You are on page 1of 65

PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN, QUYỀN

SỞ HỮU VÀ THỪA KẾ

2/24/2021
CHƯƠNG 3
QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

ThS. Nguyễn Trương Tín


Khoa Luật Dân sự - ĐH Luật HCM

2/24/2021
MỤC TIÊU BÀI HỌC

(1) Nắm và hiểu được những quy định của BLDS về sở hữu, quyền
sở hữu; nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu; các nội dung
của quyền sở hữu và giới hạn của quyền sở hữu
(2) Biết được các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu; thời điểm
xác lập quyền sở hữu và vấn đề chịu rủi ro về tài sản
(3) Biết được các hình thức sở hữu và nội dung của các hình thức
này
(4) Vận dụng được các quy định trên vào thực tiễn để giải quyết các
tình huống có liên quan.
2/24/2021
NỘI DUNG BÀI HỌC

2. Thời điểm
1. Khái niệm 3. Nội dung 4. Giới hạn
xác lập
quyền sở hữu quyền sở hữu quyền sở hữu
quyền sở hữu

2/24/2021
1. Khái niệm quyền sở hữu
Hiểu theo nghĩa rộng: Quyền sở hữu là chế định pháp
luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định
đoạt tài sản được pháp luật quy định.
2/24/2021
1. Khái niệm quyền sở hữu

Hiểu theo nghĩa hẹp: Quyền sở hữu là khả năng xử


sự của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt các loại tài sản theo quy định của luật.

2/24/2021
1. Khái niệm quyền sở hữu

Quyền sở hữu - một quan hệ pháp luật dân sự:


+ Chủ thể của quyền sở hữu:

 là những chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự về sở


hữu.
“Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân có đủ 3 quyền là quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản” .

2/24/2021
1. Khái niệm quyền sở hữu

+ Khách thể của quyền sở hữu:


 là lợi ích mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật
dân sự về sở hữu hướng tới, cụ thể hơn đó chính là tài
sản theo quy định của BLDS.

2/24/2021
1. Khái niệm quyền sở hữu

+ Nội dung của quyền sở hữu:


 gồm 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản.
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và
quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
(Đ158)

2/24/2021
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2015 thời
điểm xác lập quyền sở hữu tài sản có thể là một trong các
thời điểm sau đây:

+ Thời điểm luật định.

+ Thời điểm do các bên thỏa thuận.

+ Thời điểm tài sản được chuyển giao.

2/24/2021
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
 Thời điểm luật định:
Trường hợp BLDS năm 2015 hoặc luật liên quan có quy định cụ thể về thời
điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, thì thời điểm xác lập quyền sở
hữu được xác định theo thời điểm đã được xác định.
Trước hết là đối với các trường hợp xác lập quyền sở hữu theo các căn cứ
chung do BLDS năm 2015 quy định.
Ví dụ: đối với tài sản được tạo ra từ lao động, sản xuất, kinh doanh, thì quyền
sở hữu đối với tài sản được xác lập “từ thời điểm có được tài sản”. Đối với tài sản trí
tuệ thì thời điểm này được xác lập theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ (Điều 222
BLDS năm 2015). Các trường hợp cụ thể khác như xác lập quyền sở hữu đối với tài
sản bị đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự
nhiên… đều được xác lập theo quy định chung về căn cứ xác lập quyền sở hữu (từ
Điều 221 – 236 BLDS năm 2015). Ngoài ra, BLDS năm 2015 cũng có những quy
định cụ thể cho các trường hợp tặng cho tài sản (Điều 458, Điều 459), để lại thừa kế
đối với tài sản (Điều 611, Điều 614)… 2/24/2021
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Các luật liên quan đều có những quy định khá cụ thể
về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản.
Ví dụ: thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở theo Điều
12 Luật Nhà ở năm 2014; thời điểm xác lập quyền sở hữu
đối với bất động sản trong kinh doanh được quy định tại
khoản 5 Điều 19 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014;
thời điểm xác lập hiệu lực của quyền sử dụng đất được quy
định tại khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013…
2/24/2021
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
 Thời điểm do các bên thỏa thuận.
Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 161, thì “…trường hợp luật không có quy
định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên”. Trong một số trường hợp, tuy pháp
luật có quy định, nhưng cho phép các bên có thỏa thuận khác, thì thời điểm xác lập
quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản là thời điểm các bên thỏa thuận (nếu thỏa
thuận này không vi phạm điều cấm của pháp luật và không đi ngược lại với bản chất
của giao dịch).
Chẳng hạn, theo Điều 12 Luật Nhà ở năm 2014, luật quy định cho phép các bên
có thể thỏa thuận khác: “Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định
tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở
hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền
thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”
(khoản 1 Điều 12). Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng có quy định tương
tự (khoản 1 Điều 19).
2/24/2021
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU

 Thời điểm tài sản được chuyển giao.


Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 BLDS năm 2015, thì
“trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa
thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài
sản là thời điểm tài sản được chuyển giao”.
Như vậy, thời điểm tài sản được chuyển giao được coi là
thời điểm xác lập quyền sở hữu theo nguyên tắc chung, khi mà
thời điểm này không được dự liệu cụ thể bởi ý chí các bên và ý
chí nhà làm luật.

2/24/2021
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Thời điểm tài sản được chuyển giao là “thời điểm bên có quyền hoặc
người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản” (đoạn 2, khoản 1 Điều 161
BLDS năm 2015). Cần phân biệt giữa “thời điểm tài sản được chuyển giao”
với “thời điểm bên có nghĩa vụ chuyển giao tài sản”, và cũng khác với “thời
điểm bên có quyền nhận tài sản”. Có nhiều trường hợp việc giao nhận không
diễn ra trực tiếp, hoặc tuy việc giao nhận có diễn ra trực tiếp, nhưng việc giao
– nhận có khoảng cách không gian rộng lớn, thời gian kéo dài, thì 03 thời
điểm nói trên có thể là 03 thời điểm khác nhau.
Ví dụ: trong Tập quán thương mại quốc tế, khi bên bán giao hàng cho
bên mua tại cảng đến, thì cần phải xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu
tài sản tại một thời điểm cụ thể của tiến trình giao - nhận, như khi hàng được
cẩu bốc dỡ hàng qua khỏi lan can tàu của bên giao, hay qua khỏi mí nước bờ
cảng của quốc gia bên nhận, thì tập quán đều phải nêu rõ ràng, cụ thể về vị
trí/thời điểm chuyển giao tài sản là chỗ nào, lúc nào. 2/24/2021
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Ý nghĩa của thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
Khi quyền sở hữu được xác lập, thì tài sản chính thức thuộc về chủ sở hữu tài sản. Kể từ
thời điểm đó, người được xác định là chủ sở hữu có mọi quyền năng trên tài sản với tư
cách là chủ sở hữu tài sản.
Tại thời điểm xác lập quyền sở hữu của người chủ tài sản, thì người này có thể phải gánh
chịu các nghĩa vụ của mình bằng chính tài sản đó, cơ quan thi hành án có thể kê biên chính
tài sản đã được xác lập quyền sở hữu để thi hành các nghĩa vụ phát sinh từ các bản án,
quyết định có hiệu lực chưa được thực hiện xong.
Kể từ thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, chủ sở hữu phải gánh chịu mọi trách
nhiệm phát sinh từ việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản; phải thực hiện mọi nghĩa vụ
của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Theo đó, nếu tài sản gây thiệt hại cho người
xung quanh, thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của mình
gây ra.
2/24/2021
2. THỜI ĐIỂM XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Ý nghĩa của thời điểm xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

Khoản 2 Điều 161 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp tài sản chưa
được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về
bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Theo đó, nếu
tài sản chưa được chuyển giao mà sinh ra hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức
thuộc về bên có tài sản; nếu tài sản đã được chuyển giao, thì hoa lợi, lợi tức
thuộc về bên được nhận tài sản. Ví dụ: nếu A bán cho B vườn cây ăn trái, hẹn
sẽ giao vườn sau 06 tháng kể từ ngày thỏa thuận và thanh toán đợt 1. Quá
trình quản lý,vườn cây có ra hoa và kết trái. Theo quy định này, có thể thấy,
hoa trái sinh ra (hoa lợi) từ vườn cây sẽ thuộc về bên chủ vườn cây (A), cho
đến khi vườn cây được giao cho bên mua (B). Quy định này có ngoại lệ là trừ
trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 2/24/2021
3. Nội dung của quyền sở hữu

