You are on page 1of 12

4.10.

Doanh nhân Nguyễn Tử Quảng


4.10.1. Tiểu sử

Nguyễn Tử Quảng sinh tại xã Ninh Nhất huyện Hoa Lư, nay xã này thuộc
thành phố Ninh Bình tỉnh Ninh Bình. Nguyễn Tử Quảng học lớp chuyên toán của
Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội và sau đó trở thành
sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Năm 1995, Nguyễn Tử Quảng bắt đầu thực hiện các chương trình chống virus
khi đang là sinh viên năm thứ ba Khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, và cung cấp miễn phí (đến năm 2005) cho cộng đồng mạng.

Năm 1997, sau khi tốt nghiệp, Quảng được giữ lại làm giảng viên bộ môn Kỹ
thuật máy tính, khoa CNTT, tiếp tục nghiên cứu Bkav và các chương trình khác.
Tháng 7 năm 1997 công bố công trình hoàn thành phần mềm chống virus trên mạng
đầu tiên của Việt Nam với tên AV-ONLINE và đến tháng 11, 1997 viết thành công
phần mềm hỗ trợ kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet, phục vụ cho việc kết nối
Internet của công ty FPT - một trong ba nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên của
Việt Nam.

Tháng 12 năm 2001, thành lập Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh
mạng (BKIS) dưới sự bảo trợ của Đại học Bách khoa Hà Nội với chín thành viên
khác, và trở thành giám đốc của Trung tâm này.

Năm 2003, được Tạp chí EChip phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông
tin.

Năm 2005, sau 10 năm cung cấp miễn phí, Bkav chính thức được thương mại
hóa.

Năm 2008, Nguyễn Tử Quảng đã cộng tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong
quá trình điều tra vụ việc "Lộ đề thi toán khối A" trong cuộc thi tuyển sinh vào đại
học năm học 2008 - 2009.

Năm 2015, công ty của Nguyễn Tử Quảng đã cho ra mắt Bphone, sản phẩm
điện thoại di động đầu tiên. Nguyễn Tử Quảng tự tin khẳng định những sản phẩm như
iPhone 6, hay Samsung Galaxy S6 là có nhiều chi tiết thừa, thiết kế kém tinh tế; tuy
nhiên Bphone gặp phải phản ứng trái chiều từ xã hội do sản phẩm không tốt như
quảng cáo.
Năm 2017, Bkav ra mắt điện thoại Bphone 2017 sau 2 năm kể từ thế hệ đầu
tiên trình làng.

Năm 2018, Nguyễn Tử Quảng cùng các cộng sự tiếp tục cho ra mắt điện thoại
Bphone 3 và Bphone 3 Pro.

Năm 2020, Nguyễn Tử Quảng ra mắt Bphone B86 - Bphone thế hệ thứ 4 vào
ngày 25/03. Tại sự kiện ra mắt, không chỉ có Bphone B86, Bkav còn giới thiệu thêm 3
dòng máy khác là B40, B60, B86s. Tuy nhiên sản phẩm B40, B60 đã dừng bán ở Việt
Nam và được xuất khẩu sang 1 quốc gia Châu âu.

Năm 2021, Nguyễn Tử Quảng ra mắt tai nghe có tên gọi AirB Pro với ngoại
giống sản phẩm của Apple, đây được coi là một bước đột phá của BKAV khi họ tuyên
bố đã sở hữu trong tay công nghệ lõi trong việc chế tạo bản lề nắp gập hộp chứa tai
nghe bằng chất liệu nhựa dẻo đặc biệt và tin rằng đây là thiết kế tinh xảo nhất mà họ
có thể làm ra cho tới thời điểm hiện tại.

Ngoài ra, cuối năm 2021, Bkav mở bán 3 dòng sản phẩm Bphone A series là
Bphone A40, Bphone A50, Bphone A60 thuộc phân khúc tầm trung giá rẻ, sản xuất
theo phương thức ODM mà đã được Nguyễn Tử Quảng công khai ngay từ những
thông tin đầu tiên về phẩm Bphone A series.

