You are on page 1of 18

Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT VÀ SỐ MŨ ĐÚNG TRONG

MỘT SỐ BÀI TOÁN TỔ HỢP

I. Các kiến thức cần nhớ.


1. Cho a , b là các số nguyên dương. Khi đó, đại lượng ax  by được gọi là tổ hợp tuyến tính của
a , b . Gọi S là tập hợp các số như thế và có giá trị nguyên dương. Khi đó, min S  d với
d  (a , b ) là UCLN của a, b. Để chứng minh điều này, ta có thể sử dụng lập luận số học hoặc
dùng thuật toán Euclid.

2. Cho a , b    và p là số nguyên tố. Khi đó v p ( a ) là số mũ đúng của p trong phân tích tiêu
b
chuẩn của a và ta có v p  ab   v p (a)  v p (b) , nếu a | b thì v p    v p (b)  v p (a).
a

 n 
3. Công thức Legendre: cho p nguyên tố và n nguyên dương, khi đó v p  n !    k  .
k 1  p 

n!
4. Số hoán vị của n đối tượng, trong đó có k đối tượng giống nhau là . Đặc biệt, số hoán vị
k!
a!
của một chuỗi nhị phân độ dài a và có b số 1 là  Cab .
b !(a  b)!

II. Các ví dụ minh họa.


Ví dụ 1.
1) Trên trục số, các điểm nguyên được đánh các số từ 1 đến k sao cho mỗi đoạn thẳng có độ dài
2m thì trung điểm của nó được đánh số bằng trung bình cộng số của hai đầu mút. Tính số các
cách đánh số.

2) Thay điều kiện trên bởi đoạn thẳng có độ dài 2m hoặc độ dài 2n .
Lời giải.

1) Gọi A(i ) là điểm nguyên có tọa độ i trên trục số. Nếu số nhỏ nhất được dùng là a thì không
mất tính tổng quát, giả sử nó được đánh cho A(0) . Khi đó, dễ thấy 2 số A( m ), A(  m) có trung
bình cộng là a nên cũng đều được đánh số a . Từ đó, suy ra các số A( km ) được đánh cùng 1 số.
Lập luận tương tự, suy ra các vị trí có cùng số dư khi chia cho m được đánh cùng một số và các
vị trí khác số dư thì được đánh số độc lập với nhau. Vậy số cách đánh số là m k .

2) Đặt d  (m, n) thì lập luận tương tự, các số A(i ) và A(i  xm  yn) được đánh cùng một số.
Và do ta có giá trị nhỏ nhất min

 xm  yn   d nên số cách đánh số là d m .

1
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

Ví dụ 2.

1) Hỏi có tồn tại hay không số nguyên dương n  2 sao cho có một hoán vị của n số nguyên
dương đầu tiên thỏa mãn: 2 số liên tiếp trong hoán vị chênh lệch nhau là 2014 hoặc 2016?

2) Câu hỏi tương tự khi thay bởi 2014 và 2016 bởi 2015 và 2016?

Lời giải.

1) Không tồn tại vì tất cả các số trong hoán vị đều cùng tính chẵn lẻ, vô lý.

2) Xét số 4031  2015  2016 và hoán vị cần tìm là: 1, 2017, 2, 2018,3, 2019,..., 2015, 4031, 2016
(tăng 2016, giảm 2015).

Ví dụ 3.

1) Cho một đa giác đều có 2015 đỉnh và ban đầu, tất cả các đỉnh đều được tô xanh. Ở mỗi bước,
ta được quyền chọn 2 đỉnh liên tiếp và đổi màu chúng: từ xanh sang đỏ và đỏ sang xanh. Hỏi có
thể đổi tất cả các đỉnh của đa giác sang màu đỏ được không?

2) Câu hỏi tương tự nếu thay 2 bởi 3?

Lời giải.

1) Xét bất biến: tính chẵn lẻ của số đỉnh xanh. Dễ thấy mỗi lần thao tác, các đỉnh xanh tăng 2,
giảm 2 hoặc không đổi. Ban đầu có 2015 (lẻ) đỉnh xanh, không thể đạt được trạng thái 0 (chẵn)
đỉnh xanh được để toàn bộ đỉnh là đỏ được.

2) Câu trả lời là khẳng định. Ta chuyển các nhóm như sau:

(1, 2,3), (2,3, 4), (3, 4,5),...(2015,1, 2) .

Mỗi đỉnh được đổi màu đúng 3 lần, nên toàn bộ sẽ được chuyển sang màu đỏ.

Ví dụ 4.

1) Chứng minh rằng C ip chia hết cho p nếu 1  i  p  1 .

2) Chứng minh rằng C2kn là số chẵn với mọi số nguyên dương k thỏa 1  k  2 n  1 .

Lời giải.

p!
1) Ta có C ip  , tử chia hết cho p , trong khi mẫu gồm tích các số bé hơn p nên nguyên
i !( p  i )!
tố cùng nhau với p . Suy ra p C ip với i  1, p  1.

