You are on page 1of 18

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI PHÁI SINH

3.1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG


Nội dung của Chương bàn về tổng quan thị trường cùng một số giao dịch ngoại hối cơ
bản:

 Tổng quan về thị trường, đặc trưng, các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối

 Tỷ giá và các vấn đề liên quan đến tỷ giá

 Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá

 Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và kỹ thuật giao dịch

 Các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh bao gồm: giao dịch ngoại hối kỳ hạn, giao dịch
hoán đổi, giao dịch tương lai và giao dịch quyền chọn

3.2. TỪ KHÓA

American quotation: Yết giá theo kiểu Mỹ

Arbitrage: Kinh doanh chênh lệch giá

Arbitrager: Người kinh doanh chênh lệch giá

Ask exchange rate: Tỷ giá bán ra

Bid exchange rate: Tỷ giá mua vào

Commodity currency: Đồng tiền yết giá

Cross exchange rate: Tỷ giá chéo

Currency futures: Hợp đồng/giao dịch tiền tệ tương lai

Currency option: Quyền chọn tiền tệ

Direct quotation: Yết giá trực tiếp

European quotation: Yết giá theo kiểu Châu Âu

Forex derivatives: Các công cụ ngoại hối phái sinh

Forex swap: Hoán đổi ngoại hối

Forward exchange rate: Tỷ giá kỳ hạn

1
Hedger: Những người phòng ngừa rủi ro tỷ giá

Indirect quotation: Yết giá gián tiếp

Inter-bank market: Thị trường liên ngân hàng

Interest rate risk: Rủi ro lãi suất

Market-maker: Nhà tạo thị trường

Points: Điểm tỷ giá

Price-maker: Nhà tạo giá

Price-taker: Người chấp nhận giá

Primary market: Thị trường sơ cấp

Quote currency: Đồng tiền định giá

Retail market: Thị trường bán lẻ

Secondary market: Thị trường thứ cấp

Speculator: Người đầu cơ

Spot exchange rate: Tỷ giá giao ngay

Spread: Chênh lệch tỷ giá mua vào –bán ra

Whole-sale market: Thị trường bán buôn

3.3. TÓM TẮT NỘI DUNG

 Thị trường ngoại hối

o Là thị trường ở đó các chủ thể tham gia mua bán các đồng tiền của các quốc
gia khác nhau.

o Đối tượng mua bán chủ yếu là các khoản tiền gửi ngân hàng được ghi bằng
các đồng tiền khác nhau.

 Đặc trưng của thị trường ngoại hối

o Là thị trường ở đó các chủ thể tham gia mua bán các đồng tiền của các quốc
gia khác nhau.

2
o Đối tượng mua bán chủ yếu là các khoản tiền gửi ngân hàng được ghi bằng
các đồng tiền khác nhau.

 Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối

o Phân loại theo mục đích tham gia thị trường

o Phân loại theo hình thức tổ chức

o Phân loại theo chức năng trên thị trường

 Tỷ giá

o Tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền
khác.

 Thay đổi tỷ giá

 Tính tỷ giá chéo

o Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ các tỷ giá của hai đồng
tiền đó với một đồng tiền thứ ba.

 Kinh doanh chênh lệch tỷ giá

 Các nhân tố tác động đến tỷ giá

o Các yếu tố kinh tế nền tảng: lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế, các chính
sách kinh tế của chính phủ.

o Các yếu tố chính trị: bầu cử, thành phần nội các, chính sách ngoại giao, chiến
tranh, các biến cố chính trị….

o Các yếu tố môi trường: động đất, mùa màng, bão táp, lụt....

o Con người: tâm lý con người, hoạt động của giới đầu cơ….

 Giao ngay

o Là giao dịch trong đó hai bên thỏa thuận mua bán ngoại hối theo tỷ giá được
thỏa thuận ngày hôm nay và việc giao hàng (chuyển đổi tiền tệ) được thực hiện
trong vòng hai ngày làm việc.

3
o Ngày giao dịch: Ngày ký hợp đồng, thỏa thuận về tỷ giá và số lượng ngoại tệ
mua bán.

o Ngày giá trị là ngày làm việc thứ hai sau ngày giao dịch, không kể các ngày lễ
và ngày nghỉ cuối tuần.

o Khi yết giá trên thị trường, các nhà tạo thị trường đưa ra cả hai loại tỷ giá: tỷ
giá mua vào (Bid exchange rate) và tỷ giá bán ra (Ask/Offer exchange rate).

o Tỷ giá mua vào là tỷ giá tại đó các nhà tạo thị trường mua vào đồng tiền yết giá
(commodity/base currency).

o Tỷ giá bán ra là tỷ giá tại đó các nhà tạo thị trường bán ra đồng tiền yết giá.

