You are on page 1of 50

LUẬT DÂN SỰ

TIẾT 1:
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân, trong
đó quan hệ tài sản là nền xương sống và nền tảng; quan hệ nhân thân cũng quan
trọng nhưng chưa được đề cập tới, chỉ học 1 số quyền nhân thân.
1. Quan hệ tài sản
a. Khái niệm
Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người bởi lý do tài sản (người là chủ thể,
ko nhất thiết phải là cá nhân, cụ thể ví dụ như giữa: Cá nhân  Cá nhân; Cá nhân
 Tổ chức; Tổ chức  Tổ chức).
Tài sản là:
-Theo khoản 1 Điều 105 bộ luật Dân sự: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản”
-Ví dụ: Vé số, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền tác giả,...
b. Đặc điểm quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh
Quan hệ tài sản có:
-Tính ý chí (tính chủ quan)
-Tính hàng hóa – tiền tệ (tính đền bù ngang giá), tính này có trong hầu hết các quan
hệ tài sản
Quan hệ tài sản là những quan hệ có nội dung kinh tế

2. Các quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh


Quan hệ sở hữu tài sản
Quan hệ về dịch chuyển lợi ích vật chất từ chủ thể này sang chủ thể khác (Hợp
đồng)
Quan hệ bồi thường thiệt hại (Ngoài hợp đồng dân sự vốn)
Quan hệ dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác còn sống (Thừa kế)
a. Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh
Khái niệm: Là những quan hệ giữa người với người về những lợi ích phi vật chất
(tức là những lợi ích không có giá trị kinh tế, không tính ra được thành tiền và
không thể di chuyển được vì nó gắn liền với những cá nhân với những tổ chức nhất
định). Nó ghi nhận đặc tính riêng biệt và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân
hay tổ chức đó.
Lưu ý:
-Nếu trong quan hệ tài sản hầu hết đều có mục đích về kinh tế, thì quan hệ nhân
thân lại hoàn toàn ngược lại (phi vật chất).
-Nếu có hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,... vẫn phải bồi thường.
Nhưng đó không phải giá của sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,... Đây là khoản tiền
bồi thường 1 cách tương ứng.
-Các quyền về nhân thân không thể chuyển giao thông qua hợp đồng (Ví dụ: không
thể bán tên của mình cho người khác), không được phép chuyển giao trừ trường
hợp luật quy định rõ được phép chuyển giao (Ví dụ: người thừa kế được quyền đòi
khôi phục lại danh dự nhân phẩm cho người đã chết).
Các quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh:
-Quan hệ nhân thân:
+Quan hệ nhân thân hoàn toàn không gắn với tài sản
+Quan hệ nhân thân có liên quan đến yếu tố tài sản (ví dụ: quan hệ cấp dưỡng cho
con):
 Quan hệ: quyền tác giả (đặc thù: riêng quyền công bố tác phẩm thì được
chuyển giao cho người khác, ví dụ người sáng tác nhạc được quyền chuyển
giao tác phẩm cho ca sĩ)
 Quan hệ: quyền sở hữu công nghiệp
 Quan hệ: quyền đối với giống cây trồng
-Đặc điểm của quan hệ nhân thân:
+ Không tính thành tiền
+ Gắn liền với một chủ thể nhất định, không được chuyển giao trừ trường hợp
pháp luật quy định cho phép chuyển giao.
Giải thích thêm về Luật dân sự Điều 26:
-Con được sinh ra trong thời kì hôn nhân thì được xác định là con chung của vợ
chồng và theo họ cha, nhưng nếu chưa đăng kí kết hôn thì chưa xác định là cha đẻ
và cần có thêm thủ tục xác nhận cha cho con.
-Tên phải bằng tiếng Việt (trừ trường hợp bố hoặc mẹ là người nước ngoài).
3. Phương pháp điều chỉnh luật dân sự Việt Nam
a. Khái niệm
Là tổng hợp các cách, biện pháp mà luật dân sự sử dụng để tác động lên các quan
hệ về tài sản, nhằm làm cho quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt để phù hợp
với lợi ích của các bên chủ thể.
b. Phương pháp điều chỉnh luật dân sự
Phương pháp thỏa thuận (đa số là thỏa thuận): mọi cam kết, thỏa thuận của đôi bên
mà không trái luật thì có giá trị như luật, thỏa thuận là nền tảng, cốt lõi cho mọi
vấn đề, miễn nó không trái luật, không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người khác
Phương pháp tự định đoạt: Các bên có quyền tự quyết định có tham gia hay không
tham gia vào các quan hệ dân sự
c. Đặc điểm pháp lý
Địa vị pháp lý của các chủ thể bình đẳng: để có thể thỏa thuận một cách bình đẳng,
đôi bên phải bình đẳng về mặt vị thế
Quyền tự định đoạt
Quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích hợp pháp
Trách nhiệm dân sự

4. Định nghĩa luật dân sự và phân biệt với các ngành luật khác
a. Định nghĩa
Luật dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản theo phương pháp thỏa thuận và tự định đoạt
b. Phân biệt với các ngành luật khác
Luật hình sự: điều chỉnh những hành vi xâm phạm đến an toàn, trật tự xã hội,
không có sự thỏa thuận, phương pháp điều chỉnh: quyền uy, phục tùng, cường chế.
Luật hành chính: điều chỉnh sự quản lý của cơ quan nhà nước đối với xã hội và
giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau, phương pháp điều chỉnh: quyền
uy, phục tùng, không có thỏa thuận hay tự định đoạt
Luật thương mại: đối tượng điều chỉnh hẹp hơn dân sự, điều chỉnh mối quan hệ
giữa các thương nhân nhằm mục đích kiếm lợi nhuận (phạm vi điều chỉnh nằm
trong dân sự), phương pháp điều chỉnh: thỏa thuận và tự định đoạt
Lưu ý: Về mặt nguyên lý, nếu hợp đồng được xác lập giữa 2 cá nhân với nhau, thì
là dân sự, còn nếu giữa 2 thương nhân với nhau thì là thương mại. Nếu 1 cá nhân
và 1 thương nhân ký hợp đồng với nhau vì mục đích tiêu dùng thì nó là dân sự
(mua hàng trong siêu thị), nhưng nếu nhằm mục đích sinh lợi nhuận thì là thương
mại.
Luật hôn nhân gia đình: điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể về mặt hôn nhân
gia đình
Luật tố tụng dân sự: điều chỉnh về trình tự, thủ tục để giải quyết các tranh chấp chủ
yếu về tòa án
5. Nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của luật dân sự Việt Nam
a. Nhiệm vụ
Bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, lợi ích nhà nước, lợi
ích công cộng.
Đảm bảo sự bình đẳng và an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan hệ
pháp luật dân sự
Góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân,
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Nói thêm:
Luật nội dung: dân sự, thương mại, lao động,...
Luật hình thức: tố tụng
b. Các nguyên tắc
Khái niệm: Là những tư tưởng chỉ đạo mà luật dân sự phải tuân thủ trong quá trình
điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự
Các nguyên tắc:
-Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kì lý do nào để phân
biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản
-Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình
trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với
các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng (ví dụ: thỏa thuận khác luật vẫn có giá
trị hơn luật, được ưu tiên hơn luật, khác luật nhưng không được vi phạm điều cấm
của luật)
Thắc mắc:
Thỏa thuận khác luật thì vẫn có giá trị và được ưu tiên hơn luật, nhưng theo khoản
2 Điều 3 thì mọi cam kết, thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của luật. Vậy,
thế nào là khác luật nhưng vẫn không vi phạm điều cấm của luật; Phân biệt khác
luật và vi phạm điều cấm của luật?
-Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình một cách thiện chí, trung thực (thiện chí: nguyên tắc đặc trưng)
-Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm
đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác
-Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ dân sự

6. Nguồn của luật dân sự


a. Khái niệm:
Là những văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật dân sự do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân
thân
(tất cả những văn bản liên quan đến quy phạm pháp luật đều là dân sự)
b. Điều kiện để 1 văn bản trở thành nguồn của luật dân sự:
-Chứa đựng quy phạm pháp luật dân sự (tức là nó điều chỉnh quan hệ tài sản dân
sự)
-Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (thẩm quyền của cơ quan nhà nước
được quy định trong luật, vì vậy các cơ quan khác nhau có quyền ban hành khác
nhau. Ví dụ: Quốc hội chỉ được ban hành Nghị quyết, Luật, Bộ Luật; Chính phủ
ban hành Nghị định; Bộ ban hành thông tư, thông tư liên tịch,...)
Giảng thêm: Luật, Bộ luật có hiệu lực pháp lý giống nhau, nhưng ý nghĩa khác: Bộ
luật mang hàm ý về luật có gốc rễ, nền tảng, đồ sộ => Bộ luật được ưu tiên áp dụng

Phân loại nguồn:


Nguồn văn bản, nguồn thực tiễn, nguồn khác (giáo trình)
-Căn cứ theo hiệu lực pháp lý:
+Hiến pháp
+Bộ luật dân sự Việt Nam
+Các bộ luật và luật khác có liên quan
+Văn bản dưới luật
+Tập quán
+Án lệ
7. Áp dụng luật dân sự, áp dụng tập quán và áp dựng tương tự pháp luật
a. Áp dụng luật dân sự
Khái niệm:
Là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào sự kiện thực tế dựa trên
những quy phạm pháp luật dân sự phù hợp để đưa ra những quyết định
Các hình thức thức áp dụng:
-Áp dụng tương tự luật dân sự
-Áp dụng tương tự pháp luật
Quá trình áp dụng luật dân sự:
-Xác định sự thật khách quan (kĩ năng nghề nghiệp, trong đề bài cho, không phải
làm)
-Tìm quy phạm pháp luật tương ứng (Điều nào khoản nào của Luật quy định)
-Ra quyết định xử lí (đưa hướng giải quyết)
b. Nội dung áp dụng tương tự pháp luật
Câu hỏi: Áp dụng tập quán khi nào? Điều 5: trong trường hợp các bên không có
thỏa thuận, pháp luật không quy định, nhưng tập quán không được trái với Điều 3
(các nguyên tắc cơ bản)

c. Áp dụng tương tự pháp luật ( khoản 1 Điều 6)


Điều 6: Áp dụng tương tự pháp luật khi:
Có đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự không có thỏa thuận, pháp
luật không quy định, không có tập quán được áp dụng. (ví dụ: có quy định về nhà ở
nhưng nếu đó không phải nhà ở mà là nhà xưởng, nhà kho => tùy từng trường hợp,
điều kiện và hoàn cảnh).
Nếu không áp dụng tương tự được thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản theo Điều 3,
án lệ, lẽ công bằng.
Ví dụ: A nhờ B nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vì sao A không đứng tên
mà nhờ B đứng tên? Theo luật A không được đứng tên (A định cư ở nước ngoài or
sth)
Nguyên nhân áp dụng tương tự:
-Đặc thù ngành luật dân sự: rộng về phạm vi điều chỉnh, đa dạng về chủ thể, khách
thể, nội dung
-Thiếu sự dự liệu
-Quan hệ dân sự biến đổi, phát triển không dừng

