You are on page 1of 55

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


NGÀNH: LUẬT

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KHAI SINH


TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 12, QUẬN
3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: Kiều Thiên Hoàng


Lớp: K4A – Luật
MSSV: 192030140
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Duy Ngọc
Địa điểm thực tập: Ủy ban nhân dân Phường 12
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2022


HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


NGÀNH: LUẬT

ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KHAI SINH


TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 12, QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: Kiều Thiên Hoàng


Lớp: K4A – Luật
MSSV: 192030140
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phạm Duy Ngọc
Địa điểm thực tập: Ủy ban nhân dân Phường 12
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa quý thầy, cô giảng viên ở Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí
Minh, các cô, chú, anh, chị là cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân Phường
12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh!

Lời nói đầu tiên, cho em được gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô tại Học
viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và cụ thể là quý thầy, cô Khoa
Nhà nước và Pháp luật nói riêng lời cảm ơn sâu sắc nhất! Nhờ có quý thầy, cô
mà em mới có được những kiến thức không chỉ trong học tập mà còn là cả
những bài học trong cuộc sống. Đó là những hành trang quý giá nhất để em
bước vào đời sau này.

Tiếp theo xin cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến Thạc sỹ Phạm
Duy Ngọc, người thầy đã tận tình hướng dẫn, góp ý trong quá trình thực hiện em
để em có thể hoàn thành được bài báo cáo này.

Bên cạnh đó, cho em được gửi làm ơn đến cả những cô, chú, anh, chị là
cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh, những người đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn cho em được trải
nghiệm một cách thực tế nhất đối với ngành học của mình. Cho dù trong quá
trình thực hiện chắc hẳn sẽ gặp những sai sót nhưng các anh, chị đều bỏ qua và
hướng dẫn lại cho em một cách tận tình.

Mặc dù có sự cố gắng nhưng vì kiến thức của bản thân có hạn nên trong
quá trình thực tập, hoàn thiện báo cáo thực tập chắc hẳn sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự góp ý quý giá từ quý thầy, cô
để bài báo cáo của em được hoàn thiện nhất. Chắc hẳn những sự góp ý đó sẽ là
một bài học quý giá dành cho bản thân em trên con đường sau này!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22, tháng 11, năm 2022
Người viết báo cáo
KIỀU THIÊN HOÀNG
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
UY BAN NHAN DAN PHUONG 12 QUAN 3
THANH PIIO HO CHI MINH

GIAY TIEP NON SINH VIEN TH C TAP

1. THONG TIN CHUNG


Co quan/ Don vi: Uy ban nhan dfin Phu g 12, Quan 3
Dia chi: 407/2 — 4 Le Van Sy, Phu0ng 12, Quan 3
Dién tlioai: 028 3931 6051 Fax: 028 3931 9643
. . .
Dong y tiep nhian sinh vién: Kiéu Thién Hoang
MW sñ sinh vién: 192030140 Lñp: K4A - LUAT
Nganh: Lust Khoa: Nha nusc va Phap luat
Tru g: Hoc vién Can bo Thanh phñ Hfi Chi Minh
Thyc tap tai: Uy ban nhan dan Phuñng 12, Quian 3
Trong thai gran: Tai 20/09/2022 den 20/12/2022
Can bñ huñng dan: Pham Hñng Khanh
Chic : Cñng chic Tu phap — Hñ tich
Email:
Dién thoai: 0918488000
2. IIOACH TH C TAP

TT Thfing/ nñm Noi dung thirc tap Phñng/ bo phan


- Len ké hoach, chon cv quan tliirc tap
sau do lén kboa Nha nuo’c va Phap
luat lay gray giñi thieu de dee en quan
xin thqc tap va hoan thanh hñ so, giay
tS xin thuc tap ma cv quan yéu cau;
- Nghe giang vién hu0ng dan huoug
dan thrrc tap va cac cong viec can larn Tu phap — hñ tich
1 Thang 9/2022
trong thsi gian thyc trap;
- Nghién cpu, tim hiéu mñt so tai lieu
lien quan de co cv st chon de tai bao
cao;
- Dang ky den vi thqc tap va chu dé
thuc tap cho giang vién huñng dan;
- Viet nhat ky thuc tap cua tufin 1 va 2
- Doc, nghién cpu luiat Ho tech nam
2014 va cac Nghi dinh, thñng tu
hired dan lien quan. Dñng thñi tim
hieu nhirng van de quan ly nha nusc
ve ho tlch, quan sat thuc the va tim
hiéu nhñng hoat dong, quy trinh thqc
té ve dang ky, quan ly ho tich tpi co
quan;
- Tham khao y kien tu“ giang vién
hlr g dan, can bo huorg dan thuc
2 Thang 10/2022
tap de tim hiéu nhFmg van de ve Bao Tu phap — ho tich
cao thirc tap dong thsi lam co so de
viét De cuorg bao cao thrrc trap;
- Hoan thanh tot cac cñng viec duoc
giao tai co' quan thqc tap;
- Xin tai lieu ve lich str hinh thanh va
so do co cau tñ chuc cua Uy ban nhan
dan Phu'ñrg 12, Quan 3;
- Thuc hien viét nhiat ky cac tuan 3, 4,
5, 6.
- Tiép tuc hoan thanh tot cac cfing
viéc diroc giao tai co‘ quan thuc tap;
- Nghién edu, thu thap cac vñn ban
phap luiat, tai lieu co lien quan de
hoan thién cac noi dung S phan cv so
3 Thang 11/2022 Tu phap — hñ tich
ly luian;
- Tien hanh viét bao cao va hoan
thanh Chuong 1 cua bao cao thuc tap;
9 T10p tiic viét nhat ky cac tuan 7, 8,

- Tiép t+ic hoan thanh tñt cac cñng


viéc duoc giao tai cv quan thuc tap;
- Lien he bio phan van phfing de xin
cac tai lieu tham khao, thñng tin so
lieu de tiép yc viét bao cao thqc tap;
4 Thang 12/2022 - Hoan thién bao cao thuc trap Tu phap — ho tich
- Hoan thién nhat ky thuc trap;
- Xin nhan xét va xac nhan bao cao,
nhat ky thyc trap tir cv quan;
- Tién hanh in, nop Nhat ky va Bao
cao thuc tap.
Yen cau sinh vien thirc tap chap hanh ding noi quy, quy dinh va phan cong
nhiém vu cua Co quan/ Dun vi.

UBND Phuâng 12, ngây 23, thânp 12, nâm 2022


DC NIZAN CUA
TRUONG DON VI
i’ tén vâ dânp dâu)
U BAN NON DC PHUONG 12 QUAN 3
T Nil PIIO HO CHI MINH

PRIEU NHS IT TIIVC TQ TOT NGII P

I. TITONG TIN SINH VIEN


Ho va ten sinh vién: Kiéu Thién Hoang
Ma so sinh vién: 192030140 Lop: K4A - LUAT
Khoa: Nha nuñc va Phap luat (Hpc vién Can bio Thanh phñ Hñ Chi Minh)
II. THONG TIN CAN BO IIUONG DAN
Ho vâ tén Can bñ huñng dan: Phpm Hong Khanh
Chic vu.: Cñng chirc Tu phap — Ho tich Don vi:
Email:.................................................. Dién thoai: 0918488000
III. NHAN IT IT QUA THJC TAP
1. Ve kién thñc (Danh gia vé khâ nâng tiép thu vâ khâi ltcang kién the"c tiép
that theo nâi dung chu-org trinh thyc tâp)

2. Ve ky nang (Danh gia vé cac l‹:f nâng dâ tich lñy diroc trong quo trinh
thyc top theo nâi dung chuong trinh the c tâp)
...... .. .../.U ./..... ICV...... tt.... KI L.. C ‹ '....../.Cyb........................................
3. Ve thai do, luat than xéi ve sq chuyén cñn, nghiém tñc, chtiyén
nghiep, trach nhiem vâ y théi-c luât trong quâ trlnh thu:c tap)

UBND Phvâng 12, ngây 23, thâng 12, nâm ?fi??


XAC NHAN CUA TRUONG DON VI CAN BO
Ky tén vâ dong dâu) HIFONG DAN TiIUC TAP
DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng Tên bảng Trang


Bảng 1.1 Các chức danh cụ thể tại UBND Phường 12
Bảng 1.2 Các trường hợp ĐKKS tại UBND Phường 12 trong
năm 2021 và 2022
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức UBND Phường 12
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Diễn giải
1 QLNN Quản lý nhà nước
2 ĐKKS Đăng ký khai sinh
3 UBND Ủy ban nhân dân
4 HĐND Hội đồng nhân dân
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................3

2.1 Mục đích nghiên cứu...............................................................................3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................3

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................4

3.1 Đối tượng nghiên cứu..............................................................................4

3.2 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................4

4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.......................................................................4

6. Kết cấu bài báo cáo.......................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................6

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ


BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 12, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
........................................................................................................................... 6

1.1 Giới thiệu khái quát về Ủy ban nhân dân Phường 12, Quận 3, Thành phố
Hồ Chí Minh......................................................................................................6

1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban
nhân dân Phường 12, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.....................................7

1.2.1 Vị trí, chức năng...................................................................................7

1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn............................................................................7

1.2.3 Cơ cấu tổ chức......................................................................................8

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY


BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 12, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
......................................................................................................................... 14

2.1. Pháp luật về công tác đăng ký khai sinh..................................................14

2.1.1 Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn........................................................14

2.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của khai sinh và đăng ký khai
sinh 14

2.2. Thực tiễn công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân Phường 12...18

2.2.1 Kết quả đăng ký khai sinh trên địa bàn Phường 12, Quận 3..............18

2.2.2 Trình tự thực hiện đăng ký khai sinh và thực tiễn thực hiện tại UBND
Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh............................................19

2.3 Nhận xét, đánh giá về công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân
Phường 12........................................................................................................31

2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................31

2.3.2 Hạn chế...............................................................................................33

2.3.3 Nguyên nhân.......................................................................................35

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG


TÁC ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 12,
QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................36

3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân
Phường 12........................................................................................................36

3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân
dân Phường 12.................................................................................................36

3.3 Đánh giá kết quả bản thân sau khi tham gia thực tập tại UBND Phường 12
..................................................................................................................... 38

PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................40


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý nhà nước (QLNN) về hộ tịch chính là việc quản lý về tình trạng
nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi gồm các sự kiện như
khai sinh, kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, khai tử, … và việc đăng ký khai
sinh (ĐKKS) chính là sự kiện hộ tịch đầu tiên của mỗi cá nhân khi bắt đầu một
cuộc đời. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi người, tất cả những
thông tin về cuộc đời người đó sau này đều sẽ dựa theo giấy khai sinh. Vậy nên
hoạt động này là cơ sở giúp cho Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con
người, quyền, nghĩa vụ của công dân, đồng thời có biện pháp quản lý dân cư
một cách khoa học nhất. Việc khai sinh không chỉ là một nhiệm vụ của QLNN
mà nó còn là một quyền nhân thân cơ bản của mỗi con người, điều này đã được
Nhà nước ghi nhận cụ thể qua Điều 30 của Bộ luật dân sự 2015: “Cá nhân từ
khi sinh ra có quyền được khai sinh” và Điều 11 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”. Không
chỉ ở nước ta mà trên phương diện quốc tế, khai sinh cũng là một trong những
quyền quan trọng nhất của con người thể hiện tại Điều 7 Công ước Liên Hợp
Quốc về quyền trẻ em (Convention on the Rights of the Child, viết tắt là
UNCRC) đã được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày 20-11-1989, bắt
đầu có hiệu lực từ ngày 02-9-1990 quy định rằng “Trẻ em phải được đăng ký
ngay lập tức sau khi sinh ra và có quyền có họ tên quyền có quốc tịch và trong
chừng mực có thể quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc sau
khi ra đời”.
Ở Việt Nam, việc ĐKKS được xác định như một thành phần quan trọng
và mang tính trung tâm trong toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Ngoài việc tồn
tại trên thực tế thì công tác ĐKKS giúp ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của
một cá nhân sau khi sinh ra. Cũng chính công tác này là cầu nối làm phát sinh
trách nhiệm của Nhà nước phải đảm bảo những quyền và lợi ích cho người dân

1
được pháp luật quy định, đồng thời phát sinh những nghĩa vụ mà người dân phải
thực hiện đối với Nhà nước.
Do mang tính chất là một loại giấy tờ hộ tịch gốc nên nếu như trong quá
trình thực hiện công tác ĐKKS có sai sót mà không được phát hiện một cách kịp
thời sẽ gây khó khăn cho việc thống nhất thông tin với các thông tin khác sau
này, dẫn đến phải điều chỉnh, sửa chữa làm ảnh hưởng đến cả người dân lẫn quá
trình làm các giấy tờ hay công việc khác như khi đi xin việc, đi học, làm hồ sơ
đi nước ngoài, … Gần đây nhất việc làm căn cước công dân gắn chíp, có rất
nhiều người dân bị sai thông tin do quá trình làm giấy khai sinh ban đầu dẫn tới
việc người dân phải lặn lội về nơi ĐKKS để chỉnh sửa thông tin trên giấy khai
sinh trước rồi mới có thể làm căn cước công dân. Nhận thấy tầm quan trọng của
công tác ĐKKS nên các văn bản pháp luật về công tác này đã được Nhà nước ta
hoàn thiện tương đối đầy đủ thông qua việc ban hành và đưa vào thực hiện các
văn bản về cụ thể như Luật hộ tịch 2014, Nghị định 12/2015/NĐ-CP của Chính
Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch, Thông tư
04/2020/TT-BTP của Bộ Tư Pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP,…
Sau khi Luật hộ tịch 2014 và các văn bản liên quan ra đời, công tác quản
lý hộ tịch, đặc biệt là công tác ĐKKS ở nước ta đã phát triển ngày càng ổn định.
Những trình tự thủ tục rườm rà ngày nào đã dần được loại bỏ và từng bước đơn
giản hóa các thủ tục này nhằm tạo thuận lợi cho người dân. Đặc biệt là có nhiều
cách để đăng ký cũng như giúp trẻ được sinh ra có thể được khai sinh trong
nhiều hoàn cảnh khác nhau. Không còn chỉ chú trọng việc quản lý và ĐKKS mà
công tác phổ biến và giáo dục pháp luật về hộ tịch, về khai sinh cũng đã ngày
càng được chú trọng với nhiều hơn các buổi tuyên truyền. Tất cả những điều
trên chứng tỏ công tác ĐKKS đang ngày càng trở nên quan trọng trong quản lý
nhà nước, quản lý xã hội.
Phát triển là thế, tuy nhiên công tác ĐKKS vẫn còn nhiều hạn chế cần
phải sớm được khắc phục như: Thủ tục ĐKKS vẫn còn một số chỗ chưa phù hợp

2
với thực tế, còn nhiều trường hợp khai sinh trễ hạn, quá hạn, chưa thật sự chú
trọng đến việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về viêc ĐKKS, trình độ, năng
lực của đội ngũ công chức thực hiện công tác ĐKKS còn chưa cao, … Những
hạn chế này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý và ĐKKS,
kéo theo sự ảnh hưởng đến quá trình thực hiện những công tác quản lý khác, đặc
biệt làm ảnh hưởng chung đến quá trình quản lý dân cư của Nhà nước.
Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề nên tôi đã chọn đề tài “Công tác đăng
ký khai sinh tại UBND phường 12, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” để thực
hiện Báo cáo thực tập tốt nghiệp, đồng thời giúp bản có cái nhìn tổng quan, chi
tiết hơn về công tác này. Dựa vào việc nghiên cứu, tiếp xúc thực tiễn tại địa
phương bài báo cáo sẽ cố gắng rút ra những kết luận về công tác ĐKKS tại địa
bàn phường, từ đó đề xuất những kiến nghị giúp góp phần ngày càng hoàn thiện
công tác ĐKKS trên địa bàn Phường 12, Quận 3.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm dựa vào những cơ sở lý luận để
nghiên cứu những vấn đề pháp lý của công tác quản lý và ĐKKS, đồng thời
nghiên cứu trên thực tế việc áp dụng luật Hộ tịch thực hiện công tác ĐKKS trên
địa bàn Phường 12, Quận 3, từ đó đánh giá thực trạng pháp luật về ĐKKS trên
địa bàn Phường 12, tìm ra kết quả đạt được, hạn chế cũng như nguyên nhân của
chúng.
Dựa trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng công tác ĐKKS, bài Báo
cáo sẽ có những đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế của công tác
ĐKKS, đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác ĐKKS
trong thời gian tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về công tác đăng ký khai sinh bằng cách xác
định những khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung, vai trò, …

3
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về hộ tịch, về ĐKKS
tại địa bàn phường, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế còn
tồn đọng, nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả
thực hiện công tác ĐKKS tại Ủy ban nhân dân (UBND) Phường 12, Quận 3.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là công tác ĐKKS trên thực tế tại UBND Phường
12, Quận 3.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: giới hạn tại UBND Phường 12,
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: giới hạn từ tháng 1/2022 đến ngafy
20/12//2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp;
phương pháp hệ thống; phương pháp quan sát; phương pháp điều tra; phương
pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm; phương pháp nghiên cứu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Báo cáo nghiên cứu thực tiễn thực hiện công tác ĐKKS trên địa bàn
phường 12, từ đó đánh giá việc thực hiện công tác ĐKKS tại đây một cách phù
hợp nhất, đề xuất những giải pháp, kiến nghị giúp cho công tác ĐKKS tại
UBND phường 12 ngày càng hoàn thiện để phù hợp với thực tế địa bàn đồng
thời giúp cho hiệu quả thực hiện công tác này ngày càng được nâng cao.
6. Kết cấu bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì kết cấu của đề tài được chia
thành ba chương như sau:

4
Chương 1: Khái quát chung về tổ chức hoạt động của Uỷ ban nhân dân
Phường 12, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2: Thực trạng công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân
Phường 12, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác đăng ký khai
sinh tại Ủy ban nhân dân Phường 12, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.

5
PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 12, QUẬN 3,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
1.1 Giới thiệu khái quát về Ủy ban nhân dân Phường 12, Quận 3, Thành
phố Hồ Chí Minh
- Điều kiện tự nhiên: Phường 12 là một trong 14 đơn vị hành chính của
Quận 3, có diện tích tự nhiên là 168.397 m 2 (16,84 ha). Về địa giới hành chính
của Phường 12 được phân chia theo Quyết định số 145-HĐBT ngày 17/9/1988
của Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) phân vạch lại địa giới hành chính các
phường của Quận 3. Quận 3 được phân vạch lại thành 14 phường, đánh số thứ
tự từ 1 đến 14. Trong đó, Phường 12 là toàn bộ địa giới Phường 22 cũ, kể từ
quyết định này tên gọi chính thức Phường 12 được hình thành cho đến ngày nay.
Địa giới cụ thể gồm:
+ Phía Bắc và Đông Bắc: giáp ranh Phường 14 (Quận 3),, lấy đường Lê Văn
Sỹ làm ranh giới;
+ Phía Nam và Tây Nam: giáp ranh Phường 11 (Quận 3),, lấy kênh Nhiêu
Lộc làm ranh giới;
+ Phía Đông: giáp Phường 13 (Quận 3), lấy hẻm 359 Lê Văn Sỹ làm ranh
giới;
+ Phía Tây: giáp Phường 13 (quận Phú Nhuận).
- Đặc điểm xã hội: Phường 12 được chia thành 3 khu phố gồm 48 tổ dân
phố; tổng số hộ dân là 3320 hộ với 12.219 1 nhân khẩu trong đó đặc thù dân cư
của Phường là đông đồng bào có đạo Công giáo, chiếm tỷ lệ gần 80% thuộc 02
giáo xứ là Bùi Phát và Vườn Xoài. Trên địa bàn phường có 01 trường mầm non

1
Số liệu được lấy từ sách “Lịch sử Đảng bộ Phường 12”

6
là Trường Mầm non 12, 01 trường THCS là trường THCS Đoàn Thị Điểm và
chợ Bùi Phát.
- Ủy ban nhân dân Phường 12, Quận 3 được đặt trụ sở tại 407/2 – 4 Lê
Văn Sỹ, Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, số điện thoại liên lạc là
028 3931 6051.
1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban
nhân dân Phường 12, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1 Vị trí, chức năng
Vị trí của ủy ban nhân dân Phường 12 là cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương. Thực hiện chức năng chấp hành của Hội đồng nhân dân và cơ quan
nhà nước cấp trên, trên thực tế UBND là cơ quan điều hành công việc nhà nước
ở địa phương, giống như Chính phủ là cơ quan điều hành công việc nhà nước
trên phạm vi toàn quốc.
Chức năng của UBND Phường 12 cũng giống với các UBND cấp xã
khác, được quy định cụ thể tại khoản 2, điều 114 Hiến pháp 2013: “UBND tổ
chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và
thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn
Căn cứ luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật tổ chức Chính Phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương
năm 2019 và căn cứ Điều 9 Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội ngày
16 tháng 11 năm 2020 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí
Minh, nhiệm vụ quyền hạn của UBND Phường 12 gồm:
(1) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách trực
thuộc Ủy ban nhân dân Quận 3 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
(2) Đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công sử dụng
vốn ngân sách nhà nước với UBND Quận 3 để trình cấp có thẩm quyền quyết
định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công; tham gia ý kiến về
7
chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan, cá nhân có
thẩm quyền mà Luật Đầu tư công quy định phải có sự tham gia ý kiến của Hội
đồng nhân dân cấp xã; tổ chức thực hiện chương trình, dự án đầu tư công theo
phân cấp quản lý.
(3) Đề xuất, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ về
quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo
phân cấp quản lý.
(4) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập
Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
(5) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền.
(6) Thực hiện nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp,
pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên tại địa bàn phường.
(7) Ủy ban nhân dân phường không có thẩm quyền ban hành văn bản quy
phạm pháp luật.
(8) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật mà
không trái với quy định của Nghị quyết này.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức
Căn cứ luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật tổ chức Chính Phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương
năm 2019, Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền
đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 33/2021/NĐ-CP của Chính
Phủ ngày 29 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành nghị
quyết số 131/2020/QH14 thì cơ cấu của UBND phường gồm: Chủ tịch phường;
Phó Chủ tịch phường (UBND phường loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ
tịch; phường loại III có một Phó Chủ tịch); Trưởng Công an phường; Chỉ huy
trưởng Ban Chỉ huy quân sự phường; Các công chức khác (Văn phòng - Thống

