You are on page 1of 27

CUỘC THI TÌM HIẾU PHÁP LUẬT

Chủ đề: “Thanh niên Quân đội thượng tôn pháp luật”
Họ và tên : Nguyễn Hoài Nam
Cấp bậc : Trung sỹ
Chức vụ : Học viên
Đơn vị : Lớp 2 - Hệ 5 - HVKHQS
SĐT : 0375622476

I. CÁC CÂU HỎI CỦA CUỘC THI


A. Câu hỏi chính:
Câu hỏi 1: Thời gian, nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong
Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định loại
hình và thời gian tổ chức Ngày Pháp luật trong Quân đội như sau:
Loại hình và thời gian tổ chức Ngày Pháp luật :

1. Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày 09 tháng 11
hàng năm.

2. Ngày Pháp luật trong Quân đội được tổ chức định kỳ mỗi tháng một lần. Căn cứ
tình hình cụ thể của cơ quan, đơn vị, chính ủy, chính trị viên thống nhất với người
chỉ huy lựa chọn, quyết định thời gian, cấp tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật trong
Quân đội tại cơ quan, đơn vị mình cho phù hợp.

- Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định nội dung
Ngày Pháp luật trong Quân đội như sau:

Nội dung Ngày Pháp luật :

1. Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệnh,
Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước, đời sống xã hội và
xây dựng Quân đội.
2. Giáo dục quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao
động hợp đồng trong Quân đội và nhân dân ý thức tôn trọng, chấp hành và bảo vệ
pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật.

3. Tuyên truyền, phổ biến các quy định trong Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước,
Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị thiết thực với
đời sống của quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao
động hợp đồng trong Quân đội và nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, đơn vị.

4. Vận động quân nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao
động hợp đồng trong Quân đội và nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ
luật.

5. Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật,
thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; nêu gương người tốt, việc tốt trong
thực hiện pháp luật; kiểm Điểm, rút kinh nghiệm nhằm khắc phục hạn chế, yếu
kém của tập thể, cá nhân trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến,
giáo dục pháp luật.

6. Nội dung khác theo hướng dẫn của cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng và
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định hình
thức tổ chức Ngày Pháp luật như sau:

Hình thức tổ chức Ngày Pháp luật :

1. Mít tinh, hội thảo, tọa đàm, đối thoại, thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hóa.

2. Diễu hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm sách báo, mô
hình phổ biến, giáo dục pháp luật kết hợp tuyên truyền, phổ biến nội dung pháp
luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ, quy định của Bộ Quốc phòng.

3. Lên lớp tập trung trực tiếp, nói chuyện chuyên đề pháp luật có sự tham gia của
báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; học tập pháp luật thông qua
việc nghiên cứu tài liệu, sách pháp luật.

4. Tiến hành các hoạt động tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ pháp lý; hướng dẫn tìm hiểu
pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
5. Tăng cường dung lượng, thời lượng tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại
chúng, hệ thống thông tin nội bộ, bảng, biển, biểu, tranh cổ động; niêm yết tại cơ
quan, đơn vị, khu dân cư.

6. Sưu tầm tài liệu, sách, báo pháp luật bổ sung cho tủ sách pháp luật.

7. Lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật với việc tổ chức nội dung sinh hoạt
khác của cơ quan, đơn vị, địa phương.

8. Các hình thức khác không trái quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, thuần
phong mỹ tục của dân tộc; theo hướng dẫn của cơ quan chức năng trong Bộ Quốc
phòng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi 2: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
quy định như thế nào về nội dung bảo vệ Tổ quốc?

- “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quỷ của công
dân” (Điều 45 Hiến pháp năm 2013)

- Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà còn là quyền cơ
bản của công dân mang tính tự giác. Nhận thức mới này bắt nguồn từ thực tiễn của
xã hội Việt Nam: dựng nước và giữ nước; độc lập dân tộc và hạnh phúc của mỗi
gia đình, cá nhân... luôn gắn liền với nhau.

