You are on page 1of 7

2.

1 Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam” và nội dung cơ bản của
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

2.1.1 Khái niệm “yêu nước”, “chủ nghĩa yêu nước Việt Nam”

*Yêu nước

Khi nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua tình yêu
nước sâu sắc. Yêu nước không chỉ là một khái niệm thể hiện tình cảm mà nó còn đại
diện cho sự gần gũi, tinh tế và đầy cảm hứng. Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội
mang tính phổ biến vốn có ở mọi quốc gia - dân tộc trên thế giới.

Mỗi người có cách hiểu, định nghĩa hai từ yêu nước khác nhau. Không thể cắt nghĩa
hay định nghĩa cụ thể. Yêu nước gồm từ yêu và nước ghép lại, trong đó “yêu” và
“nước” là hai khái niệm có phạm trù rất rộng. Đất nước là nơi chúng ta sinh ra, là nơi
chôn nhau cắt rốn, là nơi ông cha ta sinh cơ lập nghiệp. Yêu nước là yêu nơi chúng ta
sinh ra và lớn lên, yêu cả tiếng nói, những nét đẹp truyền thống dân tộc, tự hào về
những trang sử hào hùng và vẻ vang của dân tộc, từ quá khứ đến hiện tại của Tổ quốc.
Luôn đặt lợi ích của tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây
dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và bảo vệ bản sắc dân tộc.

Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Và theo giáo sư Trần Văn Giàu có nói: “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và
tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi
chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất
Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở
thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam”.

Yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp của tất cả dân tộc trên thế giới không
chỉ có Việt Nam. Song nó được thể hiện sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung hình
thức cụ thể và chiều hướng phát triển còn tùy thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của
dân tộc đó. Đối với dân tộc Việt Nam, đây không chỉ là tình cảm tự nhiên mà còn là
sản phẩm của sự phát triển lịch sử. Trong suốt bề dày lịch sử phát triển, từ tinh thần
yêu nước Việt Nam trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một giá trị và động lực
tinh thần vô cùng mạnh mẽ cho biết bao nhiêu thế hệ kiên cường và dũng cảm đấu
tranh và giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Vì thế mà biết bao vị anh hùng đã nằm
xuống như anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình bịt lỗ châu mai. Chị Võ Thị Sáu
đến khi chết vẫn hiên ngang thể hiện ý chí của mình "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt
hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước!". Cũng vì tình yêu nước mãnh liệt
đã thôi thúc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, mang lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
*Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt
Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí
tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Đối với người Việt Nam: chủ
nghĩa yêu nước là một giá trị tinh thần cao quý, kết tinh những tư tưởng, tình cảm
thiêng liêng nhất, là hệ chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị tinh thần truyền thống
dân tộc, đã trở thành một nguyên tắc chính trị - đạo đức - thẩm mỹ của con người Việt
Nam. Có thể nói chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt lịch sử tư tưởng
nước ta, từ khi lập quốc cho tới nay. Ở Việt Nam, yêu nước vừa là tình cảm, vừa là tư
tưởng mà cũng đồng thời là triết lý, GS. Trần Văn Giàu phát biểu: “là kim chỉ nam
cho hành động, là một tiêu chuẩn để nhận định đúng-sai, tốt-xấu, nên-chăng” của
người Việt Nam.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã cho thấy: vị
trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước ta bên cạnh những thuận lợi, cũng có không ít
khó khăn, thách thức.

Về điều kiện tự nhiên, trong quá trình xây dựng đất nước, con người Việt Nam vừa
thích nghi, vừa khai phá những tài nguyên và phát huy những mặt thuận lợi của thiên
nhiên để mở mang ruộng đồng, xóm làng, phát triển sản xuất. Nhưng thiên nhiên cũng
đem lại cho con người nơi đây không ít khó khăn, hằng năm bão lụt, hạn hán hoành
hành dữ dội, cướp phá đi nhiều tài sản và sinh mệnh của con người. Vì vậy, trong quá
trình trụ lại khai phá mảnh đất này, ông cha ta đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên
nhiên, sự đoàn kết, cố kết cộng đồng đó đã trở thành nhu cầu tự nhiên, tất yếu để tồn
tại và phát triển. Từ rất sớm nhân dân ta đã biết đắp đê để chống lũ lụt, đào kênh
mương, làm thủy lợi để chống hạn hán. Tất cả những thành tựu đó trong quá trình xây
dựng quê hương, đất nước đều thấm đượm mồ hôi,nước mắt và xương máu của bao
thế hệ, cũng vì lẽ đó mà mọi người Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê
hương, đó là cơ sở vững bền của tình yêu đất nước, sự gắn bó với xứ sở và là nền tảng
quan trọng để hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Về vị trí địa lí, nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùng với
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn là mục tiêu nhòm ngó,
lăm le xâm lược và thôn tính của các đế quốc ngoại bang. Vì vậy, trong lịch sử thế
giới, hiếm có một dân tộc nào phải chống ngoại xâm nhiều lần và liên tục như dân tộc
Việt Nam. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (TK II trước CN) đến khi kết thúc cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dân tộc Việt Nam đã có 12 thế kỷ phải tiến hành
kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ách đô hộ của nước ngoài.