Quyền Quyền sử Quyền


chiếm hữu dụng định đoạt

2/24/2021
3.1. Quyền chiếm hữu – Điều 186 – Điều 188 BLDS 2015

3.1.1. Khái niệm


Là quyền của chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2/24/2021
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu – Đ


186 BLDS 2015
• Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để
nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp
luật, đạo đức xã hội.
• Sự chiếm hữu của chủ sở hữu là liên tục, không hạn chế và
không giới hạn về mặt thời gian, trừ trường hợp chủ sở hữu
chuyển giao việc chiếm hữu cho người khác hoặc pháp luật
quy định khác.
2/24/2021
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu
Quyền chiếm hữu của
người được chủ sở hữu
ủy quyền quản lý tài sản
– Điều 187 BLDS 2015

+ thực hiện việc chiếm hữu trong


phạm vi, theo cách thức, thời hạn
do chủ sở hữu xác định

+ không thể trở thành chủ sở hữu theo Điều 236


(xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu)

2/24/2021
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu

Ví dụ: chủ sở hữu nhà ở có thể ủy quyền quản lý nhà ở cho người Việt
Nam ở trong nước hoặc pháp nhân có chức năng kinh doanh bất động sản
theo quy định của pháp luật nhà ở và pháp luật kinh doanh bất động sản.
Khi được ủy quyền quản lý, bên được ủy quyền có quyền chiếm hữu đối
với tài sản, giống như chủ sở hữu của tài sản, nhưng giới hạn nội dung cụ
thể theo ý chí của chủ sở hữu. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý
không thể trở thành chủ sở hữu tài sản theo thời hiệu được quy định tại
Điều 236 BLDS năm 2015.
2/24/2021
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu
Người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua
giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.
Giao dịch này không có nội dung chuyển quyền sở hữu tài
sản (mua bán, tặng cho, trao đổi, góp vốn…), mà chỉ là các
giao dịch có nội dung giao tài sản cho người chiếm hữu để
người này thực hiện việc quản lý, sửa chữa, sử dụng, khai
thác tài sản. Đó là trường hợp chiếm hữu thông qua các hợp
đồng gửi giữ, vận chuyển, cho thuê, cho mượn, cầm cố,
thế chấp, đặt cọc, ký cược tài sản, giao nguyên vật liệu để
gia công… 2/24/2021
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu

Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao
dịch dân sự – Điều 188 BLDS (không chuyển quyền sở hữu)

+ chiếm hữu phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch

+ có quyền sử dụng, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng


cho người khác nếu chủ sở hữu đồng ý

+ không thể trở thành chủ sở hữu theo Điều 236 (xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu)

2/24/2021
3.1.2. Nội dung quyền chiếm hữu
Như vậy, có nhiều trường hợp người không phải là chủ sở hữu có quyền chiếm hữu đối
với tài sản. Việc thực hiện quyền chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu có sự
khác biệt cơ bản so với quyền chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản.
 Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu đương nhiên, tự mình thực hiện quyền chiếm hữu
theo ý chí của mình và không bị hạn chế về thời gian và mang tính ổn định. Chủ sở hữu
có thể chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho người khác.
 Còn quyền chiếm hữu của người khác thì có hạn chế về thời gian, phạm vi, cách thức
theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo các điều kiện luật định. Quyền chiếm hữu của
người không phải là chủ sở hữu thường không ổn định do phải lệ thuộc vào ý chí của
người chủ sở hữu hoặc sự hạn chế của pháp luật. Người chiếm hữu không phải là chủ
sở hữu không được chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho người khác, trừ trường
hợp có sự đồng ý của người chủ sở hữu hoặc pháp luật quy định trong một số trường
hợp hạn chế. Ví dụ: khi thay thế người giám hộ mới theo yêu cầu của người giám hộ,
thì việc chiếm hữu, quản lý tài sản của người được giám hộ sẽ chuyển giao cho người
giám hộ mới… 2/24/2021
3.2. Quyền sử dụng
3.2.1. Khái niệm – Điều 189 BLDS 2015

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa


lợi, lợi tức từ tài sản.