 Giao dịch kỳ hạn

o Là giao dịch mua bán ngoại hối trong đó tỷ giá được hai bên thỏa thuận ngày
hôm nay và việc giao hàng/thanh toán được thực hiện tại mức tỷ giá đó vào
một ngày xác định trong tương lai.

o Ngày xác định trong tương lai ở đây phải cách ngày ký kết hợp đồng nhiều hơn
2 ngày làm việc .

o Kỳ hạn do hai bên thỏa thuận: Kỳ hạn tiêu chuẩn (fixed periods); Kỳ hạn lẻ
(broken/cock/odd dates).

o Ngày giá trị của giao dịch kỳ hạn được xác định theo công thức sau:

Forward value date FVD = (Tod+n) + 2

Tod là ngày hôm nay

Tod + 2 là ngày giá trị giao ngay

n là số ngày của kỳ hạn

FVD ngày giá trị của giao dịch kỳ hạn

o Nếu ngày giá trị rơi vào ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ thì nó sẽ được dịch
chuyển đến ngày làm việc kế tiếp gần nhất.

4
o Tỷ giá kỳ hạn (forward rate): tỷ giá được thỏa thuận cố định ngày hôm nay để
làm cơ sở cho việc giao hàng và thanh toán vào một ngày xác định trong tương
lai

o Điểm kỳ hạn (forward points)

 Giao dịch hoán đổi

o Là giao dịch trong đó diễn ra đồng thời việc mua vào và bán ra một đồng tiền
nhất định, tuy nhiên, ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau.

o Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được ký kết đồng thời
ngày hôm nay.

o Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này là bằng nhau trong cả hai vế (vế
mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi.

o Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và ngày giá trị của hợp đồng bán ra là khác
nhau.

o Loại thứ nhất bao gồm một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn (spot -
forward swap)

o Loại thứ hai bao gồm hai giao dịch đều là giao dịch kỳ hạn được ký kết ngày
hôm nay, nhưng có các ngày giá trị khác nhau (forward -forward swap)

o Điểm hoán đổi (Swap points) hay còn gọi là Tỷ giá hoán đổi (Swap rates).

Điểm hoán đổi là điểm kỳ hạn tuyệt đối.

Điểm hoán đổi được xác định như điểm kỳ hạn, trên cơ sở tỷ giá giao ngay
và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền.

Điểm hoán đổi là cơ sở để tính tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi.

 Giao dịch tương lai

o Giao dịch tiền tệ tương lai (currency future) là giao dịch trong đó người bán có
nghĩa vụ giao cho người mua một số tiền của một loại tiền tệ nhất định vào một
thời điểm xác định trong tương lai với một mức tỷ giá được xác định và thỏa
thuận ngay từ trước.
5
o Hợp đồng tiền tệ tương lai ra đời để khắc phục 3 vấn đề của hợp đồng kỳ hạn:

- Khó khăn trong việc tìm đối tác giao dịch.

- Rủi ro đối tác không thực hiện hợp đồng.

- Khó tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng.

o Tiêu chuẩn hóa hợp đồng

o Mua bán tập trung tại sở giao dịch

o Công ty thanh toán bù trừ đứng ra đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng cho các bên

o Các bên có thể tháo gỡ nghĩa vụ hợp đồng dễ dàng

o Tuân thủ qui trình thanh toàn lời/ lỗ hàng ngày

o Nếu giá thanh toán tăng so với ngày hôm trước số tiền chênh lệch sẽ được ghi
có cho tài khoản margin của người mua hợp đồng và ghi nợ cho người bán hợp
đồng.

o Nếu giá thanh toán giảm so với ngày hôm trước, số tiền chênh lệch sẽ được ghi
có cho các tài khoản margin của bên bán hợp đồng và ghi nợ cho tài khoản của
bên mua.

