You are on page 1of 8

15 loại thực phẩm giúp điều trị bệnh tiểu đường

Những người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) phải tuân theo chế độ
ăn uống rất nghiêm ngặt. Nhiều loại thực phẩm như cá hồi, bí đỏ, quả
mâm xôi... là thực phẩm cực tốt trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh tiểu
đường.

1. Cá hồi
Là một nguồn phong phú các axit béo omega-3, chất béo lành mạnh giúp làm
giảm nguy cơ bệnh tim, thu nhỏ vòng eo, giảm viêm và cải thiện tình trạng
kháng insulin. Cá hồi cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt
cho cơ thể.
2. Cá ngừ
Cá ngừ cũng chứa nhiều omega-3 và một lượng lớn vitamin D. Tuy nhiên, cá
ngừ thường có khả năng bị nhiễm thủy ngân, một hợp chất có thể gây ra các
vấn đề về thần kinh. Để an toàn, hãy chắc chắn mua cá ngừ tươi và ăn với
mức độ vừa phải.
3. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Súp lơ
xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crôm, có vai trò
quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh
nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.
4. Bí ngô
Theo những kết quả nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bí ngô không chỉ là
một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một bài thuốc tốt cho
bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng
phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng ngăn ngừa và
chữa trị được bệnh tiểu đường.
5. Rau dền
Rau dền rất thích hợp với người tiểu đường, kèm theo táo bón vì rau dền giàu
Magiê – là chất có vai trò chữa trị tiểu đường, cao huyết áp, táo bón.
6. Quả mâm xôi
Do chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa polyphenol, quả mâm xôi cũng
là lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường.
7. Dưa chuột
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nước ép dưa chuột chứa loại hormone cần
thiết tốt cho việc sản xuất insulin của tuyến tụy, có lợi cho bệnh nhân tiểu
đường.
8. Đậu
Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết
cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh
nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng,
nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định
đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy mà đậu làm ổn định được lượng đường
trong máu.
9. Lạc
Bằng cách ăn lạc hàng ngày, bệnh nhân tiểu đường có thể phòng tránh được
không chỉ là thiếu dinh dưỡng, mà còn giúp ngăn chặn được sự phát triển của
các biến chứng về mạch máu.
10. Măng tây
Măng tây cũng là một loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường. Theo nghiên
cứu của các nhà khoa học thì măng tây có khả năng giữ lượng đường trong
máu ở mức độ kiểm soát và tăng cường sản xuất insulin, hormone giúp cơ thể
hấp thụ glucose.
11. Rau diếp cá
Đây là loại rau giàu chất xơ. Ngoài rau diếp, các loại rau màu xanh khác cũng
rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Chúng chứa nhiều vitamin B có tác dụng
làm giảm mức độ homocysteine, một loại axit amin nếu tiêu thụ nhiều có thể
làm tăng nguy cơ bệnh tim.
12. Cà rốt
Trong khi các loại đường có các loại thực phẩm chuyển thành đường trong
máu một cách nhanh chóng, thì đường trong cà rốt lại chuyển hóa ở mức độ
chậm chạp. Cà rốt được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường nó cung cấp
beta-carotene giảm nguy cơ của bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết
tố.
13. Hành tây
Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng, những
bệnh nhân được uống dịch ép hành tây đã giảm đường máu đáng kể. Bệnh
nhân cần uống dịch ép hành tây, mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong
1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
14. Mướp đắng
Trong mướp đắng xanh có chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có
tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục
thủy tinh thể và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp
đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do – một trong những
nguyên nhân gây đái tháo đường.
15. Quả bơ
Quả bơ có màu xanh đậm và được biết đến như là một thực phẩm “béo”. Tuy
nhiên, chất béo trong trái bơ là chất béo tốt và rất cần thiết thể nâng cao độ
nhạy cảm insulin. Trái bơ cũng chứa nhiều axit flic, vitamin C, kali và
vitamin E (rất cần thiết cho giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tổn thương dây
thần kinh). Ngoài ra, quả bơ cũng rất giàu chất xơ khiến nó trở thành một
trong những thực phẩm tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường.
 