2
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

2) Đặt k  2 m t với t lẻ và 0  m  n . Khi đó, ta có

 (2n )! 
v2  C2kn   v2  n   v2  (2 )!  v2  (k )!  v2  (2  k )! .
n n

 k !(2  k )! 

 2n   2n   2n 
Ta có v2  (2 n )!      2   ...   n   2 n 1  2 n  2  ...  1  2 n  1 và
 2  2  2 

m 
 2m t   2 n  2m t      2m t   2 n  2m t  
v2  (k )!  v2  (2n  k )!     i    i       2i    2i  
i 1   2   2   i  m 1     
m n
  2 n i  2 i
 2n  1
i 1 i  m 1

2m t 2n  2 m t
Điều này đúng do nhóm tổng số hạng thứ 2 có ,   với i  m và ta biết rằng nếu
2i 2i
x, y  thì [ x]  [ y ]  x  y . Từ đây suy ra

v2  C2kn   0 hay C2kn là số chẵn.

Chú ý rằng ta có thể tổng quát thành: Biểu thức Cnk là số chẵn khi và chỉ khi v2 (n)  v2 (k ).

III. Các bài tập áp dụng.


Bài 1. Một xâu nhị phân được gọi là đẹp nếu như số hoán vị của các phần tử của xâu là số lẻ.
Xác định số các xâu nhị phân thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

i. Xâu có độ dài 99, bao gồm 66 số 0 và 33 số 1.

ii. Các xâu con liên tiếp có độ dài tùy ý tính từ đầu của xâu đều đẹp.

Hướng dẫn. Ta có các nhận xét sau đây:

1) Tất cả 64 số đầu tiên phải là 0: vì C64x với 0  x  64 luôn chẵn nên nếu có số 1 thì hoán vị
của 64 số đầu chẵn, không thỏa mãn.

2) Tất cả các số từ vị trí 65 đến 96 đều là 1: vì C96x với 0  x  31 luôn lẻ.

Từ đó, ta đã hoàn thành việc xếp 96 số đầu tiên của xâu, còn lại 2 số 0 và 1 số 1. Kiểm tra trực
tiếp các trường hợp 001, 010,100 , ta thấy chỉ có xâu 001 là thỏa mãn (vì các hoán vị của xâu
32
con độ dài 97,98,99 tương ứng là C97 , C9832 , C9933 đều lẻ).

Vậy chỉ có đúng 1 xâu nhị phân thỏa mãn đề bài.

3
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

Bài 2. Cho một đa giác có n đỉnh với n  3 và ban đầu, tất cả các đỉnh đều được tô xanh. Ở mỗi
bước, ta được chọn k  n đỉnh liên tiếp và đổi màu chúng: từ xanh sang đỏ và đỏ sang xanh.

1) Tìm điều kiện cần và đủ cho các số n, k để có thể chuyển tất cả các đỉnh sang đỏ.

2) Nếu n, k không thỏa điều kiện 1, hãy xác định số lượng đỉnh màu đỏ lớn nhất có thể chuyển
được theo quy tắc đã nêu.

Hướng dẫn.

1) Đặt d  (n, k ) . Đánh số các đỉnh từ 1 đến n và chia chúng thành d nhóm rời nhau có cùng số
n
dư khi chia cho d , mỗi nhóm có đỉnh. Khi đó, mỗi lần thao tác, số đỉnh bị đổi màu trong mỗi
d
k k n
nhóm bằng nhau và là . Nếu v2 (n)  v2 (k ) thì dễ thấy chẵn, còn lẻ.
d d d

Số đỉnh bị đổi màu trong mỗi nhóm là chẵn sau mỗi lượt nên không thể chuyển được toàn bộ các
n
đỉnh của mỗi nhóm sang đỏ (từ  0 ), tức là không thể chuyển cho toàn bộ đa giác.
d

k n
Nếu v2 (n)  v2 (k ) thì và đều lẻ. Gọi q là số nhỏ nhất sao cho kq  n thì dễ thấy q n , lại
d d
n k
đặt t  thì t k và lẻ. Ta tiến hành đổi màu (1, 2,..., k ), (t  1, t  2,..., t  k ),... (các bộ bắt đầu
q t
k
bằng số chia t dư 1). Dễ thấy mỗi số xuất hiện đúng lần, là số lẻ nên chúng đều được chuyển
t
sang màu đỏ.

2) Do trong mỗi nhóm, ta không thể thực hiện được việc chuyển toàn bộ đỉnh sang màu đỏ nên
n n 
có nhiều nhất là  1 đỉnh được chuyển. Suy ra, có nhiều nhất d   1  n  d đỉnh có thể
d d 
chuyển được sang màu đỏ. Dễ thấy cách chuyển như 1) thỏa mãn.

Bài 3.

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy , người ta đánh số các điểm có tọa độ nguyên bằng một trong các số
từ 1 đến k sao cho: các hình chữ nhật có kích thước 2m  2n mà các cạnh song song với các trục
tọa độ đều có tâm được đánh số bằng trung bình cộng của 4 số đánh cho các đỉnh.

