You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC


——————————————–

HỆ THỐNG VÀ MẠNG MÁY TÍNH


Nhóm 15

Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN ĐÌNH HÂN


TS. NGÔ THỊ HIỀN

Tập thể thực hiện: NGUYỄN HOÀNG MINH


NGUYỄN THÀNH LONG
PHÙNG VĂN TUYÊN
PHẠM ANH ĐỨC
LÊ MINH TUẤN

HÀ NỘI, 01/2022
Mục lục

1 IoT phi tập trung 6


1.1 IoT là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2 Vấn đề thực tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.3 Kiến trúc của mạng IoT phi tập trung . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.4 Ưu điểm và nhược điểm của IoT phi tập trung . . . . . . . . . . . . . . 9

2 Một số ứng dụng quan trọng của IoT 12


2.1 Nhà thông minh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2.2 Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.3 Trong sản xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.4 Môi trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.5 Cơ sở hạ tầng giao thông . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

3 Một số dịch vụ IoT 24


3.1 Dịch vụ IoT là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.2 Amazon Web Service . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
3.3 Microsoft Azure . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.4 Google Cloud IoT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.5 IBM Watson . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

4 Một số Use cases và giải pháp của nhà cung cấp dịch vụ IoT 28
4.1 Thiết bị trong nhà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
4.1.1 Tổng quan mô hình hoạt động các thiết bị trong nhà . . . . . . 29
4.1.2 Một số hãng công nghệ sử dụng AWS cung cấp . . . . . . . . . 30
4.2 Tối ưu hoá nghiệp vụ trong sản xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
4.2.1 Dự đoán chất lượng sản phẩm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
4.2.2 Dự đoán thời hạn bảo trì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
4.3 Phương tiện kết nối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35

5 Giả lập dịch vụ IoT 38


5.1 Bài toán thực tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
5.2 Nền tảng quản trị IoT Losant . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
5.3 Các thực thể IoT giả lập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39

1
MỤC LỤC

5.4 Luồng xử lý dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40


5.4.1 Luồng xử lý trung tâm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
5.4.2 Luồng kiểm soát truy xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
5.4.3 Luồng đăng nhập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
5.4.4 Luồng đăng xuất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
5.5 Trình duyệt và dashboard . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42

2
MỤC LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÔNG VIỆC

STT Họ và tên MSSV Chương

1 Nguyễn Hoàng Minh 20195902 Chương 1 + Phân chia công việc


2 Nguyễn Thành Long 20195898 Chương 2 + Trưởng nhóm
3 Phùng Văn Tuyên 20173601 Chương 3
4 Phạm Anh Đức 20195859 Chương 4 + Tổng hợp slide
5 Lê Minh Tuấn 20164345 Chương 5 + Trình bày LaTeX

3
Danh sách hình vẽ

1.1 Dịch vụ IoT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6


1.2 Mô hình IoT tích hợp điện toán đám mây. . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.3 Cấu tạo chung của thiết bị IoT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.4 Cấu tạo của một gateway. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.5 Tương tác giữa các module và các khối chức năng. . . . . . . . . . . . . 10

2.1 Một số ứng dụng của IoT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12


2.2 Nhà thông minh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
2.3 Ra lệnh bằng giọng nói. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.4 Hệ thống chiếu sáng tự động. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.5 Hệ thống cửa thông minh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.6 Thân thiện với môi trường. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.7 IoT chăm sóc sức khỏe. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.8 Ống hít kết nối IoT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.9 Dây chuyền sản xuất được vận hành, kiểm tra từ xa. . . . . . . . . . . 18
2.10 Đo mức nhiên liệu trong chu trình sản xuất. . . . . . . . . . . . . . . . 19
2.11 Máy cảm biến bảo vệ rừng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.12 Thiết bị tưới nước tự động. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.13 Hệ thống thông tin thời tiết từ xa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.14 Hệ thống đỗ xe thông minh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

3.1 Phần mềm thiết bị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25


3.2 Dịch vụ kiểm soát và kết nối. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
3.3 Dịch vụ phân tích. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.4 Khách hàng nổi bật của AWS. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.5 Hệ sinh thái Google Cloud IoT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
3.6 Nền tảng IBM Watson. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

4.1 IoT trong nhà. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28


4.2 Mô tả IoT trong nhà. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
4.3 Kiến trúc tổng quan. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
4.4 LG ThinQ platform. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
4.5 Hệ thống giám sát chất lượng sản phẩm. . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

4
DANH SÁCH HÌNH VẼ

4.6 Mô hình giám sát chất lượng sản phẩm Amazon. . . . . . . . . . . . . . 32


4.7 Mô hình dự đoán thời hạn bảo trì. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
4.8 Theo dõi trạng thái tàu thuyền. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
4.9 Lợi ích của dự báo thời hạn bảo trì. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
4.10 Nhà máy lọc dầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
4.11 Mô hình dự báo thời hạn bảo trì. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
4.12 Quá trình xử lý dữ liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
4.13 Công ty sử dụng IoT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
4.14 Một số giải pháp Amazon cung cấp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
4.15 Mô hình phương tiện kết nối của Toyota. . . . . . . . . . . . . . . . . . 36

5.1 Một máy phát điện công nghiệp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38


5.2 Một số dịch vụ tiêu biểu do Losant cung cấp. . . . . . . . . . . . . . . 39
5.3 Thuộc tính của thực thể máy phát điện. . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
5.4 Payload của thực thể máy phát điện. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
5.5 Luồng xử lý trung tâm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
5.6 Luồng kiểm soát truy xuất. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
5.7 Luồng đăng nhập. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
5.8 Luồng đăng xuất. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44
5.9 Dữ liệu quản trị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
5.10 Giao diện đăng nhập. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
5.11 Dashboard overview. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
5.12 Dashboard detail. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46

5
Chương 1

IoT phi tập trung

1.1 IoT là gì?


Internet vạn vật là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần
mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi dữ
liệu với nhau. Nhờ bộ xử lý bên trong cùng mạng không dây, mà mọi thứ trở nên chủ
động và thông minh hơn.

Hình 1.1: Dịch vụ IoT.

Các thiết bị IoT có thể là đồ vật được gắn thêm cảm biến để thu thập dữ liệu về
môi trường xung quanh (giống như các giác quan của con người), các máy tính/bộ
điều khiển tiếp nhận dữ liệu và ra lệnh cho các thiết bị khác, hoặc cũng có thể là các
đồ vật được tích hợp cả hai tính năng trên.

1.2 Vấn đề thực tế


Với nền tảng của IoT truyền thống sử dụng công nghệ cloud computing, các tài
nguyên điều khiển, vận hành và tài nguyên tính toán được đặt rất gần nhau về cả mặt
địa lý và mặt topology – điều này có thể được thấy rõ ở các dịch vụ IoT kiểu cũ. Kiểu
kiến trúc này giúp việc quản lý trở nên đơn giản ( tất cả các dữ liệu sinh ra trong IoT
network đều được chuyển tiếp đến một bộ điều khiển trung tâm trên cloud trước khi

6
CHƯƠNG 1. IOT PHI TẬP TRUNG

được xử lý).
Để chuyển tiếp dữ liệu giữa một thiết bị IoT và bộ điều khiển này có khi cần đến
một vài thiết bị trung gian, điều này dẫn đến sự lãng phí trong tài nguyên mạng và sự
chậm trễ trong việc xử lý dữ liệu. Trong thực tế ngày nay, các IoT network thậm chí
phải quản lý đến hàng trăm triệu thiết bị, thì việc tập trung các tài nguyên logic theo
kiểu truyền thống có rất nhiều nhược điểm: để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ được gửi
về trong mạng, các bên cung cấp dịch vụ IoT cần phải xây dựng một trung tâm xử lý
dữ liệu quy mô lớn, phải xây dựng được hạ tầng mạng đủ sức truyền tải các dữ liệu
được truyền giữa cloud và thiết bị đầu cuối – cực kì tốn kém và rất khó theo kịp tốc
độ phát triển hiện nay; ngoài ra, cùng với sự phát triển đó, các ứng dụng yêu cầu xử
lí thời gian thực như giám sát sức khỏe thời gian thực hay công nghệ xe tự hành được
thương mại hóa và ngày càng mở rộng, độ trễ cao do việc truyền tải dữ liệu là khó có
thể chấp nhận được.
Sự phát triển của một số mô hình điện toán mới như điện toán sương mù (fog
computing – fog có nghĩa là nó thấp hơn cloud, gần “mặt đất” – các thiết bị IoT hơn)
hay điện toán biên, một hướng tiếp cận mới đến nền tảng IoT với sự dịch chuyển một
phần các tài nguyên tính toán xử lý từ cloud xuống các thiết bị trung gian (gọi là các
fog node) ví dụ như gateway – gọi là IoT phi tập trung.

