You are on page 1of 18

TÀI LIỆU SẢN PHẨM

TRÀ GẠO LỨC THẢO MỘC


( Xạ Đen )
Thành Phần Chính
Gạo Lứt Huyết Rồng :
Gạo lứt không chỉ là một thực phẩm lành mạnh không thể thiếu trong thực đơn ăn
kiêng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Các tác dụng của gạo lứt
có thể kể đến như giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư, táo bón,
loãng xương… ( bài từ hellobacsi)
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế mà chỉ đơn thuần được loại bỏ
lớp vỏ ngoài nên giữ được nhiều lợi ích và chứa nhiều dưỡng chất.
Gạo lứt đỏ: Thường có màu đỏ giàu vitamin B1, vitamin A, chất xơ, lipid phù hợp
với với những người có nhu cầu cao về chất dinh dưỡng như người ăn chay, người
cao tuổi, người mắc bệnh tiểu đường,…Gạo lứt đỏ không phải là gạo huyết rồng, vì
lượng đường huyết trong gạo huyết rồng khá cao, không phù hợp cho người bị tiểu
đường.
1. Tác dụng của gạo lứt đối với tim mạch
Chất bổ sung tốt cho tim mạch
Theo các chuyên gia sức khỏe, gạo lứt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch.
Cụ thể hơn, chất xơ trong gạo lứt giúp giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch.
Theo một nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart
Journal) cho thấy, việc tăng cường chất xơ từ ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc
nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch vành ở phụ nữ sau mãn kinh
bị bệnh mạch vành.
Một nghiên cứu khác năm 2014 trên Tạp chí Y tế Dự phòng Quốc tế (International
Journal of Preventive Medicine) đã chỉ ra rằng dùng gạo lứt giúp làm giảm các dấu
hiệu viêm và các nguy cơ bệnh tim mạch cho phụ nữ bị thừa cân, béo phì và có
nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
Trong một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng (Critical
Reviews in Food Science and Nutrition) năm 2016, các nhà khoa học đã kết luận
ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo lứt cung cấp các hợp chất phenolic, giúp phòng
ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư.
2. Tác dụng của gạo lứt giúp giảm cholesterol xấu
Gạo lứt là nguồn cung cấp các chất xơ hòa tan giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu
(LDL) trong máu. Hơn nữa, tinh dầu trong gạo lứt cũng giúp giảm hàm lượng
cholesterol xấu (LDL).
Một nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Dinh dưỡng Thiết yếu Hoa Kỳ (American
Journal of Clinical Nutrition) lại chỉ ra rằng dầu cám gạo mới có vai trò làm giảm
cholesterol chứ không phải chất xơ.
Mặt khác, một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Dinh dưỡng Vương quốc Anh đã
chỉ ra khả năng kháng insulin, tổng lượng cholesterol và cholesterol xấu (LDL)
trong cơ thể đều giảm sau khi dùng gạo lứt. Bên cạnh đó, chế độ ăn giàu ngũ cốc
nguyên hạt như gạo lứt có thể giúp tăng hàm lượng cholesterol có lợi (HDL) trong
cơ thể.
3. Công dụng của gạo lứt trong việc giảm nguy cơ tiểu đường
Theo các chuyên gia sức khỏe, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng
chất xơ cao nên quá trình tiêu hóa diễn ra chậm do đó ít gây ra sự thay đổi lượng
đường trong máu sau khi ăn. Điều này giúp tránh tình trạng tăng đường huyết một
cách đột biến.
Một nghiên cứu năm 2006 trên Tạp chí Quốc tế về Khoa học Thực phẩm và Dinh
dưỡng cho thấy tổng lượng đường giải phóng từ gạo lứt thấp hơn 23,7% so với gạo
trắng. Gạo lứt có chứa nhiều axit phytic, polyphenol, chất xơ và dầu hơn nên có
nhiều lợi ích đối với bệnh nhân bị tiểu đường và tăng đường huyết hơn so với gạo
trắng.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Archives of Internal Medicine năm
2010 cho biết việc sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt thay cho gạo trắng giúp
giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng
bệnh nhân bị tiểu đường type 2 nên bổ sung carbohydrate từ gạo lứt thay vì gạo
trắng.
4. Công dụng của gạo lứt giúp phòng ngừa ung thư
Thói quen ăn cơm gạo lứt có thể giúp hỗ trợ phòng bệnh ung thư. Một nghiên cứu
trên Tạp chí Dịch tễ học Ung thư, Các dấu chuẩn và Phòng ngừa (Cancer
Epidemiology, Biomarkers & Prevention) năm 2000 chỉ ra rằng gạo lứt có chứa các
hợp chất có đặc tính ngăn ngừa ung thư. Vì vậy, ăn gạo lứt thay cho gạo trắng sẽ
giúp ngăn ngừa ung thư tốt hơn.
Một nghiên cứu khác năm 2004 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Journal of
Nutrition) cũng chỉ ra rằng ngũ cốc nguyên hạt và rau quả là nguồn thực phẩm quan
trọng nhất giúp ngăn ngừa ung thư vú và các loại ung thư do nội tiết tố khác.
5. Lợi ích của gạo lứt đối với việc quản lý cân nặng
Nhiều người đang theo đuổi chế độ ăn kiêng giảm cân thường thắc mắc gạo lứt có
tác dụng gì, có giúp giảm cân không ?
Câu trả lời là “có”. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng việc chuyển sang ăn cơm
gạo lứt thay cơm trắng sẽ giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể cân đối. Nguyên do là
vì lượng chất xơ trong gạo lứt tạo cảm giác no lâu nên bạn sẽ ít ăn vặt các thực
phẩm không lành mạnh hơn. Gạo lứt giúp giảm cân và thúc đẩy quá trình trao đổi
chất. Ngoài ra, gạo lứt có chứa mangan giúp hỗ trợ sự tổng hợp chất béo của cơ thể.
