You are on page 1of 14

CHUYÊN ĐỀ 3: ĐỘNG HÓA HỌC

I. Tốc độ phản ứng


− Định nghĩa: Tốc độ phản ứng được xác định bởi biến thiên của lượng chất bất kỳ (chất tham gia hay
sản phẩm) trong một đơn vị thể tích và sau một đơn vị thời gian.
− Xét phương trình động học của phản ứng sau: aA + bB   cC + dD (*)
1 d[A] 1 d[B] 1 d[C] 1 d[D]
Biểu thức tốc độ của phản ứng được biểu diễn như sau: v =  = = =
a dt b dt c dt d dt
II. Phương trình động học
− Định nghĩa: Phương trình động học là phương trình toán học mô tả quan hệ giữa tốc độ với nồng độ
(áp suất) của phản ứng.
III. Cơ chế phản ứng
− Khảo sát phản ứng sau: 4Fe 2+ + 4H + + O 2   4Fe3+ + 2H 2 O
Bằng thực nghiệm, phản ứng trên trải qua các giai đoạn như sau:
 Fe3+ + O 2 
(1) Fe 2+ + O 2 
(2) O 2  + H + 
 HO 2
(3) Fe 2+ + HO 2  
 Fe3+ + HO 2 
(4) HO 2  + H + 
 H2O2
 Fe3+ + OH  +  OH
(5) H 2 O 2 + Fe 2+ 
(6) Fe 2+ +  OH 
 Fe3+ + OH 
(7) 2OH  + 2H +  2H 2 O
− Tổng các giai đoạn mà ở đó diễn ra phản ứng hóa học được gọi là cơ chế phản ứng hóa học, còn
từng giai đoạn của phản ứng được gọi là giai đoạn sơ cấp của phản ứng.
− Các chất tham gia vào quá trình phản ứng hóa học được gọi là các chất phản ứng.
− Các chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa hóa học và không bị tiếp tục biến đổi được gọi là
các sản phẩm của phản ứng.
− Các chất được tạo ra trong một số giai đọan được gọi là các chất trung gian.
IV. Định luật tác dụng khối lượng
− Đối với phản ứng đơn giản, tốc độ phản ứng ở mỗi thời điểm tỷ lệ thuận với tích số nồng độ của các
chất tham gia phản ứng với số bậc xác định.
− Biểu thức định luật tác dụng khối lượng của phản ứng (*): v = k  A   B
a b

− Bậc phản ứng của một chất: Số mũ của chất đó trong phương trình động học.
+ Đối với chất A, bậc phản ứng của A là a.
+ Đối với chất B, bậc phản ứng của B là b.
− Bậc phản ứng: Tổng các bậc phản ứng của các chất trong phương trình động học.
+ Bậc phản ứng của phản ứng (*) là: n = a + b.
V. Động học phản ứng đơn giản
1. Phản ứng một chiều bậc nhất
− Định nghĩa: Phản ứng một chiều bậc nhất là phản ứng mà vận tốc phụ thuộc bậc nhất vào nồng độ.
− Khảo sát mô hình sau: A   Sản phẩm.

Trang 1
 A 0
− Phương trình động học: ln = kt hoặc  A  =  A 0 .e  kt
A
ln 2
− Chu kỳ bán hủy: t1/2 =
k
2. Phản ứng một chiều bậc hai
− Định nghĩa: Phản ứng một chiều bậc nhất là phản ứng mà vận tốc phụ thuộc bậc hai vào nồng độ.
− Khảo sát hai mô hình sau:
+ Dạng 1: 2A   Sản phẩm
+ Dạng 2: A + B   Sản phẩm
a) Dạng 1: 2A   Sản phẩm
1 1
− Phương trình động học:  = kt
[A] [A]0
1
− Chu kỳ bán hủy: t1/2 =
k  A 0
b) Dạng 2: A + B   Sản phẩm
1 [A]0 [B]
− Phương trình động học: ln = kt
[B]0  [A]0 [B]0 [A]
1 2[B]0  [A]0
− Chu kỳ bán hủy: t1/2 = ln
k [B]0  [A]0  [B]0
3. Phản ứng một chiều bậc ba
− Định nghĩa: Phản ứng một chiều bậc nhất là phản ứng mà vận tốc phụ thuộc bậc ba vào nồng độ.
− Khảo sát ba mô hình sau:
+ Dạng 1: 3A   Sản phẩm
+ Dạng 2: 2A + B   Sản phẩm
+ Dạng 3: A + B + C   Sản phẩm
• Xét trường hợp đơn giản:  A0 =  B0 =  C0
1 1
− Phương trình động học:  = kt
[A] [A]0 2
2

