You are on page 1of 16

lOMoARcPSD|33591964

Trắc nghiệm tư tưởng Hồ Chí Minh chương 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh (Đại học Kinh tế Quốc dân)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)
lOMoARcPSD|33591964

Chương 1: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
I. Mức độ dễ:
1. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mâu thuẫn cơ bản chi phối đời sống
xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là?
A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến
B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư sản
C. Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân và thực dân Pháp
D. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp xâm lược
cùng bọn tay sai
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: D
Giải thích: Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội
nước ta có sự chuyển biến và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản và
tư sản bắt đầu xuất hiện, tạo ra những tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước
giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.25-26)
2. Giá trị truyền thống nào là cơ sở quan trọng nhất giúp Hồ Chí Minh xây
dựng hệ thống quan điểm của mình?
A. Chủ nghĩa yêu nước
B. Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng
C. Chủ nghĩa nhân văn của dân tộc
D. Truyền thống cần cù, yêu lao động
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: A

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

Giải thích: Chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý,
thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người
Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc. Chính sức mạnh của
chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Hồ Chí Minh quyết trí ra đi tìm đường cứu nước,
tìm kiếm những gì hữu ích cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.28)
3. Luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy
lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” là của
ai?
A. Phan Bội Châu
B. Phan Châu Trinh
C. Hoàng Hoa Thám
D. Hồ Chí Minh
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: D
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.29)
4. Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra vào năm nào?
A. 1915
B. 1916
C. 1917
D. 1918
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: C

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.27)


5. Quốc tể cộng sản (Quốc tế III) ra đời khi nào?
A. 3/1919
B. 3/1920
C. 3/1921
D. 3/1922
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: A
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.28)
6. Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) ra đời khi nào?
A. 1917
B. 1918
C. 1921
D.1922
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: D
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.28)
7. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh được chia thành
mấy giai đoạn?
A. 4 giai đoạn
B. 5 giai đoạn
C. 6 giai đoạn
D. 7 giai đoạn
Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

Đáp án: B
Giải thích: Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh được
chia thành 5 thời kỳ theo các mốc: thời kỳ trước năm 1911; thời kỳ 1911 – 1920;
thời kỳ 1921 – 1930; thời kỳ 1930 – 1945; thời kỳ 1945 – 1969.
Tham khảo: Mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh (GT, tr.35-49)
8. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc là?
A. Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
B. Phản ánh khát vọng thời đại
C. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
D. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng
Nội dung liên quan: Chương 1, mục III. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: A
Giải thích: Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó
trường tồn, bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta. Các phương án B, C, D thể
hiện giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thời đại.
Tham khảo: Mục III.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải
phóng và phát triển dân tộc (GT, tr.49)
9. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc là?
A. Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt
Nam
B. Phản ánh khát vọng thời đại
C. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người
D. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh trong sự nghiệp giải phóng
Nội dung liên quan: Chương 1, mục III. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: A

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

Giải thích: Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đoừng cho Đảng và nhân dân ta trên
con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Các phương án B, C, D thể hiện giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thời đại.
Tham khảo: Mục III.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải
phóng và phát triển dân tộc (GT, tr.51)
10. Trong các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, giai
đoạn nào Hồ Chí Minh hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam?
A. Thời kỳ 1911 – 1920
B. Thời kỳ 1921 – 1930
C. Thời kỳ 1930 – 1945
D. Thời kỳ 1945 – 1969
Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: B
Giải thích: Trong giai đoạn từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc có
những hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hết sức phong phú, sôi nổi trên địa
bàn nước Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan. Trong khoảng thời gian này, tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản.
Tham khảo: Mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh (GT, tr.40-41)
11. Hồ Chí Minh trở về nước sau 30 năm hoạt động khi nào?
A. 10/1938
B. 1/1941
C. 8/1942
D. 9/1943
Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

Đáp án: B
Tham khảo: Mục II.4. Thời kỳ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ
vững lập trường cách mạng (GT, tr.45)
12. Hồ Chí Minh bắt gặp Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa khi nào?
A. 7/1920
B. 12/1920
C. 6/1923
D. 2/1930
Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: A
Tham khảo: Mục II.2. Thời kỳ 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước
giải phóng dân tộc (GT, tr.37)
II. Mức độ trung bình
1. Chủ trương “ỷ pháp cầu tiến bộ”, khai thông dân trí, nâng cao dân khí trên
cơ sở đó mà tính chuyện giải phóng dân tộc là quan điểm của nhà cách mạng
nào?
A. Hàm Nghi
B. Tôn Thất Thuyết
C. Phan Bội Châu
D. Phan Châu Trinh
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: D