Lưu ý: Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người


khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2/24/2021
3.2.1. Khái niệm
khai thác công hưởng hoa lợi,
dụng lợi tức

việc sử dụng
tài sản
2/24/2021
Khai thác công dụng của tài sản tức là đưa ra sử dụng trực
tiếp các tính năng, công dụng, những lợi ích vật chất của tài sản
để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của chủ thể. Sự sử dụng
trong trường hợp này đồng nghĩa với việc tiêu dùng, chứ không
phải là sản xuất. Khi tài sản được khai thác công năng của nó
không vì mục đích sản xuất, thì tài sản đó dần dần sẽ hao mòn
cho đến khi không còn giá trị. Ví dụ: các đồ gia dụng (tivi, tủ
lạnh, máy ảnh, giầy-dép, xe máy…) được sử dụng lâu ngày sẽ
giảm sút giá trị và khấu hao đến khi giá trị bằng không. 2/24/2021
Hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Đó là trường hợp tài sản được đưa
vào sản xuất kinh doanh để phát sinh hoa lợi, lợi nhuận. Ví dụ: xây nhà
không phải để ở mà cho thuê phòng trọ, làm nhà nghỉ; đem tiền đầu tư,
cho ngân hàng vay hay mua cổ phiếu để nhận tiền cổ tức; nuôi bò lấy
sữa, nuôi gà công nghiệp lấy trứng … là các trường hợp hưởng hoa lợi,
lợi tức từ tài sản sinh ra. Dĩ nhiên có những trường hợp một tài sản có
công năng hỗn hợp, vừa để tiêu dùng, vừa để sản xuất kinh doanh. Ví
dụ: nhà vừa để ở, vừa cho thuê.

2/24/2021
3.2. Quyền sử dụng
3.2.2. Nội dung – Điều 190 BLDS
- Quyền sử dụng của chủ sở hữu: Sử dụng tài sản theo ý chí của
mình – không gây thiệt hại, làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu – sử dụng
tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định pháp luật.

2/24/2021
- Chủ sở hữu tự mình sử dụng tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự mình trực tiếp sử dụng tài sản
thuộc quyền sở hữu, thì được tự do thực hiện mọi hành vi để sử dụng tài sản đó theo ý chí của mình, nhưng
không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác. Chủ sở hữu có thể chuyển quyền sử dụng tài sản của mình cho người khác, tạm thời
hay vĩnh viễn.

Về nguyên tắc, quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu không bị hạn chế. Chủ sở hữu có toàn quyền, tự do,
và được thực hiện mọi hành vi để sử dụng tài sản miễn sao không vi phạm điều cấm của pháp luật và không
xâm phạm trật tự công. Như vậy, việc sử dụng tài sản của chủ sở hữu là một quyền tự do, chỉ bị pháp luật hạn
chế theo nguyên tắc chung của pháp luật. Sự hạn chế quyền sử dụng có thể tồn tại vì lý do đặc thù của pháp
luật chuyên ngành, do trật tự xã hội hay vì lý do bảo tồn, bảo tàng. Ví dụ: không sửa chữa nhà được xếp loại
di tích quốc gia, chỉ được sử dụng cho mục đích để ở, phục vụ thưởng lãm văn hoá, không được dùng để cho
thuê nhà trọ hay các mục đích khác. Hoặc đất đai được cấp bị giới hạn mục đích sử dụng, không được tự ý
thay đổi mục đích sử dụng đất, có thể trồng tỉa các loại cây, nhưng cấm trồng cây thuốc phiện.v.v.
2/24/2021
Người được chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng tài sản thông qua các
hợp đồng, như cho thuê, cho mượn, uỷ quyền quản lý và sử dụng, cầm cố
và có thoả thuận cho sử dụng tài sản dùng làm vật cầm cố. Người không
phải là chủ sở hữu sử dụng tài sản đúng mục đích, tính năng, công dụng,
đúng phương thức như đã thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc quy định của
pháp luật.