 Giao dịch Quyền chọn

o Quyền chọn tiền tệ (Currency options) là một thỏa thuận trong đó người mua
quyền chọn (holder) trả cho người bán quyền chọn (writer/granter) một khoản
phí (premium) để có quyền (rights) chứ không phải nghĩa vụ (obligations):

 Mua hoặc bán

 Một (loại) tiền tệ

 Với số lượng nhất định

 Vào một ngày xác định trong tương lai

 Tại một mức tỷ giá xác định từ trước

o Quyền chọn mua (Call Option) là hợp đồng trong đó người mua quyền chọn,
sau khi trả một khoản phí nhất định cho người bán quyền chọn, có quyền mua
6
từ người bán quyền chọn đồng tiền cơ sở với một số lượng nhất định tại mức tỷ
giá cố định đã được thỏa thuận từ trước trong một khoảng thời gian nhất định
hay tại một thời điểm xác định trong tương lai.

o Quyền chọn bán (Put Option) là hợp đồng trong đó người mua quyền chọn,
sau khi trả một khoản phí nhất định cho người bán quyền chọn, có quyền bán
cho người bán quyền chọn đồng tiền cơ sở với một số lượng nhất định tại mức
tỷ giá cố định đã được thỏa thuận từ trước trong một khoảng thời gian nhất
định hay tại một thời điểm xác định trong tương lai.

o Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép người mua quyền chọn thực hiện quyền chọn
vào bất cứ lúc nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng (kể cả vào ngày đáo
hạn).

o Quyền chọn kiểu châu Âu: chỉ cho phép người mua quyền chọn thực hiện
quyền chọn vào ngày ngày đáo hạn.

o Giá trị nội tại (Intrinsic Value) của một quyền chọn là mức được giá của quyền
chọn.

o Giá trị thời gian (Time Value): số tiền phải trả cho khả năng quyền chọn trở
nên được giá trong tương lai

3.4. CÂU HỎI LÝ THUYẾT

1. Giải thích những lợi thế và bất lợi khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro
tỷ giá?

2. So sánh điểm giống và khác nhau của hợp đồng tương lai và hợp đồng kỳ hạn? Sử
dụng hợp đồng tương lai có thể hạn chế được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn?

3. Sử dụng hợp đồng tương lai để bảo hiểm cho khoản phải trả 500,000 USD trong
vòng 6 tháng như thế nào?

4. Giải thích tại sao khi sử dụng hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro tỷ giá thì hiệu
suất không đạt 100%?

5. Phân tích những điểm giống nhau và sự khác biệt giữa quyền chọn kiểu Mỹ và quyền
chọn kiểu Châu Âu?

7
6. So sánh sự khác biệt giữa việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng quyền chọn?

7. Các yêu tố quyết định đến việc định giá của hợp đồng quyền chọn bán và hợp đồng
quyền chọn mua?

3.5. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


3.5.1. Câu hỏi đúng/ sai

1. Khi sử dụng thị trường kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá, giá trị khoản tiền sẽ nhận
hoặc thu trong tương lai không phụ thuộc vào tỷ giá giao ngay.

2. Trong giao dịch ngọai hối kỳ hạn, giá trị hợp đồng kỳ hạn không thay đổi theo sự biến
động của tỷ giá trên thị trường .

3. Chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn bán ra và tỷ giá kỳ hạn mua vào cũng chính bằng chênh
lệch giữa điểm kỳ hạn bán ra và điểm kỳ hạn mua vào.

4. Khi sử dụng giao dịch hóan đổi ngọai hối, các bên tham gia giao dịch phải chịu rủi ro
tỷ giá vì giao dịch hóan đổi ngọai hối tạo ra trạng thái ngọai hối mở.

5. Lãi suất đồng tiền yết giá nhỏ hơn lãi suất đồng tiền định giá sẽ làm phí quyền chọn
mua tăng cao hơn.

6. Nếu một người có một khỏan phải thu bằng ngọai tệ trong tương lai, người này đối
mặt với rủi ro là đồng ngọai tệ giảm giá so với nội tệ và có thể bảo hiểm rủi ro tỷ giá
bằng cách bán kỳ hạn khỏan phải thu bằng ngọai tệ .

7. Khi tất tóan một hợp đồng tiền tệ tương lai vào ngày đáo hạn hợp đồng, nhà kinh
doanh đang ở trạng thái trường có thể thực hiện bằng cách mua lại hợp đồng tiền tệ tương
lai này từ công ty thanh tóan bù trừ theo giá thanh tóan cuối cùng để đóng trạng thái đồng
thời mua số tiền cần mua trên thị trường giao ngay.

