You are on page 1of 6

1.Server là gì?

Server hay còn được gọi là máy chủ là một hệ thống (bao gồm phần mềm và phần
cứng máy tính tương ứng). Máy chủ (Server) có thể chạy trên một máy tính hoặc
nhiều máy tính. Máy chủ Server được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có
năng lực xử lý cao và có IP tĩnh. Trên máy chủ sẽ được cài đặt các phần mềm
nhằm phục vụ cho các máy tính khác truy cập để đáp ứng các yêu cầu cung cấp
các dịch vụ và tài nguyên.

2.Phân loại máy chủ Server như thế nào?


Máy chủ riêng - Dedicated
Đây là Server chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD,
RAM, Card mạng, CPU...
Máy chủ ảo - Virtual Private Server – VPS
Virtual Private Server là gì? Đây là loại Server được tách từ máy chủ vật lý ứng
dụng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa.
Máy chủ đám mây - Cloud Server
Cloud Server là gì? Đây là máy chủ có sự kết hợp từ các Server vật lý gốc khác
nhau với hệ thống lưu trữ SAN. Cloud Server - máy chủ đám mây sẽ được xây
dựng bằng nền tảng công nghệ điện toán đám mây.
Phân loại theo chức năng Server:
- Database servers là máy chủ cơ sở dữ liệu.

- File servers là máy chủ lưu trữ file hay máy chủ file ví dụ như Dropbox, Microsoft
One Drive, Google Drive.

- Mail servers là máy chủ mail ví dụ như Gmail, Yandex, Yahoo mail, Amazon mail
service.
- Print servers là máy chủ in. Rất phổ biến tại các mạng nhỏ của doanh nghiệp giúp
sử dụng máy in dễ dàng hơn.

- Web servers là máy chủ web nhằm phục vụ người dùng mua hàng trực tuyến
hay phục vụ người dùng đọc tin tức.

- Game servers là máy chủ trò chơi. Ví dụ Server phục vụ game Võ Lâm, Liên quân,
Tru tiên...

- Application servers là máy chủ ứng dụng. Sử dụng để chạy các phần mềm, cung
cấp dịch vụ web, database, mail...

3.Vai trò của máy chủ Server là gì?


Vai trò chính của Server chính là lưu trữ, cung cấp cũng như xử lý dữ liệu sau đó
qua mạng LAN hoặc internet chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người
dùng hay một tổ chức. Server được thiết kế đảm bảo chạy liên tục trong thời gian
dài và chỉ được tắt đi khi có sự cố gì đó cần phải tiến hành bảo trì.

4.Sự khác nhau giữa PC và Sever?


- Dựa trên mục đích sử dụng
Điểm khác nhau cơ bản của 2 thiết bị là về mục đích sử dụng.

Máy tính cá nhân được sử dụng cho nhu cầu đơn giản như văn phòng, học tập,
lướt web, game…Các yêu cầu công việc ko đòi hỏi việc hoạt động liên tục trong
thời gian dài.
Máy Server được sử dụng để hoạt động liên tục trong thời gian dài nhiều ngày
nhiều tháng hoặc cả năm. Ngoài ra nó còn được sử dụng để có thể. quản lý được
nhiều thiết bị máy tính cá nhân (Client) nhằm kết nối thành một mạng lưới các
máy tính với nhau.
Server khác với máy tính thiết kế bên ngoài
Hình dáng bên ngoài PC và Server không khác nhau quá nhiều. Máy PC được thiết
kế đứng nhỏ gọn tiện dụng để phục vụ cho nhu cầu cá nhân.

Ngược lại Server được thiết kế theo kích thước chuẩn chung nhằm tiết kiệm diện
tích, tối ưu vế đề tản nhiệt, có thể lắp đặt kết nối nhiều máy chủ thành cụm.

Server được thiết kế thành 3 dạng chính: Tower Server, Rack Server, Blade Server.

Dựa vào cấu hình phần cứng:


-PC và Server đều cấu tạo từ những thành cơ bản của một chiếc máy tính như
nguồn điện, vi xử lý, bộ nhớ, mainboard, các card ngoại vi mở rộng …

Tuy nhiên do yêu cầu nhiệm vụ mà Server có các thành phần cấu tạo chuyên dùng
để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

CPU nhiều nhân nhiều luồng hơn, nguồn điện ổn định ổn, nhiều ổ cứng để có thể
tăng khả năng lưu trữ, bộ nhớ RAM cao hơn…

5.Ưu và nhược điểm của Pc và Sever:

Ưu điểm của máy tính cá nhân (PC):