Hình 1.2: Mô hình IoT tích hợp điện toán đám mây.

1.3 Kiến trúc của mạng IoT phi tập trung


Thiết bị IoT:
1. Tầng kết nối trừu tượng: chịu trách nhiệm cho việc kết nối thiết bị IoT với mạng.
Tầng này gồm một module duy nhất gọi là Connectivity SDK – giúp ẩn đi các
công nghệ mạng đằng dưới và cung cấp tiêu chuẩn giao tiếp cho các tầng ở trên.
2. Tầng dịch vụ thiết bị: cung cấp các dịch vụ cần thiết cho một thiết bị IoT để sử
dụng các tài nguyên của thiết bị một cách hợp lý. Tầng này gồm bốn module:
(a) Module lọc dữ liệu: lọc thô những dữ liệu quan trọng được thiết bị IoT thu
thập từ môi trường xung quanh.

7
CHƯƠNG 1. IOT PHI TẬP TRUNG

(b) Module dịch vụ giao tiếp: sử dụng tiêu chuẩn giao tiếp được cung cấp bởi
Connectivity SDK để tạo ra khả năng kết nối công cộng (publicly). Nó cũng
cho phép một thiết bị khác trong mạng điều khiển các dịch vụ của thiết bị.
(c) Module kiểm soát năng lượng: kiểm soát giữa những chế độ sử dụng năng
lượng của thiết bị IoT một cách hợp lý.
(d) Module OTA: đảm bảo khả năng cập nhật phiên bản phần mềm của thiết bị
mọi lúc mọi nơi.
3. Tầng ứng dụng: thực hiện công việc cụ thể được thiết lập sẵn. Công việc này có
thể được thay đổi thông qua module OTA.

Hình 1.3: Cấu tạo chung của thiết bị IoT.

Gateway:
1. Gateway gồm 3 chức năng chính: kết nối, quản lý thiết bị và quản lý dữ liệu
(a) Kết nối: được cung cấp bởi tầng kết nối và gồm các kiểu kết nối như Wifi,
Bluetooth hay Zigbee. Chúng được ẩn đi bởi tầng kết nối trừu tượng cung
cấp các module tiêu chuẩn như OCF , OneM2M hay các tiêu chuẩn tự định
nghĩa. Tầng kết nối mạng chịu trách nhiệm thống nhất các module của tầng
kết nối trừu trượng và sự tương tác giữa tầng đó và các dịch vụ nằm ở tầng
cao hơn.
(b) Quản lý thiết bị và quản lý dữ liệu: được cung cấp bởi tầng dịch vụ gateway.
Các mô hình học máy hoặc học sâu thường được triển khai ở tầng này. Khi dữ
liệu từ mạng IoT được chuyển đến gateway, nó sẽ được tiếp nhận bởi module
data service. Module này cung cấp chức năng như đánh giá chất lượng thông
tin và dự đoán. Sau đó, dữ liệu sẽ được truyền đến module stream processing
để được xử lý. Những dữ liệu đã được xử lý này có thể được chuyển tiếp cho
một gateway khác trong mạng lưới hoặc được lưu tạm thời trong cơ sở dữ
liệu của gateway và có thể được chuyển tiếp sau này (cho cloud).
2. Gateway cùng một số các thiết bị IoT trong mạng sẽ kết nối với nhau dưới dạng
mạng LAN. Sau khi dữ liệu được gateway xử lí, nó còn cung cấp khả năng đưa ra
quyết định một cách cục bộ trong thời gian thực.

8
CHƯƠNG 1. IOT PHI TẬP TRUNG

3. Một thành phần quan khác là tầng điều phối dịch vụ. Nó cho phép đóng gói các
chức năng như một dịch vụ nhỏ của gateway – cách này hiệu quả hơn kết hợp các
chức năng thành một ứng dụng phức tạp.
4. Gateway cũng cung cấp khả năng điều khiển từ xa với cloud.

Hình 1.4: Cấu tạo của một gateway.

Cloud:
1. Kiến trúc của cloud nói chung giống như kiến trúc của Gateway.
2. Chịu trách nhiệm kết nối tất cả các gateway trong cùng một mạng lưới IoT. Trong
IoT phi tập trung, cloud chủ yếu có tác dụng lưu trữ dữ liệu được các gateway
gửi lên, thực hiện phân tích chuyên sâu hoặc train các mô hình học máy, học sâu
và triển khai chúng xuống các gateway.
3. Nó cũng có thể kết hợp các dữ liệu từ nhiều gateway để có được cái nhìn chuẩn
xác về cả hệ thống, từ đó đưa ra một số quyết định toàn cục.

1.4 Ưu điểm và nhược điểm của IoT phi tập trung


Ưu điểm:
1. Việc phân tán các tài nguyên trên giúp giảm tải lượng lớn dữ liệu phải chuyển
tiếp về cloud (thay vào đó là chuyển về các fog node gần hơn – và dữ liệu được
fog node đó xử lý có thể được chuyển tiếp đến một fog node khác hoặc cloud),
không chỉ giảm gánh nặng về băng thông của mạng mà còn giảm độ trễ trong

9
CHƯƠNG 1. IOT PHI TẬP TRUNG

Hình 1.5: Tương tác giữa các module và các khối chức năng.

việc truyền tải dữ liệu một cách đáng kể (có thể đạt đến mức điều khiển thời gian
thực).
2. Tăng cường tính bảo mật: Do các tài nguyên tính toán của IoT phi tập trung được
phân tán trên toàn mạng lưới, nên khi có sự có bảo mật xảy ra, ta có khả năng cô
lập một bộ phận bất thường mà không làm ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể.
Ngoài ra, việc triển khai mô hình blockchain trong mạng IoT phi tập trung cũng
được coi là một cách giúp tăng khả năng bảo mật của cả hệ thống.
3. Tăng độ linh hoạt của hệ thống: Có thể dễ dang nâng cấp, triển khai các dịch vụ,
ứng dụng mà không cần phải thay đổi hoàn toàn hạ tầng IT.
4. Giảm thiểu khả năng các dịch vụ bị ngắt quãng: Do các fog node (gateway) có
khả năng tự xử lý dữ liệu và đưa ra quyết định, việc mất kết nối với cloud cũng
không gây ảnh hưởng lớn đến các dịch vụ của IoT phi tập trung. Ngoài ra, nếu
như kết nối từ một gateway đến cloud bị ảnh hưởng, dữ liệu có thể được reroute
sang một gateway khác để truyền lên cloud.
Nhược điểm:

1. Việc thiết kế một kiến trúc mạng IoT phi tập trung hiệu quả là rất khó khăn,
đồng thời việc quản lý hay bảo trì cũng khó khăn không kém.
Bảng so sánh:

10
CHƯƠNG 1. IOT PHI TẬP TRUNG

Đặc điểm Tập trung Phi tập trung

Tài nguyên Trung tâm Phân tán


Thiết kế Dễ dàng Khó khăn
Quản lý Dễ dàng Khó khăn
Bảo trì Dễ dàng Khó khăn
Điểm yếu Có SPoF Không có SPoF
Tính ổn định Thấp Cao
Ngăn chặn hành động bất thường Có khả năng Khó có khả năng
Dể bị tấn công Có Không
Khả năng mở rộng Thấp Cao

11
Chương 2

Một số ứng dụng quan trọng của


IoT

Hình 2.1: Một số ứng dụng của IoT.

2.1 Nhà thông minh


Nhà thông minh (smart home) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử
có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động hóa để thay thế con người
trong việc thực hiện hành động hoặc kiểm soát từ xa.
Hầu hết các mẫu nhà thông minh đều thân thiện, dễ sử dụng và đều có chung khả
năng:

1. Ra lệnh và điều khiển từ xa bằng giọng nói:


(a) Việc quên tắt các thiết bị điện, khóa van gas, đóng cửa không còn là vấn đề
quá nghiêm trọng nữa. Chúng ta có thể ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào ra

12
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

Hình 2.2: Nhà thông minh.

lệnh qua đồng hồ hoặc điện thoại: "Khoá van gas","đóng cửa cổng","tắt quạt
phòng khách"v.v...Mọi thứ sau đó sẽ được hoàn thành trơn tru.
(b) Chính sự tuyệt vời này sẽ giúp bạn dễ dàng đặt những câu "thần chú" bí mật
mà chỉ có bạn cùng các thành viên được biết cho hệ thống cửa hay từng thiết
bị.

