You are on page 1of 10

TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12187-7:2021
BS EN 13451-7:2001
Xuất bản lần 1

THIẾT BỊ BỂ BƠI –
PHẦN 7: YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CẦU MÔN BÓNG NƯỚC
Swimming pool equipment -
Part 7: Additioinal specific safety requirements and test methods for water polo goals

HÀ NỘI - 2021
TCVN 12187-7:2021

2
TCVN 12187-7:2021

Mục lục

Trang

Lời nói đầu .........................................................................................................................................4

1 Phạm vi áp dụng ...........................................................................................................................5

2 Tài liệu viện dẫn ............................................................................................................................5

3 Thuật ngữ và định nghĩa: ..............................................................................................................6

4 Yêu cầu an toàn ............................................................................................................................6

5 Phương pháp thử .........................................................................................................................8

Phụ lục A (Tham khảo) Các yêu cầu của Liên đoàn bơi thế giới (FINA)...........................................10

3
TCVN 12187-7:2021

Lời nói đầu

TCVN 12187-7:2021 hoàn toàn tương đương với BS EN 13451-7:2001;

TCVN 12187-7:2021 do Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh biên soạn,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12187 (EN 13451), Thiết bị bể bơi gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 12187-1:2017 (EN 13451-1:2011 + A1:2016), Phần 1: Yêu cầu an toàn


chung và phương pháp thử;

- TCVN 12187-2:2018 (EN 13451-2:2015), Phần 2: Yêu cầu an toàn riêng bổ


sung và phương pháp thử đối với thang, bậc thang và tay vịn của thang;

- TCVN 12187-3:2018 (EN 13451-3:2011), Phần 3: Yêu cầu an toàn riêng bổ


sung và phương pháp thử đối với cửa hút, xả nước/khí phục vụ các tính
năng vui chơi, giải trí dưới nước;

- TCVN 12187-4:2019, Phần 4: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp
thử đối với bục xuất phát;

- TCVN 12187-5:2019, Phần 5: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương


pháp thử đối với dải phân cách và đường phân chia;

- TCVN 12187-6:2021 (BS EN 13451-6:2001), Phần 6: Yêu cầu an toàn riêng


bổ sung và phương pháp thử đối với ván quay vòng;

- TCVN 12187-7:2021 (BS EN 13451-7:2001), Phần 7: Yêu cầu an toàn riêng


bổ sung và phương pháp thử đối với cầu môn bóng nước;

- TCVN 12187-10:2021 (BS EN 13451-10:2018), Phần 10: Yêu cầu an toàn


riêng bổ sung và phương pháp thử đối với cầu nhảy cứng, cầu nhảy mềm và
các thiết bị liên quan;

- TCVN 12187-11:2021 (BS EN 13451-11:2014), Phần 11: Yêu cầu an toàn


riêng bổ sung và phương pháp thử đối với sàn bể bơi di động và vách ngăn di
động.

4
TCVN 12187-7:2021

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12187-7:2021

Thiết bị bể bơi –
Phần 7: Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử
đối với cầu môn bóng nước
Swimming pool equipment –
Part 7: Additioinal specific safety requirements and test methods forwater polo goals

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với cầu môn bóng nước để bổ sung cho các yêu cầu
an toàn chung trong TCVN 12187-1 (EN 13451-1 + A1).

Các yêu cầu của tiêu chuẩn này có tính ưu tiên cao hơn TCVN 12187-1 (EN 13451-1 + A1).

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng đối với cầu môn bóng nước được sản xuất cho thi đấu và huấn luyện
thể thao.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi
năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì
áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 12187-1 (EN 13451-1 + A1), Thiết bị bể bơi - Phần 1: Các yêu cầu an toàn chung và phương
pháp thử.

ISO 1805, Fishing nets – Determination of breaking load and knot breaking load of netting yarns (Lưới
đánh cá – Xác định tải tới hạn và tải tới hạn nút lưới của sợi đan lưới).

ISO 2062, Textiles – Yarns from packages – Determination of single-end breaking force and elongation
at break (Vật liệu dệt – Sợi từ bao gói – Xác định lực kéo đứt và độ dãn dài khi đứt của một đầu).

EN 22768-1, General tolerances – Part 1: Tolerances for linear and angular dimensions without
individual tolerance indications (ISO 2768-1:1989) (Dung sai chung – Phần 1: Dung sai của các kích
thước dài và góc không có chỉ dẫn dung sai riêng (ISO 2768-1:1989)).

5
TCVN 12187-7:2021

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 12187-1 (EN 13451-1 + A1) và
các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1
Cầu môn bóng nước kiểu A (water polo goals type A)

Thiết bị nổi tự do, được néo giữ bởi các đường giới hạn sân chơi.

3.2
Cầu môn bóng nước kiểu B (water polo goals type B)

Thiết bị gắn cố định vào thành bể bơi.

4 Yêu cầu an toàn

4.1 Kích thước

Các kích thước phải phù hợp với các kích thước thể hiện trong Hình 1. Thiết kế của thiết bị không nhất
thiết phải phù hợp với ví dụ.

6
TCVN 12187-7:2021

Kích thước tính bằng milimét

Dung sai chung theo EN 22768-1 – v.

