180 BLDS 2015 theo hướng “chiếm
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà
ngay tình là người chiếm hữu mà không người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
biết và không thể biết việc chiếm hữu tài mình có quyền đối với tài sản đang chiếm
sản đó là không có căn cứ pháp luật”. hữu”.
z CHIẾM HỮU NGAY TÌNH

 So với Điều 189 BLDS 2005 thì Điều 180 BLDS 2015 đã mở rộng hơn
phạm vi của người chiếm hữu ngay tình, thay vì người chiếm hữu phải
chứng minh mình "không biết và không thể biết" việc chiếm hữu của mình
là không có căn cứ pháp luật mới là chiếm hữu ngay tình theo Điều 180
BLDS 2015 chỉ yêu cầu người chiếm hữu chứng minh mình "có căn cứ để
tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu".
CHIẾM HỮU NGAY TÌNH
z
 Theo quy định tại Điều 189 BLDS 2005 thì căn cứ để xác định sự ngay tình là khách quan.

 Ví dụ: A mua của B một chiếc xe máy mà B trộm được bao gồm cả giấy tờ xe. Trong trường hợp này, A được
xác định là không ngay tình trong mọi trường hợp bởi lẽ theo quy định của pháp luật A có thể biết về hành vi
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật của mình.

 Điều 180 BLDS 2015 lại sửa đổi theo hướng xác định sự ngay tình dựa vào đánh giá chủ quan, sự đánh giá
này ngoài việc chứng minh của người chiếm hữu còn là sự đánh giá của người áp dụng pháp luật.

 Ví dụ: Cũng tình huống trên, nhưng nếu A chứng minh được bất kỳ ai khi rơi vào tình huống thực tế cụ thể của
A cũng đều cho rằng việc mua bán của mình là hợp pháp thì việc chiếm hữu của A được coi là ngay tình và A
sẽ được hưởng những quyền lợi từ việc chiếm hữu ngay tình. Việc sửa đổi này là hợp lý, bởi lẽ trong nhiều
trường hợp hiện nay người chiếm hữu mặc dù có khả năng biết được việc chiếm hữu của mình là không có căn
cứ pháp luật, nhưng để biết được thông tin đó người chiếm hữu tài sản phải thực hiện những hành vi luật định
mà khả năng và điều kiện thực tế không cho phép họ thực hiện hoặc bất kỳ ai rơi vào tình huống thực tế đó
đều cho rằng việc chiếm hữu tài sản của mình là hợp pháp thì pháp luật cần bảo vệ họ dưới góc độ là người
chiếm hữu ngay tình.
CHIẾM HỮU NGAY TÌNH
z

 Ví dụ: B mua một tài sản là động sản thông thường


(loại tài sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở
hữu từ A một cách minh bạch mà không hề biết tài
sản đó là do A trộm của C thì hành vi chiếm hữu của
B là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng
ngay tình.
 Điều 184 về suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu là điều luật mới được ghi nhận trong nội
dung Chiếm hữu z của BLDS 2015. Theo đó, chủ thể chiếm hữu tài sản được suy đoán là ngay tình. Sự suy
đoán này dựa trên cơ sở sự chiếm hữu thực tế đối với tài sản của chủ thể chiếm hữu, bao gồm: (i) Người
chiếm hữu tài sản dựa trên cơ sở sự thỏa thuận với chủ sở hữu. Họ là người kiểm soát thực tế đối với tài sản
đồng thời thừa nhận mình không có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Họ chiếm hữu tài sản dựa trên ý chí của
người khác. (ii)Người chiếm hữu tài sản không dựa trên sự thỏa thuận với chủ sở hữu. Đó là những trường
hợp chiếm hữu dựa trên quy định của pháp luật hoặc thông qua hành vi bất hợp pháp. Trong trường hợp này,
ngoài việc chiếm giữ tài sản, họ còn mong muốn chiếm hữu tài sản theo ý chí của mình.

 Khi xảy ra tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được ưu tiên suy đoán là người có quyền
đó. Việc chứng minh người chiếm hữu không có quyền thuộc về người có tranh chấp với người chiếm hữu.
Trong trường hợp chủ sở hữu của tài sản phủ nhận quyền của người chiếm hữu thì cũng không có ngoại lệ,
đòi hỏi chủ sở hữu phải đưa ra các căn cứ chứng minh quyền sở hữu tài sản của mình cũng như chứng minh
người chiếm hữu không có quyền đối với tài sản.

 Ví dụ: A là chủ sở hữu một chiếc xe máy, A cho B mượn, sau đó B bán chiếc xe máy đó cho C. A muốn phủ
nhận việc chiếm hữu xe máy của C thì A phải chứng minh quyền sở hữu của mình, có thể thông qua dấu
hiệu đặc trưng của tài sản, qua giấy đăng ký quyền sở hữu xe máy,…
CHIẾM HỮU KHÔNG NGAY TÌNH
z

 BLDS 2005 có quy định về khái niệm chiếm hữu ngay tình nhưng
không có quy định cho biết khái niệm chiếm hữu không ngay tình.
 Tuy nhiên, BLDS 2015 ở Điều 181 quy định “chiếm hữu không
ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải
biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”.
z CHIẾM HỮU KHÔNG NGAY TÌNH

