You are on page 1of 182

Tailieumontoan.

com


Điện thoại (Zalo) 039.373.2038

CÁC CHUYÊN ĐỀ
HÌNH HỌC LỚP 6
(Liệu hệ tài liệu word môn toán SĐT (zalo) : 039.373.2038

Tài liệu sưu tầm, ngày 10 tháng 10 năm 2022


CHƯƠNG 1: ĐOẠN THẲNG
BÀI 1. ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nhận biết được những quan hệ cơ bản giữa điểm, đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng, điểm
không thuộc đường thẳng.
 Kĩ năng
+ Biết cách đặt tên cho điểm và đường thẳng.
+ Kể tên được các điểm, đường thẳng trong hình vẽ cho trước.
+ Vẽ được hình gồm các điểm và đường thẳng thoả mãn điều kiện cho trước.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Điểm
Khái niệm
Dấu chấm nhỏ trên trang giấy là hình ảnh của điểm.

Ba điểm phân biệt: điểm A, điểm B, điểm C.


Đặt tên
Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C ,... để đặt tên cho
điểm. Hai điểm trùng nhau: điểm M và điểm N.
2. Đường thẳng
Khái niệm
Sợi chỉ căng thẳng, mép bảng, cạnh bàn,… là những hình
ảnh của đường thẳng.
Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.
Đặt tên
Người ta dùng các chữ cái thường a, b, c... để đặt tên cho Hai đường thẳng: đường thẳng a và đường
đường thẳng. thẳng b.
3. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng
Khái niệm

Trên hình 4, điểm M thuộc đường thẳng a. Kí hiệu


M  a.
Ta nói
 Điểm M nằm trên đường thẳng a.
 Đường thẳng a đi qua điểm M .

Trang 1
 Đường thẳng a chứa điểm M .
Trên hình 4, điểm P không thuộc đường thẳng a. Kí hiệu
P  a.
Ta nói
 Điểm P nằm ngoài đường thẳng a.
 Đường thẳng a không đi qua điểm P.
 Đường thẳng a không chứa điểm P.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HOÁ

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Đặt tên điểm và đường thẳng
Phương pháp giải
- Dùng các chữ cái in hoa A, B, C ,... để đặt tên cho điểm.
- Dùng các chữ cái in thường a, b, c, d ,... để đặt tên cho đường thẳng.
Ví dụ:

Trang 2
Các điểm: A, B, M .
Đường thẳng: d .
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho hình vẽ bên

Hãy dùng các chữ cái M , N , P, a, b để đặt tên cho các điểm và đường thẳng còn lại ở Hình 1.
Hướng dẫn giải
Ta có hình vẽ sau

Bài tập tự luyện dạng 1


Bài tập cơ bản
Câu 1: Cho hình vẽ bên

Trang 3
Hãy dùng các chữ cái A, B, C , D, a, b, c, d để đặt tên cho các điểm và đường thẳng còn lại ở hình trên.
Dạng 2: Quan hệ giữa điểm và đường thẳng
Phương pháp giải
Để xét quan hệ giữa một điểm và đường thẳng ta làm như sau
Bước 1. Quan sát đường thẳng đã cho trong hình vẽ
Bước 2.
- Trên đường thẳng có những điểm nào thì những điểm đó thuộc đường thẳng.
- Đường thẳng không qua đi qua những điểm nào thì điểm đó không thuộc đường thẳng.
Ví dụ:

Điểm B thuộc đường thẳng m. Kí hiệu: B  m.


Điểm A không thuộc đường thẳng m. Kí hiệu: A  m.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho hình vẽ sau

Điền kí hiệu , thích hợp vào ô vuông


M a; N b; M c;
P c; Q c; Q a.
Hướng dẫn giải
Đường thẳng a đi qua điểm M .
Đường thẳng b đi qua điểm N , đường thẳng c đi qua điểm P.
Từ đó ta có
M  a N  b M  c
P  c Q  c Q  a

Trang 4
Ví dụ 2. Dùng các chữ cái E , F , G, b, c đặt tên cho các điểm và các đường thẳng còn lại ở hình dưới đây
rồi trả lời các câu hỏi sau bằng ngôn ngữ thông thường và bằng kí hiệu.

a) Điểm E thuộc những đường thẳng nào?


b) Đường thẳng a chứa những điểm nào và không chứa điểm nào?
c) Đường thẳng nào không đi qua điểm D ?
d) Điểm nào nằm ngoài đường thẳng d ?
e) Điểm F nằm trên đường thẳng nào và không nằm trên đường thẳng nào?
Hướng dẫn giải

a) Điểm E thuộc các đường thẳng a, c : E  a; E  c.


b) Đường thẳng a chứa hai điểm E và F , không chứa D và G : E  a; F  a; D  a; G  a.
c) Các đường thẳng không đi qua điểm D là a và d : D  a; D  d .
d) Điểm E , D nằm ngoài đường thẳng d : E  d ; D  d .
e) Điểm F nằm trên đường thẳng a và đường thẳng d , không nằm trên đường thẳng b và c :
F  a; F  d ; F  b; F  c.
Ví dụ 3. Dựa vào hình vẽ nối mỗi ý ở cột A với chỉ một ý ở cột B để được kết quả đúng

Cột A Cột B
1) Điểm A a) Không thuộc các đường thẳng m, n và p.
2) Điểm B b) Nằm trên cả 3 đường thẳng m, n và p.
3) Điểm C c) Nằm trên cả 2 đường thẳng n và p.

Trang 5
4) Điểm D d) Thuộc cả hai đường thẳng p và m.
e) Thuộc cả hai đường thẳng m và n.
Hướng dẫn giải
1) – e). 2) – c). 3) – d). 4) – a).
Ví dụ 4. Mỗi câu sau là đúng hay sai?
a) Mỗi điểm có thể thuộc một đường thẳng.
b) Mỗi điểm có thể đồng thời thuộc hai đường thẳng.
c) Mỗi điểm có thể đồng thời thuộc ba đường thẳng.
d) Mỗi điểm có thể đồng thời thuộc nhiều đường thẳng.
e) Trên đường thẳng chỉ có một điểm.
f) Trên đường thẳng có nhiều hơn một điểm.
g) Với một đường thẳng a cho trước, có những điểm thuộc a và có những điểm không thuộc a.
Hướng dẫn giải
Các câu đúng là: a), b), c), d), f), g).
Cụ thể
b) Mỗi điểm có thể đồng thời thuộc hai đường thẳng

c) Mỗi điểm có thể đồng thời thuộc ba đường thẳng

d) Mỗi điểm có thể đồng thời thuộc nhiều đường thẳng

f) Trên đường thẳng có nhiều hơn một điểm

g) Với một đường thẳng a cho trước, có những điểm thuộc a và có những điểm không thuộc a.

Trang 6
Câu e) sai vì trên đường thẳng có nhiều hơn một điểm.
Ví dụ 5. Trong hình sau có bốn đường thẳng và bốn điểm A, B, M , N .

Hãy xác định đường thẳng nào là đường thẳng a, b, c, d biết


- Đường thẳng a đi qua điểm M và điểm B.
- Đường thẳng b chứa điểm N và không chứa điểm A.
- Đường thẳng c không đi qua M , cũng không đi qua N .
- Đường thẳng d không đi qua B nhưng đi qua A.
Hướng dẫn giải
Đường thẳng a đi qua điểm M và điểm B nên ta có hình vẽ

Đường thẳng b chứa điểm N và không chứa điểm A nên

Đường thẳng c không đi qua M cũng không đi qua N nên

Trang 7
Đường thẳng d không đi qua B nhưng đi qua A

Ví dụ 6. Cho hình vẽ

a) Kể tên các đường thẳng đi qua các điểm A, B, C , D.


b) Đường thẳng n không đi qua các điểm nào?
c) Đường thẳng n đi qua những điểm nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu.
d) Đường thẳng m đi qua các điểm nào và không đi qua các điểm nào?
e) Điểm B thuộc đường thẳng nào và không thuộc các đường thẳng nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu.
Hướng dẫn giải
a) Đường thẳng đi qua điểm A : m, n; đường thẳng đi qua điểm B : n, p; đường thẳng đi qua điểm
C : m, p; không có đường thẳng nào đi qua điểm D.
b) Đường thẳng n không đi qua các điểm C , D.
c) Đường thẳng n đi qua các điểm A, B. Kí hiệu: A  n; B  n.
d) Đường thẳng m đi qua các điểm A, C và không đi qua các điểm B, D.
e) Điểm B thuộc đường thẳng n, p và không thuộc đường thẳng m.
Kí hiệu: B  n; B  p và B  m.
Bài tập tự luyện dạng 2
Bài tập cơ bản
Câu 1: Cho hình vẽ
a) Kể tên các đường thẳng đi qua các điểm A, B, C , D.
b) Đường thẳng c không đi qua các điểm nào?
c) Đường thẳng c đi qua những điểm nào? Ghi kết quả
bằng kí hiệu.
d) Đường thẳng a đi qua các điểm nào và không đi qua
các điểm nào?

Trang 8
e) Điểm E thuộc đường thẳng nào và không thuộc các đường thẳng nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu.
Câu 2: Xem hình vẽ và trả lời câu hỏi

a) Điểm B thuộc đường thẳng nào? Điểm D không thuộc đường thẳng nào? Hãy viết câu trả lời
bằng ngôn ngữ thông thường và dùng kí hiệu.
b) Những đường thẳng nào đi qua điểm A, C . Hãy ghi kết quả bằng kí hiệu.
c) Điểm F nằm trên đường thẳng nào và không nằm
trên đường thẳng nào?
Câu 3: Dùng các chữ cái A, B, C và a, b, c, d để đặt tên cho
hình vẽ dưới đây và trả lời câu hỏi
a) Điểm A thuộc đường thẳng nào?
b) Điểm B nằm trên đường thẳng nào và không thuộc
đường thẳng nào?
c) Những đường thẳng nào đi qua điểm C và không đi
qua điểm C ?

Câu 4: Cho hình vẽ

a) Kể tên các đường thẳng đi qua các điểm A, B, C , D.


b) Đường thẳng n không đi qua các điểm nào?
c) Đường thẳng n đi qua những điểm nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu.
d) Đường thẳng m đi qua các điểm nào và không đi qua các điểm nào?

Trang 9
e) Điểm B thuộc đường thẳng nào và không thuộc các đường thẳng nào? Ghi kết quả bằng kí hiệu.
Dạng 3: Vẽ điểm và đường thẳng theo điều kiện cho trước
Phương pháp giải
Để vẽ điểm và đường thẳng thoả mãn điều kiện cho trước ta làm như sau
Bước 1. Vẽ đường thẳng
Bước 2. Dựa vào điều kiện cho trước để vẽ điểm.
Ví dụ: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) Điểm A nằm trên đường thẳng a.
b) Hai điểm B và C không nằm trên đường thẳng a.

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Vẽ ba điểm A, B, C và ba đường thẳng a, b, c.
Hưỡng dẫn giải

Ví dụ 2. Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau


a) Điểm M nằm trên đường thẳng d .
b) Điểm B nằm ngoài đường thẳng m.
c) Đường thẳng d không đi qua điểm M và chứa điểm N .
Hướng dẫn giải
a)

b)

c)

Trang 10
Ví dụ 3. Vẽ từng hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp sau đây
a) Hai điểm A và B cùng thuộc đường thẳng a.
b) Đường thẳng b không đi qua hai điểm M và N .
c) Đường thẳng c đi qua hai điểm H , K và không chứa hai điểm U ,V .
d) Điểm X nằm trên cả hai đường thẳng d và t , điểm Y chỉ thuộc đường thẳng d và nằm ngoài
đường thẳng t , đường thẳng t đi qua điểm Z còn đường thẳng d không chứa điểm Z .
e) Điểm U nằm trên cả hai đường thẳng m, n và không thuộc đường thẳng p; điểm V thuộc cả hai
đường thẳng n, p và nằm ngoài đường thẳng m, hai đường thẳng p, m cùng đi qua điểm R còn
đường thẳng n không chứa điểm R.
Hướng dẫn giải

a)

b)

c)

d)

e)

Ví dụ 4. Vẽ hai đường thẳng a, b và bốn điểm A, B, C , D thoả mãn các điều kiện sau
a) A  a, A  b; b) B  a, B  b;
c) C  a, C  b; d) D  a, D  b.
Hướng dẫn giải

Trang 11
Bài tập tự luyện dạng 3
Bài tập cơ bản
Câu 1:
a) Vẽ hình theo cách diễn dạt sau: Các điểm A, M , N nằm trên đường thẳng d . Các điểm B, C
không nằm trên đường thẳng d .
b) Ghi kí hiệu theo các diễn đạt ở câu a).
Câu 2: Điền một cách thích hợp vào các ô trống trong bảng sau
Cách viết thông thường Hình vẽ Kí hiệu

N a
Các điểm A, B nằm trên đường thẳng q
nhưng điểm C nằm ngoài đường thẳng ấy

Câu 3: Cho điểm M thuộc đường thẳng a và điểm N không thuộc đường thẳng a
a) Vẽ hình và viết kí hiệu.
b) Có những điểm khác M và cùng thuộc đường thẳng a không? Hãy vẽ hai điểm như thế và kí
hiệu trên hình vẽ.
c) Có những điểm không thuộc đường thẳng a và khác điểm N không?
Câu 4: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) Các điểm N , M nằm trên đường thẳng a, điểm P nằm ngoài đường thẳng a.
b) Hai đường thẳng a, b không đi qua điểm N .
Câu 5: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) Đường thẳng a đi qua các điểm A, B, C nhưng không đi qua điểm M .
b) Hai đường thẳng a, b đi qua điểm N .

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Dạng 1. Đặt tên điểm và đường thẳng
Câu 1.
Ta có hình vẽ sau

Trang 12
Dạng 2. Quan hệ giữa điểm và đường thẳng
Bài tập cơ bản
Câu 1.

a) Các đường thẳng đi qua điểm A là b, c, d .


Các đường thẳng đi qua điểm B là a, b.
Các đường thẳng đi qua điểm C là a, c.
Các đường thẳng đi qua điểm D là a, d .
b) Đường thẳng c không đi qua điểm B, G , D.
c) Đường thẳng c đi qua điểm A, C , E. A  c; C  c; E  c.
d) Đường thẳng a đi qua các điểm B; G; C ; D.
Đường thẳng a không đi qua các điểm A; E.
e) Điểm E thuộc đường thẳng c, không thuộc các đường thẳng a; b; d . E  c; E  a; E  b; E  d .
Câu 2.

Trang 13
a) Điểm B thuộc các đường thẳng q và m. B  q; B  m.
Điểm D không thuộc các đường thẳng m; p; t. D  m; D  p; D  t.
b) Các đường thẳng đi qua điểm A là m; n; p; t. A  m; A  n; A  p; A  t.
Các đường thẳng đi qua điểm C là p; q. C  p; C  q.
c) Điểm F không nằm trên đường thẳng nào.
Câu 3.

a) Điểm A thuộc đường thẳng a và đường thẳng d .


b) Điểm B nằm trên đường thẳng c, d và không thuộc đường thẳng a, b.
c) Những đường thẳng đi qua điểm C là b, d ; những đường thẳng không đi qua điểm C là a, c.
Câu 4.

a) Chỉ có đường thẳng a đi qua điểm A.


Các đường thẳng đi qua điểm B là đường thẳng a, đường thẳng c.
Các đường thẳng đi qua điểm C là đường thẳng c, đường thẳng b.
Các đường thẳng đi qua điểm D là đường thẳng a, đường thẳng b.
b) Đường thẳng c không đi qua các điểm A và D.
c) Đường thẳng c đi qua các điểm B, C . Kí hiệu: B  c; C  c.
d) Đường thẳng a đi qua các điểm A, B, D, không đi qua điểm C.
e) Điểm D thuộc đường thẳng a, b và không thuộc đường thẳng c.
Kí hiệu: D  a; D  b; D  c.

Trang 14
Dạng 3. Vẽ điểm và đường thẳng theo điều kiện cho trước
Bài tập cơ bản
Câu 1.
a)

b) Các kí hiệu: A  d ; M  d ; N  d ; B  d ; C  d .
Câu 2.
Cách viết thông thường Hình vẽ Kí hiệu

Điểm M thuộc đường thẳng p Mp

Điểm N thuộc đường thẳng a N a

Các điểm A, B nằm trên đường thẳng q


A  q; B  q; C  q.
nhưng điểm C nằm ngoài đường thẳng ấy

Câu 3.
a) M  a; N  a.

b) Có những điểm khác M và cùng thuộc đường thẳng a, chẳng hạn: điểm E , F .
c) Có những điểm không thuộc đường thẳng a và khác điểm N , chẳng hạn điểm G.
Câu 4.
a) b)

Câu 5.

Trang 15
a) b)

Trang 16
BÀI 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nhận biết được ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
+ Nhận biết được khái niệm điểm nằm giữa hai điểm.
 Kĩ năng
+ Chỉ ra được điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Ba điểm thẳng hàng
Định nghĩa
Ba điểm A, B, C được gọi là thẳng hàng khi chúng cùng thuộc
một đường thẳng.
Khi ba điểm M , N , P không cùng thuộc bất kì đường thẳng
nào thì ta nói M , N , P không thẳng hàng.

2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng


Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.


Hai điểm A và B nằm cùng phía so với điểm C.
Hai điểm B và C nằm cùng phía so với điểm A.
Hai điểm A và C nằm khác phía so với điểm B.

Trang 1
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HOÁ

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Nhận biết ba điểm thẳng hàng hay không thẳng hàng
Phương pháp giải
Để nhận biết ba điểm có thẳng hàng hay không, ta thường làm như sau
Bước 1. Vẽ một đường thẳng đi qua hai trong ba điểm.
Bước 2.
- Nếu điểm còn lại nằm trên đường thẳng vừa vẽ thì ba điểm thẳng hàng.
- Nếu điểm còn lại không nằm trên đường thẳng vừa vẽ thì ba điểm không thẳng hàng.
Ví dụ:

Ba điểm A, C , D thẳng hàng

Trang 2
Ba điểm A, B, C không thẳng hàng
Ba điểm A, D, B không thẳng hàng
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Dùng thước thẳng, kiểm tra xem các điểm sau có thẳng hàng không?
a)

b)

c)

Hướng dẫn giải


a)

Ba điểm M ; N ; P thẳng hàng.


b)

Ba điểm D; E ; F không thẳng hàng.


c)

Ba điểm X ; Y ; Z không thẳng hàng.


Ví dụ 2. Xem hình vẽ bên và gọi tên

a) Tất cả ba điểm thẳng hàng và đọc tên điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Tất cả bộ ba điểm không thẳng hàng.
Hướng dẫn giải

Trang 3
a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng trong đó điểm B nằm giữa hai điểm còn lại.
Ba điểm C , D, E thẳng hàng trong đó điểm D nằm giữa hai điểm còn lại.

b) Các bộ ba điểm không thẳng hàng là  A, B, D  ;  A, B, E  ;  B, C , D  ;  B, C , E  ;  A, C , D  ;


 A, C , E  ;  D, E, A ;  D, E , B  .
Ví dụ 3. (Đố) Theo hình thì ta có thể trồng được 10 cây thành 5 hàng, mỗi hàng 4 cây.

Hãy vẽ sơ đồ trồng 12 cây thành 6 hàng, mỗi hàng 4 cây.


Hướng dẫn giải
Ta có hình vẽ sau

Ví dụ 4. Đọc tên bộ ba điểm thẳng hàng trong hình và hãy kiểm tra xem trên hình vẽ còn bộ ba điểm nào
thẳng hàng nữa không?

Hướng dẫn giải


Các bộ ba điểm thẳng hàng là
 A, D, N  ;  B, E , P  ;  A, B, C  ;  B, D, M  ;  C , E , N  ;  M , N , P  .
Ngoài ra nếu gọi thêm điểm O như hình vẽ, ta có thêm các bộ ba điểm thẳng hàng là

Trang 4
 A, O, P  ;  B, O, N  ;  D, O, E  ;  C , O, M  .

Bài tập tự luyện dạng 1


Bài tập cơ bản
Câu 1: Xem hình và gọi tên

a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.


b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.
c) Một bộ bốn điểm thẳng hàng.
Câu 2: Hãy vẽ hình theo cách diễn đạt sau
Cho điểm A và đường thẳng a, điểm A, B, C thuộc đường thẳng a và theo thứ tự đó.
Điểm D và E nằm ngoài đường thẳng a và A, D, E thẳng hàng.
Dạng 2: Xác định vị trí giữa ba điểm thẳng hàng
Phương pháp giải

Ba điểm M , N , P thẳng hàng, trong đó


- Điểm M và điểm N nằm cùng phía đối với điểm P.
- Điểm N và điểm P nằm cùng phía đối với điểm M .
- Điểm M và điểm P nằm khác phía đối với điểm N .
- Điểm N nằm giữa hai điểm M và P.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Với ba điểm A, B, C như hình thì có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại không?

Trang 5
Hướng dẫn giải
Trong mỗi hình trên đều không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại vì không có ba điểm nào thẳng
hàng
Chú ý: Ta chỉ xét đến khái niệm một điểm nằm giữa hai điểm đối với ba điểm thẳng hàng.

Ví dụ 2. Xem hình vẽ sau và gọi tên

a) Tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng và đọc tên điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng.
Hướng dẫn giải
a) Các bộ ba điểm thẳng hàng là:  M , N , P  ;  M , X , T  ;  P, Q, R  ;  R, S , T  .

Trong đó:
 Điểm N nằm giữa hai điểm M và P.
 Điểm X nằm giữa hai điểm M và T .
 Điểm Q nằm giữa hai điểm P và R.

 Điểm S nằm giữa hai điểm T và R.


b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng là M , X , N và M , N , Q.
Ví dụ 3.
a) Vẽ ba điểm thẳng hàng M , N , P.
b) Vẽ ba điểm thẳng hàng A, B, C có điểm A, B cùng phía C.
c) Vẽ ba điểm thẳng hàng A, B, C có điểm A, B khác phía C.

Trang 6
d) Vẽ ba điểm thẳng hàng M , N , P có M nằm giữa N và P.
Hướng dẫn giải
a)

b)

c) A, B nằm khác phía với C nên C là điểm nằm giữa A và B.

d)

Ví dụ 4. Xem hình và điền vào chỗ trống

a) Điểm … nằm giữa hai điểm M và P.


b) Hai điểm O và A nằm … đối với điểm M .
c) Ba điểm O, B và … thẳng hàng.
d) Điểm P nằm giữa hai điểm … và …
e) Hai điểm … và … nằm khác phía đối với điểm N .
Hướng dẫn giải
a) Điểm N nằm giữa hai điểm M và P.
b) Hai điểm O và A nằm khác phía đối với điểm M .
c) Ba điểm O, B và N thẳng hàng.
d) Điểm P nằm giữa hai điểm O và C .
e) Hai điểm M và P nằm khác phía đối với điểm N .
Hai điểm O và B nằm khác phía đối với điểm N .
Ví dụ 5. Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho
a) B, C nằm cùng phía đối với A.
b) A, B nằm khác phía đối với C.

Trang 7
c) A nằm giữa B và C .
Hướng dẫn giải
a) B, C nằm cùng phía đối với A.

Hoặc

b) A, B nằm khác phía đối với C.

c) A nằm giữa B và C .

Ví dụ 6. Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho


a) Điểm A không nằm giữa hai điểm B và C .
b) Điểm A nằm giữa hai điểm B và C .
Hướng dẫn giải
a) Điểm A không nằm giữa hai điểm B và C nên ta có hai trường hợp
Điểm B nằm giữa A và C

Điểm C nằm giữa A và B

b) Điểm A nằm giữa hai điểm B và C

Ví dụ 7.
a) Cho ba điểm M , N , P thẳng hàng có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra.
Trong mỗi trường hợp đó hãy vẽ hình minh hoạ.
b) Trong mỗi hình vẽ đó hãy cho biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Hướng dẫn giải
a) b)
Trường hợp 1: Điểm N nằm giữa hai điểm M và P

Trang 8
Trường hợp 2: Điểm M nằm giữa hai điểm N và P

Trường hợp 3: Điểm P nằm giữa hai điểm M và N

Bài tập tự luyện dạng 2


Bài tập cơ bản
Câu 1: Xem hình vẽ và đọc tên
a) Điểm nằm giữa hai điểm A và C.
b) Điểm nằm giữa hai điểm C và B.
c) Điểm nằm giữa hai điểm B và N .
d) Điểm nằm giữa hai điểm A và M .
e) Điểm nằm giữa hai điểm B và A.
Câu 2: Nhìn hình vẽ trả lời các câu hỏi sau

a) Những điểm nào thẳng hàng?


b) Điểm nào nằm giữa hai điểm?
c) Hai điểm nào nằm cùng phía đối với điểm thứ ba?
d) Điểm nào không thẳng hàng với hai điểm E , H ?
Câu 3: Xem hình và đọc tên các điểm
a) Nằm giữa O và F .
b) Nằm giữa D và F .
c) Nằm giữa O và K .

Trang 9
Câu 4: Vẽ ba điểm M , N , P thẳng hàng sao cho
a) N , P nằm cùng phía đối với M .
b) M , P nằm khác phía đối với N .
c) M nằm giữa N và P.
Câu 5: Xem hình vẽ sau và trả lời câu hỏi
a) Điểm E nằm giữa hai điểm nào?
b) Điểm B nằm giữa hai điểm nào?
c) Điểm D nằm giữa hai điểm nào?