- Người chiếm hữu không có căn cứ nhưng ngay tình, thì có quyền sử
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời gian chiếm hữu cho đến
khi bị chủ sở hữu đòi lại tài sản hoặc cho đến khi biết đó là chiếm hữu
không có căn cứ.
2/24/2021
- Người khác được sử dụng tài sản trong một số trường hợp do pháp luật quy
định trong một giới hạn cụ thể. Ví dụ: người vợ hay chồng được sử dụng tài sản
chung của vợ, chồng đến khi chết hoặc đến khi tái hôn phần di sản do vợ hay chồng
quá cố để lại hoặc trường hợp người giám hộ sử dụng tài sản hoàn toàn vì lợi ích của
người được giám hộ. Quyền sử dụng một tài sản có thể bị trưng dụng trong trường
hợp vì lý do an ninh, quốc phòng hay vì những yêu cầu bức bách đang được đặt ra
của xã hội như cứu đói, cứu nạn bão, lụt, động đất…

Người không phải chủ sở hữu có quyền sử dụng tài sản phù hợp với nội dung,
yêu cầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc do pháp luật. Việc sử dụng tài sản của
người không phải là chủ sở hữu phải dựa trên căn cứ luật định. Người sử dụng trái
pháp luật tài sản của người khác phải chịu chế tài của pháp luật, trừ trường hợp sử
dụng tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. 2/24/2021
Lưu ý:
Thông thường, khi chủ sở hữu muốn chuyển quyền sử
dụng cho người khác thì phải chuyển luôn quyền chiếm hữu
tài sản. Bởi lẽ, muốn khai thác công dụng của tài sản, trước
hết người sử dụng phải thực hiện hành vi chiếm hữu. Tuy
nhiên, trên thực tế cũng có trường hợp chủ sở hữu cho sử
dụng tài sản mà không chuyển quyền chiếm hữu.
Ví dụ: cho thuê ô tô mà người lái xe là người làm công
việc của chủ sở hữu. Người sử dụng máy vi tính ngay tại
nhà của chủ sở hữu… Theo nghĩa hẹp nhất thì quyền chiếm
hữu thường được coi là tiền đề của quyền sử dụng. 2/24/2021
3.3. Quyền định đoạt

3.3.1. Khái niệm: Điều 192 BLDS 2015


Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở
hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu
hủy tài sản.

2/24/2021
Quyền định đoạt là quyền quyết định “số phận” thực tế
và “số phận” pháp lý của tài sản.

Định đoạt thực tế là việc chủ thể bằng hành vi của mình quyết định về sự tồn tại
thực tế của tài sản. Việc định đoạt thực tế thường được hiện bằng hành vi vật chất
tác động tới bản thể của tài sản, làm cho tài sản không còn tồn tại trên thực tế hoặc
không còn nằm trong tay của chủ thể. Ví dụ: từ bỏ, huỷ bỏ, tiêu huỷ, tiêu dùng hết
tài sản…
Định đoạt pháp lý là việc chủ thể có quyền chuyển giao tài sản và quyền sở hữu
tài sản của mình cho người khác thông qua các giao dịch có nội dung chuyển
quyền sở hữu tài sản, như thông qua các hợp đồng mua bán (chuyển nhượng),
trao đổi (chuyển đổi), tặng cho, hiến tặng, quyên góp thiện nguyện, cho vay,
góp vốn bằng tài sản, hoặc để lại thừa kế (thông qua lập di chúc)…

2/24/2021
 Để thực hiện việc định đoạt số phận thực tế đối với tài
sản, chủ sở hữu có thể chỉ cần tác động trực tiếp đến
tài sản thông qua hành vi của mình.
 Việc định đoạt về số phận pháp lý, chủ sở hữu phải
thiết lập với các chủ thể khác thông qua một quan hệ
pháp luật dân sự.