Bên cạnh danh hiệu "hiệp sĩ công nghệ thông tin" do eChip tặng, Nguyễn Tử
Quảng còn bị một số thành viên ở các diễn đàn Việt Nam đặt cho biệt danh như
"Quảng nổ", "Quảng bom". Kết quả tìm kiếm Google hiện từ "nổ" khi tìm kiếm
"Nguyễn Tử Quảng". Những người chỉ trích gán biệt danh này cho Nguyễn Tử Quảng
bởi các phát biểu gây ấn tượng mạnh khi luôn cho rằng các sản phẩm mình tạo ra
không thua kém các thương hiệu nổi tiếng. Mặc dù mang nghĩa chỉ trích nhiều hơn là
ca ngợi, song Nguyễn Tử Quảng tự cảm thấy khá hài lòng và vui vẻ chấp nhận biệt
danh này.

4.10.2. Giới thiệu về tập đoàn BKAV

Bkav là Tập đoàn công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực an ninh mạng, phần
mềm, chính phủ điện tử, nhà sản xuất smartphone và các thiết bị điện tử thông minh.
Bkav là 1 trong 10 thương hiệu Nổi tiếng nhất Việt Nam do Hội Sở hữu trí tuệ Việt
Nam bình chọn, nằm trong Top 10 Dịch vụ hoàn hảo do Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ
Người tiêu dùng Việt Nam bình chọn.Bkav là công ty đầu tiên trên thế giới đã phát
hiện và công bố lỗ hổng trong công nghệ nhận dạng khuôn mặt trên máy tính xách tay
ngay khi công nghệ này bắt đầu phổ biến. Nhận diện khuôn mặt được đánh giá có độ
chính xác cao, được nhiều hãng công nghệ trên toàn cầu: như Toshiba, Lenovo,
Asus… ứng dụng vào sản phẩm của mình.Bkav là công ty đầu tiên trên thế giới công
bố phát hiện lỗ hổng nghiêm trọng trên Google Chrome chỉ vài ngày sau khi trình
duyệt này ra mắt (9/2008). Hiện, Google Chrome là trình duyệt web được sử dụng phổ
biến nhất trên thế giới.Bkav là công ty đầu tiên trên thế giới xác định được nguồn gốc
cuộc tấn công vào hàng loạt website của cơ quan chính phủ Mỹ, Hàn Quốc, bao gồm
cả website của tổng thống Hàn Quốc (Tháng 7/2009). Đây là một trong những cuộc
tấn công lớn nhất trong lịch sử của an ninh mạng thế giới. Sự kiện đã được viết thành
1 chương trong cuốn sách nổi tiếng “Bên trong chiến tranh không gian mạng” do
NXB O'Reilly (Mỹ) xuất bản.

Bkav là công ty đầu tiên trên thế giới tìm ra lỗ hổng của hệ thống nhận diện
khuôn mặt -Face ID của iPhone X chỉ 2 tuần sau khi iPhone X chính thức bán ra thị
trường (11/2017). Face ID, được Apple coi là bước đột phá công nghệ lớn nhất của
mình trên iPhone X. Sự kiện thu hút hàng trăm tờ báo lớn quốc tế đưa tin, đặc biệt bức
ảnh chụp chiếc mặt nạ được Bkav chế tạo để vượt qua tính năng Face ID trên iPhone
X được hãng thông tấn Reuter bình chọn là một trong 10 bức ảnh ấn tượng nhất trên
thế giới trong tuần. Trước đó, Bkav cũng đã phát hiện ra lỗ hổng trong công nghệ
nhận diện mống mắt trên trên dòng điện thoại Samsung Galaxy S8.

Bkav là nhà tổ chức cuộc thi cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand
Prix. Cuộc có uy tín với cộng đồng an ninh mạng trên thế giới và luôn thu hút được
nhiều đội thi đứng đầu CTF Times (Bảng xếp hạng an ninh mạng hàng đầu thế giới)
tham dự.

