You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 - NĂM HỌC 2023 – 2024

PHẦN TRẮC NGHIỆM (MỨC ĐỘ BIẾT VÀ HIỂU)

Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
- Khái niệm lịch sử.
- Biết được sự kiện nào là hiện thực lịch sử và sự kiện nào là lịch sử được con người
nhận thức.
- Khái niệm Sử học, đối tượng nghiên cứu của sử học, chức năng, nhiệm vụ của sử học.
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời.
Bài 4. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại.
- Khái niệm văn hóa, văn minh.
- Thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập thời cổ đại.
- Thành tựu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.
- Thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại
Bài 5. Một số nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại.
- Thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại.
- Thành tựu tiêu biểu của văn minh thời Phục hung.
-
PHẦN TỰ LUẬN (MỨC ĐỘ VẬN DỤNG)

Bài 3. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, di sản thiên nhiên và
phát triển du lịch.
- Liệt kê một số di sản ở Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Nhận định được di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
- Kể được tên các di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia ở tỉnh Bình Thuận (gồm lễ hội
Katê, nghề làm gốm thủ công của người Chăm, lễ hội Dinh Thầy Thím và lễ hội Cầu ngư
ở Vạn Thủy Tú); di sản văn hoá vật thể cấp quốc gia ở thành phố Phan Thiết (gồm tháp
Chăm Pô Sah Inư, đình làng Đức Thắng, đình làng Đức Nghĩa, Vạn Thủy Tú, đình làng
Lạc Đạo, đình làng Tú Luông, đền thờ và khu mộ cụ Nguyễn Thông và Trường Dục
Thanh).
- Đề xuất được các giải pháp để phát huy vai trò của di sản văn hoá ở địa phương với sự
phát triển du lịch.
Bài 4. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại.
- Những biểu hiện chứng minh sự ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và văn minh Trung
Hoa đối với các nước Đông Nam Á và Việt Nam (nêu được ví dụ về các thành tựu chịu
ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa).
Bài 5. Một số nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại.
- Lí giải được vì sao nói văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hoá châu
Âu hiện đại.
- Chọn và tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng và chứng
minh những giá trị “vượt thời gian” của thành tựu đó.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HOẠ

Câu 1: Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ
thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là
A. hiện thực lịch sử. B. nhận thức lịch sử.
C. sự kiện tương lai. D. khoa học lịch sử.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
A. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và nhân cách.
B. Định hướng tư tưởng, suy nghĩ, hành vi của con người.
C. Góp phần nâng cao trình độ nhận thức của con người.
D. Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.
Câu 3: Cần phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử giúp chúng ta
A. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.
B. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
C. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.
D. biết cách sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.
Câu 4: Trạng thái tiến hóa, phát triển cao của nền văn hóa được gọi là
A. cách mạng. B. văn hóa bậc cao. C. văn minh. D. phục hưng.
Câu 5: Một trong những thành tựu Toán học của người Ai Cập cổ đại là
A. nêu ra thuyết Nguyên tử. B. chứng minh được nhiều định lí.
C. tính được căn bậc hai, bậc ba. D. phát minh ra hệ đếm thập phân.
Câu 6: Người Ai Cập cổ đại sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người nhờ vào
A. sự quan tâm của nhà nước. B. việc ghi chép y học.
C. tục ướp xác. D. nền y học phát triển mạnh.
Câu 7: Giá trị của các công trình kiến trúc ở Ai Cập cổ đại thể hiện
A. uy quyền tuyệt đối của các vị vua chuyên chế.
B. tinh thần, sức mạnh đoàn kết của nông dân công xã.
C. tài năng sáng tạo của các vị vua chuyên chế.
D. tài năng lao động, óc sáng tạo của con người cổ đại.
Câu 8: Một trong những ý nghĩa của chữ viết Ai Cập thời kì cổ đại là
A. phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân. B. cơ sở của chữ tượng hình sau này.
C. cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học. D. biểu hiện cao của tính chuyên chế.
Câu 9: Chữ số 0 là thành tựu của cư dân
A. Ai Cập. B. Ấn Độ. C. Trung Quốc. D. Lưỡng Hà.
Câu 10: Các trụ đá thời Ashoka là công trình tiêu biểu cho kiến trúc
A. Hồi giáo. B. Phật giáo. C. Hin-đu giáo. D. Bà La Môn giáo.
Câu 11: Tôn giáo nào sau đây không có nguồn gốc từ Ấn Độ?
A. Hồi giáo. B. Bà La Môn giáo. C. Hin-đu giáo. D. Phật giáo.
Câu 12: Người đặt nền móng cho tư tưởng Nho giáo là
A. Lão Tử. B. Tuân Tử. C. Khổng Tử. D. Mạnh Tử.
Câu 13: Thành tựu nào trong “tứ đại phát minh” ở Trung Hoa có vai trò quan trọng trong lĩnh
vực hàng hải?
A. Kĩ thuật in. B. Thuốc súng. C. Kĩ thuật làm giấy. D. La bàn.
Câu 14: Người Trung Quốc cổ đại sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và
Lịch pháp do
A. yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. B. sự phát triển của thương nghiệp.
C. nhu cầu buôn bán bằng đường biển. D. các hệ tư tưởng xuất hiện sớm.
Câu 15: Đền Pác-tê-nông (Parthenon) là biểu tượng của nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Ai Cập cổ đại. B. Văn minh Hy Lạp cổ đại.
C. Văn minh La Mã cổ đại. D. Văn minh Ấn Độ cổ đại.
Câu 16: Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
A. Chữ Hán. B. Chữ hình nêm. C. Chữ Phạn. D. Chữ La-tinh.
Câu 17: Ý nghĩa của các thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã đối với văn minh phương
Tây là
A. nguồn gốc của tất cả các thành tựu văn minh phương Tây hiện đại.
B. đưa văn minh phương Tây bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa.
C. đặt nền tảng cho văn minh phương Tây thời kì trung cổ.
D. trở thành cơ sở đầu tiên của văn minh phương Tây sau này.
Câu 18: Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở quốc gia
nào?
A. Anh. B. I-ta-li-a. C. Tây Ban Nha. D. Pháp.
Câu 19: Trào lưu tư tưởng nổi bật trong phong trào văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thế kỉ
XV – XVI là
A. tinh thần dân chủ tư sản. B. đề cao vai trò Ki-tô giáo.
C. chủ nghĩa nhân văn. D. chủ nghĩa hiện thực.
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn
minh Tây Âu thời kì Phục hưng?
A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân.
B. Là cuộc đấu tranh văn hóa công khai của giai cấp tư sản.
C. Chuẩn bị cho thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản.
D. Củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Ki-tô giáo.

--- HẾT ---

You might also like