2/24/2021
 Hệ quả pháp lý của việc thực hiện quyền định
đoạt là làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản.
 Nếu định đoạt pháp lý đối với tài sản, thì ngoài
việc làm chấm dứt quyền sở hữu của bên chuyển
giao, đồng thời cũng có thể làm phát sinh quyền
sở hữu của bên được nhận chuyển giao đối với tài
sản.

2/24/2021
3.3. Quyền định đoạt

3.3.2. Nội dung – Điều 193 BLDS 2015


- do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện
không trái quy định của pháp luật.
- tuân thủ trình tự, thủ tục nếu pháp luật có quy định.

2/24/2021
(i) Điều kiện về năng lực chủ thể.
 Để có thể tự mình định đoạt tài sản thì người đó phải
có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
 Thông thường, đối với tổ chức, pháp luật không đòi hỏi
điều kiện về năng lực hành vi dân sự.
 Nhưng với cá nhân, thì người định đoạt tài sản, nhất là
định đoạt pháp lý, phải là người có năng lực hành vi
dân sự.
 Mức độ năng lực hành vi dân sự để cá nhân có thể định
đoạt tài sản tuỳ thuộc vào chế độ pháp lý của từng loại
tài sản cụ thể và giá trị của tài sản.
2/24/2021
Ví dụ: đối với tài sản là nhà ở, xe ôtô, xe máy, quyền sử dụng
đất… thì người định đoạt phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người chưa thành niên đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể định
đoạt những tài sản có giá trị nhất định để thoả mãn nhu cầu phù hợp
với lứa tuổi; nếu định đoạt tài sản là động sản có đăng ký hoặc bất
động sản thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý…

2/24/2021
Các pháp nhân định đoạt tài sản thông qua người đại diện
hợp pháp.
Cá nhân không đủ năng lực hành vi dân sự để tự mình
định đoạt tài sản thì có thể xác lập, thực hiện giao dịch
thông qua người đại diện hợp pháp, theo quy định của
pháp luật về đại diện.
Người đại diện hợp pháp chỉ được xác lập giao dịch phù
hợp với phạm vi đại diện, hoàn toàn vì lợi ích của người
được đại diện và theo những yêu cầu, điều kiện do pháp
luật quy định.
2/24/2021
(ii) Điều kiện về trình tự, thủ tục định đoạt tài sản.
- Đoạn 2 Điều 193 BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp pháp
luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân
theo trình tự, thủ tục đó”.
- Đối với các tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở
hữu, đăng ký quyền sử dụng hoặc các loại tài sản mà pháp luật quy
định việc định đoạt phải tuân thủ những trình tự, thủ tục nhất định,
thì việc định đoạt được thực hiện thông qua các giao dịch có hình
thức, thủ tục phù hợp với quy định của BLDS và các luật liên quan.
- Ví dụ: nhà ở, xe máy, quyền sử dụng đất, tàu biển, tàu bay, cổ
phiếu… là những tài sản khi chuyển nhượng, trao đổi phải theo
hình thức, thủ tục luật định.
2/24/2021
Chủ thể có quyền định đoạt
Người, cơ quan
nhà nước có
Người được chủ thẩm quyền được
chủ sở hữu sở hữu ủy quyền pháp luật quy
định đoạt tài sản định có quyền
định đoạt tài sản
của người khác

2/24/2021
3.3. Quyền định đoạt

3.3.2. Nội dung – Điều 194, 195 BLDS


- Quyền định đoạt của chủ sở hữu: bán, trao đổi, tặng cho, cho
vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực
hiện các hình thức khác phù hợp với quy định pháp luật.
- Quyền định đoạt của người không phải chủ sở hữu: theo ủy
quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

