You are on page 1of 9

PHÂN TÍCH SỰ VIỆC FLC

I. Giới thiệu chung về công ty FLC

Tập đoàn FLC ra đời vào năm 2001, tiền thân là Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và
Giám sát đầu tư (SmiC) do ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT) sáng lập cho đến
ngày 31/03/2022 ông Đặng Tất Thắng đương nhiệm sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị
tóm gọn tạm giam vì tội thao túng thị trường góp vốn đầu tư và sàn chứng khoán.

Đến năm 2010, trước nhu cầu mở rộng về quy mô, lĩnh vực hoạt động, tăng cường
năng lực quản trị và nâng cao hiệu quả đầu tư, Công ty chính thức đổi tên thành Công
ty cổ phần Tập đoàn FLC (ngày 22 tháng 11 năm 2010), hoạt động theo mô hình công
ty mẹ với nhiều công ty con, công ty liên kết; kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Năm
2011, thương hiệu FLC chính thức được công nhận rộng rãi với sự kiện FLC niêm yết
tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Sau gần hai năm niêm yết trên Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội, tháng 8/2013, Ban lãnh đạo tập đoàn đã quyết định chuyển sang
niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM. Sự kiện này là một bước tạo đà
để FLC tăng tốc phát triển, làm cơ sở để tập đoàn chuyển hóa những ý tưởng đầu tư
thành dự án thực tiễn, biến cơ hội thành tài sản hữu hình. Với hoạt động ban đầu là
sàn giao dịch bất động sản, tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính doanh nghiệp, FLC ngày
nay đã phát triển thành một tập đoàn tư nhân lớn, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực với
kinh doanh bất động sản là trọng tâm.

Mã chứng khoán: FLC

Sàn niêm yết: HOSE

Logo:

F-L-C là viết tắt của 3 từ Finance, Land và Commerce – tài chính, bất động sản và
thương mại. Màu sắc của logo phản ánh hoạt động của doanh nghiệp, trong màu sắc
của FLC không được sử dụng thay thế một hệ màu nào khác cho 3 màu xanh dương,
vàng đất và màu trắng của biểu tượng.

1
II. Lĩnh vực kinh doanh

₋ Bất động sản: Lĩnh vực kinh doanh cốt lõi


₋ Vận tải hàng không: Hãng hàng không Bamboo Airways
₋ Dịch vụ nghỉ dưỡng – khách sạn – sân golf
₋ Du lịch và vận tải bằng du thuyền
₋ Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: FLC Fam
₋ Giáo dục: Đại học FLC; Học viện hàng không Bamboo Airways
₋ Khai thác và chế biến khoáng sản: FLC Stone; FJC
₋ Thương hiệu nước uống đóng chai tinh khiết Bamboo
₋ Đầu tư tài chính

III. Vị thế doanh nghiệp

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, FLC là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Đặc biệt, hệ thống quần thể
nghỉ dưỡng của FLC được đánh giá đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện diện
mạo du lịch tại nhiều điểm đến mới của Việt Nam. Tập đoàn FLC đang sở hữu chuỗi
các quần thể nghỉ dưỡng – sân golf với quy mô hàng ngàn phòng lưu trú chất lượng 5
sao, cùng đầy đủ dịch vụ tiện ích tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống quần thể sân golf và
khu nghỉ dưỡng lớn tại Quảng Ninh, Quảng Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Bình Định.
Tính tới thời điểm hiện tại, Tập đoàn FLC đã nghiên cứu đầu tư và xúc tiến pháp lý
cho hơn 230 dự án, tọa lạc tại những bãi biển và những thắng cảnh đẹp nhất Việt
Nam, đưa FLC trở thành thương hiệu bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và khu vực.

2
BĐS là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, cũng là lĩnh vực tạo dựng danh tiếng và vị thế cho
FLC Group. Với hàng loạt các dự án quy mô lớn được triển khai thần tốc, FLC ghi
dấu ấn rõ nét trên thị trường bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng Việt Nam, khi làm
thay đổi đáng kể diện mạo nhiều “vùng trũng” về du lịch. FLC được đánh giá là nhà
phát triển “mát tay”, biết cách khơi dậy nhiều tiềm năng du lịch biển lâu nay “ngủ
quên”. Các vùng biển có dự án của FLC đầu tư hầu như đều ghi nhận số du khách
tăng mạnh sau khi dự án hoạt động.