10 thực phẩm có lợi cho người bị bệnh tiểu đường

1. Chocolate đen: Nhiều nghiên cứu cho thấy chocolate đen giàu flavonoid, giúp
giảm đề kháng insulin, cải thiện độ nhạy insulin và glucose trong máu lúc đói.
Flovonoid trong chocolate cũng được chứng minh là ngăn ngừa đột quỵ, kiểm
soát huyết áp và giảm nguy cơ đau tim khoảng 2% trong 5 năm.

2. Bông cải xanh (súp lơ xanh): Theo Reader's Digest, giống như nhiều loại rau
cải khác như cải xoăn và súp lơ, bông cải xanh chứa sulforaphane, hợp chất
chống viêm, kiểm soát hiệu quả lượng đường huyết và bảo vệ các mạch máu chịu
ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. 

3. Quả việt quất: Các chất xơ không tan trong quả việt quất giúp loại bỏ chất béo
ra khỏi cơ thể. Chất xơ hòa tan cải thiện lượng đường trong máu. Trong một
nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, những người tiêu thụ 2 cốc nước ép việt
quất mỗi ngày trong 12 tuần có thể giảm lượng đường trong máu, điều trị trầm
cảm và cải thiện trí nhớ.

4. Cá: giàu protein và axit béo omega-3, chất béo lành mạnh giúp làm giảm nguy
cơ bệnh tim, thu nhỏ vòng eo, giảm viêm và cải thiện tình trạng kháng insulin. Cá
cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt cho cơ thể.

5. Dầu olive: Một nghiên cứu của Tây Ban Nhà gần đây cho thấy chế độ ăn giàu
dầu olive giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 tới 50% so với chế độ ăn ít
chất béo. Dầu olive còn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn bảo vệ tế bào
và ngăn cản bệnh tim phát triển. 

6. Rau bina: Đây là một trong những loại rau lá xanh có khả năng giảm nguy cơ
phát triển bệnh tiểu đường. Rau bina giàu vitamin K cùng một số khoáng chất
như magiê, folate, phốt pho, kali và kẽm tốt cho chế độ ăn hàng ngày của người
bị bệnh tiểu đường.

7. Khoai lang: Một phân tích cho thấy ăn khoai lang giúp giảm chỉ số HbA1c (chỉ
số của sự gắn kết của đường trên Hemoglobin hồng cầu) từ 0,30-0,57%. Khoai
lang cũng chứa sắc tố tự nhiên anthocyanins và các chất chống oxy hóa có tác
dụng chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn hiệu quả.
8. Quả óc chó: Sự kết hợp của các chất béo không bão hòa đa như axit alpha-
linolenic, L-arginine, omega-3, có thể ngăn chặn và đẩy lùi sự tiến triển của các
bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim. Óc chó cũng là món ăn nhẹ chứa ít
calo giúp bạn no lâu và kiểm soát cơn đói hiệu quả. Ảnh: Authoritynutrition. 

9. Quế: Nghiên cứu trên tạp chí Diabetes Care cho rằng thực phẩm thơm ngon này
có thể giảm lượng đường trong máu lúc đói tới 30%. Chúng cũng làm giảm
triglycerides, cholesterol LDL và lượng cholesterol tổng thể tới 25%. Ngoài ra,
lượng crom trong quế có thể tăng cường tác dụng của insulin, bảo vệ cơ thể khỏi
bệnh tiểu đường và bệnh tim.

10.Nghệ: Curcumin, thành phần hoạt chất trong củ nghệ trực tiếp tác động
vào tế bào mỡ, tế bào tuyến tụy, thận, làm giảm viêm và ngăn chặn các
khối u ung thư gây hại cho cơ thể. Các chuyên gia sức khỏe tin rằng sự
kết hợp của các yếu tố này giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin,
đường huyết và cholesterol cao.

