You are on page 1of 13

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT

HÀ NAM NĂM HỌC 2019 - 2020


Môn: Hóa học 10
(ĐỀ ĐỀ XUẤT) Thời gian làm bài: 180 phút

Đề thi gồm có: 03 trang Họ và tên người ra đề: Đinh Thị Xoan
Trường THPT Chuyên Biên Hòa
Câu 1. (2,5 điểm)
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc
nhóm VA, ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong
hạt nhân nguyên tử của A và B là 23.
1. Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B.
2. Từ đơn chất A và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học (ghi
rõ điều kiện) điều chế axit trong đó A có số oxi hóa cao nhất.
Câu 2. (3,0 điểm)
1. Một loại khoáng chất có chứa 13,77%Na; 7,18%Mg; 57,48%O; 2,39%H và
còn lại là nguyên tố X (về khối lượng). Hãy xác định công thức phân tử của khoáng
chất đó?
2. Vì sao trong thực tế chỉ dùng phương pháp điện phân để điều chế Flo? Tại sao
lại dùng Cu, Ni làm điện cực mà không sợ bị flo ăn mòn?
3. Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch
H2SO4 đặc, nóng, dư đều cho sản phẩm là Fe 2(SO4)3, SO2 và H2O. Viết các phương
trình hóa học.
Câu 3. (2,0 điểm)
1. Khi sục khí Cl2 qua dung dịch Ca(OH)2, tuỳ điều kiện phản ứng có thể cho
muối CaOCl2 hay Ca(ClO)2.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Sục khí CO2 từ từ tới dư qua dung dịch CaOCl 2 và dung dịch Ca(ClO)2.Viết
các phương trình phản ứng xảy ra.
2.Vẽ hình (có chú thích đầy đủ) mô tả thí nghiệm điều chế Cl 2 khô từ MnO2 và
dung dịch HCl
Câu 4. (3,0 điểm)
Hoà tan hoàn toàn 6,3175gam hỗn hợp muối NaCl, KCl và MgCl2 vào nước rồi

CBH_HSG10_HOA_02 1
thêm vào đó 100ml dung dịch AgNO3 1,2M. Sau phản ứng lọc tách kết tủa A và dung
dịch B. Cho 2,0 gam Mg vào dung dịch B, sau khi phản ứng kết thúc lọc tách riêng kết
tủa C và dung dịch D. Cho kết tủa C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy
khối lượng C giảm đi 1,844 gam. Thêm NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa
nung đến khối lượng không đổi thu được 0,3 gam chất rắn E.
1. Tính khối lượng các kết tủa A, C.
2. Tính % khối lượng các muối trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 5. ( 3,0 điểm)
Axit H2SO4 đặc hấp thụ SO3 tạo ra oleum theo phương trình:
H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3.
Hoà tan 6,76 gam oleum vào H2O thành 200 ml dung dịch H2SO4; 10 ml dung
dịch này trung hoà vừa hết 16ml NaOH 0,5M.
1) Tính n
2) Tính % của SO3 có trong oleum trên
3) Cần bao nhiêu gam oleum có hàm lượng SO 3 như trên để pha vào 100ml
dung dịch H2SO4 40% (D=1,31 g/ml) để tạo ra oleum có hàm lượng SO3 là 10%.
Câu 6 (3,5 điểm)
1. Cho 50 gam dung dịch MX (M là kim loại kiểm, X là halogen) 35,6% tác
dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được kết tủa. Lọc kết tủa, được dung dịch
nước lọc. Biết nồng độ MX trong dung dịch sau thí nghiệm giảm 1,2 lần so với nồng
độ ban đầu.
a) Xác định công thức MX.
b) Trong phòng thí nghiệm, không khí bị ô nhiễm bởi một lượng khí X 2, hãy tìm
cách loại nó (viết phương trình hóa học).
2. Cho 13,5 gam hỗn hợp Cl 2 và Br2 tỉ lệ số mol là 5:2 vào một dung dịch chứa
m gam NaI.
a) Tính khối lượng chất rắn A thu được sau khi cô cạn dung dịch trong trường
hợp m = 42 gam.
b) Tính m để thu được 15,82 gam chất rắn A.
Câu 7 (3,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 13,44 gam một muối sunfua của kim loại M hoá trị II,
bằng lượng oxi vừa đủ thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan A bằng dung dịch H2SO4
CBH_HSG10_HOA_02 2
13,720% (vừa đủ) thu được dung dịch muối nồng độ 20,144%, làm lạnh dung dịch này
đến t0C thấy tách ra 12,50 gam tinh thể T, phần dung dịch bão hoà có nồng độ
14,589%.
a) Xác định kim loại M và công thức của tinh thể T. Biết trong các phản ứng trên
M có hoá trị không đổi.
b) Tính độ tan của muối trong dung dịch bão hoà ở t0C.
2. Trong nông nghiệp, CuSO4 được dùng làm chất diệt nấm. Cho sơ đồ chuyển
hóa sau:
CuS CuO CuSO4
Theo sơ đồ trên, hãy tính khối lượng dung dịch CuSO 4 5% thu được từ 1 tấn
nguyên liệu chứa 90% CuS, còn lại là tạp chất trơ. Hiệu suất của toàn bộ quá trình
điều chế là 85%.
Cho: H = 1; O = 16; S = 32; Cu = 64.