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

Giải thích: Phan Châu Trinh chủ trương cải cách, nâng cao dân trí, chấn
hưng dân khí, lo các vấn đề dân sinh để tạo lực cho cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.26)
2. Chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập dân tộc là của
nhà cách mạng nào?
A. Hàm Nghi
B. Tôn Thất Thuyết
C. Phan Bội Châu
D. Phan Châu Trinh
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: C
Giải thích: Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp, ông gây
dựng phong trào Đông Du để tạo dựng lực lượng cho cách mạng Việt Nam
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.26)
3. Cuộc cách mạng nào được coi là “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng
chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”?
A. Đại cách mạng tư sản Pháp
B. Cuộc đấu tranh giành độc lập của Mỹ
C. Công xã Pari
D. Cách mạng Tháng Mười Nga
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: D
Giải thích: Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập
chính quyền Xô Viết, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử loài người. Cách mạng

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

Tháng Mười Nga đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp
bức.
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.27)
4. Luận điểm: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được
những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” là của ai?
A. C.Mác
B. Ph. Ăngghen
C. V.I.Lênin
D. Hồ Chí Minh
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: C
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.29)
5. Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời là ưu điểm của học
thuyết, tôn giáo nào?
A. Nho giáo
B. Phật giáo
C. Thiên chúa giáo
D. Hồi giáo
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: A
Giải thích: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo. Đó là
các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời, đó là ước vọng về
một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, đề
cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.29)

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

6. Tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn là ưu điểm của học thuyết, tôn
giáo nào?
A. Nho giáo
B. Phật giáo
C. Thiên chúa giáo
D. Hồi giáo
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: B
Giải thích: Về Phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc
các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương
thân...
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.29-30)
7. Hồ Chí Minh nhận thấy học thuyết, tôn giáo nào trong đó có “những điều
thích hợp với điều kiện của nước ta”?
A. Nho giáo
B. Phật giáo
C. Thiên chúa giáo
D. Chủ nghĩa Tam dân
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: D
Giải thích: Đến khi trở thành người mác xít, Hồ Chí Minh lại tiếp tục tìm
hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vì thấy trong đó có “những điều thích
hợp với điều kiện của nước ta?
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.30)

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

8. Yếu tố nào thuộc nhân tố chủ quan giúp Hồ Chí Minh hình thành nên hệ
thống tư tưởng của mình?
A. Truyền thống dân tộc
B. Tinh hoa văn hóa nhân loại
C. Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: C
Giải thích:Những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắp thế giới
để học tập, nghiên cứu, Hồ Chí Minh đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn,
làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan
trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của
Người sau này.
Tham khảo: Mục I.2. Nhân tố chủ quan (GT, tr.33)
9. Yếu tố nào thuộc nhân tố chủ quan giúp Hồ Chí Minh hình thành nên hệ
thống tư tưởng của mình?
A. Truyền thống dân tộc
B. Tinh hoa văn hóa nhân loại
C. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: C
Giải thích: Mục tiêu giải phóng dân tộc, sự tác động mạnh mẽ của thời đại
và sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo điều kiện để Hồ Chí Minh hoạt động

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

có hiệu quả cho dân tộc và nhân loại. Có được điều đó là nhờ vào nhân cách, phẩm
chất và tài năng, trí tuệ siêu việc của Hồ Chí Minh
Tham khảo: Mục I.2. Nhân tố chủ quan (GT, tr.33)
10. Hồ Chí Minh nhận xét về phong trào nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa
sau”?
A. Phong trào Cần Vương của Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết
B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám
C. Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu
D. Phong trào Duy Tân của Phan Châu Trinh
Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: C
Giải thích: Hồ Chí Minh phê phán hành động cầu viện Nhật Bản của Phan
Bội Châu chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
Tham khảo: Mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh (GT, tr.37)
11. Trong thời gian 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã đến và
hoạt động tại Thái Lan trong khoảng thời gian nào?
A. 1921 - 1923
B. 1923 - 1924
C. 1924 - 1927
D. 1928 - 1929
Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: D
Tham khảo: Mục II.3. Thời kỳ 1921 – 1930: Hình thành tư tưởng cơ bản về
cách mạng Việt Nam (GT, tr.43)

