You are on page 1of 4

2.3.1.

Thành tựu

Sau 4 năm đầu thực hiện đạt và vượt nhiều chỉ tiêu kế hoạch, vào năm
cuối giai đoạn kế hoạch, dịch bệnh Covid-19 chưa từng có trong nhiều
thập kỷ bùng phát trên toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến phát triển
kinh tế - xã hội trong nước. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả
hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, nhất là trong năm 2020 vừa tập
trung phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế -
xã hội, giai đoạn 5 năm 2016-2020 đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các
mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra, về tổng thể đạt những thành tựu rất
quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trên nhiều mặt của
kinh tế - xã hội.

*Về kinh tế
- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng
9,2 triệu tỷ đồng, bằng 33,7% GDP, đạt mục tiêu bình quân 5 năm (32%-
34%) và cao hơn giai đoạn 2011-2015 (31,7% GDP). Số vốn bố trí bình
quân cho một dự án kế hoạch năm sau cao hơn năm trước, khắc phục tình
trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả. Điều này cho thấy hiệu quả
kinh tế - xã hội của đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng đã từng
bước được cải thiện.
- Việc cơ cấu lại NSNN cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, bội chi ngân
sách, các chỉ tiêu an toàn nợ được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, nằm trong
giới hạn được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm. Vì thế mà
bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 đã đạt 3,44%, hoàn thành chỉ tiêu
Quốc hội đề ra (dưới 4%)
- Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm
đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 - 35%). Có thể thấy, TFP (kết quả
sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lao
động hoặc các nhân tố hữu hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vô
hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng
cao trình độ lao động của công nhân …) không ngừng được cải thiện,
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng TFP
dương và thuộc nhóm các nước tăng TFP cao nhất của các nước thành
viên APO.
-Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao năng suất lao động vì
thế mà năng suất lao động được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016
- 2020 tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 (4,3%) và vượt
mục tiêu đề ra (5%).
- Hệ thống đô thị phát triển nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô, nâng
dần chất lượng theo hướng đồng bộ, xanh, thân thiện với môi trường,
thích ứng với biến đổi khí hậu. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, tỉ lệ đô thị
hoá đạt mục tiêu đặt ra, ước đến năm 2020 đạt 40% và bước đầu gắn kết
với công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông thôn.

* Về xã hội
- Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng lao động cả
nước giảm mạnh từ 41,6% năm 2016 xuống 33,1% năm 2020 vượt mục
tiêu đề ra (40%). Như vậy đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực
nông, lâm, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng và khu vực
dịch vụ. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, một trong những chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta.
- Tuy ở trong thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát nhưng tỷ lệ thất
nghiệp trong độ tuổi khu vực thành thị năm 2020 đã không vượt quá
4,0%, đạt muc tiêu như Quốc hội đề ra. Chỉ tiêu này cùng với chỉ tiêu
tăng trưởng GDP và các chỉ tiêu cân đối vĩ mô khác có thể được xem là
bằng chứng quan trọng về thành công của Chính phủ trong nỗ lực thực
hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế –
xã hội.
- Hoạt động y tế cơ sở có tiến bộ, y tế dự phòng được tăng cường, số
giường bệnh trên 1 vạn dân vượt mục tiêu đề ra (đạt 28 giường vào năm
2020). Có thể thấy hệ thống y tế dự phòng từ Trung ương đến địa phương
và mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục củng cố và phát triển, đặc biệt công
tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đã đạt được hiệu quả, được cộng
đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
- Nổi bật là chỉ tiêu “có số dân tham gia BHYT đạt 80% vào năm 2020”
thì năm 2016 Ngành BHXH Việt Nam đã hoàn thành (hoàn thành sớm
hơn 4 năm). Đến năm 2020, toàn quốc số người tham gia Bảo hiểm y tế
(BHYT) đã đạt tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số - vượt 10,85% chỉ tiêu đề ra
theo Nghị quyết của Quốc hội. Đặc biệt là việc ngân sách nhà nước mua
thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu
số sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đã giúp đồng bào
dân tộc thiểu số tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại, giảm
bớt gánh nặng về tài chính và góp phần tăng tỷ lệ bao phủ dân số tham
gia BHYT.
- An sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm; giảm nghèo đi vào thực chất hơn
với các hoạt động thiết thực, chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa
chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo nhất, bảo đảm “không để ai bị bỏ lại
phía sau”. Vì thế mà tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của cả
nước đã giảm, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 giảm 1,43%/năm. Đồng
thời cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số cũng được tăng cường.