8
kê; Địa chính - Xây dựng - Đô thị và Môi trường; Tài chính - Kế toán; Tư pháp -
Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội).
Đối với UBND Phường 12 hiện tại có cơ cấu theo quy định gồm 1 Chủ
tịch; 1 Phó Chủ tịch (hiện đang khuyết 1 Phó Chủ tịch phụ trách Văn hóa – xã
hội), 1 Trưởng Công an phường; 1 Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự
phường; Các công chức khác gồm 2 công chức Văn phòng - Thống kê, 2 công
chức Địa chính - Xây dựng, 2 công chức Tài chính - Kế toán, 2 công chức Tư
pháp - Hộ tịch, 2 công chức Văn hóa - Xã hội, 1 phụ trách về Kinh tế, 1 phụ
trách về Lao động – Thương binh – Xã hội, 1 phụ trách về Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình – Bình đẳng giới – Trẻ em, cụ thể với UBND Phường 12 như sau:

Chủ tịch UBND

Phó Chủ tịch phụ trách Kinh tế - Đô thị Công an PhườngBan chỉ huy Quân sự Phó Chủ tịch phụ trách Văn
Trưởng

Công
c Địa chính – Xây dựng – Đô thị và Môi chức
trường Công chức Công chức Văn hóa – Xã hội
Tư pháp – Hộ tịch Văn phòng – Thống kê

Công chức
Tài chính – Kế toán

Phụ trách Lao động - Phụ trách Dân số - Kế ho


Thương binh - Xã hội – Trẻ em
Phụ trách Kinh tế Thủ quỹ, Văn thư – Lưu trữ

Hình 1.1 Cơ cấu tổ chức UBND Phường 12


9
Chủ tịch UBND phường là người điều hành chung trong mọi công việc
của UBND phường, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
theo quy định tại Điều 36 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND;
- Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi
hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội
đồng nhân dân (HĐND) và UBND; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an
ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức
thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng,
tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công
dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn theo quy định của pháp
luật;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện
làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo
quy định của pháp luật;
- Ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong
phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy,
nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong
phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn
theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền;
Giúp việc cho Chủ tịch UBND gồm 02 Phó Chủ tịch (đối với UBND
Phường 12 hiện đang khuyết 1), trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực và địa bàn công
tác do Chủ tịch phân công, chịu trách nhiệm cá nhân trước Chủ tịch UBND
phường và HĐND phường về lĩnh vực được giao, về những quyết định chỉ đạo

1
điều hành của mình, cùng Chủ tịch và các thành viên khác của UBND chịu trách
nhiệm tập thể về toàn bộ hoạt động của UBND trước Đảng ủy, UBND quận.
Các Ủy viên của UBND phường chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được
phân công trước Chủ tịch UBND và UBND phường, cùng Chủ tịch, Phó Chủ
tịch phường chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND
phường và UBND quận.
Công chức phường giúp UBND và Chủ tịch UBND thực hiện chức năng
QLNN ở cấp phường, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND phường và cơ
quan chuyên môn cấp quận về lĩnh vực mà mình được phân công.
Tính đến hiện tại, tháng 12/2022, UBND Phường 12, Quận 3 có tổng số
29 cán bộ, công chức, trong đó số cán bộ là 6 người, công chức là 12 người,
người hoạt động không chuyên trách là 11 người.
Bảng 1.1. Các chức danh cụ thể tại UBND Phường 122
Chức danh cụ thể Số lượng
Bí thư Đảng ủy 1
Phó Bí thư thường trực Đảng ủy 1
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ 1
Cán bộ
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh 1
Chủ tịch Ủy ban Mật trận Tổ quốc 1
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1
Chủ tịch UBND, Phó Bí thư Đảng ủy 1
Phó Chủ tịch UBND 1
Công chức Địa chính – Xây dựng 2
Công chức Công chức Tư pháp – Hộ tịch 2
Công chức Văn hóa – Xã hội 2
Công chức Tài chính – Kế toán 1
Công chức Văn phòng – Thống kê 2

2
Số liệu được cung cấp bởi Công chức Văn phòng – Thống kê

1
Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự 1
Chủ tịch Hội người cao tuổi 1
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ 1
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc 1
Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh 1
Người
Phó Chủ tịch hội Phụ nữ 1
hoạt động
Phó Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1
không
Chỉ huy phó Ban chỉ huy Quân sự 1
chuyên
Phụ trách Lao động – Thương binh – Xã hội 1
trách
Phụ trách Kinh tế 1
Thủ quỹ, Văn thư – Lưu trữ 1
Phụ trách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình – Bình 1
đẳng giới – Trẻ em
Tổng cộng: 30

Bảng 1.2 Chất lượng nhân sự tại UBND Phường 123


Trình độ Số lượng Tỷ lệ Tổng số
(người) (%)
Thạc sỹ 3 50%
Trình độ Đại học 3 50%
chuyên môn Cao đẳng 0 0%
Cán bộ Trung cấp 0 0% 6
Cao cấp 2 33,33%
Lý luận
Trung cấp 4 66,67%
chính trị
Sơ cấp 0 0%
Trình độ Thạc sỹ 4 33,33%
Công chức 12
chuyên môn Đại học 7 58,33%

3
Số liệu được cung cấp bởi Công chức Văn Phòng – Thống kê

1
Cao đẳng 1 8,34%
Trung cấp 0 0%
Cao cấp 2 16,67%
Lý luận
Trung cấp 9 75%
chính trị
Sơ cấp 1 8,33
Thạc sỹ 0 0%
Trình độ Đại học 8 66,66%
Người
chuyên môn Cao đẳng 2 16,67%
hoạt động
Trung cấp 2 16,67% 12
không
Cao cấp 0 0%
chuyên
Lý luận Trung cấp 8 66,66%
trách
chính trị Sơ cấp 3 25%
Chưa có 1 8,34%

1
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KHAI
SINH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 12,
QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
2.1. Pháp luật về công tác đăng ký khai sinh
2.1.1 Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
Văn bản giữ vai trò chính trong việc quy định về trình tự, thủ tục về đăng
ký, quản lý hộ tịch nói chung hay công tác đăng ký khai sinh nói riêng là Luật
Hộ tịch 2014 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2016.
Ngoài ra để cụ thể hóa viêc thi hành Luật Hộ tịch 2014 thì Chính Phủ còn
ban hành Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
Ở mặt chuyên ngành, Bộ Tư Pháp ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTP
ngày 28/05/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Hộ tịch và Nghị
định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hộ tịch. Thông tư này có hiệu lực
thi hành từ ngày 16/7/2020 và thay thế Thông tư số 15/2015/TT BTP ngày
16/11/2015 của Bộ Tư pháp.
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của khai sinh và đăng ký
khai sinh
2.1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của giấy khai sinh
Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch được cấp đầu tiên, ghi nhận sự ra đời, tồn
tại của cá nhân, xác định các thông tin nhân thân cơ bản, quan trọng của cá
nhân, trong đó có thông tin về quốc tịch, là cơ sở để xác lập các quyền, nghĩa vụ
khác của công dân. Do ý nghĩa quan trọng của thông tin khai sinh, nên khoản 3,
Điều 14 Luật Hộ tịch đã xác định: “Nội dung đăng ký khai sinh là thông tin hộ
tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ

1
của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký
khai sinh của người đó”
Điều 6, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP tiếp tục khẳng định: “Giấy khai
sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân; mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội
dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch;
quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy
khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp
giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy
khai sinh”
2.1.2.2 Khái niệm, đặc điểm của đăng ký khai sinh
 Khái niệm: Đăng ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước công nhận,
xác nhận sự kiện một người được sinh ra và ghi vào sổ các thông tin hộ tịch cơ
bản của người đó gồm: họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân
tộc; quốc tịch; quê quán; số định danh cá nhân (nếu có) của cha, mẹ.
 Đặc điểm:
Chủ thể đăng ký: Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện đăng ký khai sinh
có yếu tố nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký khai sinh cho
công dân Việt Nam cư trú trên địa bàn; bảo đảm mọi trẻ em đều được đăng ký
khai sinh; nếu trên địa bàn có trường hợp thuộc diện đăng ký khai sinh lưu động
thì phải bố trí điều kiện, cơ sở vật chất, nhân lực thực hiện việc đăng ký lưu
động, bảo đảm quyền lợi của trẻ em.
Đối tượng đăng ký: Đăng ký khai sinh là hoạt động của cơ quan hành
chính nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để xác định tư cách công dân, qua đó chính
thức thiết lập mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, đồng thời là cơ sở pháp
lý để cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Nội dung đăng ký: Đăng ký khai sinh bao gồm những thông tin của người
được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh;
nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch. Thông tin của cha, mẹ người được đăng
1
ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú. Số
định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Yêu cầu đăng ký: Đăng ký khai sinh được chính xác, kịp thời, đầy đủ, góp
phần bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Bởi vì, thực tế cho
thấy giấy khai sinh nếu trong quá trình thực hiện có sai sót mà không được phát
hiện kịp thời sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như khắc phục, sửa
chữa sai sót và đặc biệt sẽ gây ra không ít những phiền hà cho công dân trong
việc thống nhất giấy tờ quan trọng khác sau này: hồ sơ đi học, xin việc làm, xuất
cảnh, thậm chí, còn liên quan đến việc xác định độ tuổi để đánh giá năng lực
hành vi, năng lực chịu trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân con người.
2.1.2.3 Vai trò, ý nghĩa của khai sinh và đăng ký khai sinh
 Đối với việc quản lý nhà nước: Nhà nước đăng ký khai sinh cho
công dân là để Nhà nước quản lý về mặt pháp lý từng người dân, qua đó quản lý
toàn bộ dân cư trong cả nước, nắm bắt được biến động tự nhiên về dân cư. Nhà
nước quản lý con người, thống kê được dân số, tình hình tăng dân số giúp Nhà
nước có cơ sở hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Qua đó,
Nhà nước có cơ sở khoa học để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Mặt khác, công tác ĐKKS một
yêu cầu không thể thiếu trong QLNN về hộ tịch, là ghi nhận về mặt pháp lý sự
tồn tại của một cá nhân, là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa Nhà nước và công
dân, từ đó phát sinh trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống
người dân, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Hơn thế nữa,
đối với Nhà nước thông qua việc đăng ký này đảm bảo được quyền của công
dân, quyền được khai sinh mà pháp luật đã quy định. Đặc biệt đối với trẻ em là
đối tượng Nhà nước quan tâm bảo vệ, thì đăng ký khai sinh cho trẻ em là nghĩa
vụ phải làm của - Nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em, đối
tượng được quan tâm hàng đầu trong mọi xã hội.
Khi đăng ký khai sinh Nhà nước cấp cho người dân chứng thư pháp lý là
Giấy khai sinh. Giấy khai sinh góp phần hỗ trợ hoạt động các cơ quan nhà nước
1
trong việc xác định nhân thân của một người như độ tuổi, giới tính, cha mẹ phục
vụ cho các quan hệ khác như: dùng để xác định cha và mẹ đẻ của một cá nhân,
giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc phân chia di sản thừa kế
trong trường hợp người chết không để lại di chúc, phân chia tài sản theo pháp
luật, hay Giấy khai sinh dùng để hỗ trợ cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc
xác định tuổi của một người để áp dụng chính sách trong tố tụng cho phù hợp.
 Đối với công dân:
ĐKKS là quyền của mỗi người được pháp luật quốc tế ghi nhận, đồng
thời cũng được ghi nhận trong pháp luật của quốc gia. ĐKKS có vai trò, ý nghĩa
là sự ghi nhận về mặt pháp lý tình trạng nhân thân của một người được sinh ra,
thông qua ĐKKS, cá nhân được cấp Giấy khai sinh, là cơ sở xác định nguồn gốc
các mối quan hệ nhân thân, quan hệ gia đình; là một trong những chứng cứ pháp
lý tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa Nhà nước và công dân và có giá trị
chứng minh đối với các mối quan hệ khác trong xã hội ví dụ như truy nhận cha,
mẹ con, thừa kế di sản, học tập. ĐKKS cho một cá nhân là cơ sở đầu tiên để cá
nhân đó trở thành công dân một quốc gia, làm phát sinh quyền của mình, công
dân thực hiện được các quyền của mình được Nhà nước ghi nhận và là cơ sở để
được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Nếu cá nhân không ĐKKS, cá nhân sẽ không hưởng được các quyền dành
cho công dân mà Nhà nước quy định, cũng như công dân sẽ không được bảo vệ
khi quyền và lợi ích bị xâm hại. Nếu không có khai sinh thì không có cơ sở chắc
chắn để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác thông qua các yếu tố cơ bản
như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, nơi sinh, thông tin về cha
mẹ.
ĐKKS có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với người dân, tuy nhiên nếu
không thực hiện đúng quy định pháp luật thì sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. ĐKKS đòi hỏi phải được đăng ký chính xác tuyệt
đối các thông tin liên quan đến nhân thân của một cá nhân. Nếu trong việc

1
ĐKKS có sự không chính xác trong việc ghi nhận các thông tin đã đăng ký thì
hệ lụy này do người dân gánh chịu.
2.2. Thực tiễn công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân Phường 12
2.2.1 Kết quả đăng ký khai sinh trên địa bàn Phường 12, Quận 3
Theo báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2021 và 2022 kết quả đăng
ký khai sinh trên địa bàn Phường 12, Quận 3 như sau:
Bảng 1.2. Các trường hợp ĐKKS tại UBND Phường 12 năm 2021 và 20224
Đăng ký mới
Chia theo giới tính và thời điểm đăng ký
Đăng ký quá hạn
Trong đó Đăng
Năm Tổng Đăng ký Số trẻ em Trẻ em sinh ký
số đúng hạn Tổng số sinh ra ra trước lại
trong năm năm BC
BC dưới 5 tuổi
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
2021 126 30 66 12 20 8 11 0 2 4
2022 93 39 33 14 19 3 6 4 6 12

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượng trẻ ĐKKS trong năm 2022 ít
hơn so với năm 2021, chứng tỏ tỉ lệ sinh ở địa bàn đã giảm, đồng thời tỉ lệ nam
nữ cũng đồng đều hơn so với năm 2021 khi tỉ lệ nữ sinh trong năm nhiều hơn
gấp 2 lần số lượng nam được đăng ký. Tỉ lệ đăng ký đúng hạn so với tổng số
đăng ký mới của 2 năm là không có sự thay đổi nhiều (năm 2021 là 76,2%, năm
2022 là 77,4%), còn tỉ lệ khai sinh quá hạn không có thay đổi đáng kể. Số lượng
các trường hợp ĐKKS lại tăng gấp 3 lần so với năm 2021. Tất cả các trường hợp
ĐKKS tại địa bàn được cha, mẹ, người thân thích đi đăng ký, kèm theo các tỉ lệ

4
Số liệu được lấy từ hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của Bộ Tư Pháp thông qua đường dẫn
https://hotichdientu.moj.gov.vn
1
đăng ký không có sự thay đổi đáng kể chứng tỏ rằng công tác ĐKKS tại địa bàn
Phường 12 đã dần đi đúng quỹ đạo. Trong năm 2021 và 2022 tại UBND phường
không có trường hợp ĐKKS nào cho trẻ bị bỏ rơi, ĐKKS cho trẻ sinh ra do
mang thai hộ, ĐKKS lưu động.
* Về công tác liên thông nhóm thủ tục hành chính cho trẻ em dưới 06 tuổi
năm 2022 đã đạt được kết quả sau:
+ Liên thông 02 nhóm thủ tục (Khai sinh + Cấp thẻ BHYT): 10 trường hợp;
+ Liên thông 03 nhóm thủ tục (Khai sinh + Cấp thẻ Bảo hiểm y tế + Hộ khẩu):
162 trường hợp.
Việc áp dụng quy trình liên thông các thủ tục hành chính tại UBND
phường đã đem lại được những kết quả tích cực: Giảm bớt được giấy tờ, rút
ngắn thời gian giải quyết, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho
người dân, đồng thời, giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tích
cực của cán bộ, công chức; đảm bảo kịp thời, chính xác, thống nhất của các
thông tin về nhân thân của cá nhân, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực hộ tịch, cư trú và bảo hiểm y tế.
2.2.2 Trình tự thực hiện đăng ký khai sinh và thực tiễn thực hiện tại
UBND Phường 12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2.1 Hồ sơ, trình tự giải quyết việc đăng ký khai sinh thuộc thẩm
quyền của Ủy ban nhân dân phường 12
2.2.2.1.1 Thẩm quyền đăng ký khai sinh
 Xác định thẩm quyền theo đối tượng ĐKKS
Các trường hợp thuộc thẩm quyền ĐKKS của UBND cấp xã gồm:
- ĐKKS cho công dân Việt Nam cư trú trong nước.
- ĐKKS cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt
Nam thường trú tại khu vực biên giới còn người kia là công dân của nước láng
giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam.
 Xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi cư trú của cha, mẹ

1
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc mẹ đều có thẩm
quyền như nhau trong việc ĐKKS cho trẻ em (do cha hoặc mẹ lựa chọn).
Đối với UBND Phường 12 chỉ có đăng ký khai sinh cho trẻ em
được sinh ra tại Việt Nam và có cha hoặc mẹ cư trú tại Phường 12 vì tính chất
địa lý Phường 12 không thuộc khu vực biên giới.
2.2.2.1.2 Hồ sơ đăng ký khai sinh
 Giấy tờ yêu cầu xuất trình
- Một trong các giấy tờ sau: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước
công dân, giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm
quyền cấp, các giấy tờ này phải còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân
của người yêu cầu ĐKKS.
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú: nếu ĐKKS tại UBND cấp xã nơi cư trú
của người cha hoặc mẹ thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người
cha hoặc mẹ.
- Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ nếu cha mẹ của trẻ em đã đăng ký
kết hôn.
- Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản
sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
 Giấy tờ phải nộp
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu5
- Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì
nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người
làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
- Nếu cha mẹ ủy quyền cho người khác (không phải ông bà, người thân
thích khác của trẻ em) thì phải có văn bản ủy quyền được công chứng/chứng
thực theo quy định của pháp luật.

5
Mẫu tờ khai đăng kí khai sinh theo Thông tư 04/2020/TT-BTP

2
Thời hạn để ĐKKS là 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách
nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai
sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức
đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Đối với
những trường hợp ĐKKS quá 60 ngày kể từ ngày sinh thì bị tính là khai sinh
quá hạn. Việc ĐKKS quá hạn trước đây tại Điều 27 Nghị định số 110/2013/NĐ-
CP còn quy định về việc phạt cảnh cáo đối với việc khai sinh quá hạn, nhưng
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2020 đã bỏ quy định
phạt cảnh cáo khi đăng ký khai sinh muộn. Vậy nên việc khai sinh quá hạn thì
hồ sơ cũng giống như đối với khai sinh đúng hạn.
Thực tiễn thực hiện nội dung này ở UBND Phường 12 chủ yếu người dân
xuất trình căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân kèm theo sổ hộ khẩu
(đối với những trường hợp đã bị thu hồi sổ hộ khẩu thì phải có biên bản của
Công an khu vực đã thu hồi). Hầu hết người đi ĐKKS đều là cha, mẹ, ông, bà
hoặc người thân thích khác theo quy định của pháp luật, không có trường hợp
người được ủy quyền đi ĐKKS. Công chức Tư Pháp - Hộ tịch (CC TP-HT) sau
khi đã kiểm tra đúng thẩm quyền thì tiến hành cung cấp tờ khai theo mẫu cho
người đi ĐKKS và hướng dẫn người dân tiến hành khai. Sau khi đã khai theo
mẫu đầy đủ thì người đi ĐKKS phải nộp lại căn cước công dân (hoặc chứng
minh nhân dân), Sổ hộ khẩu, tạm trú (hoặc biên bản đã thu hồi sổ hộ khẩu) bản
phô tô đã được công chức Tư Pháp – Hộ tịch đối chiếu hoặc nếu không mang
theo được bản chính thì bản phô tô phải được Sao Y bởi cơ quan có thẩm quyền,
nộp bản chính giấy chứng sinh. Đối với một số người đi đăng ký khai sinh chỉ
mang theo bản chính, không phô tô trước những giấy tờ theo yêu cầu thì công
chức Tư pháp – Hộ tịch sẽ linh hoạt hỗ trợ việc phô tô giúp hạn chế người dân đi
lại nhiều lần. Đối với những trường hợp ĐKKS quá hạn ở UBND Phường 12, có
những trường hợp do cha, mẹ không nhớ đến việc đi ĐKKS cho con, cũng có
một số trường hợp là do vợ, chồng chưa đăng ký kết hôn nên dẫn đến việc