------Hết------

Họ và tên thí sinh:.......................................Số báo danh:.....................................

Họ và tên, chữ ký người coi thi số 1:....................................................................


Họ và tên, chữ ký người coi thi số 2:....................................................................

CBH_HSG10_HOA_02 3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM
HÀ NAM BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN HÓA HỌC LỚP 10
(Hướng dẫn chấm gồm 10 trang)
Câu 1. (2,5 điểm)
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, B thuộc
nhóm VA, ở trạng thái đơn chất A, B không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong
hạt nhân nguyên tử của A và B là 23.
1. Viết cấu hình electron nguyên tử của A, B.
2. Từ đơn chất A và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học (ghi
rõ điều kiện) điều chế axit trong đó A có số oxi hóa cao nhất.
Hai nguyên tố A và B ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần
hoàn, B thuộc nhóm VA, do đó A thuộc nhóm IVA hoặc
nhóm VIA.
Theo giả thiết : ZA + ZB = 23.
Vì: ZA + ZB = 23 và B thuộc nhóm V, còn A thuộc nhóm
IV hoặc nhóm VI nên A, B thuộc các chu kì nhỏ (chu kỳ 2 và
chu kỳ 3).
Mặt khác, A và B không thể cùng chu kỳ vì hai nguyên 0,75
tố thuộc hai nhóm A kế tiếp trong một chu kỳ hơn kém nhau
1 proton, nghĩa là ở ô số 11 và 12 (tổng số proton bằng 23),
1 không thuộc các nhóm IV và V hay V và VI.
● Trường hợp 1: B thuộc chu kỳ 2. Theo bài, B ở nhóm VA
1 nên ZB = 7 (nitơ). Vậy ZA = 23 - 7 = 16 (lưu huỳnh). Trường
(2,00) hợp này thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất nitơ không phản
0,5
ứng với lưu huỳnh.
Cấu hình electron của A và B là :
A: 1s22s22p63s23p4 và B: 1s22s22p3
● Trường hợp 2: B thuộc chu kỳ 3. Theo giả thiết, B ở nhóm
VA nên ZB = 15 (phopho). Vậy ZA = 23 - 15 = 8 (oxi).
0,5
Trường hợp này không thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất oxi
phản ứng với phopho.
Điều chế H2SO4: S  SO2  SO3  H2SO4
S + O2 SO2
2 0,75
2SO2 + O2 2SO3
SO3 + H2O  H2SO4

CBH_HSG10_HOA_02 4
Câu 2. (3,0 điểm)
1. Một loại khoáng chất có chứa 13,77%Na; 7,18%Mg; 57,48%O; 2,39%H và
còn lại là nguyên tố X (về khối lượng). Hãy xác định công thức phân tử của khoáng
chất đó?
2. Vì sao trong thực tế chỉ dùng phương pháp điện phân để điều chế Flo? Tại sao
lại dùng Cu, Ni làm điện cực mà không sợ bị flo ăn mòn?
3. Chọn 7 chất rắn khác nhau mà khi cho mỗi chất đó tác dụng với dung dịch
H2SO4 đặc, nóng, dư đều cho sản phẩm là Fe 2(SO4)3, SO2 và H2O. Viết các phương
trình hóa học.