Bài tập nâng cao


Câu 6: Vẽ bốn điểm A, B, M , N thẳng hàng sao cho
a) Điểm M nằm giữa A và B, điểm N nằm giữa M và B.
b) Điểm B nằm giữa A và N , điểm M nằm giữa A và B.
Câu 7: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) Ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm C nằm giữa hai điểm A và B.
b) Ba điểm M , N , P thẳng hàng và hai điểm M , N cùng phía đối với điểm P.
c) Ba điểm X , Y , Z thẳng hàng và hai điểm X , Y nằm khác phía đối với điểm Z .
d) Bốn điểm E , F , G , H cùng thuộc một đường thẳng và điểm G nằm giữa hai điểm E , F còn hai
điểm E , H nằm khác phía đối với điểm F .
e) Bốn điểm R, S , T ,U cùng nằm trên một đường thẳng và hai điểm T , S nằm về cùng phía so với
điểm U còn hai điểm R, T nằm khác phía đối với điểm U .
Câu 8: Cho đường thẳng m và điểm A thuộc đường thẳng m, điểm B không thuộc đường thẳng m.
a) Hãy vẽ hình và kí hiệu
b) Lấy điểm C nằm giữa A và B.
c) Lấy điểm D sao cho ba điểm A, B, D không thẳng hàng.
d) Có những điểm khác A mà cũng thuộc đường thẳng m không? Nếu có hãy vẽ thêm hai điểm như
thế.
e) Có những điểm khác B mà không thuộc đường thẳng m không? Nếu có hãy vẽ thêm hai điểm
như thế.
Câu 9: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Điểm K nằm giữa G , H và điểm H nằm giữa G , K .
b) Điểm H nằm giữa K , G và điểm H nằm giữa G , K .
c) Điểm G nằm giữa K , H và điểm H không nằm giữa G , K .
d) Điểm G nằm giữa H , K và điểm K nằm giữa H , G.

Trang 10
Câu 10: Cho ba điểm M , N , P thẳng hàng, biết rằng điểm M không nằm giữa hai điểm N và P, điểm
N không nằm giữa hai điểm M và P. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Giải thích.
Câu 11:
a) Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng thì có mấy trường hợp hình vẽ?
b) Trong mỗi trường hợp, có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại?
c) Hãy nói cách vẽ ba điểm không thẳng hàng?

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Dạng 1. Nhận biết ba điểm thẳng hàng hay không thẳng hàng
Câu 1:

a) Các bộ ba điểm thẳng hàng là  A, B, C  ;  C , D, E  ;  D, E , F  ;  C , E , F  và  C , D, F  .

b) Hai bộ ba điểm không thẳng hàng là A, B, D và B, D, E.


c) Bộ bốn điểm thẳng hàng là C , D, E , F .
Câu 2:

Dạng 2. Xác định vị trí giữa ba điểm thẳng hàng


Bài tập cơ bản
Câu 1:

Trang 11
a) Điểm nằm giữa hai điểm A và C là điểm N .
b) Điểm nằm giữa hai điểm C và B là điểm Q, điểm M .
c) Không có điểm nào nằm giữa hai điểm B và N .
d) Điểm nằm giữa hai điểm A và M là điểm I .
e) Không có điểm nào nằm giữa hai điểm B và A.
Câu 2:

a) Các điểm thẳng hàng là  B, C , D  ;  B, E , H  ;  A, C , E  ;  A, D, H  .

b) Điểm C nằm giữa hai điểm B và D; điểm C nằm giữa hai điểm A và E ; điểm D nằm giữa hai
điểm A và H ; điểm E nằm giữa hai điểm B và H .
c) Hai điểm C , D nằm cùng phía so với điểm B;
Hai điểm B, C nằm cùng phía so với điểm D;
Hai điểm E , H nằm cùng phía so với điểm B;
Hai điểm B, E nằm cùng phía so với điểm H ;
Hai điểm A, D nằm cùng phía so với điểm H ;
Hai điểm D, H nằm cùng phía so với điểm A;

Trang 12
Hai điểm A, C nằm cùng phía so với điểm E ;
Hai điểm C , E nằm cùng phía so với điểm A.
d) Điểm A, D là các điểm không thẳng hàng với E và H .
Điểm A, C là các điểm không thẳng hàng với H .
Câu 3:
a) Những điểm nằm giữa hai điểm O và F là D và E.
b) Điểm nằm giữa D và F là E.
c) Điểm nằm giữa O và K là điểm H .
Câu 4:
a)

Hoặc

b)

c)

Câu 5:

a) Điểm E nằm giữa hai điểm B và C ; điểm E cũng nằm giữa hai điểm D và F .

Trang 13
b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và F .
c) Điểm D nằm giữa hai điểm A và C.
Bài tập nâng cao
Câu 6:
a)

b)

Câu 7:
a)

b)

c)

d)

e)

Câu 8:
a) b) c)

d) Có những điểm khác A và thuộc đường thẳng m chẳng hạn điểm E và điểm F .
e) Có những điểm khác B mà không thuộc đường thẳng m, chẳng hạn điểm I và điểm K .
Câu 9:
a) Khi điểm K nằm giữa G và H , ta có hình vẽ như sau

Vậy điểm H không nằm giữa G và K .


Câu a) sai.
b) Khi điểm H nằm giữa K và G, ta có hình vẽ

Trang 14
Vậy điểm H cũng nằm giữa G và K .
Câu b) đúng.
c) Khi điểm G nằm giữa K và H ta có hình vẽ

Vậy điểm H không nằm giữa G và K .


Câu c) đúng.
d) Khi điểm G nằm giữa H và K ta có hình vẽ

Vậy điểm K không nằm giữa H và G.


Câu d) sai.
Câu 10:

Trong ba điểm thẳng hàng, luôn có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Theo giả thiết, điểm M không
nằm giữa hai điểm N và P; điểm N không nằm giữa hai điểm M và P. Do vậy điểm P nằm giữa hai
điểm còn lại.
Câu 11:
a) Với ba điểm A, B, C thẳng hàng, ta có ba trường hợp về hình vẽ
Trường hợp 1: Điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

Trường hợp 2: Điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

Trường hợp 3: Điểm A nằm giữa hai điểm B và C.

b) Trong mỗi trường hợp, có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
c) Để vẽ ba điểm A, B, C không thẳng hàng
- Vẽ đường thẳng a và hai điểm A, B thuộc đường thẳng a.
- Vẽ điểm C không nằm trên đường thẳng a.
Trang 15
Trang 16
BÀI 3. ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nhận biết được tiên đề về đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
+ Nhận biết được khái niệm hai đường thẳng cắt nhau, song song.
 Kĩ năng
+ Vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm.
+ Đếm được số đường thẳng trên hình vẽ cho trước.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Vẽ và đặt tên đường thẳng
Vẽ đường thẳng
- Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B
- Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B
- Dùng bút chì vạch theo cạnh thước
Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai
điểm A và B.
Tên đường thẳng
Một đường thẳng có thể được đặt tên bằng
- Một chữ cái in thường.
Đường thẳng a
- Tên hai điểm thuộc đường thẳng đó.
- Hai chữ cái in thường.
Đường thẳng xy

Đường thẳng MN
Đường thẳng NM
2. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
Hai đường trùng nhau
Chú ý:
Hai đường thẳng không trùng nhau còn được
Hai đường thẳng AB và AC trùng nhau. gọi là hai đường thẳng phân biệt.
Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một
điểm chung (Hình a) hoặc không có điểm
chung nào (Hình b).
Hai đường thẳng cắt nhau

Trang 1
Hình a
 Hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng có
duy nhất một điểm chung.
 Hai đường thẳng AB và AC cắt nhau tại A.
A là giao điểm của hai đường thẳng đó.
Hai đường thẳng song song

 Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng Hình b


không có điểm chung.
 Hai đường thẳng a và b không có điểm chung
nào (dù có kéo dài mãi mãi về hai phía).
 Hai đường thẳng a và b song song với nhau.

Trang 2
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HOÁ

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Đếm số đường thẳng
Phương pháp giải
- Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt

- Hai đường thẳng không trùng nhau được gọi là hai đường thẳng phân biệt

Trang 3
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho ba điểm phân biệt A, B, C không thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có
tất cả bao nhiêu đường thẳng? Đó là những đường thẳng nào?
Hướng dẫn giải

Có tất cả ba đường thẳng. Đó là các đường thẳng AB, BC và CA.


Ví dụ 2. Lấy năm điểm A, B, C , D, E trong đó có bốn điểm A, B, C , D thẳng hàng và điểm E nằm ngoài
đường thẳng trên. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có bao nhiêu đường thẳng phân biệt? Viết tên
các đường thẳng đó.
Hướng dẫn giải

Có tất cả 5 đường thẳng phân biệt. Đó là các đường thẳng: EA, EB, EC , ED và AD.
Ví dụ 3. Cho bốn điểm M , N , P, Q trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi
qua các cặp điểm. Có tất cả bao nhiêu đường thẳng? Đó là những đường thẳng nào?
Hướng dẫn giải

Trang 4
Có tất cả 5 đường thẳng phân biệt. Đó là các đường thẳng MN , MQ, MP, NP và PQ.
Ví dụ 4. Cho hình vẽ

a) Ghi tên các đường thẳng đi qua hai điểm của hình vẽ bên.
b) Có tất cả bao nhiêu đường thẳng?
Hướng dẫn giải
a) Các đường thẳng đi qua hai điểm của hình vẽ bên là: AC , AB, AD , BC , CD, BD.
b) Có tất cả 6 đường thẳng.
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1: Cho hình vẽ
a) Ghi tên các đường thẳng đi qua ba điểm của hình vẽ bên.
b) Có tất cả bao nhiêu đường thẳng phân biệt?

Câu 2: Cho hình vẽ


a) Ghi tên các đường thẳng đi qua ba điểm của hình vẽ
bên.
b) Có tất cả bao nhiêu đường thẳng phân biệt?

Câu 3: Cho bốn điểm phân biệt A, B, C , D không thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm.
Có tất cả bao nhiêu đường thẳng? Đó là những đường thẳng nào?
Câu 4:

Trang 5
Trong hình vẽ trên có bao nhiêu đường thẳng phân biệt?
Câu 5: Cho năm điểm M , N , P, Q, R không cùng thuộc một đường thẳng. Biết rằng ba điểm M , N , P
thẳng hàng; ba điểm P, Q, R thẳng hàng. Kẻ đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có tất cả bao nhiêu đường
thẳng? Đó là những đường thẳng nào?
Câu 6: Cho hình vẽ

a) Ghi tên các đường thẳng phân biệt đi qua hai điểm của hình vẽ bên.
b) Có tất cả bao nhiêu đường thẳng phân biệt?
Dạng 2: Giao điểm của hai đường thẳng cắt nhau
Phương pháp giải
Giao điểm của hai đường thẳng cắt nhau là điểm chung của hai đường thẳng ấy.

Giao điểm của hai đường thẳng a và b là điểm M.


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) A là giao điểm của hai đường thẳng m và n.
b) K và L theo thứ tự là giao điểm của đường thẳng t với đường thẳng m và đường thẳng n.
Hướng dẫn giải
a)

b)

Trang 6
Ví dụ 2. Cho ba đường thẳng phân biệt a, b, c. Vẽ hình trong các trường hợp sau:
a) Chúng có 1 giao điểm.
b) Chúng có 3 giao điểm.
c) Chúng không có giao điểm nào.
Hướng dẫn giải
a)

b)

c)

Ví dụ 3. Vẽ bốn đường thẳng a, b, c, d cắt nhau từng đôi một trong các trường hợp sau
a) Chúng có tất cả 1 giao điểm. b) Chúng có tất cả 4 giao điểm.
c) Chúng có tất cả 3 giao điểm. d) Chúng có tất cả 6 giao điểm.
Hướng dẫn giải
a)

Trang 7
b)

c)

d)

Ví dụ 4. Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau đây


a) Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M , đường thẳng c cắt đường thẳng a tại điểm N và
đường thẳng c song song với đường thẳng b.
b) Ba điểm M , N , P cùng thuộc đường thẳng a. Đường thẳng b cắt a tại M , đường thẳng c cắt a
tại P và cắt b tại Q.
Hướng dẫn giải
a)

b)

Trang 8
Bài tập tự luyện dạng 2
Bài tập cơ bản
Câu 1: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) O là giao điểm của ba đường thẳng m, n và p.
b) K , L và M theo thứ tự là giao điểm của đường thẳng t với đường thẳng m, đường thẳng p và
đường thẳng n.
Câu 2: Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau đây
a) Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M , đường thẳng c cắt đường thẳng a tại điểm N và
cắt đường thẳng b tại P.
b) Ba điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng a. Đường thẳng b cắt đường thẳng a tại A. Đường
thẳng c cắt đường thẳng b tại điểm M và cắt đường thẳng a tại điểm B. Đường thẳng d cắt
đường thẳng a tại C và song song với đường thẳng b.
Câu 3: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm M . Đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b lần
lượt tại P và Q.
b) Hai đường thẳng a và b không có điểm chung. Đường thẳng c cắt a và b lần lượt tại A và B.
Đường thẳng d đi qua điểm A và cắt đường thẳng b tại điểm M .
Câu 4: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng, đường thẳng a đi qua hai điểm B và C. Đường thẳng b đi
qua A và cắt đường thẳng a tại điểm M khác B và C .
b) Điểm A là giao điểm của hai đường thẳng m và n. Đường thẳng p cũng đi qua điểm A. Đường
thẳng x cắt ba đường thẳng m, n, p lần lượt tại các điểm M , N , P.
Bài tập nâng cao
Câu 5: Vẽ hình theo mỗi cách diễn đạt sau đây
a) Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung.
b) Hai đường thẳng chỉ có đúng hai điểm chung.
c) Hai đường thẳng có đúng ba điểm chung.
d) Hai đường thẳng không song song với nhau.

Trang 9
ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Dạng 1. Đếm số đường thẳng
Câu 1.
a) Các đường thẳng đi qua ba điểm của hình vẽ bên là AB; AE ; BC ; CE .
b) Có tát cả 4 đường thẳng phân biệt.
Câu 2.
a) Các đường thẳng đi qua ba điểm của hình vẽ bên là AC , DC , AD, BE.
b) Có tất cả 4 đường thẳng phân biệt.
Câu 3.
Có tất cả 6 đường thẳng là: DA, DB, DC , AB, BC , CA.

Câu 4.

Có 4 đường thẳng phân biệt là DA, DB, DC , AC .


Câu 5.

Trang 10
Có tất cả 6 đường thẳng.
Đó là đường thẳng PM ; đường thẳng PR; đường thẳng NQ, đường thẳng NR; đường thẳng MQ và
đường thẳng MR.
Câu 6.

a) Các đường thẳng phân biệt có trong hình vẽ là: đường thẳng MN , đường thẳng MP, đường thẳng
MQ và đường thẳng NQ.
b) Có tất cả 4 đường thẳng phân biệt.
Dạng 2. Giao điểm của hai đường thẳng cắt nhau
Bài tập cơ bản
Câu 1.
a) O là giao điểm của ba đường thẳng m, n và p.

b) K , L và M theo thứ tự là giao điểm của đường thẳng t với đường thẳng m, đường thẳng p và
đường thẳng n.

Câu 2.
a)

Trang 11
b)

Câu 3.
a)

b)

Câu 4.

Trang 12
a) b)

Bài tập nâng cao


Câu 5.
a)

b) Vì hai đường thẳng phân biệt hoặc có một điểm chung hoặc không có điểm chung nên không có
hai đường thẳng nào chỉ có đúng hai điểm chung. Nếu hai đường thẳng có hai điểm chung phân
biệt thì chúng trùng nhau và do đó có vô số điểm chung.
c) Tương tự câu b), không có hai đường thẳng nào có đúng ba điểm chung.
d) Hai đường thẳng không song song với nhau khi chúng có điểm chung

Trang 13
CHUYÊN ĐỀ
BÀI 4. TIA
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nhận biết được tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.

 Kĩ năng
+ Vẽ được các tia thỏa mãn điều kiện cho trước.
+ Dựa vào khái niệm tia, xác định được điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Tia
Định nghĩa
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị Tia Ox
chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O . Tia Oy
2. Hai tia đối nhau
Định nghĩa
Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường
thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
Nhận xét: Hai tia Ox và Oy đối nhau

Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia
đối nhau.
3. Hai tia trùng nhau Chú ý: Hai tia không trùng nhau còn được gọi là
hai tia phân biệt.

Hai tia Ax và AB trùng nhau.

Trang 1
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Nhận biết tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau
Bài toán 1. Nhận biết tia
Bước 1. Sử dụng khái niệm một tia để xác định Ví dụ. Xác định và gọi tên các tia trong hình sau
các tia có trong hình.
Xác định điểm gốc của tia và phần đường thẳng
được chia bởi gốc. Với gốc O có hai tia được tô màu xám và đen như
sau:

Với gốc A có hai tia được tô màu xám và đen như


sau:

Bước 2. Sử dụng một trong các cách để gọi tên Gọi tên hai tia gốc O :
tia. Tia Ox hay tia OA .
Tia Oy .

Trang 2
Gọi tên tia gốc A :
Tia Ax .
Tia Ay hay tia AO .
Bài toán 2. Xác định tia đối
Bước 1. Xác định các điểm trên hình là gốc chung Ví dụ. Kể tên các cặp tia đối có trong hình sau:
của hai tia đối.

Điểm gốc chung của hai tia đối: B


Bước 2. Xác định các tia có chung gốc và tạo Tia BA và tia BC .
thành một đường thẳng. Liệt kê tên các cặp tia đối Chú ý: Hai tia đối là hai tia thỏa mãn đủ hai điều
nhau. kiện: Chung gốc, tạo thành một đường thẳng.
Tránh nhầm lẫn với cặp tia không đối nhau: AB
và BA (như hình vẽ).
Bài toán 3. Xác định tia trùng nhau
Bước 1. Sử dụng khái niệm về hai tia trùng nhau Ví dụ. Cho hình vẽ dưới đây. Xác định các tia
để xác định trên hình vẽ. trùng với tia Ox .

Chú ý:
Hai tia trùng nhau sẽ có chung gốc và cùng kéo
dài về một phía.
Bước 2. Kể tên các cặp tia trùng nhau. Các tia trùng với tia Ox : OA; OB .

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C như hình vẽ. Kể tên các tia có trong hình.

Hướng dẫn giải


Các tia gốc A : Ax; Ay; AB; AC , trong đó các tia AB; AC và Ay trùng nhau.
Các tia gốc B : BC ; By; BA; Bx , trong đó tia Bx và tia BA trùng nhau, tia By và tia BC trùng nhau.
Các tia gốc C : Cy; CB; CA; Cx , trong đó các tia CB; CA và Cx trùng nhau.
Ví dụ 2. Cho hình vẽ sau:

Trang 3
Hãy xác định các tia đối của
a) tia Ax ;
b) tia Az .
Hướng dẫn giải
a) Tia đối của tia Ax là: AC và Ay .
b) Tia đối của tia Az là: AB và At .
Ví dụ 3. Cho hình vẽ dưới đây. Xác định các cặp tia trùng nhau trong hình vẽ:

Hướng dẫn giải


Tia OA trùng với tia Oy .
Tia OB trùng với tia Ox .
Ví dụ 4. Vẽ hai tia đối nhau Ox , Oy .
a) Lấy A  Ox, B  Oy . Viết tên các tia trùng với tia Ay .
b) Hai tia AB và Oy có trùng nhau không? Vì sao?
c) Hai tia Ax và By có đối nhau không? Vì sao?
Hướng dẫn giải
a)

Các tia trùng với tia Ay là tia AO và tia AB .


b) Hai tia AB và Oy không trùng nhau vì không có chung gốc (hoặc do điểm A không thuộc Oy ).
c) Hai tia Ax và By không đối nhau vì không có chung gốc và không tạo thành đường thẳng xy .
Ví dụ 5.

Trang 4
a) Kể tên các tia có trong hình vẽ.
b) Kể tên các cặp tia trùng nhau có trong hình vẽ.
c) Kể tên các tia đối của tia Aa có trong hình vẽ.
Hướng dẫn giải
a) Các tia có trong hình vẽ là Ax, Ay, Aa, Ab, AB; Bm, Bn, Ba, Bb, BA .
b) Các cặp tia trùng nhau là Ab và AB ; Ba và BA .
c) Tia đối của tia Aa là: AB và Ab .
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1.
a) Vẽ hai đường thẳng xx và yy cắt nhau tại O . Kể tên các cặp tia đối nhau có trong hình vẽ.
b) Vẽ bốn đường thẳng xx, yy, zz , tt  cắt nhau tại O . Kể tên các cặp tia đối nhau có trong hình vẽ.
Câu 2.
Trên đường thẳng xy cho bốn điểm A, B, C , D sao cho B và C nằm khác phía đối với A ; D nằm giữa
A và C . Tia BA trùng với các tia nào? Tia BA là tia đối của tia nào? Có nhận xét gì về tia đối của tia
DA và tia đối của tia DB .
Câu 3. Cho hình vẽ sau

a) Kể tên các tia trong hình có gốc là O .


b) Kể tên các cặp tia đối nhau có trong hình.
Câu 4. Cho hình vẽ
a) Kể tên tất cả các tia phân biệt.
b) Kể tên những tia đối nhau.
c) Kể tên những tia trùng nhau.
d) Tia EB và tia ED có đối nhau không? Vì sao?
e) Tia ED và tia DA có đối nhau không? Vì sao?

Dạng 2: Vẽ các tia theo điều kiện cho trước


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Vẽ ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho điểm A nằm giữa hai điểm B và C .
Sau đó hãy kể tên: các tia, các cặp tia đối nhau, các cặp tia trùng nhau có trong hình vẽ đó.
Hướng dẫn giải

Trang 5
Các tia có trong hình vẽ là: tia BA; BC ; AC ; AB; CA; CB .
Các cặp tia đối nhau: AB và AC .
Các cặp tia trùng nhau là: tia BA và tia BC ; tia CA và tia CB .
Ví dụ 2. Vẽ hai đường thẳng mn và xy cắt nhau tại O .
a) Kể tên hai tia đối nhau.
b) Trên tia Ox lấy điểm P , trên tia Om lấy điểm E ( P và E khác O ). Hãy tìm vị trí của điểm Q để
điểm O nằm giữa P và Q . Tìm vị trí điểm F sao cho hai tia OE và OF trùng nhau.
Hướng dẫn giải

a) Các cặp tia đối nhau có trên hình vẽ là: tia Om và tia On ; tia Ox và tia Oy .

b)

Để O nằm giữa P và Q thì Q thuộc tia đối của tia OP . Hay Q thuộc tia Oy .

Để OE và OF là hai tia trùng nhau thì điểm F phải thuộc tia OE .


Ta có trường hợp hai điểm F như hình vẽ.

Bài tập tự luyện dạng 2


Bài tập cơ bản
Câu 1. Vẽ hình theo cách diễn đạt sau và trả lời câu hỏi
- Vẽ đường thẳng xy .
- Lấy điểm O bất kỳ trên xy .
- Lấy điểm A bất kỳ trên tia đối của tia Oy .
- Lấy điểm B sao cho B khác phía A so với O .
a) Kể tên các tia trùng nhau có trong hình vẽ.
b) Kể tên các tia đối nhau có chung gốc A , gốc B .

Trang 6
Câu 2. Cho hai tia OA, OB bất kỳ. Vẽ ba trường hợp sau đây:
a) Hai tia OA, OB phân biệt.
b) Hai tia OA, OB đối nhau.
c) Hai tia OA, OB trùng nhau.
Câu 3. Vẽ bốn điểm A, B, C , D trên một đường thẳng sao cho điểm B nằm giữa hai điểm A và C , điểm
C nằm giữa hai điểm B và D . Sau đó hãy kể tên các cặp tia trùng nhau có trong hình vẽ đó.
Câu 4. Cho đường thẳng xy và ba điểm A, B, C thuộc xy theo thứ tự đó. Điểm O không thuộc đường
thẳng xy .
a) Vẽ các tia OA, OB , OC .
b) Kể tên các tia đối của tia AB và BC có trong hình vẽ.
c) Kể tên các tia trùng nhau có trong hình vẽ.
d) Tia Ax và By có phải là hai tia đối nhau không?
Câu 5. Trên đường thẳng xy lấy điểm A và B (phân biệt). Qua điểm B vẽ đường thẳng pq và qua
điểm A vẽ đường thẳng mn sao cho pq cắt mn tại C .
a) Vẽ hình theo diễn đạt trên.
b) Kể tên các tia gốc A có trong hình vẽ.
c) Qua B vẽ đường thẳng uv cắt AC tại điểm I nằm giữa A, C . Kể tên các tia trùng nhau trên đường
thẳng mn .
d) Hai tia CI và Am có trùng nhau không? Vì sao?
Câu 6. Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ hai tia AB và AC .
a) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại điểm M nằm giữa B và C .
b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại điểm N không nằm giữa B và C .
Câu 7. Vẽ hình minh họa để thấy mỗi khẳng định sau đây là sai?
a) Hai tia chung gốc luôn luôn là hai tia đối nhau.
b) Hai tia chung gốc luôn luôn là hai tia trùng nhau.
c) Hai tia chung gốc luôn là hai tia phân biệt.
d) Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng là hai tia trùng nhau.
e) Hai tia phân biệt và có chung gốc luôn là hai tia đối nhau.
f) Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung.

Dạng 3. Xác định điểm nằm giữa hai điểm khác


Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó.
a) Trong ba điểm A, B, C nói trên thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Trang 7
b) Viết tên hai tia đối nhau gốc B .
Hướng dẫn giải

a) Điểm B nằm giữa hai điểm còn lại.


b) Hai tia đối nhau gốc B là tia BA và tia BC .
Ví dụ 2. Cho tia AB . Lấy điểm M thuộc tia AB .Trong các câu sau đây nói về vị trí điểm M , em hãy
chọn câu đúng
a) Điểm M nằm giữa A và B .
b) Điểm B nằm giữa A và M .
c) Điểm M nằm giữa hai điểm A , B hoặc không nằm giữa hai điểm đó.
d) Hai điểm M và B nằm cùng phía đối với A .
Hướng dẫn giải
Điểm M thuộc tia AB nên ta có hai trường hợp sau

Ta thấy điểm M và B nằm cùng phía đối với A .


