You are on page 1of 7

2.CCT.

13-SP-S-017

CHỈ DẪN KỸ THUẬT


CÔNG TÁC THI CÔNG SÀN DỰ ỨNG LỰC
CÁP CÓ BƠM VỮA

CÔNG TRÌNH : TRỤ SỞ LÀM VIỆC CHI CỤC THUẾ QUẬN 1-TP. HCM
ĐỊA ĐIỂM : 08 NGUYỄN VĂN THỦ – PHƯỜNG ĐAKAO – Q1 – TP. HỒ CHÍ MINH

1. Phạm vi
Tài liệu này đưa ra những yêu cầu kỹ thuật cần phải đáp ứng cho công tác sản xuất, cung
cấp và thi công các công tác sàn dự ứng lực có bơm vữa thuộc dự án “Trụ Sở làm việc Chi
Cục Thuế Quận 1 – TP. HCM” 08 Nguyễn Văn Thủ – Phường Đakao – Quận 1–Thành
phố Hồ Chí Minh, do Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh là chủ đầu tư.
Tài liệu này là một phần của hồ sơ thiết kế kết cấu của công trình nói trên. Nhà thầu cần
chú ý và tuân thủ trong giai đoạn đấu thầu và thi công công trình.
2. Định nghĩa và diễn giải
- Nhà thầu (NT): Tổ chức được Chủ đầu tư lựa chọn đảm nhận việc thi công các bộ phận,
kết cấu BTCT dự ứng lực của công trình.
- Kỹ sư (KS): Tư vấn Giám sát và Tư vấn Quản lý Dự án chỉ định bởi Chủ đầu tư. Được
hiểu là đại diện được ủy quyền của tổ chức Tư vấn Giám sát hoặc Quản lý Dự án.
- Chủ đầu tư (CĐT): Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh.
- Nhà cung cấp (NCC): Tổ chức trực tiếp sản xuất và cung cấp vật tư dự ứng lực cho
công trình.
3. Tiêu chuẩn áp dụng
- Eurocode 2: Tiêu chuẩn thiết kế, thi công kết cấu bê tông cốt thép và bê tông dự ứng
lực.
- TCVN 2737 - 1995: Tiêu chuẩn về tải trọng và tác động.
- ASTM A416 : Yêu cầu kỹ thuật cho cáp dự cường độ cao.
- BS 4447: Yêu cầu kỹ thuật cho đầu neo.
- BS 445  447: Yêu cầu kỹ thuật cho vữa bơm.
4. Quy định chung:
- NT thi công cần lưu ý tài liệu này khi tiến hành công việc.
- Tài liệu này cần được đọc với “Chỉ dẫn kỹ thuật (CDKT)” cho kết cấu bê tông & bê
tông cốt thép toàn khối 2.CCT.13-SP-S-009
- Mọi trường hợp, nếu NT có yêu cầu hay điều kiện kỹ thuật khác với tài liệu này, NT
phải trình yêu cầu/ điều kiện kỹ thuật đó cho KS duyệt.
- Trong trường hợp có khác biệt giữa bản vẽ thiết kế, tài liệu này, tiêu chuẩn áp dụng, thứ
tự ưu tiên như sau:
 Bản vẽ thiết kế
 Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật này

1
2.CCT.13-SP-S-017

 Tiêu chuẩn áp dụng


5. Thi công dầm, sàn bê tông dự ứng lực:

Chế tạo và lắp đặt cáp dự ứng lực cho dầm sàn bê tông dự ứng lực:

5.1 Yêu cầu chung


Các thông tin nêu ở đoạn dưới đây đưa ra các yêu cầu cơ bản cho việc thi công dầm sàn bê
tông dự ứng lực.
a. Trước khi bắt đầu công tác thi công, NT phải chuẩn bị và trình các tài liệu sau cho KS
duyệt:
- Bản vẽ chi tiết triển khai thi công cáp dự ứng lực.
- Biện pháp thi công dự ứng lực.
- Thiết kế cấp phối vữa không co ngót.
- Chứng chỉ của nhà cung cấp các nguyên vật liệu dùng cho việc thi công cáp dự ứng lực,
bao gồm:
 Cáp cường độ cao
 Đầu neo
- Chứng chỉ kiểm định các thiết bị thi công cáp dự ứng lực, bao gồm: kích kéo cáp.

b. Khi hoàn tất công tác thi công cáp dự ứng lực NT phải trình KS các tài liệu sau:
- Bảng nghiệm thu lắp đặt cáp.
- Bảng báo cáo kết quả kéo căng cáp.
- Bảng báo cáo kết quả bơm vữa cho cáp.
- Kết quả thử mác bê tông, mác vữa.
c. Tất cả các tài liệu nêu trên sẽ là hồ sơ chất lượng thi công dầm sàn dự ứng lực.

