You are on page 1of 3

Kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ
xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống,
giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng
hoảng, sáng tạo và đổi mới...
Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn
hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.
Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại
được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.
Những kỹ năng mềm cần thiết
1. Kỹ năng giao tiếp (Oral/soken communication skills)
2. Kỹ năng viết (Written communication skills)
3. Sự trung thực (Honesty)
4. Làm việc theo nhóm (Teamwork/collaboration skills)
5. Sự chủ động (Self-motivation/initiative)
6. Lòng tin cậy (Work ethic/dependability)
7. Khả năng tập trung (Critical thinking)
8. Giải quyết khủng hoảng (Rik-taking skills)
9. Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
10. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
11. Khả năng kết nối (Interpersonal skills)
12. Chịu được áp lực công việc (Working under pressure)
13. Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
14. Tư duy sáng tạo (Creativity)
15. Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
16. Kỹ năng nghiên cứu (Research skills)
17. Tổ chức (Organization skills)
18. Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
19. Nắm chắc về đa dạng văn hoá (Multicultural skills)
20. Kỹ năng sử dụng máy tính (Computer skills)
21. Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
22. Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
23. Kỹ năng định lượng (Quantiative skills)
24. Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
25. Kỹ năng quản lý thời gian (Time managenmen skills)
Mười kỹ năng cần rèn luyện trước khi xin việc làm
1. Tinh thần làm việc cao
Bạn có phải là người có động lực và dồn tâm sức để hoàn thành công việc, cho dù đó là việc
khó? Liệu bạn có tận tâm và luôn muốn làm việc một cách tốt nhất?
2. Thái độ tích cực
Bạn có phải là một người luôn lạc quan và tích cực? Bạn có thể tạo ra một nguồn năng lượng
và ý chí dồi dào?
3. Kỹ năng giao tiếp tốt
Bạn có phải là một người nói năng mạch lạc, khúc chiết và biết lắng nghe người khác? Bạn
có thể diễn tả tình huống và những nhu cầu của bạn theo cách tạo ra được cầu nối với đồng
nghiệp, khách hàng và đối tác?
4. Khả năng quản lý thời gian
Bạn có biết làm thế nào để sắp xếp các nhiệm vụ theo thứ tự ưu tiên và cùng lúc xử lý nhiều
công việc khác nhau? Bạn có sử dụng thời gian làm việc một cách khôn ngoan không?
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Bạn có phải là người tháo vát và có khả năng giải quyết những vấn đề phát sinh bất ngờ? Bạn
có dám đứng ra nhận trách nhiệm hay thích đẩy trách nhiệm cho người khác?
6. Có tinh thần đồng đội
Bạn có thể làm việc tốt khi ở trong đội/nhóm không? Bạn có phải là người dễ hợp tác và sẵn
sàng nắm vai trò lãnh đạo nếu được trao?
7. Tự tin
Bạn có thực sự tin tưởng là mình sẽ làm được việc? Bạn có tạo được cho những người xung
quanh sự tin tưởng? Bạn có sự dũng cảm để đưa ra những cần hỏi cần thiết và thoải mái trình
bày các ý tưởng mà bạn có?
8. Khả năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình
Bạn có biết cách xử lý những lời phê bình, chỉ trích? Bạn có phải là một người có thể được
đào tạo và cởi mở với sự học hỏi và phát triển, với tư cách một cá nhân cũng như một người
chuyên nghiệp?
9. Linh hoạt, có khả năng thích nghi
Bạn có thể thích nghi với những tình huống mới và thách thức mới? Bạn có chấp nhận sự
thay đổi và cởi mở với những ý tưởng mới.
10. Làm việc tốt dưới áp lực
Bạn có chịu được những áp lực đi kèm với các thời hạn và các tình huống khủng hoảng? Bạn
có thể làm việc tốt nhất trong tình trạng áp lực không?
Cách đánh giá năng lực bản thân xác định bạn đang ở đâu với Tiến sĩ Lê Thẩm Dương
Bạn đã thực sự biết cách đánh giá chính bản thân mình chưa? Bạn dựa trên những gì để tự
đánh giá mình nếu chưa biết hãy theo dõi những thang đo chi tiết ở đây giúp bạn sẽ dễ dàng
nhận ra vị trí của bạn thực sự bạn đang ở đâu?
Người xưa có nói biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Biết người đã khó biết mình lại càng
khó hơn vì vậy Tiến Sĩ Lê Thẩm Dương có thống kê những thang đo rất cụ thể và hữu ích
giúp chúng ta tự nhận thức về bản thân mình tốt hơn.
Về cơ bản có 2 cách nhìn để bạn xác định bản thân bao gồm năng lực và đẳng cấp
Năng lực được hình thành bởi 3 yếu tố bao gồm:
1. Kiến thức
a. Kiến thức chuyên môn hẹp
b. Kiến thức ngoài chuyên môn hẹp
2. Kỹ năng
3. Thái Độ
Về phần xác định năng lực có thể chia ra thành 4 loại .
1. Có bằng cấp mà không có kiến thức
2. Có kiến thức mà không có năng lực
3. Có năng lực mà không có đẳng cấp
4. Có năng lực và có đẳng cấp
Để xác định đẳng cấp của bạn nó gồm 6 thang đo sau:
1. Không biết gì
2. Biết
3. Biết làm được
4. Có năng lực phân tích
5. Hành động theo hàm số tổng hợp
6. Đẳng cấp sáng tạo tư duy khác biệt

You might also like