Kiểu A Kiểu B

CHÚ DẪN
1 khung cầu môn 5 gá hỗ trợ
2 móc giữ lưới 6 thanh bệ cầu môn
3 lưới 7 cách thức gắn cố định (ví dụ: gắn cố định xuống sàn)
4 phao nổi 8 thiết bị cố định dây giới hạn sân chơi
a
vùng trống cầu môn
b
khu vực bên trong cầu môn
Hình 1 – Cầu môn bóng nước kiểu A và kiểu B

CHÚ THÍCH Các yêu cầu về kích thước sử dụng cho thi đấu, quy định bởi Liên đoàn bơi thế giới (FINA) được nêu
trong Phụ lục A.

Chiều cao 900 mm áp dụng cho mức nước sâu ≥ 1500 mm. Với mức nước sâu ít hơn, khoảng cách
giữa cạnh dưới của xà ngang và đáy bể bơi phải là ≥ 2400 mm.

Đối với cầu môn bóng nước kiểu B, bộ phận cố định sẽ được thiết kế riêng cho từng loại bể
bơi/máng tràn.

4.2 Tính toàn vẹn kết cấu

Khi thử theo 5.2, cấu trúc của cầu môn bóng nước phải không bị hư hại hay biến dạng vĩnh viễn.

4.3 Khả năng nổi

Thiết kế của cầu môn bóng nước kiểu A phải đảm bảo vị trí nổi ổn định.

7
TCVN 12187-7:2021

Phao nổi phải không lấn vào phần trong cầu môn b) (xem Hình 1), hoặc phải không lấn vào phần sân
chơi.

4.4 Độ ổn định

Khi thử theo 5.4, cầu môn bóng nước kiểu A phải không bị lật úp.

4.5 Lưới

Lưới sẽ được gắn hờ vào trong cầu môn để đảm bảo bóng không bật qua lại giữa lưới và khung cầu
môn và không thể nẩy từ rìa khung cầu môn vào sân chơi được.

Lưới được làm từ sợi có khả năng chịu lực kéo đứt tối thiểu 1600 N và lực kéo đứt nút thắt dạng hình
số tám tối thiểu 800 N. Lắp đặt lưới có màu tương phản với khung cầu môn.

Mắt lưới phải là hình vuông có kích thước cạnh tối thiểu 100 mm.

4.6 Độ chùng của lưới

Thiết bị cố định lưới phải được néo với phần sau khung cầu môn, chúng không được chùng quá
12 mm và không được xâm lấn vào vùng trống a) của khu vực cầu môn (xem Hình 1).

4.7 Cố định vị trí

Với cầu môn bóng nước kiểu A, thiết bị cố định dây giới hạn sân chơi, được sử dụng để giữ cầu môn
cố định, phải được neo bên ngoài phao nổi.

5 Phương pháp thử

5.1 Yêu cầu chung

Nếu không có quy định khác, các yêu cầu tại Điều 4 phải được kiểm tra xác nhận bằng phương pháp
phù hợp nhất: đo đạc, kiểm tra bằng mắt hoặc thử nghiệm thực tế.

5.2 Tính toàn vẹn kết cấu

Đặt cầu môn bóng nước kiểu A trên bề mặt cứng, đảm bảo không nghiêng và cố định cầu môn bóng
nước kiểu B theo mục đích sử dụng.

Tác động một lực theo phương thẳng đứng 950 N tại điểm giữa của xà ngang cầu môn và duy trì lực
này trong vòng 5 min.

Kiểm tra xem mẫu thử có khả năng chịu được tải trọng thử hoặc mẫu thử có bị nứt vỡ, hư hỏng hay
biến dạng vĩnh viễn và các liên kết có bị lỏng ra không.

5.3 Lưới

Thử lực kéo đứt sợi lưới theo ISO 2062 và lực kéo đứt nút thắt mắt lưới theo ISO 1805.

Kiểm tra mẫu thử có khả năng chịu lực thử hay mẫu thử bị chia tách, hư hại hoặc biến dạng.

8
TCVN 12187-7:2021

5.4 Độ ổn định

Đặt cầu môn bóng nước kiểu A vào nước theo mục đích sử dụng và tác động một lực 500 N tại điểm
giữa xà ngang cầu môn.

Kiểm tra xem mẫu thử có bị nghiêng hay lật úp không.

9
TCVN 12187-7:2021

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các yêu cầu của Liên đoàn bơi thế giới (FINA)

Cột dọc và xà ngang phải làm từ gỗ, kim loại hoặc nhựa tổng hợp theo từng đoạn chữ nhật dài
0,075 m, vuông góc với đường biên ngang và phải sơn màu trắng. Cột dọc phải được gắn cố định,
cứng và vuông góc với mặt sân chơi, cách đều các bên và cách tối thiểu 0,3 m bất kỳ vật chắn nào ở
trước hai đầu sân chơi. Vị trí đứng hoặc nghỉ của thủ môn phải là sàn bể bơi.

Mặt trong của cột dọc cầu môn phải cách nhau 3,0 m.

Mặt dưới của xà ngang cầu môn phải cao hơn mặt nước 0,9m với mực nước sâu từ 1,5 m trở lên và
cách sàn bể bơi 2,4 m với mực nước sâu ít hơn 1,5 m.

Lưới vòm phải được gắn cố định vào cầu môn để đảm bảo phủ toàn bộ cầu môn và được buộc chặt
vào cột dọc và xà ngang và không ít hơn 0,3 m khoảng không gian trống sau đường biên.

10

You might also like