- Ngày nay, vấn đề bảo vệ Tổ quốc cũng là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh các thế lực thù địch tiếp tục chống
phá, kích động bạo loạn, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hoà bình”. Vì vậy,
trong Hiến pháp năm 2013 vẫn có một chương (Chương IV) để quy định về “bảo
vệ Tổ quốc”. Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự xã hội. Do đó, trong Chương
này không chỉ đề cập trách nhiệm và phương hướng xây dựng quân đội nhân dân
mà còn đề cập đến trách nhiệm và phương hướng xây dựng công an nhân dân.

- Để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, giữ vững an ninh quốc gia, Nhà nước ta chủ
trương:

“... củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà
nòng cốt là lực lượng vũ trang nhăn dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất
nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hoà bình ở khu vực và trên
thế giới. Cơ quan, tổ chức, Công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc
phòng và an ninh” (Điều 64 Hiến pháp năm 2013).

- Như vậy, củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là
phương châm để bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia. Phương châm này bắt nguồn
từ bản chất giai cấp của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, cũng
như từ thực tế của hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với tư
tưởng chỉ đạo: lấy dân làm gốc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc
gia, Nhà nước ta xác định đó là sự nghiệp của toàn dân. Vì vậy, nhà nước phải phát
huy được sức mạnh tổng họp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước
tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh của đất nước, xây dựng vững chắc nền
quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân
và thế trận an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng các lực lượng vũ trang nhân dân,
ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị, xã
hội, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn và trừng trị có
hiệu quả các loại tội phạm, bảo đảm tốt trật tự, an toàn xã hội. Để đảm bảo quốc
phòng, an ninh, cần thiết phải:

- Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc;

- Kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế;

- Gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh;

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại;

- Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia phải được coi là nhiệm vụ trọng
yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, toàn quân và toàn dân;

- Tăng cường quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh;

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an, đối với sự nghiệp
củng cố quốc phòng và an ninh;
Câu hỏi 3: Luật Quốc phòng năm 2018 quy định về lực lượng vũ trang nhân
dân như thế nào?

- Nhiệm vụ lực lượng vũ trang nhân dân


Tại Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định về thành phần, nhiệm vụ của lực
lượng vũ trang nhân dân như sau:
- Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và
Dân quân tự vệ.
- Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân,
Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu,
bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội
chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện
nghĩa vụ quốc tế.

- Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ lượng vũ trang nhân dân
Tại Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động và
trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
- Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật,
điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước,
sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
- Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
+ Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo
lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe
dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy
định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên
quan;
+ Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến
mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh
quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới
thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
+ Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu
tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai,
dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

- Lực lượng vũ trang là Quân đội nhân dân


Tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về Quân đội nhân dân như sau:
- Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị
động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ
đội địa phương.
- Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày
hội quốc phòng toàn dân.
- Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo
vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng
với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước;
thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
- Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng
hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
- Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân
dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy
định khác của pháp luật có liên quan.

Câu hỏi 4: Trách nhiệm của thanh niên và tổ chức thanh niên được quy
định thế nào trong Luật Thanh niên năm 2020?
Theo Luật số: 57/2020/QH14
Chương II : TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN
Điều 12. Trách nhiệm đối với Tổ quốc
1. Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo,
đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
2. Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách
khi Tổ quốc yêu cầu.
3. Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân
tộc.
Điều 13. Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội
1. Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân
2. Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
3. Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp
luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
4. Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và
pháp luật.
5. Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi
trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
6. Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Điều 14. Trách nhiệm đối với gia đình
1. Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia
đình Việt Nam.
2. Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác
trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.
3. Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về
hôn nhân và gia đình.
Điều 15. Trách nhiệm đối với bản thân
1. Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách
nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội,
hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu,
ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
3. Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù
hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp;
sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.
4. Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần;
trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe
tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc
lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật
cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.
5. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành
mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại.

