You are on page 1of 140

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA TRI

PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT


CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
của cơ sở
BÃI RÁC AN HIỆP

Bến Tre, tháng 7 năm 2023


Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ .................................................................. 5
1. TÊN CHỦ CƠ SỞ: ................................................................................................................. 5
2. TÊN CƠ SỞ:........................................................................................................................... 5
3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ .............................. 9
3.1. Công suất hoạt động của cơ sở: ....................................................................................... 9
3.2. Công nghệ hoạt động của cơ sở ..................................................................................... 11
4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ
DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ ................................................... 15
5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ ...................................................... 16
5.1. Vốn đầu tư cơ sở ............................................................................................................ 16
5.2. Các hạng mục công trình của cơ sở ............................................................................... 17
5.3. Tiến độ thực hiện ........................................................................................................... 22
5.4. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án .............................................................................. 22
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯƠNG ............................................................................................................. 23
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân
vùng môi trường ....................................................................................................................... 23
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường ......................................... 23
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ................................................................................................ 27
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải .................................... 27
1.1. Thu gom, thoát nước mưa.............................................................................................. 27
1.2. Thu gom, thoát nước thải............................................................................................... 28
1.2.1. Công trình thu gom ..................................................................................................... 28
1.2.2. Công trình thoát nước thải ...................................................................................... 31
1.2.3. Điểm xả nước thải sau xử lý ................................................................................... 31
1.3. Xử lý nước thải .............................................................................................................. 31
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải .............................................................................. 40
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải ...................................................................... 43
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn ........................................................................... 44
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường: ............................................................ 45
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: ................................................................... 47
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác
động môi trường: ...................................................................................................................... 48
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án
bồi hoàn đa dạng sinh học: ....................................................................................................... 48
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ..................... 49

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 1
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải....................................................................... 49


1.1. Nguồn phát sinh nước thải đề nghị cấp phép: ............................................................... 49
1.2. Dòng nước xả thải vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước
thải ............................................................................................................................................ 49
1.2. 3. Lưu lượng xả thải lớn nhất: 150 m3/ngày đêm. ......................................................... 49
1.2.4. Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận phải đảm bảo đáp ứng
yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với nước thải ............. 49
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ........................... 51
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............ 52
1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải ................................................... 52
1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm ........................................................................ 52
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý
chất thải .................................................................................................................................... 52
1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp thực
hiện kế hoạch: ........................................................................................................................... 52
2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ ............................................................................. 52
CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI CƠ SỞ ..................................................................................................................... 53
CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ ................................................................. 54

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 2
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT : Bảo vệ môi trường


CTNH : Chất thải nguy hại
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 3
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. 1. Toạ độ vị trí dự án................................................................................ 6


Bảng 1. 2. Thống kế diện tích sử dụng đất của cơ sở ........................................... 7
Bảng 1. 3. Quy mô hoạt động của cơ sở ............................................................. 10
Bảng 1. 4. Khả năng tiếp nhận rác của cơ sở ...................................................... 10
Bảng 1. 5. Kết quả phân loại thành phần rác thải ............................................... 11
Bảng 1. 6. Máy móc, thiết bị trong quá trình hoạt động ..................................... 15
Bảng 1. 7. Nguyên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động................. 15
Bảng 1. 8. Tiêu chuẩn sử dụng nước của cơ sở ................................................. 15
Bảng 1. 9. Diện tích các hạng mục công trình dự án .......................................... 17
Bảng 1. 10. Bảng thống kê sổ hạng mục công trình của cơ sở ........................... 18
Bảng 1. 11. Tiến độ đầu tư các hạng mục công trình ......................................... 22
Bảng 2. 1. Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn .. 24
Bảng 2. 2. Giá trị giới hạn các thông số nước thải.............................................. 24
Bảng 2. 3. Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt rạch Mương Đào và
sông Hàm Luông ................................................................................................. 24
Bảng 3. 1. Thông số kỹ thuật cơ bản của bể tự hoại ........................................... 28
Bảng 3. 2. Thông số kỹ thuật cơ bản của công trình thu gom nước thải ............ 30
Bảng 3. 3. Hoá chất sử dụng cho HTXLNT ....................................................... 38
Bảng 3. 4. Thông số kỹ thuật hạng mục xây dựng.............................................. 38
Bảng 3.5. Danh mục máy móc, thiết bị của HTXLNT ....................................... 39
Bảng 4. 1. Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm ................................................ 50
Bảng 5. 1. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại ao lắng ........................... 51
Bảng 5. 2. Kết quả phân tích không khí, tiếng ồn ............................................... 51
Bảng 6. 1. Kế hoạch lấy mẫu HTXLNT ............................................................. 52

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí của cơ sở............................................................................ 6


Hình 3. 1. Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa ......................................................... 27
Hình 3. 2. Quy trình thu gom nước thải sinh hoạt .............................................. 28
Hình 3. 3. Sơ đồ thoát nước thải ......................................................................... 31
Hình 3. 4. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác ..................................................... 33

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 4
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1. TÊN CHỦ CƠ SỞ:
- Chủ đầu tư: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BA TRI.
- Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, khu phố 2, thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre.
- Đại diện chủ đầu tư: PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN
BA TRI.
- Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, khu phố 2, thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri,
tỉnh Bến Tre.
- Đại diện: ông Trần Văn Lâm Chức vụ: Trưởng phòng.
- Điện thoại liên lạc: 0275.3859.856 Email: ptnmt.ubhbt@bentre.gov.vn.
2. TÊN CƠ SỞ: BÃI RÁC AN HIỆP.
- Địa điểm cơ sở: ấp Giồng Ao, xã An Hiệp huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
+ Hiện trạng cơ sở:
Vị trí cơ sở Bãi chôn rác tập trung huyện Ba Tri (nay gọi là Bãi rác An Hiệp)
thuộc ấp Giồng Ao, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tổng diện tích đất là
48.969,9 m2 thuộc thửa đất số 157 tờ bản đồ số 3 nay là thửa số 141, tờ bản đồ số 4.
+ Mở rộng cơ sở:
Công trình Bãi rác An Hiệp được mở rộng về phía Tây của Bãi rác hiện hữu,
trong phạm vi mặt bằng sẽ được địa phương được giải phóng đền bù, thuộc phạm
vi hành chính ấp Giồng Ao, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre với tổng diện
tích đất mở rộng là 30.430,5 m2 tọa lạc tại thửa 151, 175, 176 và một phần thửa
139, thuộc tờ bản đồ số 34. Có phạm vi ranh giới như sau:
 Phía Nam tiếp giáp sông Hàm Luông;
 Phía Đông tiếp giáp ao nuôi thuỷ sản của hộ dân;
 Phía Bắc tiếp giáp tuyến đê Sông Hàm Luông;
 Phía Tây tiếp giáp các ao nuôi trồng thuỷ sản.
Bãi rác cách trung tâm huyện khoảng 5km. Xung quanh khu vực công trình là
đất ruộng bị nhiễm mặn, một số ao nuôi thuỷ sản và cây tạp.
Qua khảo sát thực tế, đo đạc bản đồ địa chính khu vực dự án cho kết quả như
sau:
+ Khoảng cách từ bãi rác đến Ủy ban xã An Hiệp 2,5 km, Ủy ban xã An Đức

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 5
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

4,5 km, thị trấn Ba Tri > 5 km.


+ Khoảng cách từ bãi chôn lấp đến nhà dân gần nhất là dự án là 70m về
hướng Tây Bắc, cụm dân cư là hơn 100m về hướng Đông Nam.
+ Xung quanh bãi chôn lấp trong vòng bán kính 1km không có công trình
khai thác nước ngầm.
+ Vị trí cơ sở cách cống Mương Đào thuộc phạm vi rạch Mương Đào 450m
về hướng Đông Bắc. Vị trí cơ sở nằm phía ngoài cống.
Hiện trạng khu vực dự kiến mở rộng chủ yếu là ao nuôi trồng thuỷ sản, chủ sử
hữu đang ngưng hoạt động sản xuất, khai thác.

Diện tích hiện hữu


1
15 16
14
13

12
11
2
3
4
10 5
Diện tích mở
rộng 9 8 6
7
Sông Hàm Luông

Hình 1. 1. Sơ đồ vị trí của cơ sở


Tọa độ cơ sở:
Bảng 1. 1. Toạ độ vị trí dự án
Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105°45’ múi 3°
Điểm
X Y
1 1107407,44 589564,29
2 1107127,87 589655,30

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 6
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105°45’ múi 3°


Điểm
X Y
3 1107116,41 589611,80
4 1107057,27 589629,91
5 1107049,33 589597,41
6 1106954,63 588634,33
7 1106938,21 588590,46
8 1106954,70 588577,58
9 1107031,75 588452,40
10 1107211,25 588399,85
11 1107285,42 588366,89
12 1107301,79 588410,68
13 1107350,78 588392,21
14 1107356,75 588421,78
15 1107270,77 587880,32
16 1107354,59 587875,18
Tổng hợp diện tích sử dụng đất như sau:
Bảng 1. 2. Thống kế diện tích sử dụng đất của cơ sở
Giấy tờ đất
STT Diện tích (m2) Ghi chú
Số thửa Số tờ
1 141 34 48.969 Hiện hữu
2 151 34 3.710 Mở rộng
3 175 34 2.774 Mở rộng
4 176 34 21.359 Mở rộng
1 phần Mở rộng
5 34 2.650
thửa 139
Tổng cộng 79.426
Khi cơ sở đầu tư Khu 8 (giai đoạn 3), chủ cơ sở xây dựng Khu chôn lấp 8
cùng hệ thống thu gom nước rỉ rác về ao chứa nước thải tại khu 8. Ao chứa nước rỉ
rác tại khu 8 chỉ tiếp nước nước rỉ rác của Khu chôn lấp 8. Nước thải từ ao chứa
nước rỉ rác khu 8 sẽ được bơm về ao chứa nước rỉ rác khu 9.
Theo kế hoạch mở rộng, chủ cơ sở sẽ mở rộng khu chôn lấp Khu 10, 11. Chủ
cơ sở bố trí đường ống thu gom nước rỉ rác về ao chứa nước thải tại khu 9. Ao chứa
nước rỉ rác tại khu 9 chỉ tiếp nước nước rỉ rác của Khu chôn lấp 10, 11. Do thiếu
kinh phí đầu tư, Công trình hệ thống xử lý nước thải của cơ sở sẽ được đầu tư giai
đoạn sau.
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan
ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 7
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

đến môi trường, phê duyệt dự án:


+ Công văn số 3323/UBND-TCĐT của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ngày
27/2/2012 về việc phê duyệt chủ trương lập dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp bãi rác
các huyện Ba Tri, Bình Đại và huyện Thạnh Phú.
+ Quyết định số 1084/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ngày
08/6/2015 về việc phê duyệt lại Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Nâng
cấp, cải tạo bãi rác các huyện Ba Tri.
+ Quyết định số 2807/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ngày
29/12/2015 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án
Nâng cấp, cải tạo bãi rác huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre.
+ Quyết định số 2020/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ngày
31/8/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công
trình Nâng cấp, cải tạo bãi rác các huyện Ba Tri.
+ Quyết định số 306/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân huyện Ba Tri ngày
15/02/2023 về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật và kế hoạch lựa chọn nhà
thầu Công trình: Đào ao chôn lấp và nâng cấp hàng rào (giai đoạn 03).
+ Quyết định số 139/QĐ-SXD của Sở Xây dựng ngày 30/5/2023 về việc phê
duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình: Mở rộng bãi rác An Hiệp, huyện Ba
Tri.
+ Quyết định số 418/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ngày
08/3/2023 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Mở rộng bãi rác An Hiệp,
huyện Ba Tri.
- Quy mô cơ sở giai đoạn mở rộng: Căn cứ khoản 2, Điều 10 của Luật đầu tư
công; Quy mô của cơ sở: nhóm C.
Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư: Cơ sở được phân loại dự án
đầu tư nhóm II.
+ Căn cứ điểm a, khoản 4, Điều 28; khoản 1, khoản 2, Điều 39; điểm a, khoản
3, Điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường.
+ Căn cứ số thứ tự 9, mục II, cột số 4 của Phụ lục II – Phụ lục của Nghị định
08/2022/NĐ-CP.
+ Căn cứ mục 1, STT I của Phụ lục IV – Phụ lục của Nghị định 08/2022/NĐ-
CP.
Chủ cơ sở tiến hành lập báo cáo đề xuất Giấy phép môi trường của cơ sở “Bãi
rác An Hiệp, huyện Ba Tri” theo hướng dẫn Phụ lục X của Nghị định
08/2022/NĐ-CP.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 8
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ


3.1. Công suất hoạt động của cơ sở:
- Diện tích: Bãi chôn rác tập trung huyện Ba Tri được phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường của dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo
Quyết định số 2807/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 với tổng diện tích sau khi nâng
cấp, cải tạo 53.155m2 thuộc thửa đất số 157 tờ bản đồ số 3. Diện tích đất hiện tại của
Bãi rác An Hiệp huyện Ba Tri khoảng 4,8ha (phần đất còn lại được sử dụng đường đê
sông Hàm Luông. Cơ sở đang triển khai dự án mở rộng diện tích khoảng 3,04ha (dự
kiến hoàn thành vào cuối năm 2023). Tổng diện tích cơ sở khoảng 7,94 ha.
- Quy mô công trình: nhỏ. Theo quy định của Bảng 1 - TCVN 6696:2009, bãi
chôn lấp có diện tích <10 ha, được xếp loại bãi chôn lấp quy mô nhỏ.
Theo báo cáo ĐTM đã được đã được phê duyệt, cơ sở đầu tư 6 ô chôn lấp rác với
tổng diện tích 19.815 m2, chiều cao hố chôn lấp là 3,82m (chiều cao đỉnh ao chôn
lấp khi phủ mặt – chiều cao đáy ao). Cơ sở đã tiến hành đóng của các Khu 1, 4, 6
và đang tiến hành tiếp nhận rác ở các khu 2, 3, 5. Các khu chôn lấp có diện tích từ
3.045 – 3.585 m2. Khoảng cách giữa các khu chôn lấp là 5m.
Tuy nhiên, từ tháng 10/2022, do phải tiếp nhận lượng rác khá lớn từ địa bàn
thành phố Bến Tre và một phần của huyện Châu Thành khối lượng rác tiếp nhận từ
50 tấn/ngày lên 160 tấn/ngày), tăng gấp 3,2 lần.
Theo Quyết định số 306/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri ngày
15/02/2023, tháng 3/2023, cơ sở triển khai đào Khu 8 và ao chứa nước rỉ rác cho
Khu 8 và các hạng mục công trình khác với quy mô:
+ Khu 8 được đào có diện tích 7.081 m2, cao độ đỉnh chôn lấp +4,5m, cao đáy
chôn lấp -0,9m.
+ Ao chứa nước rỉ rác (gần Khu 8): có diện tích 871 m2, cao độ bờ bao +2,5m,
cao đáy -0,8m.
Tháng 3/2023, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương mở rộng cơ sở với quy mô:
+ Khu 10 được đào có diện tích 6.771 m2, cao độ đỉnh chôn lấp +4,5m, cao
đáy chôn lấp -0,8m.
+ Khu 11 được đào có diện tích 6.553 m2, cao độ đỉnh chôn lấp +4,5m, cao
đáy chôn lấp -0,8m.
+ Xây dựng ao chứa nước rỉ rác (Khu 9): có diện tích 2.700 m2, cao độ bờ bao
+3m, cao đáy -0,8m.
 Quy mô chôn lấp:

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 9
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Bảng 1. 3. Quy mô hoạt động của cơ sở

Diện tích (m2) Thể tích tiếp nhận (m3)


Khu
ĐTM đã Hiện ĐTM đã Hiện Hiện trạng hoạt
STT tiếp
được phê trạng được phê trạng đầu động
nhận
duyệt đầu tư duyệt tư
- Hiện trạng đã
1 Khu 1 3.585 3.137 12.949
đóng cửa
- Hiện trạng đã
2 Khu 2 3.045 3.487 16.163
đóng cửa
- Hiện trạng đã
3 Khu 3 3.120 3.771 17.563
đóng cửa
- Hiện trạng đã
4 Khu 4 3.270 3.559 16.949
đóng cửa
- Hiện trạng đã
5 Khu 5 3.360 3.138,98 13.000
đóng cửa
- Hiện trạng đã
6 Khu 6 3.435 7.781,6 35.000
đóng cửa
Chuẩn bị tiếp
7 Khu 8 - 7.081 - 35.000 nhận rác (tháng
8/2023)
Đầu tư trong giai
8 Khu 10 - 6.777 - 29.315
đoạn mở rộng
Đầu tư trong giai
9 Khu 11 - 6.553 - 28.400
đoạn mở rộng
Tổng cộng 19.815 45.286 204.339
Thời điểm hiện tại, các khu 2, 3, 5 chuẩn bị đầy và tiến hành đóng cửa. Tuy
nhiên, do lượng rác phát sinh hàng ngày quá lớn và khu 8 chưa hoàn thiện (dự kiến
hoàn thiện là tháng 8/2023) nên lượng rác tạm thời được chứa tiếp tại các khu 2, 3,
5 chờ khu 8 hoàn thiện.
Tỷ trọng rác sau khi đầm nén đạt 0,8 tấn/m3 thì Khối lượng rác tiếp của cơ sở
sau khi mở rộng được tính theo công thức M = tỷ trọng rác x Vr = 163.471,2 tấn.
Bảng 1. 4. Khả năng tiếp nhận rác của cơ sở
Thể tích tiếp Thời gian
Thể tích Tỷ lệ
Diện tích nhận có thể tiếp nhận
Hạng mục tiếp nhận lấp đầy
(m2) tiếp nhận (ngày)
(m3) (%)
(m3)
Khu 1 3.137 12.949 100 0 0
Khu 4 3.559 16.949 100 0 0
Khu 6 7.781,6 35.000 100 0 0
Khu 2 3.487 16.163 100 0 0
ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 10
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Thể tích tiếp Thời gian


Thể tích Tỷ lệ
Diện tích nhận có thể tiếp nhận
Hạng mục tiếp nhận lấp đầy
(m2) tiếp nhận (ngày)
(m3) (%)
(m3)
Khu 3 3.771 17.563 100 0 0
Khu 5 3.138,98 13.000 100 0 0
Khu 8 7.081 35.000 0 35.000 91
Khu 10 6.777 29.315 0 29.315 76
Khu 11 6.553 28.400 0 28.400 74
Tổng cộng 81.823,04 241
Thời gian sử dụng
T=Wxn/(WnămxK) trong đó :
+ T: thời gian sử dụng bãi chôn lấp ( năm )
+ W: dung tích chứa rác
+ n : là số lượng bãi chôn lấp, n=1
+ Wnăm : lượng rác xả trong một năm, Wnăm = 69.523,6 m³/năm
+ K: hệ số dầm nén của rác , k=0,5
Với khối lượng rác tiếp nhận mỗi ngày tại cơ sở 160 tấn/ngày. Khả năng tiếp
nhận của cơ sở 241 ngày.
3.2. Công nghệ hoạt động của cơ sở
 Nguồn phát sinh rác thải
Chất thải rắn cơ sở tiếp nhận gồm các loại: bãi rác Ba Tri chỉ tiếp nhận rác thải
sinh hoạt và rác thải công nghiệp thông thường không tiếp nhận và chôn lấp chất
thải rắn y tế và chất thải nguy hại.
 Thành phần rác thải:
Thành phần và đặc tính chất thải rắn tại khu vực thu gom chất thải: tham khảo
thành phần và đặc tính rác thải sinh hoạt trong Đề tài Đánh giá Hiện trạng và đề
xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre. Kết quả kết quả phân loại như sau:
Bảng 1. 5. Kết quả phân loại thành phần rác thải
STT Loại rác thải Tỷ lệ
1 Cơm, thức ăn thừa 10,96
2 Rau, củ 7,51
3 Lá cây 10,23
4 Vỏ trái cây 6,26

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 11
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

STT Loại rác thải Tỷ lệ


5 Thành phần hữu cơ khác 12,90
6 Tro, than 4,66
7 Nylon 9,48
8 Nhựa 9,84
9 Gạch ngói 5,60
10 Kim loại 1,80
11 Giấy 2,50
12 Thủy tinh 8,73
13 Vải 3,90
14 Đất, cát 5,63
Nguồn: Đề tài Đánh giá Hiện trạng và đề xuất giải pháp Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, 2019.
Đặc tính CTR: CTR sinh hoạt phát sinh chủ yếu ở các khu buôn bán như chợ,
cơ sở dịch vụ ăn uống và dân cư...Thành phần CTR chủ yếu là thực phẩm thừa, rác
vườn, nylon và nhựa.
+ Chất thải thực phẩm: chủ yếu là thực phẩm thừa, rau củ hư hỏng, vỏ trái
cây… chiếm khối lượng đáng kể 37,6% khối lượng rác thải được phân loại. Đây là
thành phần tạo độ ẩm của CTR.
+ Rác vườn: chủ yếu là cành cây, lá cây, chiếm khối lượng 10,23% và có khả
năng tăng trong thời gian tới do quá trình đô thị hóa, người dân không còn thu gom
để đốt mà sẽ thu gom, đổ cùng rác thải sinh hoạt hằng ngày.
+ Nylon và nhựa: với khối lượng chiếm 19,32% với tốc độ và xu hướng phát
triển nhanh, ngành công nghiệp đóng gói, nhựa là gia tăng khối lượng nylon và
nhựa trong CTR.
 Tình hình thu gom rác thải
Theo Báo cáo ĐTM của dự án “Nâng cấp, cải tạo bãi rác huyện Ba Tri tỉnh
Bến Tre”, cơ sở tiếp nhận rác thải trên địa bàn huyện Ba Tri.
Tuy nhiên, Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre phải tạm dừng hoạt động kể từ
ngày 20/10/2022 để khắc phục các vi phạm về bảo vệ môi trường. Lượng rác thải
phát sinh của thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành phải vận chuyển về Bãi rác
An Hiệp, huyện Ba Tri để xử lý tạm thời bằng biện pháp chôn lấp trực tiếp.
Trên cơ sở kết quả thu thập và khảo sát được, tình hình thực tế, khả năng tổ
chức và nguồn vốn đầu tư thì phương án vận hành xử lý rác thải sau khi thu gom
trong khu vực thị trấn và các xã lân cận có thể đề xuất như sau:

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 12
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

 Quy trình hoạt động


Rác thải tập kết

Đơn vị thu gom Mùi hôi,


nước rỉ rác

Bãi rác

Phân loại Phế liệu

Mùi hôi,
Hố chôn lấp đã Bố trí thu gom
khí thải, nước
chuẩn bị lớp đáy nước rỉ rác
rỉ rác

Thực hiện lớp phủ Bố trí thu gom


Thu gom khí
bề mặt nước rỉ rác

Hình 1. 2. Sơ đồ thu gom, xử lý rác


Thuyết minh quy trình:
Rác thải sẽ được các đơn vị thu gom vận chuyển về bãi rác. Các xe vận
chuyển sẽ tiến hành đổ rác trên tiến đường nội bộ gần tiếp giáp các Khu chôn lấp.
Bên trong bãi rác, có 10 người lao động địa phương tiến hành thu gom rác tái chế
để có thể bán phế liệu. Đây là người dân tại địa phương vào cơ sở thu gom không
phải người công nhân làm việc tại cơ sở.
Rác thải sẽ được các đơn vị thu gom vận chuyển về bãi rác. Các xe vận
chuyển sẽ tiến hành đổ rác trên tiến đường nội bộ gần tiếp giáp các Khu chôn lấp
có thể tiếp nhận rác.
Công nhân sẽ tiến hành phun xịt côn trùng, khử mùi hôi cho lượng rác vừa
tiếp nhận.
- Xử lý mùi hôi: thường xuyên phun xịt hóa chất khử mùi hôi với tần suất 02
lần/ngày (vào buổi sáng và buổi chiều); sử dụng hóa chất có tên thương mại là
BipfixSoc-E (xuất xứ từ Mỹ) với tỷ lệ pha chế: 0,5 lít hóa chất với 80 lít nước.
- Xử lý ruồi và côn trùng: tần suất phun xịt từ 4 – 5 ngày sẽ thực hiện phun xịt
2 lần vào buổi sáng và buổi chiều; sử dụng hóa chất có tên thương mại là
ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 13
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Permecide 50EC (đây là nhóm thuốc trừ sâu thuộc cúc tổng hợp) với tỷ lệ pha chế:
0,5 lít hóa chất với 40 lít nước.
- Ngoài ra, đơn vị vận hành bãi rác còn sử dụng vôi để hạn chế mùi hôi và côn
trùng trong bãi rác.
Toàn bộ lượng rác được vận chuyển về sẽ được phun chế phẩm sinh học để xử
lý mùi hôi. Chất thải phải được chôn lấp thành các lớp riêng rẽ và ngăn cách nhau
bằng các lớp đất phủ.
- Chất thải sau khi được tiếp nhận chôn lấp được san ủi từ các đống thành bãi
phẳng và đầm nén để xe vận chuyển có thể liên tiếp vào đổ rác.
- San ủi đầm nén ổn định mặt rác ngay trong ngày tạo thành các lớp rác chặt
(đạt tỷ trọng 0,8 tấn/m3) với độ dày 60 cm.
- Tiến hành phủ lấp đất trung gian trên bề mặt rác khi rác đã được đầm chặt
(theo các lớp) với chiều dầy lớp đất phủ phải đạt 20 cm. Đất phủ phải có thành
phần hạt sét > 30%, đủ ẩm để dễ đầm nén. Lượng đất này được tìm mua theo đúng
yêu cầu kỹ thuật và được đem về từ bên ngoài vào cơ sở.
Khi khu chứa rác đầy, không thể tiếp nhận CTR, tiến hành đóng cửa bãi rác.
Thực hiện lớp phủ bề mặt: phủ lớp HDPE, sau đó tiến hành phủ lớp đất phủ trên
cùng có hàm lượng sét > 30%, đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn và được đầm nén cẩn
thận, chiều dày lớn hơn hoặc bằng 60 cm. Độ dốc từ chân đến đỉnh bãi tăng dần từ
3 đến 5 %, luôn đảm bảo thoát nước tốt và không trượt lở, sụt lún, sau đó:
- Phủ lớp đệm bằng đất có thành phần phổ biến là cát dày từ 50 cm đến 60 cm.
- Phủ lớp đất trồng (lớp đất thổ nhưỡng) dày từ 20 cm đến 30 cm.
- Trồng cỏ và cây xanh.
Tại cơ sở các khu đã đầy đã tiến thực hiện lớp phủ bề mặt. Tại các khu đang
tiếp nhận rác thải, đơn vị quản lý sử dụng lượng đất đào trong quá trình thi công
khu 8, 10, 11 sử dung thay thế đất phủ trong quá trình chôn lấp rác thải.
Rác sau khi được phun xịt hóa chất, công nhân sẽ tiến hành sử dụng Kobe,
máy xúc để vận chuyển rác đến vị trí chôn lấp. Đáy khu chôn lấp lót đáy bằng
HPDE và và có bố trí hệ thống thu gom nước rỉ rác. Khi độ cao rác tại ô chôn lấp
đạt theo thiết kế của cơ sở sẽ thực hiện hoàn thành lớp phủ bề mặt (đắp đất đầm
nén, trải HDPE, hoàn thiện hệ thống xử lý khí). Tại các khu chôn lấp có bố trí hệ
thống thu gom kho khí, hệ thống thu gom nước rỉ rác và hệ thống chống sét.
3.3. Sản phẩm của cơ sở
Đầu tư xây dựng mở rộng bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh đáp ứng kỹ thuật quốc
gia về môi trường nhằm giải quyết cấp bách trong công ty quản lý, xử lý rác thải về
vệ sinh môi trường; phần rác thải được xử lý triệt để, giảm tối đa các chất nguy hại

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 14
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

đối với môi trường đất, nước, không khí góp phần bảo vệ sức khoẻ người dân, môi
trường bền vững.
4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU (LOẠI PHẾ LIỆU,
MÃ HS, KHỐI LƯỢNG PHẾ LIỆU DỰ KIẾN NHẬP KHẨU), ĐIỆN NĂNG,
HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ
Máy móc, thiết bị
Bảng 1. 6. Máy móc, thiết bị trong quá trình hoạt động
Tình trạng
STT Tên máy móc, thiết bị Đơn vị Số lượng Xuất xứ đưa vào sử
dụng
1 Xe Kobe Chiếc 02 Đài Loan 80%
2 Xe ủi Chiếc 01 Đài Loan 75%
3 Máy bơm nước PCCC 3Hp Chiếc 01 Nhật 80%
4 Máy phun xịt hoá chất 0,5Hp Chiếc 01 Nhật 80%
5 Trạm cân Chiếc 01 Trung Quốc 80%
6 Xe ép rác 5 tấn Chiếc 02 Việt Nam 100%
Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng
Bảng 1. 7. Nguyên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động
Nguyên, vật liệu, hóa
STT chất Khối lượng/năm Mục đích sử dụng

1 Rác thải 58.400 Nguyên liệu


2 Vôi bột 365 Hạn chế mùi hôi và côn trùng
3 Bipfix Soc-E 182,5 kg Xử lý mùi
4 Permecide 50 EC 45,6 kg Xử lý côn trùng
5 EM Bokashi 803 kg Bổ sung quá trình chôn lấp rác
6 Đất phủ 51.100 m2 Sử dụng phủ bề mặt
Nguồn cung cấp nước: sử dụng nguồn nước cấp nước sạch tại địa phương với
nhu cầu sử dụng:
Bảng 1. 8. Tiêu chuẩn sử dụng nước của cơ sở
Tiêu chuẩn Lượng nước cấp
STT Nguồn phát sinh Số lượng
cấp nước (m3/ngày)
60
1 Sinh hoạt công nhân 10 người 0,6
lít/người/ngày

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 15
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Tiêu chuẩn Lượng nước cấp


