You are on page 1of 60

ĐIỆN NÃO ĐỒ

Le Quoc Tuan, MD, MSc


Intenal Medicine
Diagnostic Imaging
Human Physiology
Medical Biochemistry
Ben Tre Province, Viet Nam
NỘI DUNG

1 Giá trị của EEG trên lâm sàng

2 Cách đặt điện cực theo tiêu chuẩn 10-20

3 Thực hiện bản ghi và các nghiệm pháp

4 Phân tích kết quả của một bản ghi EEG

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


ĐẠI CƯƠNG VỀ EEG

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


ĐIỆN NÃO ĐỒ (EEG)
• Ghi điện thế phát sinh từ nơron
qua bề mặt hộp sọ.
• Bản chất là điện thế màng của
tế bào nơron.
• Do 2 ion chịu trách nhiệm chính:
Na+ và K+.

Hans Berger (1873-1941)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


SỰ ĐỒNG BỘ
Hoạt động điện đồng bộ của các
nơron vỏ não chịu ảnh hưởng từ:
• Cấu trúc dưới vỏ (đồi thị)
• Bán cầu não đối bên

ECG có tính đồng bộ tuyệt đối với


hình ảnh các phức bộ sóng lặp đi
lặp lại trên cùng chuyển đạo, trong
khi EEG có tính đồng bộ tương đối.
• Khi ECG mất tính đồng bộ --> rối
loạn dẫn truyền điện trong tim
• Khi EEG đồng bộ mức độ cao -->
có rối loạn điện não (động kinh)
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
CÁC TEST GHI EEG
• Ghi điện não thường quy: bản ghi kéo dài 15-20 phút, lúc bệnh
nhân thức và tỉnh táo.
• Ghi điện não lúc ngủ
• Ghi điện não sau khi gây mất ngủ
• Holter điện não: ghi điện não 24 giờ

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


GIÁ TRỊ LÂM SÀNG CỦA EEG
EEG (Electroencephalography) giúp chẩn đoán:
• Động kinh: giá trị quan trọng nhất
• Rối loạn giấc ngủ: EEG là một phần trong PSG (polysomnography)
• U não: hiện nay vai trò của hình ảnh học (CT, MRI) ưu thế hơn
• Sự trưởng thành não

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


PHƯƠNG TIỆN ĐO EEG
• Phòng ghi EEG: yên tĩnh, xa các nguồn từ trường
• Máy ghi EEG, đèn kích thích ánh sáng
• Các điện cực, mũ lưới
• Bông gòn, cồn, nước muối sinh lý
• Giường hay ghế dựa

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


NGUYÊN TẮC MÁY GHI EEG

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Bộ phận lọc (Filter)
• Phổ các sóng thần kinh tại não: 0,25-2000 Hz
• Một băng tần quá rộng sẽ ghi nhiều tín hiệu nhiễu.
• Low-pass: lọc tần số cao hơn hoạt động thường gặp, cài đặt 70 Hz hoặc 35
Hz (> tần số sóng nhanh beta).
• High-pass: lọc tần số thấp hơn hoạt động thường gặp, cài đặt 0,5 Hz (< tần
số sóng chậm delta).

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


NGUYÊN TẮC MẮC ĐIỆN CỰC

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ THỐNG MẮC ĐIỆN CỰC 10-20
• Đầu bệnh nhân phải sạch, điện cực phải ngâm nước muối sinh lý để
giảm tối đa điện trở da đầu (điện trở ở mỗi điện cực phải < 5kΩ).
• Điện cực được giữ bằng cái mũ lưới.
• Thường dùng 21 điện cực, ghi 16 chuyển đạo
• Các điện cực phải đặt đối xứng, giống hệt nhau ở 2 bên đầu.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ THỐNG MẮC ĐIỆN CỰC 10-20

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


KIỂM TRA ĐIỆN TRỞ CÁC ĐIỆN CỰC

3kΩ
2kΩ 4kΩ

3kΩ 5kΩ
1kΩ 7kΩ
3kΩ

1kΩ 2kΩ 4kΩ 1kΩ 3kΩ

10kΩ
2kΩ 3kΩ
9kΩ 1kΩ

5kΩ 5kΩ

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ THỐNG 10-20: BƯỚC 1

• Dùng thước dây đo từ


gốc mũi (Naison) đến ụ
chẩm (Inion).
• Đánh dấu 10% từ Naison,
đặt điện cực Fpz.
• Đánh dấu 20% từ Fpz,
đặt điện cực Fz.
• Tương tự, cứ cách đều
mỗi khoảng 20% đặt các
điện cực Cz, Pz, Oz.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ THỐNG 10-20: BƯỚC 2

