You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP “ MÙA XUÂN NHO NHỎ ”

CÂU 1 : Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào và cho biết mạch cảm xúc của
bài thơ ?
Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” được nhà thơ Thanh Hải sáng tác năm 1980 ( 5 năm sau ngày
giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước , khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh , một tháng
trước khi qua đời )

Mạch cảm xúc của bài thơ : Từ cảm xúc trân trọng , nâng niu trước mùa xuân thiên nhiên ,
nhà thơ lien tưởng đến mùa xuân đất nước và tin tưởng tương lai đất nước . Từ đó , nhà thơ ước
nguyện được hòa nhập và cống hiến để mùa xuân thiên nhiên , đất nước tươi đẹp . Bài thơ khép
lại với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

CÂU 2 : Cho biết đề tài của bài thơ và kể tên một văn bản khác trong chương trình
Ngữ Văn 9 có cùng đề tài .
Đề tài của bài thơ : Viết về đời sống tình cảm của con người Việt Nam khi đất nước đã
thống nhất .

Bài thơ “ Ánh trăng ” của tác giả Nguyễn Duy có cùng đề tài .

CÂU 3 : Giải thích ý nghĩa nhan đề của bài thơ ?


Nhan đề “ Mùa xuân nho nhỏ ” là một phát hiện và sáng tạo độc đáo của Thanh Hải . “ Mùa
xuân nho nhỏ ” là biểu tượng cho những gì tinh túy , tốt đẹp nhất của sự sống và cuộc đời mỗi
con người . Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân , nghĩa là sống đẹp , sống với tất cả sức sống tuổi
trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường, chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của
đất nước , của cuộc đời chung . “ Mùa xuân nho nhỏ ” thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa
cái chung với cái riêng ,giữa cá nhân với tập thể . Nhan đề của tác phẩm thể hiện niềm lạc quan ,
tin yêu cuộc sống và nguyện ước chân thành của nhà thơ . Đó cũng chính là tư tưởng chủ đề của
tác phẩm .

CÂU 4 : 2 câu thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” tác giả đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? Trong chương trình
Ngữ Văn 9 cũng có nhiều tác giả sử dụng nghệ thuật này , hãy chép lại câu thơ có
nghệ thuật đó và nêu rõ tên tác giả , tác phẩm .
Trong hai câu thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ ” tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ .
Câu thơ đảo ngữ “ Mọc giữa dòng song xanh / Một bông hoa tím biếc ” làm nổi bật hình ảnh
bông hoa tím biếc trên nền dòng sông xanh, khiến câu thơ trở nên lung linh, sống động sắc màu.
Từ đó nhấn mạnh , gây ấn tượng với người đọc về sức sống mãnh liệt của cây cỏ mùa xuân .

Câu thơ cũng sử dụng nghệ thuật đảo ngữ là :

“ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa ”

< Bếp lửa – Bằng Việt >

CÂU 5 : Chỉ ra , gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu thơ “ Ơi con
chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời ” và nêu tác dụng ?
Tác giả đã sử dụng thành phần biệt lập gọi đáp “Ơi ” . Việc sử dụng thành phần biệt lập gọi
đáp “ Ơi ” đã thể hiện tiếng gọi tha thiết , trìu miến như lời trò truyện với thiên nhiên gần gũi ,
thân thương . Chim chiền chiện giò đây đã trở thành người bạn tâm giao của nhà thơ . Qua đó , ta
thấy được tình yêu mùa xuân , cuộc sống và tiếng lòng tha thiết của nhà thơ .

CÂU 6 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ “ Từng giọt
long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng ” ?

CÂU 7 : Trong câu thơ “ Mùa xuân người cầm súng / Lộc giắt đầy trên lưng ” từ
lộc được hiểu như thế nào ? Theo em , vì sao hình ảnh “ người cầm súng ” lại được
tác giả miêu tả “ Lộc giắt đầy trên lưng ” ?
Từ “lộc” trong câu thơ là từ nhiều nghĩa. Nghĩa gốc là những mầm non nhú lên ở cây khi
mùa xuân đến. Nghĩa chuyển là sức sống, sức phát triển của đất nước. Hình ảnh “Người cầm
súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” vì trên đường hành quân, trên lưng người
lính lúc nào cũng có những cành lá nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa
xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân
của đất nước , mang lại sức sống cho dân tộc.

CÂU 8 : Cảm nhận của em qua câu thơ “ Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao ” .
Không khí mùa xuân đất nước được miêu tả trong nhịp điệu “ hối hả ” , âm thanh “ xôn xao” .
Từ láy “ hối hả ”, “ xôn xao” gợi hình dung sinh động về công cuộc lao động xây dựng đất nước
của toàn dân đang diễn ra khẩn trương với tinh thần hăng say, phấn chấn . Điệp ngữ “ tất cả ”
cùng cấu trúc điệp ngữ pháp góp phần tạo nên nhip thơ nhanh, nhấn mạnh khí thế sôi nổi , khẩn
trương của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Nhịp sống của đất nước, của cách mạng lúc
nào cũng gấp rút, rộn ràng, luôn tiến về phía trước. Đọc câu thơ ta cảm nhận được tâm trạng vui
sướng dạt dào của nhà thơ trước cuộc sống lúc xuân về.
CÂU 9 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật có trong câu thơ “ Đất
nước như vì sao ” ? Chép lại một câu thơ khác trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng
sử dụng nghệ thuật đó ( Nêu rõ tên tác giả , tác phẩm )
Trong câu thơ tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh “ đất nước ” như “ vì sao ” . Hình ảnh “
Đất nước như vì sao ” gợi liên tưởng đất nước như những vì tinh tú luôn tỏa sáng lấp lánh ,
không bao giờ tắt trên bầu trời đêm , trường tồn , bền vững theo thời gian . Từ đó , tác giả thể
hiện niềm tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước . Dù công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc còn nhiều khó khăn , thử thách nhưng tác giả luôn tin tưởng rằng đất nước ta sẽ vượt qua
hết và “ đi lên phía trước ” .