1) Tính số các cách đánh số.

2) Phát biểu bài toán trong trường hợp 3 chiều và dự đoán kết quả.

4
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

Hướng dẫn.

1) Lập luận tương tự trong trường hợp 1 chiều, ta thấy mỗi điểm A( x, y) đều được đánh số trùng
với các điểm có tọa độ A( x  pm  qn, y  rm  sn) với p, s cùng tính chẵn lẻ và q, r cùng tính
chẵn lẻ. Giả sử d  (m, n) và đặt d  m1m  n1n , tính chẵn lẻ của m1 , n1 ảnh hưởng đến cách chọn
p, q, r , s để có các điểm có quan hệ với nhau (tức là phải được đánh cùng một số).

m n
Nếu , cùng lẻ thì m1 , n1 cùng lẻ, dẫn đến A( x, y) và A( x, y  d ) độc lập với nhau. Do đó,
d d
2
các đỉnh của 2 hình vuông cạnh nhau, kích thước là d  d được đánh số độc lập. Kết quả là k 2d .

Ngược lại thì m1 , n1 khác tính chẵn lẻ, dẫn đến A( x, y) và A( x, y  d ) phụ thuộc nhau và chỉ có
2
các đỉnh của hình vuông kích thước là d  d được đánh số độc lập. Kết quả là k d .

2) Trong trường hợp 3 chiều, ta có hình hộp chữ nhật có kích thước 2m  2n  2 p có các cạnh
song song với trục tọa độ và tâm được đánh số bằng trung bình cộng của 8 số đánh cho các đỉnh.

Bài toán này cũng chính là đề thi chọn đội tuyển Việt Nam năm 2014. Đáp số cũng cần phải xét
3 trường hợp tương tự trên (lẻ - lẻ - lẻ, lẻ - lẻ - chẵn và lẻ - chẵn - chẵn).

Bài 4.

Cho các số nguyên dương a, b. Một số nguyên dương n được gọi là “hoán vị được” nếu như tồn
tại hoán vị của n số nguyên dương đầu tiên là ( x1 , x2 ,..., xn ) mà xi 1  xi  a, b , i  1, n  1 . Tìm
điều kiện cần và đủ của a, b để tồn tại vô số số hoán vị được.

Hướng dẫn. Điều kiện cần và đủ là (a, b)  1 . Trước hết, ta xây dựng cho a  b . Giả sử a  b và
bắt đầu từ 1, ta tăng lên b đơn vị rồi giảm đi cho a một số lần đến số nhỏ nhất có thể. Sau đó,
lại tăng lên b đơn vị và giảm cho a . Rõ ràng mỗi lần tăng cho b thì số dư của các số mới khi
chia cho a thay đổi, vậy nên sau khi thực hiện a lần, ta được tất cả các số từ 1 đến a  b.

Cuối cùng, ta dùng quy nạp để chỉ ra rằng các số k (a  b), k  đều thỏa mãn.

IV) Các bài tập tự luyện. (các bài toán được xếp thứ tự tăng dần theo độ khó).
Bài 1. (Chọn đội tuyển KHTN 2012) Trên mặt phẳng tọa độ ta đánh dấu tất cả các điểm nguyên
(a, b) với a, b là 2 số nguyên tố cùng nhau. Khi đó với mỗi số nguyên k thì điểm (a, b) sẽ được
nối với mỗi điểm (a  kab, b) và (a, b  kab) bằng mỗi cạnh (không có hướng).

1) Chứng minh rằng với mọi điểm được đánh dấu (a, b) đều có con đường nối điểm này với
điểm (1,1) .

5
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

b) Ta gọi các cạnh nối điểm (a, b) với các điểm (a  kab, b), (a, b  kab) là cạnh dương nếu
k  0 và cạnh âm nếu k  0 . Với mỗi con đường nối điểm (a, b) với (1,1) , ta tính số lần đổi dấu
của các cạnh và gọi v(a, b) là giá trị nhỏ nhất của số lần đổi dấu trong tất cả các con đường nối
đó. Hỏi khi (a, b) thay đổi trên các điểm được đánh dấu thì v(a, b) có thể nhận giá trị lớn tùy ý
được hay không?

Bài 2. (VN TST 2011) Trên mặt phẳng tọa độ, có một con cào cào ở điểm (1;1) . Nó có thể nhảy
1
từ điểm A sang điểm B khi tam giác OAB có diện tích bằng
và tọa độ của A, B nguyên dương.
2
1. Tìm các điểm (m, n) sao cho con cào cào có thể nhảy đến đó sau hữu hạn bước.
2. Chứng minh rằng con cào cào có thể nhảy đến (m, n) kể trên sau ít hơn m  n bước.

