You are on page 1of 5

- Sau khi xem video mọi người có cảm nhận như thế nào?

Riêng bản
thân mình, mình có cảm giác tự hào xen lẫn là một chút rùng
mình, nổi da gà. Chỉ vọn vẹn trong 50s mà chúng ta lại được sống
lại những ngày tháng chiến đấu anh dũng của ông cha ta.
- Những ngày tháng hào hùng mốc son lịch sử ấy lại được thể hiện
trong 6 câu thớ tiếp theo của khố thứ 8, nếu ở hai câu thơ đầu ta
mở ra một cảnh tượng sôi động của của việt bắc trong những đêm
hành quân và chiến dịch, thì ở 6 câu tiếp theo đó là hình ảnh quân
và dân ta trong cuộc kháng chiến
ĐỌC THƠ
- Chúng ta có thể chia 6 câu thơ này thành hai phần nhỏ hơn đễ dễ
phân tích và quan sát
- 2 câu thơ đầu đó là hình ảnh đoàn binh hùng hồn ra trận với khí
thế rợp trời và 4 câu thơ còn lại là Sự đoàn kết đồng lòng của hậu
phương, của lực lượng dân công.

- Ta đến với phần a. hình ảnh đoàn bình hùng hồn ra trận với khí
thế ngợp trời:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
- Các từ láy tượng hình điệp điệp trùng trùng và ở câu thơ trước là
rầm rập, chúng ta hãy tượng tượng một chút nếu có ít người đi thì
có rầm rập được không, nếu mà chúng ta đi nhẹ nói khẽ cười
duyên thì có tạo ra âm hưởng rầm rập được không? chắc chắn là
không? ở đây phải cả một đoàn binh hùng mạnh với dáng đi mạnh
mẽ dứt khoác dồn dập trên đường hành quân cứ như là từng đợt
sóng ào ạt
- Hai từ điệp điệp trùng trùng vốn dùng để tả núi non ở đây tố hữu
lại dùng để tả đoàn quân ra trận, chính vì vậy đoàn quân đông đảo
hùng mạnh như được vẽ ra trc mắt ng đọc.
- Những từ láy ấy gợi ta lên được một sức mạnh to lớn của quân đội
ciệt nam có thể dập tan mọi hành động gây hấn của kẻ thù

- Và một tín hiệu nghệ thuật nữa chúng ta cần chú ý đó là hình ảnh
ẩn dụ “ánh sao đầu súng” vừa là hình ảnh SÁNG TẠO vừa hiện
thực lại vừa lãng mạn.
- hiện thực đó chính là hình ảnh người lính trong đêm hành quân
dưới trời sao, mũi súng trên vai như chạm đến trời, làm bạn vs
trăng sao
- Lãng mạn cũng có thể đó là ha ánh sao là ẩn dụ cho lí tưởng ánh
sáng - các h mạng, hình ảnh ngôi sao trên lá cờ tổ quốc, biểu
tượng cho ý chí đánh giặc của người lính, soi sáng cung đường
hành quân
->>>> đây chính là vẻ đẹp trữ tình chính trị trong thơ tố hữu

- Câu thơ này làm chúng ta lại liên tưởng đến câu thơ đầu súng
trăng treo trong bài thơ đồng chí của chính hữu, cũng trong đêm
tối đó, ánh trắng rực rỡ, người lính cùng hướng một lòng về tổ
quốc.
- Khi đọc câu thơ này lần đầu tiên, có thể mọi người cũng có thắc
mắc chung với mình đó là mũ nan là gì? ý nghĩa của hình ảnh mũ
nan trong câu thơ này. thì hiểu đơn giản mũ nan đó chính là mũ
bộ đội tự tạo, được đan kết lại bằng nan tre và lớp vải, Mũ nan
chính là biểu tượng của anh bộ đội cụ hồ trong cuộc kháng chiến.
và hình ảnh mũ nan ở đây chính là chiếc mũ nan biết bao ân tình
của đồng bào việt bắc gửi ra chiến trường. Họ đã nhận được món
quà ấy từ hậu phương thân yêu, một món quà tinh thần, tiếp thêm
niềm tin và sức mạnh trong công cuộc chiến đấu của ình thể hiện
sự đồng hành, gắn bó giữa quân và dân
- ở đây ta có thể liên hệ với câu thơ khổ phía sau
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.”
-> Hình ảnh đậm chất lãng mạn, giàu chất thơ: ánh sao đi cùng đầu
súng, người bạn đi cùng mũ nan, tất cả đều song hành, đồng lòng đưa
dân tộc đến bờ vinh quang, không kẻ thù nào có thể chia cắt.