Cz

• Đo từ vùng trước tai


bên phải đến vùng
trước tai bên trái.
• Đường này cắt đường
Naison-Inion tại Cz.
• Đánh dấu 20%, 40% từ
Cz sang 2 bên, đặt các
điện cực C3, C4, T3, T4.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ THỐNG 10-20: BƯỚC 3
Fpz

• Đo vòng đầu đi qua các điểm


Fpz, T3, Oz, T4 (đường đỏ).
• Chia vòng đầu làm đôi: nửa
phải và nửa trái.
• Đánh dấu 10% từ Fpz cho mỗi T3
bên, đặt 2 điện cực Fp1 và Fp2.
T4

• Đánh dấu 20% từ Fp1 và Fp2,


đặt 2 điện cực F7, F8.
• Tương tự, đánh dấu và đặt các
điện cực: O1, O2, T5, T6. Oz

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ THỐNG 10-20: BƯỚC 4

• Đo khoảng cách từ Fp1 qua


C3, đến O1.
• Đánh dấu điểm giữa Fp1 và
C3, đặt điện cực F3.
• Đánh dấu điểm giữa C3 và
O1, đặt điện cực P3.
• Tương tự cho bên phải, đặt
các điện cực F4, P4.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ THỐNG 10-20: BƯỚC 5

• Xác định lại chính xác vị trí của


các chuyển đạo F3, P3, F4, P4.
• Đo đường ngang F7-Fz-F8, xác
định F3 là trung điểm của
khoảng F7-Fz, F4 là trung điểm
của khoảng Fz-F8.
• Tương tự, đo đường ngang T5-
Pz-T6 để xác định P3 và P4.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


CÁC KIỂU CHUYỂN ĐẠO (MONTAGE)

• Kiểu chuyển đạo đơn cực (unipolar): giúp thấy rõ các hoạt
động biên độ thấp, do hiện tượng tổng kế điện thế.
• Kiểu chuyển đạo lưỡng cực (bipolar): giúp thấy rõ định khu của
nguồn hoạt động điện não.
– Lưỡng cực dọc: so sánh sự khác biệt trong hoạt động điện
não giữa 2 bán cầu não phải và trái.
– Lưỡng cực ngang: so sánh sự khác biệt trong hoạt động
điện não giữa vùng trước và sau đầu.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Chuyển đạo đơn cực

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Chuyển đạo lưỡng cực
Lưỡng cực dọc Lưỡng cực ngang

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


QUY TRÌNH ĐO EEG THƯỜNG QUY

• Nhập dữ liệu bệnh nhân: tên, tuổi, giới, ngày sinh


• Chuẩn bị máy trước khi đo (Calibration)
• Yêu cầu bệnh nhân nhắm mắt, ngồi yên thư giãn.
• Đo kéo dài ít nhất 15-20 phút, yêu cầu bệnh nhân mở mắt
nhiều lần trong lúc ghi, mỗi lần khoảng 4-5 giây để ghi “phản
ứng ngừng alpha”.
• Thực hiện 2 nghiệm pháp: kích thích ánh sáng ngắt quãng (IPS)
và nghiệm pháp tăng thông khí (Hv).

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


CÁC LOẠI SÓNG ĐIỆN NÃO

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


CÁC SÓNG ĐIỆN NÃO CƠ BẢN
Phân biệt các sóng điện não dựa vào:
• Tần số: số sóng trong thời gian 1 giây (Hz)
• Biên độ: tính bằng khoảng biên độ sóng thấp nhất - sóng cao nhất
• Hình dạng: sin, đơn dạng, đa dạng, sóng nhọn, gai, gai-sóng …
• Phân bố: vùng hay các chuyển đạo nào xuất hiện nhiều nhất
• Phản ứng Berger: phản ứng ngừng alpha

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


CÁC SÓNG ĐIỆN NÃO CƠ BẢN

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Sóng alpha

• Tần số: 8-13 Hz


• Biên độ: 20-60 µV
• Hình dạng: hình sin, đều,
có thể tạo thành thoi
• Phân bố: chủ yếu ở vùng
sau đầu (vùng chẩm), và
có xu hướng phát triển
ra vùng phía trước
• Phản ứng ngừng alpha:
quan trọng nhất / nhận
ra alpha
• Điều kiện xuất hiện: là
nhịp sinh lý khi thư giãn,
nhắm mắt (không ngủ) Phản ứng ngừng alpha khi mở mắt