2 Hàm lượng %X = 100 – 13,77 – 7,18 – 57,48 – 2,39 = 19,18%


(3,0)
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:

=0

 X = 5,33n
Lập bảng:
n 1 2 3 4 5 6 7 8 1,0
1
X 5,33 10,66 16 21,33 26,66 32 37,33 42,66
Chỉ có y = 6 là thỏa mãn X = 32  S (lưu huỳnh)

Na : Mg : O : H : S =
= 2 : 1 : 12 : 8 : 2
Công thức khoáng chất: Na2MgO12H8S2
Hay: Na2SO4.MgSO4.4H2O
2 - Do Flo là chất oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các chất nên 0,5
không thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối
trong nước như các halogen khác. Trong công nghiệp cũng như
phòng thí nghiệm chỉ dùng phương pháp điện phân nóng chảy
chất có thành phần KF.3HF: 2HF đp

F2↑ + H2↑
- Mặc dù đa số kim loại đều bị flo ăn mòn ngay ở nhiệt độ
thường nhưng trong nhiều trường hợp khả năng đó bị hạn chế, ví
CBH_HSG10_HOA_02 5
dụ như Cu, Ni do sản phẩm tạo thành giữa chúng và flo là CuF 2
và NiF2 là chất rắn bám chặt vào bề mặt kim loại, ngăn không
cho kim loại tiếp tục phản ứng với Flo.

Các chất rắn có thể chọn: Fe; FeO; Fe 3O4; Fe(OH)2; FeS; FeS2;
FeSO4
Các pthh :

2Fe + 6H2SO4(đặc) Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

2FeO + 4H2SO4(đặc) Fe2(SO4)3+SO2+ 4H2O

3 2Fe3O4 + 10H2SO4(đặc) 3 Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O 1,5

2Fe(OH)2 + 4H2SO4(đặc) Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

2FeS + 10H2SO4(đặc) Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

2FeS2 + 14H2SO4(đặc) Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O


2FeSO4 + 2H2SO4(đặc) Fe2(SO4)3 + SO2+ 2H2O

Câu 3. (2,0 điểm)


1. Khi sục khí Cl2 qua dung dịch Ca(OH)2, tuỳ điều kiện phản ứng có thể cho muối
CaOCl2 hay Ca(ClO)2.
a) Viết phương trình phản ứng.
b) Sục khí CO2 từ từ tới dư qua dung dịch CaOCl 2 và dung dịch Ca(ClO)2.Viết
các phương trình phản ứng xảy ra.
2.Vẽ hình (có chú thích đầy đủ) mô tả thí nghiệm điều chế Cl 2 khô từ MnO2 và
dung dịch HCl

3 1 a) Cl2 + Ca(OH)2 ⃗
30 0 C CaOCl2 + H2O 0,5
(2,0)
2Cl2 + 2Ca(OH)2  CaCl2 + Ca(ClO)2 + 2H2O
(dung dịch)

CBH_HSG10_HOA_02 6
b) CO2 + 2CaOCl2 + H2O  CaCO3 + CaCl2 + Cl2O
0,5
CO2 + CaCO3 + H2O  Ca(HCO3)2
CO2 + Ca(ClO)2 + H2O  CaCO3  + 2HClO
CO2 + CaCO3 + H2O  Ca(HCO3)2 0,5

Vẽ hình (có chú thích đầy đủ) mô tả thí nghiệm điều chế Cl 2
khô từ MnO2 và dung dịch HCl

2 0,5

Câu 4. (2,5 điểm)


