You are on page 1of 57

Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Cấp cứu – Hồi sức Nhi


(Bài tổng hợp gồm nhiều bài của các bạn đi trước soạn lại, cũng như thành quả của tập thể hai lớp YAB trong mấy tuần
đi lâm sàng qua, mình có soạn thêm vài bài còn thiếu cho đủ mục tiêu, các bạn xem tham khảo nhé, hi vọng tất cả tụi
mình ai cũng qua hết!!)

Cơ quan Thời gian ngưng hoạt động sẽ tổn thương


não
Tim 10 giây
Phổi 1 – 2 phút
Não Thiếu oxy 5 phút để lại di chứng 10%
Não Thiếu oxy >= 30 phút để lại di chứng 100%
ABC / CAB:
1-2 phút
Ngưng thở, tim còn đập / Ngưng tim ngưng thở
5-10 phút 10 giây
TIM

PHỔI NÃO
1-2 phút

Thời gian xác định ngưng tim, ngưng thở tối đa 10 giây.

Tim ngưng 1 – 2 phút sẽ ảnh hưởng đến phổi


Phổi ngưng 5 – 10 phút sẽ ảnh hưởng đến tim

1. CPR
< 1 tuổi 1 – 8 tuổi > 8 tuổi
Vị trí ấn ngực Dưới đường ngang Từ mõm mũi kiếm Từ mõm mũi kiếm
núm vú 1 khoát xương ức lên 1 khoát xương ức lên 2 khoát
ngón tay ngón tay ngón tay
Phương pháp 2 ngón tay 1 bàn tay 2 bàn tay
ấn ngực bằng
Độ sâu 1/3 lồng ngực 1/3 lồng ngực 1/3 lồng ngực
(1 - 2 cm) (2 – 3cm) (4-6 cm)
Tần số ấn 30/2 (với một người hồi sức)
ngực/thổi ngạt 15/2 (với 2 người hồi sức)
Tần số ép tim 100 – 120 lần/phút
Thời gian làm CPR trong 30 – 60 phút.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Ví dụ: Xử trí bé 4 tuổi ngưng tim, ngưng thở:


-Vị trí: trên mũi kiếm xương ức 1 khoát ngón tay
- Phương pháp: dùng 1 bàn tay
- Độ sâu: 1/3 lồng ngực (2-3 cm)
- Tần số: 30/2 (1 người) hoặc 15/2 ( 2 người)
- TS tim: 100-120 l/p
- Khám lại sau 6-8 chu kỳ (2 phút)
- Thời gian cấp cứu: 30- 60 phút
2. Cấp cứu hốc dị vật
- Thủ thuật heimlich (1)
- Vỗ lưng - ấn ngực (2)
(1) Các bước, kỹ thuật làm heimlich:
+ Trẻ còn tỉnh
Bước 1: Cấp cứu viên đứng sau lưng trẻ .
Bước 2: Vòng 2 tay ra trước, quàng lấy bụng người bệnh. Đặt 1 nắm tay vùng thượng
vị ngay đầu dưới xương ức, bàn tay kia đặt chồng lên.
Bước 3: Giật tay lên thật mạnh và đột ngột ấn mạnh nhanh 5 lần theo hướng từ trước
ra sau, từ dưới lên. Động tác này phải thực hiện dứt khoát và không đè ép vào lồng
ngực thì mới có hiệu quả.
+ Trẻ hôn mê
Đặt trẻ nằm ngửa trên nền đất hoặc ván cứng. Cấp cứu viên quỳ gối, hai đầu gối đặt
mé ngoài gối của nạn nhân.
Đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, đặt gót bàn tay lên vùng dưới xương ức trẻ . Đột ngột
ấn mạnh và nhanh 5 lần theo hướng từ trước ra sau.
(2) Các bước, kỹ thuật làm vỗ lưng:
+ Đặt trẻ nằm sấp dọc theo cánh tay cấp cứu viên, đầu thấp, người cấp cứu đặt tay
dọc lên đùi mình và dùng gót bàn tay còn lại vỗ nhẹ và nhanh 5 cái lên lưng trẻ vùng
giữa hai xương bả vai.
+ Nếu dị vật không bật ra, lật ngược trẻ lại, đặt nằm dọc trên đùi ở tư thế đầu thấp.
Ấn ngực 5 lần tại vị trí ép tim với tần suất 1 lần/giây.
+ Làm sạch đường thở giữa các lần vỗ lưng ấn ngực, quan sát khoang miệng,dùng tay
lấy dị vật nếu nhìn thấy, không dùng ngón tay đưa sâu để lấy dị vật.Sau mỗi động tác
làm sạch đường thở, xác định theo dị vật đã được tống ra chưa và đường thở đã được
giải phóng chưa, nếu chưa được lặp lại trình tự các động tác thích hợp tới khi thành
công.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Mỗi chu kỳ vỗ/ấn 5 lần, làm 6-10 chu kỳ (khoảng 2 phút), sau đó đánh giá lại xem: dị
vật ra chưa, da hồng lên chưa, mạch, nhịp thở…
Chú ý:
Khi dị vật ra khỏi họng và nằm tại miệng trẻ, cần lấy vật này ra một cách thận trọng,
tránh để dị vật tụt vào họng trở lại. Sau đó: kiểm tra phổi, bụng, mở miệng dùng đè
lưỡi, gắp dị vật nếu nhìn thấy, không dùng tay móc dị vật nếu không thấy. Thông khí
nếu người bệnh giảm tri giác và lặp lại các bước nếu cần.
Nếu đường thở tắc nghẽn hoàn toàn và không thông khí được bằng mask hoặc nội khí
quản, cân nhắc chọc nhẫn giáp và mở khí quản.
3. Úp mask – bóp bóng
a. Chọn bóng
Vt bình thường của bé = 10ml/kg/1 lần hít vào thở ra
Chọn thể tích bóng theo cân nặng = Vt x 3-5 lần = 10ml x kg x 3-5 lần
Chọn thể tích bóng theo tuổi:
<1 1 – 3 tuổi > 3 tuổi
tuổi
500ml 1000ml 2000ml

b. Chọn mask
Chọn mask sao cho:
- Úp mask kín từ cằm đến sóng mũi
- Bóng bờ viền của mask được bơm căng để tránh thoát khí.
- Van kiểm soát áp lực: Mở van giảm áp lực (ở trẻ nhỏ), đóng van tăng áp lực (ở
người lớn)
Khi úp mask – bóp bóng chú ý: lồng ngực có di động theo nhịp bóp bóng ko? Da,
niêm có hồng lại ko? bụng có chướng lên ko?
4. Nội khí quản
- Chọn lưỡi đèn:
+ Trẻ < 8 tuổi: lưỡi thẳng (do nắp thanh môn cao, hình móng ngựa)
+ Trẻ > 8 tuổi: lưỡi cong
- Chọn NKQ:
+ Đường kính trong (ID) = 4 + n/4 (mm), trong đó n là tuổi (năm).
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

+ Khi tính ra ID ta lấy cả 3 ống NKQ với kích thước ID +/- 0.5
(ví dụ khi tính ID = 4, ta lấy 3 ống NKQ với ID: 3.5; 4; 4.5mm)
+ Bóng chèn:
. Trẻ < 8 tuổi: chọn NKQ ko có bóng chèn (do đường thở nhỏ, vừa khít)
. Trẻ > 8 tuổi có bóng chèn (vai trò: tránh thoát khí, cố định, tránh dịch dạ dày trào
ngược vào phổi, rửa dạ dày…)
+ Vị trí: đúng của ống NKQ trong khí quản là giữa carina và thanh môn. Cách tính
đơn giản nhất là: lấy ID x3 (cm) khi đặt bằng đường miệng.
(ví dụ khi chọn ống có ID = 5, thì đặt NKQ đến khi môi bé ngang mức số 15 (5x3)
trên ống NKQ)
+ Sau khi đặt kiểm tra:
. Nghe: 2 đỉnh phổi, 2 đáy phổi và thượng vị
. Chụp X-quang kiểm tra (nằm ở 1/3 giữa khí quản)
- Trường hợp bé có chỉ định đặt NKQ kèm các bệnh làm hẹp đường thở như: viêm
thanh khí phế quản, hen…thì chọn ID ống NKQ nhỏ hơn theo công thức 1mm hoặc
chọn số nhỏ nhất trong 3 ống NKQ lấy ra theo công thức.
Ví dụ: Bé 4 tuổi cần đặt NKQ

- ID: 5 mm 🡪 chọn 3 ống (4.5; 5; 5.5)

- Đặt độ sâu: 13.5; 15; 16.5


- Nghe kiểm tra 5 vị trí: 2 đáy, 2 đỉnh, thượng vị
- X-quang kiểm tra (1/3 giữa khí quản)
- Ngoài ra, kích thước NKQ còn phụ thuộc vào thể trạng, bệnh nền.

Phù nề đường thở kích thước ống nhỏ lại 🡪 đặt ổng nhỏ trước (ví dụ trường
hợp trên nếu nguyên nhân do hen phế quản có thể chọn ống nhỏ nhất là 4,5
mm đặt trước hoặc chọn ống có đường kính trong thấp hơn 1mm so với số đo
chuẩn tức chọn ống 4 mm)
- Thủ thuật Sellick (ấn sụn nhẫn) nhằm ngăn ngừa sự trào ngược thụ động dịch dạ
dày vào vùng hầu họng. Ứng dụng để đặt nội khí quản ở trẻ em có dạ dày đầy (có
nguy cơ hít dịch dạ dày)
5. Lưu ý một số vấn đề
a. Xét nghiệm NTA
- Bình thường:
+ Bạch cầu > 25
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

+ Tế bào lát (vẩy) = 0


Thang điểm Barlett: đánh giá mẫu đàm hút qua mũi/nội soi phế quản có đáng tin cậy
để đem đi nuôi cấy không.