Bài 3. (USA MTS 2015) Cho số nguyên dương n  4 . Người ta xếp n số nguyên dương nào đó
trên một đường tròn sao cho:
i. Tích của hai số không nằm cạnh nhau thì chia hết cho 2015  2016 .
ii. Tích của hai số nằm cạnh nhau thì không chia hết cho 2015  2016 .
Tìm giá trị lớn nhất của n.

Bài 4. (VMO 2013) Cho một dãy các số 1, 2,3,...,1000 . Ở mỗi lượt, người ta xác định tất cả các
cặp số đứng cạnh nhau và điền vào giữa hai số đó tổng của chúng. Hỏi sau khi thực hiện một số
lần thì số lượng số 2013 trong dãy này là bao nhiêu?

Bài 5. (Codeforces contest 2014) Cho một bàn bida hình chữ nhật có kích thước m  n với
m, n  2 . Một viên bida bất kì trên bàn sẽ được di chuyển theo một góc 45 hợp với một trong
hai cạnh của bàn. Khi nó chạm cạnh bàn, nó sẽ xoay một góc 90 và tiếp tục di chuyển, còn nếu
nó đến góc của bàn thì nó sẽ bị đẩy bật ra và di chuyển theo phương cũ nhưng chiều ngược lại.
Tìm số lớn nhất các viên bida có thể đặt lên các ô của bàn sao cho nếu cho một viên bất kì trong
chúng di chuyển theo hướng nào đó thì sẽ không chạm vào các viên bida khác.
Gợi ý và đáp số.

Bài 1. Sử dụng thuật toán Euclid, chú ý là (a, b), (a  b, b),(a, a  b) được nối cùng 1 điểm.

Bài 2. Chú ý cách thay đổi tọa độ từ điểm A sang B , điều kiện cần tìm là (m, n)  1 .

Bài 3. Phân tích 2015  5 13  31, 2016  25  32  7 để tìm điều kiện, đáp số là n  8.

Bài 4. Ta thấy cách xây dựng các số đã nêu chính là quá trình thực hiện thuật toán Euclid
(m, n)  (m  n, n), (m, m  n) . Đáp số là  (2013)  2  1198.

Bài 5. Tìm cách thu kích thước của bàn bida đến mức nhỏ nhất thể, đáp số là (m  1, n  1)  1 .

6
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ TẬP HỢP

 
Với tập hợp A , ta ký hiệu A  A  ai  a j 1  i  j  n, ai , a j  A . Trong một số trường hợp cụ
thể, việc cho i  j có thể được quy ước cụ thể, nếu không thì mặc định hiểu là i  j.

Từ đó định nghĩa tương tự với A  A  A và A  B  a  b a  A, b  B , x  A   x  a | a  A .

Một multiset, còn gọi là đa tập, là tập hợp cho phép một phần tử xuất hiện nhiều hơn một lần.

Bài 1.

a) Cho một multiset A và xét multiset A  A có các phần tử là:

{2, 2,3,3,3, 4, 4, 4, 4, 4,5,5,5, 6, 6}.

Tính tổng bình phương các phần tử của A.

b) Cho tập hợp A có n phần tử. Xét multiset B có n  1 phần tử lấy từ A. Chứng minh rằng số
lượng các multiset như thế chia hết cho n  1.

Bài 2.

a) Cho tập hợp A có n phần tử. Chứng minh rằng A  A  2n  1 , đẳng thức xảy ra khi nào?

b) Cho dãy số thực a1  a2    an . Xét tập hợp A  ai  a j 1  j  i  n . Chứng minh rằng
nếu A  n thì dãy đã cho là cấp số cộng.

Bài 3.

 
Cho số nguyên dương n và xét A  x ( x, n)  1, n    . Một số nguyên dương n được gọi là
đẹp nếu như A  A  A.

a) Chứng minh rằng n  2017 2016 là số đẹp.

b) Chứng minh rằng n  2016 2017 không phải là số đẹp.

Bài 4.

Tồn tại hay không cách phân hoạch   thành A  B  C thỏa mãn đồng thời?

i) Nếu x  A, y  B thì x  y  xy  C.

ii) Nếu x  B, y  C thì x  y  xy  A.

7
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

iii) Nếu x  C , y  A thì x  y  xy  B.

Bài 5.

a) Tìm điều kiện cần và đủ của tập hợp hữu hạn A là tập con của tập hợp số nguyên dương sao
cho tồn tại B    thỏa mãn: A  B và  x   x 2 .
xB x A

b*) Xét tập hợp A0  1, 2, 4,..., 2 k ,..., 22002  và dãy tập hợp thỏa mãn

 
Ak  Ak 1  1   x  với k  1.
 xAk 1 

Chứng minh rằng trong dãy các tập hợp này, tồn tại An sao cho

2
x  4  x 2 là số chính phương.
xAn x An

Bài 6.

Với dãy số nguyên dương (không nhất thiết phân biệt) a1 , a2 , a3 , , a2017 , xét các phân số:

a1 a2 a3 a
, , , , 2016 .
a2 a3 a4 a2017

Biết rằng tất cả các phân số trên đều đôi một khác nhau, tìm số phần tử phân biệt nhỏ nhất trong
dãy đã cho.