2. Kịch bản ngữ cảnh không giới hạn: Với phần mềm ứng dụng dễ hiểu trên smart-
phone, tablet, bạn hoàn toàn tự lên được những kịch bản ngữ cảnh đa dạng, độc
đáo phù hợp với từng thời điểm trong ngày, từng dịp, hoàn cảnh... và cấp quyền
điều khiển cho mọi thành viên trong nhà mà không phải phụ thuộc vào những
những lịch trình đã cài đặt sẵn hay mỗi lần cần thay đổi lại phải nhờ đến sự giúp
đỡ của các kỹ thuật viên như những giải pháp khác.

3. Mở rộng dễ dàng: Với nền tảng độc đáo riêng cùng công nghệ truyền dữ liệu không
dây và truyền dữ liệu trên đường điện tiên tiến nhất, việc triển khai hệ thống nhà
thông minh thực hiện được cả những ngôi nhà xây mới hoặc đang ở. Thời gian
lắp đặt chỉ từ 1-2 ngày mà không phải đi lại đường điện, đục tường hay có bất kỳ
ảnh hưởng nào đến kết cấu ngôi nhà. Ngoài ra, nếu có nhu cầu đầu tư thêm các
thiết bị khác trong nhà thì việc mở rộng kết nối cũng cực kỳ đơn giản mà không
gặp trở ngại gì.
4. Hệ thống chiếu sáng tự động: Các thiết bị chiếu sáng sẽ tự động bật khi có người
và tắt khi không còn ai. Do đó, rất an toàn cho trẻ nhỏ, người già vào buổi tối.
Đăc biệt, điều này mang lại hiệu quả tối đa trong việc tiết kiệm năng lượng, Hơn
thế nữa, nhờ các cảm biến, độ sáng đèn sẽ tự điều chỉnh phù hợp, toàn bộ hệ

13
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

Hình 2.3: Ra lệnh bằng giọng nói.

thống sẽ hoạt động theo phong cách và sự sáng tạo của chính bạn trong từng ngữ
cảnh khác nhau, giúp cho ngôi nhà trở nên sinh động, đầy màu sắc mà cũng thật
sang trọng, tinh tế.

Hình 2.4: Hệ thống chiếu sáng tự động.

5. Hệ thống an ninh tiên tiến:


(a) Dù đi vắng hay ở nhà thì chúng ta cũng hoàn toàn yên tâm khi luôn kiểm
soát được mọi hoạt động của ngôi nhà. Nếu có tình huống lạ xảy ra, ngôi nhà
sẽ ngay lập tức gọi điện thoại hoặc nhắn tin khẩn cấp cho gia chủ và tự động

14
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

thực hiện công việc của mình theo kịch bản đã lên, ví dụ: còi hú liên tục,
đèn chớp tắt 10 lần, vòi nước tự động tưới cây, âm thanh vang lên từ loa âm
thanh đa vùng "vui lòng rời khỏi khu vực cấm", ...
(b) Ngoài ra, với các thiết bị kiểm soát ra vào, camera ghi hình,các cảm biến phát
hiện người, cảm biến phát hiện kính vỡ, cảm biến khói, khí ga, nhiệt độ... ngôi
nhà bạn luôn được kiểm soát và bảo vệ 24/7.
6. Hệ thống cửa thông minh: Toàn bộ hệ thống cửa cổng, cửa rèm, cửa cuốn. . . đều
điều khiển và ra lệnh được từ xa, phù hợp với các tình huống sử dụng trong thực
tế như tiếp khách, xem phim, đi ngủ v.v. . . Ngoài ra, cũng như các thiết bị khác,
hệ thống cửa sẽ kết hợp với các cảm biến ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, cùng những
hệ thống âm thanh, ánh sáng, môi trường. . . hoạt động và thực thi những kịch
bản có điều kiện tuỳ theo ngữ cảnh và nhu cầu của người dùng.

Hình 2.5: Hệ thống cửa thông minh.

7. Thân thiện với môi trường: Môi trường không khí có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sức khỏe. Nhà thông minh được trang bị hệ thống kiểm soát môi trường
với các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đặt ở khắp các vị trí thích hợp trong
ngôi nhà. Bạn luôn kiểm tra được các thông số này qua những thiết bị cầm tay.
Ngoài ra, chúng sẽ kết hợp các thiết bị khác như cửa rèm, điều hòa nhiệt độ, máy
hút ẩm, quạt thông gió để đảm bảo duy trì trạng thái môi trường trong lành nhất
cho ngôi nhà bạn, điều chỉnh sao cho phù hợp nhu cầu của bạn theo từng thời
điểm trong ngày.
8. Hệ thống giải trí thông minh: Chẳng hạn vào buổi sáng hệ thống âm thanh tự
động phát các bản nhạc nhẹ yêu thích để chúng ta hoàn toàn thư giãn khi bắt
đầu một ngày mới. Sau đó sẽ là những giai điệu sôi động hoàn hảo cho bài tập
thể dục. Buổi tối là không gian cho âm nhạc du dương, sau đó ra lệnh cho TV mở
đúng kênh có chương trình thời sự...

15
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

Hình 2.6: Thân thiện với môi trường.

2.2 Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe


IoT tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe số hóa, kết nối các nguồn lực y tế sẵn
có và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có khả năng:
1. Quản lý dữ liệu chăm sóc thời gian thực:
(a) Các nhà quản lý có thể truy cập vào dữ liệu thời gian thực của bệnh nhân.
Có rất nhiều ứng dụng cho y tế bằng cách tích hợp với các thiết bị đeo được
và các thiết bị theo dõi sức khỏe khác. Từ đó, người quản lý chăm sóc có thể
sử dụng dữ liệu này để tạo ra và triển khai chương trình quản lý chăm sóc
tốt hơn cho bệnh nhân.
(b) Ví dụ, bác sĩ, y tá thường cần biết chính xác vị trí của các tài sản hỗ trợ bệnh
nhân như xe lăn. Khi xe lăn của bệnh viện được trang bị cảm biến IoT, chúng
có thể được theo dõi từ ứng dụng giám sát tài sản IoT để bất kỳ ai đang tìm
kiếm đều có thể nhanh chóng tìm thấy chiếc xe lăn có sẵn gần nhất.
(c) Nhiều tài sản của bệnh viện cũng được theo dõi theo cách này để đảm bảo
sử dụng hợp lý cũng như kế toán tài chính cho các tài sản vật chất trong mỗi
khoa.

2. Giúp cảnh báo sức khỏe trong tinh trạng khẩn cấp:
(a) Bất cứ lúc nào một thông số sức khỏe cụ thể vượt quá giới hạn lý tưởng, các
thiết bị IoT có thể được sử dụng để kích hoạt hệ thống thông báo khẩn cấp.

16
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

Hình 2.7: IoT chăm sóc sức khỏe.

Điều này có thể cứu sống những bệnh nhân đang nguy kịch.
(b) Các thiết bị theo dõi sức khỏe này có thể bao gồm từ máy đo huyết áp và
nhịp tim đến các thiết bị tiên tiến có khả năng theo dõi các thiết bị cấy ghép
chuyên dụng, chẳng hạn như máy tạo nhịp tim, thiết bị đeo tay điện tử Fitbit
hoặc máy trợ thính tiên tiến. Một số bệnh viện đã bắt đầu triển khai "giường
thông minh" có thể phát hiện khi nào họ có người và khi bệnh nhân cố gắng
đứng dậy. Nó cũng có thể tự điều chỉnh để đảm bảo áp lực và hỗ trợ thích
hợp được áp dụng cho bệnh nhân mà không cần sự tương tác bằng tay của y
tá.
(c) Các thiết bị còn hỗ trợ bác sĩ theo dõi xem bệnh nhân có tuân theo kế hoạch
điều trị hay không. Các thiết bị được kết nối với các ứng dụng dành riêng cho
thiết bị di động giúp bệnh nhân có thể nhận lời nhắc nhở và giúp kiểm tra
sự tuân thủ của bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu đang phát triển các ống hít
kết nối, ống hít cho bệnh nhân bị tắc nghẽn phổi mãn tinh.