IV. Trịnh Văn Quyết

Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27/11/1975 quê quán ở Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc. Ông tốt
nghiệp Cử nhân Luật (Đại học Luật Hà Nội), Cử nhân Hành chính (Học viện Hành
chính Quốc gia), Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh (Đại học
Irvine, Hoa Kỳ), Tiến sỹ Quản trị kinh
doanh (Đại học Quốc tế Hoa Kỳ).

Là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ


phần Tập đoàn FLC kiêm Chủ tịch hãng
hàng không Bamboo Airways.

Tuy ông Trịnh Văn Quyết sở hữu gần 2 tỉ


USD trên sàn chứng khoán Việt Nam (tháng
3 năm 2017) nhưng không được Forbes ghi
nhận tỉ phú USD và vẫn đang theo dõi đánh
giá số tài sản này. Tính đến 31/12/2019, với
giá trị cổ phần nắm giữ tại nhiều doanh
nghiệp như FLC, GAB, Bamboo Airways
và FLC Homes, tổng tài sản vốn hoá của ông Trịnh Văn Quyết ước trên 20,5 nghìn tỷ
đồng, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thị trường chứng khoán
Việt Nam 2019.

V. Vụ bê bối

3
Tối ngày 29-3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi
tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn
FLC, để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán.

Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam, đồng thời ra lệnh khám
xét nơi ở, nơi làm việc của chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết để phục vụ điều tra. Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên.

Mới đây, đầu năm 2022. Cụ thể tối 11/1/2022, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM
(HoSE) cho biết sẽ huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC hôm 10/1 của ông
Trịnh Văn Quyết. Lý do là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC không báo cáo,
không công bố thông tin trước khi giao dịch.

Việc hủy giao dịch với một trường hợp không công bố thông tin là điều chưa có tiền lệ
trên thị trường Việt Nam. Nhưng nội dung này đã được quy định trong Quy chế hoạt
động của HoSE.

Theo đó, Ông Trịnh Văn Quyết - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn
FLC - bị phạt tiền 1,5 tỉ đồng và bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng
do bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không báo cáo.

Ngày 24/03/2022, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định 164/QĐ-
XPHC đối với Tập đoàn FCL của Trịnh Văn Quyết. Cụ thể với các vi phạm về công
bố thông tin của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ
tịch HĐQT, doanh nghiệp này đã bị xử phạt hàng trăm triệu đồng.

Ngày 28/03/2022 ông Trịnh Văn Quyết vừa bị cơ quan chức năng ra quyết định tạm
hoãn xuất cảnh trong thời gian một tháng và mời ông Quyết lên làm việc để xác minh
một số nội dung.

Ngày 31/03/2022. Theo ông Hòa (đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa), ông Quyết hết
lần này đến lần khác bán chui cổ phiếu và dù đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn cố
tình thực hiện hành vi gian dối, vi phạm pháp luật là "tội chồng tội". Vì vậy, việc xử
lý hình sự lần này là đúng đắn, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.

Hành vi vi phạm pháp luật đó làm lợi cho cá nhân ông Trịnh Văn Quyết hay Tập đoàn
FLC và cụ thể thế nào cần đợi cơ quan điều tra làm rõ, kết luận.

4
Ông Hòa cũng đề nghị cơ quan chức năng cần làm rõ xem liệu có ai "bao che, chống
lưng" để ông Quyết có hành vi phi pháp bán cổ phiếu chui mang tính hệ thống như
vậy. Ngoài ông Quyết, cần làm rõ ở FLC hay các đơn vị khác, cá nhân nào đồng
phạm, giúp sức.

FLC lo bị thâu tóm sau thông tin khởi tố ông Trịnh Văn Quyết

Kết phiên 1/4/2022, FLC giao dịch với thanh khoản đột biến lên tới hơn 100 triệu cổ
phiếu được sang tay, tương đương 14% vốn điều lệ. Mã này từ trạng thái "trắng bảng
bên mua" vào đầu giờ sáng đã vọt lên trong phiên chiều, có thời điểm vượt tham
chiếu, trước khi khép phiên ở mức 10.850 đồng, giảm 1,36%.

Trong hai phiên giao dịch liền, cổ phiếu FLC liên tục giảm kịch sàn với khối lượng
giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ bằng 1% khối lượng khớp trong phiên.