TIẾT 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ


1. Khái niệm
Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật
dân sự thì là quan hệ pháp luật dân sự
2. Đặc điểm quan hệ pháp luật dân sự
-Tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa có quan hệ pháp luật dân sự nào trực tiếp
điều chỉnh.
Câu hỏi thêm về đặc điểm này:
1. Nếu chưa có quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh thì điều chỉnh bằng
gì? Các nguồn khác: tập quán, áp dụng tương tự, án lệ, lẽ công bằng, Điều 3 – bao
quát gần như mọi vấn đề liên quan đến luật dân sự. Ví dụ, bán một món đồ, có
trách nhiệm cung cấp 1 số thông tin nhất định hay không? Có, dựa trên nguyên tắc
thiện chí, trung thực
2. Nếu khởi kiện đưa ra yêu cầu, nhưng chưa có luật quy định thì tòa án giải quyết
dựa trên cơ sở nào? Tòa án không có quyền từ chối thụ lý vì chưa có luật, Điều 14)
-Địa vị pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng
-Đa dạng về chủ thể, khách thể và phương pháp bảo vệ các quyền dân sự
3. Phương thức bảo vệ quyền dân sự
Điều 11, trong 1 số hoàn cảnh đặc biệt, khi quyền của các chủ thể đã bị xâm phạm,
chủ thể có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình hoặc yêu cầu luật pháp thực hiện theo
Điều 11
Tình huống: Khi quyền của cá nhân bị xâm phạm về hình ảnh, cá nhân có thể thực
hiện việc nào trong Điều 11:
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm (gỡ bỏ hình ảnh công khai)
Buộc bồi thường thiệt hại
(không cải chính công khai, có trường hợp cải chính công khai làm tình trạng trầm
trọng hơn)
4. Thành phần quan hệ pháp luật dân sự
Chủ thể: cá nhân, pháp nhân, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều
228, Điều 622)
(Lưu ý: hộ gia đình và tổ hợp tác – Điều 101-Điều 104 không còn là chủ thể nữa)
Khách thể:
Kết quả muốn hướng tới, ví dụ:
+Tài sản (quan hệ sở hữu)
+Hành vi (quan hệ nghĩa vụ và hợp đồng)
+Lợi ích nhân thân (quan hệ về nhân thân)
+Kết quả của hoạt động sáng tạo (quan hệ về quyền tác giả)
-Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự: (tham khảo giáo trình)
Quyền dân sự: là quyền, khả năng thực hiện 1 số quyền nhất định, Điều 11 (ví dụ,
yêu cầu tòa án công nhận quyền làm cha, làm mẹ, hoặc buộc chấm dứt hành vi
xâm phạm)
Nghĩa vụ dân sự: trái ngược với quyền, là trách nhiệm thực hiện công việc nào
nhằm phục vụ cho chủ quyền của người khác

5. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự (đọc giáo trình)


Căn cứ vào đối tượng của quan hệ pháp luật dân sự: khi dựa vào đối tượng, phân
chia thành quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
Căn cứ vào mức độ giới hạn quyền của chủ thể quan hệ pháp luật dân sự: quan hệ
tuyệt đối (1 bên có quyền nào đó và tất cả những chủ thể còn lại trong xã hội có
nghĩa vụ tôn trọng quyền đó, ví dụ: quyền sở hữu) và quan hệ tương đối (việc thực
hiện và tôn trọng quyền nào đó chỉ giới hạn ở 1 số chủ thể)
Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thỏa mãn lợi ích của chủ thể pháp luật
dân sự: quyền đối nhân (phải thông qua hành vi của 1 số chủ thể khác thì quyền lợi
của bạn mới được thỏa mãn, ví dụ đòi nợ thì phải thông qua hành vi trả nợ của chủ
thể khác thì quyền lợi mới được thỏa mãn) và quyền đối vật (quyền được thỏa mãn
thông qua việc khai thác 1 loại tài sản nào đó, không cần thông qua chủ thể nào
khác, ví dụ bạn sở hữu tài sản nào đó thì bạn được tự mình quyết định sẽ làm gì với
tài sản đó)
Căn cứ vào phạm vi quyền hoặc phạm vi nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp
luật dân sự: quan hệ đơn giản (ví dụ: chỉ 1 bên có quyền, 1 bên chỉ có nghĩa vụ, ví
dụ: chỉ 1 bên có quyền đòi bồi thường, bên còn lại có nghĩa vụ bồi thường, không
có quyền), và quan hệ phức tạp (1 bên vừa có quyền vừa có nghĩa vụ, ví dụ: trong
hợp đồng mua bán, bên bán có quyền yêu cầu bên kia thanh toán, đồng thời có
nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản)
6. Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
Xem giáo trình

TIẾT 3: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ


1. Cá nhân – chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
a. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Thông qua năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, chúng ta xác định
được khả năng tự mình tham gia vào 1 giao dịch cá nhân, khả năng tự chịu trách
nhiệm của 1 cá nhân.
Những trường hợp hoàn cảnh pháp lý chưa thật sự rõ ràng: không biết 1 người thật
sự đã chết hay chưa => cần phán quyết của tòa
Được nhà nước quy định trong văn bản Luật
Tính bình đẳng
Không thể bị hạn chế (trừ trường hợp do luật quy định)
Được nhà nước bảo đảm thực hiện
Thời điểm bắt đầu và thời điểm chấm dứt
Điều 16, 17: năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: Điều 16
Tổng hợp các quyền dân sự mà cá nhân có khả năng được hưởng:
+Quyền nhân thân
+Quyền sở hữu, quyền thừa kế tài sản và quyền khác đối với tài sản
+Quyền tham gia vào các quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó
(nội hàm của quyền có sự khác biệt giữa từng quốc gia, ví dụ: quyền sinh tử,..)
Câu nhận định: năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác: sai, vì luật khác pháp luật (không mở rộng giới
hạn) Nói thêm: Pháp luật rộng hơn luật, bao gồm cả các văn bản dưới luật
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được pháp luật đảm bảo thực hiện
Điều 16: thời điểm bắt đầu và kết thúc của quyền pháp luật dân sự của cá nhân
Điều 593 và 613:
Có ngoại lệ: trước khi sinh ra đã tạo khả năng cho cá nhân được hưởng 1 số quyền
nhất định. Phải chỉ rõ cơ sở pháp lý cho trường hợp ngoại lệ đó, chứ không phải
mọi trường hợp.

2. Tuyên bố cá nhân chết và tuyên bố cá nhân mất tích


Một cá nhân biến mất khỏi xã hội => các quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội cần
được giải quyết.
a. Điều 64
Cơ quan có thẩm quyền: Tòa án có quyền ra thông báo
Điều kiện: +Trong trường hợp 1 người biệt tích 6 tháng liền trở lên (6 tháng tính từ
thời điểm vắng mặt tại nơi cư trú);
+Phải có yêu cầu từ những người có quyền và lợi ích liên quan
b. Điều 65
Cơ quan có thẩm quyền: Tòa án có quyền giao tài sản
Ai quản lý:
+Tài sản đã được ủy quyền: người được ủy quyền
+Tài sản chung: chủ sở hữu chung còn lại
+Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (nếu là chung thì thuộc điều
bên trên): người còn lại quản lý, còn không thì con thành niên hoặc cha mẹ của
người đó
+Nếu không trong các trường hợp trên: Tòa án chỉ định
c. Điều 66
Nghĩa vụ của người quản lý tài sản:
Ít quyền, nhiều nghĩa vụ. Tuy nhiên trên thực tế: có thể kiếm được lợi nhiều từ việc
quản lý hộ. Ví dụ: quản lý hộ căn nhà, ở nhà đó, cho thuê nhà của mình => thu
được lợi ích (nếu cho thuê căn nhà quản lý hộ, tiền thu được là của chủ sở hữu bị
mất tích)
d. Điều 68, 69, 70
Tuyên bố mất tích (68):
-Tòa án có quyền
-Người đó phải biệt tích từ 2 năm trở lên (tính từ ngày cuối cùng biết tin tức về
người đó, nếu không biết ngày => ngày đầu tháng tiếp, nếu không biết tháng =>
ngày đầu năm tiếp)
-Tài sản: xử lý như những người vắng mặt tại nơi cư trú
-Về nhân thân: vẫn giữ nguyên, có thể ly hôn
Khi người này quay trở về (70):
-Tòa án có quyền
-Người đó/ người liên quan có quyền yêu cầu Tòa ra tuyên bố
-Nhân thân: nếu ly hôn rồi, quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực; những quan hệ còn
lại giữ nguyên
-Tài sản: được nhận lại, phải thanh toán chi phí cho người quản lý hộ
e. Điều 71, 72, 73:
Tuyên bố cá nhân chết:
-Tòa án có quyền
-Điều kiện: 1 trong những điều kiện sau
+3 năm từ ngày tuyên bố mất tích
+2 năm từ ngày thảm họa thiên tai (ngày chết: ngày chấm dứt thảm họa thiên tai)
+Biệt tích 5 năm liền
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ

Bài tập:
Điều 22: mất năng lực hành vi dân sự
Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố cá nhân mất năng lực hành vi dân sự: Tòa án
Điều kiện: không thể nhận thức và làm chủ hành vi dựa trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần (ví dụ như bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác); theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan; phải có
quyết định có hiệu lực của Tòa án là người đó mất nlhvds (bị bệnh tâm thần chưa
chắc sẽ mất năng lực hành vi dân sự)
Hậu quả: giao dịch của người này phải được xác lập và thực hiện bởi người đại
diện theo pháp luật (giống chủ thể: người chưa đủ 6t)
Hủy bỏ quyết định tuyên bố cá nhân mất năng lực hành vi dân sự: khi không còn
căn cứ tuyên bố người đó mất nlhvds, người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên
quan, hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có thể yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định
tuyên bố (không cần kết luận giám định)

Điều 23: người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Cơ quan có thẩm quyền tuyên bố cá nhân mất năng lực hành vi dân sự: Tòa án
Điều kiện: không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức
mất nlhvds (do tình trạng thể chất hoặc tinh thần); theo yêu cầu của người này hoặc
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan; dựa trên cơ sở
kết luận giám định pháp y tâm thần
Hậu quả: Tòa sẽ chỉ định người giám hộ, xác định quyền và nghĩa vụ của người
giám hộ
Hủy bỏ quyết định tuyên bố: Khi không còn căn cứ...; người đó hoặc người có
quyền, lợi ích liên quan, hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có thể yêu cầu Tòa án
hủy bỏ quyết định tuyên bố.