- Tổng điểm:
>= 1 điểm Tin cậy mẫu đàm đem đi cấy
>= 3 điểm Rất tin được
cậy
< 1 điểm mẫu đàm đem KHÔNG đi cấy được

b. Dùng diazepam bơm hậu môn


- Liều: 0.5mg/kg
- Dùng ống tiêm 1cc bơm
- Đâm sâu khoảng 3 – 5 cm
c. Điều trị xẹp phổi theo nguyên nhân (do đàm ứ đọng nhiều)
- Cung cấp điện giải, nước
- Nằm đầu cao, xoay trở nhiều, hút đàm nhởt
- Vỗ lưng
- Thở oxy/ NCPAP
- Kháng sinh (do VP)
- Vật lý trị liệu hô hấp: di chứng não, xẹp phổi.
d. Điều trị hen (OSHIT):

● Oxy

● Salbutamol
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

● Hydrocortisol

● Ipratropium

● Theophylin

Không đáp ứng 🡪 NKQ


Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

DINH DƯỠNG ĐƯỜNG TĨNH MẠCH HOÀN TOÀN

1. Định nghĩa
Dinh dưỡng đường tĩnh mạch hoàn toàn là đưa các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh
mạch vào máu để nuôi dưỡng cơ thể. Các chất dinh dưỡng bao gồm: protein,
carbohydrate, lipid, nước, muối khoáng và các chất vi lượng.
2. Chỉ định
- Khi có chống chỉ định dinh dưỡng đường tiêu hóa:
+ Giai đoạn sớm hậu phẫu đường tiêu hóa
+ Suy hô hấp có chỉ định giúp thở (giai đoạn đầu)
+ Xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày
+ Hôn mê kèm co giật
+ Sốc nặng
- Khi dinh dưỡng qua đường tiêu hóa không hiệu quả.
3. Một số công thức cần nhớ:
1g glucid : 1g lipid : 1g protid = 4 : 9 : 4 (Kcal)
Tính nhu cầu năng lượng của trẻ:
▪ 10 kg đầu cần 100 Kcal/kg/ngày

▪ 10 kg tiếp theo cần 50 Kcal/kg/ngày

▪ 10 kg tiếp theo cần 20 Kcal/kg/ngày

Nhu cầu nước hàng ngày (ml) = Nhu cầu năng lượng (Kcal/ngày)
Ví dụ: Tính nhu cầu năng lượng của một bé 20 kg
Nhu cầu nặng lượng trong ngày = 10 x 100 + 10 x 50 = 1500 Kcal/ngày
Nhu cầu nước trong ngày = 1500 ml
Tuy nhiên khi nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, năng lượng cần thiết chỉ bằng khoảng
từ 50-60% tổng nhu cầu năng lượng trong ngày (tùy theo từng bệnh nhân)
Nhu cầu nước cũng chỉ cần từ ½ đến ¾ tổng nhu cầu nước trong ngày (LS tủy theo
bệnh mà sẽ lấy giá trị nào, chẳng hạn BN có xuất huyết não, màng não, XHTH thì
nhu cầu nước bằng 0,7 x nhu cầu nước trong ngày)
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

4. Các loại dịch truyền sẵn có trong khoa


Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

- Lipid: Lipofudin 20% (100 ml dịch chứa 20g lipid)


- Glucid: Glucose 10%, 30% (100 ml dịch chứa 10g hoặc 30g glucose).
- Đạm: Vaminolact 6,5% (100 ml dịch chứa 6,5g đạm) và Aminoplasma 10% (100
ml dịch chứa 10g đạm, 4 mEq Na +, 2,5 mEq K) (Do trong Aminoplasma có chứa
Na+ và K+ nên khi tính ta phải trừ lượng Na + và K+ ở phần bù điện giải, có thể
không cần trừ do đáp án có 2 kết quả trừ và không trừ)
- NaCl 3%
- KCl 10%
- Growpone 10% (Canxi gluconate)
Lưu ý: Lipid lập đường truyền riêng với các loại dịch truyền còn lại (thời gian
truyền lipid từ 12h – 20h, lấy 12h hay 20h để tính cũng được, thầy Hưng lấy 12h),
các dịch truyền còn lại dùng chung 1 đường truyền và truyền trong vòng 24 giờ.
5. Cách bù một số loại dịch
*Bù lipid

- Ngày 1: 1g/kg/ngày
- Ngày 2: 2g/kg/ngày
- Ngày 3 trở đi: 3g/kg/ngày
* Bù protid: tương tự bù lipid

- Ngày 1: 1g/kg/ngày
- Ngày 2: 2g/kg/ngày
- Ngày 3 trở đi: 3g/kg/ngày
* Điện giải: lấy tổng nhu cầu nước/ngày, mỗi 100 ml dịch cần:

- 3 mEq Na+
- 2 mEq K+
- 1 mEq Ca2+
Chúng ta cần phải tính 1 ml NaCl 3% sẽ cho được bao nhiêu mEq Na+, tương tự với
K+ và Ca2+. Bài viết sẽ tính NaCl tượng trưng
NaCl 3% tức là 100 ml có 3g NaCl, ta cần 1000 ml nên có 30g NaCl
Số mol NaCl = 30/(23+35,5) ~ 0,5 mmol = 0,5 mEq/ml
Vậy 1 ml NaCl 3% có # 0,5 mEq Na+
Tính tương tự 1 ml KCl 10% có # 1,34 mEq K+ và 1 ml Growpone 10% có # 0,45
mEq Ca2+ từ đó tính ra lượng dịch cần truyền.
Ví dụ: Tính nhu cầu điện giải ở một trẻ 20 kg
Nhu cu nc ca tr = 1500 ml/ngày
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Na + cần là = 1500/100 x 3 = 45 mEq, K+ cần = 1500/100 x 2 = 30 mEq, và Ca2+


cần = 1500/100 x 1 = 15 mEq
Lng NaCl 3% cn = 45/0,5 = 90 ml, Lng KCl 10% cn = 30/1,34= 22 ml, lng Growpone 10% cn =
* Glucose gồm G 10% và G 30%.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Sẽ lấy tổng dịch hàng ngày trừ đi tổng lượng dịch của lipid, protid, điện giải sẽ tính
được tổng lượng dịch G.
Lấy nhu cầu năng lượng cần thiết trừ đi năng lượng do protid và lipid tạo ra sẽ ra
được nhu cầu năng lượng do G cung cấp
Ta sẽ đặt ra được hệ phương trình 2 ẩn số: từ đó sẽ tính được lượng dịch của từng
loại G 10% và G 30%. Mình sẽ ví dụ cho các bạn để dễ hiểu
Ví dụ: Viết y lệnh truyền dịch cho một bé 3 tuổi, nặng 10kg, được chẩn đoán
viêm não, xuất huyết tiêu hóa. Cần nuôi ăn tĩnh mạch hoàn toàn 1 ngày với
60% năng lượng. Nhu cầu đạm 1g/kg/ngày, lipid 1g/kg/ngày. Giả sử trong
khoa có các chế phẩm sau: Lipofudin 20%, Aminoplasma 10%, Glucose 10%,
30%, NaCl 3%, KCl 10%, Growpone 10%. Viết y lệnh cụ thể
Trả lời:
Nhu cầu năng lượng của bé = 0,6 x 10 x 100 = 600 Kcal/ngày
Nhu cầu dịch = 0,7 x 10 x 100 = 700 ml/ngày
Nhu cầu lipid = 1 x 10 = 10g ~ 50 ml Lipofudin 20%
Nhu cầu đạm = 1 x 10 = 10g ~ 100 ml Aminoplasma 10%
Do khi sử dụng Aminoplasma ta cần trừ Na+ và K+ trong dịch truyền nên mình sẽ
tính theo 2 cách trừ và không trừ trong phần điện giải
*Không trừ:
Na+
cn =+ 1000/100 x 3 = 30 mEq Lng NaCl 3% cn = 30/0,5 = 60 ml K
cn = 1000/100 x 2 = 20 mEq Lng KCl 10% cn = 20/1,34 = 14 ml
Ca2+ cần = 1000/100 x 1 = 10 mEq → Lượng Growpone 10% cần = 10/0,45 = 22
ml Lượng năng lượng cần thiết do Glucose cung cấp = 600 – 10 x 9 – 10 x 4 = 470
Kcal
S gam Glucose cn cung cp = 470/4 = 117,5g
Lượng dịch Glucose cần thiết là = 700 – 50 – 100 – 60 – 14 – 22 = 454 ml
Gọi x là số ml Glucose 10% và y là số ml Glucose 30% ta có hệ phương trình
x + y = 454
0,1x + 0,3y = 117,5
x = 94, y = 360
Y lệnh cụ thể
Lipofudin 20% 50 ml
(TTM/BTTĐ) 4 ml/h
Aminoplasma 10% 100 ml
Glucose 10% 94 ml
Glucose 30% 360 ml
NaCl 3% 60ml
KCl 10% 14 ml
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Growpone 10% 22ml

Tổng cộng: 650 ml


Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

(TTM/BTTĐ) 27 ml/h
(Đúng theo đáp án thầy Hưng đưa ra, Lipofudin ở trên truyền trong vòng 12 giờ)
Cần trừ:
Tương tự nhưng trừ ra Na+ và K+ nên lượng dịch điện giải thay đổi như sau:
100 ml dung dịch Aminoplasma 10% có 4 mEq Na+ và 2,5 mEq K+.
NaCl 3% cần = (30-4)/0,5 = 52 ml
KCl 10% cần = (20-2,5)/1,34 = 13 ml
Growpone 10% = 22 ml
Lượng năng lượng cần thiết do Glucose cung cấp = 600 – 10 x 9 – 10 x 4 = 470
Kcal
S gam Glucose cn cung cp = 470/4 = 117,5g
Lượng dịch Glucose cần thiết là = 700 – 50 – 100 – 52 – 13 – 22 = 463 ml
Gọi x là số ml Glucose 10% và y là số ml Glucose 30% ta có hệ phương trình
x + y = 463
0,1x + 0,3y = 117,5
x = 107, y = 356
Y lệnh cụ thể
Lipofudin 20% 50 ml
(TTM/BTTĐ) 4 ml/h
Aminoplasma 10% 100 ml
Glucose 10% 107 ml
Glucose 30% 356 ml
NaCl 3% 52ml
KCl 10% 13 ml
Growpone 10% 22ml
Tổng cộng: 650 ml
(TTM/BTTĐ) 27 ml/h
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

TIẾP CẬN SỐT CAO CO GIẬT (ANH THI)


1) Tiền sử:

- S ln co git 3 ln. Nu có t 3-5 ln thì nguy c tn thng não khong 10%.

- Gia đình: gia đình có người co giật do sốt thì nguy cơ co giật ở trẻ tăng gấp 2- 3 lần.

2) Lâm sàng:

- Sốt cao co giật hầu hết xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi do:

+ Trẻ < 6 tháng bó tháp chưa được myelin hóa.