5.2 Vật liệu

a. Bê tông:
- Bê tông cấp bền B35 (Mác 450) tuân thủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 5574:
2012.

b. Cốt Thép:
- Cốt thép là cốt thép tròn cán nóng tuân theo tiêu chuẩn TCVN 1651: 2008
 Đường kính < 10mm, nhóm AI, Rsn= 235 Mpa, Rs=225 Mpa.
 Đường kính  10mm, nhóm AIII, Rsn= 390 Mpa, Rs=365 Mpa.

2
2.CCT.13-SP-S-017

c. Cáp cường độ cao:

- Cáp cường độ cao tuân theo ASTM A 416 Grade 270 (PC Strand) hoặc tương đương.
Mỗi sợi (strand) gồm 7 sợi thép nhỏ, có các đặc tính kỹ thuật sau:

 Đường kính: 12.7 mm (0.5”)


 Diện tích ngang: 98.7 mm2
 Giới hạn chảy: 1670 N/mm2
 Giới hạn bền: 1860 N/mm2
 Lực kéo đứt cáp - UTS: 183 kN
 Modulus đàn hồi: 195 GPa ( ± 5%)

- Tất cả những bó cáp bố trí trên sàn được tạo ra từ những sợi cáp có tính chất trên.

d. Hệ đầu neo cáp:


- Các loại đầu neo kéo (neo sống) phải chống gỉ tạm thời cho hệ giữ và neo (nêm và đầu
neo) phải được bảo vệ chống các tác nhân ăn mòn. Đầu neo sống (nêm và khoá neo)
đảm bảo chỉ cho cáp đi ra (phía ngoài đầu neo) khi kéo căng cáp và không cho cáp đi
vào hoàn thành công tác kéo căng cho từng sợi cáp.
- Chất chống ăn mòn thường là chất không bị ăn mòn và không bị tác động bởi môi
trường (thông thường dùng vữa ximăng/cát: 1:1).
- Các bộ phận khác của hệ neo kéo (thân neo hay đế neo) có thể bị oxi hoá bề mặt, cho
phép trong giai đoạn thi công lắp đặt.
- Đầu neo cố định (đầu neo chết) đảm bảo bó cáp được giữ chặt trong cấu kiện bê tông
khi tiến hành kéo căng. Phần neo chết được chôn chặt trong bê tông.

e. Ống gen tạo lỗ cho cáp:


- Tất cả các ống gen được làm bằng kẽm lượn sóng có chiều dày tối thiểu là 0,2 mm.
- Kích thước của ống gen đảm bảo cho cáp luồn qua dễ dàng trong quá trình thi công lắp
đặt, kéo căng cáp và đảm bảo cao độ của đường cáp. Diện tích mặt cắt ngang ống gen
tối thiểu phải lớn hơn 2 lần tổng diện tích các sợi cáp trong ống gen.

f. Con kê cho bó cáp:

- Con kê cho bó cáp được làm bằng thép hoặc từ vật liệu có tính chất đồng nhất với bê
tông trong quá trình làm việc. Con kê phải đảm bảo cao độ của cáp được giữ cố định
trong quá trình thi công lắp đặt cáp và đổ bê tông.

g. Van và ống bơm vữa cho cáp dự ứng lực:


- Van bơm vữa được làm bằng nhựa, nhằm tạo lỗ cho vữa bơm vào trong bó cáp.
- Ống bơm vữa (vòi bơm vữa) làm bằng nhựa dẻo, được gắn vào van bơm vữa, đảm bảo
cho việc dẫn vữa vào bó cáp trong quá trình bơm vữa.

3
2.CCT.13-SP-S-017

h. Vữa bơm cho cáp dự ứng lực:

- Vữa có tính chất không co ngót, vữa có cường độ nén là B ≥ 27 MPa sau 28 ngày. Nhà
thầu chịu trách nhiệm trình cấp phối vữa và đảm bảo vữa bơm nhồi đầy ống luồn cáp.
- Mẫu thử cho vữa được lấy từ đầu ra của van bơm vữa cuối cùng chứ không phải lấy
mẫu trong thùng trước khi bơm (đảm bảo vữa lắp đầy và đồng nhất trong ống gen).

