You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VẬT LIỆU

BÀI THÍ NGHIỆM


QUAN SÁT SỰ HÌNH THÀNH TỔ CHỨC NHÁNH CÂY
- Học phần: Thí nghiệm 1 (MSE2060)
- Thời gian thí nghiệm: 120 phút
- Số sinh viên/kíp: 07

Biên soạn:
Nguyễn Thị Hoàng Oanh và cộng sự

HÀ NỘI, 2021
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
- Quan sát quá trình kết tinh từ pha lỏng thành pha rắn, sự tạo mầm và sự phát triển
của mầm.
- Quan sát quá trình hình thành của tinh thể nhánh cây.

II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Kết tinh là quá trình tạo thành những tinh thể từ pha lỏng. Quá trình này xảy ra
khi năng lượng tự do của pha rắn nhỏ hơn pha lỏng. Sự thay đổi năng lượng tự do G
được trình bày như ở hình 1.

Hình 1. Sự thay đổi năng lượng tự do của


pha lỏng và pha rắn theo nhiệt độ

Ta thấy ở nhiệt độ kết tinh lý thuyết T0 năng lượng tự do của pha lỏng bằng năng
lượng tự do của pha rắn (GR = GL) nên quá trình kết tinh chưa được xảy ra. Trong thực
tế để kim loại lỏng kết tinh phải làm nguội đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ T0 tức là đến
độ quá nguội nào đó. Độ quá nguội là chênh lệch giữa nhiệt độ kết tinh lý thuyết T0 và
nhiệt độ kết tinh thực tế Tkt và được xác định như sau: ΔT = Tkt - To.
Quá trình kết tinh gồm 2 giai đoạn: Sinh mầm và Phát triển mầm:
Giai đoạn đầu đặc trưng là tốc độ sinh mầm, giai đoạn 2 là tốc độ phát triển mầm.
Độ quá nguội càng lớn thì tốc độ phát triển mầm càng lớn và số tâm mầm càng nhiều.
Nhưng do tốc độ sinh mầm tăng nhanh hơn tốc độ phát triển mầm nên sau khi kết tinh
với độ quá nguội lớn nhận được tổ chức hạt nhỏ.
III. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT SỬ DỤNG CHO 1 LỚP TN

Đơn Số
Stt Tên thiết bị, dụng cụ sử dụng Ghi chú
vị tính lượng
Thiết bị
1 Thiết bị hiển vi quang học Chiếc 5 Thiết bị SAHEP
2 Lò nung mẫu Chiếc 1 Khoảng nhiệt độ 50 oC
Vật tư và hóa chất Tính cho 1 nhóm thí nghiệm

1 Muối NH4Cl kg 0.1 Dạng bột

2 Nước cất lít 0.5

Bình thủy tinh tam giác có nút


3 Cái 1
nhám
Kính mỏng chịu nhiệt kích
4 Tấm 3
thước 3x3x3 (dài- rộng-dày)
Súng đo nhiệt độ hồng ngoại
Sử dụng chung cho tất cả các
5 Smartsensor AS852B+ (- cái 1
nhóm thí nghiệm
50~700℃; ±1.5℃)
Cốc thủy tinh 100ml
6 Cái 1
211062402 DURAN

7 Giấy ăn Hộp 1

IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THÍ NGHIỆM


4.1. Hướng dẫn lý thuyết
Cán bộ hướng dẫn (CBHD) trình bày ngắn gọn phần cơ sở lý thuyết;
- CBHD trình bày rõ ràng cách sử dụng thiết bị và thứ tự các bước tiến hành thí nghiệm.
- Sinh viên nghe và ghi chú lại thứ tự các công việc cần thực hiện
- CBHD trình bày rõ ràng cách báo cáo thí nghiệm

4.2. Chuẩn bị mẫu


- Cán bộ hướng dẫn cách pha dung dịch NH4Cl quá bão hòa, chuẩn bị thiết bị.
- Sinh viên thực hiện các nội dung theo hướng dẫn gồm:
+ Bước 1: Pha dung dịch NH4Cl
+ Bước 2: Chuẩn bị lò nung
+ Bước 3: Sử dụng kích hiển vi quang học

4.3. Tiến hành quan sát quá trình kết tinh của dung dịch NH4Cl
- Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quan sát quá trình kết tinh của dung dịch NH4Cl bằng hiển
vi quang học
- Sinh viên thực hiện các nội dung theo hướng dẫn gồm:
+ Bước 1: Nhỏ dung dịch NH4Cl quá bão hòa lên tấm kính
+ Bước 2: Đặt tấm kính lên lò nung ở nhiệt độ 50 oC
+ Bước 3: Chụp ảnh muối kết tinh
4.4. Kết thúc.
- Sinh viên lấy ảnh muối kết tinh và viết báo cáo theo yêu cầu

V. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


Báo cáo viết tay yêu cầu các nội dung sau :
- Tóm tắt ngắn gọn phần lý thuyết
- Vật liệu sử dụng trong bài thí nghiệm
- Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm
- Vẽ lại ảnh muối kết tinh và mô tả tổ chức tế vi của mẫu
- Nhận xét kết quả.

You might also like