Điều 24: Hạn chế năng lực hành vi dân sự


Cơ quan có thẩm quyền: Tòa án
Điều kiện: người nghiện (ma túy hoặc các chất kích thích khác) dẫn đến hậu quả là
phá tán tài sản gia đình; theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan
Hậu quả: Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật; nếu người này xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người đó thì phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý (trừ giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày)
Hủy bỏ quyết định tuyên bố: không còn căn cứ...; người đó hoặc người có quyền,
lợi ích liên quan, hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có thể yêu cầu Tòa án hủy bỏ
quyết định tuyên bố.
Tìm hiểu thêm:
-Người giám định pháp y tâm thần là người được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm
làm Giám định viên pháp y tâm thần theo quy định của Luật giám định tư pháp
2012. Mỗi trường hợp giám định pháp y tâm thần thông thường có 03 giám định
viên tham gia.
-Tổ chức hữu quan: các cá nhân hay nhóm có tác động đến hoặc chịu tác động từ
cá nhân này
-Người đại diện theo pháp luật của cá nhân có thể là: Cha, mẹ; đối với con chưa
thành niên: Cha, mẹ chỉ có thể là người giám hộ của con nếu con mất năng lực
hành vi dân sự (khoản 3 Điều 53 BLDS năm 2015); đối với con chưa thành niên thì
cha, mẹ là đồng đại diện theo pháp luật của con.
-Bất động sản là gì?
Căn cứ Điều 105, Bộ luật Dân sự 2015, bất động sản là một loại tài sản, bao gồm:
Đất đai;
Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
Tài sản khác gắn liền với nhà, công trình xây dựng, đất;
Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Bất động sản có thể là tài sản hiện có hoặc là tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
Tài sản chưa hình thành;
Tài sản đã hình thành nhưng tại thời điểm xác lập giao dịch chủ thể chưa xác lập
quyền sở hữu tài sản

-Người đại diện theo pháp luật:


Điều 137

4. Giám hộ
Điều 47: trường hợp cá nhân cần có người giám hộ
? Cha mẹ là người giám hộ cho con chưa thành niên là đúng hay sai: trong khoản 1
Điều 47 không có quy định như trên => không phải
Người chưa thành niên chỉ cần người giám hộ khi không còn cha mẹ hoặc cha
mẹ...
Nhận định: cha mẹ vẫn có thể là người giám hộ cho con nếu con hạn chế năng lực
hành vi dân sự: sai, người hạn chế nlhvds không có người giám hộ (chỉ có ng đại
diện theo pháp luật)
Điều 48: người giám hộ cần đáp ứng các điều kiện (nếu giành quyền giám hộ:
nguyên lý là tốt nhất cho người được giám hộ, thường giao cho người có điều kiện
kinh tế tốt. Ví dụ: bà là người gần gũi nhất nhưng đã lớn tuổi và không thể chăm
sóc => giao cho người khác)
Ủy ban có thể chọn người giám hộ (vì ủy ban có thể xác định được có nên giao cho
người đó hay không, ủy ban gần hơn)
Điều 52, 53: giám hộ đương nhiên => ngay lập tức phát sinh quan hệ giám hộ,
không cần quyết định của Tòa án.
Điều 54: giám hộ cử, chỉ định (phải có sự đồng ý của người được cử hoặc chỉ định)
Nếu không có ai đồng ý làm người giám hộ: đề nghị 1 tổ chức đứng ra (trung tâm
bảo trợ trẻ em, trung tâm y tế,...)
Điều 55, 56, 57:
(1 người chỉ nên có 1 người giám hộ)
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ => đều bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Đối với người chưa đủ 15t: chăm sóc, giáo dục
15t – 18t: không cần có nghĩa vụ chăm sóc và giáo dục
Đối với người mất/ khó khăn trong năng lực hành vi dân sự: chăm sóc, bảo đảm...
Quyền: Điều 58
Nghĩa vụ quản lý tài sản (quản lý như tài sản của mình, vì lợi ích của người giám
hộ, đối với tài sản lớn: cần đồng ý của người giám sát của người giám hộ). Ví dụ:
người giám hộ cho mượn nhà của người được giám hộ => người được giám hộ
không có lợi.
Người giám sát: Điều 51 => không được phép can thiệp vào việc của người giám
hộ, chỉ trong 1 vài trường hợp, còn lại chỉ quan sát => nếu có vi phạm => méc ủy
ban nhân dân
Thay đổi người giám hộ: Điều 60
Nếu cố tình ngược đãi, vi phạm quyền để đổi người giám hộ => có chế tài xử phạt
Ví dụ điểm a: trước đây chưa xác định được cha => người khác giám hộ, sau khi
xác định được cha => về với cha

5. Pháp nhân – chủ thể quan hệ pháp luật dân sự


a. Khái niệm pháp nhân
Là do pháp luật tạo ra, không có thật, không tồn tại về mặt chủ thể
Về bản chất: là tổ chức, những cá nhân đáp ứng được những tiêu chí do luật định
 Chỉ có cá nhân là chủ thể, pháp nhân không phải chủ thể
b. Điều kiện: Điều 74
-Được thành lập hợp pháp (Điều 82) – (phải đăng ký thành lập)
-Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ (Điều 83) –(phải có cơ quan điều hành, cơ quan đầu
não, có mục tiêu,...)
-Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm về tài sản đó.
Các loại hình doanh nghiệp:
+Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Ví dụ 1: 3 bạn cùng góp vốn thành lập công ty, bạn 1: 100tr, bạn 2: 200tr, bạn 3:
300tr. Hỏi ai là chủ sở hữu của 600tr đó? => công ty là chủ sở hữu duy nhất của
600tr => các thành viên mất quyền sở hữu của tiền đó, có quyền sở hữu cổ phiếu.
Ví dụ 2: Công ty làm ăn thất bại, nợ 1 tỷ đồng, trả nợ thế nào? => lấy tài sản doanh
nghiệp trả, chỉ có 600tr => ai trả 400tr? Các thành viên góp vốn không phải chịu
bất kì trách nhiệm nào, chỉ cần trả đủ vốn là xong. => tài sản độc lập, nghĩa vụ độc
lập.
+Doanh nghiệp tư nhân: không có sự tách biệt giữa tài sản của chủ và
doanh nghiệp => nếu có chuyện, chủ chịu hết trách nhiệm (dù là lợi nhuận hay nợ)
=> không có tư cách pháp nhân vì không có tính độc lập trong tài sản.
+Công ty cổ phần: hiểu nôm na là nâng cấp của công ty trách nhiệm hữu
hạn (không bị giới hạn thành viên), các cổ đông giống các thành viên trong công ty
trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân
+Công ty hợp danh: hiểu nôm na là nâng cấp của doanh nghiệp tư nhân (có
nhiều ông chủ, chịu trách nhiệm...), không có sự tách biệt về mặt tài sản- nhưng
công ty hợp danh lại có tư cách pháp nhân – vì luật doanh nghiệp trao quyền =>
trường hợp đặc biệt
-Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật 1 cách độc lập (có thể trở thành
nguyên đơn hoặc bị đơn => khi ký kết hợp đồng, hoặc do chủ thể có tư cách pháp
nhân đứng ra hoặc do chủ của công ty đứng ra). Tuy nhiên, nếu có tranh chấp =>
sân chơi pháp lý, nếu đối tác là 1 pháp nhân => kiện công ty, vì có tư cách pháp
nhân; nếu là doanh nghiệp tư nhân: không kiện được vì không có tư cách pháp
nhân, nếu muốn kiện thì phải kiện chủ doanh nghiệp tư nhân.
=> Phải đủ cả 4 điều kiện thì mới đủ tư cách pháp nhân.
(Với pháp nhân: có thể dễ dàng tra thông tin trên mạng => tra cứu thông tin đối
tác)
c. Các loại pháp nhân
Pháp nhân thương mại (Điều 75):
Có 2 trường hợp:
-Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập và tuân thủ theo luật doanh
nghiệp (có 4 loại hình doanh nghiệp, trong đó có 3 loại có tư cách pháp nhân)
-Các tổ chức kinh tế: cũng thành lập nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhưng
không thành lập và tuân thủ theo luật doanh nghiệp

Pháp nhân phi thương mại (Điều 76):

Nhóm này không hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận

-Cơ quan nhà nước: khác nhà nước. Ví dụ: ký hợp đồng với ủy ban nhân dân =>
không phải nhà nước, không kiện nhà nước. Tòa án nhân danh nhà nước => mới đi
kiện nhà nước. Lưu ý: Tất cả các ủy ban nhân dân đều có tư cách pháp nhân. Chỉ
từ cấp sở trở lên mới có tư cách pháp nhân.

-Đơn vị vũ trang nhân dân

-Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp: Lưu ý: Ở Việt Nam chỉ có 1 tổ chức
chính trị là Đảng cộng sản Việt Nam; tổ chức chính trị-xã hội ví dụ: hội liên hiệp
phụ nữ,....)

(Nếu lấy ngân sách hoạt động từ ngân sách nhà nước thì là tổ chức chính trị)

-Quỹ xã hội, quỹ từ thiện: phải được đăng ký hoạt động, có tư cách pháp nhân và
chịu sự giám sát của nhà nước, được quyền huy động vốn của nhân dân, không
được nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Ví dụ: nếu cá nhân kêu gọi từ thiện thì luật
không có quy định về trường hợp này => phải áp dụng luật dân sự: đây được coi là
1 loạt hợp đồng tặng cho có điều kiện, phải căn cứ vào việc cá nhân có sử dụng
đúng với điều kiện đặt ra hay không

-Doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác: ví dụ như UNESCO,
UNICEF,...
6. Năng lực chủ thể và các yếu tố lý lịch của pháp nhân
a. Năng lực chủ thể
Câu hỏi: pháp nhân có năng lực pháp luật hay không? Trên thực tế, các hoạt động
của pháp nhân đều phải thực hiện qua chủ thể => có hay không cũng không ảnh
hưởng.
Cần quan tâm tới năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân: mang tính chuyên biệt,
các pháp nhân khác nhau thì có năng lực pháp luật dân sự khác nhau. Ví dụ: ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không thể tham gia các hợp đồng nhằm mục đích
lợi nhuận (luật định), vì đây là quỹ tự nhiên - chỉ được phép gửi ngân hàng lấy tiền
lãi, không được mua đất lấy lời. Ngược lại, các pháp nhân tư thì không được tham
gia vào các hoạt động quản lý xã hội, các pháp nhân tư khác nhau thì khả năng
tham gia dịch vụ khác nhau. Ví dụ: kinh doanh dịch vụ giáo dục, tài chính ngân
hàng, trang thiết bị y tế thì không phải ai cũng tham gia được. Năng lực pháp luật
có thể bị đình chỉ.
b. Yếu tố lý lịch của pháp nhân:
Tên gọi (Điều 78): nếu pháp nhân hoạt động trong cùng 1 lĩnh vực thì tên phải
khác nhau; không chỉ được ghi nhận trong luật dân sự mà còn có thể được bảo vệ
bởi các luật khác, ví dụ như luật sở hữu trí tuệ,...
Trụ sở (Điều 79): đóng vai trò quan trọng trong việc xác định, thực hiện các nghĩa
vụ về thông báo,...
Các chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân (Điều 84)
Quốc tịch (Điều 80): đa số pháp nhân ở Việt Nam mang quốc tịch Việt Nam (các
công ty samsung, coca => thành lập theo pháp luật VN, ở VN thì là công ty VN,
chỉ có vốn từ nước ngoài)
Điều lệ của pháp nhân (Điều 77):
Điều 84:
Nếu pháp nhân muốn mở rộng hoạt động của mình: pháp nhân chỉ có 1 trụ sở =>
nếu muốn mở rộng hoạt động => mở văn phòng đại diện và chi nhánh => mở rộng
hoạt động của pháp nhân
Chi nhánh và văn phòng đại diện khác gì nhau?
Cả 2 đều phải có ủy quyền, tuy nhiên, chi nhánh: có khả năng thực hiện các hoạt
động kinh doanh; năng lực pháp luật của chi nhánh = nlpl của pháp nhân >< văn
phòng đại diện: phải hoạt động thông qua đại diện theo ủy quyền, không có hoạt
động kinh doanh mà chỉ thay mặt cho pháp nhân để xác lập giao dịch. Nếu chỉ
muốn đặt 1 nơi quảng cáo, xác lập giao dịch với khách hàng => mở văn phòng đại
diện, muốn mở rộng hoạt động => mở chi nhánh
Ví dụ: ký hợp đồng với chi nhánh => kiện pháp nhân chứ không kiện được chi
nhánh (vì bản thân chi nhánh không có tư cách pháp nhân);
Ví dụ: ký hợp đồng với chi nhánh của ngân hàng => kiện ngân hàng chứ không
kiện chi nhánh (nếu kiện chi nhánh => thua)
Lưu ý: nếu xác lập giao dịch với chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, cần xem thẩm
quyền của nó để xem nó có thẩm quyền thay mặt pháp nhân xác lập giao dịch
không. Đặc biệt là văn phòng đại diện. Chi nhánh trong 1 vài trường hợp có thể
thay mặt xác lập giao dịch.
 Cần xem ủy quyền
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: (cap gòi)
Điều 85:
Đại diện theo pháp luật: người đứng đầu pn theo quy định của điều lệ pn hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thay mặt pháp nhân xác lập giao
dịch, nếu là người đại diện theo pháp luật thì không cần giấy tờ
Đại diện theo ủy quyền: người đại diện theo pháp luật của pn ủy quyền, ủy quyền
cho người khác để nhân danh pháp nhân xác lập giao dịch (ví dụ: ký hợp đồng phó
giám đốc => phải xem ủy quyền)
Hành vi của thành viên pháp nhân thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc theo nghĩa
vụ lao động.
Ví dụ: Gọi tổng đài taxi => xác lập hợp đồng vận chuyển => tài xế không phải
giám đốc, không phải đại diện theo pháp luật của tập đoàn taxi, cũng không có ủy
quyền. Nếu kiện => kiện hãng taxi chứ không kiện tài xế => tài xế thực hiện nhiệm
vụ, đại diện cho pháp nhân. Hoặc người thu ngân đại diện cho siêu thị thực hiện
nhiệm vụ => nếu tính tiền tại thu ngân => thực hiện giao dịch với siêu thị, nếu
kiện: kiện siêu thị. Nếu tính tiền tại bảo vệ => tự chịu trách nhiệm.
7. Thành lập, cải tổ và chấm dứt pháp nhân
Thành lập: nghiên cứu giáo trình
Cải tổ pháp nhân:
-Hợp nhất (Điều 88): A+B=C quyền và nghĩa vụ được chuyển giao
-Sáp nhập (Điều89): A+B=A (hoặc A+B=B) => quyền được chuyển giao hết cho
pháp nhân A (hoặc B) => thôn tính/ xóa sổ. Về mặt đại diện, kiểm toán kế toán =>
phức tạp khi sáp nhập
-Chia (Điều90): A=B+C (quyền và nghĩa vụ của pháp nhân A chuyển sang cho B
và C theo tỉ lệ tương ứng)
-Tách (Điều91): A=A+B (phổ biến trong lĩnh vực mua, bán dự án). Ví dụ: cấp 1 dự
án bất động sản cho winmart => trong quá trình phát triển dự án, khi được cấp quá
nhiều dự án => gây rủi ro => nếu thất bại thì sẽ ảnh hưởng số còn lại => xu hướng
muốn tách dự án ra => sau khi tách xong, nếu muốn bán công ty cho đối tác mua
=> chỉ cần chuyển vốn cho công ty muốn mua.
Chấm dứt pháp nhân (Điều 96):
-Các trường hợp chấm dứt pháp nhân: hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể pháp nhân
(trường hợp này phải được giải quyết 3 mqh: ko nợ thuế; ko nợ lương; giải quyết
xong tài chính với các chủ thể khác. Nếu không giải quyết được => phá sản)
-Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản
Lưu ý: Tách pháp nhân thì không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ
Hậu quả của chấm dứt: Điều 94, 95, 96
BÀI 5: CƠ CHẾ VỀ ĐẠI DIỆN
1. Khái niệm, đặc điểm
Điều 134: Đại diện là gì?
Mở rộng hoạt động, tiết giảm chi phí (ví dụ: không giỏi về đàm phán hay am hiểu
về bất động sản => ủy quyền cho người có chuyên môn hơn)
Hợp đồng được ký giữa người đại diện và người xác lập giao dịch (người đại diện
nhân danh người được đại diện theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền).
Quyền và nghĩa vụ phát sinh đối với người được đại diện.
Đặc điểm:
+Tồn tại nhiều mối quan hệ
+Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự (có chứ không cần đầy đủ)
=> Loại bỏ: người chưa đủ 6 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự
+Nhân danh người được đại diện để xác lập thực hiện các giao dịch dân sự (mọi
quyền lợi và nghĩa vụ đều phát sinh đối với người được đại diện => kiện người
được đại diện chứ không kiện người đại diện)
+Vì lợi ích của người đc đại diện để xác lập thực hiện giao dịch dân sự (ví dụ: cha
mẹ tặng cho tài sản của con cho người khác => không vì lợi ích => vi phạm điều
cấm; hoặc từ chối các giao dịch mà con cái có lợi cũng không được)
+Trong phạm vi thẩm quyền đại diện, người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho người được đại diện (ví dụ: A ủy
quyền B nộp hợp đồng => được nộp chứ không được nhận).
2. Các loại đại diện
Đại diện theo pháp luật (Điều 135):
-Đại diện theo pháp luật của cá nhân (Điều 136): lưu ý: ưu tiên áp dụng quy định
cụ thể (ví dụ như luật dân sự: quy định chung; luật hôn nhân và gia đình: quy định
cụ thể)
-Đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 137): lưu ý: theo điều lệ ví dụ: đại
diện theo pháp luật của ủy ban nhân dân là chủ tịch ubnd – cơ sở: luật tổ chức
(theo quy định của pháp luật); nếu không thì do tòa chỉ định;
-Điểm mới: Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật
Đại diện theo ủy quyền (Điều 135):
-Phải có ủy quyền
-Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc
ủy quyền phải được lập thành văn bản (ví dụ: nhờ trông nhà => không cần văn bản
ủy quyền => vẫn có quyền được ủy quyền)
Lưu ý: có 1 số trường hợp bắt buộc phải bằng văn bản (pháp luật yêu cầu). Ví dụ:
trong giao dịch liên quan đến bất động sản thì bắt buộc phải bằng văn bản có công
chứng; trong luật doanh nghiệp, nếu muốn ủy quyền tham gia đại hội đồng cổ
đông, họp hội đồng quản trị,.. => bắt buộc phải bằng văn bản
Điều 138: Cá nhân pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác
Thông thường cá nhân ủy quyền cho người khác thì cần có giấy tờ công chứng để
xác định đúng chữ ký là của người đó
Nếu pháp nhân ủy quyền cho cá nhân thì công cần công chứng vì có con dấu

3. Phạm vi, thẩm quyền đại diện


Trước đây: không có ủy quyền cho pháp nhân, chỉ được ủy quyền cho cá nhân
Thực tế: quy định chỉ được ủy quyền cho người đủ 15t: không thực tế (ví dụ: bố ủy
quyền cho con 10t đi mua rượu,...)
Người ủy quyền phải có quyền thì mới được ủy quyền cho người khác (ví dụ muốn
ủy quyền cho người khác bán căn nhà thì phải là chủ sở hữu căn nhà).
Phạm vi đại diện: không còn “vì lợi ích” nữa
=> Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền. Người đại diện
chỉ được xác lập giao dịch trong phạm vi ủy quyền, không được thực hiện ngoài
phạm vi đại diện.
Giống trong “giám hộ”: Người giao dịch không được xác lập thực hiện giao dịch
với chính mình hoặc với người thứ 3 mà mình cũng là người đại diện của người đó.
Nhưng trong giám hộ: trừ trường hợp người được giám hộ đồng ý. Còn đại diện
không có.

Hệ quả của không đúng thẩm quyền:


Điều 142:
Ví dụ:
điểm a khoản 1 Điều 142: A nhân danh trường đại học Luật bán ti-vi của lớp cho
B, không có ủy quyền. B gọi điện cho hiệu trưởng => hiệu trưởng cho phép
điểm b: trường biết nhưng không phản hồi đồng ý hay không
điểm c: (điểm mới) đến kỳ nộp học phí, B đến phòng thủ quỹ nộp cho A, vì A ngồi
trong phòng thủ quỹ, tuy nhiên, A không phải thủ quỹ => trường phải chịu trách
nhiệm (trường để A ngồi ở phòng thủ quỹ). Khác trường hợp: B đang đi trên sân
trường, gặp C, C nói C là thủ quỹ, B tự nộp cho C => B phải tự chịu trách nhiệm.
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG (cap gòi):
1. Giám đốc là người nắm tài khoản công ty, sẽ được báo cáo tài chính => phải biết
về việc thành lập giao dịch với công ty khác. Cơ sở pháp lý: Điều 142 khoản 1
điểm b
2. Khác với câu 1, do giám đốc đang ở nước ngoài => không biết là hợp lý, tuy
nhiên không về kịp thì có trách nhiệm ủy quyền tiếp hoặc tìm cách => có trách
nhiệm. Tuy nhiên, việc phó giám đốc ký kết mua nguyên liệu là vì lợi ích của công
ty, dù phó giám đốc không có ủy quyền, nhưng vẫn có trách nhiệm => phải tra luật
doanh nghiệp.

GIAO DỊCH DÂN SỰ


1. Khái niệm
Giao dịch dân sự gồm:
-Hợp đồng
-Hành vi pháp lý đơn phương
=> Quyền và nghĩa vụ dân sự
2. Các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

Điểm a khoản 1 Điều 117:


Cá nhân: năng lực hành vi (bao nhiêu tuổi, khả năng giao dịch đến đâu, có rơi vào
trường hợp năng lực hành vi dân sự đặc biệt không), năng lực pháp luật (nếu bị hạn
chế thì phải do luật định => nếu vi phạm nlpl => sẽ đồng thời vi phạm điều cấm)
Pháp nhân: Tham gia vào giao dịch dân sự phù hợp với mục đích, thẩm quyền,
phạm vi hoạt động của pháp nhân (muốn tham gia giao dịch mua bán thuốc chữa
bệnh thì pháp nhân phải có giấy phép; hoặc tham gia lĩnh vực xây dựng => cần có
đủ năng lực pháp luật thì người thầu mới kí hợp đồng được) => cần kiểm tra khả
năng tham gia giao dịch của pháp nhân (năng lực pháp luật. Hiểu nôm na: pháp
nhân được tham gia đến đâu trong giao dịch đó)
Điểm b khoản 1 Điều 117:
Tự nguyện: thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí của 1 bên và giữa các bên trong
giao dịch dân sự
Tự nguyện = Ý chí + Bày tỏ ý chí
( Thực hiện giao dịch nhưng trong ý chí không muốn; bị cung cấp sai thông tin về
cái nhà là của họ nhưng thật ra họ không phải => không tự nguyện )
Biểu hiện của việc thiếu sự tự nguyện trong giao dịch dân sự:
+Giả tạo (124):
-Ký hợp đồng với giá 2 tỷ, nhưng nếu để 2 tỷ: thuế cao => kê khai còn 1 tỷ
=> thuế giảm => ký hợp đồng kê khai mua nhà 1 tỷ => giao dịch 1 tỷ: giao dịch giả
tạo, giao dịch thật: 2 tỷ => hệ quả: giao dịch thật (2 tỷ) bị vô hiệu
-Giả cách (tên gọi khác): không che giấu giao dịch nào cả, bản thân nó là
giả. Ví dụ: A cần 1 hóa đơn đầu vào => giả vờ kí 1 hợp đồng, hợp đồng không tồn
tại, nhưng kí để có hóa đơn đầu vào
-Ví dụ: ông A phải trả nợ, B thực hiện kê biên căn nhà của A để A trả nợ cho
B => A chuyển nhượng nhà cho C => giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người
thứ 3 => khó chứng minh là giả tạo
+Nhầm lẫn (Điều 126):
-Ví dụ: A, B đều nghĩ B là chủ sở hữu căn nhà, Tòa ra quyết định B không
phải chủ căn nhà (do cấp nhầm) => nhầm lẫn về mặt chủ thể
-Ví dụ: nhầm lẫn về mặt đối tượng: A đặt cho B từ Sài Gòn ra Hà Nội 100
cái chén, ở Sài Gòn và Hà nội quan niệm khác nhau về chén (chén uống trà và
chén ăn cơm) => nhầm lẫn => phải xuất phát từ lỗi vô ý hoặc không có lỗi (ví dụ
như sự khác biệt về ngôn ngữ vùng miền). Nếu sự nhầm lẫn đến từ sự cố ý thì là
lừa dối (Điều 127)
+Bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127): Ví dụ: ông A làm giả giấy tờ để B nghĩ
rằng A là chủ sở hữu căn nhà => B có sự nhầm lẫn về chủ thể, sự nhầm lẫn này bắt
nguồn từ sự cố ý của ông A. Nếu không phải người thân thích, không tự nguyện =>
áp dụng điều không tự nguyện 1 cách cơ bản (không đủ áp dụng 127)
+ Không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128): Ví dụ nhậu say
quá, ký hợp đồng => không tỉnh táo => không tự nguyện => bản thân người đó có
thể yêu cầu tòa tuyên bố giao dịch vô hiệu => đề cao yếu tố tự nguyện trong giao
dịch
Điểm c khoản 1 Điều 117:
Hiểu rõ hơn về mục đích của giao dịch dân sự: Điều 118
Nội dung của giao dịch dân sự:
+Hợp đồng: Tổng hợp cả điều khoản trong hợp đồng đó
+Hành vi pháp lý đơn phương: Thể hiện ý chí của 1 bên
Ví dụ: trong hợp đồng, lãi 30ptr/năm => trái với quy định của Luật dân sự => điều
khoản về lãi vi phạm, các điều khác không vi phạm thì vẫn thực hiện => không
phải 1 điều khoản vi phạm thì cả hợp đồng đều vi phạm >< mục đích mà vi phạm
thì cả hợp đồng vi phạm
-Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện
những hành vi nhất định (Điều 123). Điểm sửa (luật ds 2005 => luật ds 2015): điều
cấm của pháp luật thành điều cấm của luật
=> 2005: Những cơ quan dưới luật được phép ban hành điều cấm => ý kiến của dư
luận: cái gì không quản lý được thì cấm (thông tư cũng là pl => Bộ sẽ ban hành
điều cấm => khó quản lí thì cũng cấm)
>< 2015: Nếu cấm trong luật: luật chỉ được ban hành bởi Quốc Hội (nên chỉ cấm
trong luật hoặc bộ luật hoặc nghị quyết của Quốc Hội)
-Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng (Điều 123)
Hình thức của giao dịch:
-Sự thể hiện của 1 giao dịch, có thể bằng:
+Lời nói, hành vi cụ thể
+Văn bản
+Văn bản có chứng nhận của công chứng, chứng thực của UBND có thẩm quyền
-Lưu ý: Hợp đồng trong dân sự là thứ xác lập hàng ngày (đi mua rau, đi xe bus =>
không có văn bản => có thể bằng lời nói)
-Mục đích của hình thức: mang ý nghĩa chứng cứ, chứng minh (muốn làm hợp
đồng mua bán ly cafe: cũng được => 2 bên tự thỏa thuận về giao dịch, hình thức)
-Không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129):
Để đảm bảo sự ổn định trong quan hệ dân sự, pl có quy định về 1 số hình thức
mang tính chất ràng buộc.
Ví dụ: trong các giao dịch chuyển nhượng lquan tới cổ phần, cổ phiếu, phần vốn
góp trong doanh nghiệp thì luật doanh nghiệp quy định hình thức phải bằng văn
bản => các bên phải tuân thủ.
Hình thức chỉ là biểu hiện của giao dịch, nếu mọi người tự nguyện thì sao?
Ví dụ: ông Thanh chủ sở hữu căn nhà, 2 tỷ => bạn chỉ có 1 tỷ, tháng sau có 1 tỷ =>
trả trước 1 tỷ, hẹn 1 tháng sau ra phòng công chứng ký chuyển nhượng => hợp
đồng chưa được công chứng => vi phạm hình thức => ông thanh không thỏa thuận
với bạn nữa, bán người khác 3 tỷ. Theo Điều 129, hợp đồng có hiệu lực không?
Vẫn vô hiệu (mới 50ptr, mà trong luật: 2/3 nghĩa vụ mới tính) => tòa tuyên vô
hiệu. Nhưng nếu đã thanh toán 2/3 => tuyên có hiệu lực mà không cần công chứng
 Nhanh chóng

3. Giao dịch dân sự vô hiệu


Giao dịch không tuân thủ 1 trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì giao
dịch vô hiệu hoặc sẽ bị coi là vô hiệu
Thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu: chỉ có Tòa án có quyền tuyên, các
bên không có quyền
Hậu quả (Điều 131):
Hành vi xâm phạm phải xảy ra trước khi xác lập giao dịch (lừa trước khi ký hợp
đồng) chứ không thể sau khi xác lập được (lừa để bạn ký hợp đồng) => vô hiệu kể
từ thời điểm xác lập (hợp đồng coi như không tồn tại)
Xử lý trong từng trường hợp cụ thể: Điều 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129

5. THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU


1. Thời hạn
Điều 144: Khái niệm thời hạn
Các loại thời hạn:
Căn cứ vào thời hạn do ai quy định:
-Do luật định (pháp luật quy định, bắt buộc) => các bên không thể thỏa thuận kéo
dài hoặc rút ngắn. Ví dụ: thời hiệu khởi kiện là 3 năm... => các bên không thể thỏa
thuận là 10 năm
-Do các bên thỏa thuận => việc kéo dài hay rút ngắn tùy vào các bên
-Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định
Căn cứ vào tính xác định của thời hạn:
-Thời hạn xác định: được quy định rõ
-Thời hạn không xác định: được quy định không rõ
Ví dụ: BLHS 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017, nhưng không quy định thời gian hết
hiệu lực.
Trong hợp đồng các bên thỏa thuận khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì
trong thời hạn 2 ngày kể từ khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt thì bên bị ảnh
hưởng phải thông báo cho bên còn lại => quy định 1 cách tương đối.

Cách tính thời hạn: khoản 2 Điều 144, Điều 145


Khoảng thời gian ngắn nhất mà BLDS điều chỉnh là “phút”.
Ví dụ: theo giấy xác nhận của bệnh viện A và B đều chết tại 11h45p => chết cùng
thời điểm, chứ không xác nhận theo giây
Thời hạn được tính theo dương lịch (nếu muốn tính theo hệ thống lịch khác thì
phải thỏa thuận)
Ví dụ: cách tính theo thỏa thuận: cách tính bằng ngày làm việc
Quy định thời hạn: Điều 146

Bài tập tình huống (cap):


Bắt đầu 2/2/2015, kết thúc: 2/2 + 30 ngày => 3/3/2015
Lưu ý: 1 tháng là 30 ngày, 2 tháng (áp dụng với từ 2 tháng trở lên): ngày tương
ứng của tháng thứ2 tiếp theo 2/4/2015, 2/5/2015.
Bắt đầu 8h15, kết thúc 11h15
Bắt đầu 1/5/2013, kết thúc: 1/5 là ngày nghỉ => 2/5/2015

2. Thời hiệu
Điều 149: Khái niệm thời hiệu
Do luật định => không thể kéo dài hay rút ngắn.
Trước đây: khi có tranh chấp, Tòa sẽ xem xét: hết thời hiệu => đình chỉ
Hiện nay: Tòa án không được tự ý xem xét vấn đề thời hiệu trừ trường hợp được
yêu cầu.
Ví dụ: hợp đồng vi phạm, A kiện B ra tòa, thời hiệu khởi kiện là 3 năm, nhưng đã
kiện 5 năm => Tòa vẫn thụ lý, không được xem xét vấn đề thời hiệu. Trừ khi A
yêu cầu áp dụng thời hiệu, thì Tòa phải xem xét về mặt thời hiệu.

Các loại thời hiệu:


Thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự (ví dụ: Điều 236 – ví
dụ nhà bỏ hoang, có người vào sinh sống 30 năm thì được quyền xác lập quyền sở
hữu; ví dụ có gà lạc vào nhà, nếu bạn nuôi và thông báo rộng rãi là đang nuôi gà
lạc mà sau 1 tháng không ai tới nhận thì bạn được phép xác lập quyền sở hữu)
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự: khoảng thời hạn mà chủ thể được quyền khởi
kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích
Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: thời hiệu mà chủ thể yêu cầu tòa án giải
quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích. (vụ án thì có tranh chấp; vụ việc thì
không có tranh chấp. Ví dụ: tuyên bố cá nhân chết thì không có tranh chấp; còn
tranh chấp về hợp đồng thì là vụ án. Ví dụ: vợ chồng song phương đồng ý ly hôn
thì là vụ việc dân sự, đơn phương ly hôn thì là vụ án dân sự)
Cách tính thời hiệu:
Điều 154: thời hiệu bắt đầu
Ví dụ về “phải biết”: A là giám đốc công ty, đơn vị thi công 1 tháng => luật buộc
phải biết, vì nếu A thực hiện đúng nhiệm vụ và giám sát công ty thì phải biết.
Không áp dụng thời hiệu khởi kiện (được kiện bất kì lúc nào): Điều 155
Lưu ý:
Nhân thân: các vấn đề lquan đến nhân thân không áp dụng thời hiệu khởi kiện (ví
dụ xúc phạm danh dự nhân phẩm cách 10 năm thì vẫn kiện được; xác nhận cha mẹ
cho con: bất kì thời điểm nào)
Sở hữu: các vấn đề lquan đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu không áp dụng thời hiệu
khởi kiện (quyền sử dụng đất thì cũng như quyền sở hữu). Ví dụ: bị chiếm nhà 30
năm vẫn kiện được.
Ví dụ: trong hợp đồng vay, A cho B vay 100tr, lãi suất 100k/ tháng, đến thời hạn
trả nợ B không trả, A đòi, B kì kèo đến hơn 3 năm => hết thời hiệu. Trước đây: tòa
đình chỉ vì hết thời hiệu >< hiện nay (từ 2012): tòa phải xử lí (nếu còn trong thời
hạn 3 năm => tranh chấp hợp đồng vay => phải trả gốc, lãi, lãi chậm trả,... nhưng
nếu ngoài thời hiệu khởi kiện => kiện đòi tài sản chứ không phải kiện hợp đồng
vay nữa => không được kiện lãi)