STT Nguồn phát sinh Số lượng
cấp nước (m3/ngày)
Nước cấp cho quá
2 trình khử mùi, xử lý Theo thực tế 0,12
ruồi và côn trùng
3 Nước tưới cây 5.869 m2 3 lít/ngày/m2 17,6
Tổng 18,32
Ghi chú:
+ Nước cấp cho vệ sinh của công nhân viên: Theo QCVN 01:2021/BXD –
Quy chuẫn kỷ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng, lượng nước cấp sử dụng cho
người dân tại khu vực nông thôn là 60 lít/người/ngày.
+ Nước cấp cho tưới cây: diện tích cây xanh sau khi mở rộng tại cơ sở 1.909
m . Nước sử dụng cho tưới cây: QCVN 01:2021/BXD của Bộ Xây dựng thì Tiêu
2

chuẩn nước tưới cây bình quân 3 lít/m² cho một lần tưới : 5.869 m² x 3 lít/m²/lần =
17,6 m3/ngày.
+ Nước cấp PCCC: Hiện tại, cơ sở không có trang bị bình PCCC. Do khu vực
cơ sở gần sông Hàm Luông nên chỉ trang bị 01 máy bơm để phục vụ công tác
PCCC.
- Nguồn cung cấp điện: hoạt động cơ sở sử dụng điện phục vụ sinh hoạt. Nhu
cầu tiêu thụ điện trung bình 50 kW/tháng.
5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ
5.1. Vốn đầu tư cơ sở
+ Dự án Nâng cấp, cải tạo bãi rác huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre: 11.539 triệu
đồng.
+ Dự án Đào ao chôn lấp và nâng cấp hàng rào (giai đoạn 03): 2.989 triệu
đồng
+ Dự án Mở rộng bãi rác An Hiệp, huyện Ba Tri: 14.996 triệu đồng.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 16
Báo cáo đề xuất cấp GPMT của cơ sở “Bãi rác An Hiệp”

5.2. Các hạng mục công trình của cơ sở


Diện tích từng hạng mục công trình được thể hiện theo bảng sau
Bảng 1. 9. Diện tích các hạng mục công trình dự án
Báo cáo ĐTM đã được Dự kiến mở rộng (bao
Thực tế
phê duyệt gồm phần hiện hữu)
STT Hạng mục
Diện tích Diện tích Diện tích
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
(m2) (m2) (m2)
1 Diện tích ô chôn lấp 19.815,0 37,3 31.956,0 65,25 45.286,0 57,11
2 Mương thu nước rỉ rác 1.295,0 2,4 - - - -
3 Hàng rào 2.290,2 4,3 2.380,0 4,86 2.380,0 3,0
4 Cây xanh cách ly 10.651,8 20,0 233,0 0,48 5.869,0 7,40
5 Diện tích đường nội bộ 4.196,0 7,9 4.654,64 9,5 7.198,64 9,08
6 Diện tích đường đê 6.170,0 11,6 - - - -
Nhà bảo vệ (nhà điều hành),
7 109,0 0,2 207,36 0,42 207,36 0,26
nhà xe
Ao chứa nước rỉ rác (ao sinh
học hiện hữu: 3.000 m2 và ao
8 gần khu 8: 871 m2) 3.728,0 7 3.871,0 7,9 6.571,0 8,29
Ao chứa nước rỉ rác (khu 9:
2.700 m2)
10 Đất dự phòng/Đất trống 4.900 9,2 4.378,90 8,95 - -
Khu 12 (Nhà máy xử lý rác
11 - - - - 10.493,0 13,23
thải, Hệ thống XLNT)
Tổng diện tích 53.155 100,0 48.969,9 100 79.300,0 100

Đơn vị tư vấn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 0275.3511127 17
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Bảng 1. 10. Bảng thống kê sổ hạng mục công trình của cơ sở


Hạng mục
STT Quy mô Ghi chú
công trình
I HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH HIỆN TRẠNG
Hiện trạng đã
1 Khu 1 Diện tích thiết kế bãi chôn lấp: 3.137m²
đóng cửa
Hiện trạng đã
2 Khu 2 Diện tích thiết kế bãi chôn lấp: 3.487m²
đóng cửa
Hiện trạng đã
3 Khu 3 Diện tích thiết kế bãi chôn lấp: 3.771m²
đóng cửa
Hiện trạng đã
4 Khu 4 Diện tích thiết kế bãi chôn lấp: 3.559m²
đóng cửa
Diện tích thiết kế bãi chôn lấp: Hiện trạng đã
5 Khu 5
3.138,98m² đóng cửa
Diện tích thiết kế bãi chôn lấp: Hiện trạng đã
6 Khu 6
7.781,6m² đóng cửa
Hiện trạng đang
7 Khu 8 Diện tích thiết kế bãi chôn lấp: 7.081m²
tiếp nhận rác
Nhà điều hành, Đã đầu tư (giai
8 Diện tích thiết kế: 102,24m²
Trạm cân đoạn 3)
Đã đầu tư (giai
9 Nhà xe Diện tích thiết kế: 105,12m²
đoạn 3)
- Số lượng: 01
Hiện trạng cây
- Diện tích: 3.000m² thu gom nước rỉ rác
10 Ao sinh học tạp mọc rất
Khu 1, 2, 3, 4, 5, 6.
nhiều trong ao
- Độ sâu: 1m
- Hàng rào dài 290m: Tường rào xây kín
bằng gạch bê tông cốt liệu kích thước
100x190x390. tường bó nền, tường bảng Hiện trạng đang
11 Hàng rào tên, ốp cột sử dụng gạch đất nung; trụ đầu tư (giai
cổng ốp gạch ceramic; cửa đi bằng thép đoạn 3)
- Hàng rào dài: 186m Chiều cao 6m.
Khung lưới B40
- Diện tích 871 m2 thu gom nước rỉ rác
Khu 8
Ao chứa nước rỉ Hiện trạng đang
12 - Cao trình đáy ao -0,80m
rác đầu tư
- Cao trình bờ ao +2,50m
- Hệ số mái ao m=1,0
- Lắp đặt bổ sung 05 đèn led chiếu sáng
Đường nội bộ, sử dụng năng lượng mặt trời 150W trên
Đã đầu tư
13 chiếu sáng các trụ BTLT 8.5m
- Đường nội bộ
- Lắp đặt 03 hệ thống thu gom và thoát
Đã đầu tư
Hệ thống thu khi ống PVC Ø114mm
14
gom khí - Lắp đặt 3 ống thoát khí bằng ống Hiện trạng đang
nhựa PVC 168mm đặt trong ống đầu tư

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 18
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

PVC 315mm cho Khu 8


- 03 cột chống sét cao 10m Đã đầu tư
Hệ thống chống
15 Hiện trạng đang
sét - 03 cột chống sét cao 10m
đầu tư
II HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH MỞ RỘNG
- Phá dở đoạn
- Xây mới hàng rào bao quanh dài:
hàng rào giữa
711,50m
1 Hàng rào bãi rác cũ và
- Chiều cao 2,1m
phần mở rộng
- Kết cấu: Xây tường gạch, tô trát vữa
- Chưa đầu tư
- Đường trục chính kéo dài thêm 131,4m. - Mở rộng thêm
Trục xe 10 tấn. miệng bát tại vị
- Quy mô Bnền =5m, Bmặt=3,50m; cao trí đường nhánh
Đường nội bộ, trình đỉnh +2,50m; mái m=1,5; Kết cấu hiện hữu tao
2
chiếu sáng áo đường BTXM mác M.300. thuận lợi cho xe
- Lắp đặt bổ sung 06 đèn led chiếu sáng vận chuyển rác
sử dụng năng lượng mặt trời 150W trên ra, vào.
các trụ BTLT 8.5m cách nhau 37,5m. - Chưa đầu tư
- Diện tích: 2700 m².
- Diện tích đáy ao là 1382m²
- Cao trình đáy ao -0,80m.
- Cao trình bờ ao +3,00m.
- Hệ số mái ao m=1,5. - Đầu tư trong
Khu 9 /Ao chứa
3 - Chống thấm toàn bộ vách và đáy bằng giai đoạn mở
nước rỉ rác
vật liệu màng HDPE với chiều dày 1mm, rộng
bố trí hệ thống ống uPVC 114 và 90
để thu dẫn nước và 01 giếng thu nước tập
trung bằng BTCT.
Thể tích rác chôn lấp: 29.315 m³
Cao trình bãi chôn lấp tại đỉnh +4,50m. - Đầu tư trong
4 Khu 10 Cao trình đáy chôn lấp tại giữa ao - giai đoạn mở
0,80m rộng
Diện tích thiết kế bãi chôn lấp: 6.777 m²
- Đầu tư trong
giai đoạn mở
Thể tích rác chôn lấp: 28.400 m³
5 Khu 11 rộng/Phần đất
Diện tích thiết kế bãi chôn lấp: 6.553 m²
dự trữ
Chưa đầu tư
Khu 12 (Nhà
Phần đất dự trữ
6 máy xử lý rác Diện tích: 10.493 m²
Chưa đầu tư
thải; HTXLNT)
Giải pháp thiết kế:
Khu chôn lấp khu 8:
Ao chôn lấp khu 8 được thiết kế: đáy ao chôn lấp sâu hơn mặt đất tự nhiên
bình quân 1,50m, mái ao chôn m = 1,0, đáy ao lót màng chống thấm HDPE dày
1,0mm và dốc 1% về ống thu nước, xung quanh ao chôn lấp là bờ bao chắn rác.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 19
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

- Bờ bao bằng đất dính quy mô Bmặt = 2,0m, cao trình đỉnh +2,50m, mái
m=1,5; chiều dài 48,8m + 140,0m + 53,7m = 242,5m.
- Bờ bao bằng đất dính quy mô Bmặt = 5,0m, cao trình đỉnh +2,50m, mái
trong hố m=1,5, mái ngoài hố m=1,0; chiều dài 31,7m.
- Hệ thống thu gom nước rỉ rác: bao gồm hệ thống lót đáy (màng chống
thấm HDPE dày 1,0mm), tuyến ống được bố trí nằm cặp theo bờ bao bằng ống
PVC ϕ 250mm; hố thu nước rỉ bằng bê tông cốt thép, kích thước ϕ 1,2m, chiều
cao hố ga 5,70m, tổng cộng 01 hố ga. Sau khi xây dựng HTXLNT, nước thải sẽ
được đầu nối về hố ga 2 để xử lý nước thải.
- Hệ thống thu gom khí ga: để thu khí ga trong quá trình vận hành, các khí
sinh ra bao gồm. Các khí chính bao bồm: NH3, CH4, CO2, H2S, H2, O2, N2; Hệ
thống thu khí bao gồm các giếng thu khí và hệ thống ống dẫn khí thoát ra bên
ngoài; Quy mô 03 giếng thu gom và thoát khí, giếng thu khí đứng gồm một ống
thu khí có đường kính bằng 168mm bằng ống PVC đặt trong ống PVC có đường
kính 315mm. Khoảng trống giữa 02 ống được chèn đá 1x2. Một phần hai bên
dưới của ống thu khí được đục lỗ, chiều dài còn lại của ống thu khí không được
đục lỗ.
- Hình Cắt ngang ao chôn lấp khu 8 được đính kèm ở phần Phụ lục.
Khu chôn lấp khu 10:
Ao chôn lấp khu 10 được thiết kế: đáy ao chôn lấp sâu hơn mặt đất tự nhiên
bình quân 1,50m, mái ao chôn m = 1,0, đáy ao lót màng chống thấm HDPE dày
1,0mm và dốc 1% về ống thu nước, xung quanh ao chôn lấp là bờ bao chắn rác.
- Bờ bao bằng đất dính quy mô Bmặt = 2,0m, cao trình đỉnh +2,50m, mái
m=1,5; chiều dài 12,85m + 75,84m + 31,69m + 36,02m = 156,40m.
- Bờ bao bằng đất dính quy mô Bmặt = 5,0m, cao trình đỉnh +2,50m, mái
trong hố m=1,5, mái ngoài hố m=1,0; chiều dài 75,23m.
- Hệ thống thu gom nước rỉ rác: bao gồm hệ thống lót đáy (màng chống
thấm HDPE dày 1,0mm), 02 tuyến ống được bố trí nằm giữa đáy ao chôn lấp
bằng ống PVC ϕ 250mm có chiều dài 118m; hố thu nước rỉ bằng bê tông cốt
thép, kích thước Ø 1,2m, chiều cao hố ga 5,70m, ống HDPE ϕ 315mm dài
14,2m dẫn nước thải ra Hố ga 2 (ϕ 1,4m). Cơ sở lắp đặt đường ống nước chờ
dẫn nước rỉ rác từ Khu 11 về ao chôn lấp. Đường ống chờ gồm 02 hố ga ϕ 1,4m,
chiều cao hố ga 5,70m, đường ống ϕ 500mm dài 133,2m.
- Hệ thống thu gom khí ga: để thu khí ga trong quá trình vận hành, các khí
sinh ra bao gồm. Các khí chính bao bồm: NH3, CH4, CO2, H2S, H2, O2, N2; Hệ
thống thu khí bao gồm các giếng thu khí và hệ thống ống dẫn khí thoát ra bên
ngoài; Quy mô 04 giếng thu gom và thoát khí, giếng thu khí đứng gồm một ống
thu khí có đường kính bằng 168mm bằng ống PVC đặt trong ống PVC có đường
kính 315mm. Khoảng trống giữa 02 ống được chèn đá 1x2. Một phần hai bên
dưới của ống thu khí được đục lỗ, chiều dài còn lại của ống thu khí không được
đục lỗ.
Khu chôn lấp khu 11:
Ao chôn lấp khu 11 được thiết kế: đáy ao chôn lấp sâu hơn mặt đất tự nhiên

