You are on page 1of 5

ĐỀ THI THỬ TUYỂN CHỌN | TYHH 2022

SỞ GD & ĐT YÊN BÁI (LẦN 1)


(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

Câu 1: Kim loại nào nhẹ nhất?


A. Li. B. Mg. C. Be. D. Al.

Câu 2: Ở điều kiện thường X là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, nặng hơn không khí. Khí X rất độc, có thể phá
hoại niêm mạc đường hô hấp. Khí X là
A. CO. B. Cl2. C. F2. D. SO2.

Câu 3: Danh pháp gốc chức của CH3NH2 là


A. Etanamin. B. Etylamin. C. Metanamin. D. Metylamin.

Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?
A. Fe2O3. B. Fe2(SO4)3. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)3.

Câu 5: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2n-2O2 (n ≥ 1). B. CnH2nO2 (n ≥ 2). C. CnH2nO (n ≥ 1). D. CnH2n+2O2 (n ≥ 1).

Câu 6: Phân tử khối của Valin là


A. 146. B. 75. C. 117. D. 89.

Câu 7: Loại polime nào sau đây không chứa nguyên tử nitơ trong mạch?
A. Tơ lapsan. B. Tơ nilon-6,6. C. Tơ olon. D. Protein.

Câu 8: Chất nào sau đây không có phản ứng thuỷ phân?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Chất béo. D. Glucozơ.

Câu 9: Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH thu được CH3COONa và CH3OH. Tên gọi của X là
A. metyl fomat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. etyl fomat.

Câu 10: Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người
ta thêm tiếp vào một vài giọt dung dịch chất nào sau đây?
A. KCl. B. NaCl. C. Na2SO4. D. CuCl2.

Câu 11: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Mg. B. Na. C. Ag. D. Ba.

Câu 12: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước có tính cứng toàn phần?
A. Ba(NO3)2. B. Na2CO3. C. HCl. D. NaCl.

Câu 13: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Al. B. Ag. C. Cu. D. Au.

Câu 14: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. Ba(OH)2. B. NaOH. C. HCl. D. BaCl2.
Câu 15: Cấu hình electron của ion Fe2+ là
A. [Ar]3d6 4s2. B. [Ar]4s2 3d4. C. [Ar]3d6. D. [Ar]d5.

Câu 16: Chất nào sau đây là muối trung hòa?


A. KOH. B. K2SO4. C. KHSO4. D. KHS.

Câu 17: Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: Al2O3 + X → NaAlO2 + H2O.
A. NaCl. B. NaOH. C. NaHSO4. D. Na2CO3.

Câu 18: Dung dịch Na2CO3 phản ứng với dung dịch nào sau đây không tạo thành kết tủa?
A. Mg(NO3)2. B. Ca(OH)2. C. H2SO4. D. BaCl2.

Câu 19: Nước vôi trong chứa chất tan nào sau đây?
A. Ca(OH)2. B. Ca(NO3)2. C. CaCl2. D. Ca(HCO3)2.

Câu 20: Trong phân tử Ala–Gly–Ala có bao nhiêu liên kết peptit?
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 40. B. 20. C. 25. D. 30.

Câu 22: Trong các polime tổng hợp sau đây: Nhựa PVC, cao su isopren, thuỷ tinh hữu cơ, tơ nilon-7. Số polime
được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 23: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn 3,48 gam oxit FexOy thu được 2,52 gam Fe. Khối lượng Al
đã tham gia phản ứng là
A. 2,7 gam. B. 0,81 gam. C. 1,08 gam. D. 0,54 gam.

Câu 24: Cho dung dịch chứa 10,68 gam Alanin tác dụng với dung dịch HCl dư, khối lượng muối thu được là
A. 15,96 gam. B. 14,94 gam. C. 17,64 gam. D. 15,06 gam.

Câu 25: Thuỷ phân hoàn toàn m gam saccarozơ chỉ thu được 270 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Giá trị của
m là
A. 256,5. B. 288. C. 273,6. D. 513.

Câu 26: Chất rắn X dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. X bị thủy phân hoàn toàn
nhờ xúc tác axit hoặc enzim thu được chất Y. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chất Y tham gia phản ứng tráng bạc.
B. Chất Y là glucozơ.
C. Chất X là tinh bột.
D. Phân tử khối của Y là 180.
Câu 27: Cho các chất: FeO, Fe2O3, FeCO3, Fe3O4. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
dư, chỉ thu được muối sắt III?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 28: Xà phòng hóa tristearin bằng dung dịch NaOH thu được glixerol và chất nào sau đây?
A. CH3[CH2]16(COOH)3. B. CH3[CH2]16COONa.
C. CH3[CH2]16COOH. D. CH3[CH2]16(COONa)3.

