You are on page 1of 12

PHÒNG GD VÀ ĐT HUYỆN LỤC NAM

KẾ HOẠCH CSGD TRẺ


GIÁO ÁN
Năm học: 2023- 2024
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Nghề truyền thống: Làm Nón.
Loại tiết: Cung cấp kiến thức mới.
Tên các thành viên trong nhóm:
1. Tạ Thị Xiêm. 12/02/1993 -STT: 113
2. Nguyễn Thị Phương.18/09/1993-STT: 77
3. Vũ Thị Lý. 23/01/1985-STT: 58
4.Dương Thị Kiểm. 01/02/1990- STT: 40
5.Nguyễn Thị Thoa.18/10/1983-STT:93

Câu 1. Khai thác 1 hoặc 1 nhóm sản phẩm nghệ thuật tạo hình truyền thống (nêu rõ về
lịch sử hình thành làng nghề, địa danh, hình ảnh sản phẩm, nguyên liệu và quy trình tạo nên
sp, ý nghĩa sp và việc sử dụng sp đó trong trường mn)
Câu 2. xây dựng mạng hoạt động tạo hình chủ đề cho trẻ làm quen nghệ thuật tạo hình
truyền thống (độ tuổi bé, nhỡ, lớn)

Câu 3. lên lịch tuần chi tiết từ 2-4 tuần cho trẻ làm quen sản phẩn nghệ thuật tạo hình
truyền thống chị đã khai thác

Câu 4. soạn 3 giáo án sử dụng sản phẩm chị đã khai thác nhằm giới thiệu đến trẻ về
ntthtt địa phương thông qua hđ tạo hình (3 giáo án cho 3 độ tuổi kèm hình ảnh về mẫu cô sử
dụng hướng dẫn trẻ và đồ dùng chuẩn bị cho tối thiểu 5 trẻ thực hiện hoạt động)
Câu 1.

NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀM NÓN LÁ

1.Lịch sử hình thành:

Nón lá làng Đan Du

Làng Đan Du nay thuộc xã Kỳ Thư, Kỳ Anh, Hà Tĩnh nằm cách thành phố Hà Tĩnh
khoảng 60km về phía Nam, từ lâu được biết đến với những câu hò ví dặm. Đặc biệt, nơi đây
còn nổi tiếng với nghề làm nón lá có tuổi đời gần 1 thế kỷ.

Cũng như bao làng nghề truyền thống khác, những người làm nón ở Đan Du đều được học
nghề từ khi còn nhỏ. Họ được học từ ông, từ cha, từ bà, từ mẹ, dần dần, nghề làm nón ở làng
Đan Du không chỉ là một nghề, kiếm thêmỞ cái tuổi xấp xỉ 70, nhưng hàng ngày vợ chồng
ông Võ Xuân Nam, bà Nguyễn Thị Nguyệt (sinh năm 1955) vẫn miệt mài người vót tre, kẻ
luồn kim may vá, đều đặn hằng ngày có từ 2 đến 3 chiếc nón xuất xưởng.“Không biết, sau
này nghề làm nón sẽ đi về đâu, mấy chục năm nữa còn có ai đội nón đi làm, đi chơi nhưng
miễn tôi còn sống, còn sức khỏe thì tôi vẫn sẽ tiếp tục làm nón, giữ bằng được cái nghề này”,
ông Nam khẳng định. thu nhập mà còn là tuổi thơ, vừa là lịch sử truyền thống gia đình.
Giờ đây, nghề làm nón đã không còn được phát triển như những năm trước, nón lá
không còn được nhiều người sử dụng nhưng nghề làm nón mãi là niềm tự hào của những
người làm nón nơi đây và đại diện cho văn hóa của mảnh đất Đan Du mộc mạc, giản dị.