-Giá thành thấp: PC thường có giá thành thấp hơn so với máy chủ, phù hợp cho cá
nhân và hộ gia đình.
-Dễ dàng mua sắm và sử dụng: PC có sẵn trên thị trường với nhiều tùy chọn để
lựa chọn.
-Phù hợp cho nhu cầu cá nhân: PC thường đáp ứng tốt nhu cầu làm việc thông
thường như văn phòng, giải trí, lướt web, chơi game cơ bản, v.v.
-Di động: PC có thể dễ dàng di chuyển và cài đặt tại nhiều địa điểm khác nhau.
Nhược điểm của máy tính cá nhân (PC):

-Hiệu suất hạn chế: PC thường có hiệu suất thấp hơn so với máy chủ trong việc xử
lý tải trọng lớn hoặc công việc đòi hỏi tài nguyên cao.
-Khả năng mở rộng hạn chế: PC không thể mở rộng tài nguyên một cách linh hoạt
như máy chủ, do đó hạn chế trong việc đáp ứng nhu cầu mở rộng tài nguyên.
-Không ổn định cho ứng dụng doanh nghiệp lớn: PC không phù hợp để triển khai
các ứng dụng doanh nghiệp lớn, với hàng trăm hoặc hàng ngàn người dùng cùng
truy cập.
Ưu điểm của máy chủ (Server):

-Hiệu suất mạnh mẽ: Máy chủ được thiết kế với cấu hình cao, có khả năng xử lý
tải trọng lớn và cung cấp hiệu suất tốt cho các ứng dụng nặng.
-Khả năng mở rộng: Máy chủ có khả năng mở rộng tài nguyên như CPU, RAM, lưu
trữ để đáp ứng nhu cầu tăng cao theo thời gian.
-Phù hợp cho ứng dụng doanh nghiệp: Máy chủ thích hợp để triển khai các ứng
dụng doanh nghiệp lớn, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, dịch vụ web, v.v.
-Stability and Reliability: Servers are designed for stability and reliability, often
equipped with redundant components and backup solutions.
Nhược điểm của máy chủ (Server):

-Giá thành cao: Máy chủ thường có giá thành cao hơn so với PC, bao gồm cả cấu
hình và giá phần cứng.
-Phức tạp trong việc cài đặt và quản lý: Máy chủ yêu cầu kiến thức kỹ thuật cao để
cài đặt, cấu hình và quản lý một cách hiệu quả.
-Không linh hoạt cho cá nhân: Máy chủ thường không phù hợp cho người dùng cá
nhân với nhu cầu thông thường.

6.Các lỗi thường gặp trong Sever:


1/ 400 Bad File Request:
-Là một mã trạng thái HTTP có nghĩa là yêu cầu bạn gửi đến máy chủ trang web,
đây như là một yêu cầu load một trang website, bằng cách nào đó đã bị bóp méo
hay không chính xác. Do đó, các server không thể hiểu được nó.
2/ 401 Unauthorized:
Là một mã trạng thái HTTP có nghĩa là các trang web bạn đang cố truy cập không
thể được nạp cho đến khi bạn đăng nhập lần đầu tiên với một ID cùng mật khẩu
người dùng hợp lệ.
3/ 403 Forbidden/Access Denied:
Giống như trên, nhưng lần này do bạn không có mật khẩu để vào hoặc do người
quản trị không muốn bạn truy cập vào thông tin.
4/ 404 File Not Found:
Là một mã trạng thái HTTP nhằm thông báo bạn đang cố truy cập đến một trang
web mà không thể tìm thấy máy chủ của trang Web này.
5/ 408 Request Timeout:
Lỗi này thông báo máy chủ đã ngưng đáp ứng thông tin bởi vì đã quá thời gian
quy định. Thông thường lỗi này là do server xử lý thông tin quá chậm, đường
truyền bị ngẽn hay kích thước file yêu cầu quá lớn.
6/ Connection Refused by Host:
Đây là một cách nói lịch sự với mục đích báo bạn biết là bạn đã sai mật khẩu hoặc
bạn không có quyền xem trang này.
7/ 501 Not Implemented:
Web Server không hỗ trợ yêu cầu đặc biệt mà bạn đang muốn nó làm.
8/ 502 Service Temporarily Overloaded:
502 Service Temporarily Overloaded hay còn được gọi là lỗi 502 Bad Gateway,
đây là lỗi kẹt xe (nghẽn mạng), Website này đang trong giờ cao điểm, và quá
nhiều người truy cập, hết băng thông nên bạn chỉ còn cách chờ hay mua thêm
băng thông.
9/ 503 Service Unavailable:
Là server bận, server đang có sự thay đổi hay mạng của bạn bị “out” rồi đó.
10/ Failed DNS Lookup:
Máy quản lý tên miền (hay còn gọi là Domain Name Server) không thể dịch địa chỉ
bạn muốn xem trở thành địa chỉ Internet, có thể là do máy chủ quá bận hay
server “tiêu” rồi hoặc bạn đã gõ sai địa chỉ.

You might also like