Vậy c) và d) đúng.
Ví dụ 3. Cho bốn điểm A, B, C , O . Biết hai tia OA, OB đối nhau; hai tia OA; OC trùng nhau.
a) Giải thích tại sao bốn điểm A, B, C , O thẳng hàng.
b) Nếu điểm A nằm giữa hai điểm C và O thì điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không? Vì sao?
Hướng dẫn giải
a) Hai tia OA và OB đối nhau nên ba điểm O, A, B cùng thuộc một đường thẳng.
Hai tia OA và OC trùng nhau nên ba điểm O, A, C cùng thuộc một đường thẳng.
Do đó bốn điểm A, B, C , O thẳng hàng.
b) Do hai tia OA, OB đối nhau nên ta có hình vẽ

Lại có hai tia OA; OC trùng nhau nên ta có hai trường hợp sau

Trang 8
Do vậy nếu điểm A nằm giữa hai điểm C và O thì điểm A không nằm giữa hai điểm O và B .
Ví dụ 4. Vẽ hai tia Ox , Oy đối nhau. Lấy điểm M trên tia Ox và điểm N trên tia Oy .
a) Trong ba điểm M , N , O điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b) Kể tên các tia đối của tia OM và ON .
c) Xác định điểm E trên tia đối của tia Ox . Trong ba điểm O, E , M điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Hướng dẫn giải
Có thể vẽ hình như sau

a) Điểm O nằm giữa M và N .


b) Các tia đối của tia OM là: ON ; OE và Oy .
Các tia đối của tia ON là: OM và Ox .
c) Có thể xác định điểm E như hình vẽ. Điểm O nằm giữa E và M .
Bài tập tự luyện dạng 3
Bài tập cơ bản
Câu 1. Vẽ đường thẳng xy . Lấy điểm O trên đường thẳng xy . Lấy điểm M thuộc tia Oy , điểm N thuộc
tia Ox .
a) Kể tên các tia đối của tia Ox .
b) Trong ba điểm O, M , N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
c) Viết tên các tia trùng với tia OM .
Câu 2. Trên đường thẳng a vẽ ba điểm A, B, C sao cho B nằm giữa A và C . Lấy điểm D trên tia đối
của tia AC .
a) Kể tên các tia trùng với tia AC .
b) Kể tên các cặp tia đối gốc A, B .
c) Trong ba điểm A, B, D thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Bài tập nâng cao
Câu 3. Trong ba điểm A, B, C , điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại biết rằng
a) hai tia BA và BC là hai tia trùng nhau;
b) hai tia CA và CB là hai tia đối nhau;
c) hai tia AB và AC là hai tia đối nhau.
Câu 4. Trong ba điểm A, B, C , điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại biết rằng
a) hai tia BA và BC là hai tia đối nhau;
b) hai tia CA và CB là hai tia trùng nhau.

Trang 9
ĐÁP ÁN
Dạng 1. Nhận biết tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau
Bài tập cơ bản
Câu 1.
a)

Các cặp tia đối nhau có trong hình vẽ là: Ox và Ox ; Oy và Oy .
b)

Các cặp tia đối nhau có trong hình vẽ là: Ox và Ox ; Oy và Oy ; Oz và Oz ; Ot và Ot  .
Câu 2.

Tia BA trùng với các tia: tia BD ; tia BC và tia By .


Tia BA là tia đối của tia Bx .
Tia đối của tia DA và tia đối của tia DB trùng nhau (tia Dy ).
Câu 3.

a) Các tia trong hình có gốc O là tia Om , tia On , tia Ox và tia Oy .


b) Các cặp tia đối nhau: tia Om và tia On ; tia Ox và tia Oy .

Trang 10
Câu 4.

a) Các tia phân biệt là: OA; OB; OC ; AO; AB; AE ; BO; BE ; BA; BC ; CO; CD; CB; CA; DC ; DE ; EB; ED; EA .
b) Những tia đối nhau là: tia BO và tia BE ; tia CO và tia CD ; tia BA và tia BC ; tia EA và tia ED .
c) Những tia trùng nhau là tia OB và tia OE ; tia OC và tia OD ; tia EB và tia EO ; tia DC và tia DO ;
tia AB và tia AC ; tia CA và tia CB ; tia AE và tia AD ; tia DE và tia DA .
d) Tia EB và tia ED không đối nhau vì chúng không cùng nằm trên một đường thẳng.
e) Tia ED và tia DA không đối nhau vì không chung gốc.

Dạng 2. Vẽ các tia theo điều kiện cho trước


Bài tập cơ bản
Câu 1.

a) Các cặp tia trùng nhau có trong hình vẽ: tia OA và tia Ox ; tia OB và tia Oy ; tia AO , tia AB và tia
Ay ; tia BO , tia BA và tia Bx .
b) Các tia đối nhau có chung gốc A là Ax và AO ; Ax và AB ; Ax và Ay .
Các tia đối nhau có chung gốc B là By và BO ; By và BA ; By và Bx .
Câu 2.
a) Hai tia OA , OB phân biệt.

Trang 11
b) Hai tia OA , OB đối nhau

c) Hai tia OA , OB trùng nhau

Câu 3.

Các cặp tia trùng nhau trong hình vẽ là:


Chung gốc A : AB; AC và AD .
Chung gốc B : BC và BD .
Chung gốc C : CA và CB .
Chung gốc D : DC ; BD và DA .
Câu 4.
a)

b) Tia đối của tia AB là Ax .


Tia đối của tia BC là BA và Bx .
c) Những tia trùng nhau có trong hình vẽ là: tia AB , tia AC và tia Ay , tia BC và tia By , tia CB , tia CA
và tia Cx , tia BA và tia Bx .

Trang 12
d) Tia Ax và By không phải là tia đối nhau vì không chung gốc.
Câu 5.
a)

b) Các tia gốc A là: An; AC ; Am; Ax; AB và Ay .


c)

Các tia trùng nhau trên đường thẳng mn là tia CA , tia CI và tia Cn ; tia AC , tia AI và tia Am ; tia
IC và tia Im ; tia IA và tia In .
d) Hai tia CI và Am không trùng nhau vì không có chung gốc.
Câu 6.

Hoặc

Trang 13
Câu 7.
a) “Hai tia chung gốc luôn luôn là hai tia đối nhau.”
b) “Hai tia chung gốc luôn luôn là hai tia trùng nhau.”
c) “Hai tia chung gốc luôn là hai tia phân biệt.”
Các câu a), b), c) sai vì hai tia chung gốc có thể là hai tia đối nhau, trùng nhau hoặc phân biệt.

d) “Hai tia có nhiều điểm chung chỉ khi chúng là hai tia trùng nhau.”
Câu d) sai vì chẳng hạn hai tia Bx và Ax có nhiều điểm chung nhưng không là hai tia trùng nhau.

e) “Hai tia phân biệt và có chung gốc luôn là hai tia đối nhau.”
Câu e) sai. Theo hình vẽ, hai tia Ox, Oy phân biệt, chung gốc nhưng không là hai tia đối nhau.

f) “Hai tia không chung gốc luôn là hai tia không có điểm chung.”
Câu f) sai. Theo hình vẽ, hai tia Ax và Bx không chung gốc nhưng có nhiều điểm chung.

Dạng 3. Xác định điểm nằm giữa hai điểm khác

Trang 14
Bài tập cơ bản
Câu 1.

a) Các tia đối của tia Ox là: tia OM và Oy .


b) Do điểm M thuộc tia Oy và điểm N thuộc tia Ox nên hai điểm M , N thuộc hai tia đối nhau gốc O .
Do đó điểm O nằm giữa hai điểm M và N .
c) Tia trùng với tia OM là tia Oy .
Câu 2.

a) Các tia trùng với tia AC là: tia AB , tia Aa .


b) Các cặp tia đối gốc A là tia AD và tia AB ; tia AD và tia AC ; tia AD và tia Aa .
Các cặp tia đối gốc B là tia BA và tia BC ; tia BA và tia Ba ; tia BD và tia BC ; tia BD và tia Ba .
c) Điểm B nằm giữa A và C nên hai điểm B và C nằm cùng phía so với điểm A . (1)
Điểm D thuộc tia đối của tia AC nên hai điểm C và D nằm khác phía so với điểm A . (2)
Từ (1) và (2) suy ra điểm A nằm giữa hai điểm B và D .
BÀI TẬP NÂNG CAO
Câu 3.
a) Hai tia BA và BC là hai tia trùng nhau nên A và C nằm cùng phía so với B . Do vậy hoặc điểm A
nằm giữa hoặc điểm C nằm giữa.
b) Hai tia CA và CB là hai tia đối nhau nên A và B nằm khác phía so với điểm C . Vậy điểm C nằm
giữa hai điểm A và B .
c) Hai tia AB và AC là hai tia đối nhau nên B và C nằm khác phía so với điểm A . Vậy điểm A nằm
giữa hai điểm B và C .
Câu 4.
a) Hai tia BA và BC là hai tia đối nhau nên hai điểm A và C nằm khác phía so với điểm B . Do đó B là
điểm nằm giữa A và C .
b) Hai tia CA và CB là hai tia trùng nhau nên hai điểm A và B nằm cùng phía so với điểm C . Do vậy
hoặc điểm A nằm giữa B và C hoặc điểm B nằm giữa A và C .

Trang 15
Trang 16
CHUYÊN ĐỀ
BÀI 5. ĐOẠN THẲNG. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nhận biết được khái niệm đoạn thẳng, độ dài đoạn thẳng.

 Kĩ năng
+ Đếm được số đoạn thẳng tạo thành từ các điểm cho trước.
+ Chỉ ra được tính thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm.
+ Tính được độ dài đoạn thẳng sử dụng công thức cộng độ dài đoạn thẳng.

Trang 1
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Đoạn thẳng
Định nghĩa
Đoạn thẳng AB là hình gồm
- Điểm A Đoạn thẳng AB (đoạn thẳng BA )
- Điểm B Hai điểm A , B là hai mút (hai đầu) của đoạn
- Tất cả các điểm nằm giữa A và B thẳng AB .
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt
đường thẳng
Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng

Trường hợp đặc biệt: hai đoạn thẳng cắt nhau có


Hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau tại I . giao điểm là một trong các đầu mút.
Đoạn thẳng cắt tia

Trường hợp đặc biệt: đoạn thẳng cắt tia tại một
Đoạn thẳng MN cắt tia Ax tại điểm I . trong các đầu mút.
Đoạn thẳng cắt đường thẳng

Trường hợp đặc biệt: đoạn thẳng cắt đường thẳng


Đoạn thẳng MN cắt đường thẳng x tại điểm I . tại một trong các đầu mút.
3. Độ dài đoạn thẳng

AB  4 cm

Trang 2
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài.
Độ dài đoạn thẳng là một số lớn hơn 0.
4. So sánh hai đoạn thẳng

So sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài


của chúng.
Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau. AB  CD .
Đoạn thẳng EG dài hơn đoạn thẳng CD .
EG  CD .
Đoạn thẳng AB ngắn hơn đoạn thẳng EG .
AB  EG .
5. Cộng độ dài đoạn thẳng

Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì


AM  MB  AB .
Ngược lại, nếu AM  MB  AB thì điểm M nằm
giữa hai điểm A và B .
6. Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
Vẽ đoạn thẳng trên tia

Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một


điểm M sao cho OM  a (đơn vị độ dài).
Vẽ hai đoạn thẳng trên tia

Trên tia Ox vẽ hai đoạn thẳng OM  a ; ON  b .


Nếu 0  a  b thì điểm M nằm giữa hai điểm O
và N .

Trang 3
SỞ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Trang 4
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Đếm số đoạn thẳng tạo thành từ các điểm cho trước
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Trên đường thẳng d lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự đó. Hỏi có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?
Hãy kể tên các đoạn thẳng đó.
Hướng dẫn giải

Có tất cả ba đoạn thẳng là AB; BC ; AC .


Ví dụ 2. Cho hình vẽ bên

a) Ghi tên các đoạn thẳng đi qua hai điểm của hình vẽ?
b) Có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?
Hướng dẫn giải
a) Các đoạn thẳng là AB; BC ; CD; DE ; EF ;FA; AC ; AE ; BE ; CF .
b) Có tất cả 10 đoạn thẳng.
Ví dụ 3. Cho bốn điểm H , L, M , K trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng.
a) Vẽ các đoạn thẳng đi qua các cặp điểm. Ghi tên các đoạn thẳng vừa vẽ.
b) Với điều kiện gì của bốn điểm H , L, M , K thì ta chỉ vẽ được một đoạn thẳng?
Hướng dẫn giải

a) Các đoạn thẳng được vẽ là: HK ; HL; LM ; MK ; HM ; LK .


b) Điều kiện để bốn điểm H , L, M , K ta chỉ vẽ được một đoạn thẳng là trong số bốn điểm có hai cặp điểm
trùng nhau.

Bài tập tự luyện dạng 1


Trang 5
Bài tập cơ bản
Câu 1: Cho hình vẽ bên

a) Ghi tên các đoạn thẳng đi qua hai điểm của hình vẽ?
b) Có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?
Câu 2. Cho hình vẽ bên

a) Ghi tên các đoạn thẳng đi qua hai điểm của hình vẽ?
b) Có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?
Câu 3. Cho năm điểm A, B, C , D, E trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Vẽ các đoạn thẳng đi qua
các cặp điểm.
a) Vẽ được mấy đoạn thẳng?
b) Hãy kể tên các đoạn thẳng đó.

Dạng 2: Xét tính thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm còn lại
Phương pháp giải
Điểm nằm giữa hai điểm
- Nếu OA và OB là hai tia đối nhau thì O nằm giữa
A và B .
- Nếu OA và OB là hai tia trùng nhau và OA  OB
thì A nằm giữa O và B .
- Nếu MA  MB  AB thì M nằm giữa A và B và
ngược lại.
- Điểm M thuộc đoạn thẳng AB thì M nằm giữa A
và B .

Trang 6
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Vẽ ba điểm H , I , K không thẳng hàng. Lấy điểm M sao cho điểm K nằm giữa hai điểm I và
M . Vẽ điểm N sao cho N nằm giữa hai điểm I và K .
a) Bốn điểm M , N , I , K có thẳng hàng không? Vì sao?
b) Điểm K có nằm giữa hai điểm M và N không? Vì sao?
c) Vẽ tất cả các đoạn thẳng có hai đầu mút là hai trong năm điểm H , I , K , M , N .
Kể tên các đoạn thẳng đó.
Hướng dẫn giải

a) Điểm K nằm giữa hai điểm I và M nên K , I , M thẳng hàng. (1)


b) Điểm N nằm giữa hai điểm I và K nên N , I , K thẳng hàng. (2)
Từ (1) và (2) suy ra bốn điểm M , N , I , K thẳng hàng.
b)
Do K nằm giữa hai điểm I và M nên M , I nằm khác phía so với điểm K . (3)
Do N nằm giữa hai điểm I và K nên N , I nằm cùng phía so với điểm K . (4)
Từ (3) và (4) suy ra hai điểm M và N nằm khác phía so với điểm K , hay điểm K nằm giữa hai điểm
M và N .
c) Vẽ được tất cả 10 đoạn thẳng là: HI ; HN ; HK ; HM ; MK ; MN ; MI ; KN ; KI ; NI .
Ví dụ 2. Ba điểm D, E , F có thẳng hàng không? Biết DE  2 cm, DF  5 cm và EF  3 cm.
Hướng dẫn giải
Ta có DE  EF  2  3  5 cm nên DE  EF  DF . Do vậy ba điểm D, E , F thẳng hàng và điểm E nằm
giữa hai điểm D và F .
Ví dụ 3. Ba điểm C , I , K có thẳng hàng không? Biết CI  CK  3 cm và IK  5 cm.
Hướng dẫn giải
Nếu ba điểm C , I , K thẳng hàng thì có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
Ta có
CI  CK  6  IK nên điểm C không nằm giữa hai điểm I và K ;
CI  IK  8  CK nên điểm I không nằm giữa hai điểm C và K ;
IK  CK  8  CI nên điểm K không nằm giữa hai điểm I và C ;
Trang 7
Vậy ba điểm C , I , K không thẳng hàng.
Ví dụ 4.
a) Vẽ đường thẳng AB .
b) Lấy điểm M thuộc đoạn thẳng AB .
c) Lấy điểm N thuộc tia AB nhưng không thuộc đoạn thẳng AB .
d) Lấy P thuộc tia đối của tia BN nhưng không thuộc đoạn thẳng AB .
e) Trong ba điểm A, B, M thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Hướng dẫn giải
a) b)

c)

d)

e) Điểm M thuộc đoạn thẳng AB nên M nằm giữa hai điểm A và B .


Ví dụ 5. Trên tia Ox
a) Đặt OA  3 cm.
b) Trên tia Ax đặt AB  4 cm.
c) Trên tia BA đặt BC  3 cm.
d) Hỏi trong ba điểm A, C , B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Hướng dẫn giải
a)

b)

c)

d) Điểm C thuộc tia BA và BA  BC nên điểm C nằm giữa hai điểm A và B .

Trang 8
Bài tập tự luyện dạng 2
Bài tập cơ bản
Câu 1: Vẽ ba điểm A, B, C sao cho B nằm giữa A và C . Vẽ điểm D sao cho C nằm giữa B và D .
Vẽ điểm F sao cho D nằm giữa C và F . Vẽ điểm E sao cho A nằm giữa B và E .
a) Giải thích tại sao 6 điểm A, B, C , D, E , F thẳng hàng.
b) Trong các điểm đã cho thì điểm nào thuộc tia AD ? Điểm nào không thuộc tia AD ?
c) Những điểm nào thuộc đoạn AD ? Những điểm nào không thuộc đoạn AD ?
d) Kể tên những đoạn thẳng có hai đầu mút là hai trong các điểm đã cho. Có tất cả bao nhiêu đoạn thẳng?
Câu 2: Cho AB  3, 5 cm; BC  2 cm; CD  3 cm; BD  5 cm và AD  4 cm. Hỏi ba điểm nào trong bốn
điểm A, B, C , D thẳng hàng? Không thẳng hàng?
Câu 3: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu
a) AC  CB  AB ;
b) AB  BC  AC ;
c) BA  AC  BC .

Dạng 3: Độ dài đoạn thẳng


Phương pháp giải
Tính độ dài đoạn thẳng Ví dụ. Cho điểm C thuộc đoạn AB biết
Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AC  3 cm; CB  4 cm. Tính AB .
MA  MB  AB và ngược lại.

Điểm C thuộc đoạn AB nên CA  CB  AB . Do


vậy AB  3  4  7 (cm).
Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
Vẽ đoạn thẳng trên tia

Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một


điểm M sao cho OM  a (đơn vị độ dài).
Vẽ hai đoạn thẳng trên tia

Trên tia Ox vẽ hai đoạn thẳng OM  a ; ON  b .


Trang 9
Nếu 0  a  b thì điểm M nằm giữa hai điểm O
và N .

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho đoạn thẳng AB  8 cm. Trên tia AB lấy điểm C sao cho AC  2 cm.
a) Tính CB .
b) Lấy điểm D thuộc tia đối của tia BC sao cho BD  4 cm. Tính CD .
Hướng dẫn giải

a) Điểm C thuộc tia AB và AC  AB nên điểm C nằm giữa hai điểm A và B .


Khi đó ta có CA  CB  AB hay 2  CB  8 .
Vậy CB  6 (cm).
b) Điểm D thuộc tia đối của tia BC nên điểm B nằm giữa hai điểm C và D .
Khi đó BC  BD  CD hay CD  6  4  10 (cm).
Vậy CD  10 (cm).
Ví dụ 2.
a) Vẽ đường thẳng xy , lấy điểm M  xy , lấy điểm B thuộc tia Mx , điểm C thuộc tia My sao cho
MB  3 cm; MC  2 cm.
b) Tính độ dài đoạn thẳng BC .
Hướng dẫn giải
a)

b) Mx và My là hai tia đối nhau ; điểm B thuộc tia Mx , điểm C thuộc tia My nên điểm M nằm giữa
hai điểm B và C .
Do vậy ta có BC  MB  MC  3  2  5 (cm).
Vậy BC =5cm.
Ví dụ 3. Gọi A và B là hai điểm nằm trên tia Ox sao cho OA  4 cm; OB  6 cm. Trên tia BA lấy điểm
C sao cho BC  3 cm. So sánh AB và AC .
Hướng dẫn giải

Trang 10
Hai điểm A, B cùng thuộc tia Ox và OA  OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B .
Do vậy ta có OA  AB  OB suy ra AB  OB  OA  6  4  2 (cm).
Lại có điểm C thuộc tia BA và BA  BC nên điểm A nằm giữa hai điểm B và C .
Do vậy ta có AB  AC  BC suy ra AC  BC  AB  3  2  1 (cm).
Vậy AB  AC .
Ví dụ 4. Cho đoạn thẳng PQ  9 cm. Biết M nằm giữa P và Q và MP  MQ  5 cm. Tính độ dài các
đoạn thẳng MP; MQ .
Hướng dẫn giải
Do điểm M nằm giữa hai điểm P và Q nên MP  MQ  PQ  9 cm.

Lại có MP  MQ  5 cm nên MP   9  5  : 2  7 cm.

Từ đó ta tìm được MQ  2 cm.


Ví dụ 5.
a) Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA  2 cm, OB  3OA . Trên tia đối của tia Ot vẽ đoạn thẳng
OC  OB .
b) Tính độ dài các đoạn thẳng AB, BC và AC .
Hướng dẫn giải
a)

b) Ta có OB  3OA  3.2  6 (cm).


Hai điểm A, B cùng thuộc tia Ot và OA  OB nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B .
Do đó OA  AB  OB hay AB  OB  OA  6  2  4 (cm).
Lại có điểm C thuộc tia đối của tia Ot và OC  OB nên điểm O nằm giữa hai điểm B và C và
OC  6 (cm).
Khi đó ta có OB  OC  BC hay BC  6  6  12 (cm).
Điểm A thuộc tia Ot , điểm C thuộc tia đối của tia Ot nên O nằm giữa A và C .
Do vậy OA  OC  AC hay AC  2  6  8 (cm).
Vậy AB  4 cm; BC  12 cm và AC  8 cm.
Ví dụ 6. Vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy . Trên tia Ox lấy hai điểm A và B (điểm A nằm giữa O và B ).
Trên tia Oy lấy hai điểm M và N sao cho OM  OA; ON  OB .
a) Chứng tỏ rằng điểm M nằm giữa O và N .

Trang 11
b) So sánh AB và MN .
Hướng dẫn giải

a) Điểm A nằm giữa O và B nên OA  OB . Lại có OA  OM ; OB  ON suy ra OM  ON .


Hai điểm M , N cùng thuộc tia Oy và OM  ON nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N .
b) Điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên OA  AB  OB suy ra AB  OB  OA .
Điểm M nằm giữa hai điểm O và N nên OM  MN  ON suy ra MN  ON  OM . Mặt khác theo đề
bài OB  ON ; OA  OM nên AB  MN .
Vậy AB  MN .

Bài tập tự luyện dạng 3


Bài tập cơ bản
Câu 1: Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA  7 cm; OB  4 cm. Trên tia BO lấy điểm C sao
cho BC  2 cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng OC .
b) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
c) Tia BA và tia BC là hai tia trùng nhau hay đối nhau?
Câu 2.
Trên tia Ot vẽ các đoạn thẳng OA  3 cm, OB  2OA . Trên tia đối của tia Ot vẽ điểm C sao cho
3OC  OB . Tính độ dài các đoạn thẳng AB, BC và AC .
Câu 3.
a) Trên tia Ox lấy hai điểm A sao cho OA  5 cm.
b) Trên tia đối của tia Ax đặt AB  2 cm.
c) Trên tia AB đặt AC  7 cm.
d) Hỏi trong ba điểm A, C , B thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Câu 4. Trên tia Ox xác định hai điểm P và Q sao cho OP  3 cm; OQ  6 cm.
a) Điểm P có nằm giữa hai điểm O và Q không? Vì sao?
b) So sánh độ dài hai đoạn thẳng OP và PQ .
Câu 5. Trên tia Ox lấy hai điểm M và N sao cho OM  4 cm; ON  2 cm. Trên tia NO lấy điểm P sao
cho NP  3 cm.
Trang 12
a) Tính độ dài đoạn OP .
b) Trong ba điểm M , N , P thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
c) Tia NM và tia NP trùng nhau hay đối nhau?
Câu 6. Trên tia Ox lấy hai điểm P và Q sao cho OP  8 cm; PQ  2 cm. Tính độ dài đoạn thẳng OQ .
Bài toán có mấy đáp số?
Câu 7. Cho đoạn thẳng AB dài 5cm. Điểm B nằm giữa hai điểm A và C sao cho BC  3 cm.
a) Tính AC .
b) Trên tia đối của tia BA lấy điểm D sao cho BD  5 cm. So sánh AB và CD .
Bài tập nâng cao
Câu 8. Vẽ đoạn thẳng AB =5cm. Lấy hai điểm E và F nằm giữa hai điểm A và B sao cho
AE  BF  7 cm. Chứng tỏ rằng điểm E nằm giữa hai điểm B và F .
Câu 9. Trên đường thẳng d lấy bốn điểm A, B, M , N sao cho điểm M nằm giữa hai điểm A, N và điểm
N nằm giữa hai điểm B, M . Biết rằng AB  7 cm, NB  2 cm và AM  BN . Tính độ dài đoạn thẳng
MN .
Câu 10. Trên tia Ox xác định ba điểm A, B, C sao cho OA  7 cm; OB  3 cm; OC  5 cm.
a) Tính AB, BC , CA .
MB  MA
b) Gọi M là điểm nằm giữa C và A . Chứng minh CM  .
2
Câu 11. Cho ba điểm P, Q, R biết PQ  2, 5 cm; QR  3 cm và PR  5 cm.
Chứng tỏ rằng ba điểm P, Q, R không thẳng hàng.