Hoà tan hoàn toàn 6,3175gam hỗn hợp muối NaCl, KCl và MgCl2 vào nước rồi thêm
vào đó 100ml dung dịch AgNO3 1,2M. Sau phản ứng lọc tách kết tủa A và dung dịch
B. Cho 2,0 gam Mg vào dung dịch B, sau khi phản ứng kết thúc lọc tách riêng kết tủa
C và dung dịch D. Cho kết tủa C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy khối
lượng C giảm đi 1,844 gam. Thêm NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa nung
đến khối lượng không đổi thu được 0,3 gam chất rắn E.
1. Tính khối lượng các kết tủa A, C.
2. Tính % khối lượng các muối trong hỗn hợp ban đầu.
Hướng dẫn:

4 1 Gọi số mol NaCl, KCl và MgCl 2 trong 6,3175g hỗn hợp muối là 0,75
(3,0)
x, y và z.
Số mol AgNO3 ban đầu: 0,1 . 1,2 = 0,12(mol).
Cho hòa tan hỗn hợp vào dung dịch AgNO3, có các phản ứng :

NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3 (1)

KCl + AgNO3  AgCl + KNO3 (2)

MgCl2 + 2AgNO3  2AgCl + Mg(NO3)2 (3)

CBH_HSG10_HOA_02 7
Khi cho 2 gam Mg vào dung dịch B, Mg chỉ tác dụng với
AgNO3 (nếu dư), vì vậy trong kết tủa C có thể có Ag và Mg.
Mặt khác kết tủa C tan một phần trong dung dịch HCl, nên trong
kết tủa C còn Mg dư, lượng Mg dư tác dụng với HCl nên làm
khối lượng kết tủa giảm, nhưng khối lượng giảm là 1,844g < 2g 0,5

chứng tỏ một phần Mg đã phản ứng với AgNO3 dư. Vậy các
muối clorua kết tủa hoàn toàn với AgNO3.
Dung dịch B phản ứng với Mg :

2AgNO3 + Mg  2Ag + Mg(NO3)2 (4)


Kết tủa C gồm Mg dư và Ag cho tác dụng với dung dịch HCl:
chỉ có Mg phản ứng.

Mg + 2HCl  MgCl2 + H2 (5)

Lượng Mg tan bằng lượng Mg dư lượng Mg tham gia phản ứng
(4) là: 2 – 1,844 = 0,156(g)

Ta có số mol AgNO3: (mol) (I)

Dung dịch D chứa Mg(NO3)2: z + = z + 0,0065(mol) và


HCl dư, khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư :HCl +
NaOH + HCl  NaCl + H2O (6)
0,5
MgCl2 + 2NaOH  Mg(OH)2 + 2NaCl (7)
Đem kết tủa nung tới khối lượng không đổi :

Mg(OH)2 MgO + H2O (8)

Ta có : nMgO = z + 0,0065 = = 0,0075(mol)

 z = 0,001(mol).
Khối lượng hỗn hợp muối ban đầu:
m = 58,5x + 74,5y + 95z = 6,3175 (II)
Thay z vào phương trình (I) và (II), giải hệ phương trình thu

CBH_HSG10_HOA_02 8
được: x = 0,10mol, y = 0,005mol.
0,5
Khối lượng kết tủa A : mA = 143,5(x + y +2z) = 15,3545(g)
Phần trăm các muối trong hỗn hợp đầu :

2 0,75

Câu 5. ( 3,0 điểm)


Axit H2SO4 đặc hấp thụ SO3 tạo ra oleum theo phương trình:
H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3.
Hoà tan 6,76 gam oleum vào H2O thành 200 ml dung dịch H2SO4; 10 ml dung
dịch này trung hoà vừa hết 16ml NaOH 0,5M.
1) Tính n
2) Tính % của SO3 có trong oleum trên
3) Cần bao nhiêu gam oleum có hàm lượng SO3 như trên để pha vào 100ml
dung dịch H2SO4 40% (D=1,31 g/ml) để tạo ra oleum có hàm lượng SO3 là 10%.
Câu 5 Đáp án Điểm
Phản ứng trung hoà H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (1)
1 Số mol H2SO4 trong 10ml dung dịch:
1 1 0,25
nH SO 4 = nNaOH = . 0 , 016 .0 , 5=0 , 004(mol )
2 2 2
⇒ Số
mol H2SO4 trong 200ml dung dịch là : 0,08 (mol).
Phản ứng hoà oleum vào nước: H2SO4.nSO3 + H2O → (n+1) H2SO4
(2)
98 + 80n (g) (n+1) mol
0,5
6,76 (g) 0,08 mol
Ta có: 98 + 80n = 84,5n + 84,5 ⇒ 4,5n= 13,5 ⇒ n=3
2 Tính hàm lượng % SO3 có trong oleum: H2SO4.3SO3
3 . 80 0,5
. 100 %=71%
%SO3=98+3 . 80
Khối lượng oleum
3 Khối lượng H2SO4 = 100.1,31=131 (g)
131 . 40
=52 , 4 ( g)
Khối lượng H2SO4 nguyên chất: 100