Một nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Dinh dưỡng năm 2008 cũng công nhận
hiệu quả của việc dùng gạo lứt trong việc điều chỉnh cân nặng và cải thiện hoạt tính
enzyme oxy hóa ở phụ nữ béo phì. Do đó, nếu bạn đang băn khoăn ăn gạo lứt có tốt
không thì đừng ngần ngại dùng gạo lứt thay thế cho gạo trắng nhé.
6. Lợi ích của gạo lứt: Tốt cho hệ miễn dịch
Gạo lứt chứa một lượng đáng kể các loại vitamin, khoáng chất và các thành phần
phenolic thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Hệ miễn dịch khỏe sẽ giúp tăng tốc độ phục hồi và khả năng chống lại các tác nhân
lây nhiễm. Hơn nữa, đặc tính chống oxy hóa của gạo lứt giúp ngăn ngừa tổn thương
tế bào do các gốc tự do, nhờ đó ngăn ngừa bệnh tật và làm chậm quá trình lão hóa.
7. Công dụng của gạo lứt đối với hệ xương
Thói quen ăn cơm gạo lứt có thể mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho hệ xương. Theo
các chuyên gia dinh dưỡng, gạo lứt chứa nhiều magie (226g gạo lứt đã đủ cung cấp
21% nhu cầu magie hàng ngày) giúp xương chắc khỏe.
Magie là một khoáng chất vi lượng vô cùng quan trọng bên cạnh canxi và vitamin D
để giúp xương chắc khỏe. Hơn nữa, magie còn rất cần thiết cho việc chuyển hóa
vitamin D thành dạng hoạt hóa để hấp thụ canxi, hỗ trợ sự hình thành xương và
ngăn ngừa tình trạng khử khoáng xương.
Việc thiếu hụt magie có liên quan đến tình trạng mật độ xương thấp và có thể góp
phần gây viêm khớp và loãng xương sau này.
8. Công dụng của gạo lứt đối với sức khỏe đường ruột
Ngoài những lợi ích kể trên thì ăn gạo lứt còn có tác dụng gì hay ăn gạo lứt có tốt
không ? Gạo lứt chứa chất xơ không hòa tan giúp hỗ trợ tiêu hóa. Chất xơ này giúp
nhu động ruột diễn ra dễ dàng, giúp giảm nguy cơ bị táo bón cũng như bệnh trĩ.
Gạo lứt cũng chứa một lượng lớn mangan giúp hỗ trợ tiêu hóa chất béo và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc xây dựng chế độ ăn không có gluten vì gạo lứt không chứa
gluten.
Khi ăn gạo lứt, bạn nên uống nhiều nước để giúp chất xơ phát huy tối đa hiệu quả
hỗ trợ tiêu hóa.
9. Tác dụng của gạo lứt đối với hệ thần kinh
Tác dụng gạo lứt tới hệ thần kinh
Gạo lứt chứa nhiều khoáng chất có công dụng quan trọng với hệ thần kinh như:
Mangan: Giúp hình thành các axit béo và hormone cần thiết cho hệ thần kinh. Ngoài
ra, mangan cũng giúp cân bằng hoạt động của canxi trong cơ thể, điều khiển hoạt
động của hệ thần kinh và cơ để ngăn ngừa co cơ.
Vitamin B: Giúp não và hệ thần kinh hoạt động tốt thông qua việc tăng cường trao
đổi chất trong não.
Kali và canxi: Đóng vai trò quan trọng giúp các tế bào thần kinh và tế bào cơ khỏe
mạnh.
Vitamin E: Phòng ngừa một số bệnh thần kinh do tổn thương oxy hóa gây ra.
Xạ Đen
Cây xạ đen là một trong những loại thảo dược rất quý. Lá xạ đen có thể được dùng
riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh
và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư. Vì vậy, cây xạ đen còn
gọi là cây ung thư. ( bài từ Vinmec )
1. Tổng quan về cây xạ đen
Cây xạ đen hay còn gọi là cây ung thư (theo dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình), cây
quả nâu, bách giải, bạch vạn hoa, thanh giang đằng, dây gối,... Tên khoa học của xạ
đen là Celastrus hindsii Benth et Hook, thuộc họ dây gối (Celastraceae). Ở nước ta,
cây xạ đen mọc nhiều ở khu vực rừng núi, đặc biệt là tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và
Ninh Bình.
2. Cách phân biệt cây xạ đen với các loại cây khác
Nằm trong họ xạ còn có cây xạ trắng, xạ vàng, xạ lai, vì vậy người ta thường dễ
nhầm lẫn các cây thuộc họ xạ với nhau. Tuy nhiên, xạ vàng và xạ đen là hai loại phổ
biến nhất được dùng để làm dược liệu. Dưới đây là cách phân biệt cây xạ đen với
những cây khác cùng họ:
Cây xạ đen: Cây tươi có lá dày và màu tím xanh, thân cây đậm màu. Sau khi phơi
khô, lá cây bị nát nhưng không giòn, có mùi thơm nhẹ, thân cây chuyển sang màu
đen và có mùi thơm.
Cây xạ vàng: Cây tương có lá mỏng và màu xanh, mép lá không có răng cưa. Sau
khi phơi khô, lá cây rất dễ bị nát và giòn, thân cây chuyển sang màu trắng và không
có mùi thơm.