2
ĐKKS trễ. ĐKKS quá hạn cũng chính là một hệ lụy từ thực trạng nam nữ chung
sống với nhau như vợ chồng trước hôn nhân.
2.2.2.1.3 Trình tự giải quyết việc đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân
phường 12
Người đi ĐKKS nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền, người tiếp
nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ đối chiếu thông tin trong tờ
khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. -
Nếu hồ sơ đầy đủ, phù hợp quy định pháp luật, CC TP–HT báo cáo Chủ tịch
UBND cấp xã xem xét, trường hợp chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì CC
TP-HT ghi nội dung khai sinh vào Sổ ĐKKS 6, cùng người đi ĐKKS ký tên vào
Sổ.
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND ký Giấy khai sinh cấp cho người đi
ĐKKS. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận hướng dẫn người
nộp hồ sơ bổ sung hoàn thiện theo quy định, trường hợp không thể bổ sung hoàn
thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn trong có theo dõi loại
giấy tờ nội dung cần bổ sung hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người
tiếp nhận. Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn mà không được bổ sung đầy đủ
hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp
nhận hồ sơ trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người
tiếp nhận.
Thực tiễn tại UBND Phường 12, sau khi công chức Tư pháp – Hộ tịch
kiểm tra hồ sơ sẽ trả lời ngay về việc đã đủ hồ sơ hay chưa, nếu hồ sơ đã đủ thì
tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo trình tự. Đối với trường hợp chưa đủ hồ sơ theo
quy định thì CC TP-HT sẽ hướng dẫn người dân bổ sung hồ sơ một cách thuận
tiện nhất. Đối với những hồ sơ cần bổ sung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền
khác cấp thì sẽ hướng dẫn chi tiết người dân cách thực hiện việc xin cấp, cơ
quan có thẩm quyền cấp, địa chỉ cụ thể của cơ quan, đơn vị đó. Đối với công tác

6
Sổ ĐKKS theo Phụ Lục 2: Danh mục sổ hộ tịch do Bộ Tư pháp in, phát hành(Kèm theo Thông tư số
15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp)

2
đăng ký khai sinh ở địa bàn Phường 12 thì đa số là người đi ĐKKS đã có đầy đủ
những hồ sơ theo yêu cầu, chỉ có một số trường hợp đăng ký lại khi sinh thì đôi
lúc còn thiếu những giấy tờ cần bổ sung thêm, nhìn chung đối với những trường
hợp ĐKKS thuộc thẩm quyền của UBND Phường 12 thì hiếm có trường hợp
nào phải từ chối tiếp nhận hồ sơ, trừ những trường hợp đăng ký không đúng
thẩm quyền sẽ được CC TP-HT hướng dẫn đến với cơ quan có thẩm quyền để
ĐKKS.
 Trình tự thực hiện ĐKKS cho một số trường hợp đặc biệt thuộc
thẩm quyền UBND Phường 12, Quận 3
a) Đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
Thẩm quyền thực hiện: UBND cấp xã nơi lập biên bản về việc có trẻ em
bị bỏ rơi.
Trình tự, thủ tục:
Bước 1: Lập biên bản về việc trẻ em bị bỏ rơi.
Người phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo
ngay cho UBND hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi; Trường hợp trẻ bị bỏ rơi
tại cơ sở y tế thì thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo. Sau khi nhận
được thông báo, chủ tịch UBND cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách
nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có
trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy
định pháp luật.
Biên bản được lập thành 02 bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản
giao cá nhân và tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ. Biên bản phải ghi rõ thời gian
để phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như: giới tính, thể trạng, tình
trạng sức khỏe, tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ nếu có; họ tên, giấy tờ chứng
minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được
người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và
đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Bước 2: Niêm yết

2
UBND cấp xã nơi lập biên bản có trách nhiệm niêm yết tại trụ sở UBND
trong 07 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có
thông tin về cha mẹ đẻ của trẻ, không có người nhận là cha mẹ đẻ hoặc có mà
không chứng minh được mối quan hệ với trẻ, UBND cấp xã thông báo cho cá
nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành ĐKKS cho trẻ.
Bước 3: Đăng ký khai sinh
Người có trách nhiệm ĐKKS là cá nhân hoặc đại diện tổ chức đang tạm
thời nuôi dưỡng trẻ. Hồ sơ ĐKKS tương tự như hồ sơ ĐKKS thông thường; biên
bản về việc trẻ bị bỏ rơi có giá trị thay thế Giấy chứng sinh (trường hợp trẻ
không có Giấy chứng sinh). Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy
định tại khoản 2, Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015. Nếu không có cơ sở để xác định
ngày, tháng, năm, sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày tháng năm sinh phát hiện
trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng, sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh.
Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, quê quán được xác định theo nơi sinh,
quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam, dân tộc của trẻ được xác định theo quy
định tại khoản 2, Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015. Phần khai về cha mẹ của trẻ
trong Giấy khai sinh và sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch phải ghi rõ “Trẻ bị
bỏ rơi”. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi mà có giấy tờ kèm theo ghi họ tên của trẻ và họ
tên cha, mẹ nhưng sau khi niêm yết theo quy định mà không tìm được cha, mẹ
đẻ thì phải để trống, không ghi tên cha, mẹ vào Giấy khai sinh, chỉ ghi họ tên
cha mẹ vào cột Ghi chú trong Sổ ĐKKS.
Thực tiễn tại UBND Phường 12 năm 2021 và 2022 có 3 trường hợp
ĐKKS cho trẻ em bị bỏ rơi. Những trường hợp này được thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật và giao cho cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết
tật Thiên Phước nuôi dưỡng. Đại diện cơ sở này có trách nhiệm đi ĐKKS cho
trẻ theo đúng trách nhiệm ĐKKS của mình.
b) Đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha, mẹ
Thẩm quyền: UBND cấp xã nơi trẻ đang cư
trú Trình tự, thủ tục:

2
(1) Trường hợp chưa xác định được cha
Không bắt buộc người mẹ phải khai về cha đứa trẻ; họ, dân tộc, quê quán,
quốc tịch, của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ;
Phần khai về người cha trong Giấy khai sinh và Sổ ĐKKS để trống, không được
gạch chéo. Nếu vào thời điểm ĐKKS, người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con
theo quy định thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và ĐKKS. Hồ sơ kết
hợp ĐKKS và nhận con theo quy định của điều 12 Thông tư số 15/2015/TT-
BTP, gồm: Tờ khai ĐKKS và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy
định; Giấy chứng sinh hoặc Giấy tờ thay thế giấy chứng sinh theo quy định tại
khoản 1 điều 16 của Luật hộ tịch; chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con
theo quy định tại điều 11 của Thông tư số 15/2015/TT-BTP.
(2) Trường hợp chưa xác định được mẹ, khi ĐKKS người cha yêu cầu
làm thủ tục nhận con thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và ĐKKS;
phần khai về cha mẹ trong sổ hộ tịch, Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà có con chung nếu
người con sống cùng người cha thì khi làm thủ tục nhận con và ĐKKS thông tin
về người mẹ được xác định theo quy định tại khoản 1 điều 13 của Thông tư số
15/2015/TT-BTP.
(3) Trường hợp chưa xác định được cả cha và mẹ, thì thực hiện việc
ĐKKS theo diện trẻ không xác định được cha, mẹ. Hồ sơ ĐKKS và trình tự giải
quyết tương tự thủ tục ĐKKS cho trẻ bị bỏ rơi, UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú
tiến hành lập biên bản theo thực tế vụ việc, tiến hành niêm yết theo quy định.
Người có trách nhiệm đi ĐKKS là người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ; trong Sổ
ĐKKS ghi rõ "Trẻ chưa xác định được cha, mẹ".
Tại UBND Phường 12 trong giai đoạn năm 2021 – 2022 có 13 trường hợp
trẻ ĐKKS nhưng chưa xác định được cha và không có trường hợp trẻ ĐKKS
chưa xác định được người mẹ. Thực tế có một số trường hợp ĐKKS không có
mẹ của trẻ nhưng do có giấy chứng sinh nên việc ĐKKS vẫn có thông tin của
người mẹ. Thực tế xảy ra các trường hợp khai sinh không cha nhiều là do thực

2
trạng vợ chồng chưa đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng
và có con nhưng do nhiều lý do mà không làm thủ tục cha nhận con
c) Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ
Hồ sơ, trình tự giải quyết: Thực hiện tương tự trường hợp ĐKKS thông
thường tại UBND cấp xã, đồng thời trong hồ sơ có văn bản xác nhân của cơ sở y
tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ, thông tin của cha,
mẹ trẻ em được ghi theo thông tin của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Trong giai đoạn từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2022 tại UBND Phường
12, Quận 3 không có trường hợp nào về việc ĐKKS cho trẻ em sinh ra do mang
thai hộ.
d) Đăng ký khai sinh lưu động
Đối tượng: trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm, bệnh
không thể đi ĐKKS cho con, cha mẹ bị bắt tạm giam hoặc đang thi hành án phạt
tù mà không còn ông bà nội ngoại và người thân thích khác hoặc những người
này không có điều kiện đi ĐKKS cho trẻ thì UBND cấp xã tiến hành ĐKKS lưu
động.
- Trình tự, thủ tục: tại địa điểm đăng ký hộ tịch lưu động, CC TP – HT
hướng dẫn người yêu cầu điền đầy đủ thông tin trong tờ khai; kiểm tra các giấy
tờ làm cơ sở cho việc ĐKKS theo quy định; viết phiếu tiếp nhận hồ sơ. trong
thời hạn 05 ngày làm việc, công chức Tư pháp – Hộ tịch đem theo giấy tờ hộ
tịch và sổ hộ tịch để trả kết quả cho người có yêu cầu tại địa điểm đăng ký lưu
động, hướng dẫn người dân đăng ký ghi rõ họ, chữ đệm, tên trong Sổ hộ tịch
theo quy định. Tại mục ghi chú trong sổ hộ tịch ghi rõ "Đăng ký lưu động”.
Trong giai đoạn từ tháng 1/2021 đến tháng 12/2022 không có trường hợp
ĐKKS lưu động nào tại UBND Phường 12.
e) Đăng ký lại khai sinh
Đối tượng: việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng sổ hộ tịch và bản chính giấy
tờ hộ tịch đều bị mất và người yêu cầu còn sống tại thời điểm có yêu cầu.