ĐÁP ÁN
Dạng 1. Đếm số đoạn thẳng tạo thành từ các điểm cho trước
Bài tập cơ bản
Câu 1.

a) Các đoạn thẳng đi qua hai điểm của hình vẽ là OA; OB; OC ; OD; OE ; AB; BC ; CD; DE ; EA .
b) Có tất cả 10 đoạn thẳng.
Câu 2.
a) Các đoạn thẳng đi qua hai điểm của hình vẽ là AE ; AC ; BF ; BD; CE; DF .

Trang 13
b) Có tất cả 6 đoạn thẳng.
Câu 3.

a) Vẽ được tất cả 10 đoạn thẳng .


b) Các đoạn thẳng đó là: AB; AC ; AD; AE; BC ; BD; BE ; CD; CE ; DE .
Dạng 2. Xét tính thẳng hàng và điểm nằm giữa hai điểm còn lại
Bài tập cơ bản
Câu 1.

a) Điểm B nằm giữa hai điểm A và C nên ba điểm A, B, C thẳng hàng. (1)
Điểm C nằm giữa hai điểm B và D nên ba điểm C , B, D thẳng hàng. (2)
Điểm D nằm giữa hai điểm C và F nên ba điểm D, C , F thẳng hàng. (3)
Điểm A nằm giữa hai điểm B và E nên ba điểm A, B, E thẳng hàng. (4)
Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra 6 điểm A, B, C , D, E , F thẳng hàng.
b) Các điểm thuộc tia AD là B; C ; F .
Điểm E không thuộc tia AD .
c) Có hai điểm thuộc đoạn AD là B và C .
Hai điểm E , F không thuộc đoạn AD .
d) Các đoạn thẳng có hai đầu mút là hai trong các điểm đã cho là
AB; AC ; AD; AE; AF ; BC ; BD; BE ; BF ; CD; CE; CF ; DE ; DF ; EF .
Có tất cả 15 đoạn thẳng.
Câu 2.
Ta có BC  CD  BD nên điểm C nằm giữa hai điểm B và D . Do vậy ba điểm B, C , D thẳng hàng.
Ta cũng suy ra được điểm A không thuộc đường thẳng trên.
Do vậy các bộ ba điểm không thẳng hàng là  A, B, C  ;  A, B, D  ;  A, C , D  .

Câu 3.
a) Nếu AC  CB  AB thì điểm C nằm giữa hai điểm A và B .
b) Nếu AB  BC  AC thì điểm B nằm giữa hai điểm A và C .
c) Nếu BA  AC  BC thì điểm A nằm giữa hai điểm B và C .
Trang 14
Dạng 3. Độ dài đoạn thẳng
Bài tập cơ bản
Câu 1.

a) Điểm C thuộc tia BO và BC  BO nên điểm C nằm giữa hai điểm O và B . Do đó CO  CB  OB


hay CO  OB  CB  4  2  2 (cm).
b) Hai điểm A và B cùng thuộc tia Ox và OB  OA nên điểm B nằm giữa hai điểm O và A hay O và
A là hai điểm khác phía so với điểm B . (1)
Lại có điểm C thuộc tia BO nên hai điểm O và C nằm cùng phía so với điểm B . (2)
Từ (1) và (2) suy ra A và C nằm khác phía so với điểm B hay điểm B nằm giữa hai điểm A và C .
c) Do điểm B nằm giữa hai điểm A và C nên tia BA và tia BC là hai tia đối nhau.
Câu 2.

Do OB  2OA nên OB  6 (cm).


Điểm B thuộc tia Ot và OA  OB nên A nằm giữa O và B .
Do đó OA  AB  OB hay AB  OB  OA  6  3  3 (cm).
Điểm C thuộc tia đối của tia BO nên O nằm giữa B và C .
Lại có 3OC  OB nên OC  6 : 3  2 (cm).
O nằm giữa B và C nên BC  OB  OC  6  2  8 (cm).
C thuộc tia đối của tia Ot nên O nằm giữa A và C , do vậy AC  OA  OC  3  2  5 (cm).
Vậy AB  3 cm; BC  8 cm và AC  5 cm.
Câu 3.
a)

b)

c)

Trang 15
d) Điểm C thuộc tia AB và AB  AC nên B nằm giữa A và C .
Câu 4.

a) Hai điểm P và Q cùng thuộc tia Ox và OP  OQ nên điểm P nằm giữa hai điểm O và Q .
b) Do P nằm giữa O và Q nên OP  PQ  OQ hay PQ  OQ  OP  6  3  3 (cm).
Vậy OP  PQ .
Câu 5.

a) Hai điểm O và P cùng thuộc tia NO và NO  NP nên điểm O nằm giữa N và P .


Do vậy ON  OP  NP suy ra OP  NP  ON  3  2  1 (cm).
Vậy OP  1 cm.
b) Hai điểm M và N cùng thuộc tia Ox và ON  OM nên điểm N nằm giữa hai điểm O và M hay
hai điểm M và O nằm khác phía so với điểm N . (1)
Mặt khác, điểm O nằm giữa N và P nên hai điểm O và P nằm cùng phía so với điểm N . (2)
Từ (1) và (2) suy ra hai điểm M và P nằm khác phía so với điểm N .
Vậy điểm N nằm giữa hai điểm M và P .
c) Do điểm N nằm giữa hai điểm M và P nên tia NM và tia NP là hai tia đối nhau.
Câu 6.
Có hai trường hợp của điểm Q :
Trường hợp 1. Q nằm giữa O và P . Khi đó OQ  QP  OP nên OQ  OP  PQ  8  2  6 (cm).

Trường hợp 2. P nằm giữa O và Q . Khi đó OP  PQ  OQ nên OQ  OP  PQ  8  2  10 (cm).

Câu 7.

Trang 16
a) Điểm B nằm giữa hai điểm A và C nên AB  BC  AC suy ra AC  5  3  8 (cm).
b) Điểm B nằm giữa hai điểm A và C nên A và C nằm khác phía so với điểm B . (1)
Điểm D thuộc tia đối của tia BA nên A và D nằm khác phía so với điểm B . (2)
Từ (1) và (2) suy ra hai điểm C và D nằm cùng phía so với điểm B . Hay điểm D thuộc tia BC .
Lại có BC  BD  3  5 nên điểm C nằm giữa hai điểm B và D .

Do đó BC  CD  BD hay CD  BD  BC  5  3  2 (cm).
Vậy AB  CD .
BÀI TẬP NÂNG CAO
Câu 8.

Hai điểm E và F nằm giữa A và B nên nếu điểm E không nằm giữa hai điểm B và F thì E nằm
giữa A và F .
Nếu E nằm giữa A và F thì ta có AB  AF  FB  AE  EF  FB vô lí vì AE  BF  7  2  AB .
Vậy điểm E nằm giữa hai điểm B và F .
Câu 9.

Điểm M nằm giữa hai điểm A và N nên AM  MN  AN . (1)


Điểm N nằm giữa hai điểm B và M nên N nằm giữa A và B . Do đó AN  NB  AB . (2)
Từ (1) và (2) suy ra
AM  MN  NB  AB
BN  MN  NB  AB
2  MN  2  7
MN  3 .
Vậy MN  3 (cm).
Câu 10.

a) Hai điểm A và B cùng thuộc tia Ox và OB  OA nên điểm B nằm giữa A và O .

Trang 17
Do đó BO  BA  OA hay BA  OA  OB  7  3  4 (cm).
Tương tự ta cũng chứng minh được điểm C nằm giữa hai điểm O và A nên CO  CA  OA hay
CA  OA  OC  7  5  2 (cm).
Điểm B nằm giữa hai điểm O và C nên BO  BC  OC hay BC  OC  OB  5  3  2 (cm).
b) Nhận xét thấy AB  BC  CA nên điểm C nằm giữa hai điểm A và B .
Lại có điểm M nằm giữa A và C nên C nằm giữa B và M .
Khi đó ta có MA  MC  AC ; CB  CM  BM .
Suy ra MA  AC  MC ; MB  BC  MC .

Xét hiệu MB  MA   BC  MC    AC  MC   BC  MC  AC  MC  2MC (do BC  AC )

MB  MA
Vậy MC  .
2
Câu 11.
Ta có PQ  QR  5,5 (cm)  PR  5 (cm) nên điểm Q không nằm giữa hai điểm P và R .
PQ  PR  7,5 (cm)  QR  3 (cm) nên điểm P không nằm giữa hai điểm Q và R .
QR  PR  8 (cm)  PQ  2,5 (cm) nên điểm R không nằm giữa hai điểm P và Q .
Do đó trong ba điểm P, Q, R không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
Vậy P, Q, R không thẳng hàng.

Trang 18
BÀI 6. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nhận biết được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
 Kĩ năng
+ Vận dụng được tính chất trung điểm của đoạn thẳng và công thức cộng độ dài hai đoạn thẳng
để tính độ dài đoạn thẳng.
+ Chứng minh được một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng.

Trang 1
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Trung điểm của đoạn thẳng
Định nghĩa

Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A, B và cách đều A, B.
2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng
Cách 1. Vẽ theo độ dài
Để vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB  a  cm  ta vẽ điểm M trên tia AB sao

a
cho AM   cm 
2
Cách 2. Gấp giấy
Gấp giấy sao cho điểm A trùng với điểm B.
Nếp gấp cắt đoạn AB tại trung điểm M của AB.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

M là trung điểm MA  MB
Định nghĩa AB

TRUNG
ĐIỂM CỦA 1 Đo đoạn thẳng AB
ĐOẠN
THẲNG
Cách vẽ

1
2 Tính AM: AM  AB
2

3 Vẽ điểm M trên đoạn AB

Trang 2
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1. Tính độ dài đoạn thẳng
Phương pháp giải
Áp dụng tính chất trung điểm của đoạn thẳng và công thức cộng độ dài hai đoạn thẳng.
AB
 Nếu M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA  MB  .
2
 Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì MA  MB  AB .
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Trên tia Mx lấy hai điểm N và P sao cho MN  3 cm; MP  7 cm. Gọi I là trung điểm của NP.
Tính độ dài đoạn thẳng MI.
Hướng dẫn giải

Trên tia Mx, ta có MP  MN nên điểm N nằm giữa hai điểm M và P. Do vậy
NP  MP  MN  7  3  4 cm.
NP
I là trung điểm của đoạn NP nên NI  IP   2 cm.
2
Do N nằm giữa M và P; I nằm giữa N và P nên N nằm giữa M và I.
Khi đó ta có MI  MN  NI  3  2  5 cm.
Vậy MI  5 cm.
Ví dụ 2.
a) Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A,B,C theo thứ tự đó sao cho AB  5 cm; AC  12 cm. Tính BC.
b) Gọi O là trung điểm của đoạn BC. Tính OB;OC;OA.
Hướng dẫn giải

a) Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A,B,C theo thứ tự đó nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
Khi đó BC  AC  AB  12  5  7 cm.
BC
b) Do O là trung điểm của BC nên OB  OC   3,5 cm.
2
Do B nằm giữa A và C; O nằm giữa B và C nên B nằm giữa A và O.
Khi đó ta có AO  AB  BO  5  3, 5  8, 5 cm.
Vậy BO  CO  3,5 cm; AO  8,5 cm.
Ví dụ 3. Lấy ba điểm A,B,C trên đường thẳng xy sao cho AB  10 cm; AC  6 cm và BC  16 cm.
a) Trong ba điểm A,B,C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
Trang 3
b) Gọi M là trung điểm của AC. Tính MC.
c) Gọi N là trung điểm của đoạn thẳng CB. Tính CN.
Hướng dẫn giải

a) Nhận xét thấy AB  AC  BC 10  6  16  nên điểm A nằm giữa hai điểm B và C.

AC
b) M là trung điểm của đoạn thẳng AC nên AM  MC   3 cm.
2
BC
c) N là trung điểm của đoạn thẳng CB nên CN  BN   8 cm.
2
Ví dụ 4. Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A,B,C sao cho AB  24 cm; AC  8 cm và BC  16 cm.
a) Trong ba điểm A,B,C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) Lấy điểm M thuộc xy sao cho A là trung điểm của BM. Tính BM và AM.
Hướng dẫn giải

a) Nhận xét thấy AC  BC  AB  8  16  24  nên điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

MB
b) A là trung điểm của MB nên AM  AB  mà AB  24 cm. Từ đó suy ra AM  24 cm;
2
BM  48 cm.
Bài tập tự luyện dạng 1
Bài tập cơ bản
Câu 1. Trên tia Ox xác định hai điểm A và B sao cho OA  4 cm; OB  8 cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không? Vì sao?
b) So sánh hai đoạn thẳng OA và AB.
Câu 2. Lấy ba điểm A,B,C trên đường thẳng xy sao cho AB  8 cm; AC  6 cm và BC  14 cm.
a) Trong ba điểm A,B,C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) Gọi M là trung điểm của AC. Tính MC.
c) Gọi N là trung điểm của đoạn thẳng CB. Tính NA.
Câu 3. Trên đường thẳng xy lấy điểm O và hai điểm A; B sao cho OA  3 cm; OB  4 cm (A và B nằm
khác phía đối với O). Vẽ các điểm M và N trên đường thẳng xy sao cho A là trung điểm của OM, B là
trung điểm của ON. Tính độ dài đoạn thẳng MN.

Bài tập nâng cao


Câu 4. Cho đoạn thẳng MP  4 cm, N là điểm nằm giữa M và P. Gọi Q là trung điểm của MN và R là
trung điểm của NP. Tính độ dài đoạn QR.

Trang 4
Câu 5. Trên tia Ax lần lượt lấy ba điểm B,C,D sao cho CD  2 BC  4 AB . Gọi I là trung điểm của đoạn
BD.
a) Điểm I có nằm giữa hai điểm B và C không? Vì sao?
b) Tính AI biết AD  14 cm.
Dạng 2. Chứng minh một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng
Phương pháp giải
Để chứng minh điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB ta cần chứng minh
Cách 1.
+ Điểm M nằm giữa A và B (hoặc AM  MB  AB )
+ MA  MB
Cách 2.
AB
Chứng minh MA  MB  .
2
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho hai tia đối nhau Ox và Ox'. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA  2 cm.
Trên tia Ox' lấy điểm B sao cho OB  2 cm. Hỏi O có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
Hướng dẫn giải

Hai điểm A và B thuộc hai tia đối nhau Ox và Ox' nên điểm O nằm giữa hai điểm A và B.
Lại có OA  OB  2 cm.
Do đó O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ví dụ 2. Trên tia Ox xác định hai điểm A và B sao cho OA  3 cm; OB  6 cm.
a) Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không? Vì sao?
b) So sánh hai đoạn thẳng OA và AB.
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?
Hướng dẫn giải

a) Trên tia Ox ta có OA  OB  3  6  nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.

b) Do điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên ta có OA  AB  OB suy ra AB  OB  OA  6  3  3 (cm).


Vậy OA  AB .
c) Theo câu a) và câu b), điểm A nằm giữa hai điểm O và B; OA  AB nên điểm A là trung điểm của
đoạn thẳng OB.
Ví dụ 3. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA  2 cm; OB  6 cm.

Trang 5
a) Trong ba điểm A, B, O điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao? Tính AB.
b) Gọi C và D lần lượt là trung điểm của OA và AB. Tính AD; CD.
c) Lấy điểm E sao cho O là trung điểm của AE. Hỏi A có là trung điểm của BE không? Tại sao?
Hướng dẫn giải

a) Trên tia Ox ta có OA  OB  2  6  nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.

Khi đó ta có OA  AB  OB suy ra AB  OB  OA  6  2  4 (cm).


AB
b) D là trung điểm của AB nên AD  DB   2 (cm).
2
OA
C là trung điểm của OA nên CO  CA   1 (cm).
2
Do C nằm giữa O và A; D nằm giữa A và B; A nằm giữa O và B nên điểm A nằm giữa C và D.
Khi đó ta có CA  AD  CD hay CD  CA  AD  1  2  3 (cm).
c) O là trung điểm của AE nên AE  2OA  2.2  4 (cm).
O là trung điểm của AE nên điểm E và O nằm cùng phía so với điểm A (1).
Theo câu a) điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên hai điểm O và B nằm khác phía so với điểm A (2).
Từ (1) và (2) suy ra hai điểm E và B nằm khác phía so với điểm A.
Do vậy A nằm giữa E và B.
Lại có AE  AB  4 cm.
Do đó A là trung điểm của đoạn thẳng BE.
Ví dụ 4. Cho đoạn thẳng AB dài 6 cm. Gọi C là trung điểm của AB. Lấy hai điểm D và E thuộc đoạn
thẳng AB sao cho AD  BE  2 cm. Chứng tỏ rằng C là trung điểm của DE.
Hướng dẫn giải

AB
C là trung điểm của đoạn thẳng AB nên CA  CB   3 (cm).
2
Điểm D thuộc đoạn thẳng AB nên thuộc tia AB.
Trên tia AB, có AD  AC  2  3 nên điểm D nằm giữa hai điểm A và C.

Do đó CD  AC  AD  3  2  1 (cm).
Trên tia BA, có BE  BC  2  3 nên điểm E nằm giữa hai điểm B và C.

Do đó CE  BC  BE  3  2  1 (cm).
Do điểm D nằm giữa hai điểm A và C nên A và D nằm cùng phía so với điểm C (1).
Do điểm E nằm giữa hai điểm B và C nên B và E nằm cùng phía so với điểm C (2).
Do điểm C nằm giữa hai điểm A và B nên A và B nằm khác phía so với điểm C (3).

Trang 6
Từ (1), (2) và (3) suy ra hai điểm D và E nằm khác phía so với điểm C.
Hay điểm C nằm giữa hai điểm D và E.
Theo trên, CD  CE  1 (cm).
Vậy C là trung điểm của DE.
Ví dụ 5. Lấy hai điểm M, N rồi lấy điểm A sao cho M là trung điểm của AN. Lấy điểm B sao cho N là
trung điểm của MB.
a) Chứng tỏ AB  3MN .
b) Gọi H là trung điểm của MN. Vì sao H cũng là trung điểm của AB?
Hướng dẫn giải

a) Do M là trung điểm của AN nên AN  AM  MN  2MN .


Do N là trung điểm của MB nên MN  NB .
M nằm giữa A và N nên A và M nằm cùng phía so với điểm N (1).
N nằm giữa M và B nên M và B nằm khác phía so với điểm N (2).
Từ (1) và (2) suy ra A và B nằm khác phía so với điểm N.
Khi đó AB  AN  NB  2 MN  MN  3MN .
b)

H là trung điểm của MN nên H nằm giữa M, N và MH  NH .


H nằm giữa M và N nên H nằm giữa A và B.
Chứng minh được điểm M nằm giữa A và H nên AH  AM  HM ; N nằm giữa hai điểm B và H nên
BH  BN  NH .
Lại có BN  AM   MN  và MH  NH . Do vậy AH  BH .

Từ đó suy ra H là trung điểm của AB.


Bài tập tự luyện dạng 2
Bài tập cơ bản
Câu 1. Trên tia Ax vẽ các đoạn thẳng AB  3 cm; AC  5 cm.
a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?
b) Tính độ dài đoạn thẳng BC.
c) Trên tia đối của tia Bx, lấy điểm D sao cho BD  2 cm.
Hỏi B có là trung điểm của đoạn thẳng CD không? Vì sao?
Câu 2. Trên đoạn thẳng AB dài 8 cm, lấy điểm M sao cho AM  4 cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng MB.
b) Điểm M có phải là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
c) Trên tia đối của tia AB lấy điểm K sao cho AK  4 cm. So sánh MK với AB.

Trang 7
Câu 3. Trên đoạn thẳng AB  12 cm lấy điểm C sao cho AC  6 cm.
a) Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
b) Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AC và CB. Tính MN.
Câu 4. Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA  7 cm; OB  3 cm.
a) Tính AB.
b) Trên tia Ox lấy OC  5 cm. Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Tính BC, CA.
c) Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng nào?
Câu 5. Trên đoạn thẳng AB  8 cm lấy điểm C sao cho AC  4 cm.
a) Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
b) Gọi M là trung điểm của AC. Trên tia đối của tia AB, lấy điểm D sao cho AD  2 cm. Chứng minh D
là trung điểm của đoạn thẳng AM.
c) Gọi N là trung điểm của CB. Chứng minh C là trung điểm của đoạn thẳng MN.
d) Tính MN.
Câu 6. Cho hai điểm M, N thuộc tia Ox sao cho OM  2 cm; ON  5 cm. Điểm P thuộc tia đối của tia Ox
sao cho OP  3 cm.
a) Điểm M có nằm giữa hai điểm O và N không? Tại sao? Tính MN.
b) So sánh MN và OP.
c) Gọi I là trung điểm của OM. Tính IO và IP.
d) Điểm I có là trung điểm của NP không? Tại sao?
Bài tập nâng cao
Câu 7. Cho đoạn AB  4 cm. Gọi O là trung điểm của AB. Trên tia OA lấy điểm E, trên tia OB lấy điểm F
sao cho OE  OF  3 cm. Chứng minh rằng O là trung điểm của EF và AE  BF .

Câu 8. Lấy hai điểm M, N rồi lấy điểm A sao cho M là trung điểm của AN. Lấy điểm B sao cho N là trung
điểm của MB. Chứng tỏ AB  3MN .

Trang 8
ĐÁP ÁN
Dạng 1. Tính độ dài đoạn thẳng
Bài tập cơ bản
Câu 1.

a) Trên tia Ox ta có OA  OB  4  8  nên điểm A nằm giữa hai điểm O và B.


b) Do điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên ta có OA  AB  OB suy ra AB  OB  OA  8  4  4 (cm).
Vậy OA  AB .
Câu 2.

a) Nhận xét thấy AB  AC  BC 10  6  16  nên điểm A nằm giữa hai điểm B và C.

AC
b) M là trung điểm của đoạn thẳng AC nên AM  MC   3 cm.
2
CB
c) N là trung điểm của đoạn thẳng CB nên CN  BN   8 cm.
2
Hai điểm A và N đều thuộc đoạn CB nên chúng cùng thuộc tia CB.
Lại có CA  CN  6  8  nên điểm A nằm giữa hai điểm C và N.

Do đó AN  AC  NC hay AN  NC  AC  8  6  2 (cm).
Câu 3.

A là trung điểm của OM nên OM  2OA  6 (cm).


B là trung điểm của ON nên ON  2OB  8 (cm).
A nằm giữa O và M nên A và M nằm cùng phía so với điểm O (1).
B nằm giữa O và N nên B và N nằm cùng phía so với điểm O (2).
A và B nằm khác phía so với điểm O (3).
Từ (1), (2) và (3) suy ra M và N nằm khác phía so với điểm O.
Khi đó ta có OM  ON  MN hay MN  OM  ON  6  8  14 (cm).
Vậy MN  14 cm.
Bài tập nâng cao
Câu 4.

Trang 9
N nằm giữa M và P nên MN  NP  MP  4 (cm).
1
Q là trung điểm của MN nên QN  MN .
2
1
R là trung điểm của NP nên NR  NP.
2
1 1
Từ đó suy ra QN  NR   MN  NP   .4  2 (cm).
2 2
Q nằm giữa M và N nên M, Q nằm cùng phía so với điểm N (1).
R nằm giữa N và P nên R và P nằm cùng phía so với điểm N (2).
Mặt khác, N nằm giữa M và P nên M và P nằm khác phía so với điểm N (3).
Từ (1), (2) và (3) suy ra R và Q nằm khác phía so với điểm N hay N nằm giữa R và Q.
Khi đó ta có QR  QN  NR  2 (cm).
Câu 5.
a)

Trên tia Ax lần lượt lấy ba điểm B, C, D nên C nằm giữa B và D.


1
Theo giả thiết, CD  2 BC suy ra BD  BC  CD  3BC hay BC  BD.
3
1
I là trung điểm của BD nên I nằm giữa B và D và BI  BD.
2
Hai điểm C và I cùng thuộc tia BD, BI  BC nên điểm C nằm giữa hai điểm B và I.
b) Theo giả thiết AD  AB  BD  AB  3BC  AB  6 AB  7 AB. Suy ra AB  2 cm và BD  12 cm.
Từ đó ta tính được BI  6 cm.
Suy ra AI  AB  BI  2  6  8 cm.
Dạng 2. Chứng minh một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng
Bài tập cơ bản
Câu 1.

a) Trên tia Ax, ta có AB  AC  3  5  nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C.

b) Ta có BC  AC  AB  5  3  2 (cm).
c) C thuộc tia Bx, D thuộc tia đối của tia Bx nên B nằm giữa C và D.
Lại có BD  BC (  2 cm) nên B là trung điểm của đoạn thẳng CD.
Câu 2.

Trang 10
a) Điểm M thuộc đoạn AB nên M nằm giữa A và B. Do đó MB  AB  AM  8  4  4 (cm).
b) M nằm giữa A và B; MB  AM (  4 cm) nên M là trung điểm của đoạn AB.
c) K thuộc tia đối của tia AB nên A nằm giữa M và K.
Khi đó MK  MA  AK  4  4  8 (cm).
Do vậy MK  AB.
Câu 3.
Trên đoạn thẳng AB  12 cm lấy điểm C sao cho AC  6 cm.
c) Điểm C có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?
d) Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AC và CB. Tính MN.

a) Trên đoạn thẳng AB, ta có AC  AB  6  12  nên điểm C nằm giữa hai điểm A và B.