Cây xạ đen là loại cây được dùng để làm dược liệu
3. Cây xạ đen có tác dụng gì?
Cây xạ đen hay còn gọi là cây ung thư vì thành phần hóa học của cây có khả năng
ức chế tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư phổi. Cây xạ đen có thành
phần hóa học gồm những polyphenol (axit lithospermic và axit lithospermic B, axit
rosmarinic, kaempferol 3-rutinoside, rutin); sesquiterpene và triterpene; các nhóm
hợp chất khác như axit amin, quinone, flavonoid, tanin,...
Với những thành phần đó, cây xạ đen có các tác dụng dược lý bao gồm:
Chống khối u: Các hợp chất polyphenol, flavonoid, quinone trong cây xạ đen có tác
dụng ức chế tế bào ung thư phát triển, hóa lỏng tế bào ung thư để chúng dễ dàng bị
tiêu hủy, từ đó chống hình thành khối u và di căn.
Chống oxy hóa: Các chất hóa học có trong cây xạ đen có khả năng chống lại các
gốc tự do và làm suy giảm những tác hại của gốc tự do đối với tế bào.
Chống nhiễm khuẩn: Đặc biệt, hợp chất saponin triterpenoid trong xạ đen có khả
năng bảo vệ cơ thể trước tác nhân vi khuẩn xâm nhập.
Về Đông y, cây xạ đen có vị hơi chát và đắng, tính hàn và có những tác dụng sau:
Điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chữa gan nhiễm mỡ làm vàng da
Giải độc, tiêu viêm, mụn nhọt trên da, Ổn định huyết áp, hoạt huyết, Giúp giải tỏa
căng thẳng, an thần, tăng sức đề kháng, Chữa khối u, Trị các bệnh xương khớp, cột
sống
4. Một số bài thuốc từ cây xạ đen
Xạ đen là loại dược liệu có thể sử dụng được cả thân, cành và lá, dùng tươi hoặc
khô đều được. Một số bài thuốc phổ biến từ cây xạ đen như:
Thanh nhiệt, lợi tiểu, thông kinh: Phơi khô và sao vàng xạ đen (15g), kim ngân hoa
(12g), sau đó hãm lấy nước uống trong ngày.
Tăng cường đề kháng, giảm căng thẳng: Sắc lấy nước uống hàng ngày các loại dược
liệu gồm xạ đen, nấm linh chi, giảo cổ lam (mỗi loại 15g).
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Nấu 2 lít nước với xạ đen (50g gồm lá và thân cây),
mật nhân (10g), cà gai leo (30g) rồi lọc lấy nước uống hàng ngày.
Giải độc gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng chống ung thư: Nấu 1,5 lít nước với xạ đen
và xạ vàng (mỗi loại 100g), cây B1 (30g), cây máu gà (kê huyết đằng) để uống
trong ngày. Hoặc cũng có thể nấu với xạ đen (70g bao gồm lá và thân cây) sau đó
lọc rồi để nguội uống hàng ngày.
Cầm máu, chữa mụn nhọt: Vệ sinh da sạch sẽ rồi lấy khoảng 3 - 5 lá xạ đen còn tươi
đã giã nát đắp lên, sau đó băng lại để tránh nhiễm trùng.
Hỗ trợ điều trị ung thư gan, ung thư phổi: Sắc lấy nước uống các loại dược liệu gồm
xạ đen và hoàn ngọc (mỗi loại 50g), bán chi liên (10g), bạch hoa xà (20g). Nên
uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút và uống 2 lần/ngày.
Cây xạ đen là loại thuốc nam rất quý nhờ đặc tính phòng chống bệnh ung thư.
Ngoài ra, cây còn có tác dụng an thần, giải tỏa căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch
và điều trị các bệnh về gan,...

Hoa Nhài
Hoa nhài có tác dụng giảm căng thẳng, thanh nhiệt, hạ sốt, giảm đau nhức xương
khớp và đau bụng do ăn đồ lạnh.
Hoa, rễ và lá của cây hoa nhài thường được thu hái để làm trà, ướp thức ăn và làm
thuốc. Tên khoa học: Jasminum sambac (L.)
1. Đặc điểm thực vật
Nhài là cây thực vật thân nhỡ, có chiều cao khoảng 0.5 – 3m. Cây có nhiều cành,
mọc tỏa ra xung quanh. Lá hình bầu dục, mặt bóng, mặt lá dưới có lông và mép lá
nguyên.
2. Bộ phận dùng
Rễ, lá và hoa của cây được dùng để làm thuốc. Cây hoa nhài có nguồn gốc từ Ấn
Độ và được trồng ở nhiều quốc gia để làm cảnh, trà và làm thuốc.
Rễ thường được thu hái vào mùa đông. Sau khi đào lấy rễ, đem thái nhỏ, sấy hoặc
phơi khô. Hoa thu hái vào mùa hè thu khi hoa vừa mới nở, có thể dùng tươi hoặc
phơi khô. Lá thu hái quanh năm.
Hoa nhài có chứa chất béo thơm với hàm lượng 0.08%. Chất béo này chứa este
anthranylic metyl, indol, ester formic acetic-benzoic-linalyl, paraffin,…
Lá, rễ và hoa nhài có vị cay, ngọt, tính mát.
3. Tác dụng dược lý
– Theo Đông Y:
Tác dụng: Hoa có tác dụng lợi thấp, giải biểu, thanh nhiệt và trấn thống. Rễ hơi có
độc, tác dụng an thần, gây tê và trấn thống.