8. Hợp đồng tiền tệ tương lai đuợc tiêu chuẩn hóa về quy mô hợp đồng, thời gian giao
hàng và một số điều khỏan khác

9. Thị trường ngoại hối được xem như là một thị trường nơi mà đồng tiền của một quốc
gia được chuyển đổi sang một đồng tiền khác. Sự chuyển đổi này thường được thực hiện
bởi phương thức sau: Người mua và người bán ngoại hối gặp nhau tại một vị trí địa lý
nhất định

8
10. Thị trường ngoại hối hiệu quả nếu thông tin bổ ích thì có sẵn với chi phí thấp hoặc
bằng không

3.5.2. Câu hỏi lựa chọn

1. Điểm kỳ hạn gia tăng cho biết

a. Lãi suất đồng tiền yết giá cao hơn lãi suất đồng tiền định giá.

b. Lãi suất đồng tiền yết giá thấp hơn lãi suất đồng tiền định giá.

c. Đồng tiền yết giá sẽ tăng giá trong tương lai.

d. Đồng tiền yết giá sẽ giảm giá trong tương lai.

2. Trên thị trường yết tỷ giá giao ngay S(CAD/USD)=1.1575- 85, điểm kỳ hạn 3 tháng
hòa vốn cho ngân hàng của bạn là: 35 - 25. Nếu ngân hàng của bạn muốn có lợi nhuận
thêm 7 điểm thì sẽ yết tỷ giá bán USD kỳ hạn 3 tháng là

a. F(CAD/USD)=1.1560

b. F(CAD/USD)=1.1567

c. F(CAD/USD)=1.1540

d. F(CAD/USD)=1.1547

3. Cách đây 2 tháng, bạn đã ký hợp đồng mua kỳ hạn 3 tháng SGD500,000 để thanh toán
lô hàng nhập khẩu từ Singapore. Do đối tác có ưu đãi đặc biệt cho bạn, bạn quyết định trả
trước 1 tháng. Phương án nào dưới đây là tối ưu cho bạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá

a. Hôm nay, mua SGD500,000 giao ngay và bán kỳ hạn 1 tháng SGD500,000.

b. Hôm nay, mua SGD500,000 giao ngay và bán kỳ hạn 3 tháng SGD500,000.

c. Hôm nay, mua SGD500,000 giao ngay và bán kỳ hạn 2 tháng SGD500,000.

d. Hôm nay mua SGD500,000 giao ngay, 1 tháng sau sẽ bán SGD500,000 giao ngay

4. Tỷ giá kỳ hạn mua vào mà nhà tạo thị trường yết giá cho khách hàng bằng :

a. Tỷ giá giao ngay bán ra được nhà tạo thị trường yết ± điểm kỳ hạn bán ra

b. Tỷ giá giao ngay bán ra được nhà tạo thị trường yết ± điểm kỳ hạn mua vào

c. Tỷ giá giao ngay mua vào được nhà tạo thị trường yết ± điểm kỳ hạn bán ra

d. Tỷ giá giao ngay mua vào được nhà tạo thị trường yết ± điểm kỳ hạn mua vào
9
5. Biết spread của tỷ giá S(CHF/USD) do ngân hàng A yết là 15 điểm. Nếu ngân hàng A
đồng thời mua vào và bán ra 2,000,000 USD (hai triệu USD), ngân hàng A sẽ:

a. Thu được khỏan lợi nhuận là 3,000 (ba ngàn) USD

b. Mất thêm khỏan chi phí là 3,000 (ba ngàn) USD

c. Thu được khỏan lợi nhuận là 3,000 (ba ngàn) CHF

d. Mất thêm khỏan chi phí là 3,000 (ba ngàn) CHF

6. Một ngân hàng yết giá như sau :S(SGD/USD) : 1.0528 – 1.0544; 3-month FP: 26 –
19. Nếu bạn ký một hợp đồng hóan đổi ngọai hối với ngân hàng trong đó bạn là bên mua
giao ngay và bán kỳ hạn 3 tháng SGD thì ngân hàng có thể tính các mức tỷ giá giao ngay
và tỷ giá kỳ hạn cho bạn như sau :

a. Tỷ giá giao ngay là 1.0528 SGD/USD và tỷ giá kỳ hạn 3 tháng là 1.0502 SGD/USD

b. Tỷ giá giao ngay là 1.0544 SGD/USD và tỷ giá kỳ hạn 3 tháng là 1.0518 SGD/USD

c. Tỷ giá giao ngay là 1.0536 HKD/USD và tỷ giá kỳ hạn 3 tháng là 1.0510 SGD/USD

d. Tỷ giá giao ngay là 1.0536 HKD/USD và tỷ giá kỳ hạn 3 tháng là 1.0517 SGD/USD

7. Công ty Agifish vừa nhận được 5,000,000USD từ khoản thanh toán tiền hàng của đối
tác. Hiện Agifish có nhu cầu bán số USD sang VND để chi trả các chi phí đầu vào,
nhưng lại cần số USD này để thanh toán tiền hàng nhập khẩu 6 tháng sau. Agifish có thể
bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng hợp đồng hoán đổi, với chi tiết:

a. Mua giao ngay 5,000,000USD, bán 5,000,000USD kỳ hạn 6 tháng

b.Mua giao ngay 5,000,000USD, mua 5,000,000USD kỳ hạn 6 tháng

c. Bán giao ngay 5,000,000USD, mua 5,000,000USD kỳ hạn 6 tháng

d. Bán giao ngay 5,000,000USD, bán 5,000,000USD kỳ hạn 6 tháng

8. Bạn bán một quyền chọn mua 500,000EUR (E=1.4665USD/EUR,


π=0.005USD/EUR), thời hạn 3 tháng. Đến thời điểm đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị
trường là 1.4660USD/EUR, thu nhập của bạn sẽ là:

a.- 2,750USD;

b.- 250USD;

10
c.+ 2,500USD;

d.+ 2,750USD;

9. Một quyền chọn mua CHF (call option) có tỷ giá quyền chọn là USD0.6450/CHF và
phí quyền chọn là USD0.0090/CHF. Quyền chọn này có điểm hòa vốn tại mức tỷ giá:

a. USD0.6360/CHF

b. USD0.6540/CHF

c. USD0.6450/CHF

d. Không có điểm hòa vốn

10. Bạn có thể đầu cơ dựa trên sự tăng giá của của JPY bằng cách:

a. Bán quyền chọn bán JPY và mua quyền chọn mua JPY

b. Bán quyền chọn bán JPY và bán quyền chọn mua JPY

c. Mua quyền chọn bán JPY và bán quyền chọn mua JPY

d. Mua quyền chọn mua JPY và mua quyền chọn bán JPY

3.6. BÀI TẬP

1. Ngày 25/12, công ty ABC Việt Nam có khoản thu tiền hàng xuất khẩu 1 triệu EUR với
thời hạn thanh toán sau 3 tháng. Công ty liên hệ với ngân hàng và yêu cầu ngân hàng bạn
yết giá EUR kỳ hạn 3 tháng. Thông tin thị trường vào ngày 25/12/2009 như sau:

 Tỷ giá giao ngay: 25,450 – 25,470VND/EUR

 Lãi suất 3 tháng EUR: 2.25% -2.75%/năm

 Lãi suất 3 tháng VND: 10.25% - 11.75%/năm

a. Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng mua vào và bán ra ở mức hòa vốn cho ngân hàng bạn là bao
nhiêu? EUR có điểm kỳ hạn gia tăng hay khấu trừ? Ngân hàng bạn muốn có lợi nhuận 5
điểm thì bạn sẽ yết tỷ giá kỳ hạn mua vào 3 tháng cho công ty ABC là bao nhiêu?

b. Giả sử tỷ giá giao ngay sau 3 tháng là 26,435 – 26,490VND/EUR. So với giá thị
trường công ty ABC lời hay lỗ bao nhiêu khi thực hiện bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn?

11
2. VITIMEX Việt Nam nhập hàng từ Tây Ban Nha trả chậm 2 tháng số tiền là 5,000,000
EUR. VITIMEX Việt Nam quyết định sử dụng giao dịch quyền chọn tiền tệ để bảo hiểm
rủi ro tỷ giá. Hiện tại ngân hàng đang yết giá quyền chọn (kiểu Châu Âu) như sau :

+ Quyền chọn mua EUR kỳ hạn 2 tháng : tỷ giá quyền chọn E = 27,000 VND/EUR ; phí
quyền chọn là 200 VND /EUR.

+ Quyền chọn bán EUR kỳ hạn 2 tháng : tỷ giá quyền chọn E = 27,000 VND/EUR ; phí
quyền chọn là 300 VND /EUR.

a. VITIMEX Việt Nam đang đối mặt rủi ro tỷ giá là gì ? VITIMEX Việt Nam sẽ làm gì
nếu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng giao dịch quyền chọn tiền tệ ?

b. Nếu 2 tháng sau lúc quyền chọn đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 26,800 –
26,900 VND/EUR, hãy tính tổng số tiền VND mà VITIMEX Việt Nam phải chi ra để
thanh tóan tiền hàng nhập khẩu?

c. Nếu 2 tháng sau lúc quyền chọn đáo hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường là 27,000 –
27,100 VND/EUR, hãy tính lợi nhuận ròng/ lỗ ròng của VITIMEX Việt Nam?