1
Lại có AC  AB nên điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
2
1
b) M là trung điểm của AC nên MC  AC  3 cm.
2
1
N là trung điểm của BC nên CN  CB  3 cm.
2
Từ đó ta tính được MN  MC  CN  3  3  6 (cm).
Câu 4.

a) Trên tia Ox có OB  OA  3  7  nên điểm B nằm giữa hai điểm O và A.

Khi đó AB  OA  OB  7  3  4 (cm).
b) Trên tia Ox có OC  OA  5  7  nên điểm C nằm giữa hai điểm O và A hay hai điểm O và A nằm khác

phía so với điểm C (1).


Trên tia Ox có OB  OC  3  5  nên điểm B nằm giữa hai điểm O và C hay hai điểm O và B nằm cùng

phía so với điểm C (2).


Từ (1) và (2) suy ra A và B nằm khác phía so với điểm C.
Do đó C nằm giữa hai điểm A và B.
C nằm giữa O và A nên AC  OA  OC  7  5  2 (cm).

Trang 11
B nằm giữa O và C nên BC  OC  OB  5  3  2 (cm).
c) Theo câu b), C nằm giữa A và B; AC  BC (  2 cm) nên C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Câu 5.

a) C thuộc đoạn AB nên C nằm giữa A và B. Do đó BC  AB  AC  8  4  4 (cm).


Suy ra AC  BC (  4 cm).
Vậy C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) M là trung điểm của AC nên M thuộc đoạn AB. D thuộc tia đối của tia AB nên A nằm giữa D và M.
1
M là trung điểm của AC nên AM  MC  AC  2 (cm).
2
Từ đó, A nằm giữa D và M; AD  AM (  2 cm) nên A là trung điểm của DM.
1
c) N là trung điểm của CB nên CN  CB  2 (cm).
2
Chứng minh được C nằm giữa M và N.
Ta có C nằm giữa M và N; MC  NC (  2 cm) nên C là trung điểm của MN.
d) Do C là trung điểm của MN nên MN  MC  NC  2  2  4 (cm).
Vậy MN  4 cm.
Câu 6.

a) Hai điểm M, N cùng thuộc tia Ox và OM  ON  2  5  nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.

Khi đó OM  MN  ON hay MN  ON  OM  5  2  3 (cm).


b) MN  OP  3 cm.
OM
c) I là trung điểm của OM nên IO  IM   1 (cm).
2
I là trung điểm của OM nên I thuộc tia Ox. P thuộc tia đối của tia Ox nên O nằm giữa I và P.
Khi đó ta có OP  OI  IP hay IP  OP  OI  3  1  4 (cm).
d) O và N nằm khác phía so với điểm I; O và P nằm cùng phía so với điểm I nên N và P nằm khác phía
so với điểm I.
Ta tính được IN  4 cm.
Do vậy IP  IN (  4 cm).
Vậy I là trung điểm của đoạn thẳng NP.
Bài tập nâng cao

Trang 12
Câu 7.

O là trung điểm của AB nên OA và OB là hai tia đối của nhau.


E, F thuộc hai tia đối nhau gốc O nên O nằm giữa E và F.
Mặt khác theo giả thiết, OE  OF  3 cm suy ra O là trung điểm của EF.
AB
O là trung điểm của AB nên OA  OB   2 (cm).
2
Trên tia OA có OA  OE  2  3 nên A nằm giữa O và E. Từ đó AE  OE  OA  1 (cm).

Trên tia OB có OB  OF  2  3 nên B nằm giữa O và F. Từ đó BF  OF  OB  1 (cm).

Vậy AE  BF .
Câu 8.

Do M là trung điểm của AN nên AN  AM  MN  2 MN .


Do N là trung điểm của MB nên MN  NB .
M nằm giữa A và N nên A và M nằm cùng phía so với điểm N (1).
N nằm giữa M và B nên M và B nằm khác phía so với điểm N (2).
Từ (1) và (2) suy ra A và B nằm khác phía so với điểm N.
Khi đó AB  AN  NB  2 MN  MN  3MN .

Trang 13
BÀI 1. NỬA MẶT PHẲNG
 Mục tiêu
 Kiến thức
+ Hiểu khái niệm nửa mặt phẳng, khái niệm hai nửa mặt phẳng đối nhau.
+ Nhận biết được nửa mặt phẳng, gọi tên được các nửa mặt phẳng từ hình vẽ cho trước.
+ Nhận biết được các điểm thuộc cùng nửa mặt phẳng.
+ Nhận biết được tia nằm giữa hai tia.
 Kỹ năng
+ Vẽ được nửa mặt phẳng, điểm theo mô tả.
+ Mô tả được hình vẽ liên quan đến nửa mặt phẳng, các điểm thuộc hoặc không thuộc nửa mặt
phẳng.
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Nửa mặt phẳng bờ a Ví dụ về mặt phẳng: mặt giấy, mặt bảng.
Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng Chú ý: Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía.
bị chia ra bởi a được gọi là nửa mặt phẳng bờ a . Hình ảnh về nửa mặt phẳng bờ a :
Hai nửa mặt phẳng đối nhau
Hai nửa mặt phẳng có chung bờ được gọi là hai nửa
mặt phẳng đối nhau.
Chú ý: Bất kì đường thẳng nào trên mặt phẳng
cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau. Nửa mặt phẳng  I  : nửa mặt phẳng bờ a chứa

điểm M .
Nửa mặt phẳng  II  : nửa mặt phẳng bờ a chứa

điểm N .
Tia nằm giữa hai tia
Cho ba tia Ox; Oy; Oz . M  Ox ; N  Oy
Oz nằm giữa tia Ox và Oy nếu tia Oz cắt đoạn
thẳng MN .

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Trang 1
Nửa mặt phẳng bờ a là
hình gồm đường thẳng
a và phần mặt phẳng bị
chia ra bởi a .

Định nghĩa Gọi tên

NỬA MẶT PHẲNG

Hai nửa mặt phẳng


đối nhau

Hai nửa mặt phẳng có


chung bờ được gọi là hai
nửa mặt phẳng đối nhau.

Trang 2
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Vẽ hình
Bài toán 1. Mô tả vẽ hình
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Trả lời các câu hỏi sau:

a) Gọi tên các nửa mặt phẳng. Kể tên các nửa mặt phẳng đối nhau.
b) Kể tên các cặp điểm nằm khác phía so với đường thẳng a . Kể tên các cặp điểm nằm cùng phía so
với đường thẳng a .
Hướng dẫn giải
a) Các nửa mặt phẳng:
Nửa mặt phẳng bờ a chứa A
Nửa mặt phẳng bờ a chứa B (hoặc C ); (hoặc: nửa mặt phẳng bờ a không chứa A ).
Các nửa mặt phẳng đối nhau:
Mặt phẳng bờ a chứa A và mặt phẳng bờ a không chứa A .
b) Các cặp điểm nằm cùng phía so với đường thẳng a :
B cùng phía với C .
Các cặp điểm nằm khác phía so với đường thẳng a :
A nằm khác phía so với B ; A nằm khác phía so với C .
Ví dụ 2. Cho hình vẽ dưới đây:

Trả lời các câu hỏi sau:


a) Đoạn thẳng MN có cắt d không?
b) Đoạn thẳng MA có cắt d không?
c) Điểm nào thuộc cả nửa mặt phẳng (I) và nửa mặt phẳng (II)?
Hướng dẫn giải
a) Đoạn thẳng MN cắt đường thẳng d .
b) Đoạn thẳng MA cắt đường thẳng d .

Trang 3
c) Điểm A thuộc nửa mặt phẳng (I) và nửa mặt phẳng (II).
Bài toán 2. Vẽ hình
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) Điểm M thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng d và điểm N thuộc nửa mặt phẳng đối.
b) Điểm M thuộc nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng a . Hai điểm M , N nằm cùng phía đối với
đường thẳng a . Hai điểm N , P nằm khác phía đối với đường thẳng a .
Hướng dẫn giải
a)

b)

Ví dụ 2. Vẽ hình theo cách diễn đạt sau


a) Hai đường thẳng a và b cắt nhau tại điểm O . Điểm A thuộc nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng
a . Hai điểm A và B ở cùng phía so với đường thẳng a nhưng khác phía so với đường thẳng b .
b) Điểm M thuộc đường thẳng d . Điểm N thuộc một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng d . Vẽ
điểm P sao cho đoạn thẳng NP không cắt đường thẳng d . Vẽ điểm Q sao cho đoạn thẳng PQ
cắt đường thẳng d tại điểm M .
Hướng dẫn giải
Ta có hình vẽ sau
a)

b)

Trang 4
Bài tập tự luyện dạng 1
Câu 1: Cho hình vẽ sau. Chọn câu trả lời đúng.

A. P và Q là hai điểm thuộc hai mặt phẳng đối nhau bờ a .


B. P và Q cùng thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a .
C. P nằm trên đường thẳng a .
D. P và Q cùng nằm trên đường thẳng a .
Câu 2: Cho hình vẽ sau. Chọn câu sai.

A. Điểm C và D thuộc hai mặt phẳng đối nhau bờ a .


B. Điểm D và E thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a .
C. Điểm C và E thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a .
D. Điểm C , D, E thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ a .
Câu 3: Cho hình vẽ sau. Những điểm nào sau đây cùng thuộc nửa mặt phẳng (I)?
A. Điểm A và điểm E .
B. Điểm A và điểm B .
C. Điểm D và điểm E .
D. Điểm E và điểm B .

Câu 4: Vẽ hình theo cách diễn đạt sau: Hai đường thẳng m và n cắt nhau tại điểm O . Điểm A thuộc
nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng m . Hai điểm A, B ở khác phía so với đường thẳng n , nhưng cùng phía
so với đường thẳng m . Điểm C vừa thuộc nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng m có chứa điểm A , vừa
thuộc nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng n có chứa điểm B .
HƯỚNG DẪN GIẢI
Trang 5
PHẦN TRẮC NGHIỆM
1-A 2-A 3-B
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 4.
Ta có hình vẽ sau

Dạng 2: Nhận biết đoạn thẳng cắt hay không cắt đường thẳng cho trước
Phương pháp giải
Nếu hai điểm M và N nằm khác phía so với
đường thẳng a thì đoạn thẳng MN cắt đường
thẳng a và ngược lại.

Nếu hai điểm A và B nằm cùng phía so với


đường thẳng a thì đoạn thẳng AB không cắt
đường thẳng a và ngược lại.

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho ba điểm A, B, C nằm ngoài đường thẳng a . Biết rằng cả hai đoạn thẳng AB , AC đều cắt
đường thẳng a . Hỏi đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a hay không? Vì sao?
Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a .
Hướng dẫn giải

Đoạn thẳng AB cắt đường thẳng a nên hai điểm A và B nằm khác phía so với đường thẳng a 1 .

Đoạn thẳng AC cắt đường thẳng a nên hai điểm A và C nằm khác phía so với đường thẳng a  2  .

Trang 6
Từ 1 và  2  , suy ra hai điểm B và C nằm cùng phía so với đường thẳng a .

Suy ra đoạn thẳng BC không cắt đường thẳng a .


Hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a là: nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A và nửa mặt phẳng bờ a chứa
điểm B .
Ví dụ 2. Cho bốn điểm A, B, C , D không nằm trên đường thẳng a , trong đó A và B cùng thuộc một nửa
mặt phẳng bờ a , còn C và D thuộc nửa mặt phẳng kia. Hỏi đường thẳng a cắt đoạn thẳng nào, không
cắt đoạn thẳng nào trong các đoạn thẳng nối hai trong bốn điểm A, B, C , D ?

Hướng dẫn giải


Hai điểm A và B cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ a , còn C và D thuộc nửa mặt phẳng kia nên:
Hai điểm A và B nằm cùng phía với a suy ra đoạn thẳng AB không cắt đường thẳng a .
Hai điểm C và D nằm cùng phía với a suy ra đoạn thẳng CD không cắt đường thẳng a .
Hai điểm A và C nằm khác phía với a suy ra đoạn thẳng AC cắt đường thẳng a .
Hai điểm A và D nằm khác phía với a suy ra đoạn thẳng AD cắt đường thẳng a .
Hai điểm B và C nằm khác phía với a suy ra đoạn thẳng BC cắt đường thẳng a .
Hai điểm B và D nằm khác phía với a suy ra đoạn thẳng BD cắt đường thẳng a .
Bài tập tự luyện dạng 2
Câu 1: Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời sau
a) Vẽ đường thẳng a , lấy điểm B thuộc đường thẳng a .
b) Vẽ đoạn thẳng BC ( C không thuộc a ), gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a .
c) Lấy điểm D trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng a không chứa điểm C . Hỏi đường thẳng a
có cắt đoạn thẳng CD không? Vì sao?
d) Tìm giao điểm của a và đoạn thẳng BC .
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1.
a)
b)

Trang 7
Hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ là đường thẳng a : Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm C , nửa mặt phẳng bờ
a không chứa điểm C .
c)

Điểm D nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng a không chứa điểm C nên C và D nằm khác phía
so với đường thẳng a . Do vậy đường thẳng a cắt đoạn thẳng CD .
d) Đường thẳng a cắt đoạn thẳng BC tại điểm B .
Dạng 3. Nhận biết tia nằm giữa hai tia
Phương pháp giải
Xét ba tia Ox , Oy , Oz chung gốc. Ví dụ:
Lấy điểm N bất kì trên Ox , điểm M bất kì trên
Oy ( M , N không trùng điểm O ).

Nếu tia Oz cắt đoạn thẳng MN thì ta nói tia Oz Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy
nằm giữa hai tia Ox và Oy .
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho hai tia Oa , Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A thuộc tia
Oa , B thuộc tia Ob . Gọi C là điểm nằm giữa A và B . Vẽ điểm D sao cho B nằm giữa A và D . Hỏi
trong hai tia OC , OD thì tia nào nằm giữa hai tia OA , OB , tia nào không nằm giữa hai tia OA , OB ?
Hướng dẫn giải

Trang 8
Ba tia OA , OB , OC chung gốc có tia OC cắt đoạn AB tại điểm C nên tia OC nằm giữa hai tia OA và
OB .
Ba tia OA , OB , OD chung gốc, điểm B nằm giữa A và D nên tia OD cắt đường thẳng AB tại điểm
D không thuộc đoạn AB . Do đó tia OD không nằm giữa hai tia OA và OB .
Ví dụ 2. Cho hai tia Oa , Ob không đối nhau. Lấy các điểm A và B không trùng O sao cho A thuộc tia
Oa , B thuộc tia Ob . Gọi C là điểm nằm giữa A và B . Gọi M là điểm không trùng O thuộc tia đối
của tia OC .
a) Tia OM có cắt đoạn thẳng AB hay không?
b) Tia OB có cắt đoạn thẳng AM hay không?
c) Tia OA có cắt đoạn thẳng BM hay không?
d) Trong ba tia OA , OB , OM có tia nào nằm giữa hai tia còn lại hay không?
Hướng dẫn giải

a) Tia OM không cắt đoạn thẳng AB .


b) Tia OB không cắt đoạn thẳng AM .
c) Tia OA không cắt đoạn thẳng BM .
d) Trong ba tia OA , OB , OM không có tia nào nằm giữa hai tia còn lại.

Ví dụ 3. Cho hình vẽ

a) Gọi tên các cặp tia đối nhau.


b) Tia OB nằm giữa hai tia nào?
c) Tia BA nằm giữa hai tia nào?

Trang 9
Hướng dẫn giải
a) Các cặp tia đối nhau là: tia BA và tia BC ; tia BD và tia BO .
b) Tia OB nằm giữa hai tia OA và OC .
c) Tia BA nằm giữa hai tia BO và BD .
Bài tập tự luyện dạng 3
Câu 1. Gọi B là điểm nằm giữa hai điểm A và C , lấy điểm O không nằm trên đường thẳng AC , vẽ ba
tia OA , OB , OC .
a) Trong ba tia OA , OB , OC tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
b) Gọi OD là tia đối của tia OB , tia OA , OC nằm giữa hai tia nào? Vì sao?
Câu 2. Cho ba điểm A , B , C nằm ngoài đường thẳng d sao cho A và B nằm trên cùng một nửa mặt
phẳng bờ d , C nằm trên nửa mặt phẳng còn lại. Gọi M là giao điểm của đường thẳng BC với đường
thẳng d . Chứng tỏ rằng tia AM nằm giữa hai tia AB và AC .
Câu 3. Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B , vẽ điểm N thuộc tia MB ( N không trùng với M );
điểm O nằm ngoài đường thẳng AB . Hỏi trong ba tia OA , OM , ON tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1.

a) Tia OB cắt đoạn AC tại điểm B nên tia OB nằm giữa hai tia OA và OC .
b) Tia OA nằm giữa hai tia OB và OD vì tia OA cắt đoạn BD tại O . Tia OC nằm giữa tia OB và
OD vì tia OC cắt đoạn BD tại O .
Câu 2.

B và C nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ d nên đoạn thẳng BC cắt đường thẳng d . Hay M
nằm giữa B và C .
Tia AM cắt đoạn thẳng BC tại M nên tia AM nằm giữa hai tia AB và AC .

Trang 10
Câu 3.

Ta có điểm N nằm trên tia MB nên N khác phía với A so với M .


Do đó điểm M nằm giữa A và N .
Tia OM cắt đoạn thẳng AN tại M nên tia OM nằm giữa hai tia OA và ON .

Trang 11
BÀI 2. GÓC. SỐ ĐO GÓC
 Mục tiêu
 Kiến thức
+ Hiểu khái niệm góc, góc nhọn, góc tù, góc vuông, góc bẹt.
+ Nắm được khái niệm điểm nằm trong góc.
 Kỹ năng
+ Biết cách vẽ góc, đặt tên góc, đọc tên góc.
+ Nhận biết điểm nằm trong góc.
+ Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt.
+ Biết cách đo góc bằng thước đo góc, so sánh hai góc.

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


1. Góc
Góc tạo bởi hai tia chung gốc
Gốc chung là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của
góc.
Đặc biệt: góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối
 tạo bởi hai tia Ox và Oy .
Góc xOy
 hoặc 
nhau. Góc xOy được kí hiệu là xOy yOx .
Điểm nằm trong góc
Hai tia Ox và Oy không đối nhau, điểm M gọi là
điểm nằm trong góc xOy hay M nằm trong góc
xOy nếu OM nằm giữa hai tia Ox và Oy .
2. Số đo góc
Đo góc
a) Dụng cụ: thước đo góc.
b) Cách đo góc xOy .
Bước 1. Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước
trùng với gốc O của góc, một cạnh của góc đi qua
vạch 0 .
Bước 2. Xem cạnh thứ hai của góc đi qua vạch nào
  120 .
của thước, giả sử là vạch 120 thì xOy
So sánh hai góc
- Nếu hai góc A và B có số đo bằng nhau thì

hai góc đó bằng nhau, ta viết A  B


.

- Nếu số đo của góc A nhỏ hơn số đo của

Trang 1
góc B thì góc A nhỏ hơn góc B ta viết
A  B
.

Góc vuông, góc nhọn, góc tù


- Góc có số đo bằng 90 là góc vuông.

- Góc có số đo nhỏ hơn 90 là góc nhọn.

- Góc có số đo lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ


hơn góc bẹt là góc tù.

- Góc có số đo bằng 180 là góc bẹt.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
GÓC. SỐ ĐO GÓC

Trang 2
Góc Số đo góc

Góc tạo bởi hai


tia chung gốc

Góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc

Góc nhọn   90


0  xOy

Góc vuông x
O y  90

Góc tù   180
90  xOy

Góc tù   180 
xOy

Trang 3
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Xác định góc, vẽ hình
Phương pháp giải
Hai tia bất kì chung gốc đều tạo thành một góc. Ví dụ: Cho hình vẽ sau:

Đọc tên và viết kí hiệu các góc ở hình trên. Có tất


cả bao nhiêu góc?
Hướng dẫn giải
Các góc có trong hình trên là
; 
 ; nOp
mOn  ; mOq
pOq ; mOp  ; nOq
.

Có tất cả 6 góc.

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Vẽ hình theo cách diễn đạt sau
a) Vẽ góc có đỉnh A , hai cạnh AB , AC . Điểm M nằm trong góc đó.
b) Vẽ góc xOy không phải góc bẹt.
c) Vẽ ba góc xOy , yOz , zOt sao cho tia Oz nằm trong góc xOy , tia Oy nằm trong góc zOt và
góc xOt là góc bẹt.
Hướng dẫn giải

Trang 4
Ví dụ 2. Trên đường thẳng xy lấy điểm A . Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ xy , vẽ hai tia Am , An . Kể
tên tất cả các góc tạo thành.
Hướng dẫn giải

 ; xAm
Các góc tạo thành là: xAn  ; nAm
 ; xAy  ; mAy
 ; nAy .

Bài tập tự luyện dạng 1


Câu 1: Cho góc bẹt xOy . Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy , vẽ các tia Om , On ,
Ot . Kể tên tất cả các góc có trong hình vẽ.
Câu 2: Đọc tên và viết kí hiệu các góc ở hình dưới đây. Có bao nhiêu góc?

Câu 3: Đọc tên và viết kí hiệu các góc có trong hình vẽ sau:

Câu 4: Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng AB, AC , BC . Gọi M là điểm nằm
trong góc ABC và góc ACB .
a) Chứng tỏ rằng M cũng nằm trong góc BAC .
b) Gọi I là giao điểm của hai đường thẳng AM và BC . Hỏi điểm I nằm trong góc nào trong số
 , BMC
các góc sau: BAC ?

Trang 5
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1.

 , xOt
Các góc xOn  , xOm  , nOt
 , xOy  , nOm  , tOm
 , nOy  , mOy
 , tOy .

Câu 2.
, 
Các góc: xOy  , xMb
yOa , xOa  , aMb
 , xMa
.

Có tất cả 6 góc.
Câu 3.
, 
Các góc: xEz , 
xEF , zEF yDz ,  .
yDE , EDz
Câu 4.

a) Điểm M nằm trong góc 


ABC nên điểm M cùng phía với C so với AB .
Điểm M nằm trong góc 
ACB nên điểm M cùng phía với B so với AC .
.
Từ đó, tia AM nằm giữa hai tia AB và AC , nên M nằm trong góc BAC
b) I nằm trên tia AM nên tia AI nằm giữa hai tia AB và AC . Do đó, điểm I nằm trong góc
 . Điểm I cũng nằm trong góc BMC
BAC .

Dạng 2: Số đo góc
Bài toán 1: Đo góc. Đổi số đo góc
Phương pháp giải
Đơn vị đo góc 1  60 ; 1  60 . Ví dụ: Cho các hình vẽ sau

a) Dùng thước đo góc tìm số đo mỗi góc rồi


ghi vào bảng.

Trang 6
Góc Số đo

xOy

yOz

zOt

yOt
b) Sắp xếp các góc theo thứ tự lớn dần
Hướng dẫn giải
Các bước đo góc: a)
- Đặt thước đo góc để tâm thước trùng với Góc Số đo
góc cần đo. 
xOy 30
- Vạch 0 trên thước nằm trên một cạnh.

yOz 90
- Cạnh còn lại của góc đi qua vạch nào của
thước đo góc thì đó là số đo của góc. 
zOt 45


yOt 135

b) Các góc theo thứ tự lớn dần là


 ; zOt
xOy ; yOz ; 
yOt .

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Lúc mấy giờ đúng thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc 0 ; 60 ; 90 ?
Hướng dẫn giải
Lúc 6 giờ, kim giờ chỉ số 6 và kim phút chỉ số 12. Khi đó hai kim thẳng hàng và chúng tạo thành góc bẹt
180 . Mỗi giờ kim giờ quay được một góc 180 : 6  30 .

Trang 7
Lúc 12 giờ đúng, kim giờ và kim phút của đồng hồ
tạo thành góc 0 .

Lúc 2 giờ đúng, kim giờ và kim phút của đồng hồ


tạo thành góc 60 .

Lúc 3 giờ đúng, kim giờ và kim phút của đồng hồ


tạo thành góc 90 .

Ví dụ 2. Đổi độ thành phút


1
13, 25  13  1315  915
4
32,5  .........
211, 2  .........
95, 75  .........
12, 6  .........
Hướng dẫn giải
Ta có
5 2
32,5  32  3230 . 211, 2  211  21112 .
10 10
75 2 6
95, 75  95  95  9540 12, 6  12  1236 .
100 3 10
Bài toán 2. So sánh góc
Phương pháp giải

Trang 8
Trong hai góc, góc nào có số đo lớn hơn thì lớn Ví dụ: Cho các góc xOt ; 
 ; xOy  ; zOt
yOz ; xOz .
hơn.
Đo số đo của các góc và so sánh.

Hướng dẫn giải


Ta có

xOt   60 ; 
  30 ; xOy   180 ;
yOz  120 ; xOz
  150 .
zOt
  xOy
Vậy xOt    xOz
yOz  zOt .

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho các góc sau. Đo số đo của các góc và so sánh.

Hướng dẫn giải

Ta đo được    70 ; mAn


  150 ; xMy
pBq  15 ; tHz   135 .

Do đó    mAn
pBq  xMy   tHz
.

Bài tập tự luyện dạng 2


Câu 1: Đổi độ thành phút 17, 75 ; 33,5 ; 21, 2 ; 65, 25 ; 30, 6 .
Câu 2: Đổi độ thành phút 13512 ; 4510 ; 346 ; 5315 .
Câu 3: Lúc mấy giờ đúng thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc 150 ; 180 ?
Câu 4: Cho các góc sau. Đo số đo của các góc và sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Trang 9
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1.
17, 75  1065
33,5  2010
21, 2  1272
65, 25  3915
30, 6  1836 .
Câu 2.
13512  8112
4510  2710
346  2046
5315  3195 .
Câu 3.
Lúc 5 giờ đúng thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc 150 .
Lúc 6 giờ đúng thì kim phút và kim giờ của đồng hồ tạo thành góc 180 .
Câu 4.
  54 ; mAn
Ta có xOy   126 ; aMb
  109 ; DEF
  60 .