3
− Chu kỳ bán hủy: t1/2 =
2k  A 0
2

4. Phản ứng một chiều bậc không


− Định nghĩa: Phản ứng một chiều bậc nhất là phản ứng mà vận tốc không phụ thuộc vào nồng độ, mà
phụ thuộc vào k, tức là phụ thuộc vào một số yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng, chất xúc tác,...
− Phương trình động học:  A 0   A  = kt
 A 0
− Chu kỳ bán hủy: t1/2 =
2k
5. Phản ứng một chiều bậc n
− Khảo sát mô hình sau: nA 
 Sản phẩm

Trang 2
1 1
− Phương trình động học: n 1
 = (n  1)kt (với n ≠ 1)
[A] [A]0 n 1
2 n 1  1
− Chu kỳ bán hủy: t1/2 =
(n  1)k  A 0
n 1

VI. Động học phản ứng phức tạp


1. Phản ứng thuận nghịch
− Định nghĩa: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng diễn ra theo hai chiều ngược nhau, các chất phản
ứng tương tác với nhau tạo ra sản phẩm (phản ứng thuận) đồng thời các chất sản phẩm lại phản ứng với
nhau tạo trở lại chất ban đầu (phản ứng nghịch).
− Khảo sát mô hình phản ứng thuận nghịch bậc nhất như sau:

A 
k
B

k 1

t = 0:  A 0  B0
Phản ứng: x x
Tại thời điểm t:  A 0  x  B0 + x
Cân bằng:  A0  x CB  B0 + x CB
+ Phương trình động học: ln
 k A 0  k 1  B0    k + k 1  x =   k + k 1  t
 k A 0  k 1  B0 
x CB  x
+ Phương trình động học theo x CB : ln =   k + k 1  t
x CB
k  B0 + x CB
+ Hằng số cân bằng: K = =
k 1  A 0  x CB
2. Phản ứng song song
− Định nghĩa: Phản ứng song song là phản ứng khi từ một chất hay một số các chất ban đầu phản ứng
theo hai hay nhiều hướng khác nhau.
a) Phản ứng song song bậc 1
− Định nghĩa: Là phản ứng từ một chất ban đầu phản ứng theo hai hướng khác nhau, các phản ứng
này diễn ra đồng thời, độc lập với nhau và bậc 1.
− Khảo sát mô hình sau: B  k1
 A  k2
 C
 A 0
+ Phương trình động học: ln =  k1 + k 2  t hoặc  A  =  A 0 .e  k1 + k 2  t
A
 A  =  A  +  B +  C 
 0
  B k



 B =
k1
k1 + k 2
 
A 0 1  e  1 2 
 k +k t

+ Xác định  B và C :  = 1 
 
  C k2

 C = k 2  A  1  e  k1 + k 2  t 
  k1 + k 2 0

 A  =  A 0 .e
  k1 + k 2  t

Trang 3
  A 0
ln =  k1 + k 2  t
 A
+ Xác định k1 và k 2 : 
  B = k1
  C k2

ln 2
+ Chu kỳ bán hủy: t1/2 =
k1 + k 2
a) Phản ứng song song bậc 2
− Định nghĩa: Là phản ứng từ một chất ban đầu phản ứng theo hai hướng khác nhau, các phản ứng
này diễn ra đồng thời, độc lập với nhau và bậc 2.
− Khảo sát mô hình sau: C  k1
 A + B  k2
 D
1 [A]0 [B]
+ Phương trình động học: ln =  k1 + k 2  t
[B]0  [A]0 [B]0 [A]
 1 [A]0 [B]
 [B]  [A] ln [B] [A] =  k1 + k 2  t
 0 0 0
+ Xác định k1 và k 2 : 
  C  = k1
D k2

3. Phản ứng nối tiếp
− Định nghĩa: Phản ứng nối tiếp là phản ứng tạo sản phẩm cuối không phải trực tiếp từ chất tham gia
phản ứng đầu mà phải qua các giai đoạn tạo ra một số sản phẩm trung gian không bền.
− Khảo sát mô hình đơn giản như sau:
A  k1
 B  k2
 C
t = 0:  A 0 0 0
+ Theo điều kiện cân bằng vật chất, ở mỗi thời điểm ta luôn có hệ thức:  A 0 =  A  +  B + C


 A  =  A 0 .e
 k1t

 k1
+ Phương trình động học:  B =  A 0 (e k1t  e k2 t )
 k 2  k 1
  k e  k1t k1e  k 2 t 
 C  =  A  1  2 + 
  k 2  k1 k 2  k1 
0

+ Khảo sát sự biến thiên nồng độ các chất đầu A, chất trung gian B và sản phẩm cuối C, ta được:
k 
k2
ln  1 
 k2  k1  k 2 k
 Bmax   A0   với t max =  2
 k1  k1  k 2
VII. Quy tắc thực nghiệm Van’t Hoff
− Bằng thực nghiệm, khi tăng nhiệt độ lên 10 o thì vận tốc phản ứng tăng lên 2 đến 4 lần.
T2  T1
v2 k
− Biểu thức: = 2 =γ 10
v1 k1