3. Vào ngày 01/04, một nhà xuất khẩu Canada có khỏan thu xuất khẩu 3,500,000 USD từ
một đối tác Mỹ vào 3 tháng nữa và anh ta quyết định sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn
để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Thông tin trên thị trường như sau :

- Spot (CAD/USD) : 1.2154 – 1.2162 (USD là đồng tiền yết giá)

- 3-month Forward : 25 – 14

Nhưng đến hôm nay, ngày 01/07, đối tác Mỹ yêu cầu anh ta gia hạn thời hạn thanh tóan
thêm 2 tháng nữa vì hàng tiêu thụ chậm và anh ta đã đồng ý. Anh ta muốn sử dụng giao
dịch hóan đổi ngọai hối để kéo dài thời hạn trạng thái ngọai hối thêm hai tháng nữa. Biết
rằng thông tin trên thị trường vào ngày hôm nay như sau :

- Spot (CAD/USD) : 1.2118 – 1.2126

- 2-month Forward : 16 – 9

a. Tính tỷ giá kỳ hạn 3 tháng vào ngày 01/04 ? Khi đó, nhà xuất khẩu Canada đối mặt với
rủi ro tỷ giá là gì ? Anh ta sẽ làm gì khi sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm
rủi ro tỷ giá ?

12
b. Hãy tính số tiền CAD anh ta dự tính thu được khi sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn
để bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

c. Vào ngày hôm nay 01/07, hãy cho biết anh ta sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để
bảo hiểm rủi ro tỷ giá là có hiệu quả hay không (so với khi không bảo hiểm rủi ro tỷ
giá) ? Tính mức lãi (lỗ) khi sử dụng giao dịch ngọai hối kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
trong trường hợp này.

d. Vào ngày hôm nay 01/07, anh ta có thể sử dụng giao dịch hóan đổi ngọai hối như thế
nào để kéo dài thời hạn trạng thái ngọai hối thêm hai tháng ?

3.7. TÀI LIỆU ĐỌC THAM KHẢO, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

- Giáo trình

• Carbaugh, R. (2015), International Economics, Cengage.

Giáo trình bao gồm 17 chương, trong đó có 4 chương giới thiệu về thị trường ngoại hối,
tỷ giá, cơ chế tỷ giá và khủng hoảng tiền tệ.

Tham khảo trực tuyến tại:

http://www.cengage.com/search/productOverview.do?
N=16&Ntk=P_EPI&Ntt=19665813783100018359063903111976349290&Ntx=mode
%2Bmatchallpartial

• Moosa, I.M., (2010), International Finance: an analytical approach, The McGraw-


Hill Companies, INC., Australia

Giáo trình bao gồm 16 chương, trong đó chương 53 giới thiệu về thị trường ngoại hối, tỷ
giá, rủi ro tỷ giá và các vấn đề khác có liên quan đến dự báo tỷ giá.

Tham khảo trực tuyến tại:

http://highered.mheducation.com/sites/0070278512/information_center_view0/
index.html

• David K. Eiteman, Arthur I. Stonehill, and Michael H. Moffett (2010), Multinational


Bussiness Finance, Pearson.

Giáo trình gồm 6 phần, 20 chương, đã bao quát toàn bộ cơ sở lý thuyết về môi trường tài
chính toàn cầu và hoạt động đầu tư quốc tế. Chương 6 của giáo trình đề cập đến thị

13
trường ngoại hối, Chương 8 đề cập đến các sản phẩm ngoại hối phái sinh, Chương 10, 11,
12 đề cập đến các rủi ro tỷ giá.

Tham khảo trực tuyến tại:


http://wps.prenhall.com/bp_eiteman_mbf_13/232/59436/15215794.cw/index.html

• Alan C. Shapiro (2008), Multinational Financial Management, Prentice Hall.

Giáo trình bao gồm 20 chương trong đó các Chương 2, 7, 8, 10, 11 của giáo trình đề cập
đến thị trường ngoại hối, rủi ro tỷ giá và các sản phẩm ngoại hối phái sinh.