Theo đó, FLC đề nghị các cơ quan xem xét làm rõ những dấu hiệu bất thường trong
phiên giao dịch hôm nay, có các biện pháp nhằm ổn định, hạn chế tối đa thiệt hại cho
cổ đông, nhà đầu tư.

FLC còn đề nghị Ủy ban chứng khoán và HoSE ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo
đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định tại Điều 7 Luật Chứng
khoán 2019, gồm tạm ngừng, đình chỉ giao dịch với mã FLC, kiểm tra làm rõ các dấu
hiệu bất thường trong phiên 1/4 và xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch nếu phát hiện có
vi phạm.

Ông Trịnh Văn Quyết xin lỗi

Ngày 11-1, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC, đã giải trình với UBCKNN
rằng do đi công tác vào ngày 4-1 nên giao cho bộ phận thư ký gửi thông báo đăng ký
giao dịch bán 175 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 10 đến 17-1. Tuy nhiên, do sơ suất
không kiểm tra lại nên khi UBCKNN gửi công văn vào tối 10-1, ông mới biết không
thực hiện đúng công bố thông tin theo quy định. Do đó, ông chỉ đạo bộ phận thư ký
làm lại công bố thông tin trong ngày 10-1.

“Thực sự để xảy ra việc này, tôi lấy làm tiếc và sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc, không để
xảy ra sự việc tương tự” - ông Quyết cho biết.

FLC của Trịnh Văn Quyết bị xử phạt 495 triệu đồng


5
Theo thông tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong ngày 24/3, cơ quan này đã
ban hành Quyết định số 164/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC
(mã chứng khoán: FLC)

Cụ thể, doanh nghiệp do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT bị phạt tiền 100
triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

UBCKNN cho hay, FLC đã không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin
của UBCKNN (hệ thống IDS Plus) và trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng
khoán TPHCM (HoSE) đối với 34 Nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) về giao dịch
với bên liên quan trong giai đoạn từ 24/3/2020 đến 13/5/2021.

Theo Nghị định số 128/2021/NĐ-CP, FLC còn bị phạt tiền 200 triệu đồng với hành vi
công bố thông tin sai lệch. FLC cũng bị phạt tiền 70 triệu đồng theo quy định tại Điểm
b Khoản 3 điều 42 Nghị định số 156/2020 do công bố thông tin không đầy đủ nội
dung theo quy định pháp luật.

FLC còn bị phạt tiền 125 triệu đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 6 điều 15 Nghị
định số 156/2020 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định số
128/2021/NĐ-CP do không đảm bảo cơ cấu, số lượng thành viên HĐQT độc lập.

FLC thông cáo báo chí

6
VI. Thị trường cổ phiếu
Ngay khi mở đầu phiên giao dịch đầu tiên (12-4) sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán
đã bị chao đảo với áp lực bán diễn ra trên diện rộng, hàng trăm mã chứng khoán bị chìm
trong "chảo lửa".
Nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn bị nhà đầu tư bán ra mạnh, kéo thị trường đi xuống, điển
hình là mã VHM (Vinhomes), BID (BIDV), GVR (Công nghiệp cao su Việt Nam), HPG
(Tập đoàn Hòa Phát), DIG (Đầu tư phát triển xây dựng)...
Song song đó, hàng loạt cổ phiếu "vua" - nhóm ngành ngân hàng - cũng bị rớt giá, như
CTG (Vietinbank), MBB (MBBank), TCB (Techcombank), VCB (Vietcombank)...
Cổ phiếu "họ FLC" trở thành tâm điểm khi bị dòng tiền "tháo chạy", nhiều mã bị trắng
bên mua. Trong đó trừ mã GAB (Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC) hiếm khi
giao dịch, toàn bộ 6 mã còn lại đều bị rớt xuống giá sàn gồm: FLC (Tập đoàn FLC),
ROS (Xây dựng FLC Faros), HAI (Nông dược H.A.I), AMD (Đầu tư và khoáng sản
FLC Stone), KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS) và ART (Chứng khoán
BOS).
Diễn biến trên được cho là có liên quan đến việc hàng loạt mã thuộc "họ FLC" bị cắt vay
ký quỹ (margin), nhà đầu tư không thể dùng đòn bẩy tài chính bằng cách vay tiền từ
công ty chứng khoán để mua cổ phiếu.