Trang 4
VIII. Phương trình Arrhenius
Ea

− Biểu thức: k = A.e RT
(với E a là năng lượng hoạt hóa của phản ứng và A là thừa số tần số, thể hiện
xác suất va chạm hữu hiệu của các phân tử tham gia phản ứng).
− Ở nhiệt độ T1 và T2 bất kỳ, tương ứng với hằng số k1 và k 2 , ta có biểu thức như sau:
k2 E  1 1
ln = a   
k1 R  T2 T1 
IX. Xúc tác
1. Định nghĩa
− Chất xúc tác là chất tham gia vào một giai đoạn của phản ứng và làm thay đổi vận tốc của phản ứng
nhưng sau đó lại được phục hồi và tách ra khỏi sản phẩm của phản ứng mà không bị biến đổi cả về tính
chất hóa học cũng như về lượng.
− Chất xúc tác làm tăng vận tốc của phản ứng thường gọi là chất xúc tác dương hay gọi chung chất
xúc tác. Các chất làm giảm vận tốc của phản ứng gọi chất xúc tác âm hay là chất ức chế.
2. Phân loại
− Xúc tác đồng thể: Chất xúc tác có cùng pha với các chất tham gia phản ứng như axit, bazơ, muối
của các kim loại chuyển tiếp,...
− Xúc tác dị thể: Chất xúc tác khác pha với các chất tham gia phản ứng, chất xúc tác dị thể như kim
loại chuyển tiếp, zeolite, oxit,...
− Xúc tác men: Tác nhân gây xúc tác là những vi sinh vật, người ta gọi nó là enzym.
3. Tính chất
− Làm thay đổi năng lượng hoạt hóa của phản ứng, không làm thay đổi nhiệt động.
− Chỉ làm tăng vận tốc của phản ứng có ∆G < 0.
− Không làm thay đổi cân bằng của phản ứng nhưng làm cho cân bằng đạt được nhanh hơn.
− Có tính chọn lọc, giúp phản ứng tạo sản phẩm mong muốn.

X. Nguyên lý trạng thái dừng


− Nguyên lý trạng thái dừng hay còn gọi là phương pháp phóng định trạng thái dừng để thiết lập biểu
thức vận tốc phản ứng hay còn được gọi là nguyên lý nồng độ ổn định.
− Nguyên lý trạng thái dừng là một công trình của Bodeinstein khi ông tiến hành khảo sát phản ứng:
H 2 (k) + Br2 (k) 
 2HBr (k) . Nguyên lý này được dựa trên tính kém bền của các tiểu phân trung gian
trong các phản ứng được tiến hành theo cơ chế dây chuyền và nó được ứng dụng trong trường hợp có

Trang 5
sự tồn tại của các tiểu phân trung gian trong cơ chế phản ứng với một lượng rất bé tức là nồng độ của
nó không đáng kể so với chất ta quan tâm nên có thể bỏ qua được.
− Chúng ta có thể xem tốc độ tạo thành các tiểu phân trung gian này gần như bằng không.
d X
=0
dt
− Đây được xem là phương pháp gần đúng để xử lý những bài toán động học phức tạp.
− Lưu ý:
d
+ là vi phân, X là tiểu phân trung gian.
dt
d
+ Dấu cộng trước chỉ sự sinh ra của một chất hay một tiểu phân trung gian.
dt
d
+ Dấu trừ trước chỉ sự mất đi hoặc tiêu thụ của một chất hay một tiểu phân trung gian.
dt
+ Giai đoạn xảy ra chậm thường là giai đoạn tốc định (giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng).