* Về môi trường
Kết thúc giai đoạn 2016 - 2020, các chỉ tiêu về môi trường cơ bản đều
đạt, có sự cải thiện dần qua từng năm và so với giai đoạn trước.
- Chỉ tiêu tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đến năm 2020
đạt 90% (hoàn thành chỉ tiêu). Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng
nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh có sự tăng trưởng đáng kể, nếu cuối giai
đoạn 2011 - 2015 mới chỉ đạt 86,2%, thì đến cuối giai đoạn 2016 - 2020
đã ước đạt 90,2%.
- Tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại đến năm 2019 đã đạt 84% (so với chỉ tiêu
85%), đến cuối 2020 đạt 85%.
-Bộ Y tế đã tích cực triển khai công tác quản lý chất thải y tế trong khuôn
viên các cơ sở y tế. Qua đó, công tác thu gom và xử lý chất thải rắn y tế
được các bệnh viện thực hiện tương đối tốt. Nhờ vậy mà tỷ lệ rác thải y tế
được xử lí đã đạt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra.
- Các chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững cộng với chủ trương cơ
cấu lại lâm nghiệp đã được thực hiện hiệu quả, rừng tự nhiên được quản
lý chặt chẽ hơn, độ che phủ rừng liên tục tăng và hoàn thành chỉ tiêu
Quốc hội giao, ước tính đạt 42% năm 2020, bình quân giai đoạn 2016-
2020 tăng khoảng 0,2%/năm.

Các chỉ tiêu hoàn thành đã đạt được hiệu quả rõ rệt, sự cố môi trường đã
được kiểm soát; nhiều khu vực ô nhiễm tồn lưu được xử lý, đặc biệt là
các điểm ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; các nguồn ô nhiễm,
các dự án lớn tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm, sự cố môi trường được
kiểm soát chặt chẽ, vận hành ổn định; xuất hiện nhiều mô hình đô thị,
nông thôn, KCN, làng nghề, cơ sở sản xuất sinh thái, thân thiện với môi
trường.

* Dấu ấn lãnh đạo của Đảng


Những kết quả, thành tựu đạt được trong 5 năm 2016-2020 có nhiều
nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, nhưng quan trọng nhất là có sự
lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư và các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc triển khai thực hiện
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xử lý kịp thời, có hiệu quả nhiều vấn
đề mới nảy sinh trong thực tiễn.

Dấu ấn lãnh đạo kinh tế của Đảng trong nhiệm kỳ này được thể hiện rõ
nét thông qua các cương lĩnh, chiến lược và văn kiện chính thức Đại hội
Đảng toàn quốc khóa XII, cũng như một loạt quyết sách quan trọng khác
được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ban hành. Qua đó nhằm
tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, trên nền tảng đổi mới
sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực, ứng
dụng tiến bộ khoa học-công nghệ và chủ động hội nhập quốc tế.
Trong các ưu tiên của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ XII, hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN được đặt lên là hàng đầu.

Với chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, phục vụ người
dân và doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ vướng mắc về thể chế, thúc đẩy
hoạt động đầu tư, kinh doanh cho khởi nghiệp sáng tạo, Chính phủ, và
người đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xác định đây là
nhiệm vụ trọng tâm để thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, hoàn
thiện các loại thị trường. Qua đó, huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực; hình thành hệ thống thể chế có năng lực cạnh tranh cao
trong khu vực và thế giới và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh
bạch, lành mạnh.

Chính vì vậy, nhiều "điểm nghẽn" về thể chế đã được Chính phủ phát
hiện, xử lý. Nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh
doanh được tháo gỡ. Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh.

Với phương châm hành động xây dựng “Chính phủ kiến tạo phát triển,
liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân,” đã mang lại thành
quả là kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất
lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được
cải thiện.

You might also like