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 20
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

bình quân 1,50m, mái ao chôn m = 1,0, đáy ao lót màng chống thấm HDPE dày
1,0mm và dốc 1% về ống thu nước, xung quanh ao chôn lấp là bờ bao chắn rác.
- Bờ bao bằng đất dính quy mô Bmặt = 2,0m, cao trình đỉnh +2,50m, mái
m=1,5; chiều dài 307,76m.
- Bờ bao bằng đất dính quy mô Bmặt = 5,0m, cao trình đỉnh +2,50m, mái
trong hố m=1,5, mái ngoài hố m=1,0; chiều dài 125.76m.
- Hệ thống thu gom nước rỉ rác: bao gồm hệ thống lót đáy (màng chống
thấm HDPE dày 1,0mm), 02 tuyến ống được bố trí nằm giữa đáy ao chôn lấp
bằng ống PVC ϕ 250mm có chiều dài 75m; hố thu nước rỉ bằng bê tông cốt thép,
kích thước Ø 1,2m, chiều cao hố ga 5,70m, ống HDPE ϕ 315mm dài 15m dẫn
nước thải ra Hố ga lắp đặt đường ống nước chờ dẫn nước rỉ rác về ao chôn lấp.
- Hệ thống thu gom khí ga: để thu khí ga trong quá trình vận hành, các khí
sinh ra bao gồm. Các khí chính bao bồm: NH3, CH4, CO2, H2S, H2, O2, N2; Hệ
thống thu khí bao gồm các giếng thu khí và hệ thống ống dẫn khí thoát ra bên
ngoài; Quy mô 04 giếng thu gom và thoát khí, giếng thu khí đứng gồm một ống
thu khí có đường kính bằng 168mm bằng ống PVC đặt trong ống PVC có đường
kính 315mm. Khoảng trống giữa 02 ống được chèn đá 1x2. Một phần hai bên
dưới của ống thu khí được đục lỗ, chiều dài còn lại của ống thu khí không được
đục lỗ.
Ao chứa nước rỉ rác khu 8:
- Diện tích 871 m2 thu gom nước rỉ rác Khu 8.
- Cao trình đáy ao -0,80m.
- Cao trình bờ ao +2,50m.
- Hệ số mái ao m=1,0.
Ao chứa nước rỉ rác không bố trí màng HDPE. Bố trí 01 máy bơm chìm
phục vụ công tác tận hành.
Ao chứa nước rỉ rác khu 9:
- Diện tích: 2.700 m².
- Diện tích đáy ao là 1.382m²
- Cao trình đáy ao -0,80m.
- Cao trình bờ ao +3,00m.
- Hệ số mái ao m=1,5.
- Chống thấm toàn bộ vách và đáy bằng vật liệu màng HDPE với chiều dày
1mm, bố trí hệ thống ống uPVC 114 và 90 để thu dẫn nước và 01 giếng thu
nước tập trung bằng BTCT. Bố trí 01 máy bơm chìm phục vụ công tác tận
hành.
- Hình Cắt ngang ao chôn lấp khu 10, ao chúa nước rỉ rác khu 9 được đính
kèm ở phần Phụ lục.
Hệ thống xử lý nước tập trung 150 m3/ngày.đêm: Dự kiến xây dựng tại
khu 12.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 21
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

5.3. Tiến độ thực hiện


Tiến độ đầu tư các hạng mục công trình thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. 11. Tiến độ đầu tư các hạng mục công trình
Giai đoạn
Hạng mục xây dựng
Xây dựng Hoạt động Đóng cửa
Khu 1 x x x
Khu 2 x x x
Khu 3 x x x
Khu 4 x x x
Khu 5 x x x
Khu 6 x x x
Khu 8 Tháng 3 - 8/2023 Tháng 8 - 11/2023 Tháng 11/2023
Tháng 11/2023 -
Khu 10 Tháng 8 - 11/2023 Tháng 01/2024
01/2024
Khu 11 Tháng 11/2023 - 01/2024 Tháng 01 - 03/2024 Tháng 3/2024
Hệ thống xử lý nước
Tháng 01/2024 - 03/2024 Tháng 04/2024
thải tập trung
5.4. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
a) Tổ chức quản lý và thực hiện dự án trong giai đoạn thi công xây
dựng
Chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri giao cho Ban QLDA đầu tư
xây dựng huyện Ba Tri phối hợp đơn vị thi công, đơn vị giám sát tiến hành các
hạng mục công trình theo tiến độ đề ra.
b) Tổ chức quản lý và thực hiện dự án trong giai đoạn vận hành
Sau khi cơ sở hoàn thành, Ủy ban nhân dân huyện Ba Tri (trực tiếp quản
lý và sử dụng bãi rác là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cùng Ban Quản
lý Công trình Giao thông Đô thị và Vệ sinh môi trường huyện Ba Tri). Sơ đồ tổ
chức quản lý dự án giai đoạn vận hành như sau:
UBND huyện Ba Tri

Phòng Tài nguyên và Môi Ban Quản lý Công trình


trường Giao thông Đô thị và Vệ
sinh môi trường

Cán bộ môi trường Hoạt động Bãi chôn lấp Công nhân

Hình 1. 3. Sơ đồ tổ chức quản lý dự án giai đoạn vận hành


Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ban Quản lý Công trình Giao thông
Đô thị và Vệ sinh môi trường huyện Ba Tri được bố trí làm việc tại bãi rác
khoảng 05 người, gồm: 01 cán bộ quản lý điều hành của bộ phận vệ sinh môi
trường, 01 bảo vệ, 03 công nhân.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 22
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯƠNG

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
- Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh: Cơ sở
không nằm trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân
vùng môi trường. Khu vực hoạt động của cơ sở phù hợp với quy hoạch sử dụng
đất và thực trạng cấp bách về thu gom xử lý rác của tỉnh Bến Tre, cụ thể:
- Công văn số 6418/UBND-TCĐT ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bến Tre về việc khẩn trưởng thực hiện chuyển rác của tỉnh về
Bãi rác An Hiệp, huyện Ba Tri cử lý tạm thời.
- Phê duyệt chủ trương theo Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 08 tháng
3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre về việc phê duyệt chủ trương
Dự án Mở rộng bãi rác An Hiệp, huyện Ba Tri”.
- Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân huyện Ba Tri về việc phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà
thầu Gói thầu Tư vấn lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An
Hiệp.
- Quy hoạch số 770/QĐ-UBND ngày 13/4/2023 của UBND tỉnh Bến Tre
về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2023 huyện Ba Tri.
- Quy hoạch số 1163/QĐ-UBND ngày 31/5/2023 của UBND tỉnh Bến Tre
về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Ba Tri.
- Đối với phân vùng môi trường: Theo quyết định số 21/2017/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 03 năm 2017 của UBND tỉnh Bến Tre ban hành quy định phân
vùng môi trường các nguồn nước tiếp nhận nước thải trên địa bàn tỉnh Bến Tre,
nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là sông Hàm Luông. Sông Hàm Luông
chay qua địa phận của xã An Hiệp, huyện Ba Tri được sử dụng để cung cấp cho
tưới tiêu, giao thông tủy nên nằm trong phân vùng môi trường tương ứng với cột
B. Hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở sau khi xử lý đạt QCVN
25:2009/BTNMT cột B2, phù hợp với tiêu chí phân vùng môi trường theo quy
định.
2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
- Đối với môi trường không khí: Hoạt động của cơ sở chủ yếu phát sinh khí
thải từ phương tiện giao thông, khí gas từ hệ thống thu gom khí gas tại ao chôn
rác, mùi hôi,... Các nguồn thải này được kiểm soát bằng các biện pháp quản lý
nhằm hạn chế, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm phát sinh. Diện tích đất xung
quanh cơ sở rộng lớn, người dân sinh sống thưa thớt nên môi trường không khí
xung quanh khu vực cơ sở có khả năng tiếp nhận khí thải phát sinh khi cơ sở
hoạt động.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 23
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

- Đối với khả năng chịu tại của nguồn nước:


Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 2. 1. Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn
Quy chuẩn áp dụng
STT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 08-MT:2015/BTNMT
cột B1
1 BOD5 mg/l 15
2 Amoni mg/l 0,9
3 T.N mg/l -
4 COD mg/l 30
Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước thải tại cơ sở khi xả vào nguồn tiếp
nhận.
Bảng 2. 2. Giá trị giới hạn các thông số nước thải
Quy chuẩn áp dụng
STT Chỉ tiêu Đơn vị QCVN 25:2009/BTNMT cột
B2
1 BOD5 mg/l 50
2 Amoni mg/l 25
3 T.N mg/l 60
4 COD mg/l 300
Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt rạch Mương Đào thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 2. 3. Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt rạch Mương Đào và
sông Hàm Luông
Kết quả
STT Thông số Đơn vị Kênh
Cửa sông Hàm Luông
Mương Đào
1 pH - 6,67 7,02
2 BOD5 mg/l 10 23,0
3 COD mg/l 18 40,0
4 TSS mg/l 47,0 27,0
5 Amoni mg/l 0,09 0,17
6 Phosphat mg/l 0,07 0,10
7 Coliform MPN/100ml 2,1×104 2.400
8 DO mg/l 6,45 6,03
9 Nitrat mg/l 0,92 1,58
10 T.N mg/l 2,8 -

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 24
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Kết quả
STT Thông số Đơn vị Kênh
Cửa sông Hàm Luông
Mương Đào
11 T.P mg/l 0,08 -
Ghi chú: Kết quả sông Hàm Luông tham khảo kết quả quan trắc đợt 3/2023
của Báo cáo quan trắc chất lượng môi trường tỉnh Bến Tre.
Kết quả phân tích thông số chất lượng nước thải sau xử lý tại cơ sở như
sau: Do cơ sở chưa xây dựng HTXLNT nên báo cáo sẽ lấy nồng độ tối đa theo
QCVN 25:2009/BTNMT.
Nước thải phát sinh cao nhất theo công suất HTXLNT là 150 m3/ngày
(0,002 m/s), nước thải sau xử lý thoát ra sông Hàm Luông.
Để đánh giá khả năng nguồn nước sông Bến Tre có thể tiếp nhận được
thêm một lượng ô nhiễm nhất định mà vẫn đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm
trong nguồn nước không vượt quá giới hạn được quy định trong quy chuẩn thì
việc đánh giá khả năng tiếp nhận của nguồn nước được thực hiện theo phương
pháp đánh giá gián tiếp được hướng dẫn của Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy
định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông
hồ và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022, trình tự như sau:
Ltn = (Ltđ – Lnn– Ltt) × Fs + NPtd
a. Xác định tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt (Ltđ)
Ltđ = Cqc x Qs x 86,4
- Cqc (m3/s): Giá trị của thông số nước mặt theo quy chuẩn về chất lượng
nước mặt (mg/l).
- Qs (m3/s): Lưu lượng dòng chảy của đoạn rạch nhỏ nhất (828m3/s).
- 86,4: Hệ số chuyển đổi đơn vị thứ nguyên từ (m3/s)*(mg/l) sang kg/ngày.
Thông số BOD5 COD Amoni
Cqc 15 30 0,9
Qs 828 828 828
Ltđ 1.073.088,00 2.146.176,00 64.385,28
b. Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong
nguồn nước (Lnn)
Lnn = Cnn x Qs x 86,4
Cnn: Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt
Thông số BOD5 COD Amoni
Cnn 23 40 0,09
Qs 828 828 828
Lnn 1.645.401,60 2.861.568,00 6.438,53

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 25
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

c. Xác định tổng tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải
Ltt = Ct x Qt x 86,4
Ct: Kết quả phân tích thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải (lấy theo
QCVN 25:2009/BTNMT).
Qt: Lưu lượng lớn nhất của nguồn nước thải (0,002 m3/s).
Thông số BOD5 COD Amoni
Ct 50 300 25
Qt 0,002 0,002 0,002
Ltt 8,64 51,84 8,64
Khả năng tiếp nhận của nguồn nước:
Ltn = (Ltđ - Lnn - Ltt) × Fs+ NPtd
Fs :Hệ số an toàn 0,7≤Fs≤0,9 (chọn Fs = 0,8)
NPtd: tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến
đổi (chọn giá trị bằng 0).
Thông số BOD5 COD Amoni
Ltn = -457.857,79 -572.355,07 46.353,95
(kg/ngày) <0 <0 >0
Như vậy, nguồn nước vẫn còn khả năng tiếp nhận đối với các thông số
amoni, dùng cho cấp nước tưới tiêu, giao thông thủy. Như vậy, để hoạt động xả
thải của cơ sở phù hợp với khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước sông
Hàm Luông thì nước thải của cơ sở sẽ được xử lý đạt theo Quy chuẩn quy định
(QCVN 25:2009/BTNMT cột B2) đối với thông số amoni. Riêng thông số
BOD5 và COD thì phải xử lý đạt quy chuẩn qui định nhằm hạn chế tác động xấu
đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 26
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

CHƯƠNG III
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1. Thu gom, thoát nước mưa
Lưu lượng: Theo nguồn “Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
– Lê Trình, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1997” thì lưu lượng nước mưa
chảy tràn cao nhất được tính theo công thức: Qmax = 0,278 KIA (m3/s).
Trong đó:
A: tổng diện tích đất cơ sở (A = 79.300 – 6.571 = 72.729 m2, không tính
diện tích các ao sinh học).
I: Cường độ mưa trung bình cao nhất = 329 mm/tháng = 7,835 mm/giờ
(ước tính trung bình tháng mưa 21 ngày (vào mùa mưa), mỗi ngày 2 tiếng).
K: Hệ số chảy tràn = 0,3.
Qmax = 0,278 KIA = [0,278 x 0,3 x 7,835 x 72.729] /1.000 = 47,5 m3/s.
Như vậy tổng lượng mưa chảy tràn vào tháng mưa cao nhất trên toàn bộ
khu vực dự án là 47,5 m3/s.
Khi khu 8 đi vào hoạt động, do lượng nước mưa thấm vào khu 8 nên tổng
lượng mưa chảy tràn vào tháng mưa cao nhất trên toàn bộ khu vực cơ sở là 42,9
m3/s.
Khi khu 10 đi vào hoạt động, khu 8 đóng cửa, tổng lượng mưa chảy tràn
vào tháng mưa cao nhất trên toàn bộ khu vực cơ sở là 43,1 m3/s.
Khi khu 11 đi vào hoạt động, khu 8, khu 10 đóng cửa, tổng lượng mưa
chảy tràn vào tháng mưa cao nhất trên toàn bộ khu vực cơ sở là 43,1 m3/s.
Sơ đồ thu gom nước mưa chảy tràn:
- Đối với nước mưa chảy tràn qua khu vực đường nội bộ, nhà điều hành,
các khu chôn lấp đã đóng cửa, lượng nước mưa này sẽ được chảy tràn tự nhiên
và thấm vào đất.