Chủ trị: Hoa được sắc để chữa sởi mọc không đều, sởi do sốt ở trẻ nhỏ, mắt có
màng mộng, viêm màng khóe mắt và được dùng để rửa mặt. Lá và hoa được dùng
để trị đau bụng, mụn nhọt có độc, lỵ, tiêu chảy, ngoại cảm phát sốt. Lá được dùng
trị bạch đời, lá khô ngâm với nước rồi đắp để trị loét lâu ngày. Rễ được dùng để
điều kinh, viêm giác mạc, viêm mũi, đòn ngã bị thương và mất ngủ.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Trà hoa nhài có tác dụng giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch và điều hòa đường
huyết
Điều hòa đường huyết: Hoa nhài có tác dụng điều hòa quá trình sản sinh insulin
nhằm ổn định nồng độ đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Chống oxy hóa: Các polyphenol trong hoa nhài – đặc biệt là epigallocatechin gallate
(EGCG) có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, giảm cân và giảm nguy cơ
mắc các bệnh tim mạch.
Chống viêm: ECGC trong hoa lài còn có tác dụng hạ lipid máu và chống viêm.
Giảm cân: EGCG và Caffeine trong hoa lài có tác dụng đốt cháy chất béo, giúp
kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa béo phì.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Catechin trong hoa lài có khả năng tiêu diệt vi khuẩn
gây mảng bám – Streptococcus mutans. Ngoài ra dược liệu nay còn có tác dụng sát
trùng và loại bỏ mùi hôi miệng.
Tăng cường chức năng não: Hàm lượng caffeine trong hoa lài có tác dụng kích thích
hệ thống thần kinh ức chế adenosine – chất tạo ra cảm giác thư giãn. Đồng thời,
caffeine tăng giải phóng serotonin và dopamine nhằm cải thiện tâm trạng và tăng
cường chức năng hoạt động của não bộ.
Ngăn ngừa bệnh Parkinson và Alzheimer: Các chất chống oxy hóa trong hoa lài có
khả năng trung hòa các gốc tự do – một trong những yếu tố có liên quan đến các
bệnh lý về thần kinh.
Hỗ trợ điều trị ung thư: Các polyphenol nói chung và ECGC trong hoa nhài nói
riêng có tác dụng ức chế tế bào ung thư, giảm kích thước khối u và ngăn ngừa tình
trạng di căn.
Giảm căng thẳng: Mùi hương dễ chịu từ hoa nhài có thể đem lại cảm giác thoải mái
và thư giãn. Tuy nhiên một số người bị dị ứng với mùi hương của loài hoa này.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoa nhài
Dược liệu hoa nhài thường được để trị sởi do sốt, rôm sảy, mất ngủ, ngăn ngừa bệnh
tiểu đường và giảm đau nhức
1. Bài thuốc chữa ỉa chảy và ngoại cảm phát sốt
Chuẩn bị: Thảo quả 3g, chè xanh 10g và hoa nhài 6g.
Thực hiện: Đem các vị sắc uống.
2. Bài thuốc chữa rôm sẩy
Chuẩn bị: Một ít lá nhài tươi.
Thực hiện: Vò và hòa với nước để tắm. Có thể phối hợp với lá ngải cứu để tăng tác
dụng.
3. Bài thuốc chữa đau nhức đầu gối
Chuẩn bị: Móng giò lợn 200g và hoa nhài 50g.
Thực hiện: Đem các nguyên liệu rửa sạch, móng gió chặt khúc và ướp gia vị. Hoa
nhài để ráo. Đun sôi móng giò với 3 bát nước trong khoảng 30 phút và cho thêm
hoa nhài vào, thêm gia vị và tắt bếp. Ăn với cơm và dùng khi còn nóng. Nên ăn từ 3
– 5 lần/ tuần.
4. Bài thuốc chữa tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống và có tính lạnh
Chuẩn bị: Cam thảo đất 16g, vỏ quả lựu và hoa nhài mỗi thứ 10g.
Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, chia thành 2 – 3 lần và dùng hết trong
ngày. Thực hiện đều đặn trong 4 ngày.
5. Bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu chảy do ăn đồ sống
Chuẩn bị: Thảo quả 3g, chè xanh 10g, hoa lài 6g, vỏ dộp ổi 3g.
Thực hiện: Đem nguyên liệu sắc với 600ml nước còn lại 200ml. Chia nước sắc
thành 3 lần và uống sau khi bữa ăn. Dùng liên tục trong 3 ngày.
6. Bài thuốc chữa đau nhức mắt
Chuẩn bị: Hoa nhài 6g, có thể phối hợp với hoa bạch cúc và kim ngân hoa mỗi thứ
9g.
Thực hiện: Đem các vị đun sôi rồi lất xông và uống. Hoặc có thể dùng lá nhài giã,
vắt lấy nước và trộn với lòng trắng trứng gà và đắp lên vùng mắt.
7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Chuẩn bị: Hoa hòe và hoa nhài mỗi thứ 10g, hoa đại 6g và kim cúc 6g.
Thực hiện: Đem các nguyên liệu sắc với 3 bát nước, còn lại 1 bát đem chia thành 2
lần uống. Nên dùng vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn. Mỗi liệu trình kéo dài
khoảng 10 ngày.
8. Bài thuốc chữa mất ngủ
Cách 1: Dùng rễ nhài 1 – 1.5g, nghiền trong nước và lấy dịch uống.
Cách 2: Chuẩn bị bồ công anh, hoa nhài và kim ngân hoa mỗi thứ 20g, cam thảo đất
10g. Đem các vị sắc uống, chia thành 2 – 3 lần uống. Ngày dùng 1 thang cho đến
khi khỏi hẳn.
Cách 3: Dùng tâm sen và hoa nhài hãm với nước và uống nhiều lần trong ngày. Sử
dụng liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ nhận thấy kết quả rõ rệt.
9. Bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng và thanh nhiệt mùa hè
Chuẩn bị: 1 thìa hoa nhài khô.
