You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP

HÀ TĨNH THPT
NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)

Câu 1.
Khái quát những thành tựu về văn học, khoa học, kiến trúc và nghệ thuật của
Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX. Nêu những thành tựu có ý nghĩa đối với sự phát
triển của văn hóa dân tộc và cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
Câu 2
Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917, để đưa nước Nga thoát
khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị, V. I. Lê-nin và Đảng Bônsêvích Nga đã thực
hiện chính sách nào? Trình bày ý nghĩa của chính sách đó và liên hệ với Việt Nam.
Câu 3.
Hãy so sánh Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven và chính
sách của Quốc trưởng Đức quốc xã Hít-le (trong những năm 1933 - 1939) về mục
đích, nội dung và tính chất.
Câu 4:
Nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt tiến hành
cải cách, duy tân đất nước nhưng vì sao Nhật Bản thành công còn Việt Nam và
Trung Quốc thất bại?
Câu 5
Thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
từ thế kỉ XI đến nửa sau thế kỉ XIX đã để lại bài học kinh nghiệm lớn nhất là gì?
Tại sao lại khẳng định như vậy? Đảng và nhà nước ta đã vận dụng bài học ấy như
thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

----------------HẾT---------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu;
- Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:……………

1
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT
HÀ TĨNH NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: LỊCH SỬ - lớp 11
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
(Bản hướng dẫn gồm 5 trang)
1. Thí sinh trả lời theo cách riêng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng
dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định.
2. Tổng điểm toàn bài: 20 điểm
CÂU N/ỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1 Hãy khái quát những thành tựu về văn học, khoa học, kiến trúc và nghệ 2.5
thuật của Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX. Nêu những thành tựu có ý
nghĩa đối với sự phát triển của văn hóa dân tộc và cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển đảo hiện nay?
a. Thành tựu
- Văn học: văn học chữ Nôm ngày càng phong phú và hoàn thiện. Xuất hiện 0.25
những tác phẩm chữ Nôm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà
Huyện Thanh Quan...
- Khoa học: 0.5
+ Sử học :Quốc sử quán thành lập chuyên sưu tầm, lưu trữ sử sách cổ và biên
soạn các bộ sử chính thống. Nhiều nhà sử học biên soạn nhiều bộ sử lớn: Lịch
triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao
Lãng, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức …Triều Nguyễn cũng là
triều đại đầu tiên biên soạn hoàn chỉnh các bộ sử: Đại Nam thực lục, Đại Nam
nhất thống chí…
- Kiến trúc: Nhà Nguyễn đã đóng góp trong lịch sử Việt Nam một kho tàng 0.5
kiến trúc đồ sộ: thành quách và lăng tẩm, tiêu biểu là kiến trúc kinh đô Huế,
Hoàng thành, Ngọ Môn, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội,
Khuê Văn Các là công trình kiến trúc độc đáo...
- Nghệ thuật: Nghệ thuật vẽ tranh chân dung, tranh sơn mài trên gỗ. Nghệ 0.25
thuật diễn xướng, tuồng chèo, ca nhạc phong phú với những dấu ấn độc đáo
của mỗi địa phương.
b. Ý nghĩa
- Văn hóa: 0.5
+ Những bộ lịch sử được soạn đã phục hồi lại những bộ sử đã bị mất, cung
cấp một nguồn sử liệu quan trọng cho việc học tập và nghiên cứu lịch sử, văn
hóa hiện nay.
+ Nhà Nguyễn đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ cho lịch sử dân tộc, trong
đó có một số công trình văn hóa được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa
thế giới: Quần thể di tích cố đô, nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều
Nguyễn… Chưa có một thời kỳ lịch sử nào để lại cho dân tộc ba di sản văn
hoá được thế giới công nhận và tôn vinh.
- Những bản đồ được vẽ dưới thời Minh Mạng (Đại Nam nhất thống toàn đồ) 0.5

2
đã thể hiện tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất, bao gồm
cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông, đó chính là chứng cứ
lịch sử cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.