Nước mưa - Chảy tràn tự nhiên


- Tự thấm

Hình 3. 1. Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa


- Đối với các ô chôn lấp mới (khu 8, 10, 11), nước mưa chảy tràn sẽ đi qua
phần rác đã được chôn lấp, hoà lẫn vào phần nước rỉ rác, do đó, lượng nước mưa
này được xem như nước rỉ rác và cần được xử lý.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 27
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

1.2. Thu gom, thoát nước thải


1.2.1. Công trình thu gom
a) Nước thải sinh hoạt
Với số lượng công nhân viên phục vụ tại bãi rác nhiều nhất khoảng 10
người, lượng nước thải phát sinh khoảng 0,6 m3/ngày. Loại nước thải này ô
nhiễm chủ yếu bởi chất cặn bã, các chất dinh dưỡng và vi sinh… Bãi rác có bố
trí nhà vệ sinh với hầm tự hoại 03 ngăn để xử lý nước thải.
Nước thải Bể tự hoại
Tự thấm vào đất
sinh hoạt 3 ngăn
Hình 3. 2. Quy trình thu gom nước thải sinh hoạt
Thông số bể tự hoại:
Bảng 3. 1. Thông số kỹ thuật cơ bản của bể tự hoại
Số Thể tích
Stt Hạng mục lượng thiết kế (m3)
1 Bể tự hoại 01 1,5
* Thông số hệ thống thu gom nước thải nhà vệ sinh:
- Vật liệu: Ống dẫn nước thải bằng PVC.
- Kích thước: ống dẫn nước thải có Ø114 mm.
b) Nước rỉ rác
- Theo đặc điểm và tính chất, nước rỉ rác được phân ra làm 2 loại:
+ Nước rác tươi (nước rỉ rác khi không có mưa).
+ Nước rác khi có nước mưa: nước mưa thấm qua bãi rác và hoà lẫn nước
rác.
- Theo đặc điểm hoạt động của bãi chôn lấp:
+ Nước rác phát sinh từ ô chôn lấp cũ, thành phần và tính chất loại nước
rác này phụ thuộc vào thời gian đã chôn lấp, mức độ phân huỷ các thành phần
hữu cơ trong bãi rác. Trong mùa nắng, lượng nước rỉ rác này rất thấp, khi đạt
giai đoạn ổn định hầu như không phát sinh nước rỉ rác.
+ Nước rác phát sinh từ các ô chôn lấp mới, chủ yếu khi trời có mưa.
Cơ sở mở rộng bao gồm khu 8, khu 10 và khu 11 với tổng diện tích
20.411 m2. Rác thải sẽ được đổ vào lần lượt từng khu và khi đầy sẽ tiến hành
đóng cửa và tiếp tục thải đổ vào các ô tiếp theo. Nước mưa chảy tràn sẽ chảy
vào ống thu gom được bố trí trên tuyến đường chính. Đối với nước rỉ rác sẽ
được thu gom vào hệ thống thu gom nước rỉ rác được đặt trong khu chôn lấp.
Lưu lượng nước rỉ rác được tính như sau:
Q = M(W1 – W2) + [P(1 – R) – E] * A

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 28
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

(Nguồn: quản lý và xử lý chất thải rắn, 2007 – PGS.TS Nguyễn Văn


Phước)
Trong đó:
Q: là lưu lượng nước rò rỉ sinh ra trong bãi rác (m3/ngày).
M: khối lượng rác trung bình ngày (tấn/ngày) (160 tấn/ngày lượng rác
ngày cao nhất).
W1: độ ẩm của rác trước khi nén (W1=60%).
W2: độ ẩm của rác sau khi nén (W2=30%).
P: lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất (15,67 mm/ngày =
0,01567m/ngày, lưu lượng mưa lớn nhất tháng 329 mm (Nguồn: Niên giám
thống kê, 2021), số ngày có mưa: 21 ngày).
R: hệ số thoát nước bề mặt, chọn R=0,15 (Bảng 7.6, sách Quản Lý Chất
Thải Rắn – Trần Hiếu Nhuệ).
E: lượng bốc hơi (lấy trung bình 3,2mm/ngày (=0,0032 mm/ngày).
A: diện tích chôn rác tiếp nhận nước mưa, theo thực tế bãi rác diện tích
chôn lấp mỗi ngày (khu 8: 7.081 m2; khu 10: 6.777 m2; khu 11: 6.553 m2).
Lượng nước mưa kèm theo nước rỉ rác tại các khu chôn rác như sau:
Qkhu 8 = 160 x (0,6 – 0,3) + (0,0,01567 x (1 – 0,15) – 0,0032) x 7.081 = 120
3
m /ngày.
Qkhu10 = 160 x (0,6 – 0,3) + (0,0,01567 x (1 – 0,15) – 0,0032) x 6.777 = 116
3
m /ngày.
Qkhu 11 = 160 x (0,6 – 0,3) + (0,0,01567 x (1 – 0,15) – 0,0032) x 6.553 =
114 m3/ngày.
Sơ đồ thu gom nước rỉ rác như sau:

Ống thu gom


nước rỉ rác
Nước mưa Hố ga
Ao chứa
chảy tràn nước rỉ rác

Ống thu
gom nước HTXLNT
mưa chảy 150 m3/ngày đêm
tràn
Hình 3. 3. Sơ đồ thu gom nước rỉ rác
- Đối với khu số 08:
+ Kích thước rãnh thoát nước tại khu 8: 2m x 242,5m.
+ Đường ống dẫn nước thải về hố ga (khu 10, 11): ống PVC D114 với tổng
chiều dài 245m.
- Đối với khu 10:

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 29
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

+ Đường ống thu gom nước rỉ rác trong ao chôn lấp: ống PVC D250 gồm
02 ống đặt song song nhau ở giữa ao chôn lấp, chiều dài 118m và đường ống
HDPE D315, chiều dài 14,2m với số lượng 01 ống đặt cuối ao chôn lấp dẫn
nước rỉ rác về hố ga.
- Đối với khu 11:
+ Đường ống thu gom nước rỉ rác trong ao chôn lấp: ống PVC D250 gồm
02 ống đặt song song nhau ở giữa ao chôn lấp, chiều dài 75m và đường ống
HDPE D315, chiều dài 15 m với số lượng 01 ống đặt cuối ao chôn lấp dẫn nước
rỉ rác về hố ga.
- Hệ thống thu gom ngoài khu chôn lấp (ao chôn lấp):
+ Hố ga: số lượng 03. Kích thước hố ga: ϕ 1,4m.
+ Đường ống thu gom nước mưa chảy tràn của khu 10 và khu 11: ống PVC
D500, chiều dài 133,2 m. Số lượng: 01 ống. Nước rỉ rác từ các ao chôn lấp (khu
10 và 11) theo đường ống dẫn chảy vào hố ga 2, Cơ sở bố trí đường ống thu
gom (PVC D500) nối 03 hố ga lại, nước thải sẽ tạm thời bơm từ hố ga về ao
chứa nước rỉ rác (khu 9).
Sau khi xây dựng HTXLNT thì nước thải từ hố ga được bơm dẫn về
HTXLNT để xử lý, khi đó khu 9 sẽ được sử dụng làm ao dự phòng sự cố cho
HTXLNT.
Bảng 3. 2. Thông số kỹ thuật cơ bản của công trình thu gom nước thải

Kích Chiều dài


Hạng mục Số
STT Đơn vị thước/thể (m) Kết cấu
công trình lượng
tích

I Hầm tự hoại Hầm 01 1,5m3 Bê tông

II Khu 8

Đường ống thu


1 Bộ 01 ⏀114 245m Nhựa PVC
gom nước thải

III Khu 10

Đường ống thu 238 m


1 Bộ 02 D250 Nhựa PVC
gom nước thải (118m/bộ)

Đường ống thu


2 Bộ 01 D315 14,2m HDPE
gom nước thải

IV Khu 11

Đường ống thu 150 m


1 Bộ 02 D250 Nhựa PVC
gom nước thải (75m/bộ)

2 Đường ống thu Bộ 01 D315 15 m HDPE

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 30
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

gom nước thải

V Hệ thống thu gom nước thải phía ngoài khu chôn lấp

Đường ống thu


1 Bộ 01 D500 66,6 m HDPE
gom nước thải

2 Hố ga Cái 03 ϕ 1,4m Bê tông

1.2.2. Công trình thoát nước thải


Nước thải sau xử lý theo đường ống nhựa PVC Ø90, thoát ra sông Hàm
Luông.
HTXLNT Đường PVC Ø90 Sông Hàm Luông

Hình 3. 4. Sơ đồ thoát nước thải


1.2.3. Điểm xả nước thải sau xử lý
Cửa xả: Nước thải từ sau xử lý theo đường ống nhựa PVC Ø90 thoát ra
sông Hàm Luông. Đường ống dài khoảng 130m, đặt âm xuống đất khoảng 20
cm và thoát ra sông Hàm Luông.
Tọa độ xả thải: X:1107027,04 - Y: 588453,48 (hệ tọa độ VN2000 kinh
tuyến trục 105°45’ múi 3°).
Nước thải sau xử lý đạt QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn, cột B2.
1.3. Xử lý nước thải
Các phương án quản lý nước rò rỉ
Quản lý nước rò rỉ là biện pháp cơ bản để chấm dứt khả năng làm ô nhiễm
tầng nước ngầm do nước rò rỉ từ bãi rác. Bãi rác có 2 phương án được sử dụng
để quản lý nước rò rỉ thu gom từ các ô chôn lấp là tuần hoàn nước rò rỉ và xử lý
nước rò rỉ.
- Tuần hoàn nước rò rỉ: Một trong những phương pháp có hiệu quả để xử
lý nước rò rỉ là thu gom và tuần hoàn nước rò rỉ trở lại bãi chôn lấp. Trong giai
đoạn đầu vận hành bãi chôn lấp, nước rò rỉ sẽ chứa một lượng đáng kể các chất
hòa tan TDS (Total Dissolved Solid), BOD, COD và các chất dinh dưỡng. Khi
nước rò rỉ được tuần hoàn, các thành phần bị phân hủy dưới tác dụng của các vi
sinh vật có trong bãi rác thông qua các phản ứng hóa học và lý học xuất hiện
trong bãi chôn lấp. Theo đánh giá nước rỉ rác ở trên, lượng nước rỉ rác phát sinh
dao động từ 114 – 120 m3/ngày đêm vào mùa mưa, vào mùa khô lượng nước có
thể thấp hơn rất nhiều, sau khi đóng bãi rác này thì lượng nước thải sẽ giảm dần
đến giai đoạn ổn định lượng nước rỉ rất ít. Mặt khác để đảm bảo nước rỉ rác
không tăng lưu lượng đột ngột do trời mưa, Chủ cơ sở có biện pháp che chắn,
đắp gờ cao tại các ao mương thu gom nước rỉ để hạn chế nước mưa.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 31
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

- Xử lý nước rỉ rác: Nước thải rỉ ra từ rác không được xử lý sẽ gây ảnh


hưởng tới môi trường rất lớn do chứa rất nhiều hàm lượng chất hữu cơ, kim loại
nặng, chất rắn lơ lửng, vi trùng gây bệnh… do vậy cần sẽ xử lý trước khi thải ra
môi trường. Việc thiết kế hệ thống xử lý nước rỉ rác căn cứ vào:
+ Tính chất và lưu lượng nước thải.
+ Chế độ thải.
+ Yêu cầu làm sạch.
+ Nguồn kinh phí đầu tư.
Do đó cần xây dựng hệ thống xử lý nước rỉ rác với công suất 150 m3/ngày
đêm để xử lý hết lượng nước thải phát sinh trong quá trình hoạt động, quy trình
xử lý nước thải như sau:

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 32
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Nước rỉ rác

Hồ điều hòa 1

Vôi lỏng Bể phản ứng 1

Cặn vôi
Bể lắng 1

Tháp khử NH3

H2SO4,
Bể phản ứng 2
AlCl3
Bùn hóa lý
Polyme Bể phản ứng 3 Bể lắng 2

Bùn sinh học


Bể sinh học Bể sinh học Bùn sinh học
Bể lắng 3
thiếu khí 1,2 hiếu khí 1,2

H2SO4 Bùn hóa lý


FeCl2, H2O2 Phản ứng 4 Phản ứng 5
Bể tuyển nổi
Polyme (chỉnh pH) (Fenton)

Bể trung gian 1 Phản ứng 6 FeCl2

Bể điều hòa 2
Q = 200 m3/ngày
NaOH Bể phản ứng 7
AlCl3 Bùn hóa lý
Polyme Bể phản ứng 8 Bể lắng 4

Bùn sinh học Bùn sinh học


Cấp khí Bể sinh học
Bể lắng 5 Bể chứa bùn
hiếu khí 3

NaOCl, khử màu


Bể phản ứng 9
AlCl3
Polyme Bể phản ứng 10 Bể lắng 6 Bể nén bùn

Bể chứa
trung gian 2 Máy ép bùn
Q =10 m3/h
Lọc Nano Bánh bùn khô
Xả ra môi trường
Hồ hoàn thiện
Tái sử dụng

Hình 3. 5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 33
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Thuyết minh qui trình:


Nước thải từ các hồ chứa nước thải được bơm bơm lên bể điều hòa.
Bể điều hòa 1 - B01:
- Nước thải được điều hòa trong khoảng thời gian 21 tiếng để ổn định về
nồng độ và lưu lượng nước thải.
- Bể điều hòa được lắp 02 bơm nước thải (hoạt động luân phiên) để bơm
nước thải với lưu lượng lượng ổn định đến bồn phản ứng 1 - B02 thực hiện các
công đoạn tiếp theo.
Bể (bồn) phản ứng 1 - B02:
- Nước thải được nâng pH đến 11 bằng dung dịch vôi (hoặc xút 32%).
- Bồn phản ứng được lắp đặt máy khuấy trộn đều nước thải và xút để đạt
pH theo yêu cầu. Sau đó tự chảy qua bể lắng 1 - B03.
Bể lắng 1 - B03:
- Nước sau công đoạn nâng pH có chứa nhiều cặn được đưa vào bể lắng
hóa lý 1 để tách cặn ra khỏi nước thải. Nước trong được gom bằng hệ thống
máng tràn và tự chảy qua tháp khử Nitơ - B04.
- Bùn lắng sẽ được chuyển về bể nén bùn nhờ bơm P3.
Tháp khử Nitơ - B0a.A/B:
- Xử lý amoni NH3 bằng tháp khử khí (Air-Stripping): nước thải được nâng
pH đến 11 được dẫn qua bể lắng hóa lý 1 và được đưa vào tháp khử khí để loại
ammoni. Hiệu quả xử lý amoni đạt khoảng 90%, kim loại nặng 80% và đồng
thời COD cũng giảm khoảng 10-25% (khi nâng pH đến 11, một phần chất ô
nhiễm sẽ bị loại bỏ do kết tủa tại bể lắng). Nước sau xử lý: NH3~400 mg/l,
COD~3200 mg/l, pH~11.
- Tháp khử nitơ được lắp đặt 02 bơm nước thải tuần hoàn từ bể chứa lên
tháp khử nitơ.
Bể (bồn) phản ứng 2 (Ổn định pH và keo tụ - bồn phản ứng 2,3 -
B05/06):
- Ổn định pH và Keo tụ nước thải bằng axit, phàn sắt 2 và polyme để xử lý
các chất ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng và màu trong nước thải. Công đoạn này
có tác dụng hạn chế các chất độc có ảnh hưởng đến hệ sinh học phía sau. Nước
sau xử lý: NH3~400 mg/l, COD~2200 mg/l, pH~8.
- Bồn phản ứng được lắp đặt máy khuấy trộn đều nước thải và hóa chất
theo yêu cầu. Sau đó tự chảy qua bể lắng 2 - B07.
Xử lý sinh học thiếu khí 1 - hiếu khí 1 - thiếu khí 2 - hiếu khí 2 - lắng sinh
học 3:
Xử lý sinh học Thiếu khí-Hiếu khí nhiều bước để xử lý COD & nitơ. Hệ
thống loại nitơ sinh học dùng 2 quá trình: Nitrification và Denitrification. Để