2. Nguyên liệu và quy trình:

Nón lá được làm từ những nguyên liệu đơn giản và sẵn có như lá cọ, lá nón, tre,…
Nhưng qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, chiếc nón lá đã trở thành một một biểu
tượng của nhiều làng nghề truyền thống trong hàng thế kỷ qua.
Để tạo ra một chiếc nón lá đẹp đòi hỏi bàn tay công phu, khéo léo của người làm. Làm
nón phải tỉ mỉ từ khâu đầu tiên là chọn lá, phơi lá. Nguyên liệu làm nón thường là lá cọ, lá
buông – một loại lá họ hàng với lá cọ (thường mọc ở vùng đồi núi trung du). Lá làm nón
không được quá non cũng như không quá già. Sau đó lá sẽ được phơi nắng, đạt đủ chuẩn sẽ
xếp lên phần khung nón.
Trong quá trình đặt các lớp lá này cần cố định nón bằng cách buộc chéo những sợi
dây dù. Sau đó là khâu và đan sợi. Một chiếc nón sẽ phải mất từ 6-8 tiếng để hoàn thành.
Làng Chuông được coi là nguồn cội của chiếc nón là Việt với lịch sử từ những thế kỉ trước.

3. Ý nghĩa sản phẩm.


Từ bao đời nay, chiếc nón lá đã trở nên gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt
Nam. Hình ảnh chiếc nón lá mộc mạc, duyên dáng không chỉ là vật dụng che nắng, che mưa
mà còn chứa đựng nét văn hóa độc đáo và đi vào nhiều bài thơ, bài ca Việt Nam. Chiếc nón
lá góp phần tạo nên vẻ đẹp duyên dáng và trở thành biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị,
thân thiện của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.
Chính vì sự phổ biến của nón lá trong đời sống người Việt cũng như ý nghĩa văn

hóa của nó, mỗi du khách nước ngoài khi đến Việt Nam không thể không mua những chiếc
nón lá đặc trưng mang về làm quà.
CÂU 2. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
2.1. Trẻ MG bé 3-4 tuổi:

LVPTTM: NGHỀ TRUYỀN THỐNG


LÀM NÓN LÁ
(MG bé 3-4 tuổi)

Tô, Vẽ: Xé, Dán: Nặn

- Tô chiếc nón - Xé dán chiếc nón - Nặn hình chiếc Nón.

- Trang trí chiếc nón - Trang trí chiếc nón - Nặn quai nón.
(theo mẫu) (theo ý thích)

- Vẽ chiếc nón.

2.2 MG Nhỡ 4-5 Tuổi:

LVPTTM: NGHỀ TRUYỀN THỐNG


LÀM NÓN LÁ
(MG nhỡ 4-5 tuổi)

Cắt, Dán:
Xếp dán tranh
- Đãi gạo - Cắt, dán chiếc nón. Nặn
- Xé dán mẹt - Nặn chiếc Nón
- Cắt dán họa tiết - Cắt dán họa tiết hoàn chỉnh và
trang trí chiếc mẹt trang trí chiếc nón trang trí.
- Xếp dán hình chiếc (theo ý thích).
nondnmẹt từ lá dừa.

2.3. MG lớn 5-6T:

LVPTTM: NGHỀ TRUYỀN THỐNG


LÀM NÓN LÁ
(MG lớn 5-6 tuổi)
Cắt, Dán: Xếp dán: Nặn Đan, lát:
- Xé dán nón
- Cắt, dán chiếc - Nặn người đội - Tập đan nón từ lá
- Cắt dán họa tiết
nón. chiếc Nón hoàn cọ.
trang trí chiếc nón
chỉnh và trang trí.
- Cắt dán họa tiết - Xếp dán hình
trang trí chiếc nón chiếc nón từ lá dừa.
(theo ý thích). từ lá cây, hoa,..