 “Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm
hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản
đang chiếm hữu” (Điều 181 BLDS năm 2015).
Ý nghĩa của việc phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp
z
luật ngay tình và không ngay tình?
 Việc phân biệt chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình hay không rất quan
trọng. Như chúng ta biết diện những người chiếm hữu bất hợp pháp rất rộng. Từ những
người cố ý chiếm đoạt tài sản của người khác như trộm cắp, tham ô… đến những người
hoàn toàn không có lỗi gì trong việc chiếm hữu tài sản ấy. Vì vậy luật pháp không thể đối
xử như nhau đối với tất cả những người nói trên.
 Trong số những người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật có những người mà luật pháp
không thể trách cứ họ vào đâu được (người chiếm hữu ngay tình). Họ hành động không có
ý định xâm phạm đến lợi ích của người khác. Trật tự pháp luật XHCN đòi hỏi trong những
điều kiện nhất định, pháp luật phải bảo vệ lợi ích của họ, vì vậy việc phân biệt này có ý
nghĩa lớn trong việc giải quyết các án kiện đòi lại vật đồng thời nó cũng là một trong
những điều kiện để làm căn cứ xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, do sát nhập, chế
biến…
z
CHIẾM HỮU LIÊN TỤC

 Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong
một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối
với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải
quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của
Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả
khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu. (khoản 1
Điều 182 BLDS năm 2015)
z
CHIẾM HỮU LIÊN TỤC
 Chiếm hữu liên tục được quy định tại Điều 182 BLDS 2015 được
hiểu là việc chiếm hữu về mặt thực tế và về mặt pháp lý của một
chủ thể đối với tài sản. Chiếm hữu về mặt thực tế là việc chủ sở
hữu, hoặc người có quyền chiếm hữu tự mình nắm giữ tài sản.
 Ví dụ: gọi là chiếm hữu liên tục đối với một căn nhà là việc một
người thường xuyên ra vào căn nhà đó, thường xuyên thực hiện
các hành vi tác động lên tài sản như chăm sóc, sửa chữa, khai
thác,… và thực hiện tất cả các việc đó trong tư thế của người có
quyền đối với tài sản.
CHIẾM HỮU LIÊN TỤC
z

Tính liên tục của chiếm hữu được ghi nhận bao
gồm hai điều kiện:

việc chiếm hữu diễn ra trong một khoảng thời gian


xác định

và điều kiện thứ hai là không có tranh chấp về quyền đối với
tài sản hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng
một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật tại Tòa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
Chiếm hữu liên tục (tt)
z rằng, nếu trong thời gian chiếm hữu mà xảy ra tranh chấp, bất kể quan hệ tranh
 Có ý kiến cho
chấp đó là quan hệ gì thì đều không được tính vào thời gian chiếm hữu liên tục.
 Khái niệm chiếm hữu phải hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm việc nắm giữ tài sản mà cả
việc quản lý tài sản. Vì thế, nếu trong thời gian chiếm hữu, người chiếm hữu cho người khác
thuê, mượn,… tài sản đó thì thời gian người chiếm hữu cho người khác thuê, mượn tài sản
vẫn được tính vào thời gian chiếm hữu liên tục của người chiếm hữu. Do đó, nếu có việc
giữa người chiếm hữu và người đang mượn, thuê tài sản xảy ra tranh chấp về quan hệ cho
thuê, cho mượn tài sản (như đòi lại tài sản cho mượn, cho thuê, đòi tiền cho thuê,… khi
hết hạn mà người thuê, người mượn không trả) thì thì tranh chấp này không ảnh hưởng
đến tính liên tục của việc chiếm hữu, và nó là một phần thể hiện quyền năng của người có
quyền nắm giữ, quản lý tài sản.
 Tuy nhiên, nếu tranh chấp đó là tranh chấp có tính chất về sở hữu, tức là có một chủ thể nào
đó cho rằng tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình hoặc là được chủ sở hữu ủy quyền chiếm
hữu, quản lý tài sản nên dẫn đến tranh chấp quyền sở hữu, quyền sở hữu thì quan hệ tranh chấp
này sẽ làm mất tính liên tục của quyền chiếm hữu.
z CHIẾM HỮU CÔNG KHAI

 “Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được thực hiện
một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm
hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người
chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình”
(khoản 1 Điều 183 BLDS năm 2015).
CHIẾM HỮU CÔNG KHAI
z

 Chiếm hữu công khai được thể hiện chính là ở việc người chiếm hữu thực
hiện các tác động vật chất đối với tài sản một cách minh bạch, không giấu
giếm. Người chiếm hữu có thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách rõ ràng,
không che giấu vì một ý đồ gì. Cần phân biệt việc chiếm hữu giấu giếm với
trường hợp chiếm hữu với loại tài sản đặc thù không thể hiện ra bên ngoài.
 Ví dụ: mua vàng để cất giữ trong két sắt, dù không thể hiện ra bên ngoài cho
các chủ thể khác biết về việc để dành tài sản là vàng này nhưng người chiếm
hữu này không hướng đến việc giấu giếm nhằm một ý đồ gì. Ngoài ra, chiếm
hữu công khai còn thể hiện qua việc chủ thể chiếm hữu có đầy đủ căn cứ
chứng minh tình trạng chiếm hữu của mình đối với tài sản, thể hiện tính minh
bạch trong việc chiếm hữu tài sản.

You might also like