2.3 Trong sản xuất


Hiện nay, thiết lập hệ thống IoT đang là xu hướng các doanh nghiệp theo đuổi để
tăng hiệu quả hoạt động và tăng khả năng chống chịu trước các rủi ro. Hãy tưởng
tượng, trong đại dịch Covid-19, khi mà cư dân ở nhiều nơi không thể ra khỏi nhà vì
nguy cơ lây nhiễm, tuy nhiên, với công nghệ IoT, các nhà máy vẫn có thể tự tiếp tục
hoạt động, các nông trại vẫn có thể tự vận hành và các phương tiện vẫn có thể tự đi
lại để trao đổi hàng hóa nhờ những khả năng ưu việt.
1. Quản lý thiết bị và giám sát sản xuất tự động từ xa: Công nghệ IoT cho phép
người quản lý có thể giám sát và biết được máy móc vận hành ra sao, kiểm soát

17
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

Hình 2.8: Ống hít kết nối IoT.

Hình 2.9: Dây chuyền sản xuất được vận hành, kiểm tra từ xa.

mức nhiên liệu có trong bồn chứa, các nguyên vật liệu trong trong nhà máy một
cách chủ động mà không cần trực tiếp đến nhà máy. Các dữ liệu thu thập được
dùng để hỗ trợ việc cải tiến các quy trình và nâng cao hiệu suất sản xuất tối ưu
nhất. Đặc biệt được áp dụng trong hệ thống đo lường, quản lý các thiết bị trong
điều kiện môi trường phức tạp con người không thể tiếp cận như hóa chất, điện,
...

2. Bảo trì:
(a) Các kỹ thuật bảo trì được thiết kế để giúp xác định tình trạng của thiết
bị/dây chuyền sản xuất đang sử dụng nhằm ước tính thời điểm bảo trì nên
được thực hiện, giúp tối ưu được chi phí cũng như giảm rủi ro xảy ra trong
quá trình vận hành.
(b) Các cảm biến giám sát rô bốt hoặc máy móc có thể đo lường khi sản lượng
sản xuất bị tổn hại và gửi dữ liệu đến các nền tảng. Nhà sản xuất có thể
nhanh chóng kiểm tra độ chính xác của thiết bị hoặc loại bỏ nó khỏi sản xuất
cho đến khi nó được sửa chữa. Điều này cho phép các daonh nghiệp giảm chi
phí hoạt động, có thời gian hoạt động tốt hơn và cải thiện quản lý hiệu suất
tài sản.

18
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

Hình 2.10: Đo mức nhiên liệu trong chu trình sản xuất.

3. Kiểm soát chất lượng:

(a) Các ứng dụng IoT có khả năng giám sát chất lượng của các sản phẩm được
sản xuất ở bất kỳ giai đoạn nào: từ nguyên liệu thô được sử dụng trong quy
trình, đến cách chúng được vận chuyển , phản ứng của khách hàng cuối cùng
khi sản phẩm được nhận.
(b) Thông tin này rất quan trọng khi nghiên cứu hiệu quả hoạt động của công ty
và áp dụng những thay đổi cần thiết trong trường hợp phát hiện lỗi, với mục
đích tối ưu hóa quy trình và phát hiện kịp thời các vấn đề trong dây chuyền
sản xuất.
(c) Ví dụ như trong công nghiệp thực phẩm và đồ uống, hoa và dược phẩm
thường là những mặt hàng tồn kho nhạy cảm với nhiệt độ sẽ được hưởng lợi
rất nhiều từ các ứng dụng giám sát IoT gửi thông báo khi nhiệt độ tăng hoặc
giảm có thể ảnh hưởng đến sản phẩm.

4. Quản lý hàng tồn kho:


(a) Hệ thống IoT cho phép giám sát tự động hàng tồn kho, xác nhận liệu kế hoạch
có được tuân thủ hay không và đưa ra cảnh báo trong trường hợp sai lệch để
duy trì quy trình làm việc liên tục và hiệu quả.
(b) Ví dụ, các doanh nghiệp thiết kế kệ thông minh được trang bị cảm biến trọng
lượng giúp thu thập thông tin dựa trên RFID và gửi dữ liệu tới nền tảng IoT
để tự động theo dõi hàng tồn kho và kích hoạt cảnh báo nếu các mặt hàng
sắp hết. Từ đây giúp nhà bán hàng cải thiện trải nghiệm của khách hàng, tối
ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm chi phí hoạt động.
5. Cải thiện an toàn môi trường làm việc: Bằng cách thông qua việc giám sát các hư
hỏng của thiết bị, chất lượng không khí của nhà máy và tần suất bệnh tật trong
một công ty, cùng với các chỉ số khác, các hệ thống IoT có khả năng thực hiện
các biện pháp an toàn và phòng ngừa tai nạn công nghiệp ở các nhà máy nơi sử

19
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

dụng các chất độc hại - và trong trường hợp xảy ra tai nạn, giảm thiểu hậu quả
đối với sức khỏe và môi trường. Điều này không chỉ tăng cường an toàn trong cơ
sở, mà còn cả năng suất và động lực của nhân viên.

2.4 Môi trường

Ứng dụng giám sát môi trường IoT thường sử dụng các cảm biến để bảo vệ môi
trường bằng cách theo dõi chất lượng không khí hoặc nước, điều kiện khí quyển hay
thậm chí bao gồm việc theo dõi di chuyển của những động vật hoang dã và môi trường
sống của chúng. Phát triển các thiết bị kết nối internet cũng như các ứng dụng cho
phép cảnh báo về thiên tai, sóng thần để có những phương án đối mặt hiệu quả.
Một vài ứng dụng ta có thể kể đến:
1. Nghiên cứu và bảo vệ các loài động vật:

(a) Một ví dụ có thể kể đến đó là việc nghiên cứu về các loài ong. Ong là loài
động vật quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học trong hệ sinh thái và
sự suy giảm gần đây của chúng có tác động nghiêm trọng đến nông nghiệp.
Một cảm biến chạy bằng pin sẽ được đặt bên trong tổ ong giúp cho người
nuôi ong có thể sử dụng để theo dõi các điều kiện bên trong cũng như sự phát
triển của chúng. Nếu có vấn đề hệ thống sẽ tự động báo cho người nuôi ong.
(b) Một nghiên cứu khác của CSIRO nhằm cải thiện sự thụ phấn và năng suất
ong mật. Họ thử nghiệm hàng ngàn con ong với những cảm biến nhỏ. Các
cảm biến nhận dạng tần số hoạt động theo cách tương tự với thẻ từ của xe
tại các bãi gửi xe, giúp ghi lại dữ liệu khi côn trùng đi qua một trạm kiểm
soát cụ thể. Dữ liệu cho phép xác định các vấn đề ảnh hưởng đến hành vi của
loài ong tạo điều kiện cho việc thụ phấn cây trồng hiệu quả hơn.
(c) Các cảm biến và máy ảnh còn được kết nối sử dụng để chống lại những tên
trộm giúp bảo vệ sự sống cho các loài động vật quý hiếm. Cảm biến giúp nhận
dạng những âm thanh của bẫy, súng và các phương tiện di chuyển trong khu
vực động vật sinh sống. Dự án RAPID bảo tồn tê giác ở châu Phi đã sử dụng
việc kết nối máy ảnh, màn hình và bộ theo dõi GPS. Sự kết hợp này giúp các
nhà bảo tồn được cảnh báo khi động vật bị nạn, theo dõi chuyển động và ghi
lại hình ảnh của những kẻ trộm.
2. Ngăn chặn việc phá rừng, giảm thiểu thiên tai:
(a) Nạn phá rừng làm tăng 15% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu. IoT được
áp dụng để ngăn chặn các hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp. Những cảm
biến được gắn với cây cho phép theo dõi và phát hiện việc khai thác và trộm
bất hợp pháp từ khoảng cách xa. Các cảm biến có thể nhận dạng một số âm
thanh đáng ngờ như: âm thanh của máy cưa hoặc âm thanh của xe lớn trong

20
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

khu vực cấm vì vậy các nhà chức trách có thể ngăn chặn các hoạt động bất
hợp pháp một cách kịp thời.
(b) Không những vậy, các cảm biến có thể được dùng để đo các yếu tố như chất
lượng không khí, chất lượng nước, bức xạ cảm biến còn có thể phát hiện các
chất độc hại, sớm nhận biết được các hiểm họa như cháy rừng, động đất. . .
và đưa dữ liệu ra các trung tâm để cảnh báo đến người dân.

Hình 2.11: Máy cảm biến bảo vệ rừng.