-------------------HẾT-------------------

Trang 6
BÀI TẬP
1
Bài 1: Khảo sát phản ứng bậc nhất sau: N 2 O5 
 N2O4 + O 2 . Biết k = 0,002 phút 1 , sau 2 giờ
2
có bao nhiêu phần trăm lượng N2O5 bị phân hủy?
Bài 2: Khảo sát phản ứng bậc nhất với sự phân hủy H2O2 . Người ta dùng KMnO4 để chuẩn độ cùng
thể tích H2O2 ở các thời điểm khác nhau thì thu được kết quả như sau:
t (phút) 0 10 20 30
VKMnO 4 (mL) 21,6 12,4 7,2 4,1
Xác định hằng số tốc độ của phản ứng trên.
Bài 3: Đimetyl ete phân hủy theo phản ứng sau: (CH 3 ) 2 O (k) 
 CH 4 (k) + CO(k) + H 2 (k) . Biết phản
ứng trên là phản ứng bậc nhất. Ở 25o C , khi áp suất ban đầu của ete là 0,395 atm thì sau 10 giây, áp suất
của hỗn hợp là 0,4050 atm. Tính thời gian cần thiết để áp suất hỗn hợp tăng lên gấp đôi so với ban đầu.
Bài 4: Khảo sát phản ứng bậc hai thu được kết quả thực nghiệm theo bảng sau:
t (phút) 5 10 15 20 25
[A] (mol/L) 0,11 0,073 0,0525 0,042 0,035
Viết phương trình động học tính giá trị k của phản ứng trên.
Bài 5: Khảo sát phản ứng thủy phân etyl axetat ở 15,8o C trong dung dịch natri hiđroxit. Biết nồng độ
đầu của natri hiđroxit và etyl axetat lần lượt là 0,02578 mol/L và 0,01211 mol/L. Thực nghiệm xác định
lượng este và natri hiđroxit đã phản ứng (x mol/L) theo thời gian t như sau:
t (s) 224 377 629 816
x (mol/L) 0,00322 0,00477 0,00657 0,00757
Biết phản ứng thủy phân etyl axetat trong môi trường kiềm là phản ứng bậc hai, hãy xác định hằng số
tốc độ của phản ứng trên.
Bài 6: Xét sự thủy phân của este metyl axetat ở 25o C trong các môi trường sau:
− Trường hợp 1: Trong môi trường kiềm, khi tăng nồng độ kiềm lên gấp đôi thì tốc độ phản ứng tăng lên
hai lần. Tốc độ phản ứng này cũng tăng lên gấp đôi khi tăng nồng độ của este lên hai lần.
− Trường hợp 2: Phản ứng thủy phân được thực hiện trong môi trường đệm pH = 7,5.
− Trường hợp 3: Người ta tiến hành phản ứng thủy phân trong môi trường axit HCl 0,05M dư. Động học
của phản ứng được nghiên cứu bằng cách chuẩn độ 25,00 mL hỗn hợp phản ứng bằng dung dịch NaOH ở
từng thời điểm t với kết quả như sau:
t (phút) 0 21 75 119 ∞
VNaOH (cm 3 ) 24,4 25,8 29,3 31,7 47,2
a) Hãy viết phương trình động học của phản ứng và cho biết bậc của phản ứng trong từng trường hợp.
b) Trong trường hợp 1, nếu cho 0,01 mol xút và 0,01 mol este vào 1 lít nước (xem thể tích dung dịch thay
đổi không đáng kể), sau 200 phút thì có 60% lượng este bị phân hủy. Tính hằng số tốc độ k1 của phản ứng.
Bài 7: Xét một phản ứng giả định: A + B + 2C   2D + 3E . Thực nghiệm cho biết, biểu thức tốc
d A
= k  A  B . Một thí nghiệm đã được thực hiện, trong đó
2
độ của phản ứng trên có dạng: v = 
dt
 A 0 = 1,0.10−2 (M),  B0 = 3,0 (M),  C0 = 2,0 (M). Phản ứng được bắt đầu và sau 8 giây thỉ nổng độ
của A là 3,8.10−3 (M).

Trang 7
a) Tính giá trị k của phản ứng này.
b) Tính nồng độ của A và C sau 13 giây.
k
Bài 8: Khảo sát phản ứng: A   B . Cho biết k = 300 s 1 và k 1 = 100 s 1 . Ở thời điểm t = 0, chỉ
k 1

có chất A mà không có chất B. Hỏi trong bao lâu thì một nửa chất A chuyển hóa thành chất B?
Bài 9: Cho phản ứng thuận nghịch bậc 1 − 1 giữa A và B như sau:

k
A (dd)  B (dd) có k1 = 0,4 s−1 và hằng số cân bằng K = 8.
1

k 1

Ban đầu nồng độ của B = 0. Xác định thời gian phản ứng để nồng độ B bằng nồng độ A.
Bài 10: Phản ứng song song tiến hành theo sơ đồ sau: B  k1
 A  k2
 C . Biết rằng, trong hỗn hợp
các sản phẩm có 35% chất B, nồng độ chất A giảm đi một nửa sau 410 giây. Xác định giá trị k1 và k 2 .
Bài 11: Tiến hành khảo sát phản ứng nối tiếp theo sơ đồ sau: A  k1
 B k2
 C . Nồng độ chất B
đạt cực đại sau 103 giây, còn nồng độ chất A giảm đi một nửa sau 160 giây. Xác định giá trị k1 và k 2 .
Bài 12: Trong quá trình thủy phân nitrat metyl trong dung dịch nước, người ta thu được kết quả như
sau:
Thời giản phản ứng (phút) 250 500 750
Lượng nitrat metyl bị phân thủy (%) 16,60% 30,34% 41,75%
Xác định hằng số tốc độ của phản ứng trên.
Bài 13: Axeton bị phân hủy theo phương trình sau: CH 3COCH 3   C 2 H 4 + CO + H 2 . Theo thời
gian phản ứng, áp suất chung của hệ đo được như sau:
t (phút) 0 6,5 13 19,9
P (mmHg) 312 408 488 562
Xác định bậc và tính hằng số tốc độ của phản ứng trên.
Bài 14: Cho cơ chế phản ứng như sau:

k1
(1) A 2   2A
k 1

(2) A + B  k2
 P
Biết cân bằng (1) được thiết lập rất nhanh so với cân bằng (2). Chứng minh rằng biểu thức định luật tốc
d P 1
độ phản ứng trên có dạng: r = = k  A 2  2  B .
dt
1
Bài 15: Phản ứng phân hủy NO 2Cl   NO 2 + Cl2 xảy ra theo cơ chế sau đây:
2