Như vậy, chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu
nước hay lòng yêu nước nói chung. Nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước,
hay truyền thống yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý
trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư
tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác.

2.2.2 Quá trình hình thành và nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

* Quá trình hình thành chủ nghĩa yêu nước

Từ thế kỷ III Trước Công nguyên cho đến nay, Việt Nam đã buộc phải thực hiện hơn
20 cuộc chiến tranh giữ nước lớn và khoảng hơn 100 cuộc khởi nghĩa giành độc lập.

Thời kỳ dựng nước (thời đại Hùng Vương - An Dương Vương), chủ nghĩa yêu nước
được thể hiện qua các thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết như Lạc Long Quân và
Âu Cơ, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh. Đây là thời kì các thị tộc, bộ lạc sống
riêng lẻ liên kết thành các cộng đồng quốc gia với lãnh thổ riêng, tạo nên nhà nước
Văn Lang Âu Lạc. Tất cả mọi người Việt Nam đều là con một nhà cùng chung một tổ
tiên, cha mẹ, coi nước như cái nôi, vỏ bọc chung, theo nghĩa đồng bào. Thời đại này
có truyền thống anh hùng dũng cảm, mưu trí, sẵn sàng xả thân cứu nước không vì
danh lợi. Điều này thể hiện rõ ở việc dẹp xong giặc ngoại xâm, Thánh Gióng trở về
cõi hư vô.

Thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc giành lại nền độc lập
dân tộc, thể hiện qua các cuộc nổi dậy, khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí,
Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Hắc Đế, Khúc Hạo, Dương Đình Nghệ. Tuy
không thành công hoặc thành công nhưng không giữ được lâu

dài, nhưng những cuộc khởi nghĩa càng ngày càng nhiều, càng về sau mật độ càng lớn
đã nói lên rằng đây là đất nước có chủ và nhân dân ta quyết không chịu khuất phục
trước sự đô hộ của phương Bắc. Với logic đanh thép, không sớm thì muộn, nhân dân
ta nhất định giành được độc lập, bọn xâm lược nhất định phải cuốn xéo về nước. Nó
thể hiện trong các cuộc thắng Tống, bình Nguyên, xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ
Việt, Đại Việt, hình thành hệ tư tưởng mới phù hợp với thời đại, ý thức tự hào dân tộc
ngày càng phát triển, lấy ý dân, lòng dân làm cơ sở cho đường lối trị nước, thể hiện ở
tư tưởng độc lập, nhân văn, khí tiết khảng khái của vua quan thời kỳ này.

Thời kỳ phong kiến Việt Nam (từ năm 938 đến năm 1858), trong 900 năm độc lập
dưới chế độ phong kiến, dân tộc ta đã phải chiến đấu không ngừng, tám lần đánh bại
cuộc xâm lược, với âm mưu thiết lập chế độ đô hộ mới của phong kiến phương Bắc.
Nhờ những chiến thắng lẫy lừng nên nền độc lập của ta được giữ vững.

Thời kỳ đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành lại nền độc lập dân tộc, thống nhất
đất nước, tuy là chủ nghĩa yêu nước của thời quá độ nhưng sự biểu hiện lại vô cùng
phong phú. Tất cả các giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước đều phản ánh sự trăn trở của
xã hội lúc đó để tìm ra con đường giải phóng đất nước, cứu dân tộc ta thoát khỏi cảnh
nô lệ. Nhưng đối thủ, kẻ địch lúc này hoàn toàn khác với kẻ địch trong các giai đoạn
trước, bởi vậy, mặc dù có những nét đột phá mới, song tất cả các xu hướng đó đều
không dẫn đến thành công. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lâm vào
cảnh lầm than cơ cực và nhận thức được sự bế tắc của phong trào yêu nước. Nước ta
đầu thế kỷ XX, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin và sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo sự
nghiệp giải phóng đất nước theo con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản đã lãnh
đạo ta giành độc lập và thống nhất đất nước với những chiến thắng lẫy lừng như: Cách
mạng tháng 8 thành công năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng
mùa xuân năm 1975. Qua phân tích chủ nghĩa yêu nước giai đoạn này cũng nói lên
rằng chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam là một dòng chảy liên tục, như một sợi chỉ đỏ
xuyên suốt lịch sử. Nó là bề sâu, mạch ngầm, logic bên trong sự phát triển của dân tộc
mà tất cả những cái bề nổi bên ngoài đều phải đi qua lăng kính này. Qua đó ta thấy sự
xuất hiện chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là logic tất yếu của lịch sử, đáp ứng đòi
hỏi, đáp ứng nhu cầu của xã hội Việt Nam khi đó.

* Nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Thứ nhất, lịch sử dựng nước - sự gắn bó của mỗi người với tự nhiên, quê hương,
xứ sở

Lòng yêu nước thường bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra, lớn lên của
mỗi người; từ sự gắn bó giữa các thành viên của gia đình, cộng đồng làng xã, rồi đến
quốc gia dân tộc. Nhờ sự nỗ lực cố gắng không ngừng để xây dựng và phát triển đất
nước ngày càng giàu mạnh và lòng yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng và cần được
trân trọng và phát triển hơn nữa. Đó là yêu sông nước, yêu núi rừng, yêu làng xóm
người dân quê hương trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy thật đơn giản, gần gũi và
nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Đất nước ta trải qua bao
nhiêu cuộc đấu tranh mới có được hoà bình và độc lập như hôm nay.

Nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên, cần có sự hợp sức của cộng đồng. Điều đó tự nó tạo nên sự gắn
bó rất chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên, với xóm làng, với mảnh đất mà mình
đã sống chung, đang canh tác.

Thứ hai, quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia - dân tộc Việt
Nam

Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành dân tộc sớm ở Việt Nam có tác động sâu
sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, sự
cố kết cộng đồng.
Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành, thống nhất dân tộc, tức
quá trình các cộng đồng dân cư gắn bó với nhau trên một cơ sở tư tưởng, tình cảm
chung, trong một nền văn hoá chung.

Thứ ba, lịch sử chống ngoại xâm hào hùng và anh dũng của dân tộc

Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùng với
nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn là mục tiêu nhòm ngó,
lăm le xâm lược và thôn tính của các đế quốc ngoại bang, do đó lịch sử nước ta là lịch
sử dựng nước và giữ nước.

Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải đương đầu với
kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần.

Sự gắn bó mật thiết giữa bảo vệ đất nước đi liền với bảo vệ giống nòi, bảo vệ bản sắc
dân tộc.

Trải qua 1000 năm Bắc thuộc, dưới sự đô hộ của các triều đại phương Bắc như Triệu,
Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đương. Với chính sách đô hộ tàn bạo
của chúng, không chỉ dừng lại ở việc bóc lột sức người, vơ vét của cải mà còn xoá bỏ
độc lập chủ quyền của nhân dân ta, chúng ráo riết thực hiện chính sách đồng hóa
nhằm Hán hóa dân tộc Việt. Những gì là cơ sở tồn tại, là sức mạnh tinh thần để phục
hồi quốc gia, từ lãnh thổ, tiếng nói đến phong tục tập quán, lối sống, ý thức, tư tưởng
của dân tộc ta đều bị chúng dùng trăm phương nghìn kế để hủy diệt.

Thứ tư, sự hình thành nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam

Trong thời kì cổ đại, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã có các nền văn hoá phát triển,
dẫn đến sự ra đời của các nhà nước sơ khai. Tính thống nhất và tính đa dạng phản ánh
sâu sắc mối quan hệ giữa bản sắc văn hóa dân tộc - quốc gia Việt Nam và sắc thái văn
hóa dân tộc/tộc người, văn hóa địa phương. Về bản chất, theo quan điểm mác-xít, đây
chính là mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Bản sắc văn hóa là nét
đẹp, tinh hoa, các giá trị tiêu biểu và đặc trưng của một nền văn hóa nhất định, được
hình thành và phát triển dưới tác động của các yếu tố lịch sử, tự nhiên, xã hội...

Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, các dòng văn hoá và lịch sử đó hoà nhập vào
dòng chảy chung của văn hoá Việt Nam. Các dân tộc trên lãnh thổ nước ta dù tiếng
nói, phong tục, tập quán khác nhau, nhưng đều là những bộ phận của cộng đồng quốc
gia - dân tộc Việt Nam, cùng chung lưng đấu cật, đoàn kết đấu tranh chống thiên tai,
địch họa để dựng nước và giữ nước. Trên cơ sở đó, những sắc thái văn hóa riêng có
của từng dân tộc được định hình, phát triển và bổ sung cho nhau, tạo nên tính thống
nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.
2.2 Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách Khoa và vai trò của việc
giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên

2.2.1 Tình hình và đặc điểm của sinh viên trường Đại học Bách Khoa

2.2.2 Vai trò của giáo dục chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho sinh viên trường Đại học
Bách Khoa hiện nay