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 34
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

duy trì hiệu quả xử lý nito, có thể bổ sung nguồn cacbon từ mật rỉ đường trong
công đoạn này. Hiệu quả xử lý ammonia > 90%, nitơ tổng khoảng ~ 90%, COD
khoảng 50%.
- Bể thiếu khí 1,2 - B08.A/B:
Trong bể thiếu khí hầu như không có oxy, giúp vi khuẩn phản nitrat sử
dụng nitrat như một thành phần nhận điện tử biến chúng thành nitơ.
Một lượng nước đáng kể (3 – 4 lần lưu lượng xử lý) từ bể oxy hóa (hiếu
khí) và một lượng sinh khối từ bể lắng thứ cấp được quay vòng về bể khử nitrat
cùng với nguồn nước thô, bể thiếu khí được khuấy trộn cơ học.
Tại đây xảy ra quá trình khử nitơ nhờ các vi sinh vật tồn tại trong nước thải
trong điều kiện thiếu khí.
Nước sau bể thiếu khí 1sẽ tự chảy sang bể hiếu khí số 1.
Nước sau bể thiếu khí 2 sẽ tự chảy sang bể hiếu khí số 2.
Bể thiếu khí 1,2 được lắp đặt 02 máy khuấy trộn chìm.
- Bể hiếu khí 1,2 - B09.A/B:
Trong bể hiếu khí còn diễn ra quá trình nitrat hóa tạo nitrit, nitrat (NO2,
NO3) đóng góp cho bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat, bể oxy hóa
được sục khí.
Nước thải ra khỏi bể hiếu khí 2 có hàm lượng bông bùn lơ lững lớn được
dẫn sang bể lắng sinh học -B10 để tách bùn.
Tại bể hiếu khí 1,2 được đặt 02 bơm tuần hoàn nội bộ hỗn hợp bùn – nước
với lưu lượng là 2Q sang bể thiếu khí 1,2.
- Bể lắng sinh học 3 - B10:
Tại bể lắng bùn hoạt tính sẽ được lắng xuống phía đáy còn nước sạch phía
trên được thu sang bể phản ứng 4 nhờ hệ thống máng răng cưa thu nước.
Bùn từ bể lắng sẽ được tuần hoàn với lưu lượng 1Q về bể thiếu khí nhằm
duy trì lượng bùn hoạt tính trong bể. Bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn.
Xử lý Fentol và tuyển nổi:
- Bể (bồn) phản ứng 4,5 - B11, B12.A/B:
Xử lý Fenton để loại bỏ các chất ô nhiễm khó phân hủy sinh học mà giai
đoạn sinh học bên trên không xử lý được.
Nước thải sau bể lắng tự chảy qua bể phản ứng 4 - B11. Tại đây nước thải
được chỉnh pH xuống 3-5 bằng axit để thự hiện phản ứng Fentol phía sau.
Sau quá trình fentol nước thải tự chảy qua bể tuyển nổi - B13.
Các bể phản ứng được lắp đặt máy khấy trộn.
- Bể tuyển nổi DAF - B13:
Thiết bị tuyển nổi: áp dụng công nghệ sử dụng khí xâm thực (không dùng

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 35
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

bồn tích áp) - sử dụng air daf pump để tạo bọt khí có kích thước rất nhỏ phục vụ
cho công đoạn tuyển nổi.
Nước sau tuyển nổi tự chảy qua ngăn phản ứng của bể B14.
Bùn sau quá trình tuyển nổi được giàn gạt bọt loại bỏ sang bồn chứa bùn.
Bùn từ đây được bơm về bể nén bùn - B28.
Bể tuyển nổi được lắp đặt bơm tuyển nổi.
- Bể (bồn) phản ứng 6 - B14/B15:
Nước sau bể tuyển nổi được trộn đều hóa chất phèn sắt II tại ngăn khuấy
trộn sau đó tự chảy về bể phản ứng 6 – B14/B15 để loại hoàn toàn H2O2 còn dư
trong nước thải.
Bể điều hòa 2 - B16:
Nước thải được điều hòa trong khoảng thời gian 36 tiếng để ổn định về
nồng độ và lưu lượng nước thải.
Bể điều hòa được lắp 02 bơm nước thải (hoạt động luân phiên) để bơm
nước thải với lưu lượng ổn định đến bồn phản ứng 7 - B17 thực hiện các công
đoạn tiếp theo.
Bể (bồn) phản ứng 7 (Ổn định pH, keo tụ/bông tụ và lắng- B17, B18,
B19):
Ổn định pH và Keo tụ/bông tụ nước thải để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ, kim
loại nặng và màu trong nước thải. Công đoạn này có tác dụng loại bỏ một phần
các chất ô nhiễm & hạn chế các chất độc có ảnh hưởng đến hệ sinh học phía sau.
Nước thải được nâng pH đến giá trị 6,5 - 7,5 để thực hiện các quá trình keo
tụ/bông tụ.
Bồn phản ứng được lắp đặt máy khuấy trộn đều nước thải và hóa chất axit,
phèn sắt II và polyme để thực hiện quá trình keo tụ/bông tụ. Sau đó tự chảy qua
bể lắng 4 - B19.
Nước sau công đoạn keo tụ/bông tụ có chứa nhiều cặn được đưa vào bể
lắng 4 để tách cặn ra khỏi nước thải. Nước trong được gom bằng hệ thống máng
tràn và tự chảy vào bể sinh học hiếu khí B20.
Bùn lắng sẽ được chuyển về bể nén bùn nhờ bơm P19.
Bể sinh học hiếu khí - B20:
Xử lý sinh học Hiếu khí để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ và Nitơ.
Nước thải ra khỏi bể hiếu khí 3 có hàm lượng bông bùn lơ lững lớn được
dẫn sang bể lắng sinh học 5 – B21 để tách bùn.
Bể lắng sinh học 5 - B21:
Tại bể lắng bùn hoạt tính sẽ được lắng xuống phía đáy còn nước sạch phía
trên được thu sang bể phản ứng 4-B22 nhờ hệ thống máng răng cưa thu nước.
Bùn được tuần hoàn một phần về bể hiếu khí để duy trì mật độ bùn, phần

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 36
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

bùn dư được bơm sang bể chứa bùn - B27.


Bể (bồn) phản ứng keo tụ và khử màu - B22, B23:
Nước thải được trộn đều hóa chất keo tụ phèn AlCl3, khử màu Javen
(NaOCl), tạo bông polyme trước khi tự chảy qua bể lắng hóa lý - B24.
Bồn phản ứng được lắp đặt máy khuấy .
Quá trình khử trùng bằng NaOCl nhằm loại bỏ màu và vi sinh trong nước
thải.
Bể lắng hóa lý 6 - B24:
Nước sau công đoạn keo tụ/tạo bông có chứa nhiều cặn được đưa vào bể
lắng hóa lý 6 để tách cặn ra khỏi nước thải. Nước trong được gom bằng hệ thống
máng tràn và tự chảy qua bể chứa trung gian 2 - B25.
Bùn lắng sẽ được chuyển về bể nén bùn nhờ bơm P24.
Bể trung gian - B25: Bể chứa trung gian lưu nước thải để cung cấp cho hệ
lọc Nano – NF.
Hệ lọc Nano – NF: Nước thải từ bể chứa trung gian 2 được 02 bơm (hoạt
động luân phiên) bơm vào hệ lọc Nano. Sử dụng hệ lọc Nano để loại bỏ các
chất ô nhiễm còn lại có trong nước thải.
Hồ hoàn thiện - B26:
Chức năng của hồ hoàn thiện có nhiệm vụ xử lý các thành phần ô nhiễm
còn lại trong nước thải nhờ các quá trình xử lý trong điều kiện tự nhiên.
Nước sau hồ hoàn thiện được tái sử dụng.
Hệ thống xử lý bùn:
- Bể chứa bùn - B27:
Bùn sinh học dư từ các bể lắng sinh học B10, B21 được bơm về chứa trong
bể chứa bùn sinh học riêng biệt.
Bùn sinh học tại bể chứa bùn được lưu trữ để phục vụ cho quá trình bổ
sung bùn sinh học trong các bể xừ lý sinh học hiếu khí khi cần thiết.
Phần bùn dư sẽ được bơm về bể nén bùn - B28.
- Bể nén bùn - B28:
Bùn hóa lý từ các bể lắng hóa lý B03, B07, B19, B24 sẽ được bơm về bể
nén bùn.
Bùn sinh học dư tại bể chứa bùn cũng được bơm về bể nén bùn.
Bể nén bùn có nhiệm vụ làm giảm độ ẩm của bùn, bùn sẽ được nén phía
dưới, còn nước sẽ theo máng tràn phía trên tự chảy về bể điều hòa 2 - B16.
- Máy ép bùn khung bản - ME:
Nhiệm vụ máy ép bùn là để ép thành các bánh bùn có độ ẩm khoảng 70 –
72%. Bánh bùn được đóng bao và định kỳ chuyển đi xử lý.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 37
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Nước thải từ bể nén bùn và máy ép sẽ được quay lại bể điều hòa 2 - B16 để
xử lý.
Hệ thống xử lý nước rỉ rác có công suất 150 m3/ngày đêm. Nước thải sau
khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn cột B2.
- Các loại hóa chất sử dụng trong xử lý nước thải:
Bảng 3. 3. Hoá chất sử dụng cho HTXLNT
Tên hoá chất, chế
STT Định mức sử dụng Khối lượng
phẩm sinh học
1 Cholorine 0,01 kg/m3 1,2 kg
2 Vôi 0,0748 kg/m3 8,976 kg
3 H2SO4 0,027 kg/m3 3,24 kg
4 Phèn FeCl3 0,1 kg/m3 12 kg
5 H2O2,Fe2+, Mn2+ 2-3 lít/100m3 2,4 lít
6 Polymer 0,0054 kg/m3 0,6 kg
7 NaOCl 0,05 kg/m3 6 kg

Nước thải sau khi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp chất thải rắn cột B2.
Hạng mục công trình xây dựng:
Bảng 3. 4. Thông số kỹ thuật hạng mục xây dựng
Kích thước
STT HẠNG MỤC XÂY DỰNG
Dài × Rộng × Cao
1 Bể điều hòa 1 3,9m x 3,2m x 4,5m
2 Bồn phản ứng 1 3,9m x 3,2m x 4,5m
3 Bể lắng 1 2,5m x 2,5m x 4,5m
2,5m x 2,5m x 4,5m;
4 Bể khử nitơ
3,0m x 3,0m x 1,5m
5 Bồn phản ứng 2, 3 ÞxH: 1,2m x 3m
6 Bể lắng 2 ÞxH: 1,2m x 3m
7 Bể thiếu khí 1, 2 ÞxH: 1,2m x 3m
8 Bể hiếu khí 1 6m x 2,8m x 4,5m
5,1m x 2,5m x 4,5m;
9 Bể hiếu khí 2
1,6m x 3,2 x 4,5m
10 Bể lắng 3 3,2m x 3,2m x 4,5m
11 Bể phản ứng 4 1,0m x 1,0m x 2,5m
1,0m x 1,0m x 2,5m;
12 Bể phản ứng 5
4,0m x 2,0m x 2,5m

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 38
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Kích thước
STT HẠNG MỤC XÂY DỰNG
Dài × Rộng × Cao
13 Bể tuyển nổi (DAF) 2,0m x 1,0m x 2,5m
14 Bể phản ứng 6 1,0m x 1,0m x 2,5m
15 Bể trung gian 1 1,0m x 1,0m x 2,5m
16 Bể điều hòa 2 12,4m x 11,7m x 2,5m
17 Bồn phản ứng 7, 8 12,4m x 11,7m x 2,5m
18 Bể lắng 4 12,4m x 11,7m x 2,5m
19 Biểu hiếu khí 3 12,4m x 11,7m x 2,5m
20 Bể lắng 5 5m x 5m x 4,5m
21 Bồn phản ứng 9, 10 ÞxH: 1,2m x 3m
22 Bể lắng 6 4m x 4m x 4,5m
23 Bể trung gian 2 8,3m x 2,5m x 4,5m
24 Hồ hoàn thiện 8,3m x 2,5m x 4,5m
25 Bể chứa bùn 3m x 1,7m x 4,5m
26 Bể nén bùn 3m x 3m x 4,5m
27 Nhà đặt hệ lọc Nano 3m x 3m x 4,5m
28 Nhà chứa hóa chất và đặt bồn 3m x 3m x 4,5m
29 Nhà đặt máy nén bùn 3m x 3m x 4,5m
Máy móc thiết bị:
Bảng 3.5. Danh mục máy móc, thiết bị của HTXLNT
STT HẠNG MỤC THIẾT BỊ ĐVT Số lượng
1 Bơm nước thải cái 02
2 Bơm bể điều hòa 1 cái 02
3 Bơm bùn bể lắng 1 cái 01
4 Bơm tháp khử nitơ cái 02
5 Bơm bùn bể lắng 2 cái 01
6 Bơm bể hiếu khí 1, 2 cái 04
7 Bơm bùn bể lắng 3 cái 01
8 Bơm tuyển nổi cái 01
9 Bơm bùn bể tuyển nổi cái 01
10 Bơm bể điều hòa 2 cái 02
11 Bơm bùn bể lắng 4/5/6 cái 03
12 Bơm bùn bể chứa bùn cái 02
13 Bơm bùn bể nén bùn cái 01
14 Máy thổi khí cái 05
15 Bồn chứa bùn bể tuyển nổi (V Bồn 01

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 39
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

STT HẠNG MỤC THIẾT BỊ ĐVT Số lượng


=200L)
16 Tháp khử nitơ (bằng gió) Tháp 01
17 Motor khấy phản ứng cái 11
18 Motor khấy bể hiếu khí cái 01
Nhu cầu sử dụng điện: Xử lý 1m3 nước thải tiêu thụ khoảng 1,76 KWh,
lượng điện tiêu thụ trong quá trình xử lý nước thải khoảng 200 - 210 KWh/ngày
đêm.
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
Khí thải:
Bãi rác có thể được xem là lò phản ứng sinh hóa, với chất thải rắn và nước
là nguyên liệu chính đầu vào và khí bãi rác, nước rò rỉ là sản phẩm chính đầu ra.
Chất thải rắn chôn lấp bao gồm một phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy
sinh học và các chất vô cơ khác. Hệ thống kiểm soát khí bãi rác được sử dụng để
tránh việc di chuyển không mong muốn của khí bãi rác vào không khí hoặc vào
các lớp đất đá. Khí bãi rác có thể sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc được đốt
dưới điều kiện kiểm soát để tránh thải các thành phần độc hại vào không khí.
Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ bãi rác bao gồm: CO2, CO, NH3,
H2S, CH4,… sinh ra trong các giai đoạn phân hủy hiếu khí và kỵ khí.
Tổng hợp nghiên cứu khí thải sinh ra từ các bãi chôn lấp rác theo phương
pháp tương tự như dự án này cho thấy thành phần và tỷ lệ các khí rất khác nhau.
Khí CH4 chiếm tỷ lệ cao nhất và kế đến là khí CO2.
Dựa vào lượng rác thải tiếp nhận hang ngày và thành phần rác thải sẽ tính
toán được lượng khí CH4 thoát ra từ rác thải sinh hoạt theo công thức đề nghị
bởi IPCC (1995):
CH4 = (WT x WF x MCF x DOC x DOCF x F x 16/12 – R) x (1 – OX)
Trong đó:
WT: Tổng lượng rác phát sinh (tấn/năm)
Lượng rác tiếp nhận mỗi ngày là 160 tấn. Như vậy, tổng lượng rác phát
sinh là 80.300 tấn/năm.
WF: Phần trăm lượng rác đưa đến bãi chôn lấp (Theo Báo cáo tổng hợp
đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến Tre và đề xuất
giải pháp quản lý thì tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bến
Tre năm 2020 đạt mức 73,85%).
MCF: Giá trị mặc định của tham số methane (0,6).
DOC: Phần trăm DOC trong rác thải.
Theo IPCC (1995) lượng carbon hữu cơ có thể phân huỷ được tính theo
công thức:

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 40
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

DOC = 0,4A + 0,17B + 0,15C + 0,01D


Trong đó:
A: % rác dạng giấy, carton và vải.
B: % rác vườn/công viên và các dạng rác dễ phân huỷ khác.
C: % rác thực phẩm.
D: % rác các dạng hữu cơ khác.
Qua kết quả nghiên cứu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, năm 2019:
A = 52,14%
B=0
C = 47,86%
D=0
Như vậy qua tính toán kết quả DOC = 0,28035.
DOCF: Giá trị sai số của DOC (Giá trị mặc định là 0,7).
F: Phần trăm của khí CH4 trong khí bãi chôn lấp (giá trị mặc định là 0,5).
R: Khí methane thu hồi được (tấn/năm), R = 0.
OX: Tỷ lệ oxy hoá, OX = 0.
Như vậy, lượng CH4 = (58.400 x 73,85% x 0,6 x 0,28035 x 0,7 x 0,5
x16/12 – 0) x (1 – 0) = 3.385 m3/tấn tương đương 9,2 m3/ngày.
Biện pháp giảm thiểu:
- Chất thải khi đưa đến bãi rác sẽ tiến hành chôn lấp ngay không được để
quá 24 giờ và xử lý mùi hôi bằng chế phẩm EM dạng lỏng để phun khi bãi rác
khô và Bokashi dạng bột để rải khi bãi rác ẩm ướt.
- Sau mỗi ngày hoạt động, rác được đầm nén và rắc vôi bột để hạn chế khí
thải phát sinh ra môi trường xung quanh.
- Ngày 02 lần phun bổ sung EM trên diện tích mới đổ rác, phần diện tích
chôn rác chưa quá 2 tháng và các khu vực phát sinh mùi hôi. Tùy tình hình phát
sinh mùi hôi trên mỗi ô chôn lấp rác mà tăng hoặc giảm số lần phun bổ sung ban
ngày để đạt yêu cầu.
- Khi ô rác đã đầy, đạt đến chiều cao thiết kế của dự án sẽ tiến hành phủ
HDPE và hoàn chỉnh hệ thống giếng thu gom khí gas đốt Hệ thống thu gom khí
ga: để thu khí ga trong quá trình vận hành, các khí sinh ra bao gồm. Các khí
chính bao bồm: NH3, CH4, CO2, H2S, H2, O2, N2; Hệ thống thu khí bao gồm các
giếng thu khí và hệ thống ống dẫn khí thoát ra bên ngoài; Cơ sở đặt 4 giếng thu
cho 01 khu chôn lấp đảm bảo thu gom hết lượng khí phát sinh, giếng thu khí
đứng gồm một ống thu khí có đường kính bằng 168mm bằng ống PVC đặt trong
ống PVC có đường kính 315mm. Khoảng trống giữa 02 ống được chèn đá 1x2.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 41
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Một phần hai bên dưới của ống thu khí được đục lỗ, chiều dài còn lại của ống
thu khí không được đục lỗ. Phương pháp thu khí đặt ống phun thẳng là các giếng
chôn sâu tới lớp lót đáy. Xung quanh ống là các tầng đá lọc đảm bảo độ rỗng để thu
được lượng khí tối đa tạo thành. Để khí vào ống được dễ dàng, khoan lỗ xung
quanh ống nhựa khoảng 10cm.

Hình . Cắt ngang ao chôn lấp


Khí thải do các xe chở rác và các loại máy móc vận hành:
Khí thải từ các phương tiện là nguồn phân tán, khó thu gom và xử lý. Các
biện pháp giảm thiểu có thể thực hiện được chủ yếu ở mức quản lý như sau:
- Không cho phép lưu hành các phương tiện giao thông cơ giới quá cũ kỹ
(trên 20 năm).
- Tất cả xe vận chuyển rác trước khi ra khỏi bãi rác phải được đi qua bể rửa
xe để làm sạch xe.
- Sau mỗi ngày hoạt động tiếp nhận rác, quét dọn và rửa sạch mặt đường
trong khuôn viên bãi chôn lấp.
- Các quy định về thời gian lưu thông vận chuyển, tải trọng,...;
- Thực hiện bảo dưỡng định kỳ các trang thiết bị: Các trang thiết bị đặc biệt
là thiết bị phát sinh tiếng ồn với cường độ lớn sẽ được duy tu bảo dưỡng thường
xuyên nhằm tăng tuổi thọ của máy móc đồng thời làm giảm tiếng ồn.
Khống chế mùi hôi và sự lan truyền mầm bệnh
Nguồn phát sinh:
- Mùi hôi phát sinh từ quá trình vận chuyển rác:
 Giai đoạn rác lưu trữ tại nhà thời gian tối đa là 24h, giai đoạn này các
chất hữu cơ dần dần phân hủy, lượng khí sinh ra ít. Đến giai đoạn thu gom (đặc
biệt bằng các phương tiện thu gom thô sơ) là giai đoạn dễ gây mùi hôi và rơi vãi
rác dọc tuyến đường vận chuyển do các phương tiện không đảm bảo hoặc lượng
rác vận chuyển quá nhiều. Mùi hôi do nước rỉ rác từ các xe chở rác chảy xuống
đường trong quá trình vận chuyển và từ các xe đẩy tay không được che kín khi
qua khu dân cư hiện nay rất phổ biến.
- Mùi hôi phát sinh từ quá trình vận hành các ô chôn lấp:
+ Quá trình phân hủy rác thải chất hữu cơ và các chất độc hại khác trong
bãi rác sinh ra mùi hôi và các chất khí.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 42
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

+ Bãi rác có thể được xem là lò phản ứng sinh hóa, với chất thải rắn và
nước là nguyên liệu chính đầu vào và khí bãi rác, nước rò rỉ là sản phẩm chính
đầu ra. Chất thải rắn chôn lấp bao gồm một phần chất hữu cơ có khả năng phân
hủy sinh học và các chất vô cơ khác. Hệ thống kiểm soát khí bãi rác được sử
dụng để tránh việc di chuyển không mong muốn của khí bãi rác vào không khí
hoặc vào các lớp đất đá. Khí bãi rác có thể sử dụng để sản xuất năng lượng hoặc
được đốt dưới điều kiện kiểm soát để tránh thải các thành phần độc hại vào
không khí.
Biện pháp giảm thiểu:
- Chất thải khi đưa đến bãi rác sẽ tiến hành chôn lấp ngay không được để
quá 24 giờ và xử lý mùi hôi bằng chế phẩm Zeolit. Sử dụng zeolit có tác dụng
tốt trong việc kiểm soát amoniac, hydro sunfua và các chất kích thích khứu giác
(cũng có thể dùng chế phẩm EM dạng lỏng để phun khi bãi rác khô và Bokashi
dạng bột để rải khi bãi rác ẩm ướt).
- Các ô chôn lấp rác sẽ được phun thuốc diệt côn trùng, từ 4 – 5 ngày sẽ
thực hiện phun xịt 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, số lần phun tăng giảm tùy
theo mức độ phát triển của các loại côn trùng mà phun cho thích hợp để hạn chế
tối đa sự phát triển của côn trùng.
Theo kết quả phân tích chất lượng không khí, khu vực bãi chôn lấp đang ô
nhiễm NO2.
3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải
Bãi rác đã đi vào hoạt động từ năm 2010 đến nay, hiện trạng đã tiếp nhận
rác với khối lượng khá lớn. Các hạng mục hiện hữu và dự kiến mở rộng của bãi
rác như sau:
Bảng 3. 6. Các hạng mục công trình phụ vụ cho xử lý chất thải rắn
Thể tích tiếp Thời gian
Thể tích Tỷ lệ
Diện tích nhận có thể tiếp nhận
Hạng mục tiếp nhận lấp đầy
(m2) tiếp nhận (ngày)
(m3) (%)
(m3)
Khu lấp Khu 1 3.137 12.949 100 0 0
đầy, Khu 4 3.559 16.949 100 0 0
đóng Khu 6 7.781,6 35.000 100 0 0
cửa Khu 2 3.487 16.163 100 0 0
Khu 3 3.771 17.563 100 0 0
Khu 5 3.138,98 13.000 100 0 0
Khu Khu 8 7.081 35.000 0 35.000 91
chưa Khu 10 6.777 29.315 0 29.315 76
triển
Khu 11 6.553 28.400 0 28.400 74
khai
Tổng cộng 81.823,04 241
Bên cạnh các phương tiện thu gom rác tại cơ sở đã trang bị (nếu tại chương
1), bãi rác còn tiếp nhận rác từ các đơn vị thu gom khác như:

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 43
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

- Ban quản lý công trình giao thông đô thị và vệ sinh môi trường huyện
Ba Tri.
- Công ty cổ phần công trình đô thị Bến Tre.
- Công ty TNHH DV thiết bị môi trường Bến Tre.
- Cơ sở vận tải Trương Công Chính.
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại:
Bãi rác An Hiệp chỉ tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, không tiếp nhận xử
lý chất thải nguy hại. Cơ sở phát sinh lượng nhỏ chất thải nguy hại bao gồm: dầu
nhớt thải, giẻ lau, bóng đèn… Cơ sở sẽ bố trí 02 thùng chứa CTNH (V = 60
lít/thùng). Do khu nhà điều hành lớn (diện tích 207,36 m2), các thùng chứa
CTNH sẽ được bố trí ở vị trí thích hợp trong khu nhà điều hành. Lượng rác thải
này sẽ được thu gom, lưu giữ trong thùng chứa có nắp đậy, khi khối lượng lớn
sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng Thông tư 02/TT-
BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
ngày 10/01/2022.
5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
Quá trình vận chuyển, san ủi,… bằng các phương tiện cơ giới, sự gia tăng
độ ồn trong khu vực dự án là tất yếu. Theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Tuy nhiên, vị trí bãi chôn lấp rác nằm ở vị
trí dân cư tương đối thưa, xung quanh có trồng cây xanh, các máy móc thiết bị
xây dựng trong nhà điều hành đảm bảo hạn chế âm thanh và độ rung ra môi
trường nên sẽ hạn chế sự ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:
Để giảm thiểu tiếng ồn và rung động gây ảnh hưởng sức khỏe người công
nhân, các biện pháp áp dụng sau:
- Trồng cây xanh, thảm cỏ xung quanh bãi rác và diện tích đất dự phòng tạo
vùng đệm: Diện tích tán cây xanh cách lý 7,4%, chiều dày cách hàng rào 5 –
10m. Cây xanh có tác dụng làm giảm tiếng ồn một cách hữu hiệu nhất, không
những thế cây xanh còn có tác dụng ngăn cản gió cuốn theo bụi, rác và mùi hôi
từ bãi rác ra môi trường xung quanh. Ngoài ra ở các đơn nguyên chưa xây dựng
sẽ được phủ xanh để tạo cảnh quan cũng như cải thiện môi trường.
Thực hiện bảo dưỡng định kỳ các trang thiết bị: Các trang thiết bị đặc biệt
là thiết bị phát sinh tiếng ồn với cường độ lớn sẽ được duy tu bảo dưỡng thường
xuyên nhằm tăng tuổi thọ của máy móc đồng thời làm giảm tiếng ồn, cung cấp
thiết bị chống tiếng ồn như thiết bị bảo vệ tai cho công nhân ở các khu vực có độ
ồn cao.
Theo kết quả đo đạt tiếng ồn trong bãi rác (Bảng 5.1 tại chương V), thì
tiếng ồn vẫn nằm trong qui định, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 44
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:


a. Sự cố cháy nổ:
 Tác động
Sự cố cháy nổ rất nguy hiểm và có thể xảy ra do khí methane sinh ra từ quá
trình phân huỷ rác thải, sự bất cẩn của người vận hành không an toàn, sét đánh.
Sự cố cháy nổ không những hủy hoại tài sản, thiết bị, gây nguy hiểm đến
sức khoẻ tính mạng của con người mà còn có khả năng phá hủy môi trường tự
nhiên.
 Phương án phòng ngừa
- Tận dụng xe chuyên dụng phun xịt thuốc làm phương bị phòng cháy chữa
cháy, kiểm tra thường xuyên ở trong trình trạng sẵn sàng hoạt động. Lắp đặt hệ
thống chống sét cho các vị trí cao của khu vực dự án.
- Tập luyện phòng cháy chữa cháy, khắc phục sự cố xảy ra cho toàn thể
mọi người trong khu vực. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về
an toàn trên.
- Công tác phòng chống cháy nổ đối với bãi rác là rất cần thiết vì khả năng
cháy và phát nổ từ khí bãi rác được sinh ra trong quá trình phân hủy rác. Để
ngăn ngừa hiện tượng này, một hệ thống thu gom khí khi chiều cao bãi rác đạt
tiêu chuẩn thiết kế.
b. Sự cố ngập úng:
 Tác động
Trường hợp có mưa lớn gây ngập úng hay do triều cường có thể cuốn trôi
rác, nước rỉ rác, vi sinh vật gây hại,… phát tán ra môi trường xung quanh tác
động đến sức khỏe của cộng đồng rất lớn, đặc biệt là môi trường nước mặt.
Ngoài ra còn những chất hữu cơ bán phân giải (chất đơn vòng, đa vòng, mạch
vòng, mạch thẳng…) mà trong những chất này có những nhóm định chất gây
độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mà là độc mãn tính, tích lũy lâu
trong người mới phát ra, cũng như cảnh quan môi trường xấu đi.
 Phương án phòng ngừa
- Nền đáy, bờ bao hố chôn lấp cần được gia cố chắc chắn để hạn chế ngập
úng trong mùa mưa và khi triều cường dâng. Tính toán cân bằng áp lực cần thiết
giữa áp lực nước dâng với áp lực cân bằng, có thể đổ đất tạm thời cho đến khi
rác được đổ vào bãi đủ để cân bằng áp lực nước.
- Đắp đê bao cao hơn mặt bằng san lấp hoàn thiện là điều cần thiết và xây
dựng tường rào cao hơn 2m sẽ giảm đi tác động của triều cường.
c. Sự cố về nước rò rỉ:
 Tác động