Bkav là công ty tiên phong với sứ mệnh xây dựng ngành công nghiệp sản xuất
smartphone của Việt Nam. Lễ ra mắt điện thoại thông minh Bphone 1 (năm 2015) và
Bphone 2 (năm 2017) đều được bình chọn là những sự kiện công nghệ nổi bật của
Việt Nam trong năm. Tháng 12/2018, Bphone được bình chọn là smartphone tầm
trung được yêu thích nhất từ khán giả của các kênh review công nghệ uy tín. Cùng
thời điểm, Bphone được xướng tên là điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2018
do VnExpress tổ chức.Bkav là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam lọt vào Danh sách
các công ty hấp dẫn (Cool Vendors) tại các thị trường mới nổi trên toàn cầu do
Gartner, hãng tư vấn CNTT hàng đầu thế giới công bố. Tập đoàn đã thành lập Bkav
USA đặt tại Thung lũng Silicon, Mountain View, bang California –Mỹ.Trong nhiều
năm qua, phần mềm diệt virus của Bkav được bình chọn là “Sản phẩm An toàn thông
tin được người dùng ưa chuộng nhất”, Công ty nhiều năm liên tiếp được trao Cup tự
hào thương hiệu Việt.
Tại thị trường trong nước, phần mềm Bkav chiếm ưu thế áp đảo so với các
phần mềm diệt virus của nước ngoài khi có tới 73,95% các doanh nghiệp lựa chọn sử
dụng. (Theo kết quả xếp hạng các thương hiệu phần mềm được doanh nghiệp ưa
chuộng, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -VCCI thực hiện).

Người sáng lập Bkav, ông Nguyễn Tử Quảng hiện là Chủ tịch Hội đồng quản
trị kiêm Tổng giám đốc (CEO). Ông được bình chọn là một trong 10 gương mặt trẻ
tiêu biểu Việt Nam vào năm 1998 và là Hiệp sĩ Công nghệ thông tin do cộng đồng và
tạp chí eChip bình chọn vào năm 2003. Năm 2012, ông được vinh danh là Người tiên
phong đặt nền móng cho lĩnh vực an ninh mạng tại Việt Nam (Báo điện tử VnExpress
tổ chức bình chọn). CEO Nguyễn Tử Quảng cũng là 1 trong 10 nhân vật ICT Việt
Nam tiêu biểu của Thập kỷ (2000-2010) do Hội nhà báo CNTT bình chọn. Năm 2017,
ông được Hiệp hội Internet Việt Nam vinh danh là một trong 10 nhân vật tiêu biểu có
ảnh hưởng tới sự phát triển của Internet tại Việt Nam trong 1 thập kỷ (2007-2017).

Sản phẩm / Dịch vụ

Về an ninh mạng

Bkav hiện có đầy đủ các sản phẩm an ninh mạng: bao gồm đầy đủ các giải
pháp bảo vệ vòng ngoài của hệ thống, giải pháp bảo vệ bên trong thông qua kiểm soát
chính sách an ninh đảm bảo cho từng máy chủ, máy trạm; hệ thống giám sát và phát
hiện sớm tấn công cho tới các dịch vụ an ninh mạng chuyên nghiệp, giải pháp phòng
chống virus máy tính Bkav. Đây là các sản phẩm và dịch vụ an ninh mạng thiết yếu
mà bất kỳ cơ quan tổ chức nào cũng cần có:

Giải pháp bảo vệ vòng ngoài – Thiết bị Firewall thế hệ mới – Bkav IPS
Firewall: bên cạnh các tính năng của Firewall thế hệ mới Bkav IPS Firewall là một
trong những Firewall hiếm hoi trên thế giới hiện nay được trang bị đầy đủ tính năng
chống tấn công từ chối dịch vụ DDoS và chống tấn công xâm nhập web dựa trên công
nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các sản phẩm
Firewall của các hãng như Cisco, Fortigate, Checkpoint…

Giải pháp bảo vệ bên trong hệ thống – Giải pháp Kiểm soát chính sách An ninh
(Bkav Total NAC): trong thông qua chuẩn hóa chính sách an ninh mạng, giải pháp sẽ
chặn tấn công APT bằng mã độc. Hiện nay, các giải pháp NAC phổ biến trên thị
trường (ví dụ Cisco Clean Access) có tính năng đảm bảo các máy tính được cài đầy đủ
phần mềm diệt virus. Tuy nhiên, biện pháp này không chống được loại virus đặc
chủng sử dụng trong tấn công APT. Bkav Total NAC là một giải pháp NAC toàn diện
được tích hợp tính năng cao cấp chống các loại virus đặc chủng tấn công APT.

Giải pháp giám sát và cảnh báo an ninh – Hệ thống Điều hành An ninh – Bkav
SOC (Security Operating Center). Bkav SOC có khả năng phát hiện sớm kiểu tấn
công nằm vùng, đặc trưng của các cuộc tấn công APT. Từ đó cảnh báo để quản trị hệ
thống cách ly, xử lý các máy tính đã bị xâm nhập, ngăn chặn hacker có thể thọc sâu
vào hệ thống. Là một nhà sản xuất phần mềm diệt virus, Bkav SOC có khả năng phát
hiện và cảnh báo chính xác các dấu hiệu tấn công, đặc biệt là tấn công có chủ đích,
điều mà các sản phẩm tương tự trên thị trường như HP OpenView, IBM QRadar
không thể có được.