CÂU Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917, để đưa nước Nga 2.5
2 thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị, V. I. Lê-nin và Đảng
Bônsêvích Nga đã thực hiện chính sách nào? Trình bày ý nghĩa của chính
sách đó và liên hệ với Việt Nam.
a. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười năm 1917, để đưa nước Nga 0.5
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế – chính trị, V. I. Lê-nin và Đảng
Bônsêvích Nga đã thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)
b. Khái quát nội dung 0.25
c. Ý nghĩa
- Đối với nước Nga Xô viết.
+ Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà
nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng 0.25
vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước
+ Chính sách kinh tế mới đã khuyến khích người lao động, kích thích sản
xuất, nhanh chóng làm cho lực lượng sản xuất phát triển, giúp nhân dân Xô
0.5
viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế, đời sống nhân dân
được cải thiện rõ rệt.
+ Chính sách kinh tế mới đã củng cố khối liên minh công - nông, chỗ dựa của
chính quyền Xô viết. Trên cơ sở thắng lợi từng bước của Chính sách kinh tế
0.25
mới, các dân tộc đã liên minh với nhau để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên
cơ sở đó, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời.
- Đối với thế giới:
Chính sách kinh tế mới tạo cơ sở, chỗ dựa về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
0.25
cho các nước xã hội chủ nghĩa đang tiến hành cải cách, đổi mới (như Trung
Quốc, Việt Nam).
d. Liên hệ: 0.5
- Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam lâm vào một cuộc
khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng ở trong nước, các thế lực thù địch
tiếp tục cấm vận đối với nước ta. Trong bối cảnh đó, đổi mới đã trở nên tất
yếu cần thiết.
- Từ kinh nghiệm của nước Nga, năm 1986 Việt Nam tiến hành đổi mới
chuyển từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
Việt Nam đã chủ động hội nhập, đã mở cửa, kêu gọi sự đầu tư của bên
ngoài...
CÂU Hãy so sánh Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven và chính 3.5
3 sách của Quốc trưởng Đức quốc xã Hít-le (trong những năm 1933 - 1939)
về mục đích, nội dung và tính chất.
a. Mục đích
- Mỹ: Đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, giảm bớt mâu thuẫn, nâng 0.5
cao vai trò điều tiết của nhà nước và uy tín của Tổng thống, duy trì chế độ dân
chủ tư sản.
- Đức: Đưa nước Đức thoát khỏi khủng hoảng, thành lập nhà nước “đại 0.5
3
Đức”, nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hit-le, thiết lập nền độc tài khủng bố
công khai.
b. Nội dung
- Chính trị xã hội: 0.5
+ Mỹ: Tăng cường vai trò của nhà nước tư sản, giải quyết nạn thất nghiệp,
chế độ lương cho người già, trẻ em tàn tật
+ Đức: Hủy bỏ hiến pháp Vaima, Hít-le tự xưng là quốc trưởng suốt đời, đặt
cộng sản ra ngoài vòng pháp luật.
- Kinh tế: 0.5
+ Mỹ: Phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua đạo luật về ngân hàng, Đạo
luật phục hưng công nghiệp (quy định việc sản xuất công nghiệp theo những
hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ).
+ Đức: tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu
quân sự…
- Đối ngoại: 1.0
+ Mỹ: Cải thiện quan hệ với Mĩ la tinh; thiết lập mối quan hệ với Liên Xô,
trung lập với các cuộc xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.
+ Đức: Hít-le tuyên bố rút khỏi Hội quốc Liên. Năm 1936, Đức kí với Nhật
hiệp ước chống quốc tế cộng sản. Năm 1935, phát hành lệnh Tổng động viên
phát động chiến tranh xâm lược.
c. Tính chất 0.5
- Mỹ: dân chủ tư sản
- Đức: Chuyên chính độc tài phát xít.
CÂU Nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc lần lượt tiến 3.5
4 hành cải cách, duy tân đất nước nhưng vì sao Nhật Bản thành công còn
Việt Nam và Trung Quốc thất bại?
a. Khái quát trào lưu cải cách, duy tân ở 3 nước 0.5
- Cho đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản xác lập quyền thống trị của mình
và tiến hành xâm lược thuộc địa... các nước Á- Phi- Mỹ la tinh trước nguy cơ
bị biến thành thuộc địa-> cải cách, duy tân.