- Tiếp theo, ta đến với phần b nhỏ đó là sự đoàn kết đồng lồng của
hậu phương lực lượng dân công hoả tiễn.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

- trong cuộc kháng chiến chống pháp, dân công là lực lượng quan
trọng phối hợp với bộ đội chủ lực làm công tác phục vụ chiến đấu,
như đào hào tải đạn lương thực thuốc men … góp phần tạo nên
chiến thắng .
- Tố hữu cũng đã từng miêu tả hình ảnh dân công, các cô gái tnxp,
anh lính lái xe trong xe tuyến trng sơn trong kc chống mỹ bài thơ
khác
Dốc Pha Đin chị gánh, anh thồ
Đèo Lũng Lô anh hò chị hát
Dù bom đạn xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc nuối tuổi xanh.”
- Trở lại với 4 câu thơ trên, Ở đây đáng ra phải là từng đoàn dân
công đỏ đuốc nhưng mà tác giả lại sử dụng cấu trúc đảo - dân
công đỏ đuốc từng đoàn để nhấn mạnh sự trùng điệp vô tận của
đoàn dân công., từng đoàn dân công soi đuốc cho các chiến sĩ
trong đêm tối thể hiện cái sự đoàn kết đồng lòng của mọi người
- Sức mạnh đoàn dân công được khắc hoạ cường điệu qua ha “bước
chân nát đá” gợi nhắc đến thành ngữ “chân cứng đá mềm”
- “đá”: những khó khăn, thử thách khắc nghiệt của cuộc chiến
- “bước chân nát đá”: bước chân của đoàn binh có đủ sức mạnh để
giẫm nát hết những gian nan
-> ý chí kiên định, không lung lay của dân ta, sức mạnh mang tầm vóc
vũ trụ, lớn lao, tác động lên cả thiên nhiên

- 2 câu thơ tiếp theo là hình ảnh đoàn xe vận tải trong đêm
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
- hình ảnh thơ xuất phát từ cảm xúc rất thực, cả đoàn xe ô tô nối
đuôi nhau ra chiến trng ánh đèn pha bật sáng, xé tan màn đêm
dày đặc của núi rừng
- hai câu thơ này còn mag ý nghĩa biểu tượng thông qua Sự tương
quan đối lập giữa bóng tối và ánh sáng:
- “Nghìn đêm tối” (vừa là năm tháng đau thương, kiếp sống nô lệ
của dân tộc dưới ách đô hộ của kẻ thù, vừa là hình ảnh tả thực
nghìn đêm diễn ra chiến sự ác liệt >< ánh sáng của niềm tin vào
ngày mai chiến thắng, giành lại độc lập dân tộc
- Ánh sáng lấn át bóng tối, thhien niềm tin vào chiến thắng một
ngày không xa của dân tộc -> Chiến thắng ấy là tất yếu trước
mọi kẻ thù hắc ám, ngày mai tươi sáng, hạnh phúc nhất định sẽ
đến với dân tộc ta.

=> Sáu câu thơ vừa đậm chất sử thi vừa giàu tính lãng mạn khắc họa
sâu sắc cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, đầy gian khổ
hy sinh nhưng nhất định thắng lợi của dân tộc.

cảm ơn bạn minh trang, để cho chúng ta có thể khái quát được lại chta
đến với phần
Tổng kết:

- Sau những cái khó khăn gian khổ buổi đầu ở đoạn thơ trước
quân và dân ta dần giành thế chủ động phát huy tối đa thế
sức mạnh và tạo nên những chiến thắng dồn dập liên tiếp,
Tố hữu đã vieet đoạn thơ mang đậm khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn để ca ngợi cuộc kháng chiến chống
pháp.
- Thể thơ lục bát truyền thống; các biện pháp tu từ: so sánh,
trùng điệp …; từ láy tượng hình, tượng thanh; hình ảnh thơ
sinh động, gợi cảm …; giọng thơ hào hùng, sôi nổi; ngôn ngữ
sử thi tráng lệ.
- Thể hiện nổi bật khí thế hào hùng của quân và dân ta trong
cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc; đồng thời đoạn thơ
còn thể hiện niềm lạc quan cách mạng, ý chí chiến đấu và
chiến thắng kẻ thù, làm nên những chiến thắng vẻ vang,
mang niềm vui về cho dân tộc. Có thể nói, đoạn thơ như
khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng
chiến.

Đó cũng chính là phần kết lại của bài thuyết trình của tổ 2 ngày hôm
nay, mình là ngọc hiếu, và đây là minh trang, Cảm ơn mọi người nhiều
vì đã giành thời gian theo dõi và lắng nghe.

You might also like