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Sóng beta
• Tần số: > 13 Hz, thường
18-25 Hz
• Biên độ: 5-20 µV, có thể
đến 60 µV
• Hình dạng: hình sin, biên
độ thấp, không đều
• Phân bố: chủ yếu ở vùng
phía trước (trán-trung
tâm), có thể lan tỏa khi
nhắm mắt do thuốc an
thần (biến thể sinh lý)
• Điều kiện xuất hiện: là
nhịp sinh lý khi thức,
nghỉ ngơi và mở mắt Sóng beta lan tỏa khi dùng thuốc ngủ

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Sóng theta

• Tần số: 4-7,5 Hz


• Biên độ: < 50 µV.
• Hình dạng: hình sin
biên độ cao, hoặc
không điều hòa (đơn
dạng hay đa dạng)
• Phân bố: thường gặp
ở vùng trán-trung tâm.
• Điều kiện xuất hiện:
lúc thức <10% (bất
thường nếu >10% hay
khu trú), hiện diện
nhiều khi ngủ, tăng Sóng theta lan tỏa ở trẻ 7 tháng tuổi
thông khí, và ở trẻ em

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Sóng delta
• Tần số: < 4 Hz
• Biên độ: > 100 µV
• Hình dạng: rất thay
đổi, có thể đơn dạng,
chậm, đều hoặc đa
dạng, không đều
• Phân bố: vùng trán
với người lớn, vùng
chẩm với trẻ em
trong tăng thông khí
• Điều kiện xuất hiện:
lúc thức không thấy
(bất thường nếu có),
hiện diện trong giấc Sóng theta lan tỏa trong giấc ngủ NREM
ngủ NREM 3-4, tăng
thông khí, trẻ < 6 tuổi
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Hoạt động dạng động kinh
Tách biệt hẳn khỏi hoạt động
nền, thường gặp trong động
kinh, với các dạng:
• Gai (spikes): 20-70 ms
• Sóng nhọn (sharp waves):
thời khoảng 70-200 ms
• Đa gai: 1 đợt gồm các gai
nhanh, tần số 20-60 Hz
• Chuỗi gai nhanh: kéo dài
hơn và có tần số thấp hơn
đa gai (10-20 Hz)
• Phức hợp gai-sóng 3-4 Hz
• Phức hợp gai-sóng 1-2,5 Hz
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Hoạt động dạng động kinh

Ở DẠNG
VÙNG GÌ
NÀO? ?

GAI, ĐA GAI, PHỨC HỢP GAI-SÓNG 3-4Hz


TOÀN THỂ

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


NGHIỆM PHÁP HOẠT HÓA

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


CÁC NGHIỆM PHÁP HOẠT HÓA

• Nhằm gợi ra hay làm tăng cường những hoạt động EEG bất
thường, nhất là hoạt động dạng động kinh.
• Quy trình hoạt hóa thường gồm tăng thông khí, ánh sáng ngắt
quãng, gây mất ngủ.
• Trong phạm vi bài này, chỉ đề cập đến 2 nghiệm pháp thường
sử dụng nhất trong lâm sàng: kích thích ánh sáng ngắt quãng
IPS (intermittent photic stimulation) và tăng thông khí Hv
(hyperventilation).

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


KÍCH THÍCH ÁNH SÁNG NGẮT QUÃNG
Quy trình:
• Không thực hiện trong lúc đang làm
nghiệm pháp tăng thông khí
• Khoảng cách từ gốc mũi đến đèn
khoảng 25-30 cm
• Hai mắt ở vị trí trung tâm của kích
thích ánh sáng
• Mỗi chuỗi ánh sáng kích thích kéo
dài 5-10 giây
• Kích thích tại các tần số: 3, 6, 9, 12,
15, 18, 21, 24, 27, 30 Hz.
• Nghiệm pháp phải dừng lại khi có
đáp ứng kịch phát
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Các hình thức đáp ứng ánh sáng

3 hình thức đáp ứng điện học với kích thích ánh sáng:
(1) đáp ứng kéo theo bởi ánh sáng (photic driving)
(2) đáp ứng giật cơ do ánh sáng (photomyogenic response)
(3) đáp ứng dạng động kinh PER (photoepileptiform response)
hay còn gọi là đáp ứng kịch phát do ánh sáng PPR
(photoparoxysmal response)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đáp ứng photic driving

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đáp ứng giật cơ do ánh sáng

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đáp ứng dạng động kinh PER
Được chia thành 3 nhóm:
• PERs toàn thể hoặc trội vùng trước, đồng bộ và đối xứng 2 bán cầu
• PERs trội vùng chẩm, đồng bộ và đối xứng 2 bán cầu
• PERs trội vùng chẩm và khu trú, một bên bán cầu