2/24/2021
 Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản.
 Chủ sở hữu có đủ điều kiện về năng lực chủ thể, nếu không tự mình trực tiếp
định đoạt tài sản, thì có thể ủy quyền cho người khác xác lập các giao dịch
nhằm định đoạt tài sản.
 Người được chủ sở hữu uỷ quyền định đoạt tài sản là người được chủ sở hữu
chuyển giao quyền định đoạt tài sản thông qua việc uỷ quyền, trong đó có nội
dung nói rõ người được uỷ quyền, đối tượng công việc ủy quyền, giới hạn về
thời hạn uỷ quyền…
 Người được chủ sở hữu uỷ quyền phải thực hiện định đoạt tài sản phù hợp với
ý chí và lợi ích của chủ sở hữu. Tuy vậy, không phải mọi trường hợp định đoạt
đều có thể ủy quyền. Do bản chất của hành vi pháp lý để định đoạt tài sản,
hoặc do pháp luật có quy định, có những hành vi định đoạt tài sản chỉ do chủ
sở hữu tự mình thực hiện, chứ không thể ủy quyền cho người khác.
 Ví dụ: chủ sở hữu phải tự mình lập di chúc để định đoạt di sản cho người thừa
kế mà không thể nhờ bất kỳ ai lập di chúc thay. 2/24/2021
 Người, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định có
quyền định đoạt tài sản của người khác.
 Đó là những người có quyền định đoạt tài sản của người khác theo phán
quyết của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định.
 Ví dụ: chấp hành viên, cơ quan thi hành án có thẩm quyền ra quyết định bán
tài sản của người phải thi hành án; hay người nhận thế chấp, cầm cố tài sản
đã được chủ sở hữu giao quyền bán, xử lý tài sản khi vi phạm nghĩa vụ được
bảo đảm; hoặc trong trường hợp quản lý tài sản bảo đảm, hay trong hợp đồng
gửi giữ mà tài sản là vật cùng loại có nguy cơ bị hư hỏng, tiêu hủy nếu không
được bán kịp thời… thì pháp luật có quy định cho người khác có một số
quyền cụ thể như bán, xử lý tài sản, chứ không phải là có đầy đủ các quyền
định đoạt tài sản.
 Điều này có nghĩa, nếu pháp luật quy định cho người khác có những quyền
cụ thể gì, thì người có quyền chỉ được thực hiện các hành vi cụ thể đó phù
hợp với nội dung, phạm vi đã được xác định. 2/24/2021
3.3. Quyền định đoạt

3.3.3. Hạn chế quyền định đoạt – Điều 196 BLDS


- Do luật định
- Tài sản thuộc di tích lịch sử văn hóa – Nhà nước được ưu
tiên mua
- Pháp luật quy định quyền ưu tiên mua cho cá nhân, pháp
nhân thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải tuân thủ.
2/24/2021
 Căn cứ hạn chế quyền định đoạt.
 Khoản 1 Điều 196 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền
định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy
định”.
 Như vậy, không ai có thể bị người khác hạn chế quyền
định đoạt tùy ý. Việc hạn chế quyền định đoạt chỉ đặt ra
khi có căn cứ luật định. Cơ quan nhà nước có thẩm
quyền không được tự ý áp dụng biện pháp hành chính
mà không dựa trên căn cứ của luật trong việc hạn chế
quyền định đoạt của chủ thể đối với tài sản.
2/24/2021
 Hạn chế do quyền ưu tiên mua của Nhà nước.
 Theo đoạn 1, khoản 2 Điều 196 BLDS năm 2015, đối với tài sản
là di tích lịch sử - văn hoá, thì chỉ có thể định đoạt theo quy định
của Luật Di sản văn hóa.
 Theo đó, quyền định đoạt bị giới hạn, và người chủ di tích lịch
sử - văn hóa phải chuyển nhượng tài sản này của mình cho Nhà
nước, vì trường hợp này Nhà nước có quyền ưu tiên mua. Nhà
nước cũng có quyền ưu tiên mua trong trường hợp pháp luật có
quy định, ví dụ: Nhà nước có quyền ưu tiên mua nhà ở của cá
nhân, pháp nhân theo quy định của pháp luật về nhà ở.