Bài 7.

a) Cho số nguyên dương n  2 k  3 với k    , k  3 . Chứng minh rằng tồn tại tập hợp A có
n
nhiều hơn phần tử, là tập con của {1, 2,3, , n} và
3

A  ( A  A)  ( A  A  A) không chứa lũy thừa không âm của 2 .

m
b*) Cho tập hợp A là con của {0,1, 2, , m} có A   1 . Chứng minh rằng A  ( A  A) chứa
2
lũy thừa không âm của 2.

Bài 8*.

8
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

 1 
a) Cho S  1, 2,3, , (3k  1)  . Chứng minh rằng S có thể phân hoạch thành k tập con rời
 2 
nhau sao cho không tồn tại 3 số a , b, c mà a  b  c thuộc cùng một tập hợp.

b) Cho A là tập con chứa 2017 phần tử của {1, 2,3, , 4013, 4034} thỏa mãn với mọi a , b  A
thì a không chia hết cho b . Gọi mA là phần tử nhỏ nhất của A . Tìm giá trị nhỏ nhất của mA
với A là tập thỏa mãn các điều kiện trên.

Bài 9.

a) Cho hai tập hợp A, B sao cho A  k , B  l . Tìm GTNN của A  B theo k , l.

b) Cho A  {0,1, 2, , k  2, k  1  b} . Chứng minh rằng

A  A  3k  3, 2k  1  b .

c*) Cho k  3 và A  0  a0  a1  a2    ak 1   sao cho

ak 1  k  1  r với 0  r  k  2.

Chứng minh rằng A  A  2k  1  r.

Bài 10*.

Cho n số thực x1 , x2 , , xn thỏa mãn xi  1, i  1, n. Xét tập hợp

 
A    xi yi yi  {1,1} .
1i n 

n 
 
2
Chứng minh rằng số phần tử có trị tuyệt đối bé hơn 1 của A không vượt quá C n .

9
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH PHẲNG

CÓ DẠNG “NẾU – THÌ”


Bài 1. (Mathley 2011) Cho tam giác ABC có M , N lần lượt là trung điểm AB, AC và
G, H là trọng tâm và trực tâm tam giác. Chứng minh rằng nếu A, M ,G, N cùng thuộc một
đường tròn () thì () tiếp xúc với (HBC ).

Gợi ý.

Gọi O  là điểm đối xứng với tâm ngoại tiếp O qua BC thì O  là tâm của (HBC ). Chú ý
rằng trung điểm K của AO là tâm của (). Ta chứng minh B, H ,G,C nội tiếp và dùng
Menelaus để chứng minh O ,G, K thẳng hàng.

Bài 2. (Tạp chí THTT) Cho tam giác ABC có G, I lần lượt là trọng tâm và tâm nội tiếp
tam giác. Đặt các cạnh là BC  a,CA  b, AB  c .

a) Chứng minh rằng nếu IG song song với BC thì 2a  b  c.

r
b) Chứng minh rằng nếu IG vuông góc với BC thì 3a  b  c và IG  .
3

a 2  b2  c2 6
c) Chứng minh rằng nếu G  (I ) thì  .
ab  bc  ca 5

Gợi ý.

a) Tỷ lệ diện tích.

b) Định lý 4 điểm.

c) Công thức tính IG theo a,b, c và p, R, r.

Bài 3. (China TST 2012) Cho 2 đường tròn (C1 ),(C2 ) và gọi S là tập hợp các tam giác
ABC thỏa mãn (C1 ),(C2 ) theo thứ tự là đường tròn ngoại tiếp và đường tròn bàng tiếp
góc A của tam giác ABC . Gọi D, E , F lần lượt là tiếp điểm của (C2 ) lên các đường
thẳng BC , CA, AB . Giả sử S  0 , chứng minh rằng trọng tâm tam giác DEF là điểm cố
định.

Gợi ý.

10
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

Sử dụng bổ đề sau: Cho tam giác ABC có O, I lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, nội
tiếp tam giác và D, E, F lần lượt là tiếp điểm của đường tròn nội tiếp (I ) lên các cạnh
BC ,CA, AB . Khi đó, OI là đường thẳng Euler của tam giác DEF .

Có thể chứng minh bổ đề bằng phép nghịch đảo hoặc phép vị tự.

Bài 4. (Ả Rập TST 2015) Cho tam giác ABC nhọn không cân nội tiếp trong đường tròn
(O). Gọi I là điểm di động trên BC và giả sử H , K là hình chiếu của I lên AB, AC . Gọi
X , Y lần lượt là tâm của các đường tròn ( ABK ),( ACH ).

a) Chứng minh rằng nếu XY song song với BC thì trực tâm của tam giác XOY chính
là trung điểm IO.

b) Gọi M , N lần lượt là giao điểm của HK với (O ). Chứng minh rằng A là tâm ngoại
tiếp tam giác IMN khi và chỉ khi AI  BC .