- Ở nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc đã lần lượt tiến
hành cải cách, duy tân...
b. Nguyên nhân 3.0
- Nhật Bản thành công vì:
+ Kinh tế Nhật bản phát triển theo hướng TBCN là cơ sở quan trọng thúc đẩy 0.75
công cuộc cải cách.
+ Đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Nhật Bản phân hóa, xuất hiện tầng lớp tư sản
và quý tộc mới – cơ sở xã hội cần thiết và quan trọng để tiến hành cải cách.
+ Chính phủ mới đứng đầu là Thiên Hoàng Minh Trị gồm những người trẻ
tuổi, năng động, có tư tưởng duy tân.
- Việt Nam thất bại vì:
+ Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ cố chấp, không chịu thay đổi, tầng lớp trí 0.5
thức Nho học ở Việt Nam lúc bấy giờ phần lớn mang tư tưởng bảo thủ …đây
là nguyên nhân cơ bản nhất.
+ Lực lượng canh tân chưa đủ mạnh để gây sức ép đối với triều đình với nhà 0.5
4
vua để buộc nhà vua, triều đình thực hiện canh tân đất nước; không có hậu
thuẫn từ quần chúng.
+ Sự kiểm soát chặt chẽ của thực dân Pháp. Triều đình Huế tiếp nhận và thực 0.25
hiện trào lưu cải cách đất nước trong bối cảnh Nam Bộ bị chiếm đóng dần,
các hiệp ước mà TĐH kí với Pháp ngày càng trói buộc nhà Nguyễn trong mối
quan hệ với Pháp.
+ Tiềm lực tài chính của TĐH lúc bấy giờ rất yếu. Đặc biệt sau ngày Nam Bộ 0.25
bị mất vào tay Pháp, tiềm lực kinh tế bị tiêu hao lớn, khó có thể đủ cung ứng
tài lực để triều đình thực hiện cải cách.
- Trung Quốc thất bại vì:
+ Phong trào Duy tân ở Trung Quốc thất bại do phái thủ cựu trong triều đình, 0.75
đứng đầu là Thái hậu Từ Hi rất mạnh. Lực lượng thủ cựu gồm hầu hết bọn
quan lại nhà Thanh, nắm hết quyền bính, quân đội.
+ Quang Tự tuy làm vua và ủng hộ duy tân nhưng chỉ hư vị, thực quyền đều
nằm trong tay Thái hậu Từ Hi.
+ Thiếu cơ sở kinh tế, xã hội để thực hiện duy tân.
CÂU Thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt 8.0
5 Nam từ thế kỉ XI đến nửa sau thế kỉ XIX đã để lại bài học kinh nghiệm
lớn nhất là gì? Tại sao lại khẳng định như vậy? Đảng và nhà nước ta đã
vận dụng bài học ấy như thế nào trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay?
a. Thành công và thất bại trong lịch sử giữ nước từ nửa sau thế kỉ X đến
nửa sau thế kỉ XVIII.
* Thành công: 1.25
- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981)
- Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)
- Các cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thời Trần (1258, 1285, 1287 -
1288)
- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
- Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỉ XVIII: kháng chiến chống Xiêm (1785),
kháng chiến chống Thanh (1789)
* Thất bại: cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ (1400- 0.5
1407), cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhà Nguyễn (1858-1884)
- Bài học lớn nhất là: Bài học về đoàn kết toàn dân 0.5
b. Giải thích
* Vì sao phải đoàn kết: Khắc phục hạn chế về sức mạnh quân sự so với kẻ 0.5
thù; phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc cho sự nghiệp kháng chiến, khởi
nghĩa...
* Những cuộc kháng chiến khởi nghĩa giành được thắng lợi có nhiều
nguyên nhân nhưng quyết định nhất là bộ chỉ huy các cuộc kháng chiến,
khởi nghĩa biết phát huy sức mạnh toàn dân để đánh giặc:
- Đoàn kết trong nội bộ vương triều, trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa: Sự 1.0
đồng tâm nhất trí để thực hiện chiến thuật“ tiên phát chế nhân” trong kháng
chiến chống Tống…Trong kháng chiến chống Mông - Nguyên đích thân vua
đem quân đi đánh giặc; hội nghị Bình Than (1282; từ bỏ mối hận dòng họ đưa
5
lợi ích dân tộc lên hết thảy... hình ảnh Lê Lai hi sinh mình để cứu chúa, sự
nhất trí cao của BCH cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khi quyết định thực hiện kế
Nam tiến của Nguyễn Chích…..