Tham khảo trực tuyến tại:

http://bcs.wiley.com/he-bcs/Books?action=index&itemId=1118929322&bcsId=8998

Giáo trình được Trường đại học Kinh tế TP. HCM chuyển ngữ sang tiếng Việt với tựa đề
“Quản trị tài chính quốc tế”.

- Tài nguyên trực tuyến

Học liệu mở

• MIT Open Course Ware: http://ocw.mit.edu/index.htm

• Utah State OpenCourseWare: http://ocw.usu.edu/economics/index.html

• Open Yale Courses: http://oyc.yale.edu/economics

• NPTEL Administrator, IC & SR Building IIIrd Floor, IIT Madras.Chennai - 600036


(India): http://nptel.ac.in/courses/110105057/

• Fullbright: http://www.fetp.edu.vn/vn/mpp7/hoc-ky-thu-2014/kinh-te-hoc-vi-mo-ly-
thuyet-va-ung-dung-chinh-sach/bai-doc/

Website hữu dụng

• Adrian Buckley (2013), International finance, Pearson Education - Companion


Website.

http://wps.pearsoned.co.uk/ema_uk_he_buckley_intfin_1/214/55011/14082872.cw/
index.html

• Michael Parkin and Robin Bade (2009), Economics, Pearson Education - Companion
Website.

14
http://wps.aw.com/ca_aw_parkin_economics_5_QuickQuiz/9/2326/595456.cw/
index.html

• Sumati Varma (2014), International Business, Pearson Education India - Companion


Website.

http://wps.pearsoned.com.au/au_be_sloman_prinecon_1/25/6540/1674300.cw/index.html

• Sloman and Norris (2013), Principles of Economics Microeconomics and


Macroeconomics, Pearson Education - Companion Website.

http://wps.pearsoned.com.au/au_be_sloman_prinecon_1/25/6540/1674300.cw/index.html

• Tổng cục thống kê Việt Nam: http://www.gso.gov.vn/

Website Tổng cục thống kê cung cấp các dữ liệu về kinh tế vĩ mô của Việt Nam theo
tháng, quý, năm.

• Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm chính về thống kê BOP tại
Việt Nam. BOP của Việt Nam được công bố tại mục Thống kê Tiền tệ - Ngân hàng trên
website của Ngân hàng Nhà nước.

• Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn/

Website Bộ Tài chính cung cấp các dữ liệu về biểu thuế, thu chi ngân sách nhà nước và
tình hình nợ công tại Việt Nam.

• Bộ Kế hoạch và đầu tư: http://www.mpi.gov.vn

Website Bộ Kế hoạch và đầu tư cung cấp các thông tin về các dự án đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam cũng như phân tích thực trạng đầu tư của các

• Ủy ban Kinh tế Quốc hội: http://ecna.gov.vn/

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc
lĩnh vực quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng tại Việt Nam. Uỷ ban Kinh tế Quốc hội
thường công bố các báo cáo chi tiết về nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

• Quỹ tiền tệ quốc tế: http://www.imf.org/external/about.htm

15
Website của Quỹ tiền tệ quốc tế cung cấp thông tin kinh tế vĩ mô về tăng trưởng kinh tế,
cán cân thanh toán quốc tế, đầu tư nước ngoài, tỷ giá, ổn định của hệ thống tài chính…
của tất cả các quốc gia thành viên – trong đó có Việt Nam.

• Ngân hàng thế giới: http://www.worldbank.org/

Website của Ngân hàng thế giới (WB) cung cấp dữ liệu kinh tế vĩ mô của hơn 200 quốc
gia thành viên cũng như các nguồn dữ liệu, báo cáo và các nghiên cứu về kinh tế toàn
cầu.

• Ngân hàng phát triển Châu Á: http://www.adb.org/

Website của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cung cấp dữ liệu kinh tế vĩ mô của gần
70 quốc gia thành viên và các phân tích, nghiên cứu liên quan đến hệ thống tài chính và
phát triển bền vững của khu vực Châu Á.

• Ngân hàng thanh toán quốc tế: http://www.bis.org/

Website của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) cung cấp Báo cáo thường niên của
Ngân hàng thanh toán quốc tế, các dữ liệu thống kê về thị trường ngoại hối phái sinh, nợ
nước ngoài và các hoạt động của thị trường ngoại hối toàn cầu.

• Tổ chức thương mại quốc tế: http://www.wto.org/

Website của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) cung cấp thông tin và thống kê về
thương mại quốc tế cũng như liên kết đến các tổ chức quốc tế và các khóa học có liên
quan của WTO.

• Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: http://www.oecd.org/home/

• Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc: http:www.unctad.org/statistics

Website của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD) cung cấp
dữ liệu thống kê có liên quan cho các phân tích chính sách thương mại quốc tế, hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động giao dịch hàng hóa và sự phát triển của thương
mại quốc tế.

 Onanda: http://www.onanda.com

Chứa một loạt các dữ liệu tỷ giá hối đoái hiện tại và lịch sử cùng với những câu chuyện
liên quan đến ngoại hối và các liên kết đến các ngân hàng trung ương trên thế giới.

16
 Ngân hàng thanh toán quốc tế: http://www.bis.org/publ/index.htm

Chứa các Báo cáo thường niên của BIS, số liệu thống kê trên các dẫn xuất, nợ nước
ngoài, hoạt động thị trường ngoại hối…

 Bloomberg: http://www.bloomberg.com

Trang web của Bloomberg có chứa một loạt các số liệu về thị trường tài chính trên toàn
thế giới, bao gồm ngoại hối và dữ liệu về lãi suất.

 Financial Times: http://www.ft.com/cgi-bin/pft/monrates.pl/report

Trang web của tờ Financial Times có chứa dữ liệu về lãi suất Eurocurrency ngắn hạn cho
USD, EUR, CHF, JPY, GBP và một số loại tiền tệ khác. Trang web này còn liên kết với
dữ liệu tỷ giá hối đoái trên toàn thế giới.

 Lịch sử tiền tệ: http://www.ex.ac.uk/~Rdavies/arain/llyfr.html

Cung cấp lịch sử chi tiết của tiền từ thời xa xưa đến nay.

 Ngân hàng Trung ương châu Âu: http://www.ecb.int

Trang web của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thông cáo báo chí và các ấn
phẩm đưa ra bởi các ECB cùng với dữ liệu tỷ giá hối đoái và số liệu thống kê kinh tế và
tài chính liên quan của khu vực sử dụng đồng EUR.

 Liên minh châu Âu: http://www.europa.eu.int

Trang web của Liên minh châu Âu (EU) có chứa tin tức, thông tin và số liệu thống kê về
EU và các quốc gia thành viên của mình và đồng euro.

 Sàn giao dịch Chicago: http://www.cme.com

Trang web của sàn giao dịch Chicago (CME) chứa thông tin và báo giá về hợp đồng
tương lai tiền tệ và các hợp đồng quyền chọn.

 Sàn giao dịch chứng khoán Philadelphia: http://www.phlx.com

Trang web của Philadelphia Stock Exchange (PHLX) chứa thông tin và báo giá trên hợp
đồng quyền chọn tiền tệ.

 Directory Numa: http://www.numa.com/ref/exchange.htm

Trang Web của Directory Numa chứa các địa chỉ web của hầu hết các sàn giao dịch tài
chính phái sinh trên thế giới.
17
 Giáo dịch tương lai và quyền chọn: http://www.belfox.be

Web site của Bỉ - Futures và Options Exchange chứa thông tin chi tiết về các sản phẩm
phái sinh và giao dịch trên thị trường.

 Sàn giao dịch tài chính quốc tế London: http://www.liffe.com

Trang web chứa thông tin chi tiết về các sản phẩm phái sinh giao dịch trên sàn giao dịch
tài chính quốc tế London.

 Sàn giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore: http://www.simex.com

Trang web chứa thông tin chi tiết về các sản phẩm phái sinh giao dịch trên sàn giao dịch
tiền tệ quốc tế Singapore

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Phan Thị Diệu Thảo, Nguyễn Trần Phúc , Hồ Thúy Ái, Nguyễn Minh Sáng,
Nguyễn Xuân Trường và Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015), Giáo trình tài chính
quốc tế, Nhà xuất bản Phương Đông.

2. Nguyễn Trần Phúc, Lê Thị Anh Đào, Trần Vương Thịnh (2013), Giáo trình Thị
trường ngoại hối, Nhà xuất bản Phương Đông.

3. Carbaugh, R. (2015), International Economics, Cengage.

4. Moosa, I.M., 1998, International Finance: an analytical approach – Test bank,


The McGraw-Hill Companies, INC., Australia.

5. Eiteman, D.K., Stonehill, A.I. and Moffett, M.H. (2010), Multinational Bussiness
Finance – Test bank, Pearson.

6. Shapiro, A.C. (2008), Multinational Financial Management – Test bank, Prentice


Hall.

18

You might also like