+ Trẻ từ 6 tuổi trở lên chức năng vỏ não đã hoàn chỉnh về mặt chức năng, sốt cao
không gây co giật được nữa.

Tuổi 0 1 2 3 6

Độ hoàn thiện về
25% 50% 80% 85% 100%
chức năng não

+ Ghi chú:
Trẻ 2 tuổi đã phát triển hoàn thiện về mặt cấu trúc.
“Chăm sóc trẻ 1000 ngày đầu đời”: giúp trẻ phát triển trí não tốt và thông
minh vì sau 1000 ngày não đã hoàn thiện về mặt cấu trúc rồi (ở đây nói 1000 ngày là
tính cả thời gian mang thai 9 tháng + 365 ngày x2).
- Sốt co giật:
+ Ln 1 39 oC: có nguy cơ co giật dù chưa có tiền sử trước đó (tùy sách có sách viết
38,5) hay có vấn đề kèm theo (vd: rối loạn điện giải,…).

+ Lần 2 ≥ 38,5 (tùy sách và tùy cơ địa).


- Tính chất:
+ Co giật toàn thân.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

+ Thời gian co giật ngắn : <15’, thường khoảng 3-5 phút


+ Sau khi giật bé tỉnh (có thể hơi đừ do mệt).
+ Không xuất hiện cơn co giật khác trong 24h sau đó.
3) Cận lâm sàng: lâm sàng ít thực hiện:
- CSF.
- EEG.
=> Nếu kết quả bình thường là sốt cao co giật đơn thuần.
4) Nguyên nhân
- Nên loại trừ hết tất cả nguyên nhân khác rồi mới kết luận trẻ co giật do sốt cao.
- Tiếp cận nguyên nhân co giật theo I CUT A DIIP VEIN:
I = INFECTION : Kinh giật do nguyên nhân nhiễm trùng. Ở Việt Nam, mọi trường
hợp kinh giật có kèm sốt thì phải nghĩ đến nhóm nguyên nhân này đầu tiên (ví dụ:
viêm màng não mủ, áp xe não, sốt rét ác tính thể não).
C = CONGENITAL DISORDERS : Các rối loạn bẩm sinh gây kinh giật.
U = UREMIA and OTHER METABOLIC DISORDERS : Kinh giật do tăng u rê
máu và các rối loạn chuyển hoá khác.
T = TRAUMA : Kinh giật do nguyên nhân chấn thương (đối với trẻ sơ sinh là chấn
thương sản khoa).
A = ASPHYXIA and HYPOXIC ISCHEMIC ENCEPHALOPATHY : Bệnh não do
ngạt và thiếu ôxy máu.
D = DEFICIENCY and DEGENERATIVE DISORDER : Kinh giật do các nguyên
nhân thiếu hụt cơ chất hay bệnh thoái hoá. (Ví dụ thiếu B6).
I2 = INTOXICATION : Kinh giật do ngộ độc (Ví dụ ngộ độc cà độc dược).
I3 = INBORN METABOLIC ERRORS : Các sai sót chuyển hoá di truyền. (Ví dụ
bệnh ứ đọng galactose).
P = PSYCHIC DISORDER : Kinh giật trong các bệnh tâm thần.
V = VASCULOCARDIAC DISORDERS : Kinh giật do các nguyên nhân mạch máu
và tim.( Ví dụ tắc mạch não, vở phình mạch).
E = EPILEPSIA (Idiopathic) : Kinh giật không rõ căn nguyên.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

I4 = IMMUNOLOGIC DISORDERS : Các kinh giật do nguyên nhân miễn dịch.


(Viêm não sau chủng ngừa, viêm não sau thủy đậu).
N = NEOPLASIA : Co giật do các khối u não.
- Tiếp cận nguyên nhân hôn mê theo I SPROUT A VEIN.
5) Xử trí:

Mức độ Xử trí

- Nới lỏng quần áo.


- Uống nhiều nước.
Nhẹ: 37.5 - 38.5oC
- Tìm nguyên nhân gây sốt.

- Paracetamol: uống, nhét hậu môn, IV.


- NSAID.
- Corticoid.
Ghi chú:
+ Nhét hậu môn khi trẻ không uống được, nôn ói, lừ đừ, thở
nhanh,…
Vừa: 38,5 – 39oC + COX1 có ở niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, thận, tử cung,
… có tác dụng bảo vệ niêm mạc. COX2 sản sinh khi có viêm
nhiễm, tạo ra PGI2,E2 gây giãn mạch, tăng tính thấm thành
mạch gây đau. Lí tưởng là ức chế COX2.
+ NSAID ức chế protaglandin bẳng cách ức chế cả 2 loại
COX.
+ Para giống NSAID nhưng không có tác dụng kháng viêm, sốt
cao nhiễm trùng nặng sẽ không có đáp ứng.

Cao: > 39oC - Lau mát:

+ Chỉ nên lau mát đến khi thuốc có tác dụng (lau khoảng 10-
20’).
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

+ Khăn lau mát nên vắt khô do khăn ướt lau nhiều có nguy cơ
viêm phổi vì da trẻ mỏng, có thể thấm qua da.

+ Lau nước ấm: an toàn nhưng tác dụng hạ nhiệt chậm (pha
nước lạnh/nước sôi với tỉ lệ 2/1). Cơ chế: giãn mạch, bức xạ
nhiệt
+ Lau nước mát: hạ nhiệt nhanh nhưng nguy có thể gây co
mạch, hạ thân nhiệt, sốc nhiệt. Cơ chế: hạ nhiệt qua tiếp xúc.
Rất cao: > 41oC - Ưu tiên lau mát hơn lau ấm.

- Co giật <5 phút: không cần cắt cơn, xem đường thở.

- Co giật >5 phút hay có tím => cần xử trí (có cho thở oxy).
Xử trí co giật do sốt:

- Xử trí sốt:

+ Uống hạ sốt mà có ói trước 30’ => phải uống lại bằng liều trước đó.

+ Uống hạ sốt mà có ói sau 30’ => không cần uống lại.

+ Nếu uống mà bị ói 2 lần => cho nhét hậu môn.

- Xử trí co giật:

+ A: tư thế nghiêng trái, cổ ở tư thế trung gian, hút đàm nhớt, lấy dị vật,…

+ B: khi co giật >5’ hoặc có tím => cho thở oxy.

+ C: lập đường truyền tĩnh mạch, test đường máu mao mạch.

+ D: thuốc cắt cơn:

● Diazepam: ống 10mg/2ml:

▪ IV: 0,2 mg/kg/lần tối đa 3 lần mỗi 10 phút nếu vẫn còn giật, pha loãng 5-10
lần bằng nước muối sinh lí hoặc nước cất.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

▪ Bơm hậu môn liều 0,5 mg/kg/lần, tối đa 3 lần, liều tối đa không quá 10
mg/lần, dùng ống 1cc để rút, đút sâu khoảng 3-5 cm để thuốc hấp thu tốt.
Cả 2 đường dùng đều có thể gây ngưng thở.
● Midazolam: 0,2 mg/kg/lần (TMC).

● Phenolbarbital , thời gian tác dụng chậm, hiệu quả kéo dài, dùng cho trẻ sơ
sinh.

Tình huống: trẻ 2 tuổi, 10kg sốt 39oC co giật:

- Nằm đầu cao, nghiêng trái, cổ tư thế trung gian.


- Hút đàm nhớt.
- Thở oxy qua canula 6 l/p.
- 1 Seduxen (Diazepam) 10mg/2ml
1
Lấy 5mg (1ml) bơm hậu môn, dùng bơm tiêm 1cc nhét đủ sâu 3-5cm.
Tiêm mạch chậm XX giọt/p (#3-5 phút)
- Biragan 150 mg 1 viên NHM.
- Lau mát tích cực 5 khăn.
- Test glucose mao mạch tại giường.
- Khám LS tìm nguyên nhân, cho CLS loại trừ nguyên nhân khác.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tri giác mỗi 15 phút.
- Ghi chú:
+ Chỉ định cắt Amygdales.
+ 1 chỉ định cắt amygdales là trẻ có tiền sử co giật do sốt cao.
+ Co giật từ 4 lần trở lên cho phép sử dụng thuốc chống động kinh.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

SỐC PHẢN VỆ (Anh Thi)


- Chẩn đoán:
Bệnh (Mức độ – độ nặng + Giai đoạn – ngày) + Nguyên nhân + Biến chứng
- Phân độ sốc phản vệ (chỉ cần triệu chứng ở 1 cơ quan là đủ chẩn đoán độ)
+ Độ I: Da
+ Độ II: Tim mạch + hô hấp + tiêu hóa: ho, đau họng, đau bụng, nôn ói…
+ Độ III: Tim mạch + hô hấp + tiêu hóa nặng hơn ± thần kinh: mạch quá nhanh, HA
tụt/kẹp, khó thở thanh quản, tím tái, co giật/ hôn mê
+ IV: Mạch = 0, HA = 0

- Cơ chế: 3 – 5 phút 🡪 histamin 🡪 dòng thác 🡪 5 – 10 phút

⇨ Thuốc kháng histamin không cho sử dụng cho bệnh nhân bị hen vì gây ức chế trung
tâm hô hấp làm xuất tiết đàm nhiều
- Các hóa chất trung gian
+ Prostaglandin
+ Bradykinin
+ Interleukin

+ Acetylcholin 🡪 Thuốc: Ipratropium

+ Leucotrient 🡪 Thuốc: Singulair

⇨ All: Corticoid (tan trong lipid) 🡪 Tác dụng lâu và kéo dài
Sau 1h mới có tác dụng

Sốc phản vệ thì 2 (24h) do tế bào Mast vỡ muộn 🡪 ổn định tb mast bằng corticoid

+ IgE 🡪 Thuốc Anti IgE 🡪 ức chế miễn dịch (chỉ dùng cho trẻ > 12 tuổi)

- Quá mẫn: chỉ 1 lượng ít 🡪 có thể gây “sốc phản vệ” ≠ Mẫn cảm: không thích hợp
với chất đó
- Sốc phản vệ: sốc phân bố 🡪 dãn mạch 🡪 nằm đầu thấp hoặc thẳng để máu về tim
dễ hơn
- Thuốc điều trị: (NHỚ - mấy thuốc trong sốc phản vệ đa số xài liều 1 mg/kg)
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

+) Adrenalin (từ độ II trở lên xài) 🡪 Tiêm bắp (do tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ)