Chương IV : TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC THANH NIÊN


Điều 27. Tổ chức thanh niên
1. Tổ chức thanh niên gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh
niên được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật
2. Tổ chức thanh niên có vai trò đoàn kết, tập hợp thanh niên, đại diện chăm lo,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên; phát huy vai trò của
thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Tổ chức thanh niên có trách nhiệm nghiên cứu nhu cầu, nguyện vọng của thanh
niên để kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; phối hợp với cơ quan quản
lý nhà nước về thanh niên, các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, giáo
dục, thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; tổ chức cho thanh niên
tham gia phong trào vì lợi ích của cộng đồng, xã hội, vì sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Điều 28. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
1. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị-xã hội của thanh
niên Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thanh
niên; tổ chức hướng dẫn hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh.
2. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm giám sát và phản biện
xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp luật;
tổng hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của thanh niên đến cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền.
3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm tham gia, phối hợp với
các cơ quan nhà nước có liên quan trong quá trình xây dựng, tuyên truyền và tổ
chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.
4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện các hoạt động đối ngoại
thanh niên.
Điều 29. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam
1. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên
Việt Nam và tổ chức thanh niên nhằm đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên
Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức xã hội của sinh viên Việt Nam nhằm đoàn
kết, tập hợp sinh viên Việt Nam cùng phấn đấu học tập, rèn luyện và cống hiến cho
đất nước.
3. Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam có trách nhiệm
phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia giám sát, phản
biện xã hội đối với chính sách, pháp luật về thanh niên theo quy định của pháp
luật.
Điều 30. Chính sách của Nhà nước đối với tổ chức thanh niên
1. Tạo điều kiện để tổ chức thanh niên tham gia xây dựng và thực hiện chính sách,
pháp luật đối với thanh niên.
2. Bảo đảm điều kiện để tổ chức thanh niên thực hiện các nhiệm vụ được Nhà nước
giao.
3. Hỗ trợ, tạo điều kiện để tổ chức thanh niên huy động thanh niên thực hiện
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án khác.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hoạt động giám sát, phản biện xã hội
trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Câu hỏi 5: Các hành vi bị nghiêm cấm và quy tắc đối với người điều khiển,
người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy được Luật Giao thông đường bộ năm
2008 quy định thế nào?
- Theo điều 30, Chương V, Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày
13/11/2008 ngày 13/11/2008 quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô
tô, xe gắn máy như sau:
1. Quy định chở người khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy

- Căn cứ Khoản 1, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định chở
người khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy:
+ Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy
chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
(sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được
kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe
máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây
gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người
khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.Xe máy chuyên dùng gồm xe máy
thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ. Người tham gia giao
thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường
bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được phép chở một người
theo quy định của pháp luật. Các trường hợp khác được phép chở hơn 1 người đó là:
chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; trẻ em dưới
14 tuổi.

2. Quy định đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy

- Căn cứ Khoản 2,Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định đội mũ
bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy:
+ Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông thì cần
phải đảm bảo an toàn bằng cách đội mũ bảo hiểm.
+ Mũ bảo hiểm đúng quy định theo pháp luật là mũ bảo hiểm phải có đủ 3 phần: vỏ
mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ và quai đeo; có kiểu dáng theo quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN.
+ Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời
tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất
của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh
hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 :
2008/BKHCN.
+ Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi
trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được
lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn
theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN.
+ Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20
mm.