PER toàn thể, đồng bộ, đối xứng 2 bán cầu BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
TĂNG THÔNG KHÍ

Quy trình:
• Ghi nhận hoạt động EEG nền ít nhất 1 phút trước khi làm
nghiệm pháp
• Yêu cầu bệnh nhân hít thở sâu, nhịp nhàng trong ít nhất 3 phút
liên tiếp, nhằm tăng cường trao đổi khí và làm giảm áp suất
riêng phần pCO2 trong máu
• Tiếp tục theo dõi bản ghi EEG ít nhất 1 phút sau khi yêu cầu
bệnh nhân hít thở lại bình thường

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đáp ứng tăng thông khí bình thường

• Xuất hiện các sóng theta, delta đồng bộ đối xứng 2 bên
 Trội ở vùng trước với người trưởng thành (FIRDA: frontal
intermittent rhythmic delta activity)
 Trội ở vùng sau với trẻ em (OIRDA: occipital intermittent
rhythmic delta activity)
• Tăng biên độ các sóng alpha, theta có trước
• Trẻ em tạo ra đáp ứng có biên độ cao nhất
• Người lớn tuổi thường không có sự thay đổi gì

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đáp ứng ở trẻ 2.5 tuổi

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đáp ứng ở trẻ 8 tuổi

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đáp ứng ở trẻ 11 tuổi

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đáp ứng tăng thông khí bất thường
Được chia thành 3 nhóm:
• Hoạt động chậm khu trú hay một bên
• Hoạt động chậm muộn: xuất hiện sau 3 phút dừng nghiệm pháp
• Hoạt động dạng động kinh

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HIỆN TƯỢNG GIẢ HAY NHIỄU

• Nhiễu vật lý:


 Do nguồn điện bên ngoài, mạng lưới điện không ổn định
 Lỗi nối đất không tốt của hệ thống điện não
 Tiếp xúc kém giữa điện cực và da đầu (lỏng điện cực)
 Da đầu bệnh nhân nhờn, đổ mồ hôi, không sạch
• Nhiễu sinh lý:
 Điện cơ: do nhíu mắt, nhíu trán, cắn răng, đảo lưỡi
 Điện tim
 Cử động đầu hoặc thân mình lúc ghi

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Nhiễu do nguồn điện bên ngoài

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Nhiễu do điện cực tiếp xúc kém

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Nhiễu do chớp mắt

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Nhiễu do giật cơ mặt

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Nhiễu do điện tim

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


BẢN GHI EEG BÌNH THƯỜNG

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


ĐỊNH NGHĨA BẢN GHI BÌNH THƯỜNG

Ở người trưởng thành bình thường:


• Hoạt động nền là nhịp alpha, ưu thế tại vùng chẩm
• Xen lẫn các sóng beta tại vùng trước (bản ghi với hoạt động
beta lan tỏa là một biến thể sinh lý)
• Có thể có sóng chậm theta rải rác 2 bán cầu (<10%)
• Không có sóng delta
• Không có hoạt động dạng động kinh
• Phản ứng ngừng alpha đối xứng hai bên
• Nghiệm pháp kích thích ánh sáng ngắt quãng và tăng thông khí
có đáp ứng trong giới hạn bình thường.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
BẢN GHI 1

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Kết quả bản ghi 1

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


BẢN GHI 2

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Kết quả bản ghi 2

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Kết quả bản ghi 2

Kết luận: Bản ghi ở bệnh nhân nữ, 14 tuổi, ghi lúc thức và hợp
tác tốt. EEG với hoạt động nền alpha, tần số 9-10 Hz, rất phát
triển và điều hòa phía sau đầu. Hoạt động nền xen lẫn nhiều
đợt hoạt động kịch phát gồm: gai, đa gai, sóng nhọn, phức
hợp gai-sóng 4 Hz có biên độ cao nhất ở vùng trán-trung tâm,
kéo dài từ 2-3 giây. Trong kích thích ánh sáng ở tần số 9 Hz và
khi tăng thông khí ghi nhận bệnh nhân có giật cơ toàn thể,
tương ứng trên EEG là các hoạt động gai, đa gai, gai-sóng toàn
thể. Sau khi ngừng nghiệm pháp tăng thông khí, các phức hợp
gai-sóng vẫn còn lưu lại.
EEG bất thường với hoạt động động kinh toàn thể, đặc điểm
EEG và lâm sàng gợi ý JME (Juvenile myoclonic epilepsy).

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh

You might also like