Dịch vụ an ninh mạng chuyên nghiệp: Hiện Bkav cung cấp đầy đủ các dịch vụ
an ninh mạng cho khách hàng, từ kiểm tra đánh giá lỗ hổng website, hệ điều hành,
ứng dụng…đến đào tạo chuyên viên an ninh mạng, đào tạo nhận thức an ninh.

Sản phẩm phần mềm diệt virus Bkav: Chiếm 85% thị phần người sử dụng cá
nhân tại Việt Nam. Các giải pháp: Bkav Internet Security cho người dùng cá nhân,
Bkav Endpoint doanh nghiệp, Bkav Gateway Scan cho hệ thống Mail Server.

Bkav định hướng mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới, trước mắt là các
nước trong khu vực.

Nhà thông minh Bkav Smarthome

Nhà thông minh Bkav Smarthome là hệ thống nhà thông minh thế hệ mới nhất
trên thế giới, công nghệ vượt trội – theo tiêu chí xếp hạng của Gaetner. Nhà thông
minh Bkav Smarthome kết nối tất cả các thiết bị điện trong ngôi nhà của bạn thành
một hệ thống mạng, để có thể điều khiển chúng theo các kịch bản thông minh, bao
gồm: Hệ thống đèn chiếu sáng, rèm cửa, điều hòa nhiệt độ, tivi, âm thanh, khóa cửa,
bình nóng lạnh, quạt thông gió, camera an ninh, chuông cửa có hình, hệ thống bơm
tưới nước tiểu cảnh, bể cá. Bạn có thể điều khiển trực tiếp thông qua thiết bị gắn trên
tường hoặc dùng smartphone, máy tính bảng.

Bphone – Smartphone cao cấp Made in Vietnam

Bphone được sáng tạo, nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn công nghệ Bkav,
do trí tuệ Việt làm chủ tất cả các khâu từ thiết kế kiểu dáng, thiết kế cơ khí, thiết kế
điện tử, phần mềm đến sản xuất. Nhà máy nghiên cứu Bphone trang bị đầy đủ công
cụ, máy móc cao cấp để các kỹ sư nghiên cứu, thử nghiệm và tạo ra sản phẩm mẫu
hoàn chỉnh ngay tại nhà máy. Sau thử nghiệm sẽ tạo ra các phiên bản prototype, đồng
thời tối ưu quy trình, chuẩn hóa các công đoạn, công nghệ sản xuất. Khi đã có
prototype hoàn chỉnh sản phẩm, các công đoạn, công nghệ, máy móc, dây chuyền…
được chuyển giao cho đối tác lắp ráp Meiko Electronics – cũng là đối tác in bảng
mạch mạ vàng cho Bphone 2. Bkav sẽ đào tạo đội ngũ nhân viên quản lý, công nhân
của Meiko Electronics và chuyển giao các tiêu chuẩn để đưa vào sản xuất hàng loạt.
Trong quá trình sản xuất, Bkav có đội ngũ giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình,
tiêu chuẩn mà Bkav đã đặt ra cho đối tác, đảm bảo sản phẩm smartphone “made in
Vietnam” cao cấp, chất lượng.

Trải qua 3 phiên bản kể từ khi ra mắt lần đầu tiên năm 2015, Bphone đã có
những cải tiến mạnh mẽ và luôn lắng nghe người dùng. Chính vì vậy, Bphone 3 được
đón nhận nồng nhiệt, với các đánh giá tích cực đến từ cả giới chuyên môn, review và
người dùng. Sau một tháng bán ra, số Bphone 3 đến tay người dùng là hơn 10 ngàn
chiếc, tương đương với doanh số Bphone 2 ra năm ngoái. Đây là một tín hiệu khởi sắc
đối với ngành công nghệ Việt bởi vì như vậy chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến
những thế hệ smartphone cao cấp mang trí tuệ của người Việt Nam tiếp theo trong
tương lai.