3. Quy định hành vi không được phép của người điều khiển xe mô tô hai bánh,
xe gắn máy

- Căn cứ Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định các hành
vi không được phép của người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy:
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy không được phép thực hiện hành vi:
đi xe dàn hàng ngang; đi vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; sử dụng xe để
kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh; buông cả hai tay hoặc đi
xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh; hành vi khác
gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi xe dàn hàng ngang gây ra các
vụ tai nạn nghiêm trọng dành cho người tham gia giao thông, gây ùn tắc giao thông.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy đi vào phần đường dành cho
người đi bộ và các phương tiện khác, lấn chiếm phần đường khiến người đi bộ và các
phương tiện khác không di chuyển được.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy sử dụng điện thoại khi tham gia
giao thông khiến người điều khiển giao thông sẽ bị xao lãng, không tập trung, không
quan sát được tuyến đường đang lưu hành, khả năng kiểm soát tốc độ khi gặp tình
huống bất ngờ bị giảm mạnh, trở nên lúng túng.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy mang vác và chở các vật cồng
kềnh gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông, gây hạn chế tầm nhìn cho các
phương tiện khác.

4. Quy định người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
khi tham gia giao thông

- Căn cứ Khoản 4, Điều 30, Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định người
ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông:
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sử dụng ô dù dễ gây
vướng mắc vào các phương tiện tham gia giao thông khác, sẽ gây ảnh hưởng đến sự
an toàn của mọi người khi tham gia giao thông.
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy bám, kéo hoặc đẩy
các phương tiện khác; chỉ được phép kéo một xe khác và phương tiện đó phải còn đủ
hệ thống hãm còn hiệu lực; việc kéo xe phải đảm bảo chắc chắn an toàn; phải có biển
báo hiệu khi kéo xe.

Câu hỏi 6: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định thế
nào về biện pháp giảm tác hại của rượu, bia?
- Theo luật số: 44/2019/QH14, về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Chương I. Điều 3. Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của
rượu, bia
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp
cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ
công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em,
học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
3. Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng
các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng;
huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
4. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công
nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.
5. Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu,
bia.

Chương IV. BIỆN PHÁP GIẢM TÁC HẠI CỦA RƯỢU, BIA
Điều 21. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia
1. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong
khi tham gia giao thông.
2. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có
trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người
điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia
giao thông.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu,
hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông
hoặc gây ra tai nạn giao thông.
4. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo
về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng
chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.
Điều 22. Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối
với sức khỏe
1. Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối
với sức khỏe bao gồm:
a) Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa
bệnh tại cơ sở y tế;
b) Sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu,
bia; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu,
bia;
c) Can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ
mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi; phòng, chống
nghiện và tái nghiện rượu, bia;
d) Chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức
năng có liên quan đến uống rượu, bia.
2. Cơ sở y tế thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này theo hướng
dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ Y tế.
Điều 23. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia
1. Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các nội dung sau đây:
a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
b) Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng
nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
2. Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng
sau đây:
a) Người thường xuyên uống rượu, bia;
b) Người nghiện rượu, bia;
c) Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu,
bia;
d) Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
đ) Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt
động tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn.
4. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về
phòng, chống tác hại của rượu, bia cho thành viên trong cộng đồng.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 24. Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng
1. Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham
gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của
rượu, bia.
2. Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào,
hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động
khác tại cộng đồng.
3. Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc
không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
4. Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn
gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
5. Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo,
phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Điều 25. Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế
khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia
1. Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế
khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia bao gồm:
a) Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho
con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em; cho người bị ảnh hưởng bởi
tác hại của rượu, bia khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở
hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình;
b) Can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy
định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các
đối tượng yếu thế khác để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia;
c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
2. Các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này phải được lồng ghép trong chương
trình, kế hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế
khác.
3. Cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhận thực hiện quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Câu hỏi 7: Luật An ninh mạng năm 2018 quy định các hành vi nào bị
nghiêm cấm?
- Theo luật số 24/2018/QH14 về An ninh mạng.
Chương I. Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này:
- Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để
vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:
+ Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật
này;
+ Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp
cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên
không gian mạng;
+ Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu
hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài
khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các
phương tiện thanh toán;
+ Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo
quy định của pháp luật;
+ Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
+ Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện
tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn
luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt
động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc
người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác;
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi
trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng;
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây
sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn,
ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản
trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính,
hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử;
phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng
Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin,
phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ
thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện
điện tử của người khác.
4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn
công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Câu hỏi 8: Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định thế nào về
nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan?
Căn cứ theo luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 ngày
21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm
2000, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2008;
2. Luật số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2015;
3. Luật Dân quân tự vệ số 48/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Quốc
hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