Điều 156: không tính vào thời hiệu


Lưu ý: bất khả kháng => phải có tính chất khách quan (thiên tai, bão lũ,...), đã áp
dụng mọi biện pháp mà không được.
Ví dụ: gửi xe ở bãi đỗ xe, sét đánh vào hư xe => có phải bất khả kháng hay không?
Không, vì có thể lường trước và khắc phục.
 Áp dụng bất khả kháng khó
Ví dụ: dịch bệnh => bất khả kháng, nhưng còn tùy trường hợp. Ký hợp đồng trong
thời gian dịch bệnh nhưng viện cớ không ra ngoài được vì dịch bệnh nên không
đồng ý => phải lường trước được trường hợp này => không được cho là bất khả
kháng.
Điều 157:
Ví dụ: A và B kí hợp đồng, B là bên vi phạm và phải thanh toán 200tr, nhưng còn
đang trong quan hệ làm ăn, việc A khởi kiện B ra tòa có thể làm mqh làm ăn chấm
dứt, nhưng nếu không khởi kiện thì sợ mất thời hiệu. => viết công văn cho công ty
B, yêu cầu trả, cho gia hạn, tuy nhiên công ty B xin thêm 2 tháng nữa => từ thời
điểm công ty B trả lời => thừa nhận nghĩa vụ, thừa nhận là nợ 200tr => giữ được
thời hiệu => ra tòa chỉ cần đưa công văn thừa nhận của B ra => đỡ tranh chấp hợp
đồng. => kể từ thời điểm thừa nhận thì thời hiệu lại được tính lại từ đầu hoặc trả
trước 100tr => thời hiệu tính lại từ đầu (vì đã thực hiện 1 phần nghĩa vụ)

TÀI SẢN
BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN SỞ HỮU
1. Khái niệm
Sở hữu: quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất và của
cải vật chất được tạo ra nhờ tư liệu sản xuất ấy (giữa người với vật thì không hình
thành mối quan hệ sở hữu)
Quyền sở hữu:
-Khách quan: dù muốn hay không, nhà nước phải thừa nhận quyền sở hữu của cá
nhân (ví dụ: sau khi giải phóng, nước ta chỉ: sở hữu của nhà nước hoặc sở hữu của
hợp tác xã => ngăn phát triển tư hữu => nền kinh tế không phát triển => phải tư
hữu)
-Chủ quan: ví dụ nhà nước chiếm hữu nô lệ cho rằng con người là tài sản, có thể
mua bán, chuyển nhượng
Khác biệt: phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa
Các nguyên tắc của quyền sở hữu:
Quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, pháp nhân được pháp luật bảo hộ
Không ai có thể bị hạn chế, tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản
của mình (ví dụ: các nước xã hội chủ nghĩa từng có: quốc hữu hóa tài sản =>
Quyền sở hữu tài sản phải được xác lập; chấm dứt theo quy định của pháp luật
Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi của mình đối với tài sản, nhưng không
được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (hạn chế được quyền của mình, ví dụ: A
bật loa nghe nhạc to => thực hiện quyền sở hữu của mình, nhưng vì hàng xóm =>
buộc phải cho nhỏ)
Chủ sở hữu chịu rủi ro đối với tài sản của mình (A ký hợp đồng bán cho B 1 xe hải
sản, trong quá trình vận chuyển, do sập cầu, không di chuyển được, hải sản chết =>
A bị thiệt hại => phụ thuộc vào quyền sở hữu hải sản thuộc về ai. Nếu quyền sở
hữu chưa chuyển giao => A chịu rủi ro; nếu quyền sở hữu đã chuyển giao =>B
chịu rủi ro)
 Tầm quan trọng của việc xác định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu (nếu
không muốn chịu rủi ro, có thể mua bảo hiểm)

2. Tài sản – khách thể của quan hệ sở hữu


Điều 105: Khái niệm tài sản
Tài sản hình thành trong tương lai: Tòa nhà chưa xây xong (mua tầng 45)

3. Hoa lợi và lợi tức


Điều 109

4. Điều 110
5. Điều 111

BÀI TẬP: A mang laptop đến cửa hàng của B để sửa, 2 ngày sau quay lại lấy thì
máy tính bị trộm (theo B báo), B đề nghị trả chiếc máy tính khác có giá trị tương
đương không?
BÀI TẬP:
1. Mua ngựa (có đặc điểm riêng), hôm đó bị sét đánh => xử lí sao?
2. Nhà bè nổi trên sông/ nhà tiền chế như vật liệu lắp ráp, containter có phải bất
động sản hay không?
3. CMND, bằng lái xe, bằng đại học có phải tài sản hay không?
4. Thuốc kháng sinh là tài sản hạn chế lưu thông đúng hay sai?
5. Tất cả các quyền tài sản đều là tài sản đúng hay sai?
6. Nước biển hoặc không khí có thể là tài sản
7. Không khí trong tự nhiên là tài sản thuộc sở hữu toàn dân đúng hay sai
8. Nhẫn bằng vàng có gắn kim cương, theo đó nhẫn vàng là vật chính, viên kim
cương là vật phụ đúng hay sai
9. Một tài sản gốc chỉ có thể sinh ra hoa lợi hoặc phát sinh lợi tức đúng hay sai?
10. Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ có giá đúng hay sai?
3. Chiếm hữu
Ví dụ: B vào nhà A lấy trộm xe đạp, sau đó B giữ để sử dụng cho riêng mình. 1
ngày B đang đạp xe trong công viên thì bị A phát hiện => A chạy đến giành lại xe.
C đang ngồi trong cv nhìn thấy => C tưởng A là cướp, ngăn cản A => B trốn thoát.
Hành vi của C đúng hay sai?
Chiếm hữu: tình trạng thực tế thể hiện tài sản đang trong tay ai, ai là người đang
quản lý nó (tôi đang chiếm hữu chai nước, ...) – Điều 179. Giữ chìa khóa nhà, chìa
khóa xe => chiếm hữu cái xe, cái nhà => chiếm hữu thể hiện quyền tác động lên
đối tượng đó. Có 2 khả năng: việc chiếm hữu là đúng luật hoặc sai luật. Chiếm hữu
có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Quyền chiếm hữu: việc pháp luật nhà nước cho phép, bảo hộ 1 người được chiếm
giữ 1 tài sản (A đến quán B ăn sáng, B bảo A để xe đó B trông cho. Ai là người có
quyền chiếm hữu xe: A, người chiếm hữu xe: B)
a. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật: Giao dịch chuyển giao (điểm c): cho thuê (ủy
quyền), tặng cho, mua bán, cầm cố, (di chúc không phải nha), gửi giữ tài sản,...
tạm phân thành: chuyển luôn quyền sở hữu (chiếm hữu): mua bán, trao đổi, tặng
cho, cho vay; nửa nửa: cầm cố, cho thuê; chỉ chuyển giao...: cho mượn, gửi giữ.
b. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
+Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình (người ta chỉ sử dụng
thuật ngữ “chiếm hữu ngay tình”): Điều 180 –
+ Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng không ngay tình (người ta chỉ sử
dụng thuật ngữ “chiếm hữu không ngay tình”): Điều 181 –
Ví dụ: A là chủ sở hữu của chiếc điện thoại, bị B trộm, B đang chiếm hữu điện
thoại (không có căn cứ pháp luật) => không ngay tình. B đem bán điện thoại C, C
đang chiếm hữu điện thoại => không có căn cứ pháp luật (B không có quyền sở
hữu). C có ngay tình không? Thiếu dữ liệu (C có biết hoặc buộc phải biết về việc B
trộm không).
Ví dụ: nếu thay điện thoại bằng xe => C không ngay tình vì xe không có giấy tờ
mà mua => phải biết
Ví dụ: B lấy được cả giấy tờ (A để trong cốp xe) => C có ngay tình không? Trong
thị trường mua bán xe máy cũ: không sang tên là chuyện bình thường, nhưng bình
thường phải thực hiện công chứng giấy tờ (phải biết) => C không ngay tình
(trường hợp chạy xe máy cũ => luôn là không ngay tình chứ khó mà ngay tình).
Chiếm hữu liên tục:182
Chiếm hữu công khai: 183
Suy đoán về quyền và tình trạng của người chiếm hữu: 184. Ví dụ: câu chuyện C
suy đoán A là người trộm xe của B => A phải chứng minh A là chủ sở hữu theo
pháp luật của cái xe. Vì B đang giữ xe => B mặc nhiên là chủ sở hữu => A phải
đưa căn cứ chứng minh A là chủ sở hữu, nếu không đưa được căn cứ thì mặc nhiên
B là chủ sở hữu.
4. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
a. Quyền sở hữu
Gồm:
+Quyền chiếm hữu: nắm giữ hoặc chi phối tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp (Điều
186, 187, 188)
+Quyền sử dụng: quyền về kinh tế (lợi tức các thứ) Điều 189, 190, 191 => chủ thể
có thể khai thác thông dụng (ở trong căn nhà,..) hoặc hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản (trồng cây trên khu đất hoặc cho thuê nhà,...). Đầu tiên thuộc về chủ sở hữu
+Quyền định đoạt: quyền về mặt pháp lý – Điều 192, cho phép chuyển giao, từ bỏ,
tiêu dùng hoặc tiêu hủy đối với tài sản. Điều 193: điều kiện định đoạt. Hạn chế về
quyền định đoạt: Điều 196.
Tự đọc hết mục 3 (trang 99)
Ví dụ: chị A thu mua phế liệu => phát hiện 5 triệu tiền nhật, chị giao nộp cho công
an, sau 1 năm không ai đến nhận mà chứng minh được mình là chủ sở hữu của số
tiền đó: Điều 228, 229
Phải xác định: như thế nào là tài sản vô chủ, không xác định được chủ sở hữu, tài
sản được chôn, giấu, vùi lấp.
Lưu ý: Điều 236: Việc chiếm hữu là ngay tình => tên trộm không bao giờ được có
quyền sở hữu dù có chiếm hữu bao lâu, người thuê không bao giờ là người sở hữu
dù có sở hữu bao lâu
Về nhà: nghiên cứu 237, 238 => 244 BLDS 2015.
b. Quyền khác đối với tài sản

5. Quyền hưởng dụng


(giống quyền sử dụng)
Ví dụ: A bị ung thư mắt gd cuối, tài sản riêng: 1 căn nhà.

6. Quyền bề mặt

7. Giới hạn về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Ví dụ 1: Nhà A, B, C cùng hẻm, một ngày nhà C cháy, lửa có thể lan sang nhà B
và A => lật đổ nhà B có phải gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết hay không?
Không, vì không cần thiết, vi phạm khoản 1 Điều 171 “không còn cách nào khác”
Ví dụ 2: Nhà C cháy, xe cứu hỏa đi vào => lính cứu hỏa đập bỏ 2 hàng rào của nhà
A và B, có phải tình thế cấp thiết không?
Có, thiệt hại ai chịu? Người tạo ra tình thế cấp thiết phải bồi thường (C)

CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU


1. Sở hữu toàn dân
“Toàn dân”: Không xác định rõ được chủ thể (nên BLDS 2005: Sở hữu nhà nước
=> chủ sở hữu là nhà nước, sau HP2013: “toàn dân” => BLDS 2015: “toàn dân” )
Về mặt quy định: bản chất không khác gì với BLDS 2005 trừ tên gọi
Ai có quyền sở hữu: Nhà nước
Khách thể: ngoại trừ các tài sản thông thường, những tài sản (đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản,...) => nhóm tài sản đặc biệt chỉ thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước là chủ sở hữu, đại diện quản lý
Ví dụ: tìm được đá => bị thu => phải xem: đá thì nhà nước thu là sai, là quặng thì
nhà nước thu là đúng
Hoặc: việc có tài sản đó xuất phát từ ngân sách nhà nước thì thuộc của nhà nước
Các căn cứ để xác lập quyền sở hữu nhà nước (ngoài Điều 221):
-Quốc hữu hóa
-Tịch thu: áp dụng đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng
-Trưng mua: vì lợi ích quốc gia
-Tài sản vô chủ và tài sản không người thừa kế: Điều 228 (tài sản không xác định
=> của nhà nước)
-Thu thuế: xác lập quyền sở hữu tạo nên nguồn tài sản cơ bản của nhà nước
-Viện trợ

2. Sở hữu riêng
Hình thức sở hữu của 1 cá nhân hoặc pháp nhân
Đặc điểm: Không bị hạn chế về số lượng và giá trị
(Điều 206,...)