Thực hiện: Đem hãm với 300ml nước sôi trong 5 phút và dùng trà uống hằng ngày.
Có thể thêm mật ong vào để gia tăng hương vị.

Lá Sen
Đậu Đen Xanh Lòng

Lạc Tiên ( nhãn lồng )


Cây lạc tiên có tác dụng gì ? Dựa vào đặc điểm cũng như tính chất của các hoạt chất
chứa trong cây lạc tiên thường được phân loại theo dược liệu thành dạng khô và
dạng tươi. ( bài theo vinmec )
Lạc tiên tươi bao gồm cây tươi vừa được thu hái và trên cây vẫn còn nguyên các bộ
phận hoặc hàm lượng nước của cây còn tương đối. Sử dụng cây lạc tiên ở trạng thái
tươi khá tiện lợi và được dùng ngay. Tuy nhiên, thời gian bảo quản ngắn.
Lạc tiên khô được sử dụng dưới dạng sấy khô hoặc phơi khô và khi đó, hàm lượng
nước trong cây lạc tiên sẽ không còn nữa. Lạc tiên khô sẽ bảo quản tốt hơn và dễ
dàng vận chuyển. Thêm vào đó, lạc tiên khô được xem như vị thuốc không bị mất
tính dược lý vốn có của loại cây này.
Tác dụng của cây lạc tiên từ xưa đã được biết đến với việc giúp cải thiện tình trạng
mất ngủ lâu ngày đồng thời giúp người bệnh an thần hiệu quả. Thành phần trong
quả lạc tiên có tính bình, vị ngọt có thể giúp thanh nhiệt, giải độc cho những người
gặp tình trạng mụn nhọt.
Trong thành phần của lạc tiên có chứa các hợp chất như alcaloid với những dẫn xuất
harmol, harmin, harman,.. cùng với các hợp chất flavonoid có trong lạc tiên chiếm
khoảng 0.5 đến 2.1%, và dẫn suất chủ yếu saponaretin, saponin... Ngoài ra thành
phần dược liệu trong lạc tiên còn chứa rất nhiều dưỡng chất như vitamin và khoáng
chất tốt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một số tác dụng của dược tính trong lạc tiên bao gồm:
Chiết xuất alcaloid chứa trong thành phần lạc tiên có thể giúp kìm hãm sự hoạt động
của cafein giúp cho con người có giấc ngủ được ngon hơn, đồng thời giảm được
stress cũng như an thần hiệu quả. Sau khi sử dụng lạc tiên để người bệnh có thể cải
thiện được chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu hơn và ngủ sẽ ngon hơn. Bên cạnh đó,
người bệnh cũng không còn gặp tình trạng mơ ngủ, tỉnh ngủ nửa đêm.
Thành phần lạc tiên còn chứa hợp chất flavonoid giúp ổn định huyết áp, ổn định
nhịp tim, tăng cường lưu thông máu trong cơ thể giúp cho cơ thể luôn cảm thấy
thoải mái, sảng khoái...
Lạc tiên cũng giúp chống co thắt và làm giãn các cơ trơn trong hệ thống khối cơ của
cơ thể. VÌ vậy, lạc tiên có thể hỗ trợ điều trị các cơn đau tử cung .
Ngoài ra, trong thành phần lạc tiên còn chứa hợp chất có tính kháng khuẩn, kháng
viêm giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hoặc bồi bổ sức khỏe gan thận.
cây lạc tiên
Ở Việt Nam cây lạc tiên còn được biết đến với tên gọi khác như dây chùm bao, dây
nhãn lồng
3. Một số bài thuốc sử dụng cây lạc tiên để điều trị bệnh
Hiện nay, cây lạc tiên được sử dụng rất nhiều cách để điều trị bệnh. Bài viết này sẽ
cung cấp một số bài thuốc sử dụng trong điều trị bệnh hiệu quả
3.1. Bài thuốc giúp chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh
Để cải thiện tình trạng mất ngủ, bạn có thể sử dụng bài thuốc này có thể thực hiện
theo hai cách:
Nấu canh giúp chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh: Lạc tiên sẽ được hái ngọn tươi,
rửa sạch với nước. Bạn có thể ngâm ngọn lạc tiên với nước muối pha loãng trong
khoảng 15 phút để giúp loại bỏ bụi bẩn. Sau đó dùng lạc tiên nấu canh như các loại
rau khác.
Sử dụng lạc tiên tươi hoặc khô sắc lấy nước uống: Sử dụng 8 đến 16 gam lạc tiên
đem sắc lấy nước để uống. Sau một thời gian uống nước lạc tiên giúp bạn ngủ ngon
giấc hơn, an thần tốt hơn. Và để tăng thêm hiệu quả của nước lạc tiên bạn có thể sử
dụng lá dâu, tâm sen sắc cùng lạc tiên.
3.2. Bài thuốc giúp chữa viêm da hay ngứa, ghẻ
Với những trường hợp bị viêm da nhẹ hoặc ngứa ghẻ có thể sử dụng lạc tiên để cải
thiện tình trạng.
Sử dụng 2 đến 3 nắm lá lạc tiên, sau đó cho vào nồi cùng với khoảng 1 lít nước.
Mang hỗn hợp này đun sôi và hạ nhỏ lửa đun thêm trong 15 phút nữa để cho các
tinh chất của lạc tiên hòa tan hết vào nước.
Sau đó sử dụng nước đun để tắm hoặc thấm bằng bông rồi chà, lên vùng da bị viêm.
3.3. Bài thuốc giúp chữa giải nhiệt, mát gan
Uống lạc tiên nhiều có tốt không? Bài thuốc giúp chữa giải nhiệt, mát gan. Sử dụng
lạc tiên để giải độc, giải nhiệt cơ thể và để phát huy công dụng tối đa của lạc tiên
nên sử dụng quả chín mọng.