3. Thiết bị tưới cây tự động:


(a) Các cảm biến có thể thu thập thông tin về độ ẩm của đất để cho người nông
dân biết lượng nước tưới cho cây trồng. Ngoài ra, nếu nhận được thông tin về
thời tiết trực tiếp từ mạng internet, hệ thống tưới tiêu cũng có thể biết khi
nào trời sắp mưa và quyết định không tưới cây nữa.
(b) Và không dừng lại ở đó! Tất cả những dữ liệu về độ ẩm của đất, lượng nước
tưới và quá trình sinh trưởng của cây trồng đều có thể được thu thập qua
cảm biến và gửi đến các siêu máy tính để các thuật toán phân tích. Nếu lắp
đặt thêm các cảm biến khác như chất lượng không khí và nhiệt độ, thì các
thuật toán máy tính có thể học được nhiều hơn nữa. Khi hàng nghìn trang
trại cùng thu thập những thông tin này, các thuật toán này có thể hiểu rõ về
điều kiện tự nhiên ở nơi trồng trọt, từ đó đưa ra cách chăm sóc cây trồng tối
ưu.

2.5 Cơ sở hạ tầng giao thông


Giám sát và kiểm soát các hoạt động của cơ sở hạ tầng đô thị là một ứng dụng quan
trọng của IoT. Các cơ sở hạ tầng IoT có thể được sử dụng để theo dõi bất kỳ hành vi
hoặc những thay đổi trong gây nguy hiểm. Ngoài ra, còn để lập kế hoạch hoạt động
sửa chữa và bảo trì một cách hiệu quả. Qua đó, cải thiện quản lý sự cố, chất lượng

21
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

Hình 2.12: Thiết bị tưới nước tự động.

dịch vụ và giảm chi phí hoạt động trong tất cả các lĩnh vực cơ sở hạ tầng liên quan.
Một số ứng dụng tiêu biểu của IoT trong cơ sở hạ tầng có thể kể đến:
1. Giám sát video và hệ thống cảnh báo tự động:

(a) Giám sát video giúp cải thiện an toàn. Khi người lái xe biết đường được giám
sát, họ có xu hướng lái xe an toàn hơn, giảm vi phạm giao thông. Và với phân
tích video thời gian thực, các tài xế có thể xác định được tuyến đường tốt
nhất và giảm ùn tắc một cách đáng kể.
(b) Hệ thống tín hiệu tự động được kết nối mạng để cảnh báo người lái xe về các
điều kiện rủi ro như tắc đường, tai nạn, thời tiết xấu và sơ tán khẩn cấp, có
thể làm giảm sự chậm trễ và hạn chế rủi ro.
(c) Bộ điều khiển có thể kết nối với mạng thông qua bộ chuyển mạch công nghiệp,
thu thập dữ liệu thời tiết từ các cảm biến và truyền các dấu hiệu thông báo
qua mạng di động.
(d) Khi xảy ra sự cố, nhân viên tại trung tâm điều hành giao thông có thể phát
hiện, hỗ trợ ngay lập tức, đồng thời giám sát các mối đe dọa.

2. Hệ thống đỗ xe thông minh:


(a) Nhiều thành phố trên thế giới đã bắt đầu triển khai các dự án bãi đậu xe
thông minh. Dịch vụ bãi đỗ xe thông minh sử dụng công nghệ IoT giúp nhà
quản lý giao thông, công ty khai thác điểm đỗ giảm được các chi phí nhân
công, sử dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có bằng cách hợp lý hóa quy trình,
giảm không gian cần thiết, tạo ra một hệ thống liên kết các bãi đỗ xe. Ngoài
ra với tính năng thanh toán được điện tử được tích hợp hoặc tại điểm thanh
toán sẽ tạo ra một dịch vụ thuận tiện, minh bạch cho tất cả các bên liên
quan.

22
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG QUAN TRỌNG CỦA IOT

Hình 2.13: Hệ thống thông tin thời tiết từ xa.

(b) Giờ đây, người lái xe có thể tìm kiếm chỗ đậu xe hiệu quả trên website, ứng
dụng thông minh và các bảng điện tử bên đường một cách nhanh chóng, giảm
thời gian, chi phí lòng vòng đi tìm chỗ đỗ. Không những sẽ làm giảm đáng
kể tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường mà còn giảm nguy cơ thiệt hại
cho chiếc xe do nó được bảo quả an toàn tuyệt đối.

Hình 2.14: Hệ thống đỗ xe thông minh.

23
Chương 3

Một số dịch vụ IoT

3.1 Dịch vụ IoT là gì?


Dịch vụ Internet of Things (IoT) đại diện cho một tập hợp các dịch vụ end-to-end,
trong đó các doanh nghiệp ký hợp đồng với các nhà cung cấp bên ngoài để thiết kế,
xây dựng, cài đặt và vận hành các giải pháp IoT, bao gồm tư vấn lập kế hoạch IoT.
Các nhà cung cấp dịch vụ IoT đại diện cho một loạt các công ty dịch vụ nhỏ, vừa
và lớn xây dựng và triển khai các ứng dụng giải pháp IoT trong các ngành.Trọng tâm
của thị trường này là các nhà cung cấp dịch vụ vừa và lớn hỗ trợ các thị trường dọc
chính cho việc áp dụng IoT như sản xuất, chăm sóc sức khỏe, vận tải và bán lẻ.Trọng
tâm dịch vụ IoT của thị trường này phù hợp với thiết kế, xây dựng và cài đặt giải pháp
IoT và bao gồm các dịch vụ lập kế hoạch IoT cho môi trường kinh doanh kỹ thuật số
hỗ trợ IoT. Một vài cái tên hàng đầu cung cấp dịch vụ IOT như: AWS, Azure, Google
Cloud, IBM, ...

3.2 Amazon Web Service


Amazon Web Service (AWS) cung cấp các dịch vụ và giải pháp Internet vạn vật
(IoT) để kết nối và quản lý hàng tỷ thiết bị. Thu thập, lưu trữ và phân tích dữ liệu
IoT cho khối lượng công việc thuộc lĩnh vực công nghiệp, tiêu dùng, thương mại và ô
tô.
Các chức tổng quan của AWS IoT:

1. Tăng tốc đổi mới với nhóm dịch vụ IoT hoàn chỉnh nhất.
2. Bảo mật các ứng dụng IoT của bạn từ đám mây đến biên.
3. Xây dựng các giải pháp IoT thông minh với khả năng tích hợp AI và ML vượt
trội.
4. Thay đổi quy mô dễ dàng và đáng tin cậy.
Các dịch vụ của AWS IoT:

24
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ IOT

Hình 3.1: Phần mềm thiết bị.

Hình 3.2: Dịch vụ kiểm soát và kết nối.

AWS có cộng đồng lớn và linh hoạt với hàng triệu khách hàng trên toàn cầu. Họ
hầu hết là các doanh nghiệp hoạt động trên mọi quy mô bao gồm công ty khởi nghiệp,
doanh nghiệp, tổ chức công. Cùng với đó là mạng lưới các đối tác của AWS (AWS
Partner Network) trên toàn thế giới.

3.3 Microsoft Azure


Azure IoT là một tập hợp các dịch vụ cloud do Microsoft quản lý, kết nối, giám sát
và kiểm soát hàng tỷ thiết bị IoT.
Theo nguồn của Bussiness Insider Intelligence, Microsoft Azure là Platform cloud
lớn thứ hai sau AWS và là một trong những Platform phát triển nhanh nhất. Các giải
pháp Azure IoT rất linh hoạt và bao gồm mọi khía cạnh của thiết kế và phát triển
IoT, từ kết nối các thiết bị đến cung cấp thông tin chi tiết cho những người ra quyết
định.
Các sản phẩm và dịch vụ Azure IoT:
Lợi ích của Azure IoT:
1. Đơn giản
2. Giá cả linh hoạt
3. Có các đặc quyền tuyệt vời
4. Bảo mật mạnh mẽ

25
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ IOT

Hình 3.3: Dịch vụ phân tích.

Hình 3.4: Khách hàng nổi bật của AWS.

5. Mạng lưới đối tác mạnh mẽ

3.4 Google Cloud IoT


Google Cloud là một trong những nền tảng IoT tốt nhất hiện nay. Với khả năng xử
lý lượng dữ liệu khổng lồ bằng cách sử dụng Cloud IoT Core, giúp Google thực sự nổi
bật so với đối thủ khác.

Hình 3.5: Hệ sinh thái Google Cloud IoT.