+) Kháng histamin
+) Corticoid: 1 – 2 mg/kg

+) Adrenalin KD 🡪 giảm phù nề (co mạch)

1. Adrenalin (TB): ống 1 mg = 1 ml


- Liều (Bộ y tế 2017):
+ < 10kg: 1/5 ống
+ 10 – 20kg: 1/4 ống
+ 20 – 30kg: 1/3 ống
+ > 30kg: 1/2 ống
- Chích adrenalin trong lúc phản vệ, theo dõi mỗi 3 – 5 phút, ra cơn theo dõi mỗi 1h
cho đến 24h để phòng phản vệ thì 2
- Thứ tự đường dùng:
+ Trẻ em: TB 🡪 TTM Ngi ln: TB 🡪 TMC 🡪 TTM

+ VD: người lớn 50 kg 🡪 0.5 mg (TMC): ống tiêm 10CC rút 0.5 ml adrenalin pha loãng
đủ 10ml nước cất rồi tiêm mạch chậm

+ Nếu béo phì 🡪 phải chỉnh về cân nặng chuẩn

2. Kháng histamin
- Uống:
+ Chlopheramin 4 mg/10kg
+ Loratadin/ Fexofenadin/ Cetizin
- Tiêm bắp (hạn chế tiêm mạch chậm): Pipholphen 50 mg/2ml – liều 1 mg/kg
3. Corticoid
Loại Thgian tác Độ mạnh Tên thuốc Liều
dụng
Ngắn 6 – 8 giờ 1 Hydrocortisol – lọ 100mg 5 – 7 mg/kg
Trung bình 12 – 36 giờ 5 Methylprednisolon 1 – 2 mg/kg
Prednisolon
Dài 24 – 72 giờ 30 Dexamethason 0.15 mg/kg
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Betamethason
4. Điều trị khác kèm theo
- Hô hấp:
+ Thở oxy 3 – 4 l/p 🡪 10 mcg 🡪 hầu họng, thanh quản

( anh giảng thêm :

6 – 8 l/p 🡪 3 – 7 mcg 🡪 khí phế quản

10 – 12 l/p 🡪 < 2 mcg 🡪 phế nang )

+ Phun khí dung Adrenalin 2 – 5 ml/ Thở oxy 3 – 4 l/p (tạo hạt sương 10 mcg 🡪 vào
hầu họng)
(PKD tối đa 3 lần, cách nhau 30 phút)

+ Chuẩn bị dụng cụ đặt NKQ, nếu PKD thất bại 🡪 đặt nội khí quản, chọn ống kích
thước nhỏ nhất vì thanh quản đang phù nề, co thắt
+ Chuyển hồi sức
- Tim mạch
+ Nằm đầu thấp
+ Truyền dịch 10 – 15 ml/kg/h
- Tiêu hóa: giảm đau, giảm co, băng niêm mạc, PPI (Phòng XHTH)
- Thần kinh: chống co giật (nếu có)
- Thận: Theo dõi nước tiểu, màu sắc, số lượng (Nước tiểu giúp đánh giá tưới máu
tốt ko)
5. Tình huống
Bé trai 8 tuổi, 25 kg, vào viện vì khó thở. Cách nhập viện 30 phút, bé ăn tôm luộc. Sau
ăn 1 – 2 phút, bé đột ngột nổi mẫn đỏ rải rác khắp người kèm theo phù 2 mi mắt, phù
môi và ngứa nhiều. Sau 5 phút, bé thấy khó thở, khó thở nhiều, khó thở ngày càng
tăng nên nhập viện tại BVNĐCT
Tình trạng lúc nhập viện: bé lơ mơ, chi lạnh ẩm, CRT 3s, môi tím tái, thở rít thanh quản,
tim đều 120 l/p, phổi không ran, bụng mềm, gan lách sờ không chạm, sẩn hồng ban
khắp người, phù mi mắt 2 bên, phù môi. DHST: Mạch 120 l/p, HA 80/50 mmHg, nhịp
thở 40 l/p, nhiệt độ 37oC, SpO2 88%
Câu hỏi
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

1/ Chẩn đoán? Biện luận?


2/ Cho y lệnh điều trị cụ thể hiện tại?

Bài làm
1/ Chẩn đoán: Phản ứng phản vệ độ III giờ thứ 3 nguyên nhân nghĩ do dị ứng thức ăn
biến chứng suy hô hấp mức độ nặng. Theo dõi suy tim, suy thận
Biện luận:
- Độ 3 vì huyết áp tụt, CRT 3s, thở rít thanh quản, 40 l/p, tím tái
- Thức ăn thường gây quá mẫn type 1, IgE, xảy ra nhanh trong vòng 30 giây (lần 2
nhanh hơn lần 1 sau 3 – 5 phút phóng histamin…)

2/ Điều trị cụ thể
- Nằm đầu thấp
- Thở oxy 6 l/p
- Adrenalin 1 mg/ 1 ml 2 ống PKD/ 30 phút
- Adrenalin 1 mg/ 1 ml 1/3 ống TB
- Pipholphen 25 mg/ 1ml TB
- Lactat ringer 500ml 250ml TTM
- △ Methylprednisolon 40mg 25mg TMC
- ± □ Seduxen 10mg/2ml lấy 5mg/1ml Bơm HM
- Uống nước 1.5 – 2 lần nhu cầu hằng ngày
- Theo dõi mạch, huyết áp 3 – 5 phút/ lần, mỗi h đến 24h
- Theo dõi nước tiểu
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

LỌC BỆNH VÀ XỬ TRÍ CẤP CỨU NHI (BS Thường)


I. ĐẠI CƯƠNG
Tử vong trong bệnh viện thường xảy ra trong vòng 24 giờ đầu. Phần lớn các
trường hợp tử vong này có thể ngăn ngừa được nếu trẻ bệnh nặng được lọc bệnh,
phát hiện dấu hiệu cấp cứu sớm và xử trí kịp thời.
Lọc bệnh là một qui trình sàng lọc nhanh trẻ bệnh khi trẻ được đưa đến cơ sở y tế
tại phòng đăng ký, ngoài ra có thể áp dụng tại phòng khám bệnh hoặc khoa cấp
cứu.
II. PHÂN LOẠI
Nhanh chóng phân loại trẻ thành 3 nhóm sau:
● Trẻ có dấu hiệu cấp cứu cần cấp cứu ngay hoặc chuyển vào khoa Cấp cứu.
● Trẻ có dấu hiệu ưu tiên sẽ được khám trước để đánh giá và điều trị kịp thời.
● Trẻ không có dấu hiệu cấp cứu hoặc ưu tiên sẽ được khám bệnh theo thứ tự.
Phân loại Thời gian tối đa phải xử trí (phút)

Cấp cứu 0

Ưu tiên 10

Không cấp cứu, không ưu tiên 120


III. THỨ TỰ CÁC BƯỚC LỌC BỆNH (Lưu đồ 1)
Hỏi bà mẹ lý do đưa trẻ đến khám cùng lúc quan sát và sờ tay chân trẻ.
1. Tìm những dấu hiệu cấp cứu đồng thời xử trí cấp cứu ngay hoặc chuyển
vào khoa cấp cứu
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu cấp cứu nào phải cấp cứu ngay, kêu gọi giúp đỡ, sau đó
tiếp tục và hoàn thành việc đánh giá và làm xét nghiệm cấp cứu: thử đường huyết
bằng que (Dextrostix), dung tích hồng cầu (Hct).
Tìm các dấu hiệu cấp cứu theo thứ tự ưu tiên:
● Dấu hiệu cấp cứu hô hấp:
– Ngừng thở hoặc cơn ngừng thở.
– Tím tái.
– Rút lõm ngực nặng.
– Thở rít thì hít vào khi nằm yên.
– Trẻ thở rít, hỏi bà mẹ trẻ có hít sặc không. Nếu có trẻ bị dị vật đường thở.
● Dấu hiệu sốc:
– Tay chân lạnh kèm.
– Thời gian đổ đầy mao mạch chậm ≥ 3 giây bằng cách ấn làm trắng móng tay.
Thời gian đổ đầy mao mạch là thời gian làm hồng trở lại móng tay.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

– Mạch cổ tay yếu, nhanh hoặc không bắt được.


– Tìm vết thương đang chảy máu để cầm máu và hỏi bà mẹ nếu xuất hiện đột ngột
sau chích thuốc hay côn trùng cắn nghi sốc phản vệ.
● Dấu hiệu hôn mê hoặc co giật:
– Mức độ tri giác được đánh giá nhanh bởi thang điểm AVPU:
A (alert): trẻ tỉnh.
V (voice): đáp ứng với lời nói.
P (pain): đáp ứng với kích thích đau (véo da hoặc kéo tóc vùng trán).
U (unconscious): hôn mê.
Trẻ cần cấp cứu khi không đáp ứng với kích thích đau hoặc đang co giật.
– Hỏi bà mẹ trẻ có bị chấn thương đầu cổ. Nếu có hoặc nghi ngờ, phải cố định cổ
ngay.
Du hiu mt nc nng tr b tiêu chy. Mt nc nng khi có 2 du hiu sau:
– Trẻ li bì hoặc khó đánh thức.
– Dấu hiệu mắt trũng.
– Nếp véo da bụng mất rất chậm (>2 giây).
2. Tìm các dấu hiệu ưu tiên để trẻ được khám trước, điều trị kịp thời
Trẻ có dấu hiệu ưu tiên khi có một trong các dấu hiệu sau:
● Sốt cao.
● Li bì, bứt rứt, không yên.
Suy hô hp (ngng th nhanh: tr < 2 tháng: 60 ln/phút; tr 2 tháng – di 12 tháng: 50 ln/phút; tr 12 th
● Gầy mòn nặng hoặc phù 2 bàn chân.
● Lòng bàn tay rất nhợt.
● Phỏng.
● Tai nạn, ngộ độc.
● Trẻ bệnh dưới 2 tháng tuổi.
● Có giấy chuyển viện từ tuyến trước.
Những trẻ có dấu hiệu ưu tiên đều có nguy cơ diễn tiến nặng và nhanh, vì thế cần
khám, đánh giá trước để xử trí kịp thời, không phải xếp chờ thứ tự khám. Nếu trẻ
có chấn thương hoặc có vấn đề ngoại khoa thì cần có sự hỗ trợ của ngoại khoa.
3. Trẻ không có dấu hiệu cấp cứu, không có dấu hiệu ưu tiên
Nếu trẻ không có dấu hiệu cấp cứu cũng như ưu tiên thì chờ khám theo thứ tự.
Tiêu chuẩn chuyển vào khoa cấp cứu khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu:
● Ngừng thở hoặc cơn ngừng thở.
● Tím tái.
● Rút lõm ngực nặng.
● Thở rít thì hít vào khi nằm yên.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

● Sốc.
IV. XỬ TRÍ
1. Cấp cứu hô hấp
Xử trí cấp cứu

Dị vật đường thở Thủ thuật Heimlich nếu trẻ > 2 tuổi.
Thủ thuật vỗ lưng ấn ngực nếu trẻ ≤ 2 tuổi. (Lưu đồ 2)

Ngừng thở Ngửa đầu.