18 loại quả cực tốt cho người mắc bệnh tiểu


đường
(GDVN) - Không phải quả nào cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường do lượng đường trong trái cây có
tác động tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.
Tiểu đường là căn bệnh do quá trình trao đổi đường glucô trong cơ thể bị rối loạn. Đây là
bệnh mãn tính thường gặp ở độ tuổi trung niên, khoảng 40 - 60 tuổi. 

Hiện nay, Đông y đã khám phá ra được tác dụng của một số loại hoa quả có thể phòng và
chữa bệnh tiểu đường như: dưa hấu, đu đủ, táo, bưởi,… dưới đây là những loại quả hay sử
dụng nhất có thể phòng và chữa được bệnh tiểu đường.

1. Bưởi đỏ
Bưởi là lựa chọn rất lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Người bị tiểu đường có thể dùng
một nửa trái bưởi đỏ mỗi ngày.
2. Quả mâm xôi, quả việt quất
Các loại quả như mâm xôi, việt quất có chứa chất oxy hóa. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều
chất xơ, tinh bột thấp và các vitamin khác nhau phù hợp với người bị tiểu đường.
3. Dưa hấu
Dưa hấu rất giàu vitamin B và C, cũng như beta-carotene, kali và lycopene thấp nên là loại
trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với loại quả này bạn chỉ nên ĂN ÍT.
4. Anh đào
Anh đào có đặc tính chống oxy hóa, cộng với ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây)
giữ cho mức đường huyết ổn định. Bạn chỉ nên ăn 12 trái anh đào mỗi ngày là đủ
5. Đào
Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường
(GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Trái đào là một nguồn tốt cho vitamin A và C. Đào cũng giàu kali và chất xơ, chỉ số đường
(GI) thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
6. Mơ
Mơ có lượng carb thấp, chất xơ cao giàu vitamin A. Mơ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh
nhân tiểu đường.
7. Táo
Táo chứa nhiều chất oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol, làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường
hệ miễn dịch. Táo cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tiêu hóa chất béo trong cơ thể.
8. Kiwi
Kiwi cho kali, chất xơ và vitamin C, đồng thời chứa tinh bột thấp cần thiết cho bệnh nhân tiểu
đường giúp hạ đường huyết trong máu.
9. Lê
Nhiều kali, chất xơ và ít đường, bạn nên đưa trái lê vào chế độ ăn của mình .
10. Cam
Cam được biết đến với hàm lượng vitamin C cao, carb thấp và chứa chất kali. Cam cũng
được cho là một trong những loại quả an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
11. Đu đủ
Đu đủ là loại hoa quả tốt cho sức khỏe và chữa được nhiều bệnh khác nhau nếu dùng đúng
cách, trong đó nổ bật là bệnh tiểu đường. Cách dùng: dùng 2 miếng đu đủ sẽ cung cấp 1
khẩu phần cacbon-hydrate và thêm 1 hũ sữa chua không đường cùng một món ăn chính là đủ
cho một bữa sáng lý tưởng.
12. Quả cóc
Trái cóc có tác dụng làm giảm đường trong máu đối với người bệnh tiểu đường týp II (tức là
loại tiểu đường do chế độ ăn uống quá nhiều chất có đường và tinh bột sinh ra. Vì vậy có
người còn gọi là bệnh tiểu đường “mắc phải”).
13. Quả bơ
Bơ cho món nướng, sa lát là món mà người tiểu đường có thể ăn được mỗi ngày.
14. Dâu tây
Không có gì tốt hơn là món dâu tây mỗi tối. Với một 1/4 cốc dâu dây, lượng cacbon-hydrate
chỉ là 15g và có thể thay thế cho món kem hay sữa chua tráng miệng.
15. Dưa lê
Làm món tráng miệng buổi tối hay là một phần trong bữa ăn sáng sẽ là tốt nhất. Lưu ý là chỉ
nên ăn 1 cốc nhỏ dưa đã cắt miếng.
16. Roi 
Giống như bưởi, roi cũng là loại quả có tác dụng khống chế lượng đường trong máu. Thậm
chí cả hạt roi cũng có tác dụng chữa bệnh, bạn có thể ăn roi sau đó lấy hạt phơi khô và tán
thành bộ, uống với nước. Cách làm này không những tốt đối với bệnh nhân tiểu đường mà nó
còn giúp bạn thỏa mãn cơn khát và ngăn ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần.
17. Quả chà là
Quả chà là có màu nâu, vị ngọt và hơi dính. Loại quả này tốt cho người bệnh tiểu đường,
chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn các loại quả như nho, cam, bông cải xanh hay hạt tiêu.
18. Quả óc chó 
Khoảng 28 gram quả óc chó cung cấp 2g chất xơ và 2.6g ALA. Nhưng đồng thời sẽ cung cấp
tới 185 calo, do đó hãy chú ý không nên ăn quá nhiều