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 45
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Do nền tự nhiên yếu, xây nền không đúng kỹ thuật, gia cố nền không đủ độ
chắc, quá tải khối lượng rác, các tấm vải địa (HDPE) không đảm bảo kỹ thuật sẽ
gây nên sự rò rỉ nước thải ra bên môi trường đất.
Nước rò rỉ ra sẽ xâm nhập vào đất, các nguồn nước mặt, nước ngầm …
gây ô nhiễm các hóa chất độc hại, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh…
 Phương án phòng ngừa
- Đối với trường hợp nước rò rỉ bị thấm rỉ do triều cường:
+ Tiến hành thi công đào và gia cố nền đáy, bờ bao hố chôn lấp trong thời
điểm mùa khô.
+ Tính toán cân bằng áp lực cần thiết giữa áp lực nước và áp lực cân bằng
như đổ đất tạm thời cho đến khi rác được đổ vào bãi đủ để cân bằng áp lực
nước.
- Trường hợp bề mặt bãi rác bị bào mòn: lấp đất vào nơi bị bào mòn, nén
chặt, trét kín bằng vữa ximăng vá lớp màng HDPE đúng kỹ thuật. Đồng thời
kiểm tra lại đường thoát nước mưa, hướng dòng nước ra phía ngoài bãi rác.
- Giảm tác động nước rò rỉ ảnh hưởng tới nước ngầm: lắp đặt tấm vãi địa
đúng kỹ thuật để đảm bảo không bị nứt, rò rỉ. Phải lắp đặt hệ thống thu gom
nước theo đúng như thiết kế để đảm bảo nước rỉ được thu gom và xử lý.
d. Sự cố dịch bệnh
 Tác động
- Nguy cơ bùng nổ mầm bệnh: Do quá trình khử trùng không triệt để hay
không phân loại hết rác có chứa vi sinh vật gây bệnh (như rác bệnh viện) và đây
là môi trường tập trung rác thải hữu cơ rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ và
nhiều chất độc hại khác nhau nhưng không được phân loại tại nguồn và trong
rác thải này có chứa sẵn các mầm mống vi sinh vật gây bệnh. Quá trình thu gom,
tập kết đến bãi rác sẽ làm phát tán mầm bệnh, chủ yếu là các bệnh dễ lây nhiễm
qua đường hô hấp và do các vi sinh vật phát tán như ruồi, muỗi, chuột, gián,…
nước rỉ rác cùng là môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và làm mất mỹ
quan. Thông thường các bệnh do rác thải gây ra là tiêu chảy, vàng da, sốt huyết,
dịch hạch,…
- Bệnh nghề nghiệp: Đối tượng mắc bệnh là những người thường xuyên
tiếp xúc với rác thải bao gồm: công nhân vận hành và những người nhặt rác. Do
đó, cần trang bị các thiết bị bảo hộ lao động như: găng tay, ủng,… và sẽ có chế
độ khám sức khoẻ định kỳ, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực do rác thải
gây ra cho người lao động.
 Biện pháp phòng ngừa
Thường xuyên phun xịt chế phẩm sinh học, rải vôi, thuốc diệt ruồi, côn
trùng để phòng ngừa sự cố phát sinh mầm bệnh do côn trùng trong khu vực bãi
rác.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 46
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Khi có dịch bệnh nguy hiểm phát sinh cần kịp thời cách ly, thông báo lãnh
đạo, báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan y tế gần nhất phối hợp xử lý.
Đảm bảo không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng dân cư xung quanh.
g. Tác động đến giao thông vận tải
 Tác động
Do việc vận chuyển rác bởi các xe chở rác thường xuyên hàng ngày nên có
thể gây ra một số tác động như sau:
- Xói mòn hay sụt lún nền đường.
- Ảnh hưởng đến giao thông trong khu vực khi thu gom rác, ra vào khu vực
bãi rác.
- Tai nạn giao thông.
 Biện pháp phòng ngừa
- Nhắc nhở chủ phương tiện vận chuyển rác lưu thông đúng vận tốc quy
định.
- Vận chuyển đúng tải trọng, đối với các xe tải nhỏ chở rác cần che phủ bạt
để hạn chế rác vương vải trên dọc tuyến đường.
 Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước
thải:
- Hệ thống xử lý nước thải phải được thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ
thuật của các máy móc thiết bị đang hoạt động, thay thế sửa chữa kịp thời máy
móc hư hỏng, có thiết bị dự phòng;
- Thường xuyên kiểm tra đường ống dẫn xả thải;
- Thường xuyên kiểm tra vi sinh vật trong các bể sinh học;
- Thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ và có biện pháp khắc
phục kịp thời khi nồng độ các chất ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép;
- Quản lý vận hành hệ thống xử lý nước thải được huấn luyện kỹ thuật đầy
đủ;
- Sau khi HTXLNT đi vào hoạt động, Chủ đầu tư sẽ sử dụng khu 9 (ao
chứa nước rỉ rác) làm ao phòng ngừa sự cố.
7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:
Khi các khu chôn lấp đã đạt chiều cao tối đa tiếp nhận rác sẽ tiến hành
đóng cửa bằng biện pháp phủ màng HDPE và lớp đất để giảm thiểu tác động do
nước mưa chảy tràn thấm vào rác. Khi bãi rác đóng cửa sẽ phát sinh một số tác
động như:
- Sự cố cháy nổ;
- Sự cố ngập úng;
- Sự cố về nước rò rỉ;

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 47
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

- Sự cố dịch bệnh;
- Sự cố lớp nứt che phủ.
Các biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn này tương tự như giai đoạn
hoạt động của bãi rác. Vấn đề lưu ý ở giai đoạn này là việc thu khí để phòng
ngừa sự cố cháy do phát sinh khí methan trong quá trình phân huỷ rác. Do đó,
khi bãi rác đóng cửa chủ cơ sở cần thường xuyên kiểm tra các ống thu khí, kiểm
tra các lớp che phủ bề mặt để giảm thiểu các sự cố rủi ro trong giai đoạn này.
8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường:
Bãi rác đã hoạt động từ năm 2010 đến nay. Bãi rác đã được Uỷ ban nhân
dân tỉnh Bến Tre phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết
định số 2807/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ngày 29/12/2015 về
việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nâng cấp, cải
tạo bãi rác huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre.
Trong quá trình hoạt động, do bãi rác phải tiếp nhận thêm một lượng lớn
rác thải từ Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành nên bãi rác cần được nâng
cấp, mở rộng để đáp ứng đủ nhu cầu thực tế hiện nay. Do đó, bãi rác đã có một
số hạng mục thay đổi so với nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cụ
thể như sau:
Bảng 3. 7. Thống kê các hạng mục công trình thay đổi
STT Hạng mục ĐTM đã được phê duyệt Hiện trạng đầu tư
I Diện tích (m2)
1 Khu 1 3.585 3.137
2 Khu 2 3.045 3.487
3 Khu 3 3.120 3.771
4 Khu 4 3.270 3.559
5 Khu 5 3.360 3.138,98
6 Khu 6 3.435 7.781,6
7 Khu 8 Không có đầu tư 7.081
Ao sinh học
Hệ thống xử lý
II Công suất 15 m3 (Quyết định số 2020/QĐ-
nước rỉ rác
UBND)
160 tấn/ngày
(Do tiếp nhận thêm lượng
Khối lượng tiếp
III 21 tấn/ngày rác từ Thành phố Bến Tre
nhận
và Châu Thành từ
10/2022)
9. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi
trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học: Không có.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 48
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

CHƯƠNG IV
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải


1.1. Nguồn phát sinh nước thải đề nghị cấp phép:
- Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ quá trình sinh hoạt của công nhân
với lưu lượng phát sinh khoảng 0,6 m3/ngày đêm.
- Nguồn số 02: Nước rỉ rác phát sinh tại các khu chôn lấp (khu 8, 10, 11)
cao nhất khoảng 120 m3/ngày đêm.
Tổng lưu lượng nước thải: 120,6 m3/ngày đêm.
Lưu lượng xả nước thải tối đa (theo công suất HTXLNT): 150 m3/ngày
đêm.
Thành phần: BOD5; COD, Amoni (tính theo N); tổng Nitơ.
1.2. Dòng nước xả thải vào nguồn nước tiếp nhận, nguồn tiếp nhận
nước thải, vị trí xả nước thải
1.2.1. Nguồn tiếp nhận nước thải
Nước thải sau khi xử lý thoát ra sông Hàm Luông thuộc địa phận ấp Giồng
Ao, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
1.2.2. Vị trí xả nước thải
- Nước thải sau khi xử lý theo đường ống (nhựa PVC Ø90) thoát ra sông
Hàm Luông thuộc địa phận ấp Giồng Ao, xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre.
- Tọa độ vị trí xả nước thải: X:1107027,04 - Y: 588453,48 (hệ tọa độ
VN2000 kinh tuyến trục 105°45’ múi 3°).
1.2. 3. Lưu lượng xả thải lớn nhất: 150 m3/ngày đêm.
- Phương thức xả thải:
+ Hình thức xả: Nước thải sau xử lý tự chảy vào đường ống thoát ra sông
Hàm Luông.
+ Cách thức xả: đường ống đặt âm (20 cm) thoát nước mưa chảy ra sông
Hàm Luông.
- Chế độ xả thải: liên tục 24/24.
1.2.4. Chất lượng nước thải trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận
phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và Quy chuẩn kỹ
thuật môi trường đối với nước thải
Các thông số và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
được thể hiện trong bảng sau:

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 49
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

Bảng 4. 1. Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm


Giới hạn các chất ô nhiễm
STT Thông số ô nhiễm Đơn vị theo QCVN 25:2009/BTNMT,
cột B2
1 Tổng Nitơ - 60
2 BOD5 mg/l 50
3 COD mg/l 300
4 Amoni (tính theo N) mg/l 25
Ghi chú:
QCVN 25:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của
bãi chôn lấp chất thải rắn, Cmax = C.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 50
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

CHƯƠNG V
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Do bãi rác trong thời gian vừa qua không có lấy mẫu quan trắc nên thực
hiện bổ sung mẫu quan trắc nước thải theo đúng quy định, thể hiện trong bảng
sau:
- Đối với nước thải: Do ao sinh học hiện hữu (3.000m2 cây tạp mọc khá
nhiều, lấy mẫu khó khăn nên nước thải tại ao lắng lấy tại ao chứa nước rỉ rác
gần khu 8).
Bảng 5. 1. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại ao chứa
Đơn QCVN 25:2009/BTNMT,
Stt Thông số Kết Quả
vị Cột B2
1 Tổng Nitơ - 131,69 60
2 BOD5 mg/l 425 50
3 COD mg/l 763 300
4 Amoni (tính theo N) mg/l 65,01 25

Nhận xét:
Qua kết quả quan trắc 01 mẫu nước thải tại ao lắng và so sánh với QCVN
25:2009/BTNMT, cột B2, cho thấy tất cả các thông số đều vượt qui định.
- Đối với không khí:
Bảng 5. 2. Kết quả phân tích không khí, tiếng ồn
Kết quả QCVN 05:2013/BTNMT;
QCVN 06:2009/BTNMT;
Stt Thông số Khu hiện Khu mở Đơn vị
(TB 1 giờ)
hữu rộng QCVN 26:2010/BTNMT
1 Bụi tổng 116,75 115,9 μg/m3 300

2 Tiếng ồn 45,3 37,1 dBA 70

3 CO 5.498 5.701 μg/m3 30.000

4 NO2 663,33 979,62 μg/m3 200

5 SO2 336,18 340,74 μg/m3 350

6 H2S 38,04 39,63 μg/m3 42

7 NH3 139,6 164,68 μg/m3 200

Nhận xét: Kết quả phân tích môi trường xung quanh khu hiện hữu và khu
mở rộng thì thông số NO2 vượt quy chuẩn qui định.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 51
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

CHƯƠNG VI
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải


1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm
Hệ thống xử lý hệ thống xử lý nước thải của cơ sở thuộc đối tượng phải vận
hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
không quá 06 tháng.
- Thời gian bắt đầu vận hành: đầu tháng 04/2024.
- Thời gian kết thúc: cuối tháng 09/2024.
1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công
trình, thiết bị xử lý chất thải
Theo quy định Khoản 5, Điều 21 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
ban hành ngày 10/01/2022, Cơ sở không thuộc đối tượng vận hành thử nghiệm
lấy mẫu nước thải tổ hợp mà thực hiện lấy mẫu đơn (lấy 03 mẫu đơn trong 03
ngày liên tiếp).
Thời gian dự kiến lấy mẫu giai đoạn ổn định HTXLNT: Thực hiện trong 03
ngày liên tục (trong tháng 8/2024).
Bảng 6. 1. Kế hoạch lấy mẫu HTXLNT
Tiêu
Ngày lấy Vị trí lấy Số Thông số quan
STT chuẩn so
mẫu mẫu lượng trắc
sánh
Giai đoạn vận hành ổn định HTXLNT (03 ngày liên tục)
1 01 ngày Hố ga 01 mẫu BOD5, Tổng Nitơ, Amoni QCVN
03 ngày lấy Nước thải (tính theo N), COD 25:2009/B
2 mẫu liên tục đầu ra 03 mẫu TNMT, cột
HTXLNT B2
1.3. Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
dự kiến phối hợp thực hiện kế hoạch:
Công ty sẽ phối hợp với các đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan
trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Bến Tre hoặc các đơn vị khác ngoài tỉnh thực
hiện kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải.
2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ
Theo Điều 97 và Điều 98 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, dự án không
thuộc đối tượng quan trắc định kỳ và liên tục, tự động.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 52
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

CHƯƠNG VII
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI
VỚI CƠ SỞ
Trong 02 năm gần nhất (năm 2021 – 2022), cơ sở không có cơ quan chức
năng kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 53
Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường Bãi rác An Hiệp

CHƯƠNG VIII
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
- Cam kết tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
môi trường:
Công ty cam kết thực hiện chính xác, trung thực các quy định hiện hành
của pháp luật Việt Nam về Bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường ngày
17/11/2020 và văn bản dưới luật có liên quan (Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022).
- Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ
thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan:
Chủ đầu tư cam kết tuân thủ nghiêm túc các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi
trường, cụ thể:
+ Nước thải: Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu và vận hành hệ
thống xử lý nước thải đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN
25:2009/BTNMT (cột B2) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước
thải bãi chôn lấp chất thải rắn;
+ Chất thải rắn: Sẽ được thu gom và xử lý triệt để, đảm bảo không rơi vãi
và phát tán ra môi trường xung quanh đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và
theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của
Chính phủ và Quyết định số 24/2023/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2023
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre - Quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
+ Chất thải nguy hại: đảm bảo tuân thủ theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
+ Sự cố môi trường: cam kết thực hiện đúng và đủ các qui định của pháp
luật về PCCC, dịch bệnh.

ĐVTV: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường ĐT: 02753 511127 54
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Các văn bản pháp lý liên quan
- Phụ lục 2: Phiếu phân tích kết quả
- Phụ lục 3: Kết quả phân tích
- Phụ lục 4: Các bản vẽ liên quan
PHỤ LỤC 1
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN
SAO Y
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre
Thời gian ký: 31/05/2023 14:57:05 +07:00
SAO Y
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre
Thời gian ký: 08/03/2023 08:05:35 +07:00
SAO Y; Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tri; 25/05/2023 08:19:41
SAO Y; Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tri; 06/06/2023 15:47:53
SAO Y; Ủy ban Nhân dân huyện Ba Tri; 15/02/2023 09:31:25
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
PHỤ LỤC 3
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

You might also like