Cố định cổ khi nghi chấn thương cột sống cổ. Bóp bóp qua mask.
4)

Tím tái Thở oxy.


Rút lõm ngực
Thở rít khi nằm yên
2. Cấp cứu sốc (Lưu đồ 5)
Xử trí cấp cứu

Sốc Thở oxy.


Lập đường truyền: tĩnh mạch ngoại biên. Truyền dịch nhanh 20 ml/kg.
Giữ ấm.

Sốc mất máu Cầm máu.


Truyền dịch nhanh, truyền máu 20ml/kg.

Sốc phản vệ Adrenalin 1‰ 0,3ml tiêm dưới da.


3. Cấp cứu trẻ hôn mê, co giật
Xử trí cấp cứu

Hôn mê Thông đường thở.


Cố định cột sống cổ nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ. Nằm nghiêng.
Glucose TM. (Lưu đồ 6)

Co giật Thông đường thở. Nằm nghiêng.


Diazepam TM/bơm hậu môn. (Lưu đồ 7 và 8)
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

4. Cấp cứu mất nước nặng (Lưu đồ 9)


Xử trí

Mất nước nặng không SDD nặng Truyền dịch theo phác đồ tiêu chảy mất nước
nặng.

Mất nước nặng kèm SDD nặng Bù ORS qua sonde dạ dày.
Tất cả trẻ sau khi được lọc bệnh và xử trí cấp cứu phải được hỏi bệnh sử, thăm
khám toàn diện, chỉ định xét nghiệm để có chẩn đoán xác định và điều trị nguyên
nhân.
V. CÁC LƯU ĐỒ XỬ TRÍ
1. Lọc bệnh và xử trí cấp cứu

2. Xử trí trẻ bị
khó thở do sặc (dị
vật đường thở)
3. Khó thở do tắc
nghẽn đường thở
hoặc mới ngừng
thở
4. Cấp cứu ngừng
thở, ngừng tim ở
trẻ trên 1 tháng
tuổi
5. Tư thế an toàn
của trẻ hôn mê
6. Xử trí trẻ đang
co giật
7. Xử trí co giật
do sốt
8. Truyền dịch
chống sốc
9. Phác đồ điều trị
tiêu chảy mất
nước nặng
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30 tháng
3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
(BS Thường)
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh tay-chân-miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành
dịch do vi rút đường ruột gây ra. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là
Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da,
niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng
bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không
được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do
EV71.
- Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước
và phân của trẻ nhiễm bệnh.
- Bệnh tay-chân-miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương.
Tại các tỉnh phía Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3
đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
- Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập
trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà
trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh,
đặc biệt là trong các đợt bùng phát.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng:
1.1. Triệu chứng lâm sàng:
a) Giai đoạn ủ bệnh: 3-7 ngày.
b) Giai đoạn khởi phát: Từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau
họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
c) Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của
bệnh:
- Loét miệng: vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng,
lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

- Phát ban dạng phỏng nước: Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại
trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét
hay bội nhiễm.
- Sốt nhẹ.
- Nôn.
- Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
- Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến
ngày 5 của bệnh.
d) Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không
có biến chứng.
1.2. Các thể lâm sàng:
- Thể tối cấp: Bệnh diễn tiến rất nhanh có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn,
suy hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong vòng 24-48 giờ.
- Thể cấp tính với bốn giai đoạn điển hình như trên.
- Thể không điển hình: Dấu hiệu phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng
hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban và loét
miệng.
2. Cận lâm sàng:
2.1. Các xét nghiệm cơ bản:
- Công thức máu: Bạch cầu thường trong giới hạn bình thường. Bạch cầu tăng trên
16.000/mm3 hay đường huyết tăng > 160 mg% (8,9 mmol/L) thường liên quan đến
biến chứng
- Protein C phản ứng (CRP) (nếu có điều kiện) trong giới hạn bình thường (< 10
mg/L).
- Đường huyết, điện giải đồ, X quang phổi đối với các trường hợp có biến chứng từ
độ 2b.
2.2. Các xét nghiệm theo dõi phát hiện biến chứng:
- Khí máu khi có suy hô hấp

- Troponin I, siêu âm tim khi nhp tim nhanh 150 ln/phút, nghi ng viêm c tim hoc sc.

- Dịch não tủy:


Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

+ Chỉ định chọc dò tủy sống khi có biến chứng thần kinh hoặc không loại trừ viêm
màng não mủ.
+ Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng, số lượng tế bào trong giới hạn bình
thường hoặc tăng, có thể là bạch cầu đơn nhân hay bạch cầu đa nhân ưu thế.
2.3. Xét nghiệm phát hiện vi rút (nếu có điều kiện) từ độ 2b trở lên hoặc cần chẩn
đoán phân biệt: Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để
thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên
nhân.
2.4. Chụp cộng hưởng từ não: Chỉ thực hiện khi có điều kiện và khi cần chẩn đoán
phân biệt với các bệnh lý ngoại thần kinh.
3. Chẩn đoán:
3.1. Chẩn đoán ca lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng và dịch tễ học.
- Yếu tố dịch tễ: Căn cứ vào tuổi, mùa, vùng lưu hành bệnh, số trẻ mắc bệnh trong
cùng một thời gian.
- Lâm sàng: Phỏng nước điển hình ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối,
mông, kèm sốt hoặc không.
3.2. Chẩn đoán xác định:
- Xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập có vi rút gây bệnh.
4. Chẩn đoán phân biệt:
4.1. Các bệnh có biểu hiện loét miệng:
Viêm loét miệng (áp-tơ): Vết loét sâu, có dịch tiết, hay tái phát.
4.2. Các bệnh có phát ban da:
- Sốt phát ban: hồng ban xen kẽ ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai.
- Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.
- Viêm da mủ: Đỏ, đau, có mủ.
- Thuỷ đậu: Phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.
- Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.
- Sốt xuất huyết Dengue: Chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.
4.3. Viêm não-màng não:
- Viêm màng não do vi khuẩn.
- Viêm não-màng não do vi rút khác.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

4.4. Nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi.


5. Biến chứng:
5.1. Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng
não.
- Rung giật cơ (myoclonic jerk, giật mình chới với): Từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ
yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa.
- Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược.
- Rung giật nhãn cầu.
- Yếu, liệt chi (liệt mềm cấp).
- Liệt dây thần kinh sọ não.
- Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn.
- Tăng trương lực cơ (biểu hiện duỗi cứng mất não, gồng cứng mất vỏ)
5.2. Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy
tim, trụy mạch.
- Mạch nhanh > 150 lần/phút.
- Thời gian đổ đầy mao mạch chậm trên 2 giây.
- Da nổi vân tím, vã mồ hôi, chi lạnh. Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể chỉ
khu trú ở 1 vùng cơ thể (1 tay, 1 chân,...)
- Giai đoạn đầu có huyết áp tăng (HA tâm thu: trẻ dưới 1 tuổi 100 mmHg, trẻ từ 1-
2 tuổi ≥ 110 mmHg, trẻ trên 2 tuổi ≥ 115 mmHg), giai đoạn sau mạch, huyết áp
không đo được.
- Khó thở: Thở nhanh, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thì hít vào, thở nông, thở
bụng, thở không đều.
- Phù phổi cấp: Sùi bọt hồng, khó thở, tím tái, phổi nhiều ran ẩm, nội khí quản có
máu hay bọt hồng.
6. Phân độ lâm sàng:
6.1. Độ 1: Chỉ loét miệng và/hoặc tổn thương da.
6.2. Độ 2:
6.2.1. Độ 2a: có một trong các dấu hiệu sau:
+ Bệnh sử có giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám
+ Sốt trên 2 ngày, hay sốt trên 390C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

6.2.2. Độ 2b: có dấu hiệu thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 2 :


* Nhóm 1: Có một trong các biểu hiện sau:
- Giật mình ghi nhận lúc khám.
- Bnh s có git mình 2 ln /30 phút.
- Bệnh sử có giật mình kèm theo một dấu hiệu sau:
+ Ngủ gà.
+ Mạch nhanh > 130 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
* Nhóm 2: Có một trong các biểu hiện sau:
- Sốt cao ≥ 39,5oC (đo nhiệt độ hậu môn) không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
- Mạch nhanh > 150 lần /phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Thất điều: run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.
- Rung giật nhãn cầu, lác mắt.
- Yếu chi hoặc liệt chi.
- Liệt thần kinh sọ: nuốt sặc, thay đổi giọng nói…
6.3. Độ 3: có các dấu hiệu sau:
- Mạch nhanh > 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt).
- Một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng).
- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.
- HA tâm thu tăng:
+ Trẻ dưới 12 tháng HA > 100 mmHg.
+ Trẻ từ 12 tháng đến dưới 24 tháng HA > 110 mmHg.
+ Trẻ từ trên 24 tháng HA > 115 mmHg.
- Thở nhanh, thở bất thường: Cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực,
khò khè, thở rít thì hít vào.
- Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).
- Tăng trương lực cơ.
6.4. Độ 4: có một trong các dấu hiệu sau:
- Sốc.
- Phù phổi cấp.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

- Tím tái, SpO2 < 92%.


- Ngưng thở, thở nấc.