4.10.3. Phân tích

4.10.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nhân của Nguyễn Tử Quảng

a. Kinh tế

Năm 1995, Nguyễn Tử Quảng bắt đầu thực hiện các chương trình chống virus
khi đang là sinh viên năm thứ ba Khoa công nghệ thông tin, trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, và cung cấp miễn phí (đến năm 2005) cho cộng đồng mạng. Mặc dù
những năm 1995, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới và mở
cửa kinh tế, công nghệ thông tin (CNTT) ở Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn
phát triển ban đầu và chưa đạt được sự phát triển mạnh mẽ như những nước phát triển
khác và việc tiếp cận công nghệ thông tin vào ứng dụng đời sống chưa nhiều nhưng
vẫn có những điểm sáng cho phát triển công nghệ như Chính sách đổi mới và mở cửa
kinh tế đã mở ra cơ hội mới cho việc phát triển công nghệ thông tin. Việt Nam luôn
tìm cách tăng cường kết nối với cộng đồng quốc tế thông qua các thỏa thuận thương
mại và hợp tác. Điều này đã tạo ra cơ hội để nhập khẩu thiết bị và công nghệ từ các
nước phát triển, thúc đẩy sự phát triển trong việc tiếp cận văn minh công nghệ với cho
Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ .
b. Văn hóa

Nguyễn Tử Quảng sinh ngày 11/6/1975 tại xã Ninh Nhất, huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình. Dòng họ Nguyễn Tử của ông là một trong những dòng họ nổi tiếng có
truyền thống thống lâu đời ở Ninh Nhất. Khó có thể kể hết những người con ưu tú của
dòng họ Nguyễn Tử (xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình) như cụ Nguyễn Tử Dự,
Nguyễn Tử Mẫn, Nguyễn Tử Hanh, Nguyễn Tử Đông… Trải qua bao đời, dòng họ
Nguyễn Tử liên tục có người học hành đỗ đạt.Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu
học của dòng họ, con cháu trong họ đời nào cũng có những người học giỏi và đỗ đạt
cao, anh em trên thuận dưới hòa, siêng năng học hành. Con cháu trong họ ngày càng
đông, hầu hết được sinh ra trong thời bình, được giáo dục truyền thống của quê
hương, dòng họ nên đều ra sức phấn đấu, rèn luyện, một lòng phục vụ Tổ quốc.

Do vậy, khi còn đi học, Nguyễn Tử Quảng đã thể hiện mình là người có tố
chất đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Ông học chuyên Toán tại khối phổ thông
trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau đó thi đỗ khoa Công nghệ thông tin của trường
Đại học Bách khoa Hà Nội.

c. Chính trị - pháp luật

Xã hội Việt Nam ổn định, suốt 45 năm qua (1975 - 2020) không có biến động
xã hội theo hướng bất ổn, xung đột chính trị, tôn giáo, dân chủ ngày càng được phát
huy, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, uy tín Việt Nam được nâng cao.Thể chế
kinh tế thị trường ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện theo thông lệ quốc tế, môi trường
kinh doanh được cải thiện, đối thoại và Chính phủ điện tử ngày càng phát huy tác
dụng.

Bên cạnh đó,Bộ chính trị ra chỉ thị 58/CT-TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát
triển CNTT phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và Chính phủ ra Nghị
quyết số 07/2000/NQ-CP về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm (CNPM)
trong đó xác định " CNPM là ngành công nghiệp được đặc biệt khuyến khích đầu tư,
Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các doanh nghiệp làm CNPM". Nhờ nhà
nước cũng có những cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ , cùng với sự nỗ lực của các
doanh nghiệp( DN), hiệp hội, trong những năm qua ngành của công nghệ phần mềm
đã có nhiều khởi sắc. Suốt từ năm 2000 đến nay công nghệ phần mềm luôn giữ mức
tăng trưởng với tốc độ khá cao, trung bình khoảng 35% năm, gần gấp 3 lần tốc độ phát
triển trung bình của toàn ngành công nghiệp.

Với các cơ hội và điều kiện thuận lợi đó đã giúp cho doanh nhân trẻ Nguyễn
Tử Quảng phát triển cho sự nghiệp của mình trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.

