You are on page 1of 4

1.

Các quy định về tổ chức họp hàng năm của Hội đồng thành viên
Theo Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Hội đồng thành viên như sau:
- Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả thành viên
công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Điều lệ
công ty quy định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phải họp một lần.
Theo Điều 57 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc triệu tập họp Hội đồng thành viên,
cụ thể:
- Hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc
theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 49 của
Luật này. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên
theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu
cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho
việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người triệu tập họp chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu
họp, triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên.
Theo quy định tại Điều 58 Luật Doanh nghiệp 2020 về điều kiện và thể thức tiến hành họp
Hội đồng thành viên như sau:
- Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn
điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy
định tại khoản 1 Điều này và Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc triệu tập họp Hội
đồng thành viên được thực hiện như sau:
+ Thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định họp
lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự
họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;
+ Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy
định tại điểm a khoản này, thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày dự định họp lần thứ hai. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ ba được tiến hành không
phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
Căn cứ vào Điều 80 Luật Doanh nghiệp 2020
5. Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên
Hội đồng thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành
viên Hội đồng thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có
thể thông qua nghị quyết, quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.
7. Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản, có thể được ghi âm hoặc ghi và lưu giữ
dưới hình thức điện tử khác. Biên bản họp Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại khoản
2 Điều 60 của Luật này.
2. Các quy định về Luật đầu tư:
a) Mở tài khoản báo cáo đầu tư:
Căn cứ theo Điều 73 – Luật Đầu tư năm 2020, Điều 83 Nghị định 31/2021/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư
đề nghị các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư đăng ký tài khoản truy cập để báo cáo và cập
nhật thông tin dự án trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
b) Chế độ báo cáo định kỳ:
Theo quy định tại Điều 72 Luật Đầu tư 2020 quy định Chế độ báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt
Nam
1. Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan đăng ký đầu tư;
c) Nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này.
2. Chế độ báo cáo định kỳ được thực hiện như sau:
a) Hằng quý, hằng năm, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư báo cáo cơ quan đăng
ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư, gồm các nội dung
sau: vốn đầu tư thực hiện, kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh, thông tin về lao động, nộp ngân
sách nhà nước, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường, các chỉ tiêu
chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động;
b) Hằng quý, hằng năm, cơ quan đăng ký đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh về tình hình tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,
tình hình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý;
c) Hằng quý, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
tình hình đầu tư trên địa bàn;
d) Hằng quý, hằng năm, các Bộ, cơ quan ngang Bộ báo cáo về tình hình cấp, điều chỉnh, thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương khác thuộc
phạm vi quản lý (nếu có); báo cáo về hoạt động đầu tư liên quan đến phạm vi quản lý của ngành
và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
đ) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình đầu tư trên
phạm vi cả nước và báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện chế độ báo cáo đầu tư của các cơ
quan quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan, nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện báo cáo bằng văn bản và thông qua Hệ thống
thông tin quốc gia về đầu tư.
4. Cơ quan, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện báo cáo đột xuất
khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Đối với các dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư
báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.

3. Quy định về thống kê


Căn cứ thông tư số 01/2019/TT-BKHĐT quy định chế độ báo cáo thống kê ngành thông kê
Điều 3. Nội dung Chế độ báo cáo thống kê Ngành Thống kê
1. Chế độ báo cáo thống kê Ngành Thống kê bao gồm: danh mục biểu mẫu báo cáo, biểu
mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo của các lĩnh vực quy định tại các Phụ lục, từ Phụ lục số I đến
Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này. Biểu mẫu báo cáo về từng lĩnh vực như sau:
a) Biểu mẫu báo cáo về lĩnh vực Tài khoản quốc gia thực hiện theo biểu mẫu tại Phụ lục
số I;
b) Biểu mẫu báo cáo về lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản thực hiện theo
biểu mẫu tại Phụ lục số II;
c) Biểu mẫu báo cáo về lĩnh vực Công nghiệp thực hiện theo biểu mẫu tại Phụ lục số III;
d) Biểu mẫu báo cáo về lĩnh vực vốn đầu tư và Xây dựng thực hiện theo biểu mẫu tại Phụ
lục số IV;
đ) Biểu mẫu báo cáo về lĩnh vực Thương mại và Dịch vụ thực hiện theo biểu mẫu tại Phụ
lục số V;
e) Biểu mẫu báo cáo về lĩnh vực Xã hội và Môi trường thực hiện theo biểu mẫu tại Phụ
lục số VI.
2. Đơn vị báo cáo là Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ghi cụ thể tại
góc trên bên phải của từng biểu mẫu báo cáo thống kê.
3. Đơn vị nhận báo cáo là đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê được ghi cụ thể góc trên bên phải
của từng biểu mẫu báo cáo thống kê, dưới dòng đơn vị báo cáo.
4. Thời hạn nhận báo cáo là ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng
biểu mẫu báo cáo.
5. Phương thức gửi báo cáo:
Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo bằng văn bản hoặc báo cáo
điện tử trên hệ thống đến Tổng cục Thống kê theo thời gian quy định trên từng biểu mẫu.
Biểu mẫu báo cáo bằng văn bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị gửi
báo cáo để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu. Biểu mẫu báo cáo qua hệ thống
báo cáo điện tử được thể hiện dưới hai hình thức là định dạng file pdf của văn bản giấy hoặc
dưới dạng tệp tin điện tử được xác thực bằng chữ ký số của Thủ trưởng đơn vị báo cáo.
6. Ký hiệu biểu
Ký hiệu biểu gồm hai phần: phần số và phần chữ; phần số được đánh liên tục từ 001, 002,
003,...; phần chữ được ghi chữ in viết tắt sao cho phù hợp với từng lĩnh vực và kỳ báo cáo (năm -
N; Quý - Q; tháng - T;); lấy chữ BCC (Báo cáo Cục) thể hiện cho hệ biểu mẫu báo cáo thống kê.

You might also like