7
Tính riêng mã FLC (Tập đoàn FLC) đã bị lao xuống giá sàn 9.040 đồng/cổ phiếu, tương
đương giảm 60% kể từ mốc đỉnh (22.550 đồng/cổ phiếu, phiên 7-1), tiếp nối sự việc ông
Trịnh Văn Quyết bị phanh phui vụ "bán chui" cổ phiếu và bị tạm giam vì thao túng
chứng khoán.
Ở một diễn biến liên quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã bóc tách số liệu phiên
giao dịch đầu tháng (1-4), sau khi ông Đặng Tất Thắng - chủ tịch hội đồng quản trị mới
của Tập đoàn FLC - cho rằng trong phiên có "nhiều dấu hiệu bất thường", có kẻ tung tin
đồn để gom mua nhằm mục đích thâu tóm.
Theo đó, có tới 34.228 tài khoản tham gia giao dịch cổ phiếu FLC trong phiên đầu tháng,
với tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 100 triệu cổ phiếu (chiếm 14,1% khối lượng lưu
hành cổ phiếu FLC). Khép phiên 1-4, mã FLC neo ở giá 10.850 đồng/cổ phiếu.

Như vậy, hơn 100 triệu cổ phiếu FLC được mua trong phiên 1-4 với tổng giá trị hơn
1.085 tỉ đồng, nay đã "bốc hơi" xấp xỉ 181 tỉ đồng, giảm xuống còn 904 tỉ đồng.

Cũng trong phiên 1-4 đã có 112 tài khoản có khối lượng khớp mua từ 100.000 cổ phiếu
trở lên. Tuy nhiên tài khoản đáng chú ý nhất khớp mua 10 triệu cổ phiếu FLC (chi ra
khoảng 108,5 tỉ đồng) được xác định là của một doanh nghiệp ở Hải Dương (gần 10%
khối lượng khớp mua cổ phiếu FLC toàn thị trường trong phiên, chiếm 1,4% lượng cổ
phiếu FLC đang lưu hành).

Theo cơ cấu, ông Trịnh Văn Quyết là cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn FLC, khi sở hữu tới
215,4 triệu cổ phiếu FLC, tương đương 30,34% vốn điều lệ.

Về thị trường chung, trong lúc hầu hết các sàn chứng khoán chính đều chìm trong "chảo
lửa", nhiều cổ phiếu cũng lội ngược dòng, tăng đáng kể, nổi bật là mã MWG (Thế giới di
động), MSN (Masan), VIC (Vingroup), VHC (Vĩnh Hoàn), FPT (FPT), VPB (VPBank),
DPM (Đạm Phú Mỹ)...

Dựa vào chỉ số ngành có thấy sự phân hóa rõ rệt. Dòng tiền đổ vào cổ phiếu thuộc ngành
công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng, hàng tiêu dùng thiết yếu. Tuy nhiên áp lực bán đè

8
lên các cổ phiếu thuộc lĩnh vực năng lượng, chăm sóc sức khỏe, nguyên vật liệu, dịch vụ
tiện ích, công nghiệp, bất động sản, tài chính...

Dù xuất hiện lực mua, nhưng cung vẫn chiếm áp đảo so với cầu. Chốt phiên, chỉ số VN-
Index chính thức giảm 26,75 điểm (-1,8%) lùi về mốc 1.455,25 điểm, tương đương rớt
hơn 73 điểm kể từ mốc đỉnh lịch sử (1.528,57 điểm, lập vào ngày 6-1-2022).

Trong khi đó cả sàn HNX và sàn UPCoM cũng chịu chung cảnh "đỏ lửa", lần lượt rớt
11,01 điểm (-2,55%) xuống 421,01 điểm và 1,31 điểm (-1,15%) xuống 112,53 điểm.

Tổng giá trị giao dịch trên ba sàn chính đạt hơn 25.120 tỉ đồng, giảm gần 14% so với
phiên liền trước.

Một điểm không mấy thuận lợi trong phiên hôm nay là khối ngoại bán ròng hơn 266 tỉ
đồng, trở thành phiên thứ ba liên tiếp rút ròng ra khỏi thị trường với tổng giá trị hơn
1.100 tỉ đồng.

You might also like