10.3.2 Bộ phận cấu thành của văn hóa doanh nhân


a. Năng lực doanh nhân

- Chuyên môn:

khi đang là sinh viên năm thứ ba Khoa công nghệ thông tin trường Đại học
Bách khoa Hà Nội,, Nguyễn Tử Quảng bắt đầu thực hiện các chương trình chống
virus, và cung cấp miễn phí (đến năm 2005) cho cộng đồng mạng.

sau khi tốt nghiệp năm 1997, Quảng làm giảng viên bộ môn Kỹ thuật máy tính,
khoa CNTT, tiếp tục nghiên cứu Bkav và các chương trình khác. Tháng 7 năm 1997
công bố công trình hoàn thành phần mềm chống virus trên mạng đầu tiên của Việt
Nam với tên AV-ONLINE và đến tháng 11, 1997 viết thành công phần mềm hỗ trợ
kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet, phục vụ cho việc kết nối Internet của công ty
FPT - một trong ba nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên của Việt Nam.

sau đó năm 2001 ông đã thành lập Trung tâm Phần mềm và Giải pháp an ninh
mạng (BKIS) dưới sự bảo trợ của Đại học Bách khoa Hà Nội với chín thành viên
khác, và trở thành giám đốc của Trung tâm này.
Trong sự nghiệp phát triển của mình ông được Tạp chí EChip phong tặng danh
hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin, cho ra mắt nhiều sản phẩm công nghệ như Bphone
với nhiều thế hệ và tai nghe có tên gọi AirB Pro .Bên cạnh đó, ông được nhiều nhà
báo lựa chọn để phỏng vấn các bài liên quan tới công nghệ phần mềm.

- Năng lực lãnh đạo

Với nhân viên, ông có thể trao đổi hoặc hướng dẫn.Bkav có một mạng xã hội
nội bộ. Tại đây, ông thường xuyên chia sẻ suy nghĩ, kinh nghiệm và định hướng cho
đội ngũ lãnh đạo, nhân viên.

- Trình độ quản lý

khi ra mắt dòng sản phẩm smartphone mặc dù vấp phải nhiều ý kiến trái chiều
nhưng Nguyễn Tử Quảng vẫn tiếp tục cho ra mắt các thế hệ tiếp theo với những nâng
cấp, kinh doanh nhiều mảng để mang lại lợi nhuận cho tập đoàn của mình

b. Tố chất doanh nhân


- Tầm nhìn chiến lược

từ những năm 97 trở đi ông nhận thấy thị trường thế giới có nhiều đổi mới công
nghệ, và Internet bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, áp dụng công nghệ phần mềm vào
cuộc sống công việc ông đã bắt đầu phát triển sự nghiệp của mình với việc miễn phí
sử dụng phần mềm BKAV cho người dùng để tăng lượng tiếp cận đến khách hàng.
tiếp theo, với mong muốn phát triển công nghệ “nhiếp ảnh điện toán” cho
camera. ông cho Bphone là dòng smartphone được Bkav ra mắt vào năm 2015 sau 6
năm dày công nghiên cứu của CEO Nguyễn Tử Quảng cùng các cộng sự của mình.
Tuy nhiên,khi họ lấn sân vào ngành công nghiệp smartphone. Bphone đã đón nhận
không ít “nghi ngờ” từ thị trường. Mặc kệ những lời bàn tán của cộng đồng, Bkav vẫn
đều đặn cho ra đời các thế hệ Bphone. Mới đây, Bphone thế hệ 4 ra đời, nổi bật với
camera “nhiếp ảnh điện toán”. Camera mang công nghệ này đã tận dụng ưu thế về
thuật toán để xử lý hình ảnh nhanh và chính xác, khả năng bắt chuyển động chân thật,
thông số hình ảnh sắc nét và rõ ràng, ít nhiều để từ đó mang đến những trải nghiệm
mượt mà hơn cho người dùng. Với công nghệ này, camera smartphone của BPhone có
thể chụp được những khoảnh khắc mà ngay cả những chiếc máy cơ khó mà làm được

- Khả năng thích nghi với môi trường

Năm 1997, khi Internet bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, Quảng gửi các bản Bkav
mới qua email cho tất cả những người quan tâm. Máy di động của anh cũng kiêm luôn
tổng đài giải đáp thắc mắc những vấn đề về virus và được công khai ngay dưới email
gửi đi. Lúc đó, Internet của Việt Nam vẫn sử dụng dial up nên rất chậm và hay trục
trặc. Mỗi lần Quảng gửi phần mềm diệt virus mới cho mọi người phải mất rất nhiều
thời gian bởi cử phải kết nối di, kết nối lại nhiều lần.

