You are on page 1of 7

BÀI KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN 1

HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


PHẦN TỰ LUẬN (60%)
Yêu cầu của bài kiểm tra:
- Thời gian: 30 phút
- Cấu trúc: gồm 2 câu
Câu 1 (3 điểm): Câu hỏi đúng/sai? Giải thích
a) (1.5 điểm)
b) (1.5 điểm)
Câu 2 (3 điểm): Phân tích tình huống, nhận định
Lưu ý:
- Sinh viên không được sử dụng tài liệu
- Giáo viên đọc đề cho sinh viên làm vào giấy
- Điểm TN 40% trên hệ thống
Các thầy cô lựa chọn các câu hỏi sau để ghép thành đề kiểm tra theo đúng theo đúng
cấu trúc trên.
Câu 1 (3 điểm): Câu hỏi đúng/ sai? Giải thích
Câu 1 (3 điểm)
a.(1.5 điểm) Có nhận định cho rằng: Cách mạng tháng 8/1945 chỉ là sự ăn
may của lịch sử đúng hay sai? Giải thích.
Trả lời: SAI
Vì : Thực tế lịch sử đã chứng minh: Cách mạng tháng Tám 1945 không phải
“sự ăn may” mà nổ ra và giành thắng lợi là do Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu
là Hồ Chí Minh sáng suốt lựa chọn con đường, tìm cách thức tập hợp quần chúng
theo đường lối nhất quán, có thay đổi cách thức tùy hoàn cảnh cụ thể, bởi vì:
- Một là, để có thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945, dân tộc ta đã kiên
cường chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng suốt 15 năm, trải qua các phong trào
cách mạng: 1) Phong trào 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh; 2) Phong
trào dân chủ 1936-1939; 3) Phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945.
- Hai là, Tổng khởi nghĩa chính thức diễn ta từ đêm 13 rạng sáng 14/8/1945
đến ngày 28/8/1945 giành được chính quyền về tay nhân dân trong cả nước mau lẹ,
ít đổ máu là vì chuẩn bị chu đáo, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, cụ thể là: 1-
Chuẩn bị về chủ trương, đường lối ; 2- Chuẩn bị lực lượng cách mạng gồm lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang 3- Chuẩn bị, xây dựng căn cứ địa cách mạng
Bắc Sơn-Võ Nhai, Cao Bằng, 4- Đảng lãnh đạo quần chúng tập dượt đấu tranh
1930-1931, 1932-1935, 1936-1939, 1939-1945. 5- Chuẩn bị bộ máy lãnh đạo Tổng
khởi nghĩa ; 6- Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc Tuyên ngôn độc lập trước khi quân
Đồng minh kéo vào giải giáp quân đội Nhật.
- Nếu không chủ động sẵn sàng các điều kiện từ bên trong thì khi thời cơ đến
cũng sẽ không thể giành thắng lợi. Do đó, thành quả Cách mạng tháng Tám 1945
là hiện thực, có giá trị vĩnh hằng, không thể phủ nhận.
a.(1.5 điểm) Theo quan điểm đại hội III (9/1960) của Đảng, Miền Bắc thực
hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự
nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời : SAI
Vì:
- Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc hai chiến lược
khác nhau, song hai nhiệm vụ đó trước mắt đều có một mục tiêu chung là thực hiện
hòa bình thống nhất Tổ quốc, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là
mâu thuẫn giữa Nhân dân ta với đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng. Giải
quyết mâu thuẫn chung ấy là trách nhiệm của cả nước, song mỗi miền có nhiệm vụ
chiến lược riêng và có vị trí khác nhau.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960)của ĐẢNG đã nêu:
+ Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam, Đại hội xác định nhiệm vụ thực
hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: Một là, đẩy mạnh
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và
dân chủ trong cả nước.
+ Về mục tiêu chiến lược chung, Đại hội cho rằng, cách mạng ở miền Bắc và cách
mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, có mục tiêu cụ thể riêng, song
trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình, thống
nhất đất nước.
nên "Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc
đẩy lẫn nhau".
+ Vị trí, tác dụng:
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ
căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước
đi lên chủ nghĩa xã + Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện
một mục tiêu chung hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất cả nước.

b.(1.5 điểm) Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức:
Kinh tế thị trường là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản đúng hay sai? Giải thích.

Trả lời : SAI .

Vì :

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng chỉ rõ: Thực chất của
cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán
kinh doanh XHCN, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Đại hội lần thứ VII (6/1991) Đảng khẳng định: tiếp tục xây dựng nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần và đổi mới quản lý kinh tế. Cơ chế vận hành nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước. Trong cơ chế đó, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản
xuất, kinh doanh. Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm định hướng, dẫn đắt các
thành phần kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh theo cơ chế thị trường.
- Đại hội lần thứ VIII (6/1996) của Đảng chỉ rõ tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN.
=> Qua ba Đại hội lần VI, VII, VIII của Đảng cho thấy điểm nổi bật của thời
kỳ1986-1996 là Đảng thống nhất nhận thức về kinh tế thị trường, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà
là thành tựu phát triển chung của nhân loại, không đối lập với CNXH.
+ Thứ 2: Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
+ Thứ ba, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Kinh tế thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội.
b.(1.5 điểm) Lần đầu tiên Đảng đề cập tới khái niệm Hệ thống chính trị tại
Đại hội lần thứ VI (12-1986) của Đảng đúng hay sai? Giải thích và làm rõ cấu trúc
của Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay?

Bài làm

Sai. Vì:

- Khái niệm “hệ thống chính trị” được Đảng ta chính thức sử dụng từ Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI (3/1989) và sau đó được tiếp tục
khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (6-1991) thông qua tại Đại hội VII của Đảng và tiếp tục nhấn mạnh trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đại hội
Đảng XI năm 2011.

- Cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay:

Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính
trị - xã hội (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam), và các mối quan hệ giữ các thành tố trong hệ thống.

- Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại
biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân
tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị, đồng thời là hạt nhân lãnh đạo của
toàn bộ hệ thống chính trị.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước là trụ cột của hệ
thống chính trị Việt Nam. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc
hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa
phương.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của
hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện cho quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập
hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, nơi hiệp
thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.

Câu 2 (3 điểm): Câu hỏi phân tích nhận định

Câu 1 (3 điểm). Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"
(Ngày 12/3/1945) đã nhận định rằng: mặc dù tình hình chính trị khủng hoảng sâu
sắc, nhưng điều kiện tổng khởi nghĩa ở Việt Nam và Đông Dương hiện nay chưa
thật sự chín muồi. Anh (chị) phân tích bối cảnh lịch sử và nội dung của chỉ thị để
làm rõ nhận định trên?
Bài làm:

- Bối cảnh lịch sử:


+ Ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương,
Pháp chống cự rất yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng.
+ Ngày 12/3/1945, Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị Nhật Pháp bắn nhau và
hành động của chúng ta.
- Nội dung:
Chỉ thị đã nhận định:
+ Nhật đảo chính Pháp sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, nhưng
điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi.
+ Xác định kẻ thù là Nhật, khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”. Chủ trương phát
động cao trào kháng Nhật cứu nước làm tiền đề cho khởi nghĩa.
+ Phương châm đấu tranh: phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng,
mở rộng căn cứ địa.
+ Dự báo thời cơ: thứ nhất, quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật, quân
Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng minh để phía sau sơ hở. Thứ hai, cách
mạng Nhật bùng nổ, chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập
hoặc Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh Nhật mất tinh
thần.
+ Đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận.

Câu2 (3 điểm). Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (1/2021) của Đảng
chủ trương: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí
tự cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ
thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa,
con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm phát triển
bền vững”. Phân tích tầm quan trọng của chiến lược xây dựng con người mới của
Đảng trong giai đoạn hiện nay để làm rõ nhận định trên? Sinh viên cần làm gì để
đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay?
Bài làm

Tầm quan trọng của chiến lược xây dựng con người mới của Đảng

- Phát triển kinh tế thị trường định nghĩa XHCN


- Đẩy mạnh CNH, HĐH
- Những mặt trái của kinh tế thị trường, quá trình CNH đang tác động
tiêu cực, làm xói mòn tư tưởng, lối sống và đạo đức xã hội => yêu cầu đổi
mới con người
- Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định con người là một thực thể tự nhiên,
đồng thời là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội.
- Theo Mác, xã hội tạo ra con người ở mức độ nào thì con người cũng tạo ra xã
hội ở mức độ đó.
- Theo V.I.Lênin, chính từ trong cuộc đấu tranh để lật đổ chế độ tư bản chủ
nghĩa và xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, những con người mới
được hình thành. Họ là sản phẩm của lịch sử đồng thời cũng là chủ thể góp
phần sáng tạo lịch sử: Chúng ta phải xây dựng con người mới từ những vật
liệu mà xã hội cũ đã để lại. Và chính trong quá trình xây dựng đất nước,
những con người mới sẽ xuất hiện và trưởng thành.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội,
trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa". Người khẳng định: "Vì
lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng
người". Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng ta "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau là một việc rất quan trọng, rất cần thiết".
- Trong quá trình đổi mới, Đảng tập trung vào đổi mới kinh tế, đồng thời nhấn
mạnh tới việc phát triển kinh tế phải chú ý đến hiệu quả văn hóa và xã hội,
quan tâm tới việc xây dựng con người xuất phát từ hai yếu tố sau:
- Thứ nhất, là quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu thế toàn
cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới về con người và xây dựng con người.
- Thứ hai, những mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã và đang tác động tiêu cực, làm sói mòn tư tưởng, lối sống và
đạo đức xã hội.

Sinh viên cần làm gì để đáp ứng như cầu nhân lực cao hiện nay
- Luôn có ý thức trau dồi kiến thức và nâng cao kĩ năng cá nhân,trang bị thêm
những kĩ năng cần thiết như : kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, kĩ năng sử
dụng công nghệ thông tin, ..., với điều kiện giáo dục hiện nay các bạn sinh
viên sẽ có nhiều cơ hội học tập và rèn luyện thực tế để trở thành chuyên gia
trong chính lĩnh vực mình theo đuổi.
- Phải luôn có xu hướng phát triển trong nghành của mình bằng cach tìm hiểu
và cập nhật các ứng dụng KH-KT tiên tiến , để sáng tạo và phát minh ra
những thành tựu mới giúp ích cho xã hội.
- Biết áp dụng các kiến thức lý thuyết vào công việc thực tiến “học đi đôi với
hành” đó là phương pháp hiệu quả nhất để các bạn có thể phát huy năng lực
của bản thân và nhu cầu việc làm tăng cao, các bạn phải biết tận dụng những
cơ hôi để nâng cao trình độ của bản thân cải thiện chất lượng lao động ở
nước ta hiện nay.
- Sẵn sàng thể hiện ý kiến cá nhân cùng với quan điểm sáng tạo , ý tưởng độc
đáo để tạo những bước tiến mới cho lĩnh vực đang làm giúp phát triển cộng
đồng ngày càng trở nên tốt hơn vậy mới khiến cho đời sống người dân được
cải thiện và nâng cao.

You might also like