Có loại cây nào được khuyến cáo cho những người có bệnh tiểu đường
không?
Các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) có thể là một lựa chọn tốt như táo,
cam, dâu tây, chanh và mận. Một số loại trái cây như nho, xoài, chuối,
mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn .... có thể được ăn nhưng với số lượng
HẠN CHẾ (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao. Các loại trái cây
chua như bưởi, cam, chanh, ổi, táo... có thể ăn với số lượng NHIỀU HƠN.
Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo thêm người tiểu đường
nên tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao
nhất.
Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây?

Các loại nước ép trái cây không phải là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân
tiểu đường, thậm chí cả những loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không
đường (sugar-free). Nước trái cây là một trong những nguyên nhân làm lượng
đường trong máu tăng đột ngột. Việc nhai hay ăn bằng miệng làm cơ thế hấp
thụ dần lượng đường đưa vào, nếu có sự gia tăng hàm lượng đường nó cũng
diễn ra chậm hơn. Ngoài ra việc ăn hoa quả còn làm tăng hàm lượng chất xơ
cho cơ thể, giúp chống táo bón, giảm mỡ máu....

Người tiểu đường nên ăn trái cây khi nào?

Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể
làm gia tăng lượng đường trong máu. Phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau
các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường
huyết của người bệnh bị tăng đột ngột. Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là
giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.

Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường:

- Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.

- Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.

- Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.

- Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường
phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.

- Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước.

- Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.