III. ĐIỀU TRỊ


1. Nguyên tắc điều trị:
- Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng
sinh khi không có bội nhiễm).
- Theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp.
- Đối với trường hợp nặng phải đảm bảo xử trí theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu
(ABC...)
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.
2. Phân tuyến điều trị:
2.1. Trạm y tế xã và phòng khám tư nhân:
- Khám và điều trị ngoại trú bệnh tay chân miệng độ 1
- Chuyển tuyến: đối với bệnh tay chân miệng độ 2a trở lên hoặc độ 1 với trẻ dưới
12 tháng hoặc có bệnh phối hợp kèm theo.
- Điều kiện: Bác sỹ, điều dưỡng đã được tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân
miệng.
2.2. Bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân.
- Khám, điều trị bệnh tay chân miệng độ 1 và 2a.
- Chuyển tuyến: đối với bệnh tay chân miệng độ 2b trở lên hoặc độ 2a có bệnh
phối hợp kèm theo.
- Điều kiện: Bác sỹ, điều dưỡng đã được tập huấn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân
miệng.
2.3. Bệnh viện đa khoa, đa khoa khu vực, chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh.
- Khám, điều trị bệnh tay chân miệng tất cả các độ.
- Chuyển tuyến: Đối với bệnh tay chân miệng độ 3,4 khi không có đủ điều kiện hồi
sức tích cực Nhi, đảm bảo chuyển tuyến an toàn.
- Điều kiện:
+ Bác sỹ, điều dưỡng được huấn luyện nâng cao về điều trị và hồi sức bệnh tay
chân miệng.
+ Có đơn nguyên điều trị bệnh tay chân miệng.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

2.4. Bệnh viện Nhi, Truyền nhiễm và các bệnh viện được Bộ Y tế phân công là
bệnh viện tuyến cuối của các khu vực.
- Khám, điều trị bệnh tay chân miệng tất cả các độ.
- Điều kiện:
+ Bác sỹ, điều dưỡng được huấn luyện nâng cao về điều trị và hồi sức bệnh tay
chân miệng.
+ Có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu, hồi sức bệnh tay chân miệng.
+ Có đơn vị huấn luyện bệnh tay chân miệng.
3. Điều trị cụ thể:
3.1. Độ 1: Điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở.
- Dinh dưỡng đầy đủ theo tuổi. Trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ.
- Hạ sốt khi sốt cao bằng Paracetamol liều 10 mg/kg/lần (uống) hoặc 15 mg/kg/lần
(toạ dược) mỗi 6 giờ.
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, tránh kích thích.
- Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám
mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.
- Cần tái khám ngay khi có dấu hiệu từ độ 2a trở lên như:
+ St cao 39oC.
+ Thở nhanh, khó thở.
+ Giật mình, lừ đừ, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, nôn nhiều.
+ Đi loạng choạng.
+ Da nổi vân tím, vã mồ hôi, tay chân lạnh.
+ Co giật, hôn mê.
3.2. Độ 2: Điều trị nội trú tại bệnh viện
3.2.1. Độ 2a:
- Điều trị như độ 1. Trường hợp trẻ sốt cao không đáp ứng tốt với paracetamol có
thể phối hợp với ibuprofen 5-10 mg/kg/lần lặp lại mỗi 6-8 giờ nếu cần (dùng xen
kẽ với các lần sử dụng paracetamol, không dùng thuốc hạ sốt nhóm aspirin). Tổng
liều tối đa của ibuprofen là 40 mg/kg/ngày.
- Thuốc: Phenobarbital 5 - 7 mg/kg/ngày, uống.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

- Theo dõi sát để phát hiện dấu hiệu chuyển độ.


3.2.2. Độ 2b: Điều trị tại phòng cấp cứu hoặc hồi sức
- Nằm đầu cao 30°.
- Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút.
- Hạ sốt tích cực nếu trẻ có sốt.
- Thuốc:
+ Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần.
+ Immunoglobulin:
Nhóm 2: 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ. Sau 24 giờ nếu còn
dấu hiệu độ 2b: Dùng liều thứ 2
Nhóm 1: Không chỉ định Immunoglobulin thường quy. Nếu triệu chứng không
giảm sau 6 giờ điều trị bằng Phenobarbital thì cần chỉ định Immunoglobulin. Sau
24 giờ đánh giá lại để quyết định liều thứ 2 như nhóm 2.
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, kiểu thở, tri giác, ran phổi mỗi 1- 3
giờ trong 6 giờ đầu, sau đó theo chu kỳ 4-5 giờ.
- Đo độ bão hòa oxy SpO2 và theo dõi mạch liên tục (nếu có máy).
3.3. Độ 3: Điều trị tại đơn vị hồi sức tích cực
- Thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút, sau 30 – 60 phút nếu đáp ứng kém nên đặt nội khí
quản giúp thở sớm.
- Chống phù não: nằm đầu cao 30 , hạn chế dịch (tổng dịch bằng 1/2-3/4 nhu cầu
bình thường), thở máy tăng thông khí giữ PaCO2 từ 30-35 mmHg và duy trì PaO2
từ 90-100 mmHg.
- Phenobarbital 10 - 20 mg/kg truyền tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ khi cần. Liều
tối đa: 30 mg/kg/24 giờ.
- Immunoglobulin (Gammaglobulin): 1g/kg/ngày truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8
giờ, dùng trong 2 ngày liên tục.
- Dobutamin được chỉ định khi suy tim mạch > 170 lần/phút, liều khởi đầu
5µg/kg/phút truyền tĩnh mạch, tăng dần 1-2,5µg/kg/phút mỗi 15 phút cho đến khi
có cải thiện lâm sàng; liều tối đa 20µg/kg/phút (không dùng Dopamin).
- Milrinone truyền tĩnh mạch 0,4 – 0,75 µg/kg/phút chỉ dùng khi HA cao, trong 24-
72 giờ. Nếu huyết áp ổn định trong 12-24 giờ, giảm dần liều milrinone 0,1
µg/kg/phút mỗi 30-60 phút cho đến liều tối thiểu 0,25 µg/kg/phút. Nếu huyết áp ổn
định ở liều tối thiểu này trong ít nhất 6 giờ thì xem xét ngưng milrinone.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

- Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, toan kiềm, điều trị hạ đường huyết.
- Hạ sốt tích cực.
- Điều trị co giật nếu có: Midazolam 0,15 mg/kg/lần hoặc Diazepam 0,2-0,3 mg/kg
truyền tĩnh mạch chậm, lập lại sau 10 phút nếu còn co giật (tối đa 3 lần).
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, mỗi 1- 2
giờ. Nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn.
2.4. Độ 4: Điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực
- Đặt Nội khí quản thở máy: Tăng thông khí giữ PaCO2 từ 30-35 mmHg và duy trì
PaO2 từ 90-100 mmHg.
- Chống sốc: Sốc do viêm cơ tim hoặc tổn thương trung tâm vận mạch ở thân não.
+ Nếu không có dấu hiệu lâm sàng của phù phổi hoặc suy tim: Truyền dịch Natri
clorua 0,9% hoặc Ringer lactat: 5 ml/kg/15 phút, điều chỉnh tốc độ theo hướng dẫn
CVP và đáp ứng lâm sàng. Trường hợp không có CVP cần theo dõi sát dấu hiệu
quá tải, phù phổi cấp.
+ Đo và theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương.
+ Dobutamin liều khởi đầu 5µg/kg/phút, tăng dần 2- 3µg/kg/phút mỗi 15 phút cho
đến khi có hiệu quả, liều tối đa 20 µg/kg/phút.
- Phù phổi cấp:
+ Ngừng ngay dịch truyền nếu đang truyền dịch.
+ Dùng Dobutamin liều 5-20 µg/kg/phút.
+ Furosemide 1-2 mg/kg/lần tiêm tĩnh mạch chỉ định khi quá tải dịch.
- Điều chỉnh rối loạn kiềm toan, điện giải, hạ đường huyết và chống phù não:
- Lọc máu liên tục hay ECMO (nếu có điều kiện).
- Immunoglobulin: Chỉ định khi HA trung bình ≥ 50mmHg
- Kháng sinh: Chỉ dùng kháng sinh khi có bội nhiễm hoặc chưa loại trừ các bệnh
nhiễm khuẩn nặng khác
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, ran phổi, SpO2, nước tiểu
mỗi 30 phút trong 6 giờ đầu, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng;
Áp lực tĩnh mạch trung tâm mỗi giờ, nếu có điều kiện nên theo dõi huyết áp động
mạch xâm lấn.
4. Tiêu chuẩn xuất viện:
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Người bệnh tay chân miệng có biến chứng nặng (độ 3, 4) được chỉ định xuất viện
không chỉ ổn định về lâm sàng mà còn phải ổn định về các biến chứng và di chứng.
Đối với các trường hợp bệnh tay chân miệng điều trị nội trú khác có thể xuất viện
khi có đủ 4 điều kiện sau:
- Không sốt ít nhất 24 giờ liên tục (không sử dụng thuốc hạ sốt)
- Không còn các biểu hiện lâm sàng phân độ nặng từ độ 2a trở lên ít nhất trong 48
giờ.
- Có điều kiện theo dõi tại nhà và tái khám ngay nếu có diễn tiến nặn (nếu chưa
đến ngày thứ 8 của bệnh, tính từ lúc khởi phát).
- Các di chứng (nếu có) đã ổn định: không cần hỗ trợ hô hấp, ăn được qua đường
miệng.
IV. PHÒNG BỆNH
1. Nguyên tắc phòng bệnh:
- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu.
- Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua
đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
2. Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:
- Cách ly theo nhóm bệnh.
- Nhân viên y tế: Mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc.
- Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%. Lưu ý khử
khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh.
- Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử
dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
3. Phòng bệnh ở cộng đồng:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi
tiếp xúc với phân, nước bọt).- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử
khuẩn khác.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung
trong 10 – 14 ngày đầu của bệnh./.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

CÁCH SỬ DỤNG KS TRONG VMN Ở TRẺ EM (BS Quân)


Phải dùng KS nào qua đc HRMN trong đó nhóm Cepha có những KS sau
- Ceftriaxone liều HRMN: 100mg/kg/24h
- Ceftriaxone liều Phổi: 75mg/kg/24h vì thế nếu đánh phổi mà cho liều 100 ở
trên là sai, là dư
- Cefixime (Cepha 4)
- Ceftaroline (Cepha 5)
Và nhóm betalactam
- Meropenem: 40mg/kg/l X 3 lần mỗi 8h
Nguyên tắc là Mero : NaCl = 5:1, sau đó lấy thuốc đúng liều của trẻ và truyền
trong 1 giờ
Ví dụ 1 y lệnh cho bé 10kg: {Meropenem 0 , 5 g NaCl 9 % 100 ml lấy 400mg = 80ml
TTM/BTTĐ 80ml/h X 3 cữ (8h-16h-0h)
- Imipenem tương tự Mero, với liều 30mg/kg/lần x 3 lần
- Vancomycin: 20mg/kg/lần X 3 lần mỗi 8h và cũng theo nguyên tắc 5:1
nhưng với Glu 5%, truyền trong 1 giờ
Ví dụ 1 y lệnh cho bé 10kg: {Vancomycin 200 mgGlucose 5 % đ ủ 40 ml TTM/BTTĐ
40ml/h X 3 cữ (8h-16h-0h)
Vancomycin gây đỏ da vì khi truyền nó gây phóng thích Histamin gây dãn mạch
=> dùng với nồng độ tối đa 5mg/ml, vì vậy có thể pha loãng hơn để hạn chế tác
dụng phụ này.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