- Linh hoạt, sáng tạo

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển năm 2005, sau 10 năm cung cấp
miễn phí, “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin" chính thức thương mại hóa Bkav, Cùng với
việc chuyển sang kinh doanh

- Nhu cầu cao về sự thành đạt

Tốt nghiệp đại học, Quảng làm giảng viên tại trường và đi làm thêm nhiều công
việc khác nhau để lấy tiền nuôi đam mê diệt virus.Thế nhưng càng dấn sâu vào lĩnh
vực nàyQuảng càng lo lắng hơn khi sức lực của mình quá nhỏ bé. Trước đây, anh chỉ
cần bỏ ra một vài giờ mỗi ngày là thừa đủ thời gian cho những loại virus mới. Khi
Internet xuất hiện, Quảng bỏ hầu hết thời gian trống để viết phiên bản mới mà vẫn
cảm thấy hụt hơi. Từ đó, Quảng nảy ra ý nghĩ tập hợp một số bạn bè, anh em có cùng
niềm say mê vào một nhóm, chung tay làm các phiên bản diệt virus mới. Giống như
Quảng Những thành viên mới cũng phải đi làm nhiều việc khác nhau để nuôi bản thân
và dành tiền, thời gian cho niềm đam mê.

- Độc lập, quyết đoán, tự tin


Năm 2005, sau 10 năm cung cấp miễn phí, “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin"
chính thức thương mại hóa Bkav, Cùng với việc chuyển sang kinh doanh, Quảng chọn
slogan cho công ty của mình là “Hãy làm việc hết mình, những điều tốt đẹp sẽ đến với
bạn". Bản thân Nguyễn Tử Quảng thừa nhận: “Lúc ban đầu, tôi thấy câu mình chọn
rất cải lương bởi theo các chuyên gia về thương hiệu, với slogan công ty, không ai
chọn một câu dài như vậy. Đây là chưa kể đến việc, khẩu hiệu này không nói gì đến
khát vọng phát triển hay định hướng khách hàng của công ty". Tuy nhiên, anh vẫn
quyết định chọn một slogan chẳng giống ai cho công ty của mình với lý do: “Mình tin
vào điều đó nên cứ làm thôi". Quảng cho rằng một công ty mạnh phải xuất phát từ
nhân viên, tất cả đều hết mình thì khát vọng sẽ được thực hiện, khách hàng sẽ được
phục vụ với cả cái Tâm chứ không chỉ là mối quan hệ trên thị trường.

- Đổi mới sáng tạo

Ngày 26/5/2015, tập đoàn công nghệ Việt lần đầu ra mắt smartphone với đầy
ắp sự tự tin: “Bphone mang những tính năng, thiết kế, cấu hình hàng đầu thế giới”. Từ
chiếc di động gây tranh cãi nhất làng công nghệ, 5 năm sau, Bkav cho ra đời liên tiếp
4 thế hệ Bphone với nhiều nâng cấp.

Không dừng lại ở smartphone - thiết bị được cho là hội tụ mọi tinh hoa công
nghệ, Bkav liên tục chinh phục các lĩnh vực mới, từ smarthome, chữ ký số, cung cấp
hệ thống phần mềm đến sản xuất phần mềm cho bên thứ 3

- Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc
kinh doanh

Khi còn là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Bách khoa Hà Nội (1995),
Nguyễn Tử Quảng đã bắt đầu viết phần mềm diệt virus Bkav. Thời điểm đó, số lượng
virus ít, có khi nửa tháng mới có một loại mới nên công việc cho phần mềm này cũng
không nhiều. Sáng đi học, chiều hoặc tối Quảng về mày mò cùng những dòng virus
mới. Sau khi có phiên bản cập nhật, anh đem phân phát cho các bạn của mình thông
qua đĩa mềm.