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

III. Mức độ khó:


1. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của Hồ Chí Minh, khi
Người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc?
A. Đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin
B. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vecxay
C. Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp
D. Tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: A
Giải thích: Luận cương của Lênin đã nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh
về con đường giải phóng dân tộc, giúp Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước –
con đường cách mạng vô sản.
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.32)
2. Đoạn trích sau đây thuộc tác phẩm nào của Hồ Chí Minh: “Lúc bấy giờ, tôi
ủng hộ cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên... Tôi kính yêu
Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình...”?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Đường cách mệnh
C. Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin
D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: C
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.31)

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

3. Đoạn trích sau đây thuộc tác phẩm nào của Hồ Chí Minh: “Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Đường cách mệnh
C. Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin
D. Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Nội dung liên quan: Chương 1, mục I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh
Đáp án: B
Tham khảo: Mục I.1. Cơ sở khách quan (GT, tr.31)
4. Sự kiện đánh dấu bước chuyển về chất trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc:
Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác
ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản?
A. Đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin
B. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vecxay
C. Tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp
D. Tổ chức hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam
Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: C
Giải thích: Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp, Nguyễn Ái
Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc Đảng xã hội gia nhập Quốc tế cộng sản, tham gia
sáng lập Đảng cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

Tham khảo: Mục II.2. Thời kỳ 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc (GT, tr.39)
5. Vào cuối những năm 20 đấu những năm 30 của thế kỷ XX, Quốc tế cộng sản
đã bị chi phối nặng nề bởi khuynh hướng “tả”. Khuynh hướng này đã khiến
Nguyễn Ái Quốc bị chỉ trích như nào?
A. Chỉ lo đến việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh
B. Chỉ lo đến cách mạng điền địa, mà quên mất cách mạng giải phóng dân
tộc
C. Chỉ lo cách mạng giải phóng dân tộc, mà quên mất cách mạng xã hội chủ
nghĩa
D. Chỉ lo đến việc phản phong, mà quên mất lợi ích dân tộc
Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: A
Giải thích: Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng (10/1930) đã chỉ
trích và phê phán đường lối của Nguyễn Ái Quốc vì “chỉ lo đến việc phản đế, mà
quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh”, thủ tiêu Chánh cương, Sách lược vắn tắt,
quyết định dựa vào các nghị quyết của Quốc tế cộng sản để chỉnh đốn Đảng.
Tham khảo: Mục II.4. Thời kỳ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ
vững lập trường cách mạng (GT, tr.43)
6. Theo Hồ Chí Minh, nguồn gốc của những đau khổ và áp bức dân tộc là ở
đâu?
A. Ở chính tại các nước thuộc địa
B. Ở tại “chính quốc”, ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình
C. Ở tại các nước tư bản phát triển
D. Cả 3 phương án trên

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)


lOMoARcPSD|33591964

Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: B
Giải thích: Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức rằng, nguồn gốc của những đau
khổ và áp bức dân tộc mình chính là ở chính quốc, ở nước đế quốc đang thống trị
mình. Chính vì vậy, khi ra đi tìm đường cứu nước, Người lựa chọn đi sang phương
Tây để tìm hiểu về kẻ thù của mình.
Tham khảo: Mục II.1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu
nước và chí hướng cứu nước (GT, tr.35)
7. Quốc tế cộng sản thừa nhận và sửa chữa những sai lầm của khuynh hướng
“tả” tại Đại hội lần thứ mấy?
A. Đại hội IV
B. Đại hội V
C. Đại hội VI
D. Đại hội VII
Nội dung liên quan: Chương 1, mục II. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh
Đáp án: D
Giải thích: Tháng 7/1935, Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã phê phán khuynh
hướng “tả” trong phong trào cộng sản quốc tế, chủ trương mở rộng mặt trận dân
tộc thống nhất vì hòa bình, chống chủ nghĩa phát xít.
Tham khảo: Mục II.4. Thời kỳ 1930 – 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ
vững lập trường cách mạng (GT, tr.43)
Tổng số 30 câu

Downloaded by D?ng Nguy?n Tr?ng (nguyentrongdung10a11k41@gmail.com)

You might also like