Một số tính năng của Google cloud platform:


1. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp: Google Cloud cung cấp các dịch vụ tích hợp
giúp các doanh nghiệp xử lý lượng dữ liệu khổng lồ bị phân tán trên toàn cầu theo

26
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ DỊCH VỤ IOT

thời gian thực. Các doanh nghiệp còn có thể sử dụng kết hợp các giải pháp phân
tích dữ liệu tiên tiến kết hợp với công nghệ học máy từ Cloud Machine Learning
Engine.
2. Tăng tốc thiết bị
3. Cắt giảm chi phí bằng các dịch vụ đám mây

4. Hệ sinh thái đối tác rộng lớn

3.5 IBM Watson


IBM Watson là một nền tảng IoT được nhiều nhà phát triển thực hiện. Được hỗ
trợ bởi nền tảng phát triển đám mây hỗn hợp PaaS của IBM, Watson IoT cho phép
các nhà phát triển dễ dàng triển khai các ứng dụng IoT.

Hình 3.6: Nền tảng IBM Watson.

Các tính năng cơ bản của IBM Watson như:


1. Quản lý thiết bị.
2. Bảo mật truyền thông.

3. Truyền nhận dữ liệu thời gian thực.


4. Lưu trữ dữ liệu,
5. Cung cấp dịch vụ dữ liệu về thời tiết.

27
Chương 4

Một số Use cases và giải pháp của


nhà cung cấp dịch vụ IoT

4.1 Thiết bị trong nhà

Hình 4.1: IoT trong nhà.

Với hơn 940 triệu thiết bị thông minh trong năm 2022, nhà thông minh là thị trường
được phát triển rất nhanh. Người sử dụng đòi hỏi những thiết bị thông minh hơn, có
thể học được thói quen, gợi ý. Họ không quan tâm quá nhiều về mặt công nghệ, họ
luôn muốn thiết bị của mình phản hồi nhanh dù có kết nối mạng hay không. Không chỉ
vậy, họ cũng rất quan tâm về quyền riêng tư và không mong muốn dữ liệu của mình
bị rò rỉ ra bên ngoài. Còn về phía nhà sản xuất, họ mong muốn thiết bị của mình luôn
ổn đinh để tránh việc bảo hành và thu hồi sản phẩm, họ cũng quan tâm đến vấn đề tối
ưu chi phí. Do vậy, các nhà sản xuất thiết bị thường tìm đến một nhà cung cấp dịch
vụ IoT giúp họ vấn đề cơ sở hạ tầng và quản trị. Các thiết bị thông minh trong gia
đình cần phải đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng một cách chính xác và nhanh
chóng. Các nhà cung cấp dịch vụ IOT đã đưa ra các giải pháp device-based machine
learning và cloud-based management and analytics giúp giải quyết use case này.

28
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ USE CASES VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ IOT

Amazon IoT là một trong những nhà cung cấp dịch vụ IoT lớn bên cạnh Google và
Microsoft. Để phục vụ cho những sản phẩm thương mai, Amazon Iot cung cấp một số
công nghệ cho các thiết bị IoT như:
1. Kết nối dễ dàng: Họ cung cấp thư viện và các chuẩn để nhà sản xuất kết nối với
hệ thống IoT của họ.

2. Giao tiếp các thiết bị lân cận là tính năng giúp các thiết bị lân cận có thể trao
đổi thông tin thời gian thực trong khi vẫn giữ kết nối đến Cloud.
3. Bảo mật là tính năng mã hóa đầu-cuối giữa các thiết bị, phân quyền truy cập giữa
các thiết bị. Các thiết bị có thể hoạt động liên tục ngay cả khi không có mạng,
khi có mạng, các thiết bị có thể đồng bộ dữ liệu với cloud.

Hình 4.2: Mô tả IoT trong nhà.

4.1.1 Tổng quan mô hình hoạt động các thiết bị trong nhà
Các thiết bị chạy hệ điều hành thời gian thực (RTOS) như khoá cửa, bóng đèn
thông minh, máy giặt, các thiết bị nhỏ gửi dữ liệu đến hệ thống tính toán biên (AWS
IoT Greengrass). Các thiết bị tính toán biên như bộ điều khiển trung tâm, bộ đính
tuyến. Sau đó, dữ liệu được gửi lên cloud. Trên cloud, phần core gồm các hệ thống như:
AWS IoT Core, AWS IoT Device Management, AWS IoT Device Defender, AWS IoT
Analytics, AWS IoT Events để kết nối và xử lý các thiết bị IoT. Dữ liệu sau đó được
chuyển sang phần xử lý và lưu trữ hiệu năng cao, gồm các công nghệ như Machine
Learning, Amazon Kinesis Streams. Dữ liệu qua xử lý sau đó sẽ được chuyển đến người
dùng qua những lời gọi API, ứng dụng điện thoại hay các thiết bị trợ lý ảo như Alexa.

29
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ USE CASES VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ IOT

Hình 4.3: Kiến trúc tổng quan.

4.1.2 Một số hãng công nghệ sử dụng AWS cung cấp

Hình 4.4: LG ThinQ platform.

LG ThinQ platform sử dụng AWS IoT Service giúp người dùng điều khiển các thiết
bị thông minh bằng giọng nói và từ điện thoại thông minh. Các thiết bị LG ThinQ có
thể học các thói quen của người dùng để đưa ra những gợi ý phù hợp. Ví dụ, tủ lạnh
ThinQ có thể học được khi nào người dùng cần đá và luôn đảm bảo sẵn đá khi người
dùng cần. LG sử dụng AWS IoT service để tối ưu lợi nhuận, khách hàng của LG có
mặt khắp nơi trên thế giới, khách hàng muốn sản phẩm của mình có thời gian phản
hồi nhanh nhạy, chính xác. Vậy để xây dựng đa trung tâm dữ liệu như Amazon tốn
rất nhiều chi phí và công sức vận hành.

30
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ USE CASES VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ IOT

4.2 Tối ưu hoá nghiệp vụ trong sản xuất


Các công ty đang bắt đầu quá trình chuyển đổi số, thay đổi các nghiệp vụ kinh
doanh sao cho hiện đại, hiệu quả và năng suất hơn. Các lĩnh vực như: sản xuất, năng
lượng, nông nghiệp, vận tải cần hàng tỉ thiết bị thông minh để chẩn đoán chất lượng,
dự báo bảo trì, tối ưu hoá các quá trình sản xuất. Thường các công ty sử dụng hàng
nghìn cảm biến (sensor) để thu thập dữ liệu cho các use case trên. Vấn đề quản lý,
tương tác giữa các cảm biến cũng như các nhà máy (chi nhánh) khác là vấn đề không
dễ dàng. Các nhà cung cấp dịch vụ IIOT (Industrial IOT) có thể giúp các công ty tổng
hợp dữ liệu của nhiều dây truyền sản xuất, giữa các nhà máy lắp ráp khác nhau, giúp
chẩn đoán các quá trình sai sót, quá trình bị “nghẽn” trước khi chúng xảy ra.

4.2.1 Dự đoán chất lượng sản phẩm

Hình 4.5: Hệ thống giám sát chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm kém là vấn đề khiến các công ty đau đầu. Việc không thể
đánh giá chính xác nguồn gốc gây ra sản phẩm tệ dẫn đến việc mất thời gian, công
sức và tiền bạc để thu hồi sản phẩm.
Dự đoán chất lượng sản phẩm là hoạt động trích xuất những thông tin có ích từ
nguồn dữ liệu hoạt động của công ty như: thông tin về hoạt động sản xuất, thông tin
về môi trường, con người để tối ưu chất lượng của sản phẩm đầu ra. Việc này cần sử
dụng một số giải thuật thống kê, machine learning để:
1. Phát hiện những dấu hiệu bất thường của sản phẩm
2. Dự đoán lợi nhuận và xu hướng mới
3. Nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra
Các cảm biến được gắn dưới đất để đo độ pH, độ ẩm. Những cảm biến này chạy hệ
điều hành thời gian thực để đảm bảo có thể đáp ứng nhanh chóng, chính xác các hoạt

31
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ USE CASES VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ IOT

Hình 4.6: Mô hình giám sát chất lượng sản phẩm Amazon.

động thời gian thực. Sau đó các cảm biến này sẽ gửi dữ liệu lên cloud để lưu trữ và
chuẩn bị cho việc phân tích đánh giá. Trên cloud, dữ liệu gốc được bổ sung thêm các
thông tin mà cảm biến không đo được như: lượng mưa, thời tiết để xây dựng model.
Model sau đó được sử dụng và gửi lại thông tin về hệ thống tính toán biên của người
nông dân để giúp họ đánh giá tốt hơn hoạt động sản xuất.

4.2.2 Dự đoán thời hạn bảo trì

Hình 4.7: Mô hình dự đoán thời hạn bảo trì.