 ; DEF
Các góc được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là xOy  ; aMb
 ; mAn
.

Dạng 3. Nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù


Phương pháp giải
Sử dụng các khái niệm góc vuông, góc nhọn, góc Ví dụ: Trong các góc sau, góc nào là góc tù?
tù. xOy   120 ; aOb
  90 ; mOn   40 ; 
pOq  175 .
Hướng dẫn giải

Trang 10
; 
Trong các góc trên, có hai góc mOn pOq là góc
tù vì 120  90 ; 175  90 .

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Ước lượng bằng mắt xem góc nào là góc vuông, nhọn, tù, bẹt. Dùng góc vuông của êke để kiểm
tra lại kết quả.

Hướng dẫn giải


; 
Các góc nhọn là xOy .
pBq ; zHt
.
 ; xDy
Các góc tù là mAn
.
Góc vuông là uCv
Ví dụ 2. Trong các góc sau, góc nào là góc nhọn?
  90 ; mOn
xOy   40 ; 
  120 ; aOb pOq  175 .
Hướng dẫn giải
 là góc nhọn vì 40  90 .
Trong các góc trên, có duy nhất góc aOb
Bài tập tự luyện dạng 3

Trang 11
Câu 1. Cho các hình sau:

a) Hình nào có góc bẹt?


b) Có bao nhiêu hình có góc vuông, bao nhiêu hình có góc nhọn, bao nhiêu hình có góc tù?
Câu 2. Hãy cho biết mỗi câu sau đây đúng hay sai?
a) Góc có số đo 150 là góc nhọn.
b) Góc có số đo 75 là góc tù.
c) Góc có số đo 90 là góc bẹt.
d) Góc có số đo 180 là góc vuông.
e) Một góc không phải góc tù thì phải là góc nhọn.
f) Một góc không phải là góc vuông thì phải là góc tù.
g) Một góc bé hơn góc bẹt thì phải là góc tù.
h) Góc tù nhỏ hơn góc bẹt.
HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1.
a) Các hình có góc bẹt: Hình 2, Hình 3.
b) Góc vuông: 2 hình (Hình 2, Hình 5).
Góc nhọn: 3 hình (Hình 1, Hình 3, Hình 4).
Góc tù: 1 hình (Hình 3).
Câu 2.
a) Sai vì góc 150  90 nên góc có số đo 150 là góc tù.
b) Sai vì góc 75  90 nên góc có số đo 75 là góc nhọn.
c) Sai vì góc có số đo 90 là góc vuông.
d) Sai vì góc có số đo 180 là góc bẹt.

Trang 12
e) Sai vì nếu không là góc tù thì nó có thể là góc vuông hoặc góc bẹt.
f) Sai vì nếu không là góc vuông thì nó có thể là góc nhọn, góc tù hoặc góc bẹt.
g) Sai vì một góc bé hơn góc bẹt có thể là góc nhọn hoặc góc vuông.
h) Đúng.

Trang 13
CHUYÊN ĐỀ
  yOz
BÀI 3. KHI NÀO THÌ xOy   xOz.

Mục tiêu
 Kiến thức
  yOz
+ Hiểu được khi nào thì xOy   xOz.

+ Nắm vững được khái niệm hai góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề bù.
 Kĩ năng
+ Nhận biết được hai góc kề nhau, hai góc phụ nhau, hai góc bù nhau, hai góc kề bù.
+ Biết cách cộng số đo hai góc kề nhau có cạnh chung nằm giữa hai cạnh còn lại.
+ Tính được số đo góc, chỉ ra được tia nằm giữa hai tia.

Trang 1
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Tính chất cộng số đo hai góc
  yOz
Nếu tia Oy nằm giữa tia Ox và Oz thì xOy   xOz.

  yOz
Ngược lại, nếu xOy   xOz
 thì Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

Lưu ý
a) Ta có thể dùng kết quả sau:
  yOz
Nếu xOy   xOz
 thì Oy không nằm giữa hai tia Ox và Oz.

b) Cộng liên tiếp. Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Ot; tia Oz nằm giữa hai tia Oy và Ot thì:
  yOz
xOy   zOt
  xOt
.

Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau


- Hai góc kề nhau là hai góc có cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ
chứa cạnh chung.
- Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90°.
- Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180°.
Lưu ý:
- Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau. Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180°.
- Hai góc cùng phụ (hoặc cùng bù) với một góc thứ ba thì bằng nhau.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Trang 2
 và yOz
xOy  kề nhau

Hai góc kề nhau   yOz


xOy   xOz

 và yOz
xOy  phụ nhau

Hai góc phụ nhau   yOz


xOy   90o

 và zAt
xOy  bù nhau

  zAt
xOy   180o

Hai góc bù nhau


 và yOz
xOy  kề bù

  yOz
xOy   180o

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Tính số đo góc
Phương pháp giải
Sử dụng nhận xét và định nghĩa sau:  và yOz
Ví dụ: Hai góc xOy  là hai góc kề bù,
• Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì   75. Tính số đo góc xOy
.
biết yOz
  yOz
xOy   xOz
.
Hướng dẫn giải
• Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 180°.
 và yOz
Hai góc xOy  kề bù nên
• Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 90°.
  yOz
xOy   180

Trang 3
  75  180
xOy
  180  75
xOy
  105.
xOy
  105.
Vậy xOy
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Tính số đo góc phụ và góc bù với các góc lần lượt là
a) 25°. b) 110°.
Hướng dẫn giải
a) Góc phụ với góc 25° có số đo là 90  25  65.
Góc bù với góc 25° có số đo là 180  25  155.
b) Không có góc phụ với góc 110°.
Góc bù với góc 110° có số đo là 180  110  70.
  70; BOC
Ví dụ 2. Cho tia OB nằm giữa hai tia OA và OC, biết AOB   25.

.
a) Tính số đo góc AOC
 và COD.
b) Vẽ tia OD là tia đối của tia OB. Tính số đo các góc AOD 

Hướng dẫn giải

a) Tia OB nằm giữa hai tia OA và OC nên


  BOC
AOB   AOC


70  25  AOC
  95.
AOC
  95.
Vậy AOC
 là góc bẹt.
b) OD là tia đối của tia OB nên góc BOD
 và AOD
Hai góc AOB  kề bù nên

  AOD
AOB   180

Trang 4
  180
70  AOD
  180  70
AOD
  110.
AOD
 và COD
Hai góc BOC  kề bù nên

  COD
BOC   180

  180
25  COD
  180  25
COD
  155.
COD
  110; COD
Vậy AOD   155.

  30; AOC
Ví dụ 3. Cho tia OB nằm giữa hai tia OA và OC, biết AOB   135.

.
a) Tính số đo góc BOC
.
b) Vẽ tia OD là tia đối của tia OB. Tính số đo các góc COD
Hướng dẫn giải

a) Tia OB nằm giữa hai tia OA và OC nên


  BOC
AOB   AOC

  135
30  BOC
  135  30
BOC
  105
BOC
  105 .
Vậy BOC
 và COD
b) OD là tia đối của tia OB nên hai góc BOC  kề bù.

Do đó
  COD
BOC   180

  180
105  COD
  180  105
COD
  75.
COD

Trang 5
  75.
Vậy COD
Ví dụ 4. Tính số đo các góc A và B biết rằng chúng bù nhau và
 B
a) A   50o.   6B.
b) 4A 

Hướng dẫn giải


 B
a) Hai góc A và B bù nhau nên A   180o.

 B
Theo giả thiết A   50o nên A
  180  50  : 2  115.

  180  A
Từ đó ta tìm được B   180  115  65.

  115o ; B
Vậy A   65.

 B
b) Hai góc A và B bù nhau nên A   180o.


 hay A  6 .
  6B
Theo giả thiết 4A
 4
B
  180 :  6  4  .6  108.
Do đó A

  180  A
Từ đó ta tìm được B   180  108  72.

  108; B
Vậy A   72.

Bài tập tự luyện dạng 1


 B
Câu 1: Tính số đo các góc Avà B biết rằng chúng bù nhau và A   60o.
 và yOz
Câu 2: Hai góc xOy  là hai góc kề bù, biết yOz
  80. Tính số đo góc xOy
.

Câu 3: Tính số đo góc phụ và góc bù với các góc lần lượt là
a) 115°. b) 80°.
Câu 4: Tính số đo các góc A và B biết rằng chúng phụ nhau và
 B
a) A   30o.   2B.
b) A 
  20; AOC
Câu 5: Cho tia OB nằm giữa hai tia OA và OC, biết AOB   125.


a) Tính số đo góc BOC.

b) Vẽ tia OD là tia đối của tia OB. Tính số đo các góc COD.
  50. Tính số đo các góc
Câu 6: Hai đường thẳng AB và CD cắt nhau tại O, biết BOD
 AOC,
AOD,  BOC.

Dạng 2: Tia nằm giữa hai tia, tính số đo góc


Phương pháp giải
  yOz
Nếu xOy   xOz
 thì tia Oy nằm giữa hai tia
Ví dụ: Cho ba tia chung gốc Ox, Oy và Oz sao cho
Ox, Oz.   130; yOz
xOy   40 và xOz
  90. Trong ba tia

này, có tia nào nằm giữa hai tia còn lại không?
Vì sao?

Trang 6
Hướng dẫn giải
  xOz
Ta có yOz   xOy
  40  90  130  nên tia

Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

Ví dụ mẫu
 và AOC
Ví dụ. Cho hai góc kề AOB  biết

  110 và AOC
AOB   40.

a) Trong ba tia OA, OB, OC tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

b) Tính số đo góc BOC.
Hướng dẫn giải
 và AOC
a) Hai góc AOB  kề nhau chung cạnh OA nên tia OA

nằm giữa hai tia OB và OC.


b) Vì tia OA nằm giữa hai tia OB và OC nên
  AOC
AOB   BOC


110  40  BOC
  150
BOC
  150 .
Vậy BOC
Bài tập tự luyện dạng 2
  150; yOz
Câu 1: Cho ba tia chung gốc Ox, Oy và Oz sao cho xOy   40 và xOz
  110. Trong ba tia
này, có tia nào nằm giữa hai tia còn lại không? Vì sao?
 và yOz
Câu 2: Cho xOy  là hai góc kề, biết xOy
  75; yOz
  30.

a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
.
b) Tính số đo góc xOz

c) Gọi Ot là tia đối của tia Oy. Tính số đo góc xOt.
  yOz.
Câu 3: Trên đường thẳng xy lấy điểm O. Vẽ tia Oz sao cho xOz 

 và yOz
a) Tính xOz .

 . Hãy kể tên các cặp góc bù nhau, phụ nhau.


b) Vẽ tia Ot nằm trong góc xOz
 Giả sử yOm
c) Vẽ tia Om nằm trong góc zOy.   36 và xOt
  54. Chứng tỏ rằng hai góc
 và zOm
tOz  là hai góc phụ nhau.

Câu 4: Tia OB nằm giữa hai tia OA và OC, biết AOC   1 AOB.
  80 và BOC 
3
 và AOB.
a) Tính số đo góc BOC 

Trang 7
  100 là góc kề với góc AOC
b) Vẽ góc AOD  . Chứng tỏ rằng AOC
 và AOD
 là hai góc bù nhau.

ĐÁP ÁN
Dạng 1: Tính số đo góc
Câu 1.
 B
Góc A và góc B bù nhau nên A   180o. Mà A
 B
  60o suy ra

Góc A bằng: 180  60  : 2  120.

Góc B bằng: 180  120  60.


Câu 2.
 và yOz
Do xOy  là hai góc kề bù nên xOy
  yOz
  180 .

  80  180.
Thay số ta được: xOy
  180  80  100o.
Suy ra: xOy
Câu 3.
a) Góc bù với góc 115° là góc 75°.
b) Góc phụ với góc 80° là góc 10°.
Góc bù với góc 80° là góc 100°.
Câu 4.
 và B
Do A  là hai góc phụ nhau nên ta có A
B
  90o.

 B
a) A   30o

   90  30  : 2  60.


A

  90  60  30.


B
  2B.
b) A 

   90 : 3 .2  60.
A

  90  60  30.


B
Câu 5.

  BOC
a) Ta có tia OB nằm giữa hai tia OA và OC nên AOB   AOC.

Trang 8
  AOC
hay BOC   AOB
  125  20  105.

  COD
b) OD là tia đối của tia OB nên BOC   180o suy ra COD
  180o  BOC
  180o  105o  75o.

Câu 6.
 kề bù với góc AOD
Ta có BOD  nên AOD
  BOD
  180o.

  180o  BOD
Do đó AOD   180o  50o  130o.

  50o , BOC
Tương tự ta có AOC   130o.

Dạng 2: Tia nằm giữa hai tia


Câu 1.
  zOy
Ta có xOz   150o  xOy
 nên tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy.

Câu 2.

 và yOz
a) Ta có xOy  là hai góc kề nhau có chung tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

  xOy
b) Do tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên xOz   yOz
  75  30  105.

 là góc bẹt nên tOy


c) Góc tOy   180o.

  xOy
Mà tia Ox nằm giữa hai tia Oy và Ot nên: xOt   tOy.

  75  180
Vậy ta có: xOt
  105.
xOt
Câu 3.

 và yOz
a) Hai góc xOz  kề bù nên xOz
  yOz
  180 .

  yOz
Theo đề bài xOz  nên suy ra xOz
  yOz
  90.

 và zOx
b) Các cặp góc bù nhau là: yOz  ; yOt
 và tOx.

Trang 9
 và tOx.
Cặp góc phụ nhau là zOt 

 nên yOm
c) Tia Om nằm trong góc zOy   mOz
  yOz
  90

  90  yOm
suy ra mOz   90  36o  54o.

  tOz
 nên xOt
Tia Ot nằm trong góc xOz   xOz
  90

  90  xOt
suy ra tOz   90  54o  36o.

  zOm
Do đó zOt   36o  54o  90o.

 và zOm
Vậy hai góc tOz  là hai góc phụ nhau.

Câu 4.
a) Tia OB nằm giữa hai tia OA và OC nên
  BOC
AOB   AOC
  80

  1 AOB
AOB   80
3
4
AOB  80
3
  80.3 : 4
AOB
  60.
AOB
  80  60  20.
Từ đó tính được BOC
  60o ; BOC
Vậy AOB   20.

  AOD
b) Ta có AOC   80o  100o  180o.

 và AOD
Vậy AOC  là hai góc bù nhau.

Trang 10
CHUYÊN ĐỀ
BÀI 4. VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nắm được trên nửa mặt phẳng xác định có bờ chứa tia Ox bao giờ cũng vẽ được một tia Oy sao
  m.
cho xOy
+ Nắm vững được các bước vẽ một góc với số đo cho trước.
 Kĩ năng
+ Biết vẽ góc có số đo cho trước bằng thước thẳng và thước đo góc.

Trang 1
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Cho tia Ox, vẽ góc xOy
  m  0  m  180  .
sao cho xOy

- Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với gốc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0°.
- Kẻ tia Oy qua vạch m° của thước.
Dấu hiệu nhận biết tia nằm giữa hai tia
  xOz
Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có hai tia Oy, Oz mà xOy 

thì Oy nằm giữa tia Ox, Oz.

Nhận xét: Trên nửa mặt phẳng cho trước có bờ là tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy
  m.
sao cho xOy
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
VẼ GÓC CHO BIẾT SỐ ĐO

Bước 1: Xác định một tia của góc.

Vẽ góc có số Bước 2: Đặt tâm thước trùng với gốc của tia và tia
đo cho trước đó đi qua vạch 0 của thước.

Bước 3: Kẻ tia có gốc là tâm thước và đi qua vạch số


đo của góc cần vẽ.

Oy và Oz nằm trên nửa mặt


phẳng bờ chứa tia Ox

Tia Oy nằm giữa


hai tia Ox và Oz

  xOz
xOy 

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Vẽ góc khi biết số đo
Phương pháp giải
Vẽ một góc có số đo ° cho trước   50.
Ví dụ: Vẽ góc xOy sao cho xOy

Trang 2
Hướng dẫn giải
Vẽ tia Ox bất kì.
Bước 1. Vẽ một tia của góc cần vẽ. Đặt thước trên mặt phẳng chứa tia Ox sao cho
Bước 2. Đặt thước đo góc trên một nửa mặt tâm của thước trùng với O. Và tia Ox đi qua vạch
phẳng bờ chứa tia đã cho sao cho tâm của thước 0 của thước đo góc.
trùng với gốc của tia đã xác định và tia đã cho đi
qua vạch 0 của thước.

Kẻ tia Oy đi qua vạch 50 của thước đo góc


Bước 3. Kẻ tia còn lại của góc đi qua gốc của tia
và vạch  của thước.
Ví dụ mẫu
  120. Vẽ tia OC nằm trong góc AOB
Ví dụ 1. Cho tia OA, vẽ góc AOB  sao cho BOC
  60.

Hướng dẫn giải



Vẽ góc AOB
- Vẽ tia OA.
- Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với O và tia OA đi qua vạch 0 của thước.
- Kẻ tia đi qua O và vạch 120° của thước.
Tia vừa vẽ được chính là tia OB.
  120.
Vậy ta được góc AOB

Vẽ tia OC
- Đặt thước đo góc sao cho tia OA đi qua vạch 0 của thước và thước đo góc nằm về phía nửa mặt
phẳng chứa tia OB.
- Kẻ tia đi qua O và vạch 60° của thước.
Tia vừa vẽ được chính là tia OC.

Trang 3
  60 ?
Ví dụ 2. Trên mặt phẳng cho tia Ox, có thể vẽ được mấy tia Oy sao cho xOy
Hướng dẫn giải
  60 ?
Trên mặt phẳng có tia Ox cho trước có thể vẽ được hai tia Oy sao cho xOy

  60.
Ví dụ 3. Vẽ góc kề bù với xOy
Hướng dẫn giải


• Vẽ góc xOy
- Kẻ tia Ox bất kì.
- Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với điểm O và tia Ox đi qua vạch 0° của thước
- Kẻ tia đi qua O và vạch 60° của thước đo góc. Tia vừa kẻ được là tia Oy.
  60.
Vậy vẽ được xOy
 kề bù với xOy
• Vẽ góc yOz .

 và yOz
- Vì hai góc xOy  kề bù nên yOz
  180  xOy
  180  60  120.

  120.
- Vẽ về phía nửa mặt phẳng không chứa tia Ox bờ chứa tia Oy góc yOz
 kề bù với xOy
- Vậy ta đã vẽ được góc yOz .

Ví dụ 4. Cho tia Ax, trên Ax lấy điểm B tùy ý. Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ax vẽ tia

Trang 4
  45. Trình bày cách dựng điểm C thuộc Ay sao cho ABC
Ay sao cho xAy   50.

Hướng dẫn giải

Bước 1. Vẽ tia Ax, lấy B tùy ý trên Ax.


  45.
Bước 2. Sử dụng thước đo độ vẽ xAy
  50.
Bước 3. Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ax, sử dụng thước đo độ vẽ tia Bz sao cho ABz
Bước 4. Xác định giao điểm của hai tia Ay và Bz. Giao điểm tìm được chính là điểm C cần tìm.
Ví dụ 5. Vẽ liên tiếp các hình theo các cách diễn đạt sau:
  180;
a) Vẽ góc xOy
  60;
b) Vẽ góc yOt
 và tOz
c) Tia Oz nằm trong góc xOt   30o.

Hướng dẫn giải

Bài tập tự luyện dạng 1


Câu 1: Cho tia Ox như hình vẽ, trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ các góc

  60.
a) xOy   80.
b) xOz   120.
c) xOt
Câu 2: Cho tia Ax, trên Ax lấy điểm B tùy ý. Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ax vẽ tia Bz sao cho
  60. Trình bày cách dựng điểm C thuộc Bz sao cho CAx
ABz   70.
Câu 3: Vẽ liên tiếp các hình theo cách diễn đạt sau:
  110;
a) Vẽ góc xOy
 kề bù với góc xOy
b) Vẽ góc yOt .

Câu 4: Vẽ liên tiếp các hình theo cách diễn đạt sau:

Trang 5
  30;
a) Vẽ góc xOy
 kề bù với góc xOy
b) Vẽ góc yOt .

.
 phụ với góc xOy
c) Vẽ góc xOm

  70; xOz
Câu 5: Vẽ các góc xOy   50; xOt
  120, biết rằng

a) Cả ba góc cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox.
 và xOt
b) Hai góc xOy  nằm trên một nửa mặt phẳng chứa tia Ox và xOz
 nằm ở nửa mặt phẳng còn
lại bờ chứa tia Ox.

Dạng 2: Chứng minh tia nằm giữa hai tia


Phương pháp giải
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, Ví dụ: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia
  xOz
nếu xOy  thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Ox, vẽ ba tia Oy, Oz, Ot sao cho
  25; xOz
xOy   50 và xOt
  120.
Oz.
 và yOt.
a) Tính số đo góc zOt 

b) Chứng tỏ tia Oz nằm giữa hai tia Oy và Ot.


Hướng dẫn giải

a) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox,


  xOt
có xOy   25  120  nên tia Oy nằm giữa

  yOt
hai tia Ox và Ot. Khi đó ta có xOy   xOt

  120 suy ra yOt


hay 25  yOt   95.

Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, có


  xOt
xOz   50o  120o  nên tia Oz nằm giữa hai

  zOt
tia Ox và Ot. Khi đó ta có xOz   xOt
 hay

  120 suy ra zOt


50  zOt   70.

b) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox,

Trang 6
  xOz
có xOy   25o  50o  nên tia Oy nằm giữa

  yOz
hai tia Ox và Oz. Khi đó ta có xOy   xOz

  50 suy ra yOz


hay 25  yOz   25.

  zOt
Nhận thấy yOz   25  70  95  yOt.

Suy ra tia Oz nằm giữa hai tia Oy và Ot.


Ví dụ mẫu
  50. Trên cùng nửa mặt phẳng bờ Ox chứa tia Oy, vẽ hai tia On, Om sao cho
Ví dụ 1. Cho xOy
  30 và xOn
xOm   70.

a) Chứng minh tia Oy nằm giữa hai tia Om và On.


 và nOy.
b) So sánh mOy 

Hướng dẫn giải

  xOy
a) Trên cùng nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, xOm   30  50  suy ra tia Om nằm giữa hai tia

  mOy
Ox và Oy. Suy ra xOm   xOy

  50
30  mOy
  20
mOy
  xOn
Trên cùng nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, xOy   50  70  suy ra tia Oy nằm giữa hai tia Ox và

  20.
On. Từ đó ta tính được yOn
  xOn
Trên cùng nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, xOm   30  70  suy ra tia Om nằm giữa hai tia Ox

  40.
và On. Từ đó ta tính được mOn
  yOn
Nhận xét thấy yOm   20  20  40  mOn.

Suy ra tia Oy nằm giữa hai tia Om và On.


  nOy
b) mOy    20  .

Ví dụ 2. Trên đường thẳng xy, lấy điểm O. Trên một nửa mặt phẳng bờ xy, kẻ tia Ot sao cho

Trang 7
  150, trên nửa mặt phẳng còn lại kẻ tia Oz sao cho xOz
xOt   140.

 và yOz.
a) Tính số đo góc yOt 

b) Chứng tỏ tia Ox không nằm giữa hai tia Ot và Oz.


.
c) Tính số đo góc tOz
Hướng dẫn giải

 và yOt
a) Hai góc xOt  kề bù nên

  yOt
xOt   180

  180
150  yOt
  180  150
yOt
  30.
yOt
 và yOz
Hai góc xOz  kề bù nên

  yOz
xOz   180

  180
140  yOz
  180  140
yOz
  40.
yOz
  30; yOz
Vậy yOt   40.

  zOx
b) Nhận thấy tOx   150  140  180 nên tOx
  zOx
  tOz.

Do đó tia Ox không nằm giữa hai tia Ot và Oz.


c) Gọi hai điểm M, N bất kì lần lượt thuộc tia Ot và tia Oy.
Do tia Ox không nằm giữa hai tia Oy và Ot nên đoạn thẳng MN không cắt tia Ox (1).

Trang 8
M và N nằm khác phía so với đường thẳng xy nên đoạn thẳng MN cắt đường thẳng xy (2).
Từ (1) và (2) suy ra đoạn thẳng MN cắt tia Oy (trừ điểm O).
Suy ra tia Oy nằm giữa hai tia Ot và Oz.
  tOy
Tia Oy nằm giữa hai tia Ot và Oz nên tOz   yOz
  30  40  70.

  70.
Vậy tOz
Bài tập tự luyện dạng 2
 xOz
Câu 1: Cho các góc xOy;  cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox. Trong ba tia Ox, Oy, Oz
tia nào nằm giữa hai tia còn lại trong mỗi trường hợp sau:
  30; xOz
a) xOy   60;   50; xOz
b) xOy   120;

  60, AOC
Câu 2: Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA lấy hai góc AOB   90, AOD
  120.

Chứng minh rằng


a) Tia OC nằm giữa hai tia OB và OD.   COD.
b) BOC 
 và yOz
Câu 3: Cho hai góc kề nhau xOy  biết xOy
  48; yOz
  52.

a) Trong số ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

b) Tính số đo góc xOz.
Dạng 3: Tính số đo góc
Phương pháp giải
Sử dụng các nhận xét sau:  phụ với góc COD
Ví dụ: Cho góc AOB   50.
• Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz thì  cho
Kẻ tia OE nằm trong góc sao AOB
  yOz
xOy   xOz.

  20.
EOB
• Hai góc bù nhau có tổng số đo bằng 180°.
.
Tính số đo góc AOE
• Hai góc phụ nhau có tổng số đo bằng 90°.
Hướng dẫn giải

Trang 9
 phụ với góc COD
Góc AOB   50 nên

  90  COD
AOB   90  50  40.

 nên tia OE nằm


Tia OE nằm trong góc AOB
giữa hai tia OA và OB, khi đó
  EOB
AOE   AOB.