5.3 Yêu cầu về kỹ thuật cho công tác thi công cấu kiện dự ứng lực.

a. Công tác lắp đặt cáp:

- Lắp đặt đầu neo:


 Đầu neo kéo (đầu sống) cần được nối với ống gen và định vị đúng vị trí theo
bản vẽ thiết kế.
 Đầu neo cố định (đầu chết): Đầu chết được đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế.
 Các đầu neo được lắp đặt sao cho nước vữa bê tông trong quá trình đổ bê tông
không chui vào đầu neo và ống gen.
 Chiều dày lớp bê tông bảo vệ đầu neo sống không nhỏ hơn 30mm, của đầu neo
chết không nhỏ hơn 50mm.
 Dung sai khi lắp đặt đầu neo: Theo phương đứng là ±5mm, theo phương ngang
là ±100mm.
- Lắp đặt bó cáp:
 Tạo bó cáp: những sợi cáp được cắt ra đúng chiều dài, sau đó được luồn vào ống
gen tạo thành những bó cáp.
 Tại vị trí nối ống gen phải đảm bảo nước vữa bê tông không lọt vào
 Lắp đặt bó cáp: bó cáp được đặt đúng vị trí theo bản vẽ thiết kế cùng với đầu
neo sống và đầu neo chết.
 Chiều dày lớp bê tông bảo vệ bó cáp không nhỏ hơn 30mm.
 Bó cáp không được gãy khúc theo phương đứng và phương ngang. Dung sai
cho việc lắp đặt bó cáp: theo phương đứng ±5mm, theo phương ngang là
±100mm.
 Trường hợp đặc biệt: cao độ 2 đường cáp gần trùng nhau hoặc trùng nhau thì ưu
tiên đường cáp nằm dưới, cao độ đường trên nằm sát đường dưới.
- Lắp đặt con kê cho bó cáp:

 Các bó cáp được đỡ bằng các con kê đặt cách nhau 750mm tới 1000mm và
được kê phía dưới của bó cáp trừ khi có quy định khác. Tại vị trí cao độ đáy của
bó cáp trùng với cao độ của lớp thép dưới cho phép kê bó cáp trực tiếp lên lớp
đó, không cần dùng con kê.
 Các thanh đỡ với chiều cao khác nhau. Chân của thanh đỡ thép được phủ sơn
chống gỉ.
 Tại các điểm cao nhất và thấp nhất, đường cáp có thể cố định vào lớp thép trên
cùng và dưới cùng để đạt được hình cong mong muốn mà không có thanh đỡ.

4
2.CCT.13-SP-S-017

- Lắp đặt van bơm vữa cho bó cáp:

 Van bơm vữa bằng nhựa được đặt ở các điểm cao nhất dọc theo đường cáp,
nhằm cho phép nước và khí có thể đi vào.
 Khoảng cách giữa các van khác nhau, tuỳ thuộc vào loại đường cáp, đặc điểm
của ống cáp, quy trình bơm vữa và thiết bị sử dụng, từ 15m – 20m bố trí một
van bơm vữa.

b. Công tác nghiệm thu trước khi đổ bê tông:

- Công tác nghiệm thu phải tuân thủ theo các mục 5.1; 5.2; 5.3 và tuân thủ theo bản vẽ
phục vụ thi công đã được KS duyệt.
- Đảm bảo các sợi cáp không bị giảm yếu tiết diện ngang do va đập mạnh hay do gỉ hàn
hay một số nguyên nhân khác tại đầu neo chết, đầu neo sống và trên đường cáp.
- Đảm bảo thép gia cường cho các đầu neo sống và đầu neo chết hoàn thành 100%.
- Đảm bảo công tác lắp đặt bó cáp hoàn thành 100%.
- Đảm bảo công tác lắp đặt thép tăng cường lớp trên, lớp dưới và thép dầm (nếu có) hoàn
thành 100%.
- Đảm bảo công tác cốp pha hoàn thành 100%.

c. Công tác đổ bê tông:

- Công tác lấy mẫu bê tông, đầm bê tông, đổ bê tông tuân thủ theo tài liệu bê tông toàn
khối.
- Quá trình đổ bê tông phải đảm bảo bê tông được đầm kỹ tại tất cả các vị trí của đầu neo
sống và đầu neo chết.
- Sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông phải tiến hành bảo dưỡng bê tông, đảm bảo bê
tông không bị nứt nẻ.
- Đảm bảo sau khi tháo ván khuôn các đầu neo và bó cáp không vi phạm về chiều dày
lớp bê tông bảo vệ.
- Bê tông dải đổ sau khi kéo cáp sử dụng phụ gia trương nở chống co ngót, bề mặt bê
tông cũ phải đục nhám và làm sạch để tạo liên kết với bê tông mới.