Câu 29: Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:


X1 + H2O → X2 + X3 + H2 (Điện phân có màng ngăn)
X2 + X4 → BaCO3 + K2CO3 + H2O
Chất X2, X4 lần lượt là
A. NaOH, Ba(HCO3)2.
B. KHCO3, Ba(OH)2.
C. NaHCO3, Ba(OH)2.
D. KOH, Ba(HCO3)2.

Câu 30: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào sai?
A. Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
B. Thành phần chính của cồn 70° mà trong y tế thường dùng sát khuẩn là etanol.
C. Triolein có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn tristearin.
D. Glucozơ bị oxi hóa bởi khí hiđro tạo thành sobitol.

Câu 31: Điện phân điện cực trơ màng ngăn xốp, dung dịch X chứa a gam Cu(NO3)2 và b gam NaCl đến khi có
khí thoát ra ở cả 2 điện cực thì dừng lại, thu được dung dịch Y và 0,51 mol khí Z. Dung dịch Y hòa tan
tối đa 12,6 gam Fe giải phóng khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch T. Dung dịch T cho kết
tủa với dung dịch AgNO3. Tổng giá trị của (a + b) là
A. 171,525. B. 135,36. C. 166,2. D. 147,5.

Câu 32: Hòa tan 11,25 gam hỗn hợp Na, K, Na2O và K2O vào nước dư, thu được 2,8 lít khí và dung dịch X trong
đó có chứa 8 gam NaOH. Dẫn V lít CO2 vào X được dung dịch Y. Cho từ từ 280 ml dung dịch HCl 1M
vào Y thấy thoát ra 4,48 lít khí CO2. Các chất khí đều đo ở (đktc). Giá trị của V là
A. 6,048. B. 5,600. C. 4,480. D. 6,720.

Câu 33: Cho các phát biểu sau


(a) Điện phân dung dịch CaCl2, thu được Ca ở catot.
(b) Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế.
(c) Cho Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4 sinh ra kết tủa và khí.
(d) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 thì xảy ra ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 0,775 mol O2, sinh ra 0,51 mol H2O. Nếu thủy
phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,34 gam muối. Mặt
khác a mol X làm mất màu vừa đủ 0,12 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,04. B. 0,06. C. 0,05. D. 0,02.

Câu 35: Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,03 mol C2H2 và 0,02 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được
hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y từ từ qua bình đựng Br2 dư thì còn lại 0,224 lít hỗn hợp khí Z
(đktc), Z có tỉ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng bình dung dịch Br2 tăng là
A. 1,20 gam. B. 1,32 gam. C. 0,66 gam. D. 0,60 gam.

Câu 36: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho hỗn hợp Ba và Al (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào nước (dư).
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) vào dung dịch HCl (dư).
(c) Cho hỗn hợp Ba và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1: 1) vào nước (dư).
(d) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào dung dịch HCl (dư).
(e) Cho hỗn hợp BaCO3 và KHSO4 vào nước (dư).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Có bao nhiêu thí nghiệm thu được chất rắn?
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 37: Hỗn hợp E gồm 1 ankan, 1 anken và 2 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp X, Y (MX <
MY, số mol Y gấp 6 lần số mol X). Đốt cháy hoàn toàn 0,44 mol E cần dùng vừa đủ 1,155 mol O 2, thu
được CO2, 0,07 mol N2 và 19,26 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E có giá trị gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 47. B. 6. C. 5. D. 46.

Câu 38: Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
E + 2NaOH → Y + 2Z
F + 2NaOH → Z + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành từ axit
cacboxylic và ancol.
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất T tác dụng với dung dịch HCl sinh ra axit fomic.
(b) Chất Z có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol etylic.
(c) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Đun nóng Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C, thu được anken.
(e) Chất F tác dụng với dung dịch NaHCO3, sinh ra khí CO2.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 39: Cho 8,312 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,328 mol HCl và
0,02 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa
NH4+) và 0,03 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y,
sau phản ứng thấy thoát ra 0,02 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5), đồng thời thu được 48,796
gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Fe trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 44. B. 34. C. 53. D. 37.

Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 6,75 gam hỗn hợp E chứa 3 este đều đơn chức, mạch hở X, Y, Z (biết M X < MY <
MZ) cần vừa đủ 8,904 lít O2 (đktc), thu được CO2 và 4,95 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn
lượng E trên bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ), thu được 2 ancol (no, đồng đẳng liên tiếp) và hai
muối hữu cơ có phân tử khối hơn kém nhau 2 đvC. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên cần vừa đủ
0,18 mol O2. Khối lượng của Y trong hỗn hợp 6,75 gam E là.
A. 4,3 gam. B. 0,43 gam. C. 1,32 gam. D. 1,5 gam.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

You might also like