- Nghĩa vụ của sĩ quan


Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây:
- Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của
cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân;
- Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng
cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể
lực để hoàn thành nhiệm vụ;
- Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều
lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;
- Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;
- Gương mẫu chấp hành và vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với
Nhân dân.
- Trách nhiệm của sĩ quan
Sĩ quan có trách nhiệm sau đây:
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về
việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới
thuộc quyền;
- Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức
trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của
quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn
cảnh, điều kiện nào;
- Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh
đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp
vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người
ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh
lệnh đó.

- Quyền lợi đối với sĩ quan tại ngũ

a) Điều kiện làm việc và tiền lương, phụ cấp

Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như
sau:
- Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan
được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với
tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên
được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được
hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc
và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;
- Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao
nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4
năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương
theo chế độ tiền lương của sĩ quan;
- Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức
vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp
luật;
- Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm thì được giữ nguyên
quyền lợi của chức vụ cũ;
- Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương
vị mới;
- Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng;
- Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được
bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.
b) Chế độ nghỉ

- Sĩ quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật Lao động và
nghỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong thời chiến,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan; mọi sĩ
quan đang nghỉ phải về ngay đơn vị.
c) Chế độ chăm sóc sức khỏe

- Sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở
quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được
khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí.
- Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con
dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám
bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy
định của Chính phủ.

Câu hỏi 9: Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc


phòng quy định thế nào về nguyên tắc, các hình thức, trình tự, thủ tục xử lý
kỷ luật?
Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm
1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân
Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc
phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 12 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức ngày 25 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

- Nguyên tắc xử lý kỷ luật


1. Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý
nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo đúng
quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, công khai,
khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
3. Việc xử phạt vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi
phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân
nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử
lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật
được pháp luật quy định.
5. Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc thôi việc
đối với nữ quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang
thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
6. Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân
đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy; không áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc
lương đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang hưởng lương
Bậc 1.
7. Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm, nếu vi
phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài sản, tiền,
vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý theo đúng quy định của pháp
luật.
8. Mỗi hành vi vi phạm kỷ luật chỉ xử lý một hình thức kỷ luật; nếu cùng một lần
vi phạm kỷ luật mà người vi phạm thực hiện nhiều hành vi vi phạm khác nhau thì
phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối với từng
hành vi vi phạm nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các hành vi vi
phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử lý kỷ luật cao
nhất.
Trường hợp xử lý nhiều hình thức kỷ luật (hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm
với cách chức hoặc giáng chức) do cấp có thẩm quyền quyết định.
9. Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ huy) các
cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật của
quân nhân thuộc quyền; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra của vụ việc
và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và trên một cấp
để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.
10. Người thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiệu tội phạm, thì cơ quan,
đơn vị không giảm quân số quản lý mà chuyển hồ sơ vi phạm sang Cơ quan điều
tra trong Quân đội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị tòa án xét
xử và tuyên phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì
chỉ giải quyết chế độ, chính sách khi đã có quyết định thi hành án của Tòa án.

- Hình thức kỷ luật


1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy
định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Khoản 1 Điều 50 Luật
quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ
thấp đến cao như sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng cấp bậc quân hàm;
đ) Giáng chức;
e) Cách chức;
g) Tước quân hàm sĩ quan;
h) Tước danh hiệu quân nhân.
2. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo quy định Khoản 1
Điều 60 Luật Nghĩa vụ quân sự được xếp từ thấp đến cao như sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng cấp bậc quân hàm;
d) Giáng chức;
đ) Cách Chức;
e) Tước danh hiệu quân nhân.
3. Hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thực
hiện theo quy định Khoản 2 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và
viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.

- Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật


1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị
và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm
thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm
cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được
công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi
phạm.
2. Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm
và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản
xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ
quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình
thức kỷ luật.
3. Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm
quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người
vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm,
để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
5. Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo
quyền hạn phân cấp.
7. Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.
Câu hỏi 10: Nhân dịp kỷ niệm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2023 (09/11/2023), đồng chí cho biết trách nhiệm bản
thân trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và chấp hành pháp luật Nhà
nước, kỷ luật Quân đội?
Ở nước ta, theo quy định tại Điều 8 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật số
14/2012/QH13 ngày 20/6/2012 thì: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn
vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người
trong xã hội. Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này
cách đây 75 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản
Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính
trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của
lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã
có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con
người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do
Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ
đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta.

Ngày Pháp luật là để nhân dân thể hiện tinh thần tôn vinh các giá trị, vai trò đặc
biệt quan trọng của Hiến pháp, pháp luật trong cuộc sống của mỗi con người và
trong sự phát triển của quốc gia, sự hưng thịnh của dân tộc, đồng thời qua đó làm
cho tinh thần thượng tôn pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức, hành vi, hoạt động
của mọi người dân, của cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội.
Thứ nhất, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật: Ngày Pháp luật được tổ chức hằng
năm nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp
luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi
người trong xã hội. Với ý nghĩa đó, mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm
hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó
lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.
Thứ hai, xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của
Hiến pháp và pháp luật: Pháp luật của nước ta đảm bảo nguyên tắc công bằng,
minh bạch, ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền - lợi ích cho mỗi cá nhân và sự hài
hòa các loại lợi ích trong xã hội. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến
pháp, pháp luật; xây dựng niềm tin, tình cảm, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với
quy định của hệ thống pháp luật, ý thức bảo vệ pháp luật của toàn dân.
Thứ ba, đề cao giá trị con người, xây dựng nhân cách tạo nên sự bền vững của ý
thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước: Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm đề
cao giá trị con người, xây dựng nhân cách; đề cao ý thức làm chủ, tôn trọng kỷ
luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật; coi trọng các giá trị đạo đức tốt đẹp; ý thức
trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, xây dựng lối sống, nếp sống văn
hoá; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại là những điều kiện quan trọng góp phần hình thành con
người về mặt tâm hồn, nhân cách, để mỗi con người tự ý thức về mình, về cộng
đồng, về dân tộc, về đất nước. Đây chính là yếu tố tạo nên sự bền vững của ý thức
pháp luật, của kỷ cương, phép nước.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả xây dựng, phổ biến, giáo dục pháp luật và thi hành
pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân.
Thứ năm, hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý: Văn hóa pháp luật rất hiện
hữu, được thể hiện hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, cá
nhân và xã hội, trong nội dung, thực hành, áp dụng Hiến pháp, pháp luật, trong tất
cả những vấn đề liên quan đến con người, quyền, tự do, trách nhiệm của con
người. Để hình thành nền văn hóa pháp luật, cần phải xây dựng lối sống tôn trọng
pháp luật. Lối sống theo pháp luật thể hiện một trạng thái thường xuyên, thường
ngày, được tạo lập từ các ứng xử theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh;
không đơn thuần chỉ là một hành động nhất thời mà trở thành thói quen. Do vậy,
Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật
trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với
hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm,
nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp
hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước
xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời,
đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể Nhân dân chung
sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để
tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

B. Câu hỏi phụ:


Câu hỏi 1: Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 20/12/2019 của Chính phủ về
"Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt" quy định như thế nào về xử phạt người điều khiển xe ô tô, xe
mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được
quy định như sau:
1. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5
Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định
123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm bị tước quyền
sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định
100/2019/NĐ-CP);
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5
Nghị định 100/2019/NĐ-CP), người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm bị
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5
Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP), người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP).
2. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe
chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6
Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định
123/2021/NĐ-CP)).
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định
123/2021/NĐ-CP)).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định
100/2019/NĐ-CP), người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị
định 100/2019/NĐ-CP).