5
2.CCT.13-SP-S-017

d. Công tác kéo căng:

- Công tác kéo căng cáp chỉ được tiến hành khi bê tông đạt cường độ 27.5 MPa. NT cần
trình bày trình tự thực hiện khi lập biện pháp thi công. NT cần lưu ý các điểm sau:

 Bó cáp ≤ 5 sợi, lực kéo căng tối đa mỗi sợi cáp là 148.8 kN.
 Bó cáp > 5 sợi, lực kéo căng tối đa mỗi sợi cáp là 130.2 kN.
 Độ tụt nêm tính toán cho mỗi sợi cáp là 6mm. Trong trường hợp độ tụt nêm
thực tế lớn hơn 6mm, nhà thầu cần cung cấp kết quả thí nghiệm độ tụt nêm thực
tế và cập nhật số liệu độ tụt nêm khi tính toán kéo căng.
 Quá trình kéo căng cáp không cho các sợi cáp chồng chéo lên nhau.

e. Báo cáo kết quả kéo căng cáp:

- Kết quả kéo căng phải tuân thủ các điều kiện sau:

 Đảm bảo mỗi sợi cáp sau khi kéo căng phải đủ lực mà tư vấn thiết kế đưa ra.
 Độ giãn dài của cáp áp dụng giới hạn ± 7% so với độ giãn dài lý thuyết (xem
phụ lục) trên tổng các sợi cáp trong một bó cáp cho đường cáp dài hơn 15m.
 Đối với đường cáp ngắn, dài 15m hoặc ngắn hơn, độ giãn dài giới hạn ± 10%
so với độ giãn dài lý thuyết trên tổng các sợi cáp trong một đường cáp.

f. Công tác bơm vữa cho bó cáp:

- Công tác bơm vữa cho bó cáp được tiến hành dựa trên cơ sở kết quả kéo căng của các
bó cáp (dự định tiến hành bơm vữa) được Tư vấn Giám sát và Tư vấn Thiết kế đã
duyệt.

 Công tác bơm vữa phải được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi kéo căng cáp.
Sau khi kéo căng cáp hoàn thành thì trong vòng 1000 giờ phải tiến hành bơm
vữa cho cáp (theo BS8110-1997 mục 4.8.2.2)

 Thiết bị bơm vữa phải được tập kết lên sàn có những bó cáp cần bơm vữa.

 Xi măng và phụ gia phải được cung cấp đầy đủ để đưa vào thiết bị bơm vữa,
tránh không bị ẩm (bị bắn từ máy trộn, mưa…). Việc cung cấp nước phải được
đảm bảo đầy đủ trong quá trình bơm vữa, nếu cần thiết phải có bể chứa nước.

 Trước khi bơm vữa, các bó cáp phải được kiểm tra xem có vị trí nào trong bó
cáp có bị nghẹt hay không. Đảm bảo các van bơm vữa đều thông.

 Sau khi đã thấy vữa chảy ra ở van bơm vữa cuối đường cáp, nghĩa là toàn bộ
đường cáp đã được bơm đầy, vòi bơm được đóng lại và duy trì áp lực xấp xỉ
0.7Mpa hoặc 7bar trong khoảng 30 giây. Sau đó, van bơm vữa tại miệng bơm
được đóng lại.

6
2.CCT.13-SP-S-017

- Kiểm tra vữa:

 Thử vữa qua kiểm tra độ sệt của vữa:

 Kiểm tra độ sệt của vữa bằng phễu hình nón. Thời gian chảy được đo bằng đồng
hồ bấm giờ. Thời gian được bấm ngay lúc vữa ngưng chảy. Việc đo đạc được
thực hiện trực tiếp và trong khoảng thời gian 15 phút sau khi trộn vữa, thời gian
để vữa chảy quy định là từ 12-28 giây.

 Thử vữa qua kiểm tra cường độ nén của mẫu vữa:

Sau khi đổ đầy vữa, đậy khuôn lại bằng tấm kim loại. Tối thiểu lấy 02 tổ mẫu 6
viên cho một sàn hoặc dầm (khuôn thử lập phương 50x50x50mm). Sau 18-24h
tháo mẫu ra khỏi khuôn và bảo quản mẫu trong môi trường ẩm hoăc ngâm trong
nước. Độ nén được đo, mỗi lần thử 3 mẫu.

Mẫu thử cho thí nghiệm này được thực hiện cho mỗi lần bơm vữa cho một hạng
mục.

- Xử lý sự cố trong quá trình bơm vữa:

 Mọi sự cố trong quá trình bơm cần được NT báo cáo và trình biện pháp khắc
phục. Công tác khắc phục chỉ được tiến hành khi KS duyệt.

5.4 Xử lý sự cố.

- Mọi sự cố liên quan tới việc đổ bêtông, kéo căng, bơm vữa cần được ghi nhận và thông
báo cho KS. Nhà thầu cần trình biện pháp khắc phục và sửa chữa cho KS duyệt trước
khi thực hiện.

You might also like