Gợi ý.

a) Chứng minh nhận xét: Gọi Z là giao điểm của AI với đường trung bình B C  của
tam giác ABC . Khi đó XZ  AC ,YZ  AB.

b) Dùng tam giác đồng dạng và hệ thức lượng.

Bài 5. Cho tam giác ABC nhọn, không cân có D là hình chiếu của A lên BC và O, H
lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm tam giác. Một đường thẳng song song với
BC và cắt tia đối của BA, CA lần lượt tại E , F . Chứng minh rằng: nếu A là trực tâm tam
giác DEF thì trung tuyến đỉnh A của tam giác AOH đi qua tâm của ( DEF ) .

Gợi ý.

Gọi O  đối xứng với O qua BC thì tứ giác AHO O là hình bình hành.

Sử dụng phép vị tự chứng minh AO  đi qua tâm của (DEF ).

Bài 6. (Ấn Độ, 2012) Cho ABC là tam giác nhọn có AD , BE , CF lần lượt là trung tuyến,
phân giác và đường cao. Chứng minh rằng:

a) Nếu AD , BE , CF đồng quy thì góc B lớn hơn 45.

b) Nếu DEF và CAB là hai tam giác đồng dạng thì ABC là tam giác đều.

Gợi ý.

11
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

a) Dùng BĐT về cạnh – góc trong tam giác.

b) Dựng trung điểm của một trong ba cạnh và chứng minh tứ giác nội tiếp.

Bài 7. (Trung Quốc, 2010) Cho tam giác ABC không cân có AD, BE,CF là các phân
giác trong. Chứng minh rằng nếu DE  DF thì góc A tù.

Gợi ý. Dùng định lý sin chứng minh tứ giác AEDF nội tiếp. Đến đây tìm quan hệ giữa
các cạnh của tam giác và chứng minh rằng a 2  b 2  c 2 .

Bài 8. (Trường Xuân 2014) Cho tam giác ABC cố định nội tiếp đường tròn (O) . Các
điểm P,Q di động trên AB, AC và (APQ) cắt (O) ở M . Gọi N là điểm đối xứng với
M qua PQ . Chứng minh rằng nếu N  BC thì MN luôn đi qua điểm cố định.

Gợi ý. Gọi K là điểm đối xứng với M qua BC . Dùng đường thẳng Steiner chứng minh
KN đi qua trực tâm H tam giác ABC để chứng minh MN đi qua điểm đối xứng của H
qua BC . Chú ý thêm các tam giác đồng dạng.

Bài 9. (Sharyin, 2012) Cho tam giác ABC nhọn có CC1 là phân giác với C1  AB và O
là tâm đường tròn ngoại tiếp. Đường thẳng qua C , vuông góc với AB cắt OC1 tại K .
Chứng minh rằng nếu K  ( ABO ) thì C  60.

Bài 10. (Mathley, 2011) Cho tam giác ABC có AB  AC và O là tâm đường tròn ngoại
tiếp. Điểm M nằm trong tam giác và BM cắt AC tại D. Chứng minh rằng nếu
DM AM
 thì ( ABM ) tiếp xúc với AC.
DA AB

Bài 11. (France TST 2012) Cho tam giác ABC nhọn, không cân với H là trực tâm và O
là tâm đường tròn ngoại tiếp, M là trung điểm BC. Đường thẳng AM cắt (O ) tại N và
đường tròn đường kính AM cắt (O ) tại P. Chứng minh rằng nếu HA  HN thì
BC , AP , OH đồng quy.

Bài 12. (VN TST 2002) Cho tam giác ABC có góc C nhọn và Ax, Ay là hai tia nằm
trong góc BAC sao cho BAx  xAy  yAC . Hình chiếu của A lên BC là H và
trung điểm của BC là M . Đường trung trực của BC cắt Ax, Ay lần lượt tại N , P. Chứng
minh rằng nếu AB  NP  2 HM thì tam giác ABC vuông cân.

12
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

Bài 13. (Sharygin 2011) Cho tứ giác ABCD ngoại tiếp đường tròn ( I ). Gọi M , N lần
IM AC
lượt là trung điểm của các đường chéo AC , BD. Chứng minh rằng nếu  thì
IN BD
ABCD là tứ giác nội tiếp.

Bài 14. (China TST 2009) Cho đường tròn (O ) và (O ) tiếp xúc trong tại S , trong đó
(O ) tiếp xúc với dây cung AB của (O ) tại T . Gọi P là điểm thuộc đường thẳng AO.
Chứng minh rằng PB  AB khi và chỉ khi PS  TS .