Đảng ta cần phải chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng, giáo dục toàn diện cho sinh
viên, xem đây nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, trong đó có giáo dục chủ nghĩa yêu
nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phải giáo dục sao cho sinh viên thực hiện đúng như
lời Bác dạy: “Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng trung với nước, hiếu với dân,
nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua” đó chính là cụ thể hóa
chủ nghĩa yêu nước của Người.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên theo quan điểm Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay cần tập trung các nội dung sau:

Một là, giáo dục truyền thống yêu nước gắn với lý tưởng không có gì quý hơn độc
lập - tự do

Truyền thống yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta được lưu truyền và phát
triển từ hàng nghìn năm qua, là cội nguồn, là sức mạnh của dân tộc, luôn là dòng chảy
trong mỗi trái tim con người Việt, truyền thống đó được Hồ Chí Minh tổng kết và
nhận định: “Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của
dân tộc ta”. Tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của đất nước, của dân tộc anh
hùng bất khuất nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm hùng mạnh, tự hào về các anh
hùng dân tộc ta, tự hào về nền văn hoá Việt Nam với những giá trị tinh thần bền vững,
sức mạnh trường tồn của dân tộc.Như vậy, có thể nói giáo dục truyền thống yêu nước
cho sinh viên là rất quan trọng.

Hai là, giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm Hồ Chí Minh là phải gắn với
thương dân, hết lòng phụng sự Nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên phải được thể hiện đúng như lời dạy của Người là
lòng trung thành với Tổ quốc, hết lòng phụng sự Nhân dân, biết yêu thương dân và lấy
dân làm gốc, có tình cảm chân thành, biết phấn đấu, hy sinh vì Tổ quốc, vì Nhân dân.
Hồ Chí Minh đã dạy thế hệ trẻ phải “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào!”. Giáo dục cho sinh
viên phải tự rèn luyện về đạo đức cách mạng: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô
tư”. Đó là là bốn đức của con người, “thiếu một đức thì không thành người”, cũng như
“Trời có bốn mùa, đất có bốn phương, thiếu một mùa không thành trời, thiếu một
phương thì không thành đất”.
Ba là, giáo dục chủ nghĩa yêu nước phải gắn với tinh thần quốc tế trong sáng

Theo Người, tinh thần yêu nước phải gắn với tinh thần quốc tế trong sáng, chân chính.
Nếu chỉ có yêu nước mà không có tinh thần quốc tế trong sáng thì sẽ dẫn đến kỳ thị
dân tộc, chủng tộc, nước lớn và dân tộc hẹp hòi. Hiện nay, đất nước ngày càng phát
triển “mở cửa” giao lưu hợp tác quốc tế, việc giáo dục tinh thần yêu nước phải gắn với
tinh thần quốc tế trong sáng cho sinh viên càng có ý nghĩa thiết thực hơn nhằm xây
dựng một môi trường quốc tế hợp tác, hòa bình, thịnh vượng.

Bốn là, giáo dục chủ nghĩa yêu nước phải gắn với giáo dục ý thức yêu chủ nghĩa
xã hội cho sinh viên

Ngày nay, sinh viên đang sống trong điều kiện hòa bình, ổn định, đang được thừa
hưởng thành quả của cách mạng do chủ nghĩa xã hội đem lại. Thắng lợi của cách
mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã khẳng định tính đúng đắn của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hơn lúc nào hết để tiếp tục giữ vững thành
quả cách mạng và tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hơn lúc nào hết Đảng ta phải giáo dục tính ưu
việt của chủ nghĩa xã hội cho sinh viên, để mỗi sinh niên yêu nước luôn gắn với yêu
chủ nghĩa xã hội.

Năm là, giáo dục chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm Hồ Chí Minh là phải gắn
với thi đua, học tập, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước

Lòng yêu nước được thể hiện trong hành động của sinh viên là phát huy những năng
lực, phẩm chất, ý thức tự học, tự sáng tạo, sự nỗ lực trong thi đua, học tập và rèn luyện
bản thân để đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu; đồng thời đấu tranh chống
những tư tưởng sai trái; đấu tranh với những thanh niên bị nhiễm tư tưởng “sùng
ngoại”, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân đánh mất giá trị bản thân và giá trị
truyền thống dân tộc.

Lê Thị Thảo (2018), http://truongchinhtrils.vn/node/1091


ThS Nguyễn Văn Lạc (2020),
https://tct.baclieu.gov.vn/-/giao-duc-chu-nghia-yeu-nuoc-theo-tu-tuong-ho-chi-minh-
cho-thanh-nien-trong-giai-doan-hien-nay-12
Tạp chí tuyên giáo (2017),
https://tuyengiao.vn/tu-lieu/huong-dan-chi-dao/huong-dan-chi-tiet-chuyen-de-chu-
nghia-yeu-nuoc-viet-nam-105844

You might also like