6 loại trái cây tốt nhất cho người bị bệnh tiểu


đường
Bệnh nhân tiểu đường luôn "khổ sở" vì phải hạn chế ăn hoa quả. Chuyên
gia Đông y khuyên bạn nên chọn 6 loại quả này, vừa bổ dưỡng, vừa không
làm tăng lượng đường trong cơ thể.
Thường xuyên ăn trái cây là một thói quen tốt, nhưng rất nhiều loại trái cây có hàm
lượng đường tương đối cao, dễ dẫn đến tăng đường huyết.
Nếu như bạn vừa thích ăn hoa quả lại không muốn thu nạp vào cơ thể quá nhiều
đường thì phải làm thế nào? Chuyên gia Đông y hướng dẫn bạn 6 loại hoa quả dưới
đây có thể giúp bạn tránh "sợ" đường.
1. Quả ổi
Quả ổi là một loại trái cây nhiệt đới nổi tiếng, có nguồn gốc từ châu Mỹ. Quả chín
màu xanh nhạt, phần thịt quả dày ngọt và mát, ở giữa quả là những hạt nhỏ li ti, ăn
rất ngon miệng.
Quả ổi là một loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, chứa một lượng
lớn các chất vitamin A, C, chất xơ và các nguyên tố vi lượng như phốt pho, kali,
canxi, magiê … ngoài ra hàm lượng protein và lipid trong quả ổi cũng rất đa dạng.
Ăn ổi thường xuyên có thể giúp bạn chống lão hóa, đào thải những độc tố ra khỏi cơ
thể, thúc đẩy sự trao đổi chất, điều tiết chức năng sinh lý, tăng cường sức khỏe. Đặc
biệt hơn nữa, ổi là một loại trái cây rất tốt đối với những người mắc bệnh tiểu
đường.
2. Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây có thành phần dinh dưỡng cực kỳ phong phú, đu đủ chứa
một lượng lớn các chất enzyme papain, men dịch vị, caroten…, cùng với hơn 17
loại axit amin và nhiều thành phần dinh dưỡng.
Đu đủ còn có tác dụng phòng ngừa cao huyết áp, viêm thận, táo bón, hỗ trợ tiêu
hóa, thúc đẩy sự trao đổi chất và chống lão hóa.
Chất enzyme papain có trong quả đu đủ có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất ở da,
giúp da đào thải những chất nhờn tích tụ ở lỗ chân lông và chất lão hóa da, khiến
cho da khỏe mạnh trắng sáng.
Ngoài ra, đu đủ còn có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, giảm lipid trong máu.
3. Quả bưởi
Bưởi là loại trái cây nên ăn nhiều, bởi vì bưởi có có tác dụng làm giảm lượng đường
trong máu. Theo đông y, quả bưởi tính hàn vị ngọt, chua có tác dụng tiêu đờm, hỗ
trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh phù nề, viêm họng …
Quả bưởi ngoài cách ăn trực tiếp ra còn có thể ép lấy nước uống. Đặc biệt những
người mắc bệnh tiểu đường càng nên ăn bưởi, vì trong bưởi có chứa một lượng lớn
thành phần insulin, không chỉ có tác dụng giảm lượng đường trong máu mà còn có
tác dụng bảo vệ tim mạch.
4. Quả anh đào
Quả anh đào cũng là một loại trái cây có lượng đường thấp, vì thế những ai sợ béo
có thể chọn anh đào để thay thế các loại trái cây có hàm lượng đường cao khác.
Theo đông y, quả anh đào tính ôn, vị ngọt có tác dụng ích khí bổ hư, ra mồ hôi, giải
độc và làm đẹp da, ngoài ra còn hỗ trợ rất tốt điều trị chứng rối loạn dạ dày…
Đặc biệt là phụ nữ nên ăn nhiều quả anh đào rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Hàm
lượng chất pectin trong quả anh đào phong phú, chất này có tác dụng làm tăng
lượng bài tiết insulin, từ đó nhanh chóng làm giảm và ổn định lượng đường trong
máu.
Vì thế, kiến nghị những người có lượng đường trong máu cao và những người mắc
bệnh tiểu đường nên ăn nhiều quả anh đào.
5. Quả táo
Có thể nói táo là một loại trái cây rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng
ta, nhưng rất nhiều người không biết rằng táo là một trong những loại trái cây có
hàm lượng đường tương đối thấp.
Táo tính lạnh vị ngọt, bất kể là giống táo nào cũng đều có tác dụng dưỡng tâm ích
khí, giải khát, giảm ho, bổ thận, dưỡng dạ dày, giải tỏa căng thẳng phiền não.
Đặc biệt, đối với những người thường xuyên say rượu nên ăn nhiều táo vì táo có tác
dụng giải rượu rất tốt. Ăn táo có thể giúp giảm lượng đường trong máu, vì thế đặc
biệt tốt với những người mắc bệnh tiểu đường.
6. Quả tuyết liên
Quả tuyết liên xuất xứ từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Là một loại quả thuần tự
nhiên có mùi vị thanh mát, ngọt giòn rất ngon miệng, giàu các nguyên tố vi lượng
cần thiết cho cơ thể: amino axit, vitamin, protein, canxi, kẽm, magiê…
Quả tuyết liên có hàm lượng đường Fructooligosaccharide (fos) cao nhất nhưng
lượng calo lại thấp. Giàu chất xơ hòa tan nhưng cơ thể lại không hấp thu chất
carbohydrate, vì thế loại quả này rất thích hợp với người bệnh tiểu đường và người
béo phì.
Ngoài ra, quả tuyết liên còn có tác dụng điều hòa dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, nhuận
tràng, bảo vệ và cải thiện chức năng tiêu hóa, còn có thể điều hòa khí huyết, giảm
lượng đường trong máu, lipid, huyết áp, ức chế sự phát triển của cholesterol và bệnh
tiểu đường.

You might also like