CBH_HSG10_HOA_02 9
Khối lượng nước trong dung dịch: 131 – 52,4 =78,6 (g)
Khi hoà tan oleum H2SO4.3SO3 vào nước, sau phản ứng vẫn tạo oleum
nghĩa là SO3 còn dư
SO3 + H2O → H2SO4 0,5

80 (g) 18 (g) 98 (g)


? 78,6 (g) ?
98 . 78 ,6
=349 , 3
Khối lượng SO3 tham gia phản ứng : 18 (g)
Gọi x (g) là khối lượng H2SO4.3SO3 đem hoà tan thì khối lượng SO 3 ban
đầu (chiếm 71%) là 0,71x (g).
0,5
Khối lượng SO3 còn dư tạo oleum mới : 0,71x- 349,3
98 . 78 ,6
=472 , 9
Lượng H2SO4 sinh ra trong phản ứng : 18 (g)
Lượng H2SO4 trong dung dịch mới
mH mH mH
= 2
SO 4
trong dung dịch đầu + 2
SO 4
trong oleum + 2
SO 4
tạo
ra 0,5
= 52,4 + 0,29x + 427,9 = 480,3 + 0,29x (g)
Oleum 10% tức có 90 % H2SO4.
mSO 0 , 71 x −349 ,3 1
3
= =
mH 2 SO 4 480 , 3+0 , 29 x 9 ⇒
Ta có: x= 594,1 (g)

Câu 6 (3,5 điểm)


1. Cho 50 gam dung dịch MX (M là kim loại kiểm, X là halogen) 35,6% tác
dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được kết tủa. Lọc kết tủa, được dung dịch
nước lọc. Biết nồng độ MX trong dung dịch sau thí nghiệm giảm 1,2 lần so với nồng
độ ban đầu.
a) Xác định công thức MX.
b) Trong phòng thí nghiệm, không khí bị ô nhiễm bởi một lượng khí X 2, hãy tìm
cách loại nó (viết phương trình hóa học).
2. Cho 13,5 gam hỗn hợp Cl2 và Br2 tỉ lệ số mol là 5:2 vào một dung dịch chứa
m gam NaI.
a) Tính khối lượng chất rắn A thu được sau khi cô cạn dung dịch trong trường
hợp m = 42 gam.
b) Tính m để thu được 15,82 gam chất rắn A.
CBH_HSG10_HOA_02 10
Câu Ý Nội dung cần trả lời Điểm
6
(3,5) a)
MX + AgNO3  MNO3 + AgX↓ 0,25

mol x x x
 mAgX = (108 + X).x; mMX phản ứng = (M + X).x
 mMX còn lại = 17,8 – (M + X).x

 120.(M + X) = 35,6.(108 + X)
Ta có bảng sau:
1 M Li (7) Na (23) K (39)
0,5
X Cl (35,5) 12,58 463,44
Vậy muối MX là LiCl
b) Để loại bỏ khí Cl2 bị ô nhiễm trong phòng thí nghiệm có thể
phun khí NH3 vào và đóng kín cửa sau một thời gian 10 – 15
phút.
Phản ứng: 3Cl2 + 2NH3  N2 + 6HCl
NH3 + HCl  NH4Cl
1,0
Phản ứng tổng quát: 3Cl2 + 8NH3  N2 + 6NH4Cl

2 a) Gọi a,b là số mol của Cl2 và Br2.