3. Sở hữu chung
Hình thức sở hữu của 2 hay nhiều chủ sở hữu đối với tài sản
Đặc điểm: tồn tại nhiều chủ sở hữu, mỗi chủ sở hữu có tư cách chủ thể độc lập
Căn cứ xác lập:
-Thông qua thảo thuận (ví dụ: cùng lập hợp đồng góp vốn mua xe => cái xe thuộc
quyền sở hữu chung)
-Theo quy định của pháp luật (ví dụ: tài sản của vợ chồng)
-Theo tập quán
Các loại sở hữu chung:
-Sở hữu chung theo phần: Điều 209, phần của mỗi người luôn được xác định bằng
số học (1/5, 15%,...) => luôn có thể xác định phần của mỗi người là bao nhiêu (nếu
không nói gì => auto chia đôi); Điều 217, 218
Nguyên tắc nhất trí: không có sự miêu tả nhất định (ví dụ 3,4,5 người thì ?)
Nguyên tắc ưu tiên: nếu bán cho đồng chủ sở hữu chung đắt hơn người khác thì
cũng vi phạm
-Sở hữu chung hợp nhất: Điều 210
+Có thể phân chia: sở hữu chung của vợ chồng
+Không thể phân chia: sở hữu chung của cộng đồng, chung cư (cầu thang, hành
lang,...) => sở hữu chung không thể phân chia
Ví dụ: sau kết hôn, chồng làm tháng 20tr, vợ 5tr, hai vợ chồng góp mua căn nhà =>
phần của mỗi người đối với căn nhà đó là bao nhiêu?
 Không xác định, chỉ biết là tài sản chung của vợ chồng (chỉ trừ khi ly hôn thì
mới xác định phần của mỗi người là bn)
Ví dụ: nếu tôi và bạn cùng góp mua xe mà tôi bán xe => chỉ vô hiệu 1 phần (phần
thuộc quyền sở hữu của bạn)
Ví dụ: nếu vợ chồng cùng mua xe mà vợ bán xe thì vô hiệu toàn bộ vì không xác
định được phần (trừ khi bán xong thì ly hôn)

Cách thức thực hiện quyền năng:


2.4 Chấm dứt sở hữu chung
Điều 220
Tài sản chung đã được chia/ không còn
Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung

BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU


1. Khái niệm và đặc điểm
Được áp dụng rộng rãi hơn so với các biện pháp khác
Tạo điều kiện thuận lợi, tạo sự chủ động, dễ dàng cho người có quyền sở hữu bị
xâm phạm
Tạo điều kiện thuận lợi để thiệt hại về lợi ích vật chất được khắc phục

2. Các phương thức


-Kiện đòi tài sản (có khả năng ra thi nhất):
Nguyên đơn: chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
Bị đơn: đang thực tế giữ tài sản không có căn cứ
Điều kiện đòi: nếu là vật, vật phải đặc định và đang tồn tại; nguyên đơn phải chứng
minh là chủ sở hữu hợp pháp, bị đơn phải chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
(có 2 TH: ngay tình và không ngay tình)
Điều 166: chỉ điều chỉnh đối với người chiếm hữu không ngay tình (luôn phải trả
lại tài sản)
Điều 167, 168: đối với người chiếm hữu ngay tình (chia ra làm 2 nhóm như 167,
168)
+Ví dụ: A là chủ sở hữu của laptop bị B trộm, B bán cho C, ai là người đăng ký
mua: C. A muốn đòi laptop thì kiện C => vì C mới là người giữ laptop; C chiếm
hữu có căn cứ pháp luật hay không? C có phải trả laptop hay không? Có phải trả,
167: điều kiện áp dụng là tiêu đề, phải chứng minh tiêu đề thì mới áp dụng được
167. Việc chiếm giữ của C không có căn cứ pháp luật (khoản 2 điều 165), không
biết có ngay tình hay không (nếu ra thi thì sẽ ra căn cứ), chia 2 TH: Nếu biết B là
trộm => C phải trả laptop, nếu không biết => chiếm hữu ngay tình, laptop là động
sản, không đăng ký quyền sở hữu => áp dụng 167 => áp dụng đoạn 2 của điều 167
(bị đánh cắp) => C phải trả lại
+Ví dụ: C chiếm hữu ngay tình, A cho B mượn laptop rồi B đem bán => C chiếm
hữu không có căn cứ pl (khoản 2 điều 165), ngay tình, laptop là động sản, không
phải đăng ký quyền sở hữu, là hợp đồng có đền bù (hợp đồng mua bán); laptop bị
chiếm hữu trong mong muốn của A => không phải trả lại.
-Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật
-Kiện đòi bồi thường thiệt hại
-Kiện yêu cầu hoàn trả
BÀI TẬP: đã cap
A cho B mượn => không có căn cứ pháp luật
Tặng cho: hợp đồng không có đền bù
2.2 Kiện yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật
Điều 169
Ví dụ: nhà hàng xóm xây, đổ vật liệu xd ra sân nhà A => ngăn A thực hiện quyền
khai thác, sd nhà A. Hoặc bị đỗ xe chắn đường vào nhà
 Có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nhằm chấm dứt hành vi cản trở
Điều kiện:
+ Phải là hành vi trái luật (nếu việc làm đường là không trái phép)
+ Người vi phạm phải có lỗi

2.3 Kiện bồi thường thiệt hại


Điều 170
Ví dụ: A bị B trộm laptop và bán cho C; A có 2 lựa chọn để đòi laptop: kiện C
hoặc kiện B. Nhưng kiện B: không kiện đòi được, phải kiện bồi thường; kiện C là
kiện đòi. Sau khi C trả laptop cho A, C kiện B để đòi bồi thường => chung quy B
vẫn sẽ bị kiện đòi bồi thường.
Ví dụ: A cho mượn B, B bán cho C. C có thể không trả => nếu vậy, A kiện đòi bồi
thường B
 A là chủ sở hữu, C là người chiếm hữu ngay tình. Vậy, ưu tiên bảo vệ ai?
Trường hợp 1 ưu tiên bảo vệ A (A khó tìm được B, không như TH2, A quen
biết thân thiết với B, nên TH1 ưu tiên bảo vệ A), TH 2 ưu tiên bảo vệ C (A
tin tưởng B nên A phải chịu rủi ro; việc C mất tiền 1 phần do A – sự tin
tưởng của A => ưu tiên C)
Ví dụ: A cho B mượn, B tặng cho C: A mất laptop nhưng C không mất gì cả => ưu
tiên bảo vệ chủ sở hữu – A
Điều 585: thiệt hại nếu do lỗi cố ý hay vô ý thì cũng phải bồi thường như nhau.
Mọi tình huống đều phải bảo vệ người bị thiệt hại; thiệt hại bao nhiêu thì bồi
thường bấy nhiêu.
Nếu cố ý: kết tội cố ý hủy hoại tài sản người khác; nếu vô ý thì không
TUY NHIÊN: Nếu do vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với kn kinh tế => có thể
được giảm.
Ví dụ: nhà A cháy lan sang nhà B. Theo nguyên lý A phải bồi thường cho B.
Nhưng A cũng mất nhà, ... thiệt hại là vô ý. Nếu B không đồng ý, Tòa án vẫn có
thể giảm cho A.

Điều kiện đòi bồi thường:


Nguyên đơn phải chứng minh:
+Bị đơn có hành vi trái luật (A đậu xe, B đâm vào đít xe => phải xét xe ở đó đậu
trái phép hay không => nếu trái thì A phải bồi thường cho dù B có say rượu hay
không. Hoặc nếu trước nhà để chậu cây: nếu cây nằm ở ngoài đất nhà mình; có
người đâm trúng và té => chủ nhà đền hết)
+Có thiệt hại thực tế xảy ra (không được là thiệt hại suy đoán). Tuy nhiên có 1 số
thiệt hại chắc chắn sẽ phát sinh (100tr gửi ngân hàng 1 năm lãi suất bla bla => sau
1 năm mới phát hiện mất => có quyền đòi cả tiền lãi). Ví dụ: A làm cháy nhà B,
tổng thiệt hại là 500tr; dù A trả B ngay 500tr, B cũng không có nhà ngay, nên trong
thời gian B xây nhà, phải đi thuê => A phải trả tiền thuê cho B (B bị cháy nhà cấp
4 thì chỉ được thuê nhà cấp 4; cháy biệt thự thì được thuê biệt thự)
+Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái luật: hành vi
trái luật phải gây ra thiệt hại đó. Ví dụ: A chạy xe ngược chiều B thấy vậy sợ wa,
lao lên lề tông trúng C => ai bồi thường?
+Yếu tố lỗi: là cơ sở xác nhận mức bồi thường và có phải bồi thường hay không?
Ví dụ: A chửi B (xúc phạm danh dự nhân phẩm...), B cầm cây đập A bị trượt, trúng
xe của A => B vẫn là hành vi trái luật, nhưng xuất phát từ 1 phần lỗi của A => B
vẫn phải bồi thường nhưng có thể chỉ bồi thường 1 phần.
Tình huống: đã cap (xe gắn máy bị ăn trộm)
C chiếm giữ không có căn cứ pl (165); C chiếm hữu không ngay tình (dù là nhập
lậu cũng biết việc chiếm hữu là sai) => Điều 166, C phải trả lại tài sản cho B. C
kiện yêu cầu A trả lại tài sản (giao dịch vi phạm điều cấm nên vô hiệu, hoàn trả lại
tiền); B có thể kiện A do xe bị tác động hư hỏng (số sườn, số máy được khắc trên
thân xe, phải có khi kiểm định).
TÀI SẢN: Xem bài giảng

THỪA KẾ:
1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
Thừa kế được hiểu là tài sản của người chết được chuyển nhượng sang người sống
bằng 2 con đường: theo ý chí của người để lại di sản (di chúc); hoặc theo quy định
của pháp luật.
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết: Điều 611 BLDS 2015
(khác với thời điểm chia di sản pháp lý). Địa điểm mở thừa kế: khoản 2 Điều 611
BLDS 2015.

2. Di sản thừa kế (tài sản)


Điều 612 BLDS 2015
Di sản = tổng tài sản trừ tổng nghĩa vụ
Muốn chia thừa kế: phải tính di sản (nghĩa vụ: Điều 658 BLDS 2015)
Tiền phúng điếu (trong đám ma) có phải di sản thừa kế hay không? Không, vì: tiền
này phát sinh sau khi người đó chết => người đó không có quyền sở hữu tài sản
+ Di sản gồm:
a. Tài sản của người chết
Tất cả các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, trừ:
+Được tặng cho riêng
+Được thừa kế riêng
Khi 1 bên vợ / chồng chết thì quan hệ sở hữu chung chấm dứt. Nếu không có các
điều kiện có tính chất đặc thù thì tài sản chung sẽ chia đôi (thường đề không cho
điều kiện đặc thù). Ví dụ: có căn nhà 1 tỷ => chồng chết thì vợ có tài sản là 1 nửa.
Tài sản của người chết:
Ví dụ: trong thời gian A còn sống, A cùng B mua nhà 1 tỷ. Nếu không có căn cứ
nào xác nhận tỷ lệ thì chia đôi.
Ví dụ: A và B là vợ chồng, trong thời gian chung sống, xây nhà 500tr. A có chung
sống với M như vợ chồng, 2 người tạo lập 1 khối tài sản 400tr. 2020, A chết. B mai
táng hết 60tr lấy từ tài sản chung. Xác định di sản của A: tài sản của A và M: phần
của A: 200tr. Nhưng phần này hình thành trong thời gian hôn nhân với B => tính
vào tài sản chung. Chi phí mai táng: tính vào nghĩa vụ => tài sản chung: 700tr =>
phần của A chia đôi là 350tr – 60tr = 290tr.