2/24/2021
 Quyền ưu tiên mua của người khác.
 Theo đoạn 2, khoản 2 Điều 196 BLDS năm 2015 thì “trường hợp cá nhân, pháp nhân có
quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản,
chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể đó”. Đó là các trường hợp định
đoạt phần quyền của đồng sở hữu chủ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều
người.
 Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 3 Điều 218 BLDS năm 2015: “Trường hợp một chủ sở
hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được
quyền ưu tiên mua”.
 Thời hạn ưu tiên là “03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài
sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc
bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được
quyền bán cho người khác…”. Quy định này cũng có ngoại lệ, đó là quyền ưu tiên mua của
đồng sở hữu chủ nhà ở nếu có đồng sở hữu chủ nhà ở đem bán phần quyền của mình. Thời
hạn ưu tiên này ngắn hơn quy định của BLDS năm 2015, chỉ 30 ngày kể từ ngày gửi thông
báo bán nhà. Người thuê nhà cũng có quyền ưu tiên mua nhà trong 30 ngày từ ngày người
cho thuê thông báo bán nhà khi đủ các điều kiện do pháp luật nhà ở quy định. 2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.1. Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp xảy ra
tình thế cấp thiết – Đ 171 BLDS
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy
cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích
hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào
khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn chặn.
2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
-Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu không được cản trở người khác
dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với
tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn
hơn có nguy cơ xảy ra.
- Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm
phạm quyền sở hữu. Chủ sở hữu bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết
được người đã gây ra tình thế cấp thiết bồi thường. (Đ 595 BLDS)
2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.2. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường – Đ 172
Khi thực hiện quyền sở hữu thì chủ thể phải tuân theo
quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô
nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô
nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và
bồi thường thiệt hại.
2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.3. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm trật tự an toàn công cộng – Đ
173
Khi thực hiện quyền sở hữu thì chủ thể phải tôn trọng, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, không được lạm dụng quyền để gây mất trật
tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.4. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng – Đ 174
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu phải tuân theo pháp luật
về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao,
khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được
xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có
quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.5. Nghĩa vụ đối với ranh giới giữa các bất động sản – Đ 175
- Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả
thuận, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo tập
quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có
tranh chấp.
- Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường
hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng.
- Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung. 2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
- Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều
thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp
luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
- Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong
khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã
được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ,
cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.6. Nghĩa vụ đối với mốc giới ngăn cách các bất động sản – Đ 176
- Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng
cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
- Dựng mốc giới chung – theo thỏa thuận – thuộc sở hữu chung.
- Cây là mốc giới chung – hoa lợi phát sinh – chia đều, trừ thỏa
thuận khác.

2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.7. Nghĩa vụ bảo đảm an toàn khi cây cối, công trình có nguy cơ
gây hại – Đ 177
- Khi cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất
động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay
các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình
xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và
xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu
4.7. Nghĩa vụ bảo đảm an toàn khi cây cối, công trình có nguy cơ
gây hại (tt)
- Nếu chủ sở hữu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động
sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ.
- Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây
dựng chịu.
2/24/2021
4. Giới hạn quyền sở hữu

4.8. Nghĩa vụ khi trổ cửa nhìn sang bất động sản liền kề - Đ 178
- Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên
cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về
xây dựng.
- Mặt dưới mái che trên cửa ra vào, mặt dưới mái che cửa sổ quay ra
đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5 mét trở lên.
2/24/2021
Tình huống áp dụng
Ông A trồng cây bưởi trên phần đất thuộc quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình. Tuy nhiên, cành cây bưởi (trên cành có trái) vươn
sang phần đất nhà ông B. Điều này dẫn đến tranh chấp giữa hai ông.
Ông A cho rằng cây của ông thì trái đó thuộc sở hữu của ông A, còn
ông B cho rằng cành bưởi, trái bưởi nằm bên phần đất nhà ông thì
ông có quyền chặt cành, hái những trái bưởi đó. Anh/ chị hãy giải
quyết tranh chấp trên? Giải thích?
2/24/2021
Giải quyết tình huống

- Căn cứ Điều 175 BLDS 2015 thì: Người sử dụng đất chỉ được trồng cây
và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình
và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới
thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận
khác.
 Về cành cây ?

2/24/2021
Giải quyết tình huống

- Căn cứ Điều 158, Điều 189 và Điều 224 BLDS


năm 2015:
 Về trái bưởi?

2/24/2021

You might also like