CÂU 3. LỊCH TUẦN:


LỊCH TUẦN CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Làm quen với nghề truyền thống: NÓN LÁ LÀNG ĐAN DU.
Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 2 tuần

Tuần 1 Tuần 2

Sáng Chiều Sáng Chiều

Hoạt động Âm - Nặn cái Nón (Nan Hoạt động thể chất: Đọc Đồng Dao:
nhạc: quạt, tà quạt) Bò díc dắc qua 7 điểm Dệt Vải.
Thứ 2 Nghe hát bài: - Nặn hoa, lá trang (các điểm đó cô để các
“Quê hương” cái nón nguyên liệu làm nón)

Hoạt động Đọc câu ca dao về Hoạt động Tạo hình: Cách sử dụng và
KPMTXQ: chủ đề Nghề nghiệp Trang trí cái Nón bảo quản Nón.
Thứ 3 Khám phá nghệ (Nón mà các con đã
thuật làm nón làm trong buổi trải
lá Làng Đan Du nghiệm)
Hoạt động thể Thảo luận về công Hoạt động LQVH: Học các động tác
chất: dụng của Nón Đọc thơ “Làm nghề múa với Nón
Đi, chạy theo như Bố”
hiệu lệnh
Thứ 4 (Kết hợp trò
chơi: Vượt
chướng ngại
vật )
Thứ 5 Hoạt động tạo Trò chuyện về buổi Hoạt động làm quen Tập tô chữ: a, ă,â
hình: thực thành trải với Toán:
- Sáng tạo cùng nghiệm Đếm và nhận biết nhóm
những sản có 10 đối tượng, số 10
phẩm nón (Đếm số lượng bát, số
lượng đĩa)
Hoạt động trải nghiệm: Hoạt động KPMTXQ: Chia sẻ cảm nhận
Tham quan Làng Nghề Làm Nón Lá Khám phá các danh lam sau khi học chủ
Thứ 6
thắng cảnh của Việt đề, lên ý tưởng
Nam. cho chủ đề sau
CÂU 4. GIÁO ÁN:

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ


HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH: TRANG TRÍ NÓN LÁ(Mẫu)
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi.
I. MỤC ĐÍCH-YÊU CẦU
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, xé dán, in màu,… để trang trí nón lá.
- Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản
II. CHUẨN BỊ
- Nón lá: 2 nón lá mẫu, nón lá cho trẻ
- Bàn.
- Nguyên vật liệu: màu nước, cọ, ống hút, kim tuyến, keo sữa, giấy màu, khăn
lau tay, thùng đựng rác,...
- Nhạc: Quê tôi, nhạc không lời.
III. TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

Hoạt động 1: Cho trẻ xem múa nón lá. - Trẻ xem cô múa.
- Tạo tình huống cô múa nón lá cho trẻ
xem.
Hoạt động 2: Bài mới: - Trẻ trả lời.
Cô trò chuyện về các nón lá mẫu: - Trẻ trả lời.
+ Cô vừa làm gì? - Trẻ trả lời.
+ Nón lá này có gì đặc biệt? - Trẻ trả lời.
+ Nón lá được trang trí từ những vật liệu - Trẻ về nhóm lấy bàn, chọn nguyên vật liệu
gì? thực hiện.
+ Cách trang trí nón lá này như thế nào? - Trẻ thực hiện.
(bố cục, màu sắc) - Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày và nhận
1. * Bé trang trí nón lá xét.
- Cô cho trẻ về nhóm lấy bàn, chọn nguyên
- Trẻ múa hát cùng cô.
vật liệu thực hiện.
- Trẻ thực hiện, cô quan sát động viên trẻ.
* Trưng bày sản phẩm:
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày
và nhận xét.
2. Hoạt động 3- Kết thúc:
3. - Trẻ sử dụng sản phẩm vừa trang trí múa
hát cùng cô.