2
Thành phần hồ sơ: Tờ khai theo mẫu quy định trong đó có cam đoan của
người yêu cầu về việc đã ĐKKS nhưng không lưu giữ được bản chính Giấy khai
sinh.
Bản sao toàn bộ hồ sơ giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ giấy tờ tài
liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người
đó.
Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức,
viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác
nhận của thủ trưởng cơ quan đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người
đó gồm họ, chữ đệm, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch,
quê quán, quan hệ cha mẹ con phù hợp với hồ sơ cho cơ quan đơn vị đang quản
lý.
Trình tự thực hiện: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận
hồ sơ CC TP – HT kiểm tra xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là
đúng quy định pháp luật thì CC TP – HT thực hiện đăng ký lại khai sinh như trật
tự quy định tại khoản 2 điều 16 của Luật Hộ tịch 2014m.
Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại UBND cấp xã không
phải nơi đã ĐKKS trước đây thì CC TP – HT phải báo cáo Chủ tịch UBND có
văn bản đề nghị UBND nơi ĐKKS trước đây kiểm tra xác minh về việc có còn
lưu trữ sổ ĐKKS trước hay không. Nếu còn lưu giữ thì đương sự phải về xin cấp
trích lục khai sinh tại nơi ĐKKS trước đây. Nếu không còn lưu giữ sổ khai sinh
trước đây thì được đăng ký lại khai sinh (tại nơi nộp hồ sơ).
Đối với UBND Phường 12 trong năm 2021 có 4 trường hợp, năm 2022 có
12 trường hợp thực hiện đăng ký lại khai sinh. Việc đăng ký lại khai sinh được
UBND Phường 12 thực hiện đúng quy định pháp luật, nội dung giấy khai sinh
được đăng ký theo nội dung giấy khai sinh cũ.
2.2.2.1.4 Thực trạng thực hiện đăng ký khai sinh tại UBND Phường 12
Đối với các giấy tờ xuất trình: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị
định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ “…Trường hợp pháp luật quy định giấy

2
tờ xuất trình thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao
hoặc bản chụp của giấy tờ xuất trình”. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, để muốn
chứng minh về thẩm quyền, các yêu cầu pháp lý thông tin về cha, mẹ hoặc thông
tin của các giấy tờ tuy thân của cha, mẹ, công chức tư pháp tại Phường còn phải
yêu cầu người ĐKKS cung cấp các loại giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ, đây cũng
là cơ sở để chứng minh với đoàn kiểm tra, thanh tra khi có thực hiện hoạt động
thanh tra, kiểm tra.
Việc xác định họ, tên cho trẻ đăng ký khai sinh: Công chức Tư pháp – Hộ
tịch thực việc xác định họ, tên cho con theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4 Nghị định
số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ rằng: “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ
em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân
sự và được thể hiện trong tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không
có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán”. Vậy nên
trong quá trình thực hiện công tác ĐKKS CC TP-HT phải hỏi rõ lại người đi
ĐKKS rằng việc cha, mẹ trẻ đã đồng ý thỏa thuận về việc xác định họ và tên cho
con hay chưa, để tránh những trường hợp tự ý làm không có thỏa thuận, sau này
lại muốn đổi về họ của người còn lại hoặc đổi tên.
Về việc đặt tên: Công chức Tư pháp – Hộ tịch căn cứ theo Khoản 3, Điều
26 Bộ luật Dân sự 2015: “Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc
tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà
không phải là chữ”. Trên thực tế tại UBND Phường 12 ít gặp khó khăn nào về
việc đặt tên, hầu hết đều đúng với quy định của Bộ luật Dân sự.
Bên cạnh những vướng mắc mà cơ quan ĐKKS gặp phải khi giải quyết
yêu cầu ĐKKS cho trẻ em, thì việc xác định thông tin khi thực hiện việc ĐKKS
cho người đã có hồ sơ giấy tờ cá nhân, đăng ký lại khai sinh (trong trường hợp
không còn bản sao giấy khai sinh được cấp hợp lệ) cũng gặp không ít khó khăn;
ĐKKS trong trường hợp này hoàn toàn dựa trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ, tài liệu có

2
các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh do người có yêu cầu ĐKKS cung
cấp. Nếu như các giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký lại khai sinh xuất trình có
nội dung thống nhất về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc
tịch… thì việc đăng ký lại khai sinh được giải quyết nhanh gọn, chính xác.
Ngược lại đối với những trường hợp giấy tờ, thông tin không đồng nhất hay do
tính chất thời kỳ nên thông tin khai sinh không đầy đủ, việc cung cấp những
giấy tờ để chứng minh các mối quan hệ cha, mẹ, con cũng là một công tác gặp
nhiều khó khăn với cả người đi ĐKKS và công chức thực hiện công tác ĐKKS.
Đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con: Nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân thực hiện quyền đăng ký hộ tịch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của trẻ em, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số
15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định cho phép kết hợp thủ tục nhận cha,
mẹ,con và ĐKKS. Ủy ban nhân dân Phường 12 đã giải quyết nhiều trường hợp
khai sinh kết hợp cha nhận con, chủ yếu là hướng dẫn người dân làm xét nghiệm
AND để chứng minh quan hệ huyết thông, từ đó có cơ sở kết hợp làm ĐKKS và
nhận cha, mẹ, con. Tuy nhiên có trường hợp quan hệ vợ chồng trên thực tế đã
chấm dứt nhưng chưa làm thủ tục ly hôn mà lại có quan hệ chung sống với
người khác và sinh con, do con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn chưa chấm
dứt, nên theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, phải được xác định là
con chung của hai vợ chồng (mặc dù trên thực tế, người chồng hợp pháp không
phải là cha ruột của đứa trẻ), người mẹ có yêu cầu đăng ký việc nhận cha của trẻ
em kết hợp với thủ tục ĐKKS để khai sinh theo đúng thông tin về cha mẹ hoặc
ĐKKS theo diện con chưa xác định được cha thì cơ quan ĐKKS không giải
quyết được. Do Khoản 2, Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:“Trong
trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa
án xác định”; Khoản 1, Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng quy
định:“Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án
xác định người đó là con mình”, nên yêu cầu xác định cha cho con của người mẹ
trong trường hợp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân, không

2
thuộc thẩm quyền của cơ quan ĐKKS, dẫn đến việc trẻ em không được ĐKKS
kịp thời hoặc ĐKKS nhưng với thông tin về người cha không đúng thực tế, vì
vậy, cần thiết phải ban hành các quy định hướng dẫn xác định thẩm quyền giải
quyết để bảo đảm trẻ em được hưởng quyền lợi của mình.
Cấp trích lục bản sao khai sinh: Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3 Nghị
định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ“ bản sao giấy tờ trong hồ sơ đăng ký
hộ tịch là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc chứng thực từ bản chính theo quy
định của pháp luật..”. Đối với UBND Phường 12 việc thực hiện cấp trích lục bản
sao khai sinh phụ thuộc vào nhu cầu của người đi ĐKKS và được thực hiện
đúng với quy định của pháp luật.
Việc ghi sổ đăng ký khai sinh: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Luật
Hộ tịch quy định về thủ tục ĐKKS, việc ghi sổ hộ tịch phải được thực hiện
ngay, CC TP – HT và người đi ĐKKS cùng ký tên vào sổ hộ tịch. Tuy nhiên,
trên thực tế do khối lượng công việc khá nhiều, nên việc ghi sổ hộ tịch vẫn chưa
thực hiện theo đúng quy định, vẫn còn tình trạng người dân ký sổ trước, công
chức hộ tịch ghi thông tin sau, số lượng hồ sơ dồn ngày càng nhiều có thể ảnh
hưởng đến thời gian khóa sổ, nội dung ghi bị nhầm lẫn. Theo quy định Điều 26,
Thông tư số 15/2015/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định về sửa chữa sai sót khi
ghi sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch “khi đăng ký hộ tịch, nếu có sai sót trong việc ghi
nội dung vào sổ hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch phải gạch bỏ phần sai
sót, ghi sang bên cạnh hoặc lên phía trên, không được chữa đè lên chữ cũ, không
được tẩy xóa và viết đè lên chỗ đã tẩy xoá…”, trong thực tế, không thể tránh
khỏi việc còn xuất hiện một số chỗ viết đè hoặc tẩy xóa trong sổ hộ tịch.
Việc thực hiện liên thông thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký
thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn theo quy định
của Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT của liên Bộ Tư pháp,
Công an và Y tế7. Hầu hết các trẻ em ĐKKS tại UBND Phường 12 trong năm

7
Thông tư này quy định về thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các thủ tục hành chính về đăng
ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 06 tuổi

3
2021 và 2022 đều được thực hiện liên thông việc đăng ký khai sinh và cấp thẻ
bảo hiểm y tế, nhưng việc cấp bảo hiểm y tế lâu hơn so với việc cấp giấy khai
sinh nên sẽ dẫn đến việc phải lấy 2 lần hoặc đợi lấy cả 2 trong một lần. Một số
trường hợp đôi khi bị lỗi chưa cấp được số định danh cá nhân dẫn đến việc chậm
trễ cấp giấy khai sinh lẫn bảo hiểm y tế kéo theo bị chậm trễ. Việc thực hiện liên
thông 3 thủ tục hành chính là ĐKKS, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế
cho trẻ dưới 6 tuổi là chưa phổ biến ở UBND Phường 12, mà hầu hết chỉ mới
liên thông việc đăng ký khai sinh với cấp thẻ bảo hiểm y tế.
2.3 Nhận xét, đánh giá về công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân
Phường 12
2.3.1. Ưu điểm
Công tác ĐKKS trên địa bàn phường đã đạt được những kết quả khả quan
như: Đã triển khai phần mềm ĐKKS điện tử có kết nối với hệ thống cấp số định
danh cá nhân để cấp số định danh cá nhân cho trẻ em ngay khi được ĐKKS;
thực hiện kiểm tra, trích nhập thông tin trực tiếp trên các trang công cụ trực
tuyến được tạo ra bởi Bộ Tư Pháp nhằm quản lý hộ tịch một cách đơn giản và
hiệu quả; giải quyết kịp thời nhu cầu ĐKKS của người dân; đơn giản hóa một
cách tối đa những trình tự, thủ tục mà vẫn phù hợp với các quy định của pháp
luật để tạo điều kiện thuận lợi một cách tối đa cho người dân; ứng dụng tốt công
nghệ thông tin trong ĐKKS bằng các trang cơ sở dữ liệu hộ tịch với hệ thống cơ
sở dữ liệu hộ tịch điện tử kết hợp với sổ đăng ký hộ tịch được lưu trữ, thống kê
thường xuyên; thực hiện tốt quy định cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan ĐKKS
cho mình không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú như trước đây
(hỗ trợ ĐKKS theo tạm trú), nhằm tạo sự thuận lợi hơn cho người dân trong việc
lựa chọn cơ quan đăng ký sự kiện hộ tịch; có sự phối hợp tốt với các cơ quan
liên quan, đặc biệt là với công an Phường để hỗ trợ người dân trong quá trình
thực hiện; hệ thống cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, đội ngũ công chức làm
công tác hộ tịch được củng cố, kiện toàn, có kế hoạch đào tạo bảo đảm tiêu
chuẩn chuyên môn luật, công chức làm công tác hộ tịch được bồi dưỡng, cấp
3
chứng chỉ theo chương trình bồi dưỡng chính thức đã được Bộ trưởng Bộ Tư
pháp phê duyệt.
Cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác ĐKKS được bố trí, bảo
đảm tốt cho quá trình thực hiện công tác ĐKKS của CC TP-HT, cụ thể CC TP-
HT có một máy tính riêng và máy phô tô riêng để quá trình làm việc được thuận
tiện hơn. Công chức Tư pháp – Hộ tịch đã tham mưu cho UBND phường tiếp
nhận và giải quyết hầu hết các loại việc ĐKKS đúng với thẩm quyền, giải quyết
kịp thời các yêu cầu của công dân, các loại sổ, biểu mẫu dùng để ĐKKS, sử
dụng không chỉ đúng mà còn cập nhật mẫu mới nhất do Bộ Tư pháp ban hành;
chữ viết trong sổ hộ tịch rõ ràng, dễ đọc, sổ lưu và hồ sơ lưu được lưu trữ đầy
đủ, sắp xếp ngăn nắp, khoa học, thuận lợi cho công tác tra cứu, sao lục khi cần
thiết. Niêm yết các thủ tục trình tự thời gian về lệ phí về khai sinh đúng quy định
pháp luật, thuận lợi cho người dân khi có yêu cầu, góp phần nâng cao nhận thức
của người dân và ý thức tự giác ĐKKS, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển xã
hội.
Công tác báo cáo thống kê số liệu về quản lý khai sinh trên địa bàn được
UBND phường bảo đảm thực hiện kịp thời, đúng thời hạn quy định. Số liệu
thống kê về công tác quản lý ĐKKS được thực hiện đúng theo Thông tư số
03/2019/TT-BTP do Bộ Tư Pháp ban hành ngày 20/03/2019 quy định một số
nội dung về hoạt động thống kê của ngành Tư pháp. Số liệu thống kê ĐKKS
được lập theo mẫu quy định. Nhìn chung, trong năm 2021 và 2022, số liệu thống
kê về quản lý khai sinh được thực hiện đảm bảo chính xác về nội dung và thời
hạn theo quy định. Ngoài việc niêm yết công khai thủ tục hành chính về ĐKKS,
UBND phường đã đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến
mức độ 03 lĩnh vực tư pháp liên thông các thủ tục hành chính theo Thông tư liên
tịch số 05/2015/TTLT-BT-BCA-BYT ngày 15/05/2015 của Bộ Tư Pháp, Bộ
Công an, Bộ Y tế về thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các
thủ tục hành chính về ĐKKS, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ
dưới 06 tuổi. UBND phường còn bố trí một máy vi tính kết nối mạng để người

