You are on page 1of 4

CHỦ ĐỀ: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

I. KHÁI NIỆM TẬP TÍNH


1. Ví dụ
- Chuột, nhím đới lạnh ngủ đông.
- Khỉ kiếm ăn,...
2. Khái niệm
Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi
trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) giúp động vật thích nghi với
môi trường sống.
II. PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
1. Tập tính bẩm sinh
2. Tập tính học được
PHÂN BIỆT TẬP TÍNH BẨM SINH VÀ HỌC ĐƯỢC
Tiêu chí so sánh Tập tính bẩm sinh Tập tính học được
-Tập tính ngủ
1. Ví dụ đông. -Tập tính Khỉ biết làm xiếc
sinh sản
Là loài tập tính được
hình thành thông qua quá
Là loại tập tính
2. Khái niệm trình học tập và rút kinh
sinh ra đã có
nghiệm trong quá trình
của cá thể
Chuỗi phản xạ
3.Cơ sở thần kinh Chuỗi phản xạ điều kiện
không điều kiện
Sự hình thành tập tính là
Khả năng di Do kiểu gen quy quá trình hình thành các
truyền định -> Di truyền mối liên hệ giữa các
nơron -> Không di truyền
Tính đặc
trưng cho Đặc trưng cho loài Không đặc trưng cho loài
4.Đặc
loài
điểm
Mức độ bền
Bền vững Kém bền
vững
Số lượng
tập tính Nhiều, tăng lên theo thời
Ít, không đổi.
trong đời gian sống của cá thể
cá thể

1
3. Tập tính hỗn hợp
- Khái niệm: là tập tính sinh ra đã có nhưng sẽ tiếp tục hoàn thiện
trong đời sống cá thể
(Có nguồn gốc từ tập tính bẩm sinh và tập tính học được)
- Ví dụ: Mèo bât chuột, chim làm tổ,...
? Tại sao hầu hết các tập tính ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
và chuỗi hạch là tập tính bẩm sinh trong khi ở người và các động vật
có hệ thần kinh phát triển, rất nhiều tập tính là học được?
Động vật có hệ thần kinh dạng Động vật có hệ thần kinh dạng
lưới và chuỗi hạch ống
- Số lượng TBTK ít, cấu tạo HTK - HTK phát triển => thuận lợi
đơn giản => Khả năng học tập, cho học tập và rút kinh nghiệm
rút kinh nghiệm kém - Tuổi thọ dài
- Tuổi thọ thường ngắn => Không => Rất nhiều tập tính học được
có nhiều thời gian cho việc học
tập
=> Hâu hết là tập tính bẩm sinh
 Lưu ý: Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào:
- Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh
- Tuổi thọ
III. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT
1. Quen nhờn
Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần mà
không kèm theo sự nguy hiểm nào
VD: mèo và chuột (ảnh)
2. In vết
Ngay sau khi mới sinh ra (mới nở), động vật có “tính bám” và đi theo
các vật chuyển động mà chúng thấy đầu tiên
VD: đàn vịt con đi theo mẹ
3. Điều kiện hóa
- Điều kiện hóa đáp ứng: Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh
trưng ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời

2
VD: thí nghiệm của paplop
- Điều kiện hóa hành động: liên kết một hành vi của động vật với một
phần thưởng (hoặc phạt)
VD: con chuột trong lồng kính (ảnh)
4. Học ngầm
VD: đưa chuột vào lồng mê cung để tìm thức ăn(ảnh)
- Học không có ý thức, không biết là mình đã học được
5. Học khôn
VD: tinh tinh chỉ số trên màn hình theo thứ tự (ảnh)
- Phối hợp kinh nghiệm cũ để giải quyết những tình huống mới
- Chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triểm (bộ Linh trưởng)
IV. MỘT SỐ DẠNG TẬP TÍNH PHỔ BIẾN Ở ĐỘNG VẬT
1. Tập tính kiếm ăn
- Ở các loài động vật là khác nhau
+ Đa số các tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa
phát triển là tập tính bẩm sinh
+ Ở động vật có hệ thần kinh phát triển thì tập tính kiếm ăn phần lớn
là do học tập từ bố mẹ, từ đồng loại hoặc do kinh nghiệm bản thân.
VD : hổ rình mồi và vồ mồi
2.Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở,
nơi sinh sản.
- Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài là khác nhau.
VD : Chó sói đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu
3. Tập tính sinh sản:
- Phần lớn là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng
- Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng
VD: vào mùa sinh sản chim công đực nhảy múa, khoe bộ lông sặc sỡ để
quyến rũ con cái

3
4.Tập tính di cư
- Một số loài cá, chim, thú,…thay đổi nơi sống theo mùa.
- Tuỳ theo từng loài động vật mà có những cách định hướng khác nhau.
VD: Mùa đông 1 số loài chim di cư
5. Tập tính xã hội
a. Tập tính thứ bậc
Mỗi bầy đều có sự phân chia thứ bậc
VD: Trong một đàn hươu, nai, khỉ,... bao giờ cũng có con đầu đàn
b. Tập tính vị tha
Là tập tính hy sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi
ích sinh tồn của bầy đàn
VD: Ong thợ sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ ong chúa, tổ
 Ý nghĩa: Giúp SV tồn tại và phát triển
V. ỨNG DỤNG
*Ở động vật:
- Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc.
- Dạy chó săn chuột.
- Làm bù nhìn ở ruộng để đuổi chim chóc, bảo tồn thiên địch diệt sâu.
- Nghe tiếng kẻng trâu bò về chuồng.
- Sử dụng chó phát hiện ma tuý, kẻ gian.
*Ở người:
- Thói quen chăm học, đúng giờ, lễ phép.
- Thói quen tiết kiệm điện, hưởng ứng giờ trái đất.
- Tạo thói quen khoá van an toàn sau khi tắt bếp.
- Thói quen tối thiểu cần có: các kĩ năng thoát hiểm. các kĩ năng bảo
vệ bản thân, các kĩ năng sống.

You might also like