You are on page 1of 2

2, MÔ TẢ VẤN ĐỀ :

-TP.Hồ Chí Minh là thành phố đứng đầu cả nước về nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, hứa hẹn là
một siêu đô thị trong tương lai gần-TP.HCM. Với vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đồng
thời cũng là cầu nối giao thông của Việt Nam và Đông Nam Á nhưng TP.HCM còn là thành phố
có tỉ lệ ô nhiễm không khí cao nhất cả nước. Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, TP.HCM
có 23 khu chế xuất, khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 6.038,8ha, cụ thể là có khoảng
500 xí nghiệp trong tổng số hơn 700 cơ sở công nghiệp nằm trong nội thành. Từ những con số
biết nói trên ta ko thể biết được trong một ngày lượng khí công nghiệp thải ra môi trường là
bao nhiêu, bên cạnh đó khói bụi của các phương tiện xe cộ cũng là nguyên nhân khiên môi
trường không khí nơi đây ô nhiễm. Theo số liệu thống kê tổng dân số TP.HCM tính đến ngày
1.6.2023 là gần 8,9 triệu người, được biết đến là nơi “đất chật người đông” thì vấn đề sức khoẻ
người dân nơi đây thật đáng lo ngại.
+ Trước tiên , ta phải hiểu rõ “ô nhiễm không khí là gì” và điều đó ảnh hưởng đến sức khoẻ của
con người như thế nào ? Nguyên nhân nào đã làm ô nhiễm không khí như hiện nay ?. Ô nhiễm
không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các
khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây
bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực,
nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng. Một số nguyên nhân gây ra ô nhiễm
không khí có thể kể đến là:
*Các hoạt động sản xuất công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, phát thải khí nhà kính và
các chất gây ô nhiễm khác vào không khí.
*Các hoạt động giao thông, xây dựng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, tạo ra tiếng ồn và bụi
bẩn.
*Các quá trình tự nhiên như phun trào núi lửa, cháy rừng, bão lốc, hiện tượng nghịch nhiệt.
+ Mức độ ô nhiễm không khí như vậy đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất nghiêm trọng,
tương đương với tác hại của việc hút thuốc lá, và cao hơn nhiều so với tác động từ thói quen ăn
quá nhiều muối. Ô nhiễm không khí vừa là nguyên nhân hình thành, vừa là yếu tố làm trầm
trọng thêm một số bệnh như bệnh về hô hấp làm giảm chức năng của phổi , từ hen suyễn cho
đến bệnh tim mạch, ung thư phổi, phì đại tâm thất, bệnh Alzheimer và Parkinson, biến chứng
tâm lý, tự kỷ, bệnh võng mạc... . Cụ thể, 1/3 số ca tử vong do đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh
tim mạch là do ô nhiễm không khí. Các hạt bụi mịn và siêu mịn - một trong những thành phần
chính của không khí ô nhiễm, đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế xếp vào nhóm chất
gây ung thư cho con người. Làm biến đổi khí hậu tác động gián tiếp đến sực khoẻ của con người
: khí hậu thất thường làm cho khả năng xảy ra 1 số bệnh nhiệt đói như cảm cúm , sốt rét , sốt
xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và
côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve)…
+ Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí chúng ta cần :
*Tăng cường giáo dục và nhận thức về bảo vệ môi trường cho mọi người dân, doanh nghiệp và
cơ quan chức năng.
*Thực hiện các biện pháp kiểm soát và giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường của nhà nước, xử lý kịp thời các vi phạm.
*Ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu phát thải
khí nhà kính.
*Đầu tư vào công nghệ xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng các nguyên liệu, giảm lượng rác
thải sinh ra.
*Phát triển nông nghiệp hữu cơ, sử dụng các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường,
hạn chế sử dụng các chất độc hại.
*Thực hiện các hoạt động trồng cây xanh, bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái, bảo
vệ các khu vực thiên nhiên quan trọng.

You might also like