(1) NO 2 Cl  NO 2 + Cl
k1

(2) NO 2 Cl + Cl 
k2
 NO 2 + Cl2
Áp dụng nguyên lý nồng độ dừng của Bodeinstein đối với tiểu phân Cl , hãy thiết lập phương trình tốc
độ phân hủy NO 2Cl .
Bài 16: Các quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể động vật có thể sản sinh ra các chất độc hại, thí dụ
như O 2  . Nhờ tác dụng xúc tác của một số enzim (E) mà các chất này bị phá hủy theo phản ứng sau đây:
2O 2  + 2H + 
E
 O 2 + H 2 O 2 (I)

Trang 8
Người ta đã nghiên cứu phản ứng (I) ở 25 o C với xúc tác E là supeoxiđeđimutazơ (SOD). Các thí nghiệm
được tiến hành trong dung dịch đệm có pH = 9,1. Nồng độ đầu của SOD ở mỗi thí nghiệm đều bằng 0,40.10−6
mol.L−1. Tốc độ đầu vo của phản ứng ở những nồng độ đầu khác nhau của O 2  được ghi ở bảng dưới đây:

 
Co O2  mol.L1 7,69.106 3,33.105 2,00.104
v  mol.L
o
1
.s 1  3,85.103 1,67.102 0,100

a) Thiết lập phương trình động học của phản ứng (I) ở điều kiện thí nghiệm đã cho.
b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng.
c) Hãy cho biết cơ chế sau đây có phù hợp với phương trình động học tìm được không?
E + O 2  
k1
 E  + O2 (1)
E  + O 2  
k2
 E + O 22 (2)
2H + + O 2 2  
k3
 H 2O2 (3)
Biết rằng E  là phần tử trung gian hoạt động.
Bài 17: Việc nghiên cứu động học phản ứng cung cấp những thông tin thiết yếu về tiến trình của các
phản ứng hóa học. Bài tập này xét đến sự tạo thành NO và phản ứng của nó với oxi. Sự tạo thành NO
diễn ra theo phương trình:
2NOCl(k) 
 2NO(k) + Cl2 (k)
a) Cho biết hằng số tốc độ ở 300K và 400K lần lượt là 2,6.108 L.mol 1.s 1 và 4,9.104 L.mol 1.s 1 .
Sử dụng phương trình Arrhenius để tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
b) Phản ứng của NO với oxi diễn ra như sau:
2NO(k) + O2 (k) 
 2NO 2 (k)
Cơ chế đề xuất của phản ứng được cho dưới đây:
(1) NO(k) + O2 (k) 
 NO3 (k) (cân bằng nhanh)
(2) NO3 (k) + NO(k) 
 2NO 2 (k) (giai đoạn tốc định)
Trên cơ sở cơ chế phản ứng này, hãy dẫn ra phương trình tốc độ phản ứng tạo thành NO2 .
Bài 18: Xét phản ứng chuyển hóa sau đây:

3−metylxiclobuten (3−MCB) penta−1,3−đien


a) Giải thích vì sao có sự chuyển hóa trên.
b) Đo tốc độ phản ứng ở 123,5o C tại áp suất đầu khác nhau của 3−MCB thu được kết quả như sau:
P0 (3 MCB) (kPa) 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5
v 0 .107 (mol.L1.s 1 ) 0,211 0,422 0,633 0,844 1,055
Chứng minh rằng phản ứng trên là phản ứng bậc một và tính hằng số tốc độ của phản ứng.
c) Người ta thấy rằng, hằng số tốc độ của phản ứng trên ở 143,5o C là 9,52.10 4 s 1 . Hãy xác định
năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Trang 9
Bài 19: Cho phản ứng A + B   C + D (*) diễn ra trong dung dịch ở 25o C . Đo nồng độ A trong hai
dung dịch ở các thời điểm t khác nhau, thu được kết quả như sau:
Dung dịch I:  A 0 = 1,27.102 mol.L1 và  B0 = 0,26 mol.L1 .
t (giây) 1000 3000 10000 20000 40000 100000
 A (mol.L1 ) 0,0122 0,0113 0,0089 0,0069 0,0047 0,0024
Dung dịch II:  A 0 = 2,71.102 mol.L1 và  B0 = 0,495 mol.L1 .
t (giây) 2000 10000 20000 30000 50000 100000
 A (mol.L 1
) 0,0230 0,0143 0,0097 0,0074 0,0050 0,0027
a) Tính tốc độ của phản ứng (*) khi  A  = 3,62.102 mol.L1 và  B0 = 0,495 mol.L1 .
b) Sau thời gian bao lâu thì nồng độ chất A giảm đi một nửa?
Bài 20: Cơ chế Michaelis − Menten là một trong các cơ chế của phản ứng được xúc tác bởi enzyme E,
cơ chế Michaelis − Menten được biểu diễn như sau:
E + S 
k1
  ES 
k2
 E + P
k 1