  20o  40o
AOE
  40o  20o
AOE
  20o.
AOE
  20o.
Vậy AOE
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Lấy điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ xy, vẽ tia Oz, Ot sao cho
  50 và yOt
xOz   55. Tính số đo yOz
 và zOt.

Hướng dẫn giải

 và zOy
Hai góc xOz  kề bù nên

  180  xOz
yOz 

 180  50  130.


  yOz
Trên cùng nửa mặt phẳng bờ xy, yOt   55  130  nên tia Ot nằm giữa hai tia Oy và Oz.

Khi đó ta có
  yOz
zOt   yOt
  130  55  75.

  130; zOt
Vậy yOz   75.

  120. Vẽ tia OC sao cho AOB


Ví dụ 2. Vẽ góc AOB  và BOC
 không kề và BOC
  80.

.
Tính số đo góc AOC
Hướng dẫn giải

Trang 10
 và BOC
Hai góc AOB  không kề nên tia OB không nằm giữa hai tia OA và OC hay hai tia OA và OC

cùng thuộc một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OB.


  AOB
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OB, BOC   80  120  nên tia OC nằm giữa hai tia

OA và OB.
  AOB
Khi đó AOC   BOC
  120  80  40.

Bài tập tự luyện dạng 3:


Câu 1: Cho đường thẳng xy đi qua O. Hai tia Om, On nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường
  30, yOn
thẳng xy. Biết rằng xOm   75. Tính số đo các góc yOm,
 xOn, mOn.

  150o . Vẽ hai tia Om, On trong góc xOy


Câu 2: Cho góc xOy  sao cho xOn
  yOm
  60.

a) Trong ba tia Ox, Om, On tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

b) Tính mOn.
  60, xOz
Câu 3: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy, Oz sao cho xOy   90.
  80.
Trên nửa mặt phẳng bờ Oy chứa tia Oz, vẽ góc yOt
.
a) Tính số đo góc yOz
b) Trong ba tia Oy, Oz, Ot tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
 và xOt.
c) Tính góc zOt 

Trang 11
ĐÁP ÁN
Dạng 1: Vẽ góc khi biết số đo
Câu 1.

Câu 2.

  70.
Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ax, vẽ tia Ay sao cho xAy
Tia Ay cắt tia Bz tại điểm C.
Ta được điểm C cần dựng.
Câu 3.

Câu 4.
a, b) c)

Trang 12
Câu 5.
a) b)

Dạng 2: Chứng minh tia nằm giữa hai tia


Câu 1.
a)

  xOz
Vì trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có xOy   30  60  nên tia Oy nằm giữa hai

tia Ox và Oz.
b)

  xOz
Vì trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có xOy   50o  120o  nên tia Oy nằm giữa hai

tia Ox và Oz.
Câu 2.

Trang 13
  AOC
a) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA có AOB   60  90  nên tia OB nằm giữa

hai tia OA và OC.


  AOD
Mặt khác, trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA có AOC   90  120  nên tia OC nằm

giữa hai tia OA và OD.


Do vậy tia OC nằm giữa hai tia OB và OD.
  AOB
b) Vì tia OB nằm giữa hai tia OA và OC nên AOC   BOC,
 từ đó tính được BOC
  30.

  AOC
Vì tia OC nằm giữa hai tia OA và OD nên AOD   COD
 từ đó tính được COD
  30.

  COD.
Vậy BOC 

Câu 3.

 và yOz
a) Hai góc xOy  là hai góc kề chung tia Oy nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

  xOy
b) xOz   yOz
  100.

Dạng 3. Tính số đo góc


Câu 1.

 nên xOm
 kề bù với góc yOm
Ta có góc xOm   yOm
  180 suy ra

  180  xOm
yOm   180  30  150.

 nên xOn
 kề bù với góc yOn
Lại có góc xOn   yOn
  180 suy ra

  180  yOn
xOn   180  75  105.

  xOn
Vì trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có xOm   30  105  nên tia Om nằm giữa hai tia Ox và

  xOm
On. xOn   mOn
 suy ra mOn
 = 75°.

Câu 2.
a) Tia On nằm giữa hai tia Ox và Om.
Trang 14
b) Ta có
  mOn
xOn   yOm
  xOy

  xOn
mOn   yOm
  xOy

  60  150
mOn
  150  60
mOn
  90
mOn
Câu 3.
a) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có
  xOz
xOy   60  90  nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.

  xOy
Khi đó xOz   yOz
 suy ra yOz
  30.

b) Trên nửa mặt phẳng bờ Oy chứa tia Oz có


  yOt
yOz   30  80  nên tia Oz nằm giữa hai tia Oy và Ot.

  yOz
c) Vì tia Oz nằm giữa hai tia Oy và Ot nên yOt   zOt
 suy ra zOt
  50o .

Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz và tia Oz nằm giữa hai tia Oy và Ot nên tia Oz nằm giữa hai tia
Ox và Ot.
  xOz
Khi đó xOt   zOt
 suy ra xOt
  140.

Trang 15
CHƯƠNG :
BÀI 5: TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Hiểu và phát biểu được định nghĩa tia phân giác của một góc.
+ Biết dùng thước đo góc và cách gấp giấy để vẽ tia phân giác của một góc cho trước.

 Kĩ năng
+ Biết vẽ tia phân giác của một góc.
+ Nhận biết và chứng minh được tia phân giác của một góc.
+ Vận dụng định nghĩa tia phân giác của một góc để tính số đo góc.

Trang 1
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Định nghĩa
- Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với
hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
- Mỗi góc (không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác.

Oz là tia phân giác góc xOy

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Vẽ tia phân giác của một góc
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Vẽ tia phân giác của các góc sau

Hướng dẫn giải


Đo số đo các góc trên và vẽ tia phân giác tương ứng

Bài tập tự luyện dạng 1


Câu 1: Vẽ tia phân giác của góc xOy trong các trường hợp sau

Trang 2
a) b)

c) d)

Dạng 2: Chứng minh một tia là phân giác của một góc cho trước
Phương pháp giải
.
Chứng minh tia Oy là tia phân giác của xOz   100 . Vẽ tia Oz nằm giữa hai tia
Ví dụ: Cho xOy
Cách 1.   50 . Chứng tỏ rằng tia Oz
Ox và Oy sao cho xOz
• Chứng minh tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. .
là tia phân giác của xOy

• Chứng minh xOy yOz .

 1
Cách 2. Chứng minh xOy yOz  xOz .
2

Hướng dẫn giải


Vì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy nên
  zOy
xOz   xOy
 hay

  100
50  zOy
  100  50
zOy
  50 .
zOy
Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy và

Trang 3
  zOy
xOz   50 nên Oz là tia phân giác xOy
.

Ví dụ mẫu
  80 .
  40 , xOy
Ví dụ 1. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy, Ot sao cho xOt
a) Tia Ot có nằm giữa hai tia Ox và Oy không?
 và xOt
b) So sánh tOy .

 không? Vì sao?
c) Tia Ot có là tia phân giác xOy
Hướng dẫn giải

  xOy
a) Ta có tia Ot và tia Oy nằm trên cùng mặt phẳng bờ chứa tia Ox mà xOt   40  80  nên tia

Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy. 1

b) Vì tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy ta có


  tOy
xOt   xOy

  80
40  tOy
  80  40
tOy
  40
tOy
  xOt
 tOy   40  2
.
c) Từ 1 và  2  suy ra Ot là tia phân giác của góc xOy

 và nOt
Ví dụ 2. Cho hai góc mOn  phụ nhau, biết nOt
  60 .

.
a) Tính số đo mOn
  30 . Tia On có phải là tia
b) Trên nửa mặt phẳng bờ Om không chứa tia On vẽ tia Ox sao cho mOx
 không? Vì sao?
phân giác của xOt
Hướng dẫn giải

Trang 4
 và nOt
a) Hai góc mOn  phụ nhau nên mOn
  nOt
  90

  90  nOt
suy ra mOn   90  60  30 .

  30 .
Vậy mOn
b) Tia Ox thuộc nửa mặt phẳng bờ Om không chứa tia On nên tia Om nằm giữa hai tia On và Ox.
  nOm
Khi đó nOx   mOx
  30  30  60 .

Tương tự, tia Om nằm giữa hai tia Ot và Ox


  tOm
nên tOx   mOx
  90  30  120 .

Do đó nOx   1 tOx
  nOt .
2
.
Vậy On là tia phân giác của xOt
Bài tập tự luyện dạng 2

Câu 1: Cho bốn tia OA, OB, OC, OD chung gốc O theo thứ tự đó sao cho  AOD  180 ;  .
AOB  COD
Gọi Ox là tia phân giác của  .
AOD . Chứng tỏ Ox cũng là tia phân giác của BOC
  30 ; xOz
Câu 2: Trên cùng nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ các tia Oy, Oz, Ot sao cho xOy   50 và
  100 .
xOt
a) Trong ba tia Ox, Oy và Oz, tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Tính số đo góc 
yOz .
.
b) Trong ba tia Ox, Oz và Ot, tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Tính số đo góc zOt
 không? Vì sao?
c) Tia Oz có là tia phân giác của góc xOt
 . Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ xy vẽ tia Oz và Ot sao cho xOz
Câu 3: Vẽ góc bẹt xOy  yOt  40 .
.
Vẽ tia phân giác Om của zOt
 và mOt
a) Tính số đo mOz .
 không? Vì sao?
b) Tia Om có là tia phân giác của xOy

Trang 5
Câu 4: Cho 
AOB  80 . Vẽ tia OC nằm giữa hai tia OA và OB sao cho 
AOC  60 . Vẽ tia phân giác OD
của 
AOB .
.
a) Tính số đo góc COD
.
b) Chứng tỏ rằng OC là tia phân giác của BOD
Câu 5: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy đi qua O, vẽ các tia Om và On sao cho
  40 ; 
xOm .
yOn  160 . Chứng tỏ rằng On là tia phân giác của xOm
Câu 6: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy đi qua O, vẽ các tia Om, On, Ot sao cho
  55 , 
xOm yOn  85 , 
yOt  45 .
a) Chứng tỏ rằng tia On nằm giữa hai tia Om và Ot.
.
b) Chứng tỏ rằng tia On là tia phân giác của góc mOt

Dạng 3: Tính số đo góc


Ví dụ mẫu
 và 
Ví dụ 1. Cho hai góc xOy   120 .
yOz là hai góc kề bù, biết xOy

a) Tính 
yOz .
 . Tính zOm
b) Gọi Om là tia phân giác của xOy .

Hướng dẫn giải

a) Vì 
xOy và 
yOz là hai góc kề bù nên ta có 
xOy yOz  180 hay
   180  120  60 .
yOz  180  xOy

 nên xOm
b) Tia Om là tia phân giác của xOy   xOy  120  60 .
  mOy
2 2
 và zOm
Hai góc xOm  kề bù nên   zOm
xOm   180

  180
60  zOm
  180  60  120
zOm

Ví dụ 2. Trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA vẽ tia OB sao cho 
AOB  35 , vẽ tia OC sao cho

AOC  70 .

Trang 6
a) Tia OB có phải là tia phân giác của 
AOC không? Vì sao?

b) Vẽ OB là tia đối của tia OB. Tính số đo góc kề bù với 


AOB .
Hướng dẫn giải

a) OB và OC cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA mà 


AOB  
AOC  35  70 nên tia

OB nằm giữa hai tia OA và OC. 1


Khi đó  
AOB  BOC AOC
  70
35  BOC
  70  35  35
BOC

Do vậy    35 .
AOB  BOC  2
Từ 1 và  2  suy ra OB là tia phân giác của 
AOC .

b) Vì OB là tia đối của tia OB nên 


AOB và 
AOB là hai góc kề bù nên

AOB  
AOB  180

35  
AOB  180

AOB  180  35  145 .

Vậy 
AOB  145 .
 và 
Ví dụ 3. Cho hai góc kề bù xOy   78 , Ot là tia phân giác của góc 
yOz biết xOy yOz .
.
a) Tính tOz
 không? Vì sao?
b) Tia Oy có phải là tia phân giác của xOt
Hướng dẫn giải

Trang 7
 và 
a) Vì xOy 
yOz là hai góc kề bù nên xOy yOz  180

78  
yOz  180

yOz  180  78  102 .

yOt nên ta có 
Vì Ot là tia phân giác của góc    yOz  102  51 .
yOz  zOt
2 2
  78 và 
b) Nhận xét thấy xOy 
yOt  51 xOy  .
yOt nên Oy không phải là tia phân giác của xOt

  50 , xOz
Ví dụ 4. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy, Oz sao cho xOy   130 .

a) Tính số đo góc 
yOz .

b) Gọi Ot là tia phân giác của góc  .


yOz . Tính số đo góc xOt
 và xOh
c) Vẽ tia Oh là tia đối của tia Oy. So sánh xOz .

Hướng dẫn giải

  xOz
a) Hai tia Oy, Oz cùng nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox mà xOy   50  130 

nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox, Oz.



Khi đó ta có xOy 
yOz  xOz

50  
yOz  130

Trang 8

yOz  130  50  80 .

b) Vì Ot là tia phân giác của góc 


yOz nên

   yOz  80  40 .
yOt  zOt
2 2
Vì Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên Oy nằm giữa hai tia Ox và Ot.

Do đó xOy 
yOt  xOt

40  50  xOt
  90
xOt
 là hai góc kề bù, ta có
 và xOy
c) Vì Oh là tia đối của tia Oy nên xOh
  xOy
xOh   180

  50  180
xOh
  180  50  30
xOh
  xOh
Vậy xOz   130 .

 có số đo là 160°, vẽ tia Oz bất kỳ nằm trong góc đó. Gọi Om, On lần lượt là các
Ví dụ 5. Cho góc xOy
 và 
tia phân giác của các góc xOz .
yOz . Tính số đo góc mOn
Hướng dẫn giải


 nên Om nằm giữa hai tia Ox và Oz nên xOm
Do Om là tia phân giác của góc xOz   xOz .
  zOm
2

Tương tự On là tia phân giác góc 
yOz nên On nằm giữa hai tia Oy và Oz nên    yOz .
yOn  zOn
2
 nên Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.
Lại có Oz nằm trong góc xOy
Suy ra Oz nằm giữa hai tia Om và On.
 
  nOz
Khi đó ta có mOz  hay xOz  yOz  mOn
  mOn 
2 2

Trang 9

xOy 
 mOn
2
160 
 mOn
2
  80 .
mOn
  80 .
Vậy mOn
Bài tập tự luyện dạng 3

Câu 1: Cho góc tù xOn  , vẽ tia Om sao cho góc xOm


 . Bên trong góc xOy   90 , vẽ tia On sao cho

yOn  90 .

a) Chứng minh xOn yOm .
 . Chứng minh Ot cũng là tia phân giác của mOn
b) Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy .

Câu 2: Cho hai góc kề nhau   sao cho 


AOB và BOC   80 . Gọi OD là tia đối của tia
AOB  50 , BOC
OC.
a) Tính số đo góc 
AOC .
b) Chứng tỏ tia OA nằm giữa hai tia OB và OD.
 không? Vì sao?
c) Tia OA có phải là phân giác của BOD
Câu 3: Cho hai góc kề bù   trong đó 
AOB và BOC .
AOB  3BOC
.
a) Tính BOC
b) Trên nửa mặt phẳng bờ AC có chứa tia OB, vẽ tia OD sao cho   . Hỏi tia OB có là tia
AOD  BOC
 không? Vì sao?
phân giác của góc COD
  80 . Vẽ tia OE trong góc COD
Câu 4: Cho COD  sao cho COE
  60 . Vẽ tia phân giác OF của COD
.
.
a) Tính EOF
.
b) Chứng tỏ OE là tia phân giác của DOF

Trang 10
ĐÁP ÁN
Dạng 1: Vẽ tia phân giác của một góc
Câu 1. Đo số đo các góc xOy và dùng thước đo độ vẽ tia phân giác của từng trường hợp tương ứng.

a) b)

c) d)

Dạng 2: Chứng minh một tia là phân giác của một góc cho trước
Câu 1.

Theo đề bài Ox là tia phân giác của góc 


AOD nên ta có  .
AOx  DOx 1
Mà 
AOx    , DOx
AOB  BOx   COD
  COx
 .  2

Lại theo giả thiết  .


AOB  COD  3
  COx
Từ 1 ,  2  và  3 suy ra BOx .

.
Vậy Ox là tia phân giác của góc COB
Câu 2.

Trang 11
a) Ta có số đo góc xOy nhỏ hơn số đo góc xOz nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
  xOy
xOz  yOz
   xOy
yOz  xOz 


yOz  50  30  20 .
b) Ta có số đo góc xOz nhỏ hơn số đo góc xOt nên tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Ot.
  xOz
xOt   zOt

  xOt
zOt   xOz

  100  50  50 .


zOt
  zOt
c) Từ câu trên ta có xOz   50 do đó tia Oz là tia phân giác của góc xOt.

Câu 3.

  zOt
a) Ta có xOz   tOy
  180 nên zOt
  180  xOz
  tOy
  180  40  40  100 .

 nên mOz
Do Om là phân giác của góc zOt   mOt
  zOt
 : 2  100 : 2  50 .
.
b) Tia Om cũng là tia phân giác của góc xOy
  xOz
Vì xOm   40  50  90 và 
  zOm   xOm
yOm  xOy   180  90  90 nên xOm
 yOm .
Câu 4.

Trang 12
a) Ta có OD là phân giác của góc 
AOB nên  
AOD  BOD AOB : 2  80 : 2  40 .
Do đó số đo góc 
AOD nhỏ hơn số đo góc 
AOC nên tia OD nằm giữa hai tia OA và OC.
Suy ra 
AOC   
AOD  DOC

DOC AOC  
AOD
  60  40  20
DOC

b) Ta có BOC AOB  
AOC  80  60  20 .
Do AOC  
AOD và  AOB   AOC nên tia OC nằm giữa hai tia OB và OD. Như vậy
  .
BOC  DOC  20 nên OC là phân giác của góc BOD
Câu 5.

 và 
Ta có xOn yOn là hai góc kề bù nên

xOn yOn  180
  160  180
xOn
  180  160  20 .
xOn
  xOm
Hai tia Om và On cùng nằm trên nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy mà xOn   20  40  tia

On nằm giữa hai tia Ox và Om. 1


Ta có   mOn
xOn   xOm

  40
20  mOn
  40  20  20  mOn
mOn   xOn
  20  2
.
Từ 1 và  2  suy ra On là tia phân giác của xOm
Câu 6.

Trang 13
 và 
Ta có xOm 
yOm là hai góc kề bù nên xOm yOm  180

55  
yOm  180

yOm  180  55  125 .

Hai tia Om và Ot cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy mà 
yOt  
yOm
 45  125 nên tia Ot nằm giữa hai tia Oy và Om.

Khi đó ta có  
yOt  tOm yOm
  125
45  tOm
  125  45  80 .
tOm
Mặt khác 
yOt  
yOn  45  85  nên tia Ot nằm giữa hai tia Oy và On.

Ta có  
yOt  tOn yOn
  85
45  tOn
  85  45  40 .
tOn
 và 
Ta có xOn 
yOn là hai góc kề bù nên xOn yOn  180
  85  180
xOn
  180  85  95 .
xOn
  xOn
Hai tia Om và On cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng xy mà xOm   55  95 

nên tia Om nằm giữa hai tia Ox và On.


Khi đó ta có   mOn
xOm   xOn

  95
55  mOn
  95  55  40 .
mOn
  1 tOm
  mOn
Vậy tOn  và tia On nằm giữa hai tia Om và Ot.
 . Suy ra On là tia phân giác của tOm
2
Dạng 3: Tính số đo góc
Câu 1.

Trang 14
a) Ta có:
 
yOn  90  mOn yOm
  90  mOn
xOm   xOn

  xOn
Do đó mOn   mOn
 
yOm  xOn yOm .
 nên xOt
b) Ot là phân giác của góc xOy  yOt .
  xOn
Mà xOt , 
  nOt yOt    suy ra xOn
yOm  mOt   nOt
  nOt
 
yOm  mOt 1
  nOt
Từ 1 và a) ta suy ra mOt   *
  180 nên xOt
Do xOy  
yOt  90 mà xOm , 
  xOm
yOn  90 nên xOt yOt  
yOm . Từ đó suy
ra tia Ot nằm giữa hai tia Om và On. **
Từ * và ** suy ra Ot là phân giác của góc mOn.
Câu 2:

a) 
AOC     50  80  130 .
AOB  BOC
b) Ta có   130  180  và COB
AOC  COD  AOC  80  130  do đó tia OA nằm giữa tia OB và
OD.
  COA
c) Tia OA nằm giữa hai tia OC và OD nên COD  AOD .
180  130  
AOD

AOD  180  130  50

Trang 15
Như vậy  AOD  
AOB  50 kết hợp với câu b) OA nằm giữa hai tia OB và OD nên OA là tia phân
.
giác của góc BOD
Câu 3.


a)   suy ra AOB  3
AOB  3BOC
 1
BOC
  là hai góc kề bù nên 
AOB và BOC   180 .
AOB  BOC
Số đo góc 
AOB là 180 : 4  .3  135 .
 là 180  135  45 .
Số đo góc BOC
b) Ta có    45 và 
AOD  BOC   180 nên COD
AOD  COD   180  45  135 . Số đo góc
 lớn hơn số đo góc COB
COD  nên tia OB nằm giữa hai tia OC và OD.
  BOD
COB   COD

  135
45  BOD
  135  45  90 .
BOD
 khác số đo góc COB
Vậy số đo góc BOD  nên OB không là tia phân giác của góc COD

Câu 4.
a) OF là tia phân giác của góc 
COD nên
  DOF
COF   COD
 : 2  80 : 2  40 .
 nhỏ hơn số đo góc COE
Số đo góc COF  nên OF nằm giữa
hai tia OC và OE.
Do đó
  EOF
COF   COE

  60
40  EOF
  60  40  20 .
EOF
b) OE nằm giữa hai tia OC và OD nên
  DOE
COE   COD

  80
60  DOE
  80  60  20 .
DOE

Trang 16
  EOF
Suy ra DOE   20 và số đo góc COE  lớn hơn số đo góc COF
 , số đo góc COE
 nhỏ hơn số
 nên tia OE nằm giữa hai tia OD và OF.
đo góc COD
Vậy OE là tia phân giác của góc DOF.

Trang 17
BÀI 6. ĐƯỜNG TRÒN
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nắm vững khái niệm đường tròn, hình tròn.
+ Nhận biết được dây cung, đường kính, bán kính của đường tròn.
+ Nhận biết được vị trí của một điểm so với đường tròn.
 Kĩ năng
+ Sử dụng thành thạo compa trong việc vẽ đường tròn, hình tròn.

I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM


Đường tròn Ví dụ:
- Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các
điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu  O; R  .

Đường tròn tâm O bán kính 2cm.


Hình tròn Ví dụ:
- Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường
tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó.

Nhận xét: Mọi điểm thuộc đường tròn thì thuộc  Điểm M nằm trên đường tròn tâm O hay
hình tròn đó. điểm M thuộc hình tròn tâm O.
 Điểm N nằm trong đường tròn tâm O hay
điểm N thuộc hình tròn tâm O.
 Điểm P nằm ngoài hình tròn tâm O.
Cung và dây cung Ví dụ:

Trang 1
- Giả sử A, B là hai điểm nằm trên đường tròn tâm
O. Hai điểm này chia đường tròn thành hai phần,
mỗi phần gọi là một cung tròn (gọi tắt là cung). Khi
đó hai điểm A và B được gọi là hai mút của cung.
- Đoạn thẳng nối hai mút của cung là dây cung.
Dây đi qua tâm là đường kính.
Nhận xét: Đường kính dài gấp đôi bán kính. Dây cung AB của đường tròn tâm O chia đường
tròn thành hai cung: cung lớn AB và cung nhỏ AB.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

AB gọi là dây cung, dây Đường tròn tâm O,


cung AB chia đường tròn bán kính OM.
thành hai cung.

Đường tròn

Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm


cách O một khoảng bằng R, kí hiệu  O; R  .

Hình tròn

Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn
và bên trong đường tròn đó.

Trang 2
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1. Nhận biết vị trí của một điểm với đường tròn
Phương pháp giải
Cho đường tròn tâm O bán kính R.
+ Điểm M nằm trong đường tròn  O; R  khi và chỉ khi OM  R .

+ Điểm N nằm trong đường tròn  O; R  khi và chỉ khi ON  R .

+ Điểm P nằm trong đường tròn  O; R  khi và chỉ khi OP  R .

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho hình vẽ sau. Hãy kể tên các điểm nằm trong, nằm trên, nằm ngoài đường tròn tâm  O  .

Hướng dẫn giải


Chỉ có điểm E nằm bên trong đường tròn.
Các điểm nằm trên đường tròn là điểm A, điểm F và điểm D.
Các điểm nằm bên ngoài đường tròn là điểm B và điểm C.

Trang 3
Ví dụ 2. Cho đường tròn tâm O bán kính 2 cm. Các điểm M, N, P thỏa mãn OM  3 cm; ON  2 cm và
OP  1,5 cm . Xác định vị trí của các điểm M, N, P so với đường tròn.

Hướng dẫn giải


Do OM  2  3 cm  2 cm  nên điểm M nằm ngoài đường tròn tâm O bán kính 2 cm.

Do ON  2 cm nên điểm N nằm trên đường tròn tâm O bán kính 2 cm.

Do OP  2 1,5 cm  2 cm  nên điểm P nằm trong đường tròn tâm O bán kính 2 cm.