Lựa chọn 500 gam quả lạc tiên chín cùng với 250 gam đường kính trắng cùng với 1
lít nước đun sôi để nguội.
Sau đó đem hỗn hợp này đi nấu thành dịch
Sử dụng hàng ngày để có hiệu quả tốt.
3.4. Bài thuốc trị đau nhức khớp
Để điều trị bệnh đau nhức khớp, ban có thể sử dụng lạc tiên theo cách sau:
Sử dụng 500 gam lạc tiên với 100 gam lá khổ qua và 300 gam hoa thiên lý.
Tất cả hỗn hợp trên đem rửa sạch sau đó mang đi phơi khô.
Khi hỗn hợp đã khô thì tiến hành sao vàng hạ thổ trong vòng 1 tháng.
Kết thúc một tháng thì mang hỗn hợp này ra tán nhỏ thành bột mịn.
Mỗi lần sử dụng khoảng 3 thìa cà phê bột cùng với 100ml nước nóng để phát huy
hiệu quả điều trị nhức khớp.
Bài thuốc từ cây lạc tiên điều trị căng thẳng và mệt mỏi
3.5. Điều trị căng thẳng
Bài thuốc từ cây lạc tiên điều trị căng thẳng và mệt mỏi. Những người thường
xuyên làm việc quá sức, công việc áp lực và gây ra nhiều căng thẳng, mệt mỏi có
thể sử dụng lạc tiên để cải thiện tình trạng này.
Sử dụng lạc tiên tươi rồi đem phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ.
Khi sao vàng hạ thổ thì kết hợp cùng với 250 gam râu bắp.
Sau đó cho tất cả hỗn hợp vào nồi đất cùng 500ml nước và 1⁄4 muỗng muối hạt.
Sắc hỗn hợp này nhỏ lửa tới khi chỉ còn khoảng 250 ml thì tắt bếp.
Sử dụng hỗn hợp này ngày 2 lần vào buổi trưa và tối sẽ cải thiện tình trạng căng
thẳng và mệt mỏi hiệu quả.
3.6. Hỗ trợ điều trị hạ huyết áp
Bài thuốc lạc tiên sẽ giúp hỗ trợ chữa hạ huyết áp bằng bài thuốc sau:
Sử dụng 0.5 kg lạc tiên, 0.3 kg hoa thiên lý và 0.1kg lá khổ qua non rồi mang đi sao
vàng hạ thổ.
Sau đó tán hỗn hợp lạc tiên này thành bột mịn.
Trộn hỗn hợp bột mịn vào 50 gam đậu xanh đã rang chín và tán bột mịn.
Mỗi ngày sử dụng 3 thìa cà phê hỗn hợp này cùng với 100ml nước sôi để cải thiện
tình trạng huyết áp.

Cỏ Ngọt
Cỏ ngọt là loại thực vật có chứa Steviol – một hoạt chất có độ ngọt gấp 300 lần so
với đường kính nhưng không chứa năng lượng. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng để tạo
vị ngọt tự nhiên trong món ăn cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp.
– Vị thuốc quý cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp
Tên gọi khác: Cúc ngọt, Cỏ đường. Tên khoa học: Stevia rebaudiana
Toàn cây có vị ngọt đặc trưng, ngay cả khi đã phơi khô – tập trung nhiều nhất ở lá
Bộ phận dùng
Búp non và lá cây cỏ ngọt được sử dụng để làm thuốc.
Cỏ đường sau khi phơi khô sẽ có mùi ngai ngáy rất khó chịu. Vì vậy sau khi phơi
khô, nên phun nước để làm ẩm dược liệu rồi cho vào trong túi kín ủ từ 2 – 3 ngày.
Cuối cùng đem sấy/ phơi khô sẽ làm mất mùi ngai ngái mà không ảnh hưởng đến
dược tính và độ ngọt của thuốc.
Cỏ ngọt chứa các thành phần hóa học như: Steviol (một loại đường có vị ngọt gấp
300 lần so với đường kính nhưng không chứa năng lượng), chất béo, protein,
carbohydrate,
Vị thuốc cỏ ngọt
– Tác dụng của cỏ ngọt theo Đông Y:
Công năng: Hạ huyết áp, lợi tiểu và tiêu khát.
Chủ trị: Tiểu đường, chảy máu răng, tiểu tiện không thông.
– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Chất Steviol trong cỏ đường ngọt gấp 300 lần so với đường kính nhưng không bị
phân hủy, lên men và hầu như chứa rất ít năng lượng. Vì vậy có thể ứng dụng thảo
dược này để tạo vị ngọt tự nhiên trong bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường, cao huyết
áp và người đang trong chế độ ăn kiêng.
Nghiên cứu độc tính của hoạt chất Etanolic trong dược liệu cho thấy cỏ ngọt không
ảnh hưởng đến huyết học, triệu chứng lâm sàng, mô bệnh học và hành vi của chuột
thực nghiệm.
4. Cây cỏ ngọt chữa bệnh gì?
Hiện nay, cỏ ngọt được sử dụng để chữa các bệnh lý như:
Viêm lợi gây chảy máu chân răng, Huyết áp cao, Tiểu đường, Phòng ngừa béo phì,
Điều trị rối loạn mỡ máu, Phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
5. Cách dùng – liều lượng
Cỏ ngọt thường được sử dụng như một loại trà. Ngoài ra có thể thêm cỏ ngọt vào
món ăn để tạo vị ngọt tự nhiên mà không gây béo phì hay ảnh hưởng đến nồng độ
đường huyết.
Bài thuốc trị bệnh từ cỏ ngọt – cỏ đường
1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt phơi khô 2.5g.