Ảnh minh họa:

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ


HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH: Nặn Chiếc Nón( MẪU)
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo Nhỡ 4- 5 tuổi.
Thời gian: 25-30 phút
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết nặn cái Nón theo mẫu của cô
- Rèn cho cháu kỹ năng xoay tròn, ấn dẹt để tạo thành hình tam giác của thân Nón, kỹ năng
lăn dọc để làm đế và quai Nón và biết gắn nối các bộ phận để tạo thành cái Nón.
- Trẻ có khả năng diễn đạt được ý định của trẻ, ý kiến của trẻ về sản phẩm của bạn
một cách rõ ràng, mạch lạc.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nặn và phát triển khả năng độc lập, sáng tạo.
- Rèn luyện cơ tay, sự khéo léo của đôi bàn tay khi nặn.
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động, biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của trẻ:
- Bảng con, đất nặn, bàn ghế, khay trưng bày sản phẩm.
2. Đồ dùng của cô:
- Mẫu của cô: cái Nón đã nặn sẵn
- Bảng con, khay, đất nặn
3.NDTH : Âm nhạc,nhạc bài hát : Bố em là Một Người Nông Dân
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ
Hoạt động 1.Gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài hát “Bố em là Một Người Nông Dân” - Trẻ hát và đàm thoại cùng

- Hỏi trẻ
- Trẻ trả lời
+ Các con vừa hát bài hát gì?
- Trẻ trả lời
+ Gia đình các con có những đồ dùng gì nào?
- Hôm nay đến với lớp mình cô có một món quà món dành
tặng cho lớp mình đấy! - Trẻ chú ý
- Cô cho trẻ quan sát chiếc Nón thật -Trẻ quan sát
- Cho trẻ đàm thoại cùng cô và hỏi trẻ
+ Cô có cái gì đây? - Trẻ trả lời
+ Cái làn dùng để làm gì?
+ Gia đình các con có chiếc Nón này không?
=> Cô chốt ý và dẫn dắt vào bài - Trẻ lắng nghe
Hoạt động 2. Nội dung
a. Quan sát mẫu
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “Chốn cô, chốn cô” -Trẻ chốn cô
- Cô đưa mẫu nặn ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ
+ Cô có cái gì đây các con? - Trẻ trả lời
+ Chiếc Nón được làm từ nguyên liệu gì nào?
+ Chiếc Nón này gồm có những phần gì?
=> Cô chốt: Đây là chiếc Nón được nặn từ đất nặn màu đỏ, -Trẻ lắng nghe
gồm phần thân làn, phần đỉnh và phân quai Nón. Thân Nón
là khối dẹp dài, đế làn là khối tròn dẹp và quai làn làm bằng
những viên đất lăn dọc, dài gắn vào hai bên mép trên thân
làn.
+ Các con có muốn nặn 1 chiếc Nón giống như của cô
không? -Trẻ trả lời

- Chúng mình cùng quan sát cô nặn mẫu nhé!


b. Cô nặn mẫu
- Trước tiên cô chọn miếng đất màu đỏ, sau đó cô chia đất ra
làm 3 phần: Phần nhiều nhất cô làm phần thân Nón, phần -Trẻ chú ý
nhỏ hơn làm chóp và phần nhỏ nhất làm quai. Sau đó cô tiến
hành làm mềm đất, cô xoay tròn rồi ấn dẹt dùng các ngón trỏ
và ngón cái bẻ cong mép ngoài của khối tròn dẹt để làm thân
. Tiếp theo cô lấy tiếp một phần nhỏ hơn cô làm mềm
đất, rồi lăn tròn, vuốt nhọn làm phần đỉnh. Cuối cùng là phần
đất nhỏ nhất cô cũng làm mềm đất, lăn dọc và gắn, miết mỗi
đầu của viên đất vào mỗi bên thành làn để làm quai. Vậy là
cô đó có một cái Nón thật đẹp rồi.
* Hỏi ý tưởng của trẻ:
+ Các con sẽ nặn cái Nón màu gì? Nặn như thế nào? -Trẻ trả lời
+ Các con chia đất nặn thành những phần nào?
+ Tiếp theo các con sẽ làm gì?
+ Gắn các bộ phận nào với nhau? -Trẻ trả lời
c. Trẻ thực hiện:
- Cô chia đất nặn và bảng con cho trẻ nặn. Cho trẻ thực hiện -Trẻ thực hiện
- Bao quát, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
d. Nhận xét, trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ đem sản phẩm lên trưng bày - Trẻ đem sản phẩm lên trưng
bày
- Con thích cái Nón nào?
- Trẻ nhận xét
- Vì sao con thích?
- Cô nhận xét một số bài đẹp, tuyên dương, động viên, -Trẻ chú ý
khuyến khích trẻ. Động viên những bạn chưa hoàn thiện bài
lần sau cố gắng.
Hoạt động 3. Kết thúc:
-Trẻ lắng nghe
- Cô động viên, khuyến khích trẻ nhẹ nhàng rồi chuyển hoạt
động khác