CÁCH PHA THUỐC, TÍNH LIỀU THUỐC VẬN MẠCH (BS Quân)
Dobutamin
Adrenaline
Noradrenaline
Dopamin
2 thuốc sau dù ko phải vận mạch nhưng cùng cách pha
Midarium (Midazolam)
Fetanyl
Dobutamine, dopamin và midazolam
Y lệnh sẽ có dạng {3 X CN =l ượ ng thuố c (mg)Glucose 5 % đ ủ 50 ml TTM/BTTĐ a ml/h
(sẽ tương đương # a mcg/kg/phút), giá trị a ở đây tùy thuộc vào “liều dùng
mcg/kg/phút” của từng thuốc, trong từng bệnh!
*Liều Dopamin 3-5 mcg/kg/phút, liều 10 mcg/kg/phút vận mạch trong sốc nhiễm
trùng
*Liều Dobutamin 3-10 mcg/kg/phút: phù phổi, thất bại với dopamin
Ví dụ 1: bé 6 kg dùng liều Dobutamin 5 mcgam/kg/phút
{Dobutamin 18 mg Glucose 5 % đ ủ 50 ml TTM/BTTĐ 5 ml/h (sẽ tương đương # 5
mcg/kg/phút)
hoặc trên lâm sàng thường ghi y lệnh:
{Dobutamin 36 mg Glucose 5 % đ ủ 50 ml TTM/BTTĐ 2,5 ml/h (sẽ tương đương # 2,5
mcg/kg/phút)
Ví dụ 2: bé 10kg dùng Dopamin dùng liều 10mcg/kg/phút trong sốc nhiễm trùng:
{Dopamin 30 mgGlucose 5 % đ ủ 50 ml TTM/BTTĐ 10 ml/h (#10 mcg/kg/phút)
*Liều Midanium 1-18mcg/kg/phút
*Liều fentanyl 2mcg/kg/h, cách pha để a ml/h ~ a mcg/kg/h thì lượng thuốc lấy
(đơn vị mcg) bằng CN x 50
Ví dụ 3: Bé 6kg dùng Midanium liều 2 mcg/kg/phút:
{Midanium 18 mgGlucose 5 % đ ủ 50 ml TTM/BTTĐ 2 ml/h (#2 mcg/kg/phút)
Ví dụ 4: Bé 6kg dùng Fentanyl liều 2mcg/kg/h:
{Fentanyl 300 mcg Glucose 5 % đ ủ 50 ml TTM/BTTĐ 2 ml/h (#2 mcg/kg/giờ)
Adrenaline và noradrenaline
Y lệnh sẽ có dạng {0 ,3 X CN =l ượ ng thuố c (mg)Glucose 5 % đ ủ 50 ml TTM/BTTĐ a
ml/h (sẽ tương đương # 0,a mcg/kg/phút), giá trị a ở đây tùy thuộc vào “liều dùng
mcg/kg/phút” của từng thuốc, trong từng bệnh!
Ví dụ 5: Bé 6kg dùng adrenaline với liề 0,2 mcg/kg/phút:
{ Adrenaline 1, 8 mg Glucose 5 % đ ủ 50 ml TTM/BTTĐ 2 ml/h (sẽ tương đương # 0,2
mcg/kg/phút)
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

BÊNH NHI THỞ MÁY TỤT SPO2 (BS Quân)

Chia theo nguyên nhân


- Từ máy
+ Thông số máy chưa phù hợp
+ Tụt NKQ vào 1 bên phổi
- Từ phổi
+ Do tràn khí màng phổi (1 biến chứng của thở máy do đặt thông số cao) : lúc này
HA tụt, giảm thông khí, SpO2 giảm. Lúc này cân nhắc giữa việc chụp Xq khẩn
và nâng HA tạm thời
+ Do bệnh nặng hơn có thể ARDS, xẹp phổi
+ Tăng tiết đàm: lúc này nhìn NKQ có đàm thập thò => hút đàm
+ Tự thở chống máy: những bệnh nhân tự thở nhưng nếu buông máy thở ra thì tự
thở ko nổi, trường hợp này cho an thần
- Từ tim, cơ: suy tim …..
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

TIẾP CẬN PHÂN LOẠI CẤP CỨU (BS Quân)

Bệnh tới CC chia làm 3 loại: Khẩn cấp, có dấu hiệu ưu tiên và bệnh thường

● Khẩn cấp: có các dấu hiệu ABCD


A (airway) và B(Breath): tìm tắc nghẽn, ngưng thở, tím, co lòm ngực qua
thăm khám và đo SpO2, cách thở
C (circulation): kiểm tra da lạnh ẩm, CRT>3s, mạch nhanh nhẹ
C (convulsion): co giật
D (Dehydration): mt nc nng (10%)

● Dấu hiệu ưu tiên (12): 3TPR MDB


1. Tiny infant (<2 tháng tuổi)
2. Temperature (<36,>39)
3. Trauma
4. Pallor
5. Pain
6. Poisoning
7. Respiratory
8. Restlessness
9. Referral
10.Malnutrition
11.Dedema
12.Burn
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

NUÔI ĂN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH (BS Hậu)


I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Nhu cầu năng lượng 1 ngày

2. Năng lượng cần cung cấp

Ngày 1 cần cung cấp 40-50% năng lượng cần cung cấp sau đó tăng dần những
ngày sau. Đề sẽ cho % năng lượng cần cung cấp
3. Nhu cầu dịch 1 ngày
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

4. Thể tích dịch cần cung cấp cho bệnh nhân trong 1 ngày:

5. Lipid

Nhu cầu: m= 1g/kg/ngày


Năng lượng cung cấp: 9 x m (kcal)
Các chế phẩm:
Smoflipid 20% ( 20g/100ml)
Lipofundine 20% ( 20g/100ml)
6. Protein

Nhu cầu m= 1g/kg/ngày


Năng lượng cung cấp: 4 x m ( kcal)
Các chế phẩm
Vaminolact 6.5% (6.5g/100ml)
Aminoplasma 10% ( 10g protein + 5mEq+ 2.5mEq/100ml)
7. Glucose

Nhu cầu m = (Năng lượng cần cung cấp 1 ngày - năng lượng lipid- năng lượng
protein )/4
Năng lượng cung cấp: 4 x m (kcal)
Các chế phẩm
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Glucose 30% ( 30g/100ml)


Glucose 10% ( 10g/100ml)
8. Điện giải

8.1 Na+
Nhu cầu: 3mEq/100ml/ngày
Các chế phẩm
NaCl 3% chứa 0.5mEq/1ml
NaCl 10% chứa 1.67mEq/1ml
8.2 K+
Nhu cầu: 2mEq/100ml/ngày
Các chế phẩm
KCl 10% chứa 1.34mEq/1ml
8.3. Ca2+
Nhu cầu: 1mEq/100ml/ngày
Các chế phẩm
Growpone 10% 0.46mEq/1ml
Cancigluconate 10% 0.46mEq/1ml
9. Tính Osmol

ALTT(mOsmol) = %Glucose x 50+ %AA x 100+2 x ( Na mEq/L + K mEq/L +


Ca mEq/L)

Ví dụ 1 : Bé 2 tuổi, 10kg, thực hiện y lệnh nuôi ăn ngày 1 bằng 60% nhu cầu
năng lượng, Lipid cần cung cấp 1g/kg/ngày, Protein cần cung cấp 1g/kg/ngày,
chế phẩm sử dụng: smoflipid 20%, Aminoplasma 10%, Glucose 10%, Glucose
30%, NaCl 3%, KCl 10%, Growpone 10%
Bài làm
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Nhu cầu năng lượng 1 ngày: 100x10=1000kcal


Năng lượng cần cung cấp cho ngày đầu: 60%x1000= 600kcal
Thể tích dịch cần cung cấp 1 ngày: 100x10= 1000ml
Khối lượng Lipid cần cung cấp 1x10= 10g
Smoflipid 20% chứa 20g lipid/100ml
-- > cần 10/20x100 = 50ml
Năng lượng lipid cung cấp = 10x9=90kcal

Khối lượng protein cần cung cấp = 1x10 = 10g


Aminoplasma 10% chứa 10g protein/100ml
--> cần 10/10x 100= 100ml
Mà trong 100ml Aminoplasma 10% chứa 5mEq Na+ và 2.5mEq K+
Nên lượng điên giải cung cấp từ Aminoplasma là 5mEq Na+, 2.5 mEq K+
Năng lượng protein cung cấp = 10x4= 40kcal

Điện giải cần cung cấp


Na+: 10x3= 30 mEq
K+: 10x2= 20mEq
Ca2+: 10x1= 10mEq
Điện giải cần cung cấp sau khi trừ điện giải trong 100ml Aminoplasma 10%
Na+ : 30-5=25 mEq
K+: 20-2.5= 17.5mEq
Ca2+: 10mEq
NaCl 3% chứa 0.5mEq/1ml
--> Cần 25/0.5 = 50ml
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

KCl 10% chứa 1.34mEq/1ml


--> Cần 17.5/1.34=13ml
Growpone 10% chứa 0.46mEq/1ml
-->Cần 10/0.46 = 22ml

Thể tích Glucose cần cung cấp = Tổng thể tích dịch cần cung cấp - thể tích lipid-
thể tích protein - thể tích điện giải = 1000-50-100-50-13-22= 765ml
Khối lượng glucose cần cung cấp= ( tổng năng lượng cần cung cấp - năng lượng
lipid- năng lượng protein )/4= (600-90-40)/4=117.5g
Glucose 10% chứa a (ml)
Glucose 30% chứa b (ml)
Ta có
a+ b=765
0.1a+0.3b= 117.5
--> a= 560ml; b = 205ml
Nồng độ của glucose sau pha = 117.5/950= 12.3% <12.5% --> không cần nuôi ăn
qua tĩnh mạch trung tâm.
Y lệnh
Đường truyền thứ nhất
Smoflipid 20% 50ml
TTM/BTTĐ 4ml/h ( trong 12h)
Đường truyền thứ hai
Aminoplasma 10% 100ml
NaCl 3% 50ml
KCl 10% 13ml
Growpone10% 22ml
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Glucose 10% 560ml