3
dân thuận tiện hơn trong việc tra cứu pháp luật, nhập dữ liệu ĐKKS trực tuyến.
Ủy ban nhân dân phường còn thực hiện triển khai các tổ “chuyển đổi số” nhằm
giúp hỗ trợ người dân làm các thủ tục từ các tổ dân phố của mình hoặc hỏi đáp
các thông tin về các thủ tục trong đó có các thủ tục về hộ tịch, và có thể hỏi đáp
về ĐKKS.
UBND phường 12 chịu sự kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ của Phòng Tư
pháp Quận 3, về các nội dung liên quan như: Công tác thực hiện các văn bản
pháp luật về hoạt động khai sinh; việc thực hiện quy định trình tự thủ tục thời
hạn thu phí lệ phí về quản lý khai sinh trên địa bàn phường; vấn đề lưu trữ cập
nhật cơ sở dữ liệu hộ tịch và sổ bộ hộ tịch,… qua đó nhằm phát hiện, chỉ ra thiếu
sót và yêu cầu cấp phường khẩn trương khắc phục công tác ĐKKS để kịp thời
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân khi có yêu cầu
mọi người dân khi ĐKKS đều được công chức tư pháp hộ tịch hướng dẫn cụ thể,
đảm bảo đầy đủ và chính xác việc ĐKKS đảm bảo được thực hiện đúng trình tự,
thủ tục và thời hạn, góp phần nâng cao vai trò trách nhiệm của tập thể nói chung
và công chức tư pháp hộ tịch nói riêng trong thực hiện ĐKKS.
2.3.2 Hạn chế
Ngoài những ưu điểm đã đạt được, tất nhiên UBND Phường 12 cũng có
những hạn chế nhất định của bản thân mình như:
Công chức Tư pháp – Hộ tịch có khối lượng công việc lớn, khó thể thực
hiện ngay đối với tất cả các hồ sơ được, bởi vì CC TP – HT còn phải thực hiện
rất nhiều thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý hộ tịch như cấp giấy
xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký khai tử, kết hôn, khai sinh, cấp trích lục
hộ tịch, nhận cha mẹ con,… vậy nên vẫn còn tồn tại một số trường hợp hẹn thời
gian trả kết quả. Tồn tại nhiều trường hợp ĐKKS quá hạn. Do người dân chưa
có ý thức chấp hành tốt trong việc ĐKKS đúng hạn cho trẻ, có thể do họ chưa
nắm bắt được các quy định của pháp luật một cách đầy đủ chính xác và cũng
một một bộ phận người dân chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc
ĐKKS cho trẻ em nên để dẫn đến việc ĐKKS quá hạn. Dẫn đến tình trạng có 1
3
số ít trường hợp, mãi đến khi cho trẻ đi học lớp 1, nhập học bị yêu cầu giấy khai
sinh mới bắt đầu đi ĐKKS.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch, ĐKKS đối
với người dân trên địa bàn còn hạn chế. Các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp
luật được tổ chức hàng tháng nhưng nội dung liên quan đến ĐKKS còn ít, chất
lượng các buổi tuyên truyền vẫn còn chưa cao, chưa đạt được mục đích làm cho
người dân nắm bắt được các quy định của pháp luật. Một số trường hợp trẻ em
chưa được làm Giấy khai sinh hoặc làm trễ hạn có nguyên nhân phần lớn là do
sự thiếu hiểu biết pháp luật, sự thờ ơ thiếu trách nhiệm của bố mẹ, người thân.
Có nhiều trường hợp do bố mẹ chưa hoặc không đăng ký kết hôn, dẫn đến tâm
lý e ngại hoặc nghĩ rằng sẽ không ĐKKS được nên nhiều người thân thường lơ
là việc làm thủ tục khai sinh cho trẻ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của
chính trẻ nhỏ.
Công tác kiểm tra đôn đốc rà soát, vận động người dân thực hiện ĐKKS
còn chưa tốt, tình trạng trẻ em chưa được ĐKKS hoặc ĐKKS đúng hạn vẫn
chưa được phát hiện triệt để. Hàng năm CC TP – HT tham mưu cho lãnh đạo
ban hành kế hoạch triển khai yêu cầu các tổ dân phố trên địa bàn tổ chức danh
sách các hộ gia đình có trẻ em chưa được ĐKKS để có biện pháp vận động
thuyết phục người dân ĐKKS cho trẻ, tuy nhiên việc triển khai chưa được các tổ
dân phố quan tâm thực hiện nghiêm túc, chưa sâu sát từng hộ gia đình, tỷ lệ phát
hiện trẻ em chưa ĐKKS khá thấp so với số lượng ĐKKS quá hạn thực tế.
Việc kết nối đến các trang thông tin, phần mềm do Bộ Tư pháp cung cấp
để nhập dữ liệu cho việc ĐKKS đôi khi bị kết nối chậm, bị lỗi, gặp trục trặc gây
tốn thời gian, dẫn đến chậm trễ trong khâu giải quyết khi thực hiện các thủ tục
ĐKKS cho người dân. Quy trình cấp mã số định danh cá nhân của Bộ Công An
đôi khi vẫn còn gặp lỗi, không cấp được số định danh cho trẻ dẫn đến việc chậm
trễ hồ sơ.
Quy định về liên thông ĐKKS, đăng ký thường trú, Bảo hiểm y tế còn gặp
một số khó khăn, khi có một số trường hợp người dân đã bán nhà nhưng vẫn còn

3
hộ khẩu ở Phường 12, khi đi ĐKKS, nếu muốn làm liên thông thủ tục đăng ký
thường trú sẽ gặp một vài khó khăn vì không còn chủ quyền nhà, dẫn đến chưa
thuận tiện cho người dân.
2.3.3 Nguyên nhân
Những hạn chế trong quản lý về hộ tịch và ĐKKS trên địa bàn Phường
12, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân là khách
quan và chủ quan.
Thứ nhất, nhóm nguyên nhân khách quan
Một là, cơ sở vật chất vẫn chưa được chất lượng. Tuy có máy riêng nhưng
máy vẫn chưa đạt chất lượng, vẫn hay gặp tình trạng lỗi, đặc biệt đường truyền
mạng vẫn chưa ổn đinh, dễ xảy ra sự cố.
Hai là, nhận thức về pháp luật của người dân là chưa đầy đủ, chưa nắm
bắt kịp thời các quy định của pháp luật dẫn đến không chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
vừa gây khó khăn cho bản thân và gây khó khăn công chức Tư pháp – Hộ tịch.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
Một là, khối lượng công việc nhiều, gây ảnh hưởng đến chất lượng giải
quyết công việc.
Hai là, chưa chủ động trong việc phối hợp tốt với các khu phố, tổ dân phố
trong việc ghi nhận thông tin và báo cáo với UBND phường việc trẻ em sinh ra
chưa được ĐKKS hoặc ĐKKS quá hạn.