Bài 15. (Nguyễn Thế Hoàn) Cho tam giác ABC nhọn không cân có M là trung điểm BC,
đường tròn nội tiếp ( I ), đường tròn ngoại tiếp (O ) và các đường cao BE , CF cắt nhau ở H .
Giả sử EF cắt BC ở G và GH cắt đường thẳng qua A, song song với BC ở K . Đường thẳng
qua M tiếp xúc với đường tròn ( I ) ở T . Chứng minh rằng nếu đường thẳng MT chia đôi đoạn
bc
thẳng AK thì cos A  .
2a  b  c

Trước hết, ta phát biểu (không chứng minh) các bổ đề quen thuộc sau:

A S K

I
F

H
T

B D M C
G

Bổ đề 1. H là trực tâm tam giác AGM (dùng phương tích).


Bổ đề 2. Gọi S , R là giao điểm của MT , DT và đường thẳng qua A, song song BC thì S
là trung điểm AR (dùng cực đối cực).
Từ bổ đề 1, ta thấy GH  AM . Ngoài ra, MT chia đôi AK  K  R.
Giả sử ta đã có K  R , khi đó, ta có AM là đường đối cực của K đối với ( I ) (do đường
đối cực của M là DT đi qua K , đường đối cực của A là đường nối hai tiếp điểm, cũng

13
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

đi qua K nên dùng định lý La Hire, ta có A, M nằm trên đường đối cực của K ). Từ đó
suy ra IK  AM nên G, H , I , K thẳng hàng và IH  AM .
Đến đây dùng vector với chú ý rằng
      
( a  b  c ) HI  aHA  bHB  cHC và 2 AM  AB  AC nên
      
HI  AM  0  (aHA  bHB  cHC )( AB  AC )  0 .

Khai triển ra ta có
       
aHA  AB  aHA  AC  bHB  AB  cHC  AC  0 .
       
Chú ý AH  AB  AH  AB  2 AB  AC  cos A và BH  AB  BF  AB; CH  AC  CE  AC .
Do đó ta được
bc
(2abc  b 2 c  bc 2 )  cos A  bc 2  cb 2  cos A  .
2a  b  c
Ta có đpcm.

14
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

CHUỖI BÀI TOÁN VỀ TỔ HỢP

(có bài tập và gợi ý)


Bài 1.

Cho n là số nguyên dương và p, q, r là các số nguyên tố phân biệt. Tìm số các hàm số f (n)
thỏa mãn: f : 1, 2,3,..., 2n   p, q, r và f (1) f (2) f (3)... f (2n) là số chính phương.

Gợi ý. Tích đã cho là số chính phương khi số mũ của p, q, r trong đó đều chẵn.

Hơn thế nữa, tích này là sự đóng góp của tất cả các giá trị của hàm f từ 1, 2,3,..., 2n nên nó bị
ảnh hưởng bởi số hạng cuối cùng.

Ta gọi an , bn , cn , d n là số các hàm f : 1, 2,3,..., n   p, q, r sao cho trong tích f (1) f (2)... f (n) ,
số mũ của p, q, r lần lượt là:

 3 chẵn.
 2 chẵn, 1 lẻ.
 1 chẵn, 2 lẻ.
 3 lẻ.

Tìm quan hệ giữa an , bn , cn , d n , ta suy ra được công thức truy hồi của an là: an  4  10an  2  9an .

Bài 2.

1) Tìm số hoán vị (a1 , a2 ,..., a2015 ) của 1, 2,3,..., 2015 sao cho ai 1  ai  1 với i  1, 2,..., 2014.

2) Bổ sung điều kiện: tồn tại duy nhất một chỉ số i mà ai  i .

Gợi ý.

1) Xây dựng công thức truy hồi đếm số hoán vị là sn . Xét vị trí i mà ai  n thì dễ dàng chứng
minh được ai 1  n  1, ai  2  n  2,... dẫn đến công thức truy hồi sn  1  s1  s2  ...  sn 1 .

Giải ra ta được s2015  22014 .

2) Trước hết, chứng minh chỉ số i thỏa mãn ai  i là i  1008. Từ đó suy ra số hoán vị là 22012 .

Nhận xét. Rút kinh nghiệm về đếm bằng truy hồi.

Bài 3.

15
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

Cho bảng ô vuông 4  4 , mỗi ô vuông con được tô bởi 1 trong 2015 màu. Tính số cách tô màu
thỏa mãn: không có bảng con 3  3 nào có tất cả các ô vuông cùng màu.

Gợi ý. Sử dụng nguyên lý bù trừ, gọi A, B, C , D là tập hợp các cách tô mà các bảng con ở góc
trên-trái, trên-phải, dưới-trái, dưới-phải được tô cùng màu.

Ta cần đếm 201516  A  B  C  D .

Bài 4.

Có 25 con lạc đà xếp thành một hàng ngang và con đứng đầu tên là Alice. Ông bà chủ muốn
tặng quà cho chúng theo các cách như sau:

- Ông chủ có các quả bóng với 7 loại màu (bóng cùng màu thì giống nhau) và ông tặng cho
các con lạc đà sao cho 2 con đứng cạnh nhau thì phải khác màu bóng và tất cả quả bóng đều
phải được sử dụng. Gọi A là số cách tặng của ông chủ.