Thực hiện: Sắc với 200ml nước còn lại 50ml, thực hiện 2 lần/ ngày trong thời gian
dài.
2. Bài thuốc chữa tăng huyết áp
Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt 6g, hoa hòe (sao vàng) 10g, hoa cúc 4g và quyết minh tử (sao
cháy) 12g.
Thực hiện: Rửa sạch và sắc uống hằng ngày.
3. Bài thuốc giúp kiểm soát cân nặng và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch
Chuẩn bị: Lá cỏ ngọt phơi khô 7.5g.
Thực hiện: Sắc uống và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc
liên tục trong vòng nhiều ngày.
CÔNG DỤNG CỦA TRÀ GẠO LỨC THẢO MỘC ( xạ đen )
Ngoài tác dụng giảm cân, trà gạo lứt đậu đen có rất nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe
như:

Tác dụng của trà gạo lứt thảo mộc xạ đen.


1. Bổ máu huyết, giúp lượng máu lưu thông ổn định
2. Tăng cường hệ miễn dịch
3. Ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư
4. Phòng ngừa các bệnh về tim mạch
5. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
6. Ngăn ngừa bị sỏi thận, sỏi mật
7. Giảm lượng cholesterol trong cơ thể
8. Tốt cho hệ tiêu hóa
9. Trà gạo lứt xạ đen giàu canxi nên giúp xương và răng chắc khỏe
10. Giảm stress, căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả
11. Làm chậm tiến trình lão hóa, đồng thời giúp da dẻ hồng hào
12. Tác dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt
13. Giải độc gan, ngừa gan nhiễm mỡ
14. Cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết như folate, sắt, magie,
canxi và nhóm vitamin B.
Có nên mua trà gạo lứt xạ đen đóng gói sẵn?
Bạn có thể tự mua nguyên liệu để làm trà gạo lứt xạ đen tại nhà. Tuy nhiên, lượng
dùng khuyến cáo hàng ngày của trà gạo lứt xạ đen không lớn, chỉ 20 đến 30g mỗi
ngày. Vì vậy, tổng lượng trà khô cần dùng sẽ không quá lớn. Trà lại được làm từ
nhiều nguyên liệu khác nhau. Ngoài hai nguyên liệu chính là gạo lứt và lá xạ đen thì
tỉ lệ các nguyên liệu khác đều tương đối thấp. Nếu tự mua nguyên liệu để làm tại
nhà, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, phải mua với số lượng lớn. Các nguyên liệu để
làm trà gạo lứt xạ đen lại là dạng nguyên liệu khô. Nếu không dùng ngay, không
bảo quản đúng cách thì có thể bị ẩm mốc, gây hại cho sức khỏe người dùng.
Do đó, cách tốt nhất là bạn nên mua trà gạo lứt xạ đen được làm sẵn. Trà sẽ được
đóng hộp hoặc đóng gói nhỏ để tiện cho việc sử dụng hàng ngày. Khi mua trà gạo
lứt xạ đen đóng gói sẵn, bạn còn có thể yên tâm vì trên hộp trà, gói trà đã có hướng
dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng đầy đủ. Bạn chỉ cần sử dụng theo hướng
dẫn là được.
Tựu chung lại, đây là một loại sản phẩm giảm cân cho các chị em được làm từ
nguyên liệu thiên nhiên nên vô cùng chất lượng. Ngoài ra, bạn cần phải có chế độ
ăn uống hợp lý cũng như luyện tập thể dục với cường độ phù hợp để có được hiệu
quả tốt nhất cho vóc dáng. Chúc bạn thành công khi sử dụng trà thảo mộc xạ đen.
12 LỢI ÍCH CHO SỨC KHỎE TỪ TRÀ GẠO LỨT
1. Uống trà giạo lứt giúp giúp giảm cân
Trà gạo lứt không đường có lượng calo thấp, rất hiệu quả để ngăn chặn chất béo tích
tụ và đốt cháy chúng thành mồ hôi. Gạo lứt chứa cacbonat phức hợp cung cấp năng
lượng cho cơ thể. Do đó bạn sẽ không bị đói và thèm ăn. Bạn có thể uống trà mỗi
ngày một lần vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Không thêm đường để
có hiệu quả tốt hơn.
2. Tăng cường trao đổi chất
Lượng chất xơ và khoáng chất trong gạo lứt rất tốt cho hệ tiêu hóa. Trà gạo lứt hữu
cơ giúp duy trì sức khỏe lâu dài bằng cách làm trơn tru và làm sạch quá trình trao
đổi chất. Ngoài ra, quá trình trao đổi chất suôn sẻ và nhanh chóng còn giúp duy trì
được thân hình thon gọn.
3. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nếu bạn đang phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường, tin vui là bạn có thể bắt đầu
thay thế gạo trắng ăn hàng ngày bằng gạo lứt. Chúng chứa ít đường và calo hơn so
với gạo trắng. Lợi thế thậm chí sẽ tốt hơn nếu bạn thêm uống trà gạo lứt trong bữa
ăn hàng ngày. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước về việc uống loại trà
này bao nhiêu là tốt trong tình trạng bệnh tiểu đường của bạn.
4. Giảm LDL (Cholesterol xấu) và Giảm HDL (Cholesterol Tốt)
Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề về cholesterol, hãy thử dùng gạo lứt và trà
gạo lứt trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Gạo lứt chứa nhiều chất xơ và
vitamin phức hợp sẽ giúp giảm LDL-cholesterol. Từ đó có thể hỗ trợ cho bệnh tiểu
đường hoặc các bệnh khác liên quan đến cholesterol.