- Đoàn kết trong toàn thể nhân dân: Sức dân được huy động vào cuộc tập kích 1.0
trên đất Tống, vào việc xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt; nhân dân
đồng lòng thực hiện kế thanh dã, quyết tâm chống giặc trong hội nghị Diên
Hồng; khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An có hơn 5 nghìn thanh niên
gia nhập và vào Tân Bình có đến hơn 2 vạn thanh niên niên tham gia; khi QT
tuyển quân ở Nghệ An và Thanh hóa nhờ sự ủng hộ của nhân dân lực lương
đã tăng lên hơn 10 vạn người...
* Những cuộc kháng chiến, khởi nghĩa thất bại như….vì họ đánh mất
lòng dân, không huy động được sức dân để đánh giặc:
- Nhà Hồ: Nhà Hồ đơn thuần dựa vào lực lượng vũ trang tập trung, dốc chủ 0.5
lực ra chặn địch chứ chưa kết hợp được sức mạnh chiến đấu của toàn dân,
không tạo nên thế trận cả nước đánh giặc; quân đội nhà Hồ tinh thần chiến
đấu kém và thiếu sự đoàn kết nhất trí...
- Nhà Nguyễn: Không tổ chức được cả nước chống xâm lược, không quy tụ 0.25
được phong trào chống Pháp của nhân dân thậm chí còn can thiệp vào phong
trào nhân dân chống Pháp
+ Đà Nẵng: Ngày 1/9/1858 tấn công bán đảo Sơn Trà mở đầu cho quá trình
xâm lược Việt Nam. Triều đình cho xây thành lũy phòng tuyến tại Đà Nẵng,
tăng lực lượng phòng thủ kêu gọi nhân dân ứng nghĩa, chủ trương vườn
không nhà trống, bất hợp tác với giặc.
+ Miền Đông Nam Kỳ: Năm 1859 Pháp đánh chiếm Gia Định nhưng lâm vào 0.5
tình thế vô cùng khó khăn nhưng triều đình Nguyễn đã phòng ngự bị
động...Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ nhưng gặp phải khó
khăn lớn đó là tinh thần chiến đấu của nhân dân, Nhà Nguyễn đã không cùng
nhân dân chống Pháp mà lại cứu nguy cho Pháp bằng bản hiệp ước Nhâm
Tuất (5/6/1862) dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp.
+ Năm 1862- 1867: Triều đình - người đại diện cho dân tộc từ chỗ có những 0.5
hành động có hại cho phong trào kháng chiến như ra lệnh giải tán nghĩa quân
miền Đông, nghiêm cấm nhân dân miền Tây ủng hộ miền Đông kháng chiến
đã đi đến chỗ tìm cách ngăn trở phá hoại các cơ sở kháng chiến trong nhân
dân ... -> Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây.
+ Trong 2 lần Pháp đem quân đánh Bắc Kỳ, nhân dân vẫn chủ động kháng 0.5
chiến và giành thắng lợi trong 2 trận ở Cầu Giấy thì triều đình ra lệnh bãi
binh, kí hàng ước ... nước ta hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp.
c. Sự vận dụng bài học đoàn kết của Đảng và nhà nước ta
HS có thể nêu bằng nhiều cách và có lập luận khác nhau nhưng cần giải
quyết theo hướng sau:
- Đảng và nhà nước tăng cường củng cố khối đoàn kết trong nội bộ Đảng, nhà 0.25
nước...
- Xây dựng sức mạnh đoàn kết toàn dân dựa trên những chính sách hợp lòng 0.5
dân, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thân của nhân dân gắn liền với lợi ích
quốc gia dân tộc…
- Cần đoàn kết với kiều bào người Việt Nam ở nước ngoài và thực hiện đoàn 0.25
6
kết quốc tế....

You might also like