Câu thơ cũng sử dụng nghệ thuật so sánh :

“ Bụi phun tóc trắng như người già ”

< Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật >

CÂU 10 : Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ “ Đất
nước bốn ngàn năm / Vất vả và gian lao ” ? Chép lại một câu thơ khác trong
chương trình Ngữ Văn 9 cũng sử dụng nghệ thuật đó ( Nêu rõ tên tác giả , tác
phẩm ) .
Trong câu thơ “ Đất nước bốn ngàn năm / Vất vả và gian lao ” , tác giả đã sử dụng nghệ thuật
nhân hóa . “ Đất nước ” được tác giả nhân hóa như người mẹ tần tảo ,“ vất vả và gian lao ” , đã
làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã
thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng
thịnh, lúc thăng trầm. Từ dó , tác giả thể hiện niểm tự hào và biết ơn sâu sắc về một dân tộc
nghìn năm văn hiến tùy còn phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử .

Câu thơ cũng sử dụng nghệ thuật nhân hóa :

“ Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe ”

< Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận >

CÂU 11 : Ở khổ thơ 4 , những hình ảnh thơ nào được lặp lại giống với khổ thơ đầu
và cho biết ý nghĩa của những hình ảnh đó ?
Tác giả đã mượn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình . Hình
ảnh thơ lặp lại ở khổ thơ đầu là “con chim, cành hoa”. Nó tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang
một ý nghĩa mới , sâu sắc hơn . Những ước muốn tưởng như nhỏ nhoi , bình dị của tác giả nhưng
lại rất cao đẹp , chân thành . Tác giả muốn làm “ con chim ” đem lại tiếng hót vui cho đời ; muốn
làm “ một cành hoa ” giữa vườn hoa rực rỡ tỏa hương sắc ; muốn làm “ một nốt trầm xao xuyến
” , một nốt nhạc khiêm nhường trong bản hòa ca cuộc sống . Tác giả muốn hóa thân vào các sự
vật để làm đẹp cho cuộc sống . Từ đó , ta thấy được ước nguyện muốn được hòa nhập mãnh liệt
và chân thành của nhà thơ .

CÂU 12 : Đại từ “ ta ” có ý nghĩa như thế nào trong khổ sau :

“ Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến ”


Chữ “ta” trong hàng loạt hành động: “ta làm…”, “ta nhập …” được gợi sắc thái trang trọng,
thiêng liêng của một lời nguyện ước. Đồng thời , đại từ “ ta” không chỉ nói riêng nhà thơ mà còn
là lời nhắn nhủ đến tất cảmọi người hãy mang đến những gì tinh túy , dù nhỏ bé nhưng của riêng
mình để hòa nhập và cống hiến cho cuộc đời.

CÂU 13 : Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ
thứ 5 ?
- Nghệ thuật đảo ngữ “ Lẵng lẽ dâng cho đời ” đã nhấn mạnh sự cống hiến âm thầm , tự
nguyện , không khoe mẽ , không đòi hỏi , chân thành , khiêm nhường của nhà thơ . Qua đó , thể
hiện khát vọng được cống hiến mãnh liệt của nhà thơ .

- Điệp ngữ “ Dù là ” tạo âm điệu thơ sâu lắng, ý nghĩa. Không những thế , điệp ngữ “ Dù là ”
kết hợp với những cụm từ chỉ thời gian “ tuổi ai mươi ”, “ khi tóc bạc ” như một lời hứa của nhà
thơ với đất nước, với chính lòng mình sẽ cống hiến bền bỉ suốt cả cuộc đời, bất chấp thời gian,
tuổi tác . Qua đó, ta thấy được khát vọng dâng hiến cho đời âm thầm lặng lẽ của nhà thơ Thanh
Hải .

CÂU 14 : “ Nốt nhạc trầm ” trong bài thơ có nét gì riêng ? Điều đó góp phần thể
hiện ước nguyện nào của tác giả ?
Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng là: Không véo von, cao giọng mà trầm lắng, thiếu nó
bản nhạc sẽ mất đi giai điệu sâu lắng. Nốt nhạc trầm biểu tượng cho sự cống hiến khiêm nhường
nhỏ bé, khát vọng sống hòa nhập làm nên mùa xuân chung đất nước của nhà thơ Thanh Hải nói
riêng và những con người lao động nói chung.

CÂU 15 : Trong phần đầu bài thơ, tác giả dùng đại từ “tôi” sang phần sau lại dùng
đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể
trữ tình ?
Tôi và ta đều là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất. Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi
đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu
nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của
cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa
thể hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với
vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội
dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều
tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến giá trị tinh tuý của đời mình cho đời chung
thì đại từ “ta” lại tạo được sắc thái quan trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa,
điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang
sống và cống hiến cho sự nghiệp chung, cái “tôi” của tác giả đã thay cho nhiều cái “tôi” khác, nó
nhất thiết phải hoá thân thành cái “ta”. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn
nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.

You might also like