- Bà chủ có các vòng đeo cổ với 7 loại màu (vòng cùng màu thì giống nhau) và bà tặng riêng
chiếc vòng cổ màu đỏ DUY NHẤT cho Alice, các vòng còn lại tặng cho các con lạc đà sao cho
tất cả màu đều phải được sử dụng. Gọi B là số cách tặng của bà chủ.

Giả sử số quả bóng và số vòng đeo cổ của mỗi loại màu có đầy đủ để tặng.

A
Tính tỉ số .
B

Gợi ý. Vẫn sử dụng bù trừ, ta có A  7 B.

Nhận xét. Rút kinh nghiệm về đếm bằng nguyên lý bù trừ.

Bài 5. Trong mặt phẳng, cho n điểm và người ta vẽ m đường thẳng phân biệt qua các điểm
này sao cho:

(1) Mỗi đường thẳng đi qua 4 điểm.


(2) Hai điểm tùy ý đều tồn tại một đường thẳng đi qua.

Tính các giá trị có thể có của m, n.

Gợi ý.

Ta đếm số bộ ( A, B, C ) mà điểm A, B thuộc về đường thẳng C.

n(n  1)
Sử dụng đếm bằng 2 cách, có m  .
12

16
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

4(n  4)
Cố gắng tìm thêm một quan hệ nữa: m  1  .
3

Từ đây dễ dàng tìm được cặp (m, n).

Bài 6. Trong một trường học, có n (với n  2) học sinh tham gia vào k CLB. Biết rằng:

- Mỗi CLB có ít nhất 2 học sinh.

- Nếu 2 CLB có chung nhau ít nhất 2 thành viên thì có số lượng thành viên khác nhau.

Chứng minh rằng k  (n  1)2 .

Gợi ý.

Ta đếm số lượng Si gồm các bộ ( A, B, C ) mà học sinh A, B tham gia vào CLB C có số lượng
thành viên là i. Gọi ki là số lượng CLB có số thành viên là i.

Đếm theo học sinh, có Si  Cn2 1 .

Cn2
Đếm theo CLB, có Si  ki Ci2 . Suy ra ki Ci2  Cn2  ki  .
Ci2

Từ đây dễ dàng chứng minh được k  k2  k3  ...  kn  (n  1) 2 .

Nhận xét. Rút kinh nghiệm về đếm bằng hai cách.

Bài 7. Trong một kỳ thi có 200 thí sinh, phải giải 6 bài thi. Mỗi bài toán có ít nhất 120 thí sinh
giải được. Chứng minh rằng có 2 thí sinh mà mỗi bài toán trong 6 bài đều giải được bởi 1
trong 2 thí sinh này.

Gợi ý.

Cách 1. Dùng đếm bằng 2 cách.

Cách 2. Tham lam.

Bài 8.

1) Trong một kỳ thi có 100 thí sinh và 24 giám khảo, mỗi thí sinh thích 10 giám khảo trong số
các giám khảo này. Chứng minh rằng có thể chọn ra 7 giám khảo mà mỗi thí sinh trong 6 thí
sinh đều thích ít nhất 1 trong 7 giám khảo này.

2) Thay số 24 bằng 25.

17
Bài giảng trường Đông Toán học miền Nam 2014 – Lê Phúc Lữ

Gợi ý.

1) Có thể đếm bằng 2 cách.

2) Chỉ có thể dùng tham lam.

Nhận xét. Rút kinh nghiệm về thuật toán tham lam.

Bài 9.

Một tập hợp có n  1 phần tử được gọi là “đẹp” nếu như bỏ đi 1 phần tử tùy ý thì có thể chia
các phần tử còn lại thành 2 phần có tổng bằng nhau.

a) Chứng minh rằng n lẻ.

b) Tìm GTNN của n.

Gợi ý.

Trước hết chứng minh rằng các phần tử của tập hợp này có cùng tính chẵn lẻ. Nếu chúng cùng
chẵn thì chia nhiều lần cho 2 để được tập hợp mới có các phần tử cùng lẻ. Từ đây dễ dàng suy ra
n lẻ.

Để tìm GTNN, ta chỉ ra rằng n  3, n  5 không thỏa. Với n  7 , ta có S  1,3,5,7,9,11,13 .

Bài 10.

Tìm tất cả các số nguyên dương k sao cho tồn tại 6 số nguyên dương đôi một khác nhau mà
tổng của chúng chia hết cho tổng của k số tùy ý trong 6 số đó.

Gợi ý. Dễ thấy k  1, k  6 thỏa mãn. Ta sẽ chứng minh k  2 không thỏa bằng cách chứng
minh đại diện cho trường hợp k  2.

Xét các số thỏa mãn là a1  a2  a3  a4  a5  a6 thì phải có a5  a6 | a1  a2  a3  a4 . Kết quả


của phép chia này chỉ có thể là 1. Tương tự với tổng a4  a6 , dễ dàng chỉ ra được mâu thuẫn.

Nhận xét. Rút kinh nghiệm về nguyên lý cực hạn.

18

You might also like