3. Người để lại thừa kế


Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết
Có tài sản thuộc quyền sở hữu
4. Người thừa kế
Có thể là cá nhân hoặc tổ chức
Điều 613 – BLDS 2015
Đối với cá nhân thì phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế, phải có tên trong di
chúc, hoặc có khả năng được thừa kế theo pháp luật.
Ví dụ: A và B là vợ chồng, 8/2016 A chết, 3/2017 B sinh ra C. C có được thừa kế
của A vì C là con A (mặc nhiên theo quy định của luật). Nhưng nếu C được sinh ra
trong tháng 5 => nếu con sinh ra sau thời điểm 300 ngày từ khi người chồng chết
thì được mặc định là con của người đó.
Đối với pháp nhân: thành lập hợp pháp, tồn tại tại thời điểm mở thừa kế
Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế: được nhận hoặc từ chối (Điều 620), nghĩa
vụ - khoản 1 Điều 615, thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản do người chết để
lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (phổ biến nhất là ông A thế chấp căn nhà để
vay nợ ngân hàng, ngân hàng và người thừa kế có thể thỏa thuận trả nợ xong rồi
mới nhận căn nhà). Ví dụ: nhận di sản 100tr thì chỉ nhận nghĩa vụ trả nợ đến 100tr
thôi.
Điều 619: những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
Ví dụ: A và B là cha con, A và B đi xe và chết cùng. A và B cùng là người thừa kế
hàng thứ nhất của nhau. Như vậy, không ai được thừa kế di sản của nhau.
5. Người quản lý di sản
Khoản 1 Điều 616: hoặc là được chỉ định trong di chúc, hoặc là những người thừa
kế thỏa thuận chỉ ra
Quyền và nghĩa vụ: Điều 617, 618. Về vấn đề trả công: nếu những người thừa kế
không thể thỏa thuận ra, Tòa án ấn định (nhiều trường hợp: tương đương với 1 suất
thừa kế)
6. Người không được quyền hưởng di sản
Điều 621
Điểm a: hành vi xâm phạm đến người để lại di sản, nói tới xâm phạm sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm,...
Điểm c: hành vi xâm phạm đến người thừa kế, chỉ nói tới việc xâm phạm tính
mạng
Tình huống: cap
1.
2. Di sản của A được chia như sau: B: 100tr, C: 500tr, A: 600tr
7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Điều 623
Điều 645
Điều 648
Điều 36 Pháp lệnh về thừa kế ngày 30/8/1990
Điều 236
Điều 688
8. Các nguyên tắc về thừa kế
THỪA KẾ THEO DI CHÚC
Di chúc theo nghĩa pháp lý phải có yếu tố dịch chuyển tài sản, là ý chí đơn phương
của cá nhân, chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết.
Người có quyền lập di chúc: Điều 625
Nội dung di chúc: Điều 631 (lưu ý: nếu thiếu những điều trong Điều 631 thì di
chúc vẫn có hiệu lực)
Di chúc không được viết tắt
Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự, phải tự nguyện, minh mẫn,
sáng suốt
Hình thức của di chúc: Điều 627, có di chúc bằng văn bản (Điều 628) và di chúc
miệng (Điều 629) (ở Việt Nam không thừa nhận di chúc bằng ghi âm hay ghi
hình,...)
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Điều 633
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Điều 634 (người lập di chúc không tự
viết thì cần có người làm chứng)
Di chúc có công chứng hoặc chứng thực: Điều 635, 636

Di chúc miệng: Điều 629


Điều kiện di chúc miệng: khoản 5 Điều 630
Sửa đổi, thay thế (bỏ di chúc cũ thay bằng cái mới), bổ sung, hủy bỏ (có 2 dạng: di
chúc bằng văn bản (chỉ có 1 bản => hủy bỏ dễ dàng, ví dụ: ném vào lò lửa); hoặc
di chúc có công chứng (phải tới chỗ công chứng hủy bỏ)) di chúc: Điều 640
Hiệu lực pháp luật của di chúc: Điều 643

Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:


Điều 644
Trường hợp: A chết, có: cha, mẹ, vợ, 3 người con – A1 (kỹ sư); A2 (bị bại liệt); A3
(16 tuổi), anh trai, em gái
a. A lập di chúc để tài sản (di sản: 360tr) cho mẹ, em gái, H (bạn của A)
Thêm cơ sở pháp lý: nếu 1 người chết mà không để lại di chúc, di sản chia đều cho
thừa kế hàng thứ nhất (cha mẹ vợ chồng con cái)
-Tính di sản (360tr)
-Chia di sản theo di chúc (mẹ, em gái, H): mỗi người 120tr
-Giả sử di sản được chia theo pháp luật: chia theo hàng thừa kế thứ 1: 6 người (mỗi
người 60tr) => 2/3 của 1 suất: 40tr (cha, vợ, A2, A3) => mẹ, em gái, H: 360 –
(40x4) = 66,67tr
b. A lập di chúc để lại di sản cho vợ 10tr, còn lại chia cho A3, cha, mẹ
-Chia di sản theo di chúc: vợ - 10tr, A3, cha, mẹ: 116,67 tr
-Giả sử di sản được chia theo pháp luật: 6 người mỗi người 60tr => 2/3 của 1 suất:
40tr, chia cho A2 40tr; vợ: bù thêm 30tr
=> cha, mẹ: (360 – 40 x 2)/ 3= 93,3 tr

3. Di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 645)


Thứ tự ưu tiên thanh toán cho việc thờ cúng: sau
Khi chủ nợ xuất hiện: người thừa kế phải lấy tài sản của mình ra thực hiện nghĩa
vụ. Chỉ khi không đủ thì mới được phép xử lí tài sản thờ cúng => để tài sản thờ
cúng sau cùng
Di tặng: Điều 646 (người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
trừ khi không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì mới dùng
tài sản di tặng)
Gửi giữ (tổ chức hành nghề công chứng; cá nhân, tổ chức khác), công bố(nếu giữ
tại phòng công chứng thì công chứng viên công bố; nếu ..), giải thích di chúc (nếu
nội dung không rõ, dẫn tới nhiều cách hiểu => hoặc cùng nhau giải thích; hoặc nhờ
Tòa giải thích): Điều 641,
Luật hôn nhân gd: 1960 (lần đầu thừa nhận hôn nhân 1 vợ 1 chồng), 1986 (khuyến
khích nhưng chưa bắt buộc đăng ký), 2000 (bắt buộc đăng ký), 2014 (có 4 văn bản)
Nếu chết từ khoảng 1986 – 2000 thì vẫn được coi là đã đky kết hôn.
Miền Bắc khác Miền Nam: 1977 miền Nam đã áp dụng luật rồi
- Khi nào con nuôi đc xem là hợp pháp
- Thế nào là qh chăm sóc nhau như cha mẹ con ruột
- Có được cho con dâu con rể vào thừa kế không

2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật


Điều 650, 642, 648
a. Diện thừa kế
Là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy
định của pháp luật, gồm: qh hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng
b. Hàng thừa kế
Điều 651
Phân biệt (có trong giáo trình – bài thừa kế theo pháp luật, phân tích điều 651):
Truất quyền di sản thừa kế
Không có quyền hưởng di sản thừa kế
c. Người thừa kế là vợ, chồng
Điều kiện: quan hệ hôn nhân hợp pháp
Đọc: Nghị quyết 02/1990, thông tư số 60/1978
Miền Bắc: trước 13/1/1960
Miền Nam: trước 25/3/1977
Cán bộ miền Nam ra Bắc tập kết
d. Thừa kế thế vị

Ví dụ: A có 3 người con là B, C, D. B có vợ là H, hai con là M và N, A lập di chúc


để lại di sản cho B được 300tr, C 300tr, D 300tr. Năm 2018, A và B chết trong
cùng tai nạn. Di sản của A được xác định trị giá 1 tỷ 200tr. Hãy chia di sản của A.

Chia theo di chúc trước, rồi tới Điều 650


Chia theo di chúc: B, C, D được 300tr. B chết, tài sản còn 1 tỷ 200tr – 600tr còn
600tr. Thừa kế thế vị: cháu được hưởng phần của cha
Còn 600tr => chia đều cho C và D và (M + N) = 600/3 = 200tr
 C = D = 500tr, M = N = 100tr

Ví dụ: ông A và bà B là 2 vợ chồng, hai con là anh C và anh D. Anh D có vợ là chị


H, có con là P và Q. 2005 ông A chung sống như vợ chồng với chị M, có con là N.
2016, ông A lập di chúc để toàn bộ tài sản cho N. Năm 2018, anh D bị tai nạn chết.
T4/2019, ông A chết.
Tài sản của A và B: 680tr
Tài sản của D và H: 200tr
Di chúc của ông A là hợp pháp
Tự làm:
D chết => 200tr/2 = 100tr của chị H, di sản của D là 100tr
100tr/5 = 20tr (A, B, Q, H, P mỗi người 20tr)
Ông A chết => 340tr của bà B; di sản của ông A là 340tr + 20tr thừa kế của anh D
= 360tr
Theo di chúc: để lại toàn bộ cho N. Khi chia theo di chúc, phải để lại 360tr cho N
Giả sử chia di sản thừa kế theo pháp luật:
Hàng thừa kế thứ nhất: B, C, D (thế vị bởi P và Q, vẫn tính là 1 suất), N (con riêng
cx tính) => 360/4 = 90tr
1 suất: 90tr => 2/3 suất: 60tr
Kết luận: Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc: B = 60tr, N = 360tr – 60tr =
300tr

Ví dụ: Ông A và bà B là vợ chồng, có con C, D, E. C có vợ là M, con là N. E có vợ


là H, con là P, Q. A lập di chúc: ½ tài sản cho cháu (N, Q, P). C lập di chúc: toàn
bộ tài sản cho con là N. C chết trước A.
Tài sản của A và B là 440tr
Tài sản của C và M là 240tr
Tự làm:
+ C chết => di sản là 240tr/2 = 120tr => theo di chúc, N hưởng 120tr
Giả sử chia theo pháp luật: hàng thứ nhất: A, B, M, N => 1 suất: 120/4 = 30tr =>
2/3 suất = 20tr => A = B = M = 20tr, còn lại: 120tr – 20tr x 3= 60tr => N = 60tr
+ A chết => di sản: 440tr/2 = 220tr + 20tr = 240tr
Theo di chúc: 120tr cho cháu => N = Q = P = 120tr/3 = 40tr
Chia theo pháp luật: hàng thứ nhất: B, C (N thế vị), D, E
=> 1 suất = 120tr/4= 30tr => B = N = D = E = 30tr
Giả sử toàn bộ di sản được chia theo pl, 1 suất = 240/4, 2/3 suất = 40tr
=> B=D=E=30tr, N = 40 + 30 = 70tr, Q = P =40tr
Nộp bài tập học kỳ, miễn bài tập tháng, nộp vào thứ 6 tuần sau, qua mail cho mthy
=> nộp cho cô

You might also like