Các doanh nghiệp sản xuất không mong muốn thời gian downtime – thời gian một
bộ phận không thể tiếp tục quá trình sản xuất do thiết bị không sử dụng được. 82%
công ty đã bị ngừng sản xuất do ít nhất 1 thiết bị trong vòng 3 năm. Hoạt động sản
xuất bị đình trệ trong trung bình 4h.

32
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ USE CASES VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ IOT

Việc không thể dự báo khi nào thiết bị xuống cấp có thể dẫn đến chi phí sửa chữa
cao, đưa công ty vào thế bị động, làm hỏng choỗi cung ứng sản xuất. Hơn thế nữa,
việc đo đạc thường yêu cầu các thiết bị nhỏ, ổn định, thời gian đáp ứng và phản hồi
nhanh
Dự đoán thời hạn bảo trì là việc sử dụng các thiết bị nhỏ, ổn định để đo nhiệt độ,
áp suất, rung động, vận tốc, mã lỗi của máy móc để theo dõi trạng thái của các máy
móc để phát hiện những nguy cơ hỏng hóc trước khi hoạt động sản xuất bị đình trệ,
do đó các nhà sản xuất có thể tăng tuổi thọ máy móc, đảm bảo an toàn cho người vận
hành máy, đảm bảo hoạt động sản xuất luôn thuận lợi, không làm hỏng chuỗi cung
ứng.

Hình 4.8: Theo dõi trạng thái tàu thuyền.

Hình 4.9: Lợi ích của dự báo thời hạn bảo trì.

Ở một nhà máy lọc dầu, predictive maintenance tạo thêm ¼ hoặc ½ thùng dầu mỗi
giếng dầu mỗi ngày. Mỗi năm có thể tạo thêm 200 triệu đô la. Một mô hình áp dụng
IoT để dự báo bảo trì được minh hoạ như sau.
Các nhà máy lọc dầu có những thiết bị như máy bơm, máy khoan dầu cấu tạo từ
động cơ và thiết bị cơ khí. Khi chúng hoạt động, chúng tạo ra những rung động có thể

33
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ USE CASES VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ IOT

đo đạc được. Ngày qua ngày, những rung động này có thể dẫn đến việc hao mòn thiết
bị, cộng hưởng với những rung động khác gây hỏng cơ cấu dàn khoan. Vì vậy những
rung động này thường được đo đạc kĩ càng và luôn được hạn chế nhất có thể.

Hình 4.10: Nhà máy lọc dầu.

Dữ liệu rung được gửi tới Greengrass. Thiết bị này chạy model để chẩn đoán cường
độ rung động. Nó cho biết khi nào rung động lên đỉnh điểm dẫn tới dừng hoạt động
của máy.
Khi có internet, bộ phận thống kê sẽ gửi những tín hiệu rung có ích lên cloud.
Những tín hiệu rung có ích là những tín hiệu bất thường. Những tín hiệu bình thường
sẽ không được gửi lên cloud để không làmtốn băng thông và bộ nhớ.

Hình 4.11: Mô hình dự báo thời hạn bảo trì.

Trên cloud nhận được thông tin và xử lý thông tin theo từng thiết bị. Model dự
đoán sẽ được xây mới dựa trên bộ dữ liệu mới, sau đó sẽ được gửi về để dự đoán tiếp.
Wolkswagen Group là công ty sản xuất nhiều ô tô nổi tiếng như Audi, Lamborghini,
Porsche. Có hơn 80 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ô tô và với hơn 120 chi
nhánh, Volkswagen group sản xuất hơn 11 triệu ô tô mỗi năm. Do có quá nhiều các
cảm biến như: cảm biến trên máy sản xuất, trên cây trồng và các hệ thống, việc chia
sẻ và quản lý thông tin giữa các nhà máy không dễ dàng. Wolkswagen Group đã sử

34
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ USE CASES VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ IOT

Hình 4.12: Quá trình xử lý dữ liệu.

dụng dịch vụ IoT của Amazon với mục đích tăng 30% năng suất và giảm 30% chi phí
sản xuất.

Hình 4.13: Công ty sử dụng IoT.

4.3 Phương tiện kết nối


Một số nhu cầu thực tế đòi hỏi mô hình phương tiện kết nối như:

1. Khách hàng muốn tương tác với phương tiện của mình nhiều hơn
2. Các phương tiện di chuyển liên tục, kết nối không ổn định.
3. Nhu cầu tính toán hiệu năng cao, tốc độ cao để giải quyết các vấn đề “real-time”
trên đường
EV Management Solution là sự kết hợp giữa hai công ty nổi tiếng là NXP và AWS
để cung cấp kết nối an toàn, bảo mật từ hệ thống tính toán biên đến cloud.
AWS Wavelength là hệ thống cung cấp môi trường hoạt động trong mạng 5G để
nhà sản xuất phát triển và triển khai các thiết bị với độ trễ cực thấp.
AWS EC2 P3 Instances cung cấp hệ thống tính toán hiệu năng cao với tối đa 8
Nvidia V100 Tensor core GPU và thông lượng dữ liệu lên tới 100Gbps.

35
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ USE CASES VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ IOT

Hình 4.14: Một số giải pháp Amazon cung cấp.

AWS FleetWise là hệ thống giúp trao đổi dữ liệu lên cloud với tốc độ “gần thời
gian thực” near-real time và sử dụng để xây dựng các ứng dụng phân tích và machine
learning.

Hình 4.15: Mô hình phương tiện kết nối của Toyota.

Các cảm biến gửi dữ liệu vài lần mỗi giây, sau vài phút, lượng dữ liệu tạo thành
một gói lớn. Với hàng triệu xe kết nối tạo dữ liệu mỗi giây thì người cung cấp dịch vụ
phải xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ. Toyota Connected đã xây dựng kiến trúc Data
Lake thời gian thực sử dụng các dịch vụ do nhà cung cấp dịch vụ IoT Amazon cung
cấp. Kiến trúc này không sử dụng server, do vậy họ tiết kiệm được chi phí xây dựng
và bảo trì Server và thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhanh. Kiến trúc này có thể
nắm bắt và lưu dữ liệu dạng (quan hệ và phi quan hệ) hàng petabyte trên thời gian
thực, kiến trúc này cũng cung cấp các thống kê thời gian thực hiệu quả hơn nhiều so
với các báo cáo thông thường. Mọi hoạt động trong data lake đều được tự động, qua
đó có thể hạn chế lỗi do chủ quan do con người, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí vận
hành.
Ở giai đoạn Ingest: các phương tiện kết nối gửi dữ liệu gồm: vận tốc, gia tốc, vị trí,
nhiên liệu và mã lỗi mỗi phút. Dữ liệu này được Amazon Kinesis Data Streams xử lý

36
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ USE CASES VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ IOT

qua Amazon Lamba cho quá trình tiếp theo. Dữ liệu gốc được lưu thông qua Firehouse
vào kho dữ liệu S3.
Giai đoạn Decode: Dữ liệu sau đó được Kinesis Data Streams đưa đến Lamba
function để xử lý các dữ liệu phức tạp phụ thuộc vào loại cảm biến và loại dữ liệu đầu
vào. Khi các cảm biến gửi dữ liệu lên, Lambda function sẽ gộp thành một file JSON
duy nhất và nén lại rồi lưu vào kho S3.
Giai đoạn Transform (biến đổi) dữ liệu được chuyển thành dạng dữ liệu cột để tiện
cho việc truy vấn. Kiểu dữ liệu đặc biệt này có thể đáp ứng những truy vấn trên bộ
dữ liệu cực lớn mà không đòi hỏi kỹ càng về ngôn ngữ lập trình hay các framework mà
người lập trình sử dụng. Sau quá trình này, dữ liệu có thể được sử dụng cho các việc
phân tích, phân chia theo yêu cầu.
Giai đoạn Consume (sử dụng) :Các ứng dụng cần dữ liệu sẽ tạo lời gọi API đến
Gateway của Amazon. Để xác thực lời gọi API, Amazon cung cấp token tạm thời qua
Amazon Cognito.
Giai đoạn Analyze (phân tích): Dữ liệu phân tích được Amazon Athena phân tích
và gửi đến cho các nhà khoa học dữ liệu để xậy dựng và thử nghiệm các model mang
lại lợi ích cho người sử dụng sản phẩm.