Ví dụ 3. Vẽ đường tròn tâm O bán kính bằng 3 cm.


a) Lấy ba điểm A, B, C sao cho OA  OB  OC  3 cm trong đó OA, OB là hai tia đối nhau trên đường
tròn. Hãy xác định vị trí ba điểm trên đường tròn.
b) Trên hình vẽ có bao nhiêu dây cung, dây cung nào lớn nhất. Hãy kể tên.
c) Lấy điểm D và E sao cho OD  1,5 cm; OE  3 cm . Hãy xác định vị trí của D và E đối với đường
tròn tâm O bán kính bằng 3 cm.
Hướng dẫn giải
a)

b) Các dây cung có trên hình vẽ là: Dây AB, AC, BC.
Vì OA và OB đối nhau nên AB là đường kính. Do vậy dây cung AB lớn nhất.
c)

Vì OD  R nên điểm D nằm trong đường tròn.


Vì OE  R nên điểm E nằm trên đường tròn.
Bài tập tự luyện dạng 1
Câu 1: Cho hình vẽ sau, chọn khẳng định đúng:
Trang 4
A. Điểm M nằm bên ngoài đường tròn tâm O.
B. Điểm M nằm trên đường tròn tâm O.
C. Điểm N nằm bên trong đường tròn tâm O.
D. Điểm N nằm bên ngoài đường tròn tâm O.
Câu 2: Cho đường tròn tâm O bán kính 6 cm và đoạn OM  5 cm . Chọn khẳng định đúng:
A. Điểm M nằm trên đường tròn.
B. Điểm M nằm trong đường tròn.
C. Điểm M nằm ngoài đường tròn.
D. Điểm M trùng với tâm đường tròn.
Câu 3: Cho đường tròn tâm O bán kính 2 cm. Điểm M cách O một khoảng 3 cm. Điểm N cách O một
khoảng 1,5 cm. Điểm P cách O một khoảng 2 cm. Chọn khẳng định đúng.
A. Các điểm M, N, P đều nằm bên ngoài đường tròn tâm O.
B. Điểm M, P nằm trên đường tròn tâm O còn điểm N nằm ngoài đường tròn tâm O.
C. Điểm M nằm ngoài đường tròn tâm O, điểm N nằm trong đường tròn tâm O, điểm P nằm trên
đường tròn tâm O.
D. Điểm M nằm trong đường tròn tâm O, điểm N nằm ngoài đường tròn tâm O, điểm P nằm trên
đường tròn tâm O.
Câu 4: Đoạn thẳng OA dài 2 cm. Vẽ đường tròn tâm O, bán kính 3 cm; đường tròn tâm A bán kính 2 cm.
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Điểm O nằm ngoài đường tròn tâm A.
B. Điểm A nằm trên đường tròn tâm O.
C. Điểm A nằm trong đường tròn tâm O.
D. Điểm O nằm trong đường tròn tâm A.
Câu 5: Nếu điểm M nằm trong đường tròn tâm O, bán kính 4 cm thì:
A. OM  4 cm . B. OM  4 cm . C. OM  4 cm . D. OM  4 cm .
Dạng 2. Vẽ hình
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho đoạn thẳng AB  3 cm .
a) Vẽ đường tròn  A;1, 5 cm  và đường tròn  B;1 cm  . Hỏi có điểm nào vừa cách A một khoảng 1,5

cm, vừa cách B một khoảng 1 cm không?

Trang 5
b) Nêu cách vẽ điểm M vừa cách A 3 cm, vừa cách B 3 cm.
Hướng dẫn giải
a)

Dựa vào hình vẽ ta thấy hai đường tròn không cắt nhau (không có điểm chung) nên không có điểm nào
vừa cách A một khoảng 1,5 cm vừa cách B một khoảng 1 cm.
b) M cách A một khoảng 3 cm nên M thuộc đường tròn tâm A bán kính 3 cm.
M cách B một khoảng 3 cm nên M thuộc đường tròn tâm B bán kính 3 cm.
Do đó ta dựng điểm M như sau:
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 3 cm.
- Vẽ đường tròn tâm B bán kính 3 cm.
- Hai đường tròn này cắt nhau tại điểm M cần tìm.

Ví dụ 2.
a) Vẽ đoạn thẳng AB bằng 3 cm.
b) Vẽ đường tròn tâm A bán kính 2 cm.
c) Vẽ đường tròn tâm B bán kính 2 cm.
d) Đặt tên giao điểm của hai đường tròn là C, D.
e) Vẽ đoạn thẳng CD.
f) Đặt giao điểm của AB và CD là I. Đo IA và IB.
Hướng dẫn giải
a) , b), c)

Trang 6
d), e)

f) Ta đo được IA  IB  1,5 cm .
Ví dụ 3.
a) Vẽ đường tròn  O;2 cm  .

b) Lấy điểm A bất kì trên đường tròn  O;2 cm  . Vẽ đường tròn  A;2 cm  . Đường tròn này cắt đường

tròn tâm O ở trên tại hai điểm C và D.


c) Vẽ đường tròn  C;2 cm  .

d) Chứng tỏ rằng đường tròn  C;2 cm  đi qua hai điểm O và A.

Hướng dẫn giải


a) , b), c)

d) Điểm C là giao điểm của hai đường tròn  O;2 cm  và  A;2 cm  nên OC  AC  2 cm .

Trang 7
Do đó đường tròn  C;2 cm  đi qua hai điểm A và O.

Bài tập tự luyện dạng 2


Câu 1. Cho đoạn thẳng AB  2 cm .
a) Vẽ đường tròn  A;1,5 cm  và đường tròn  B;1 cm  . Hỏi có điểm nào vừa cách A một khoảng 1,5

cm, vừa cách B một khoảng 1 cm không?


b) Nêu cách vẽ điểm M vừa cách A 3 cm, vừa cách B 3 cm.
Câu 2. Cho đoạn thẳng AB. Gọi I là trung điểm của AB. Vẽ đường tròn tâm I bán kính IA.
a) Đường tròn  I ; IA  có đi qua điểm B hay không? Vì sao?

b) Gọi tên đường kính của đường tròn  I ; IA  .

c) Lấy M là một điểm bất kì trên đường tròn  I ; IA  (M khác A và B). Nối MA, MI, MB. Hãy kể tên

các dây cung có trong hình.


Câu 3. Vẽ đường tròn tâm O, bán kính R  3 cm . Vẽ một đường kính AB. Vẽ tiếp một dây cung CD (hai
điểm C, D không trùng với các điểm A, B và ba điểm C, O, D thẳng hàng).
a) Đọc tên các dây cung có các đầu mút là hai trong số các điểm A, B, C, D.
b) So sánh độ dài của hai dây cung AB và CD.
c) Nếu lấy n điểm (phân biệt) trên đường tròn đó ta được bao nhiêu dây cung?
Câu 4.
a) Vẽ đoạn thẳng AB  2 cm . Vẽ đường tròn tâm A, bán kính 2 cm.
b) Vẽ đường tròn tâm B, bán kính 2 cm. Gọi các giao điểm của đường tròn này với đường tròn
 A;2 cm  là C và G.
c) Vẽ đường tròn tâm C, bán kính AC. Gọi giao điểm mới của đường tròn này với đường tròn
 A;2 cm  là D.
d) Vẽ đường tròn tâm D, bán kính AD. Gọi giao điểm mới của đường tròn này với đường tròn
 A;2 cm  là E.
Dạng 3. Tính độ dài đoạn thẳng
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1. Cho đoạn thẳng AB dài 3 cm. Vẽ đường tròn tâm A bán kính 2,5 cm và đường tròn tâm B bán
kính 1,5 cm. Hai đường tròn này cắt nhau tại điểm C, D.
a) Tính độ dài đoạn thẳng CA, CB, DA, DB.
b) Chứng minh rằng đường tròn  B;1,5 cm  cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm I của AB.

c) Đường tròn  A;2,5 cm  cắt đoạn AB tại K. Tính độ dài KB.

Hướng dẫn giải

Trang 8
a) Hai điểm C và D là giao điểm của hai đường tròn  A;2,5 cm  và  B;1,5 cm  nên
AC  2,5 cm; AD  2,5 cm và BC  1,5 cm; BD  1,5 cm .

b) I là giao điểm của đường tròn  B;1,5 cm  với đoạn thẳng AB nên I nằm giữa A, B và BI  1,5 cm .

Lại có AB  3 cm . Do đó I là trung điểm của AB.


c) Đường tròn  A;2,5 cm  cắt đoạn AB tại K nên K nằm giữa A, B và KA  2,5 cm .

Do K nằm giữa hai điểm A và B nên KA  KB  AB .


Suy ra KB  AB  KA  3  2,5  0,5 cm .
Ví dụ 2. Cho đoạn thẳng AB  6 cm . Vẽ đường tròn  A;5 cm  và đường tròn  B;3 cm  . Hai đường tròn này

cắt nhau tại M và N. Các đường tròn tâm A và B theo thứ tự cắt đoạn thẳng AB tại C và D.
a) Tính AM, BM.
b) Chứng minh rằng D là trung điểm của đoạn AB.
c) Tính độ dài CD.
Hướng dẫn giải

a) M thuộc đường tròn  A;5 cm  nên MA  5 cm .

Tương tự, MB  3 cm .
b) D thuộc đường tròn  B;3 cm  nên BD  3 cm .

D thuộc đoạn thẳng AB nên DA  DB  AB hay DA  3  6 suy ra DA  3 .


Do đó D là trung điểm của đoạn AB.
Trang 9
c) Hai điểm C, D cùng thuộc đoạn AB nên cùng thuộc tia AB.
Lại có AD  AC  3 cm  5 cm  nên điểm D nằm giữa hai điểm A và C.

Khi đó ta có CD  AC  AD  5  3  2 cm .
Vậy CD  2 cm.
Bài tập tự luyện dạng 3
Câu 1. Chọn đoạn AB  4 cm . Vẽ hai đường tròn  A;2 cm  và  B;3 cm  . Gọi M, N là hai giao điểm của

hai đường tròn. Đường tròn  A;2 cm  cắt đoạn thẳng AB tại I. Đường tròn  B  cắt đoạn thẳng AB tại J.

a) Tính AM, BM, AN, BN.


b) Chứng tỏ rằng I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
c) Tính độ dài đoạn thẳng IJ.
Câu 2. Cho đoạn thẳng OO’=2 cm
a) Vẽ đường tròn tâm O bán kính 1,5 cm. Đường tròn này cắt đoạn thẳng OO’ tại C và cắt đường
thẳng OO’ tại D.
b) Vẽ đường tròn tâm O’ bán kính 1 cm. Đường tròn này cắt đoạn thẳng OO’ tại E và cắt đường
thẳng OO’ tại F. Hai đường tròn trên cắt nhau ở A và B.
c) Hãy kể tên các đường kính của đường tròn  O;1,5 cm  đường kính của đường tròn  O ';1 cm  và

các dây cung của hai đường tròn trên.


d) Chứng tỏ E là trung điểm của OO’.
e) Tính độ dài đoạn DF.
Câu 3. Cho đoạn thẳng AB  5 cm . Vẽ đường tròn tâm A bán kính 2,5 cm và đường tròn tâm B bán kính 3
cm. Hai đường tròn trên cắt nhau tại C và D.
a) Kẻ các đoạn thẳng AC, CB, AD, BD. Tính tổng độ dài các đoạn AC, CB, AB.
b) Đường tròn  A;2,5 cm  cắt đoạn AB tại I. Chứng tỏ rằng I là trung điểm của đoạn thẳng AB.

c) Đường tròn  B;3 cm  cắt đoạn AB ở K. Tính IK.

d) Chứng tỏ rằng điểm K nằm trong đường tròn tâm A còn điểm I nằm trong đường tròn tâm B.

ĐÁP ÁN
Dạng 1. Nhận biết vị trí của một điểm với đường tròn
1–D 2–B 3–C 4–C 5–A
Dạng 2. Vẽ hình
Câu 1.
a)

Trang 10
Hai đường tròn  A;1,5 cm  và  B;1 cm  cắt nhau tại hai điểm nên có hai điểm vừa cách A một khoảng 1,5

cm, vừa cách B một khoảng 1 cm.


b)
M cách A một khoảng 3 cm nên M thuộc đường tròn tâm A bán
kính 3 cm.
M cách B một khoảng 3 cm nên M thuộc đường tròn tâm B bán
kính 3 cm.
Do đó ta dựng điểm M như sau:
- Vẽ đường tròn tâm A bán kính 3 cm.
- Vẽ đường tròn tâm B bán kính 3 cm.
- Hai đường tròn này cắt nhau tại hai điểm MN cần tìm.
Câu 2.
a) I là trung điểm của AB nên IA  IB .
Suy ra điểm B thuộc đường tròn tâm I bán kính IA.
b) Đường kính của đường tròn  I ; IA  là đoạn thẳng AB.

c) Các dây cung có trong hình: dây MA, MB, AB.


Câu 3.
a) Các dây cung là dây AC, AB, AD, BC, BD, CD.
b) AB là đường kính và ba điểm C, O, D không thẳng hàng nên CD
không là đường kính. Do vậy AB  CD .
n  n  1
c) Với n điểm phân biệt trên đường tròn ta được dây cung.
2
Câu 4.

Trang 11
Dạng 3. Tính độ dài đoạn thẳng
Câu 1.
a) AM  2 cm; BM  3 cm; AN  2 cm; BN  3 cm .
b) I thuộc đường tròn  A;2 cm  nên IA  2 cm .
AB
Lại có I thuộc đoạn AB và AB  4 cm . Suy ra IA  .
2
Do đó I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
c) Vì I là trung điểm AB nên IB  IA  2 cm
Ta có: IJ  BJ  IB  3  2  1 cm .
Câu 2.

c) Đường kính của đường tròn  O;1,5 cm  là CD.

Đường kính của đường tròn  O ';1 cm  là EF.

Các dây cung của đường tròn  O  là: dây CD, AC, AB, DA, DB, BC.

Các dây cung của đường tròn  O '  là: dây AE, AF, BE, BF, AB, EF.

Trang 12
d) E là giao điểm của đường tròn  O ';1 cm  với đoạn thẳng OO’ nên E nằm giữa O, O’ và O ' E  1 cm .

Mặt khác OO '  2 cm , suy ra E là trung điểm OO’.


e) Theo đề bài, hai điểm D và F nằm ngoài đoạn thẳng OO’.
Do đó ta có: DF  DO  OO ' O ' F  1,5  2  1  4,5  cm  .

Câu 3.
a) Tổng độ dài các đoạn AC, CB, BA là:
AC  CB  AB  2,5  3  5  10,5  cm  .

b) I thuộc đường tròn  A;2,5 cm  nên IA  2,5 cm .

Mặt khác I thuộc đoạn AB và AB  5 cm .


Do đó I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
c) Đường tròn  B;3 cm  cắt đoạn AB ở K nên K

nằm giữa A, B và KB  3 cm .
Trên tia BA có BI  BK  2,5 cm  3 cm  nên I nằm giữa B và K.

Do đó IK  BK  BI  3  2,5  0,5 cm .
d) Ta tìm được AK  2 cm .

AK  2,5 cm nên K nằm trong đường tròn  A;2,5 cm  .

BI  3 cm nên I nằm trong đường tròn  B;3 cm  .

Trang 13
BÀI 7. TAM GIÁC
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nắm được định nghĩa tam giác.
+ Hiểu được khái niệm đỉnh, góc, cạnh của tam giác.
 Kĩ năng
+ Biết vẽ tam giác, biết gọi tên các đỉnh, các cạnh, các góc của tam giác.
+ Nhận biết được điểm nằm bên trong và bên ngoài tam giác.

Trang 1
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
Tam giác ABC
- Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA
với ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
- Tam giác ABC được kí hiệu là ABC hoặc ACB ,
BCA, BAC , CAB , CBA.

- Ba điểm A, B, C được gọi là ba đỉnh của tam giác.


- Ba đoạn thẳng AB, BC, CA được gọi là ba cạnh của tam
giác.
, 
- Ba góc CAB  được gọi là ba góc của tam giác.
ABC , BCA

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA

Tam giác ABC là hình gồm ba


cạnh AB, AC, BC khi A, B, C
không thẳng hàng.

Tam giác ABC gồm Kí hiệu


- Ba đỉnh A, B, C. ABC , ACB

- Ba cạnh AB, BC, CA. BCA, BAC


- Ba góc A, B, C. CAB, CBA
Tam giác ABC

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


Dạng 1: Nhận biết tam giác và các yếu tố của tam giác
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Cho hình vẽ sau. Hãy điền trên các tam giác và các yếu tố của tam giác và bảng sau

Tam giác Các đỉnh Các cạnh

Trang 2
MNP M, N, P MN, MP, NP
… … …
… … …

Hướng dẫn giải


Tam giác Các đỉnh Các cạnh
MNP M, N, P MN, MP, NP
MPD M, P, D MP, PD, DM
MPO M, P, O MP, OP, OM
MDN M, N, D MN, ND, MD
MEO M, E, O ME, EO, OM
OPD O, P, D OP, PD, OD
PEN P, E, N PE, EN, NP
MPE M, P, E MP, PE, ME
Ví dụ 2. Trong hình vẽ dưới đây, có tất cả bao nhiêu hình tam giác? Hãy kể tên.

Hướng dẫn giải


Các tam giác có trong hình bên là OAB; OBC ; OCD; OAC ; OBD; OAD.
Ví dụ 3. Cho hình vẽ bên

a) Đoạn thẳng BD là cạnh chung của những tam giác nào?


b) Đoạn thẳng BC là cạnh chung của những tam giác nào?
c) Hai tam giác nào có hai góc bù nhau?
Hướng dẫn giải
a) Đoạn thẳng BD là cạnh chung của hai tam giác ABD và BCD .
b) Đoạn thẳng BC là cạnh chung của hai tam giác ABC và BCD.

Trang 3
.
 và BDC
c) Hai tam giác ABD và BCD có hai góc bù nhau là ADB
Bài tập tự luyện dạng 1
Câu 1: Cho năm điểm phân biệt trong đó có bốn điểm thẳng hàng. Số các tam giác được tạo thành từ ba
trong năm điểm trên là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 8.
Câu 2: Cho bốn điểm M, N, P, Q. Số tam giác có ba đỉnh là ba trong bốn điểm trên là
A. 3. B. 4. C. Hoặc 3 hoặc 4. D. Hoặc 0 hoặc 3 hoặc 4.
Câu 3: Cho hình vẽ sau

Số tam giác có trên hình vẽ là


A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 4: Cho ba điểm A, B, C nằm trên đường thẳng a. Lấy điểm D nằm ngoài đường thẳng a. Nối D với
A, B, C. Số tam giác được tạo thành là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Cho hình vẽ sau

Số tam giác có trên hình vẽ là


A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 6: Cho bốn điểm A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Nối các cặp điểm với nhau.
Số các tam giác được tạo thành là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 8.

Dạng 2: Vẽ hình
Phương pháp giải
Ta xét hai bài toán cơ bản Ví dụ 1: Vẽ tam giác ABC biết AB  5 cm ,
Bài toán 1. Vẽ tam giác ABC khi biết độ dài 3 cạnh AC  6 cm và BC  7 cm.

Bước 1: Dựng đoạn BC  7 cm

Trang 4
Bước 1. Dựng đoạn BC.

Bước 2. Vẽ cung tròn tâm B bán kính BA.

Bước 3. Vẽ cung tròn tâm C bán kính CA.

Bước 4. Hai cung tròn cắt nhau tại điêm A. Vẽ điểm A.

Bước 5. Nối AB, BC, AC ta được tam giác ABC.

Bài toán 2. Vẽ tam giác ABC khi biết số đo góc A Ví dụ 2: Vẽ tam giác ABC biết A  120, AC  6 cm
và độ dài hai cạnh AB, AC. và AB  7 cm.
Bước 1. Vẽ góc A.

Trang 5
Bước 2. Dựng hai đoạn AB, AC.

Bước 3. Nối BC được tam giác ABC.

Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời sau:
Vẽ tam giác ABC. Trên tia đối của các tia AB, CA, BC lần lượt lấy các điểm D, E, F. Vẽ tam giác DEF.
Hướng dẫn giải

Ví dụ 2. Vẽ tam giác ABC biết:


a) AB  AC  4 cm và BC  3 cm.

b) A  90, AB  3 cm và AC  5 cm.
hướng dẫn giải
a)
- Vẽ đoạn BC  3 cm.
- Vẽ hai đường tròn  B;4 cm  và  C ;4 cm  .

- Hai đường tròn cắt nhau tại A.


- Vẽ tam giác ABC.

Trang 6
b)
- Vẽ tia Ax bất kì.
  90.
- Vẽ tia Ay sao cho xAy
- Trên tia Ax lấy điểm B sao cho AB  3 cm.
- Trên tia Ay lấy điểm C sao cho AC  5 cm.
- Nối BC.
Ta được tam giác ABC.

Ví dụ 3. Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời sau:


a) Vẽ ABC , lấy điểm M nằm ngoài tam giác. Sau đó vẽ các tia MA, MB, MC.
b) Vẽ tam giác DEF có DE  4 cm, EF  4 cm, FD  5 cm.
Trên tia đối của tia DE lấy điểm M sao cho DM  2 cm. Kẻ đoạn thẳng FM.
Hướng dẫn giải
a)

b)

Trang 7
Ví dụ 4.
a) Vẽ tam giác ABC có AB  2,5 cm; BC  3 cm; AC  4 cm.
b) Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MA  MD .
c) Vẽ đoạn thẳng DB, DC. Kể tên các tam giác có trong hình vẽ.
Hướng dẫn giải

Các tam giác có trong hình vẽ là


AMB; BMD; CMD; AMC ; ABC ; ABD; ACD; BCD.

Bài tập tự luyện dạng 2


Câu 1: Vẽ tam giác ABC có AB  6 cm, AC  5 cm, BC  3 cm.
Câu 2: Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời nói
 và cho biết số đo (nêu
a) Vẽ tam giác ABC biết ba cạnh AB  3 cm; AC  4 cm; BC  5 cm. Hãy đo góc BAC
cách vẽ).
b) Vẽ tam giác ABC, lấy điểm M nằm trong tam giác rồi vẽ các tia AM, BM, CM.
Câu 3: Cho hai điểm M và N nằm cùng phía đối với A, nằm cùng phía đối với B. Điểm M nằm giữa A và
B. Biết AB  5 cm; AM  3 cm; BN  1cm. Chứng tỏ rằng:
a) Bốn điểm A, B, M, N thẳng hàng.
b) Điểm N là trung điểm của đoạn thẳng MB.
c) Vẽ đường tròn tâm N đi qua B và đường tròn tâm A đi qua N, chúng cắt nhau tại C. Tính chu vi của tam
giác CAN.
Câu 4: Cho tam giác ABC, lấy điểm M nằm giữa A và C, điểm N nằm giữa A và B. Các đoạn thẳng BM và
CN cắt nhau tại H. Nối MN. Tìm số tam giác có trong hình vẽ.
Câu 5: Cho tam giác ABC. Một điểm M nằm trong tam giác. Nối BM cắt AC tại D, CM cắt AB tại E. Hỏi
có bao nhiêu tam giác trong hình?
Câu 6: Cho tam giác ABC và một điểm D trên cạnh AB (D không trùng với A và B).
a) Tính độ dài cạnh AB biết AD  5 cm, BD  6 cm.

b) Tính số đo góc C của tam giác biết    70.


ACD  30, BCD
c) Một đường thẳng d không đi qua bất kì đỉnh nào của tam giác và cắt cạnh BC của tam giác. Hãy chứng
tỏ rằng đường thẳng d cắt một và chỉ một trong hai cạnh AB và AC của tam giác ABC.

Đáp án và lời giải


Dạng 1. Nhận biết tam giác và các yếu tố của tam giác

Trang 8
1–C 2–D 3–C 4–B 5–B 6–B
Dạng 2. Vẽ hình
Câu 1.

Câu 2.
a) Vẽ đoạn AB  3 cm
Vẽ đường tròn  A;4 cm  .
Vẽ đường tròn  B;5 cm  .
Hai đường tròn cắt nhau tại điểm C.
Nối AC, BC ta được tam giác ABC.
  90.
Đo được BAC

b)

Câu 3.
a) Theo đề bài, hai điểm M và N nằm cùng phía đối
với A, cùng phía với B nên bốn điểm A, B, M, N
thẳng hàng.
b) Từ đề bài ta suy ra được thứ tự các điểm trên
đường thẳng AB là A, M, N, B.
Do đó
AB  AM  MN  NB
5  3  MN  1
MN  1 .
Do vậy điểm N nằm giữa M, B và NM  NB
  1cm  .
Suy ra N là trung điể của MB.
c) Chu vi tam giác CAN là

Trang 9
CA  AN  CN  AN  AN  BN  4  4  1  9.
Câu 4.

Có tất cả 11 tam giác.


Câu 5.

Có tất cả 8 tam giác.


Câu 6.

a) D nằm trên cạnh AB nên AB  DA  DB  5  6  11 cm  .


b) D thuộc cạnh AB trên tia CD nằm giữa hai tia CA và CB.
Do vậy    DCB
ACB  ACD   30  70  100.

c) Đường thẳng d chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng. Do d cắt đoạn BC nên B, C nằm khác phía so
với đường thẳng d 1 .
Giả sử d không cắt đoạn AB, hay A và B nằm cùng phía so với đường thẳng d  2  .
Từ (1) và (2) suy ra hai điểm A và C nằm khác phía so với đường thẳng d.
Do đó đường thẳng d cắt đoạn thẳng AC.
Vậy nếu d không cắt đoạn AB thì d cắt đoạn thẳng AC.
Chứng minh tương tự ta có nếu d không cắt đoạn thẳng AC thì d cắt đoạn thẳng AB.
Vậy d cắt một và chỉ một trong hai cạnh AB và AC của tam giác ABC.

Trang 10

You might also like