Dựa trên cơ chế này, biểu thức tốc độ của cơ chất S được xúc tác bởi enzyme E được xác lập như sau:
k 2  E 0 S k + k2
v= với K M = 1
K M + S k1
Trong đó,  E 0 là nồng độ đầu của enzyme, K M là hằng số Michaelis.
a) Trong các tế bào sinh học, sự thủy phân của adenosine triphosphate (ATP) được xúc tác bởi enzyme
ATPase giải phóng năng lượng giúp cơ thể thực hiện vận động, hoạt động não bộ và tổng hợp protein,...
Trong một thí nghiệm thủy phân ATP (kí hiệu là S) ở 20o C với xúc tác là enzyme ATPase (kí hiệu là
E), tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ cơ chất S được đưa ra trong bảng sau:
[S] (mol.L−1) 0,0035 0,0102 0,0240 0,0450 0,0740
−1 −1
v (mol.L .s ) 0,0113 0,0214 0,0293 0,0336 0,0359
Xác định hằng số Michaelis K M của phản ứng thủy phân ATP.
b) Enzyme có hoạt tính xúc tác rất cao nhưng thường bị ức chế bởi một số chất, các chất này được kí
hiệu chung là I. Giả thiết cơ chế của phản ứng thủy phân ATP khi có mặt I như sau:

k1
(1) E + S   ES
k 1

(2) ES  E + P
k2


 EI
(3) E + I  hằng số K =
1
với K I =
 E  I

KI  EI 
Dựa vào cơ chế đã cho với giả thiết bước (2) là bước quyết định tốc độ của phản ứng, chứng minh
biểu thức tính tốc độ phản ứng thủy phân ATP được xúc tác bởi ATPase khi có mặt I là:
d  P k 2  E 0 S
v= =
dt   I 
K M  1+  + S
 KI 

Trang 10
Bài 21: Phân hủy clo benzenđiazoni ở 50o C theo phản ứng: C6 H 5 N 2 Cl 
 C 6 H 5 Cl + N 2 . Phản ứng
xảy ra với nồng độ đầu bằng 10 g/L. Kết quả theo dõi lượng N 2 thoát ra theo thời gian thu được như
bảng sau:
t (phút) 6 9 12 14 18 22 24 26 30 ∞
3
VN2 (cm ) 19,3 26 32,6 36 41,3 45 46,5 48,4 50,4 58,3
Xác định bậc, hằng số tốc độ và chu kỳ bán hủy của phản ứng trên.
Bài 22: Giáo sư Molina ở viện công nghệ Massachusetts đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 1995 vì công
trình nghiên cứu khí quyển. Một phản ứng mà ông nghiên cứu chi tiết là phản ứng xảy ra trong mưa axit
đã tạo ra H2SO4 trong khí quyển. Ông đề nghị hai phản ứng tỉ lượng có thể có:
Phương án A: H2O + SO3   H2SO4
Phương án B: 2H2O + SO3   H2SO4 + H2O
Phương án A được hiểu như là cơ chế trực tiếp một giai đoạn, trong khi đó phương án B được hiểu như
tiến hành theo quá trình hai giai đoạn dưới đây:

k1
(1) SO3 + 2H2O   SO3.2H2O (nhanh)
k 1

(2) SO3.2H2O  k2
 H2SO4 + H2O (chậm)
Biết rằng, SO3.2H2O là một phức bền nhờ liên kết hiđro và k 2 << k1 hay k 1 .
a) Dự đoán bậc phản ứng cho các phương án A và B.
b) Áp dụng nguyên lý trạng thái dừng, hãy đưa ra một định luật về tốc độ phản ứng và từ đó tính bậc
phản ứng của cơ chế hai giai đoạn cho phương án B.
c) Các phương pháp hóa học lượng tử gần đây chỉ ra rằng năng lượng hoạt hóa của phản ứng cho cả
hai phương án là: E A = +83,6 kJ.mol 1 và E B =  20 kJ.mol 1 . Hãy cho biết biểu thức Arrhenius cho
mỗi phương án và dự đoán sự phụ thuộc nhiệt độ của hằng số tốc độ của mỗi phương án.
d) Hướng đề nghị nào chiếm ưu thế trong thường tầng khí quyển (T = 175K), khi dựa trên năng lượng
hoạt hóa cho ở ý c) và kiến thức đã có về phương trình Arrhenius?
Bài 23: BP (bo photphua) là một chất dễ tạo thành một lớp vỏ bền bọc bên ngoài chất cần bảo vệ. Chính
vì tính chất này nó là một chất chống ăn mòn rất có giá trị. Nó được điều chế bằng cách cho bo tribromua
phản ứng với photpho tribromua trong khí quyển hiđro ở nhiệt độ cao ( > 750o C ).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
Tốc độ hình thành BP phụ thuộc vào nồng độ của các chất ở 800o C và 880o C cho ở bảng sau đây:
 BBr3  (mol.L1 )  PBr3  (mol.L1 )  H 2  (mol.L1 ) v (mol.s 1 )
2, 25.106 9, 00.106 0,070 4, 60.10 8
4,50.106 9, 00.106 0,070 9, 20.108
9, 00.106 9, 00.106 0,070 18, 4.108
2, 25.106 2, 25.106 0,070 1,15.10 8
2, 25.106 4,50.106 0,070 2,30.108
2, 25.106 9, 00.106 0,035 4, 60.10 8
2, 25.106 9, 00.106 0,070 19, 6.108 ( 880o C )
b) Xác định bậc phản ứng hình thành BP và viết biểu thức tốc độ phản ứng.
Trang 11
c) Tính hằng số tốc độ ở 800o C và 880o C .
d) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
Bài 24: Đinitơ pentaoxit phân hủy thành nitơ oxit và oxi theo phương trình dưới đây:
2N2O5   4NO2 + O2 (*)
a) Vẽ cấu tạo và quy gán độ dài liên kết N−O trong phân tử N2O5. Biết độ dài liên kết N−O (Å) của
phân tử N2O5 là 1,50 và 1,19.
b) Phản ứng phân hủy của đinitơ pentaoxit diễn ra theo cơ chế sau đây:

k1
(1) N2O5   NO2 + NO3
k 1

(2) NO2 + NO3  k2


 NO2 + O2 + H2O
(3) NO + N2O5  3NO2
k3

Sử dụng nguyên lý trạng thái dừng đối với NO và NO3, hãy viết biểu thức tốc độ và bậc của phản ứng
phân hủy đinitơ pentaoxit.
c) Năng lượng hoạt hóa của phản ứng (*) ở 300K là E a = 103 kJ. Bằng tính toán, hãy cho biết ở nhiệt
độ nào thì hằng số tốc độ tăng gấp đôi. Biết rằng, nồng độ ban đầu của các chất là như nhau và năng
lượng hoạt hóa không thay đổi trong suốt bài toán.
Bài 25: Ion peroxođisunfat là tác nhân oxi hóa mạnh nhất được biết mặc dù phản ứng của nó xảy ra rất
chậm. Nó có thể oxi hóa tất cả các ion halogenua (trừ ion florua) để tạo thành halogen phân tử. Tốc độ
đầu (v0) của phản ứng tạo thành iot phụ thuộc vào nồng độ đầu của phản ứng sau ở 25o C :
S2 O8 2  + 2I  
 2SO 4 2  + I 2 (*)
Bằng thực nghiệm, ta thu được bảng như sau:
S2 O8 2  (mol.L1 )  I   (mol.L1 ) v0 (10 8 .mol.L1.s 1 )
0,0001 0,010 1,1
0,0002 0,010 2,2
0,0002 0,005 1,1
a) Viết công thức của ion peroxođisunfat và xác định trạng thái oxi hóa của tất cả các nguyên tố.
b) Viết biểu thức tốc độ và tính hằng số tốc độ của phản ứng (*).
c) Xác định bậc toàn phần và bậc riêng phần của từng ion trong phản ứng (*).
d) Biết rằng năng lượng hoạt hóa của phản ứng (*) là 42 kJ.mol 1 . Hãy xác định nhiệt độ mà ở đó
hằng số tốc độ tăng gấp 10 lần.

 2Fe(CN)6 4 + I 2 (*).
Bài 26: Để nghiên cứu động học của phản ứng sau: 2Fe(CN)63 + 2I  

Người ta đo tốc độ đầu của sự hình thành iot ở 4 hỗn hợp dưới đây. Biết rằng các hỗn hợp ban đầu không
chứa iot.
 Fe(CN) 63   I    Fe(CN) 6 4  v0
(mol.L1 ) (mol.L1 ) (mol.L1 ) (mmol.L1.h 1 )
Thí nghiệm 1 1 1 1 1
Thí nghiệm 2 2 1 1 4
Thí nghiệm 3 1 2 2 2
Thí nghiệm 4 2 2 1 16
a) Trong trường hợp tổng quát, tốc độ phản ứng được biểu thị bởi phương trình sau:

Trang 12
v = k  Fe(CN)63   I   Fe(CN)6 4   I2 
a b c d

Xác định các giá trị a, b, c, d và tính hằng số tốc độ k của phản ứng (*).
b) Cơ chế sau đây được đề xuất cho phản ứng (*):

k1
(1) Fe(CN)63 + 2I   2Fe(CN)6 4 + I2 
k 1

3 
(2) Fe(CN)6 + I2  Fe(CN)6 4 + I 2
k2

Trong hai phản ứng trên, phản ứng nào diễn ra nhanh, phản ứng nào diễn ra chậm? Chứng minh rằng
cơ chế trên phù hợp với phương trình tốc độ tìm được ở ý a).
1
Bài 27: Đồ thị bên dưới biểu diễn sự thay đổi của (M 1 ) theo thời gian t (phút) ở 20o C và 40o C :
A

a) Viết phương trình tốc độ của phản ứng.


b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 20o C và 40o C .
c) Tính chu kỳ bán hủy của phản ứng ở 20o C .
d) Tính năng lượng hoạt hóa (kJ.mol 1 ) của phản ứng.
Bài 28: Một cơ chế phản ứng kiểu ion − phân tử trong quá trình tổng hợp amoniac ở vùng trong các đám
mây giữa các sao được cho dưới đây:
(1) N + + H 2 k1
 NH + + H
(2) NH + + H 2 
k2
 NH 2 + + H
(3) NH 2 + + H 2 
k3
 NH 3+ + H
(4) NH 3+ + H 2 
k4
 NH 4 + + H
(5) NH 4 + + e  
k5
 NH 3 + H
(6) NH 4 + + e  
k6
 NH 2 + 2H
a) Sử dụng nguyên lý nồng độ ổn định, hãy đề nghị một phương trình tính nồng độ các tiểu phân trung
gian NH + , NH 2 + , NH 3 + và NH 4 + phụ thuộc vào nồng độ của các chất phản ứng N + , H 2 và e . Xem
electron như một chất phản ứng bình thường.
b) Chứng minh rằng, biểu thức tốc độ tổng quát của sự hình thành amoniac có dạng như sau:

Trang 13
d  NH 3 
= K  N +   H 2 
dt
Với K là hằng số vận tốc của phản ứng bậc hai, viết biểu thức K phụ thuộc vào các hằng số tốc độ
phản ứng của các bước sơ cấp từ k1 đến k 6 .
Bài 29: Phản ứng 2NO(k) + 2H 2 (k) 
 N 2 (k) + 2H 2O(k) tuân theo quy luật động học thực nghiệm với
biểu thức vận tốc có dạng: v = k  NO   H 2  . Có hai cơ chế được đề xuất cho phản ứng này.
2

Cơ chế 1
(1) 2NO(k) 
 N 2O 2 (k) (nhanh)
(2) N 2O2 (k) + H 2 (k) 
 2HON (k) (nhanh)
(3) HON(k) + H 2 (k) 
 HN (k) + H 2 O(k) (chậm)
(4) HON(k) + HN (k) 
 N 2 (k) + H 2 O(k) (nhanh)
Cơ chế 2

 N 2 O 2 (k)
(1) 2NO(k) 
 (nhanh)

(2) N 2 O2 (k) + H 2 (k) 


 N 2O(k) + H 2 O(k) (chậm)
(3) N 2O(k) + H 2 (k) 
 N 2(k) + H 2O(k) (nhanh)
Cơ chế nào phù hợp với quy luật động học thực nghiệm? Tại sao?
Bài 30: Để phân hủy hiđro peoxit (H2O2) với chất xúc tác là ion iođua trong dung dịch có môi trường
trung tính, người ta trộn dung dịch H2O2 3% (chấp nhận tương đương với 30 gam H2O2 trong 1 lít dung
dịch) và dung dịch KI 0,1M với nước theo tỉ lệ khác nhau về thể tích để tiến hành thí nghiệm xác định
thể tích khí O2 thoát ra ở 298K, 1 atm theo bảng sau:
Thí nghiệm VH2O2 (mL) VKI (mL) VH 2O (mL) v O2 (mL/phút)
1 25 50 75 4,4
2 50 50 50 8,5
3 100 50 0 17,5
4 50 25 75 4,25
5 50 100 0 16,5
a) Xác định bậc phản ứng phân hủy đối với H2O2 và chất xúc tác I .
b) Viết phương trình hóa học và biểu thức tốc độ phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của H2O2 khi bắt đầu thí nghiệm 4 và sau 4 phút.
d) Cơ chế phản ứng được xem là một chuỗi hai phản ứng như sau:
(1) H 2 O 2 + I  
k1
 H 2 O + IO 
(2) H 2 O 2 + IO  
k2
 H 2O + I + O 2
Hãy cho biết hai phản ứng này xảy ra với tốc độ như nhau hay khác nhau? Phản ứng nào quyết định
tốc độ phản ứng giải phóng oxi ? Giải thích cho sự lựa chọn đó.

-------------------HẾT-------------------

Trang 14

You might also like