37
Chương 5

Giả lập dịch vụ IoT

5.1 Bài toán thực tế


Hệ thống máy phát điện công suất lớn (Hình 5.1) là bộ phận thiết yếu trong các
tòa nhà cao tầng, khu dân cư, khu phức hợp dịch vụ hay các tổ hợp công nghiệp nặng.
Việc quản lý và điều phối một cách tập trung mạng lưới này khi nó trải rộng trên nhiều
địa điểm cũng như đa dạng về chủng loại là một bài toán thực tế quan trọng. Trong
chương này, chúng ta sẽ thực hiện giả lập một dịch vụ IoT giúp quan trắc và tự động
phân tích dữ liệu được đo đạc trong thời gian thực từ một hệ thống máy phát điện
nhiều thành phần. Đây chính là một dịch vụ giám sát thông minh được cung cấp bởi
các nhà sản xuất thiết bị gốc, khí cụ điện, cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Hình 5.1: Một máy phát điện công nghiệp.

Dịch vụ IoT chúng ta xây dựng sẽ gồm các thành phần chính:

1. Các thực thể minh họa máy phát điện trong thực tế, có khả năng sinh ngẫu nhiên
các số liệu kỹ thuật giống như được đo đạc bởi các thiết bị IoT lắp đặt trên chúng.
2. Phần mềm giám sát trực tiếp và thu thập dữ liệu để hiển thị trên dashboard.

3. Mô phỏng các trạng thái hoạt động của hệ thống IoT có thể xảy ra trong thực tế.
4. Phân lập quyền điều khiển theo yêu cầu của khách hàng.

38
CHƯƠNG 5. GIẢ LẬP DỊCH VỤ IOT

5.2 Nền tảng quản trị IoT Losant


Cũng giống như Amazon Web Service, Microsoft Azure, Google Cloud IoT, IBM
Watson, Losant (Hình 5.2) là một nền tảng cung cấp các dịch vụ IoT, bao gồm:
1. Quản trị hệ thống thiết bị tính toán biên.

2. Nền tảng phần mềm điện toán đám mây cho phép phát triển và nhân rộng hệ
sinh thái các ứng dụng người dùng.
3. Framework linh hoạt và có tính module hóa cao giúp đẩy nhanh tốc độ, giảm giá
thành khi triển khai sản phẩm đến tay khách hàng.
Với Losant, chúng ta có thể dễ dàng xây dựng các kiến trúc gồm hàng triệu các thiết
bị IoT nhưng vẫn có thể đảm bảo một trải nghiệm sản phẩm phù hợp với người dùng
cuối, mà không bị ảnh hưởng bởi những rào cản công nghệ quá phức tạp.

Hình 5.2: Một số dịch vụ tiêu biểu do Losant cung cấp.

5.3 Các thực thể IoT giả lập


Ta sẽ xây dựng các đối tượng ảo để thay thế như là một thiết bị IoT trong thực tế,
có khả năng sinh ngẫu nhiên các dữ liệu giống như được đo đạc ngoài thực địa. Mỗi
thực thể máy phát điện sẽ được trang bị 6 trường dữ liệu (Hình 5.3) bao gồm: Loại
thực thể, Số serie, Mã model, Hình minh họa, Tọa độ vị trí, Nhóm quản lý.
Trong thực tế, để có thể đo đạc thông số kĩ thuật trong thời gian thực của từng
máy phát điện, ta sẽ phải lắp đặt các thiết bị IoT tương ứng với từng vị trí. Ở đây,
để giả lập các thiết bị IoT, ta sẽ trang bị cho từng thực thể 16 topic khác nhau (đại

39
CHƯƠNG 5. GIẢ LẬP DỊCH VỤ IOT

Hình 5.3: Thuộc tính của thực thể máy phát điện.

diện cho 16 thiết bị IoT được lắp trên máy phát điện), mỗi topic sẽ tương ứng là một
trường dữ liệu đặc thù.

Nhiệt độ bề mặt Số vòng quay/phút


Điện áp pin Mức nhiên liệu
Áp lực dầu Cường độ dòng ra
Tình trạng vận hành Vị trí
Trạng thái lỗi Mã lỗi
Mô tả trạng thái Số giờ chạy
Số ngày chạy Boolean có phải đang lỗi
Boolean có phải đang chạy Boolean có phải đang dừng

Với các topic như trên, ta sẽ cài đặt thiết bị gửi payload về hệ thống với tần suất 2
phút/lần như Hình 5.4.

5.4 Luồng xử lý dữ liệu


5.4.1 Luồng xử lý trung tâm
(Hình 5.5)
Virtual button: Dùng để kiểm thử, kích hoạt 1 luồng truyền dữ liệu trong hệ thống,
một payload do người dùng thiết lập sẽ được đẩy chạy qua workflow.
Timer: Kích hoạt 1 workflow trong 1 khoảng thời gian tùy chọn.
All devices: Kết nối các thiết bị để gửi dữ liệu về hệ thống.

40
CHƯƠNG 5. GIẢ LẬP DỊCH VỤ IOT

Hình 5.4: Payload của thực thể máy phát điện.

Loop: Vòng lặp qua từng topic của 1 thiết bị, sinh ngẫu nhiên dữ liệu cho và cuối
cùng đẩy payload tương ứng.
Final simulated data: Hiển thị dữ liệu payload đã được giả lập, tạo lập trình debug.

5.4.2 Luồng kiểm soát truy xuất


(Hình 5.6)
Endpoint: Kích hoạt 1 workflow mỗi khi Losant gửi yêu cầu về hệ thống.
Get devices: Kết nối các thiết bị tương ứng trong hệ thống.
Conditional: Kiểm tra tính hợp lệ của payload, nếu sai thì gửi sang Endpoint reply,
ngược lại nếu đúng thì gửi sang Device verify.
Endpoint reply: Thông báo lỗi payload không hợp lệ.
Device verify: Kiểm tra thông tin và trả về kết quả cho thiết bị tương ứng.

5.4.3 Luồng đăng nhập


(Hình 5.7)
Endpoint: Kích hoạt 1 workflow mỗi khi Losant gửi yêu cầu về hệ thống.
Authenticate: Kiểm tra tên đăng nhập và mật khẩu người dùng, nếu đúng thì cho
phép truy cập, ngược lại nếu sai yêu cầu đăng nhập lại.

41
CHƯƠNG 5. GIẢ LẬP DỊCH VỤ IOT

Hình 5.5: Luồng xử lý trung tâm.

5.4.4 Luồng đăng xuất


(Hình 5.8)
Endpoint: Kích hoạt 1 workflow mỗi khi Losant gửi yêu cầu về hệ thống.
Endpoint reply: Thoát ra khỏi màn hình đăng nhập nếu người dùng chọn đăng xuất.

5.5 Trình duyệt và dashboard

Thông tin về người dùng và nhóm quản trị theo như Hình 5.9. Ở đây chúng ta tạo 2
tài khoản, tài khoản admin@hust.com quản lý toàn bộ 5 máy phát điện trong hệ thống
(thuộc nhóm hust), tài khoản admin@sami.com được truy cập vào 2 máy (thuộc nhóm
sami).
Ta truy cập vào đường dẫn https://61e53703a1aac6d9d9ce22f2.onlosant.com/
login sẽ xuất hiện giao diện đăng nhập như Hình 5.10
Thực hiện đăng nhập với hai tài khoản:
1. User: admin@hust.com
Password: qwerty123

2. User: admin@sami.com
Password: qwerty123
Nếu đăng nhập với đúng thông tin, website sẽ chuyển hướng sang dashboard của
tài khoản tương ứng, như trong Hình 5.11 là dashboard overview của tài khoản ad-
min@hust.com. Ở đây ta có thể thấy các báo cáo liên quan đến tình trạng tổng thể
của hệ thống gồm tất cả 5 máy phát điện.
Để xem thông tin chi tiết của từng thiết bị, bấm vào biểu tượng tương ứng ở cột
bên trái, ta sẽ truy cập vào dashboard thông tin của thiết bị đó (Hình 5.12)

42
CHƯƠNG 5. GIẢ LẬP DỊCH VỤ IOT

Hình 5.6: Luồng kiểm soát truy xuất.

43
CHƯƠNG 5. GIẢ LẬP DỊCH VỤ IOT

Hình 5.7: Luồng đăng nhập.

Hình 5.8: Luồng đăng xuất.

44
CHƯƠNG 5. GIẢ LẬP DỊCH VỤ IOT

Hình 5.9: Dữ liệu quản trị.

Hình 5.10: Giao diện đăng nhập.

45
CHƯƠNG 5. GIẢ LẬP DỊCH VỤ IOT

Hình 5.11: Dashboard overview.

Hình 5.12: Dashboard detail.

46

You might also like