c. Đạo đức doanh nhân


- Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động

Slogan tâm đắc mà anh chọn cho Bkav là “Hãy làm việc hết mình, những điều
tốt đẹp sẽ đến với bạn”. Đây cũng là niềm tin anh nghiệm ra khi bị gán cho biệt danh
“Quảng nổ” trong nhiều năm qua, “trừ khi mình làm bậy, còn nếu mình có năng lực,
đam mê và có cái tâm tốt thì mọi người rồi cũng nhận ra và sẽ ủng hộ thôi.”
Bkav xây dựng triết lý: Coi công ty như ngôi nhà thứ hai của mình bằng cách
hoạt động như quy định đi chân đất trong văn phòng, nhân viên được phát gối và chăn
miễn phí để ngủ trưa, có tủ đồ riêng. Thậm chí công ty này còn xây bếp ăn riêng, đầu
bếp cũng là người của Bkav để đảm bảo chất lượng bữa ăn trưa cho nhân viên. Anh
Quảng tâm sự: “Bkav cũng muốn cung cấp bữa trưa miễn phí cho nhân viên như
Google đang làm nhưng chưa đủ điều kiện. Khi công ty phát triển tốt hơn, chúng tôi
cũng sẽ làm điều đó”. Hay đến giờ nghỉ, tất các mọi người tại Bkav đều được nhắc
nhở tập thể dục từ nhân viên cho đến các sếp.

- Nỗ lực vì sự nghiệp chung

Những việc nào hữu ích cho xã hội và sử dụng đến công nghệ thì Bkav sẽ làm.
Chúng tôi rất tâm huyết với các vấn đề của xã hội. Mặt khác, chúng tôi nhận thấy
người Việt Nam có năng lực đặc biệt trong công nghệ nhưng chưa được phát triển
đúng mức, vì vậy mọi vấn đề công nghệ Bkav đều tham gia.- Trích nguyễn tử quảng

- Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội

Chính vì những cống hiến vô điều kiện cho cộng đồng trong nhiều năm mà
Quảng được mệnh danh là “Bác sĩ máy tính” hay “Hiệp sĩ Công nghệ Thông tin". Anh
cũng được coi là một chuyên gia máy tính chẳng giống ai bởi những người am hiểu về
công nghệ thông tin đều đi làm kinh doanh và kiếm được nhiều tiền còn Quảng lại
hãng hải và nhiệt tình làm những việc miễn phí.

Thế nhưng, cùng với việc phó cập Internet, những dòng virus mới có tốc độ
sinh sản chóng mặt khiến Công ty an ninh mạng Bkav của Quảng bị quá tải. Nhóm
viết phần mềm diệt virus dù cống hiến gần như toàn bộ thời gian, công sức cũng
không đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng. “Chúng tôi cần thêm rất nhiều người
chung sức nhưng không thể bắt tất cả phải làm miễn phí như minh. Thêm vào đó, nếu
chúng tôi đã dành toàn bộ thời gian và công sức cho niềm đam mê phần mềm diệt
virus mà không có nguồn thu từ đô thị không thể duy trì cũng như phát triển bền vững
được". Quảng tâm sự.

c. Phong cách doanh nhân


Theo lý thuyết LEWIN, phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng là
lãnh đạo dân chủ
Theo lý thuyết Daniel Goleman, phong cách lãnh đạo của ông là phong cách
dân chủ Theo lý thuyết Rencist Likertphong cách lãnh đạo của ông là phong cách lãnh
đạo tham gia theo nhóm.
-Biểu hiện của phong cách lãnh đạo dân chủ
Có tầm nhìn xa Nguyễn Quảng Tử là người có tầm nhìn xa trông rộng nắm bắt
được xu thế thị trường trong và ngoài nước ở việc ông là một trong những người đi
đầu trong phát triển phần mềm chống vi rút tại việt nam
Biết lắng nghe nhân viên môi trường làm việc cho phép mọi nhân viên được tự
do bày tỏ quan điểm, mọi người đều được tôn trọng lắng nghe, và sự tham gia của
nhân viên với công ty được đề cao tại BKAV

-Biểu hiện của phong cách lãnh đạo theo nhóm


Là một người lãnh đạo luôn khuyến khích sự sáng tạo, làm việc chăm chỉ , tạo
môi trường tốt làm việc cho nhân viên. Giống như slogan của Tập đoàn “Hãy làm
việc hết mình, những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn"." Quảng cho rằng một công ty mạnh
phải xuất phát từ nhân viên, tất cả đều hết mình thì khát vọng sẽ được thực hiện,
khách hàng sẽ được phục vụ với cả cái Tâm chứ không chỉ là mối quan hệ trên thị
trường. Công ty còn xây bếp ăn riêng, đầu bếp cũng là người của Bkav để đảm bảo
chất lượng bữa ăn trưa cho nhân viên.Hay đến giờ nghỉ, tất các mọi người tại Bkav
đều được nhắc nhở tập thể dục từ nhân viên cho đến các sếp.

You might also like