Ảnh minh họa:

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ


HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH: Trang trí cái nón
( Theo mẫu)Đối tượng: Trẻ mẫu giáo Lớn 5-6 tuổi.
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết cách vẽ hoa trang trí cái nón theo sự hướng dẫn của cô.
2. Kỹ năng:
- Trẻ vẽ được những bông hoa nhỏ để trang trí cái nón, khi tô không chờm ra
ngoài
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động, biết giữ gìn sản phẩm của mình của bạn
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của trẻ:
Bài cho trẻ vẽ, bút sáp
Bàn ghế đủ cho trẻ ngồi
2. Đồ dùng của cô:
- Tranh mẫu
(3 tranh)
Que chỉ, giá treo sản phẩm
- Đầu, đĩa có các bài hát trong chủ đề
3.NDTH : Âm nhạc,nhạc bài hát : Bố em là Một Người Nông Dân
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Ôn định tổ chức – gây hứng thú:
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm
-Trẻ trò chuyện cùng cô.
Cho trẻ xem một số hình ảnh về nghề làm nón của
làng chuông dẫn dắt trẻ vào bài. -Trẻ quan sát hình ảnh.
2: Nội dung : ’ Trang trí cái nón”
Cho trẻ quan sát tranh mẫu cơ bản và trò chuyện .
- Cái gì đây? Chúng mình đã nhìn thấy cái nón bao -Trẻ trả lời
giờ chưa?
- Cái nón là sản phẩm của nghề truyền thống làng
mình đấy, để cái nón thêm đẹp, cô đã vễ trang trí Trẻ lắng nghe
thêm hoa đấy.
- Mời trẻ lên nhận xét bức tranh mẫu:
Cô đã vẽ bông hoa như thế nào? Cô vẽ ở đâu cho -Trẻ nhận xét
đẹp, cánh bông hoa như thế nào? Màu sắc ra sao?
- Cho trẻ quan sát thêm 2 tranh mở rộng.
- Cô vẽ mẫu cho trẻ quan sát, vừa vẽ, cô vừa hướng -Trẻ quan sát
dẫn trẻ cách vẽ
- Cô cầm bút bằng tay phải, cô vẽ những bông hoa
nhỏ lên nón, sau đó cô tô màu cho các bông hoa, cô -Trẻ quan sát
chọn những màu sắc khác nhau cho nón thêm đẹp,
khi tô chú ý không tô chờm ra ngoài, sau đó cô tô
nền, và thế là cô đã trang trí xong cái nón của mình
rồi.
- Trẻ thực hiện:
Cho trẻ về chỗ ngồi, mở nhạc nhỏ bài “ Bài ca
Thanh Oai” -Trẻ thực hiện
- Cô bao quát động viên trẻ để tạo ra sản phẩm
đẹp
- Giúp đỡ những trẻ còn chưa biết cách vẽ và tô
* Trưng bày sản phẩm
Cô giúp trẻ lên trưng bày sản phẩm cho cả lớp cùng
xem, cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của -Trẻ mang sp lên trưng
bạn bày
- Con thích bài của bạn nào? Vì sao con thích?
3: Kết thúc:
Cô nhận xét chung cả lớp và khen động viên trẻ

Ảnh minh họa:

You might also like