Glucose 30% 205ml
Tổng cộng. 950 ml
TTM/BTTĐ. 40ml/h ( trong 24h)
Osmol của glucose = nồng độ Glucose x 50 = 12.3 x 50 = 615
Osmol của dung dịch pha :
ALTT(mOsm/L) = %Glucose x 50+ %AA x 100+2 x ( Na mEq/L + K mEq/L
+ Ca mEq/L)
= (117.5 x 100/950) x 50 + (10 x 100/950) x 100 + 2 x (30+20+10) = 840
mOsm/L

Ví dụ 2: 6 tuổi 20kg, bị xuất huyết tiêu hóa sau hôn mê do ngạt nước, cần nuôi
ăn TM hoàn toàn
1. Nhu cầu dịch một ngày :
2. Nhu cầu NL 1 ngày :
3. Thể tích cần cung cấp cho bệnh nhân trong 1 ngày :
4. Giả sử cần cung cấp 50% NL và Lipofuldin 20% 150ml thì tỉ lệ % NL do lipid
cung cấp là bao nhiêu :
5. Giả sử cần cc NL là 50% và protein 1g/kg/ ngày thì cần bao nhiêu ml
Vinomilact 6.5% :
7. Giả sử cần cung cấp 50% NL, lipofuldin 20% 150ml và 1g/kg/ ngày protein thì
thể tích dịch pha Glucose cần dùng là bao nhiêu :
8. Theo câu 7 thì Osmol dịch pha Glucose cần dùng là bao nhiêu :......
9. Như trên tốc độ dịch truyền của dịch pha ( ko chứa lipid)

Bài làm
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

1. Nhu cầu dịch 1 ngày =1000+50x10=1500ml


2. Nhu cầu năng lượng 1 ngày =1000+50x10=1500kcal
3. Thể tích dịch cần cung cấp cho bệnh nhân trong 1 ngày = 1500x0.7=1050ml
4. Cung cấp 50% năng lượng: 50% x 1500= 750kcal
Lipofundine 20% 150ml chứa : 150x20/100= 30g
Năng lượng của Lipid là : 30x9=270kcal
%năng lượng do Lipid cung cấp là: 270/750= 36%
5. Lượng Protein cần cung cấp trong 1 ngày = 1x20=20g
Vaminolact 6.5% chứa 6.5g/100ml
--> Thể tích Vaminolact 6.5% cần dùng là: 20/6.5x100 ~307ml
7.Thể tích dịch pha Glucose cần dùng= Thể tích dịch cần cung cấp- thể tích dịch
lipid - thể tích dịch protein= 1050 - 150 - 307 = 593ml
8. Thể tích dịch đường truyền chứa glucose và protein = 593+307= 900
Năng lượng glucose cần cung cấp = 50% x năng lượng cần cung cấp - năng lượng
lipid - năng lượng protein = 750 – 30 x 9 – 20 x 4 = 400kcal
Khối lượng glucose cần dùng= 400/4=100g
Nồng độ glucose= khối lượng glucose/ Thể tích dịch đường truyền chứa glucose và
protein= 100/900 ~ 0.11~11%
Osmol dịch pha Glucose cần dùng
ALTT(mOsm/L)=%Glucose x 50 = 11x50= 550
9. Thời gian truyền dịch pha là 24h
Tốc độ truyền dịch pha= 900/24 ~37.5ml/h
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

MÁY THỞ
Có 2 chế độ:
PCV: kiểm soát áp lực
VCV: kiểm soát thể tích
1. PCV: Kiểm soát IP để đạt Vt. Thường dùng ở trẻ nhỏ, trẻ<10 Kg. (ICU
ở bv nhi CT chỉ dùng loại này)
Vt: thể tích không khí 6-8 ml/Kg
IP chỉnh trên máy: 8-12 cmH2O sẽ đạt Vt yêu cầu
2. VCV: kiểm soát Vt để đạt IP. Dùng cho người lớn và trẻ >10Kg (ít
dùng ở bv này)
Một số thông số:
PEEP: áp lực dương cuối thì thở ra.
I/E: Tỉ lệ hít vào/thở ra
FiO2;RR: tần số thở

● Thông số thường sẽ được chỉnh ở đa số trẻ:

IP: 8-12cmH20
PEEP: 5-8 cmH2O
I/E: ½
FiO2: 40-60%
RR: Chỉnh theo tần số bình thường theo tuổi
Chế độ: AC/PC
Khi chọn Mode AC/PC máy sẽ hiện ở 1 gốc chữ A hoặc chữ C
C: bé không thở máy bơm hoàn toàn
A: bé tự thở 1 phần, máy hỗ trợ 1 phần
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

● Mode STMV hoặc PCV+PSV

Dành cho cai máy


Cài 2 thông số:
IP: giống mode AC/PC
PS: Áp lực hỗ trợ
PS thường < hơn IP vài cmH2O
Nếu: Bé không tự thở => máy bơm IP
Bé có tự thở => máy bơm PS

● Mode SPONT: chỉ cài PS

Nếu: Bé không tự thở => máy bơm PS


Bé tự thở => máy không bơm

⇨ Có thể rút nội khi quản

❖ Bé bắt đầu đầu thở máy: cho an thần

Midazalam và fentanin => tránh cai máy thở

❖ Y lệnh:

Thở máy xâm nhập bằng máy ???, mode.............


RR.......
IP.......
PEEP.......
FiO2.......
I/E.......
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ


Chống phù não (trong tăng áp lực nội sọ)
- Nằm đầu cao 30 độ
- Thở oxy qua canula
- Manitol 20% liều 0,3-1g/Kg/1 lần truyền
TTM trong 30-45 phút lặp lại 2-3 lần/ngày
Xử trí trong viêm màng não:
- Cefotaxim 1g (200mg/Kg)
- Chống co giật Diazepam 0,2-0,3/Kg/1 lần TMC
TH bé 2 tuổi, 10Kg:
Điều trị tăng áp lực nội sọ:
1. Nằm đầu cao 30o
2. O2 qua canula ẩm 6l/p -> thở CPAP/máy duy trì PaCO2 35-40
3. Tránh kích thích, quấy khóc, an thần.
An thần Diazepam 10ml/2ml (0,2-0,3mg/Kg)
2,3mg/0,3mg pha loãng (10 lần) 5ml
TMC (3-5 phút)
4. Hạn chế dịch 1/2-2/3 -> Nhu cầu dịch 1000ml => #500-700ml/ngày
1ml sữa : 0,65 kcal (sữa mẹ, sữa bình thường)
5. Lợi tiểu: Furosemid 40mg (Vinzix 40mg/2ml)
1/4 x 2 (TMC)
6. Dexamethone (0,15 x 3)
1,5 ml x 3 (TMC)
7. Manitol 20% 250ml
Lấy 25 ml (TTM/BTTĐ) 50ml/h (0,5 g/Kg/h)
Lập lại liều sau 6-8h
Chỉ dùng khi không có tổn thương trên não (XHN, VMN cân nhắc) -> gây
rối loạn đông máu, dị ứng,...
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Khi dùng NaCl 3% thay thế cho Mannitol thì:


+ Liều tấn công: NaCl 3% truyền 4mg/kg qua BTTĐ trong 30 phút -> Max
10ml/Kg
+ Liều duy trì: NaCl 3% truyền 0,1-1 ml/kg/h x tối đa 7 ngày

Giảm Na+:
- Bệnh sử: nôn, ăn uống, tiêu chảy
- Tăng tiết ADH không thích hợp (MAP tăng = HATB)
AL tưới máu não = MAP – ALNS
- HC mất máu do não (ANP,BNP)
Na+ máu (135-145) Na+ (<20 mEq/l)
Do ăn Giảm Giảm
Do não Giảm, chủ yếu điện Bình thường hoặc tăng
giải, dịch (>20)
ADH Giảm, chủ yếu bù điện
giải
Theo dõi nước tiểu ít Nhiều
Phù? phù không
Thời gian hiệu lực sau khi dùng kháng sinh:
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

SỐC (BS SANG)


Định nghĩa: suy tuần hoàn cấp + giảm tưới máu não
- TK -> não: rối loạn tri giác
- Tim -> TMCT-> Hoại tử cơ tim -> tăng mem tim
- Hô hấp -> Thở nhanh
- Tiết niệu -> Thiểu niệu
- Da: CRT, da lạnh ẩm
- Tiêu hóa: chướng bụng, đau bụng -> chống chỉ định nuôi ăn qua
đường tiêu hóa trong shock nặng
- Tuần hoàn: mạch nhanh, nhỏ, khó bắt
Huyết áp có thể tăng, bình thường hoặc tụt (kẹp) -> tư thế, thuốc hạ áp, kháng
lực mạch máu nhỏ.
3 giai đoạn:
- Còn bù: huyết áp bình thường hoặc tăng
- Mất bù: huyết áp tụt, kẹp
- Tái hồi phục huyết áp bình thường, tăng
Xứ trí huyết áp tụt: nằm xuống, truyền dịch, uống nước đường.
Shock mất máu mất 40% máu cơ thể
Nguyên tắc điều trị shock: ABCD (D là dịch)
Điện giải:
NaCl 9% Normal salin hoặc Ringer acetate hoặc Ringer lactate
Liều: 20ml/Kg bolus tĩnh mạch, bóp chai dịch -> Sau liều 1 có thể lặp lại 2
liều. Sau 1 liều đánh giá lại có đáp ứng không? Sau 2 liều dịch mà không đáp
ứng thì: sử dụng vận mạch, truyền máu.
Truyền máu 20ml/Kg nhanh nhất có thể (không sợ sẽ vỡ hồng cầu)
Dịch trong HS shock, thuốc trong vận mạch.
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

Thở NCPAP phải đặt sonde dạ dày để giải áp hơi.


BS Hậu
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP
Nguyễn Thế Bảo - Góc học tập YAB41 - CTUMP

You might also like