5. Ngăn ngừa sỏi thận
Tiêu thụ nhiều muối và bổ sung ít nước là nguyên nhân lớn hình thành sỏi thận. Khi
cơ thể bạn không có đủ nước để làm sạch phần thức ăn còn sót lại, muối sẽ chuyển
thành tinh thể và từ từ biến thành sỏi trong thận.
Bạn nên lưu ý về điều này vì sỏi thận rất đau đớn! Đã có một số nghiên cứu cho
rằng những thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ như gạo lứt giúp hòa tan thức ăn thừa,
rất cần thiết trong việc ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
6. Nguồn cung cấp chất chống oxy hóa
Không quá ngạc nhiên khi gạo lứt là một trong những nguồn cung cấp chất chống
oxy hóa cao nhất. Nó cũng chứa các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể loại bỏ các
gốc tự do có thể gây ra một số bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, chống oxy hóa còn
giúp làn da mịn màng và trắng sáng.
Uống trà gạo lức thường xuyên có khả năng làm đẹp da
7. Tăng cường sức khỏe xương
Magiê là một trong những chất quan trọng sau canxi và vitamin D để duy trì sức
khỏe xương và răng của bạn. Trà gạo lứt có hàm lượng magiê cao giúp bạn có được
lợi ích tối đa cho xương và răng. Bạn cũng có thể kết hợp với một số loại thực phẩm
chứa magie trong thực đơn hàng ngày như rau chân vịt, thịt bò, sữa,… để vừa ngon
miệng vừa có lợi.
8. Giảm nguy cơ ung thư
Các nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc cho thấy, những người uống ít nhất
một tách trà gạo lứt mỗi tuần 1 lần trong 6 tháng giảm nguy cơ ung thư ruột kết,
tuyến tụy và trực tràng hơn những người không dùng. Theo Hội đồng Nghiên cứu
Quốc gia, Nhật Bản có tỷ lệ ung thư thấp nhất, nguyên nhân là do việc tiêu thụ
nhiều trà xanh như trà gạo lứt.
Vậy chất nào trong trà gạo lứt có thể ngăn ngừa ung thư? Chắc chắn phải kể đến
selen và pholyphenol. Hai chất này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc
biệt là ung thư ruột kết. Bắt đầu duy trì sức khỏe của bạn bằng cách kiểm soát
những gì bạn tiêu thụ và tạo thói quen uống một tách trà mỗi ngày.
Cần thêm các nghiên cứu sâu hơn để xác nhận mối tương quan giữa loại trà này và
bệnh ung thư. Bạn không nên tự điều trị khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn
bị bệnh tim hoặc đang dùng thuốc chống đông máu, vui lòng tham khảo ý kiến bác
sĩ trước khi thêm trà gạo lứt vào chế độ ăn uống của bạn.
9. Uống trà giạo lứt giúp đẹp da
Uống trà gạo lứt có thể giúp làn da đẹp và trắng sáng. Nếu bạn có vấn đề về da,
thường xuyên uống loại trà này còn giúp da kiểm soát lượng nước và dầu tự nhiên.
Ngoài ra, trà còn giúp giải phóng các gốc tự do bên trong. Bạn cũng có thể sử dụng
mặt nạ gạo lứt một lần mỗi tuần như một liệu pháp để trẻ hóa làn da.
10. Cung cấp năng lượng
Trà gạo lứt rất ít năng lượng do chứa nước và chất xơ. Nó giúp quá trình trao đổi
chất nhanh chóng và trơn tru để duy trì cân nặng và kiểm soát lượng calo. Uống trà
gạo lứt mỗi sáng là một thói quen tốt đối với những người cần thêm năng lượng mỗi
ngày để chuẩn bị cho một ngày làm việc hiệu quả.
Trà gạo lức cung cấp năng lượng cho bạn khởi đầu ngày mới
11. Làm giảm acid uric
Đừng nghĩ rằng chỉ những người cao tuổi mới bị acid uric đe dọa. Nếu bạn không
duy trì lối sống lành mạnh từ sớm, bạn cũng có thể sẽ bị nhiễm acid uric. Cân bằng
chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh như tập thể dục, không hút thuốc lá và uống
trà gạo lứt cũng có thể giúp giảm acid uric trong máu. Các khoáng chất, vitamin,
chất chống oxit và magiê có trong gạo lứt cũng hỗ trợ các vấn đề trên.
12. Uống trà giạo lứt giúp giảm căng thẳng
Ngày nay, căng thẳng đang là một phân loại mới của bệnh nghiêm trọng. Căng
thẳng là căn nguyên của các căn bệnh đáng sợ khác khiến bạn không có được một
cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Tại sao bạn không bắt đầu ngày mới bằng một
tách trà gạo lứt để kích thích sản sinh hormon tích cực cho một ngày tuyệt vời nhất?
Trà sẽ làm giảm căng thẳng và thư giãn tâm hồn bạn một cách bình yên.
Lưu ý khi dùng trà gạo lứt
Trà gạo lứt an toàn đối với hầu hết mọi người khi tiêu thụ với lượng vừa phải. Gạo
lứt có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nên theo dõi các dấu hiệu hạ đường
huyết nếu dùng nhiều, đặc biệt ở người bệnh tiểu đường. Gạo lứt có thể cản trở việc
kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng gạo
lứt ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Uống trà gạo lứt hiện đã phổ biến hơn, nhưng để trở thành thói quen thì vẫn cần thời
gian. Hãy bắt đầu ngày mới bằng một thói quen tốt từ những gì bạn đang tiêu thụ
hàng ngày. Trà gạo lứt không đắt nhưng thực sự tốt và được khuyến khích để có
được những lợi ích cho cuộc sống chỉ từ một tách trà.

You might also like