3
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
ĐĂNG KÝ KHAI SINH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
12, QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân
dân Phường 12
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về hộ tịch nói chung,
công tác ĐKKS nói riêng - các quy định, chỉ đạo, hướng dẫn công tác đăng ký
khai sinh để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác trên.
Thứ hai, tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ĐKKS cho
người dân thông qua các buổi tiếp công dân, các buổi tổ chức tuyên truyền pháp
luật. Đẩy mạnh công tác niêm yết công khai thủ tục, giấy tờ cần thiết tại trụ sở
UBND.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện và kiện toàn đội ngũ nhân sự, biên chế của cơ
quan; thực hiện chế độ công vụ, có đề án nhân sự rõ ràng và đề xuất kịp thời với
UBND Quận 3 về việc thiếu hụt nguồn nhân sự.
Thứ tư, thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong công tác ĐKKS.
Thứ năm, quan tâm hơn nữa công tác khen thưởng, đãi ngộ cho các Cán
bộ, Công chức, nhân viên làm việc tại UBND; hoàn thiện, sửa chữa, nâng cao cơ
sở vật chất của UBND.
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân
dân Phường 12
Thứ nhất, tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác
ĐKKS. Bởi vì trong giai đoạn chuyển tiếp giữa thói quen làm hồ sơ giấy sang áp
dụng rộng rãi công nghệ thông tin, lưu trữ dữ liệu trực tuyến thì việc đầu tư phát
triển cơ sở vật chất là vấn đề đặc biệt quan trọng. Đặc biệt thực tế UBND
Phường 12 hệ thống máy tính vẫn chưa thực sự tốt dẫn đến một số trường hợp
còn gặp gián đoạn trong quá trình thực hiện ĐKKS cho người dân. Để tương lai
3
các thủ tục hành chính có thể thực hiện một cách trực tuyến hóa tối đa thì vấn đề
về cơ sở vật chất phải được đưa lên hàng đầu.
Thứ hai, ngoài các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật định kỳ hàng
tháng, thì việc giải thích, phổ biến pháp luật cụ thể cho người dân trong quá
trình giải quyết hồ sơ là một cách hữu hiệu để phổ biển quy định của pháp luật.
Đối với các buổi tuyên truyền lý thuyết có thể người dân nghe nhiều nhưng
không tiếp thu là bao, nhưng trong quá trình trực tiếp giải quyết công việc của
họ, nếu được giải thích, chỉ dẫn ngay lúc đó họ sẽ nhớ rất rõ bởi vì nó trực tiếp
tới việc người ta đang cần giải quyết. Ngoài các cách trên thì UBND Phường 12
có thể thực hiện việc in kèm 1 tờ “giấy chúc mừng” kèm theo giấy khai sinh khi
ĐKKS cho trẻ và đồng thời in một số quy định pháp luật cần thiết cho trẻ ở mặt
sau giấy chúc mừng đó, vừa khích lệ chúc mừng gia đình có thêm thành viên
mới lại vừa khéo léo phổ biến các quy định pháp luật cho người dân.
Thứ ba, phân chia công việc hợp lý, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình làm
việc giữa hai công chức thuộc lĩnh vực Tư pháp – Hộ tịch, bởi trên thực tế công
chức phụ trách mảng Tư pháp sẽ phải tiếp nhận số lượng hồ sơ ít hơn so với
công chức phụ trách mảng Hộ tịch. Việc giảm áp lực công việc sẽ giúp quá trình
thực hiện công việc được hiệu quả, chất lượng hơn rất nhiều. UBND Phường 12
có thể chủ động tạo mối quan hệ với các trường đại học có đào tạo các ngành
liên quan để có thể tạo điều kiện môi trường cho sinh viên được thực tập đồng
thời giảm được áp lực công việc lên công chức phụ trách mảng có sinh viên thực
tập.
Thứ tư, cần có sự chủ động phối hợp một cách chặt chẽ giữa công chức
Tư pháp – Hộ tịch với các tổ dân phố, khu phố nhằm nắm bắt kịp thời, nhanh
chóng những trường hợp chưa ĐKKS, hay đã quá hạn ĐKKS để đôn đốc việc
thực hiện ĐKKS đúng hạn, tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em.
Thứ năm, tạo các điểm cung cấp kiến thức pháp luật tại các tổ dân phố, có
thể để ở nhà các tổ trưởng của tổ dân phố đó. Cung cấp kiến thức pháp luật bằng
cách các đưa các thông tin về quy định, trình tự thủ tục, giấy tờ hồ sơ, các mẫu

3
tờ khai cần yêu cầu vào một mã “QR”, cứ mỗi mã “QR” là một lĩnh vực, người
dân muốn làm gì chỉ cần đến nhà tổ trưởng tổ dân phố mình (sẽ gần nhất), bật
camera điện thoại lên và quét là có thể nắm được những thông tin cần thiết để
làm thủ tục đó. Đối với thủ tục ĐKKS, do có thể đăng ký trực tuyến thì có thể
đính kèm đường dẫn đến trang đăng ký trực tuyến để người dân thuận tiện tiếp
xúc.
Thứ sáu, luôn vui vẻ, chủ động hỏi người dân khi họ đến thực hiện các thủ
tục hành chính, khi đó người đến làm các thủ tục sẽ cảm thấy được quan tâm, từ
đó có tâm lý thoải mái khi tiếp xúc với cán bộ, công chức tiếp họ. Khi tâm lý
được thoải mái, việc trình bày những nhu cầu, mong muốn sẽ được chính xác
hơn, sẽ giảm bớt sự khó chịu khi bị yêu cầu bổ sung hồ sơ do chưa chuẩn bị đủ.
3.3 Đánh giá kết quả bản thân sau khi tham gia thực tập tại UBND
Phường 12
Ba tháng là một quãng thời gian không ngắn cũng chẳng dài nhưng chừng
đó là đủ để em học được nhiều bài học bổ ích, rất nhiều kinh nghiệm quý báu
mà chỉ có việc tiếp xúc thực tế mới có thể mang lại. Chính nhờ quá trình thực
tập tại UBND Phường 12 đã giúp cho bản thân em nhận ra được những điểm
yếu của bản thân mình, em tự đánh giá bản thân sau khi tham gia thực tập tại
UBND Phường 12 như sau:
Học được cách giao tiếp người dân, tiếp dân nhìn thì dễ nhưng thực tế khi
tiếp dân mới có thể cảm nhận được hết toàn bộ độ khó của nó. Sau ba tháng thực
tập, em được trải qua nhiều trường hợp người dân dễ cũng có, khó cũng có, có
những trường hợp người dân đi không đúng cơ quan có thẩm quyền, không giải
quyết được xong trách người tiếp dân cũng có. Nhưng từ tất cả những khó khăn
đó mà bản thân em bây giờ đã có nhiều kinh nghiệm hơn khi tiếp người dân.
Hiểu biết từ khái quát đến cụ thể các sự kiện hộ tịch, tầm quan trọng của
các sự kiện hộ tịch, quản lý hộ tịch. Nắm được hệ thống các văn bản quy định về
quản lý hộ tịch nói chung, về công tác ĐKKS nói riêng. Biết quy trình và được
thực hiện đầy đủ các bước của một quy trình ĐKKS. Được tiếp xúc với hệ thống
3
quản lý thông tin hộ tịch trực tuyến, đăng ký các sự kiện hộ tịch trực tuyến và
kiểm tra các sự kiện hộ tịch của cá nhân trên các hệ thống đó. Biết cách sắp xếp,
lưu trữ hồ sơ hộ tịch như thế nào, những hồ sơ nào phải lưu lại và tính phí đối
với một số trường hợp.
Được công chức Tư pháp – Hộ tịch hướng dẫn tất cả những vấn đề liên
quan đến linh vực Tư pháp – Hộ tịch, không chỉ gói gọn trong đó mà còn được
nghe những chia sẻ của CC TP-HT về thực tiễn thực hiện công tác ĐKKS, thực
hiện các công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói chung. Có thể thấy, cái nhìn của
một người đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực này khác rất xa so với một sinh
viên mới được đi thực tập, tiếp xúc với những quy trình thực tế.
Học được cách để đọc, nắm một hồ sơ văn bản như thế nào cho nhanh,
đầy đủ nội dung, đồng thời là cách ghi các mẫu tờ khai đúng quy định là như thế
nào, nếu có sai sót thì sẽ sữa chữa bằng cách nào. Thêm vào đó còn là cách viết
các biên bản cho các cuộc họp hoặc một buổi hòa giải.
Có thái độ học hỏi, tôn trọng, lắng nghe sự hướng dẫn, chỉ bảo của các
cán bộ, công chức. Tôn trọng, lễ phép với tất cả những người lớn hơn mình, đặc
biệt là càng phải thể hiện thái độ tôn trọng, quan tâm đối với người dân.
Làm việc có hiệu quả, luôn tìm tòi cách nhanh nhất để tối đa hóa chất
lượng công việc. Hỏi ngay khi người dân bước vào phường và thực hiện làm hồ
sơ, hướng dẫn làm hồ sơ ngay, không chậm trễ.
Ngoài những mặt đạt được, học hỏi được từ quá trình thực tập thì bản thân
em cũng còn thấy mình còn nhiều điểm hạn chế, cần cải thiện như: còn lúng
túng, thiếu sót do chưa được tiếp xúc với công việc thực tế nhiều, mà chỉ học
trên lý thuyết, sách vở trong khi thực tế và lý thuyết khác nhau rất xa; Do hiểu
biết thực tế không nhiều nên có những trường hợp không thể giải thích cụ thể,
và đầy đủ nhất cho người dân mà còn phải nhờ đến sự trợ giúp từ các anh chị
công chức mặc dù đã được hướng dẫn qua một vài lần.

3
PHẦN KẾT LUẬN
Đăng ký khai sinh là sự kiện pháp lý đầu tiên của mỗi con người, đánh
dấu cá nhân đó về mặt pháp lý đối với nhà nước. Việc đăng ký khai sinh này còn
giúp nhà nước quản lý được dân cư nắm bắt tình hình, sự thay đổi về thành phần
dân cư để có cách chính sách phát triển đất nước đi đúng hướng. Qua thời gian
đi thực tập tại UBND Phường 12 em nhận thấy trên thực tế công tác ĐKKS còn
quan trọng hơn rất nhiều so với trên việc học qua sách vở. Nếu công tác ĐKKS
này không được thực hiện chính xác, đầy đủ thì Nhà nước sẽ khó có thể chăm lo
được một cách đầy đủ cho người dân, mà nếu việc chăm lo cho người dân không
được đảm bảo thì Nhà nước sẽ không thực hiện được mục tiêu của mình.
Thông qua quá trình thực tập, báo cáo giới thiệu được về UBND Phường
12, trình bày các quy định của pháp luật về ĐKKS, trình tự thủ tục thực hiện
ĐKKS, thực tiễn thực hiện công tác ĐKKS tại UBND Phường 12 thông qua góc
nhìn của một sinh viên. Đánh giá những điểm đã đạt được và còn hạn chế của
công tác ĐKKS tại UBND Phường 12, từ đó tìm ra các nguyên nhân, đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác ĐKKS tại UBND Phường 12 nói
riêng và nếu được thì giúp hoàn thiện công tác này đối với UBND cấp xã. Bài
báo cáo cũng tự đánh giá được bản thân sau quá trình thực tập, từ đó nhận thấy
sự khác biệt giữa thực tiễn và lý thuyết là xa như thế nào và đồng thời cũng giúp
tự hoàn thiện bản thân.
Chung quy lại, công tác ĐKKS là một công tác mang tính quan trọng, là
cơ sở để thực hiện các thủ tục, các sự kiện hộ tịch, pháp lý khác nên cần phải
chú trọng quan tâm, đôn đốc thực hiện công tác này.

4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Luật Hộ tịch 2014
3. Luật Hôn nhân gia đình 2014
4. Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015;
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính Phủ và Luật tổ
chức chính quyền địa phương năm 2019 ;
6. Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội ngày 16 tháng 11 năm 2020
về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh;
7. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 11 năm
2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
8. Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 05 năm 2020 quy định chi
tiết thi hành một số điều của luật Hộ tịch và nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày
15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành luật Hộ tịch;
9. Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT của liên Bộ Tư
pháp, Công an và Y tế ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn thực
hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú,
cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi;
10. Thông tư số 03/2019/TT-BTP do Bộ Tư Pháp ban hành ngày 20 tháng 03
năm 2019 quy định một số nội dung về hoạt động thống kê của ngành tư pháp;
II. Tài liệu khác
1. Sách “Lịch sử Đảng bộ Phường 12”;
2. Hồ sơ lưu Khai sinh năm 2021, 2022;
3. Hệ thống hộ tịch điện tử, công cụ hộ tịch của Bộ Tư pháp

You might also like