0,25

Ta có:
Vì tính oxi hóa của Cl2 lớn hơn Br2 nên ta có thứ tự phản ứng: 0,75
Cl2 + 2NaI  2NaCl + I2 (1)
Br2 + 2NaI  2NaBr + I2 (2)
Với m = 42 gam  nNaI = 0,28 mol

Theo (1) ta có: nNaI = nNaCl = = 0,2 mol


Vậy số mol NaI còn lại là 0,08 mol

CBH_HSG10_HOA_02 11
Theo (2) nNaI = nNaBr = 0,08 mol
Chất rắn sau phản ứng:
m = mNaCl + mNaBr = 0,2.58,5 + 0,08.103 = 19,94 gam

b) Khi mA = 15,82 gam  11,7 < 15,82 < 19,94


Vậy Cl2 đã phản ứng hết và 1 phần Br2 phản ứng với NaI:
mA = 11,7 + mNaBr = 15,82  mNaBr = 4,12 gam
0,5
 nNaBr = 0,04 mol = nNaI phản ứng

 mNaI = 0,24.150 = 36 gam


Câu 7 (3,0 điểm)
1. Đốt cháy hoàn toàn 13,44 gam một muối sunfua của kim loại M hoá trị II, bằng
lượng oxi vừa đủ thu được chất rắn A và khí B. Hoà tan A bằng dung dịch H2SO4 13,720%
(vừa đủ) thu được dung dịch muối nồng độ 20,144%, làm lạnh dung dịch này đến t 0C thấy
tách ra 12,50 gam tinh thể T, phần dung dịch bão hoà có nồng độ 14,589%.
a) Xác định kim loại M và công thức của tinh thể T. Biết trong các phản ứng trên M có
hoá trị không đổi.
b) Tính độ tan của muối trong dung dịch bão hoà ở t0C.
2. Trong nông nghiệp, CuSO4 được dùng làm chất diệt nấm. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
CuS CuO CuSO4
Theo sơ đồ trên, hãy tính khối lượng dung dịch CuSO 4 5% thu được từ 1 tấn nguyên
liệu chứa 90% CuS, còn lại là tạp chất trơ. Hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 85%.
Cho: H = 1; O = 16; S = 32; Cu = 64.
Hướng dẫn Điểm
1 2,0
t0
a) 2MS + 3O2  2MO + 2SO2
x  x  x
0,5
 Chất rắn A là MO ; Khí B là SO2
MO + H2SO4  MSO4 + H2O
x  x  x
Ta có :
(M  96) x
0,25
98x
(M  16) x 
13,72% = 20,144%  M = 64 (Cu)  x =
13, 44
 0 ,14 mol
96

CBH_HSG10_HOA_02 12
98.0,14
 mdd sau = 80.0,14 + 13,72% = 111,2 gam mdd (sau làm lạnh) =
111,2 - 12,5 = 98,7 gam
Gọi y là số mol CuSO4 còn lại trong dung dịch bão hoà. Ta có: 0,25
160y.100%
C%CuSO4   14,589%  y  0 ,09 mol
98, 7
 n CuSO4 nH2O  n CuSO4 (tách ra)  0 ,14  0 , 09  0 , 05 mol
 m CuSO4 nH2O  0 , 05(160+18n)  12 ,5  n  5(CuSO 4 .5H 2O) 0,5

b) Khối lượng nước trong dung dịch CuSO4 bão hoà:


m H 2O  98, 7  0 , 09.160  84 ,3gam
 Độ tan của CuSO4 là 0,5
0,09.160.100
 17,08
S= 84 ,3

2 1,0
t0
CuS + 3O2  2CuO + 2SO2
CuO + H2SO4  CuSO4 + H2O 0,5
0 ,9.10 6 85.9375
n CuS  n
96 = 9375 mol  CuSO = 100 = 7968,75 mol = 7,96875
4

kmol 0,5
7,96875 .160.100
m dd CuSO 4 5%
 = 5 = 25,5.103 kg = 25,5 tấn

-------- Hết -------

CBH_HSG10_HOA_02 13

You might also like