You are on page 1of 2

2.CCT.

13-SP-S-015

NHIỆM VỤ
QUAN TRẮC LÚN CÔNG TRÌNH

CÔNG TRÌNH : TRỤ SỞ LÀM VIỆC CHI CỤC THUẾ QUẬN 1-TP. HCM
ĐỊA ĐIỂM : 08 NGUYỄN VĂN THỦ – PHƯỜNG ĐAKAO – Q1 – TP. HỒ CHÍ MINH

1. Nội dung nhiệm vụ quan trắc lún công trình

a. Mục đích khảo sát:

- Mục đích của tài liệu này nhằm xác định các thông số chuyển dịch của nền móng,
tìm ra nguyên nhân của chuyển dịch và mức độ ảnh hưởng đến công trình.

- Kết quả đo độ lún công trình có thể dùng làm cơ sở để có thể đưa ra các biện pháp
cần thiết phòng chống các sự cố có thể xảy ra.

b. Phạm vi quan trắc lún công trình:

Quan trắc lún cho công trình: Trụ Sở làm việc Chi Cục Thuế Quận 1 – TP.
HCM” 08 Nguyễn Văn Thủ – Phường Đakao – Quận 1–Thành phố Hồ Chí
Minh.

c. Phương pháp quan trắc lún công trình:

- Phương pháp quan trắc: dựa vào độ chênh cao giữa mốc chuẩn và mốc đo lún được
gắn trực tiếp vào kết cấu công trình.

- Độ chênh cao giữa các lần đo gọi là độ lún công trình trong thời gian đó.

- Mốc chuẩn và mốc đo lún xác định theo mục 7 của TCVN 9360: 2012 “Quy trình
kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo
cao hình học”.

d. Khối lượng công việc dự kiến:

- Bố trí mốc chuẩn (MC), vị trí mốc chuẩn chủ đầu tư cung cấp theo yêu cầu mục 7.1
TCVN 9360: 2012.

- Bố trí 10 mốc đo lún (ML) dọc theo các cột biên và lõi cứng của công trình, vị trí
mốc đo lún theo bản vẽ đính kèm. Mốc đo lún được đặt trên các cột tại cao trình
tầng trệt.

e. Tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng:

- TCVN 3972: 1985 : Công tác trắc địa trong xây dựng
- TCVN 9364: 2012 : Nhà cao tầng – kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công.

1
2.CCT.13-SP-S-015

- TCVN 9360: 2012 : Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và
công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học.
- TCVN 9398: 2012: Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung.
- TCVN 9400: 2002: Nhà và công trình dạng tháp – Xác định độ nghiêng bằng
phương pháp trắc địa.

f. Thời gian thực hiện:

- Bắt đầu quan trắc lún sau khi hoàn tất cột sàn tầng trệt và bắt đầu thi công bê tông
sàn tầng 2.
Các giai đoạn quan trắc:
 Giai đoạn 1- thi công phần BTCT: quan trắc lún thực hiện theo chu kì cứ thi
công 02 sàn bê tông/ 01 lần.
 Giai đoạn 2- hoàn thiện: quan trắc lún thực hiện theo chu kì 1tháng/01lần
 Giai đoạn 3 - sau khi công trình đi vào sử dụng: quan trắc lún thực hiện theo
chu kì 3tháng/01lần. Số chu kì quan trắc : 04
 Giai đoạn 4 - công trình ổn định và tắt lún : quan trắc lún thực hiện theo chu kì
6 tháng/01lần cho đến khi độ lún đạt <= 2mm/năm kể từ khi công trình hoàn thành
và đưa vào sử dụng.

2. Các thông số liên quan đến công tác quan trắc lún

a. Thời điểm thực hiện quan trắc lún:

- Thời gian đo: chỉ đo trong khỏang thời gian từ: 8h00 đến 16h00 hàng ngày.

b. Yêu cầu về thiết bị đo:

- Thiết bị đo lún xác định theo mục 6 của TCVN 9360: 2012 “Quy trình kỹ thuật xác
định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình
học”.
c. Cấp đo độ lún công trình:

- Đo lún công trình với cấp đo I, có độ chính xác đến 01mm giữa 02 chu kỳ đo.

d. Xử lý số liệu và lập báo cáo:

- Xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả lập theo mục 10 & 11 của TCVN 9360: 2012
“Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng
phương pháp đo cao hình học”.

e. Sơ đồ mốc đo lún:
- Xem bản vẽ đính kèm.

You might also like