Câu hỏi 2: Nghị định số 123/2021/NĐ-CP năm 2021 của Chính phủ về sửa
đồi, bồ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP về "Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực “giao thông đường bộ và đường sắt"
quy định xử phạt như thế nào đối với người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe
găn máy vi phạm tin quy định về nồng độ cồn?

- Các mức phạt người lái xe máy vi phạm nồng độ được quy định tại Điều 6,
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

 Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong
máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít
máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
 Phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong
máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu
hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở.
 Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với
người điều khiển xe trên đường mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn
vượt trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt trên 0,4 miligam/1 lít khí
thở.

- Các mức phạt người lái ô tô vi phạm nồng độ được quy định tại Điều 5,
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:
 Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng đối với lái
xe ô tô vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc
chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
 Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng đối
với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồnvượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít
máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở.
 Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối
với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồnvượt trên 80 miligam/100 mililít máu
hoặc vượt trên0,4 miligam/1 lít khí thở.

Câu hỏi 3: Chỉ thị số 3019/CT-TCII ngày 06/9/2019 của Tổng cục trưởng về
tiếp tục tăng cường công tác giáo dục, quản lý chấp hành pháp luật, kỷ luật và
bảo tin đảm an toàn trong Tổng cục nghiêm câm mọi quân nhân, CNVCQP
làm gì?

- Theo chỉ thị số 3019/CT-TCII về tiếp tục tăng cường công tác giáo dục, quản lý
chấp hành pháp luật, kỷ luật và bảo đảm an toàn trong Tổng cục:

+ Nghiêm cấm mọi quân nhân, CNVCQP: Mặc quan phục ăn, uống rượu, bia ở
hàng quán vỉa hè; uống rượu, bia say ở mọi lúc, mọi nơi (kể cả giờ nghỉ, ngày nghỉ
ở doanh trại); tham gia lô, đề, cờ bạc, cá độ, vay lãi nặng, chạy trường, chạy việc,
làm kinh tế trái quy định...

+ Các đơn vị khi có vụ việc vi phạm xảy ra, phải báo cáo kịp thời, trung thực,
không bao che, giấu giếm; tổ chức kiểm điểm và quy trách nhiệm cụ thể đối với cá
nhân, tổ chức theo đúng Thông tư 192/2016/TT-BQP ngày 26/11/2016 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng. Kiên quyết xử lý cho ra quân, buộc thôi học đối với những
quân nhân, học viên có phẩm chất đạo đức kém, vi phạm kỷ luật nhiều lần, thiếu
trách nhiệm, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.

Câu hỏi 4: Chỉ thị số 4098/CT-TCII ngày 19/11/2018 của Tổng cục trưởng
về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý chính trị nội bộ và sử dụng
mạng xã hội trong Tổng cục quy định như thế nào về việc cán bộ, nhân viên,
chiến sĩ tạo lập tài khoản trên internet và sử dụng mạng xã hội?
- Theo chỉ thị số 4098/CT-TCII, về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo
quản lý chính trị nội bộ và sử dụng mạng xã hội trong Tổng cục:

+ Nghiêm cấm mọi cán bộ, nhân viên và chiến sĩ (cả số diện B đang là việc công
khai ở các đơn vị) trong Tổng cục tạo lập tài khoản trên mạng Internet và sử dụng
mạng xã hội dưới mọi hình thức.

+ Đối với các cá nhận vì yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị cần sử dụng mạng xã hội
thì làm báo cáo và đăng ký. Giao cho đồng chí Chỉ huy trưởng đơn vị đầu mối
Tổng cục xem xét, phê duyệt và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng.

+ Những trường hợp vi phạm quy định này thì tùy theo tính chất mức độ, các đơn
vị xử lý kỷ luật nghiêm túc.

You might also like